Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 23 Dec 2024 14:55:04 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Bệnh ngoài da ở trẻ https://meyeucon.org/17909/benh-ngoai-da-o-tre/ https://meyeucon.org/17909/benh-ngoai-da-o-tre/#comments Fri, 15 Jul 2011 12:50:48 +0000 https://meyeucon.org/?p=17909 Da trẻ em rất mềm và nhạy cảm, vì vậy những vết tấy đỏ hoặc sưng trên da của trẻ sẽ khiến cho bố mẹ lo lắng vì không biết đó là nhiễm trùng, dị ứng hay vì thời tiết quá nóng gây ra, cách chữa trị thế nào…

Bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây để nhận biết một số bệnh trẻ thường gặp nhất. Tuy nhiên, cần nhớ là phải luôn đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn cách điều trị chính xác.

1. Bệnh ecpet mảng tròn

Côn trùng không là thủ phạm gây ra những vòng trên da này. Nguyên nhân có thể da bị nhiễm trùng do một loại nấm sống trên lớp da chết, tóc và mô móng tay. Lúc đầu, mảng da này đỏ, tróc vẩy hoặc phồng lên, sau đó phát triển thành những vòng tròn đỏ ngứa với những đường viền bỏng giộp xung quanh. Các vòng tròn này có thể lây qua việc tiếp xúc da hay dùng chung vật dụng như khăn, dụng cụ thể thao với người bệnh. Tuy nhiên, hầu hết chúng đều có thể trị lành với những loại kem chống nấm.

2. Hội chứng má đỏ

Là bệnh lây nhiễm nhưng nhẹ và có thể lành sau 1 vài tuần. Ban đầu, bệnh có những triệu chứng như cúm, sau đó xuất hiện những nốt đỏ trên mặt và cơ thể. Bệnh thường lây khi ho hoặc ngáy, thời điểm dễ lây nhất là 1 tuần trước khi những vết đỏ này xuất hiện. Có thể điều trị bằng cách nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu, sử dụng thuốc giảm đau (không dùng aspirin cho trẻ dưới 16 tuổi). Tuy nhiên, cần quan sát các dấu hiệu khác có thể chỉ ra những bệnh nặng hơn.

3. Bệnh thủy đậu

Đây là loại bệnh rất dễ lây với biểu hiện là những vết đỏ ngứa bỏng giộp trên khắp cơ thể. Bệnh thường không gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở trẻ. Đặc biệt, nếu đã bị 1 lần thì thường sẽ không bị nữa. Hầu hết trẻ chỉ cần điều trị ở nhà như nghỉ ngơi, uống thuốc để giảm ngứa, sốt hay những triệu chứng khác như bệnh cúm.

4. Bệnh chóc lở

Cũng là bệnh lây nhiễm làm xuất hiện những vết bỏng giộp đỏ và gây đau nhức. Chúng có thể vỡ, rỉ nước và tạo thành một lớp vỏ có màu nâu vàng. Bệnh làm trẻ đau khắp nơi trên cơ thể nhưng thường xuất hiện xung quanh miệng và mũi. Đường lây của bệnh chủ yếu qua việc tiếp xúc gần hoặc dùng chung đồ như khăn, đồ chơi. Việc trẻ gãi sẽ làm lây sang những phần khác trên cơ thể. Một số chất kháng sinh dạng thoa có thể chữa được bệnh này nhưng cũng cần uống một số kháng sinh dạng viên.

5. Mụn cóc

Nguyên nhân gây bệnh là do tiếp xúc với virut papilloma, một loại virut lây nhiễm ở người. Những mụn trên có thể lây từ người qua người khi dùng chung đồ dùng của người bệnh. Phòng chống lây nhiễm bằng cách đừng bóc chúng ra hay che lại bằng băng dán, hãy luôn giữ khô ráo. Trong hầu hết các trường hợp chúng vô hại, không đau và có thể tự biến mất. Nếu chúng vẫn còn thì bác sĩ sẽ điều trị bằng phương pháp phẫu thuật laser hay dùng chất hóa học.

6. Chứng nổi rôm

Đó là hậu quả của việc tắc ống dẫn mồ hôi. Những nốt nóng gây cảm giác kim châm này giống như những đồng tiền nhỏ màu đỏ hoặc hồng. Chúng xuất hiện trên đầu, cổ hoặc vai của trẻ, thường là do bố mẹ cho trẻ mặc quá ấm và cũng có thể xảy ra với trẻ khi thời tiết quá nóng. Nên cho bé mặc nhẹ, thoáng dù bàn tay hay ngón chân của chúng có vẻ lạnh- một tình trạng không đáng ngại.

7. Viêm da do tiếp xúc

Đó là phản ứng dị ứng do tiếp xúc với thực phẩm, xà phòng hay dầu của một số cây có độc… Những vết đỏ sẽ nổi lên trong vòng 48 tiếng sau khi tiếp xúc. Nếu nhẹ sẽ gây đỏ da hoặc những vết sưng đỏ nhỏ; nặng có thể gây phồng da, bỏng giộp lớn trên da. Bệnh thường có thể tự biến mất khi không còn tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Vì vậy, bạn nên giữ con tránh xa loại cây sơn độc.

8. Tay chân miệng

Đây là bệnh thường xuất hiện vào mùa hè và mùa thu, bắt đầu với biểu hiện sốt. Sau đó, bé sẽ thấy đau miệng, xuất hiện những vết đỏ (nhưng không ngứa), phồng da ở bàn tay, bàn chân, có khi ở mông hoặc ở chân.

Bệnh thường lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với đồ vật của người bệnh. Do đó, nên rửa tay thường xuyên khi tiếp xúc với bệnh này. Cách điều trị tại nhà là dùng ibuprofen hoặc paracetamol, không dùng aspirin với trẻ dưới 16 tuổi và nên uống nước, ăn nhiều thức ăn lỏng, dinh dưỡng, dễ tiêu, lỏng.

9. Chàm bội nhiễm

Bệnh kinh niên gây ra khô da, ngứa và nhiều vết đỏ. Khi đã lớn hơn, một số trẻ có biểu hiện nhẹ đi nhưng cũng có trẻ bị nặng hơn. Ở các trường hợp nặng, những nốt đỏ không lây nhiễm có thể bị nhiễm trùng. Nguyên nhân gây bệnh là do không vệ sinh sạch sẽ, tuy nhiên bệnh cũng có thể do dị ứng của bản thân, suyễn và hệ thống miễn nhiễm quá nhạy.

10. Mề đay

Bệnh thường xuất hiện với những lớp da đỏ, ngứa, nóng hoặc nhức. Những lớp đỏ này có ở khắp nơi trên cơ thể và kéo dài trong vài phút hoặc vài ngày. Bệnh có thể là dấu hiệu nghiêm trọng nếu kết hợp với việc khó thở. Bác sĩ có thể cho con bạn dùng thuốc như aspirin (không dùng cho trẻ dưới 16 tuổi), hay penicillin. Hãy hạn chế dùng những thực phẩm như trứng, quả hạch, sò ốc, gia vị thực phẩm. Thân nhiệt cao và nhiễm bệnh như đau cổ họng cũng có thể xuất hiện những vết đỏ này.

11. Bệnh tinh hồng nhiệt

Là bệnh nhiễm trùng cổ họng với lớp đỏ tấy. Triệu chứng là đau họng, sốt, đau đầu, đau bụng và tuyến cổ sưng phồng. Sau 1- 2 ngày, lớp da đỏ này có bề mặt như giấy nhám và sẽ nhạt dần sau 7 đến 14 ngày. Rửa tay sạch sẽ có thể giúp giảm được sự lây lan của bệnh. Nên gặp bác sĩ nếu con bạn bị bệnh này. Cách điều trị thường là dùng thuốc kháng sinh.

12. Bệnh ban đào

Là bệnh lây nhiễm nhẹ và thường có ở trẻ em từ 6 tháng – 2 tuổi, ít xuất hiện ở trẻ sau 4 tuổi. Bệnh có các triệu chứng như bệnh về hô hấp, sốt cao trong hơn 7 ngày. Sốt sẽ đột nhiên kết thúc và theo sau là những vết đỏ nhỏ hồng – cũng có thể hơi phồng lên 1 chút. Phụ huynh có thể dùng paracetamol để trị sốt và nhớ không dùng aspirin cho trẻ dưới 16 tuổi.

]]>
https://meyeucon.org/17909/benh-ngoai-da-o-tre/feed/ 3
Các bệnh ngoài da ở trẻ khi vào hè https://meyeucon.org/17067/cac-benh-ngoai-da-o-tre-khi-vao-he/ https://meyeucon.org/17067/cac-benh-ngoai-da-o-tre-khi-vao-he/#comments Sun, 15 May 2011 19:35:22 +0000 https://meyeucon.org/?p=17067 Mùa hè đang đến, ngoài các nguy cơ về bệnh dịch truyền nhiễm thì các bậc phụ huynh không thể bỏ qua các bệnh ngoài da rất thường gặp ở trẻ. Các bệnh này tuy không nguy hiểm, nhưng gây khó chịu cho trẻ và ít nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày chưa kể đến các nguy cơ viêm nhiễm nặng hơn.

Tắm cho bé thường xuyên để ngăn ngừa các bệnh ngoài da

Bệnh ngoài da trẻ em thường gặp

– Cháy nắng: trẻ chơi nắng, tắm nắng… quá lâu, da sẽ bị tia tử ngoại UV trong ánh sáng làm cháy nắng, “bỏng nắng”. Nhẹ thì chỉ bị đỏ da, đau rát khó chịu; nặng hơn da bị bỏng, phồng rộp và bong tróc…

– Rôm sảy: thông thường, những mụn hồng rôm sảy hay nổi trên vùng lưng, đầu, trán, ngực của trẻ, là những nơi da có nhiều nang tuyến mồ hôi. Vì bị ngứa trẻ phải gãi, cào nhiều khiến vùng da có rôm sảy có thể bị sây sát, nhiễm trùng gây chốc lở, nhọt mủ…

– Chốc, nhọt, đồng đanh: là những bệnh nhiễm khuẩn ngoài da có thể gặp ở mọi lứa tuổi song phổ biến nhất ở lứa tuổi mẫu giáo. Biểu hiện ban đầu của chốc là những dát đỏ sung huyết nhanh chóng tạo thành những bọng nước, sau đó vỡ ra đóng vảy. Nếu xảy ra ở da đầu, mủ làm dính các sợi tóc lại với nhau, gọi là chốc đầu. Còn nhọt là tình trạng viêm toàn bộ nang lông và tổ chức xung quanh gây nổi cục cứng, sưng, nóng, đỏ, đau, có thể gây sốt, viêm hạch kế cận…

– Hăm da, viêm da: có các triệu chứng đỏ da từ nhẹ đến đáng kể, làm ngứa cơ thể, sưng và nổi mụn nước. Trường hợp nhẹ là hăm da, hăm kẽ ở trẻ sơ sinh, nhưng trẻ em từ 2-10 tuổi có thể bị viêm da dị ứng thường gặp ở mặt gập của tay chân như cổ, cổ tay, cổ chân, nách, bẹn. Rối loạn này cải thiện dần theo tuổi.

Cách phòng ngừa

– Giữ cho trẻ mát bằng cách uống nhiều nước, mặc thoáng mát, không để trẻ chơi ngoài nắng nóng, khi ra nắng cần đội mũ rộng vành.

– Vệ sinh thân thể hằng ngày để da trẻ luôn sạch, thoáng mát, không thấm ẩm mồ hôi khiến mầm bệnh khó phát triển.

– Tắm cho trẻ hằng ngày, việc tắm rửa mùa hè có hai tác dụng: giải nhiệt, làm trẻ mát mẻ và quan trọng hơn là vệ sinh da, chống những bệnh ngoài da mùa hè nêu trên. Nhiều bậc phụ huynh thường dùng các thảo dược cổ truyền ngày xưa để lại, như nấu nước pha lá khổ qua, lá trầu, lá muồng trâu… để tắm trẻ.

Hiện nay các bậc phụ huynh có thể dùng các chế phẩm có chứa nhiều hoạt chất thiên nhiên chiết từ thảo dược như cao trầu không, cao hạt ngô, cao kim ngân hoa và đặc biệt có chứa alpha-terpineol chiết từ tinh dầu tràm hoang dại, tiện dụng và thích hợp với làn da mỏng manh, nhạy cảm của trẻ.

]]>
https://meyeucon.org/17067/cac-benh-ngoai-da-o-tre-khi-vao-he/feed/ 2
Có nên thường xuyên tắm cho trẻ bằng xà phòng? https://meyeucon.org/16930/co-nen-thuong-xuyen-tam-cho-tre-bang-xa-phong/ https://meyeucon.org/16930/co-nen-thuong-xuyen-tam-cho-tre-bang-xa-phong/#respond Sun, 01 May 2011 21:50:00 +0000 https://meyeucon.org/?p=16930 Xà phòng là chất tẩy rửa không thể thiếu trong mỗi gia đình, nhưng không hẳn là sản phẩm phù hợp với trẻ em. Nhiều cha mẹ trẻ nghĩ rằng, em bé sơ sinh nhà bạn cần được tắm rửa bằng xà phòng mỗi ngày. Tuy nhiên, thực tế điều này hoàn toàn sai lầm.

Vì sao bạn không nên tắm bằng xà phòng cho trẻ?

Thực tế, cha mẹ trẻ có thể tắm cho trẻ mỗi ngày một lần nhưng không nên tắm bằng xà phòng trừ khi chúng được ra ngoài chơi hoặc bị dính bùn đất. Nhưng trẻ sơ sinh lại thường rất ít được đi ra ngoài hoặc chơi bẩn nên bạn chỉ cần tắm 3 lần/ tuần. Và bạn chỉ nên tắm cho trẻ bằng xà phòng khi cần thiết.

Các chuyên gia chăm sóc trẻ em cũng cho rằng tắm cho trẻ bằng xà phòng sẽ khiến trẻ gặp nhiều các vấn đề về da và làm gia tăng nguy cơ bị eczema. Trong thực tế, nếu tắm bằng xà phòng thường xuyên, em bé nhà bạn có nguy cơ gặp các vấn đề về da nhạy cảm gấp 2 lần so với những em bé không tắm bằng xà phòng.

Lạm dụng xà phòng và các sản phẩm chăm sóc da khác khi tắm cho trẻ chính là những thủ phạm gây phiền hà cho làn da của bé. Bởi vì làn da của em bé mỏng hơn gấp 5 lần so với làn da của người lớn vì thế những hóa chất có trong xà phòng hoặc các sản phẩm chăm sóc da có thể làm da trẻ trở nên khô hơn và dễ gây kích ứng da bé. Do đó, bạn không nên dùng xà phòng để tắm cho một em bé.

Bên cạnh đó, còn một lý do khác nữa đó là trước khi em bé bắt đầu ăn thức ăn rắn, da của bé thực sự sẽ không tiết ra mồ hôi dầu với mùi mồ hôi giống như người lớn. Vì thế làn da của bé cũng không bị bẩn và sẽ không cần tắm nhiều cũng như sử dụng xà phòng khi tắm như người lớn.

Nên tắm cho trẻ thế nào?

Trừ khi con của bạn có một làn da nhạy cảm, còn ngược lại bạn không cần phải chi tiền để mua bất cứ chất tẩy rửa hoặc loại xà phòng nào để tắm cho con.

Đơn giản, bạn chỉ cần tắm rửa cho bé bằng nước ấm, vỗ nhẹ cho da khô, và thoa cho bé bằng một loại kem dưỡng ẩm tốt nhất. Nếu cần thiết, bạn chỉ cần thoa xà phòng cho bé chỉ ở những khu vực dễ bị đổ mồ hôi, chẳng hạn như dưới cánh tay và giữa hai chân. Và mỗi khi cho trẻ ra ngoài, bạn chắc chắn đảm bảo làn da của bé không bị cháy nắng.

]]>
https://meyeucon.org/16930/co-nen-thuong-xuyen-tam-cho-tre-bang-xa-phong/feed/ 0
Trời lạnh, phát ban đỏ, viêm da vào mùa https://meyeucon.org/15394/troi-lanh-phat-ban-do-viem-da-vao-mua/ https://meyeucon.org/15394/troi-lanh-phat-ban-do-viem-da-vao-mua/#respond Thu, 06 Jan 2011 11:52:21 +0000 https://meyeucon.org/?p=15394 Rét đậm liên tục trong những ngày qua đã làm gia tăng các bệnh da liễu. Tại Viện Da liễu T.Ư, số lượng người lớn và trẻ em nhập viện có xu hướng tăng.

Xếp hàng khám bệnh “ngứa”

Khoa khám bệnh, Viện Da liễu T.Ư, sáng nay 5.1, rất nhiều bệnh nhân xếp hàng co ro chờ đến lượt khám. Tại phòng khám số 7 của bác sĩ chuyên khoa Nguyễn Minh Hằng, số bệnh nhân đến khám mỗi lúc một đông.

Chị Bùi Thị Thu (Tân Yên, Bắc Giang) bị nổi mụn nước trên đầu các ngón tay, chân rồi tự vỡ, sau đó xuất hiện vảy sần sùi bong ra liên tục. Mấy ngày rét, mụn xuất hiện nhiều hơn, xuất tiết nhiều dịch viêm và xung quanh bị phù nề khiến chân tay ngứa ngáy liên tục.

Cứ đến mùa rét, tay chị Đinh Thúy lại trở nên khô ráp, sần sùi với những vảy da bong tróc thường xuyên. Điều trị nhiều nơi nhưng tình hình không mấy khả quan. Chị gặp rất nhiều trở ngại trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày như việc giặt giũ, động chạm chân tay vào việc nấu nướng.

Không chỉ người lớn, nhiều trẻ nhỏ cũng nhập viện trong tình trạng da ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ. Ngồi trùm kín từ đầu đến chân, vợ chồng chị Liên đang ôm con đợi đến lượt tái khám. Anh Thành- chồng chị cho hay, hai vợ chồng vượt trời rét mướt đưa con nhỏ 3 tháng tuổi đi chữa bệnh. Mới có vài ngày giá rét, anh chị phải chuyển cháu qua Viện Nhi T.Ư rồi chuyển qua Viện Da liễu Quốc gia. Trước đó, gia đình có tự bôi thuốc điều trị nhưng vết đỏ không giảm đi, xuất hiện thêm nhiều vết mới.

Theo BS Hằng, do ảnh hưởng thất thường của thời tiết, bệnh nhân chủ yếu bị một số triệu chứng phát ban đỏ, vẩy cá, á sừng đặc biệt xuất hiện nhiều bệnh nhân mắc tổ đỉa hay còn gọi là viêm da cơ địa… Bên cạnh đó các biểu hiện khô da, ngứa ngáy, nứt nẻ gót chân, khô môi, mề đay.. cũng là những trường hợp mắc phổ biến.

Hạn chế tiếp xúc hóa chất

Nhiệt độ lạnh khắc nghiệt làm da mất nước, các chất bảo vệ, bã mồ hôi giảm đi dẫn tới khô và nứt nẻ. Các bác sĩ khuyến cáo, những người có cơ địa da khô thì không nên tiếp xúc với các chất tẩy rửa, xà phòng, dầu gội. Nếu cần phải sử dụng găng tay, hạn chế tối đa việc da tiếp cận các chất có hại. Đồng thời, chú ý giữ gìn, chăm sóc da giữ ẩm cho da. Chế độ ăn uống cũng cần chú ý uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây.

BS Hằng cũng cho rằng, việc thức khuya gây căng thẳng thần kinh và chế độ ăn uống thất thường góp phần làm gia tăng các bệnh về da. Vì vậy, cần sắp xếp chế độ làm việc và ăn uống hợp lý, khoa học.

Đối với trẻ em bị viêm da, mẩn ngứa giai đoạn đầu thường không có biểu hiện quấy khóc nên cha mẹ không phát hiện kịp thời. Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo phụ huynh cần chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe và các biểu hiện của trẻ, giữ vệ sinh thân thể, sử dụng các loại quần áo, tất mềm không gây hại cho da. Đặc biệt, không tự ý cho trẻ các loại sản phẩm chống khô da khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

]]>
https://meyeucon.org/15394/troi-lanh-phat-ban-do-viem-da-vao-mua/feed/ 0
Nguyên nhân gây chàm ở bé https://meyeucon.org/14044/nguyen-nhan-gay-cham-o-be/ https://meyeucon.org/14044/nguyen-nhan-gay-cham-o-be/#comments Thu, 25 Nov 2010 10:17:18 +0000 https://meyeucon.org/?p=14044 Chàm là căn bệnh phổ biến với các bé. Tại Anh, 1,7 triệu bé có bệnh chàm. Bé của bạn có thể bị chàm từ khi sinh ra mặc dù nó thường bắt đầu từ 2-3 tháng tuổi. Nhưng đừng lo lắng bởi phần lớn trường hợp sẽ khỏi hẳn khi bé lớn lên.

Margaret Cox (trung tâm viêm da Quốc gia) nói: “Chàm ở bé dễ bị nhầm lẫn với ban đỏ, viêm da; khô nẻ thường xuất hiện trên má, trong nếp gấp nơi cánh tay, mắt cá chân, tai và cổ. Nhiều bé khi gãi sẽ gây nhiễm trùng, gây chảy nước vàng do vảy bị bong tróc.

Nguyên nhân

Chàm có thể bắt nguồn từ tiền sử gia đình hoặc do kích thích bởi hóa chất, chẳng hạn hóa chất được tìm thấy trong bột giặt. Vì thế, cần chọn các sản phẩm giặt giũ dành cho làn da nhạy cảm của bé.

Thời tiết ít độ ẩm gây khô da là nguyên nhân chính của bệnh chàm.

Lông vật nuôi khiến bệnh chàm nặng hơn. Do đó, bạn không nên nuôi vật nuôi trong nhà. Nếu có, những chú cá cảnh là hợp lý nhất.

Chế độ ăn uống và bệnh chàm: Đôi khi chàm là triệu chứng của dị ứng thực phẩm. Thông thường, chàm có thể do trứng hoặc sữa bò.

Bụi và bệnh chàm: “Bụi bẩn làm nặng thêm bệnh chàm” – Lindsey Macmanus (chuyện gia dị ứng từ Anh) cho biết. Bà khuyến cáo cha mẹ nên dùng giẻ ẩm để lau dọn nhà và đầu tư vào một bộ lọc không khí.

Quần áo và bệnh chàm: Trang phục vải tổng hợp hoặc len có thể kích ứng làn da nhạy cảm. Vì thế, cần lựa chọn quần áo cotton và giữ làn da bé luôn thoáng mát. Đối với ga gối cũng nên chọn chất liệu tương tự. “Bỉm” được khuyến nghị nếu con bạn bị chàm vì nó hút chất lỏng tốt, ngăn chặn làn da nhiễm khuẩn và trở nên đau.

Điều trị

Hanh khô làm các triệu chứng của chàm tồi tệ hơn; vì thế, cần tránh xà phòng thơm và dùng kem làm mềm da cho bé. Đó là kem dưỡng ẩm dành cho bé da chàm, không phải mỹ phẩm vì nó giúp ngăn ngừa các vết nứt trên da.

Các loại kem steroid cũng giúp kiểm soát làn da bị chàm. Nếu sử dụng đúng chỉ dẫn của bác sĩ thì steroid cũng khá an toàn cho bé, bác sĩ sẽ tư vấn cho con bạn về loại kem phù hợp và thời gian sử dụng.

]]>
https://meyeucon.org/14044/nguyen-nhan-gay-cham-o-be/feed/ 2
Bệnh chốc lở https://meyeucon.org/14028/benh-choc-lo/ https://meyeucon.org/14028/benh-choc-lo/#respond Wed, 24 Nov 2010 22:36:45 +0000 https://meyeucon.org/?p=14028 Bệnh chốc lở là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây nên, biểu hiện tình trạng nhiễm trùng da, thường xuất hiện quanh mũi, miệng và lỗ tai.

Hơn 90% trường hợp bệnh chốc lở là do khuẩn tụ cầu, các trường hợp còn lại là do khuẩn liên cầu (cùng nguyên nhân của nhiễm khuẩn hầu họng và bệnh ban đỏ).

Nếu là khuẩn tụ cầu, sự nhiễm trùng sẽ gây ra những chỗ giộp đầy mủ. Những chỗ giộp này rất dễ tróc và để lại 1 chỗ trầy da chảy máu và chỗ đó sẽ nhanh chóng hình thành 1 lớp vảy với lớp vỏ màu nâu. Ngược lại, sự nhiễm trùng với khuẩn liên cầu thường không liên quan tới những vết bỏng giộp, nhưng tạo nên lớp vảy những chỗ lở loét hơn và gây đau.

Điều trị

Bệnh chốc lở cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh, cả thuốc bôi lẫn thuốc uống. Bác sĩ nhi có thể phải làm xét nghiệm để xác định vi khuẩn nào đang gây ra bệnh. Phải chắc chắn rằng con bạn uống thuốc đầy đủ theo đơn thuốc đã kê, nếu không chứng chốc lở có thể tái trở lại.

Điều quan trọng cần nhớ là: chốc lở dễ lây lan cho tới khi hết nổi ban, hay sau 2 ngày tiêm thuốc kháng sinh và trẻ có dấu hiệu hồi phục. Con bạn nên tránh tiếp xúc gần với những đứa trẻ khác trong thời gian này, và bạn nên tránh chạm vào chỗ nổi chốc. Nếu bạn hoặc thành viên khác trong gia đình chạm vào nó, hãy rửa tay với xà phòng và nước. Cũng hãy giữ đồ lót và khăn tắm của bé riêng biệt với của mọi người.

Sự phòng ngừa

Loại vi khuẩn này gây lở loét trên da. Cách tốt nhất để ngăn ngừa là giữ cho móng tay của con bạn gọn gàng và sạch sẽ, yêu cầu bé đừng gãi hay làm trầy những chỗ da đó. Khi bé có một vết trầy xước, rửa nước và xà phòng, thoa một ít kem kháng khuẩn hoặc thuốc mỡ. Cẩn thận không dùng khăn rửa mặt hoặc khăn tắm mà những người bị nhiễm trùng da đã sử dụng.

Khi một số loại vi khuẩn liên cầu gây bệnh chốc lở da, một biến chứng hiếm thấy nhưng nghiêm trọng gọi là glomerulonephritis (viêm tiểu cầu thận) có thể phát triển. Đây là nguyên nhân gây ra chứng tăng huyết áp và tiểu máu. Vì vậy, nếu bạn chú ý thấy nước tiểu của trẻ có màu máu hoặc nâu đậm, hãy thông báo ngay cho bác sĩ nhi khoa để có thể nhận định và kiểm tra các thứ nếu cần thiết.

]]>
https://meyeucon.org/14028/benh-choc-lo/feed/ 0
Viêm da bã nhờn ở trẻ nhỏ https://meyeucon.org/14024/viem-da-ba-nhon-o-tre-nho/ https://meyeucon.org/14024/viem-da-ba-nhon-o-tre-nho/#respond Wed, 24 Nov 2010 22:12:22 +0000 https://meyeucon.org/?p=14024 Bệnh viêm da thông thường này chưa tìm được nguyên nhân. Nó xảy ra ở da cơ thể, mặt hoặc da đầu. Viêm da bã nhờn có thể xuất hiện đầu tiên vào những tháng đầu đời của bé.

Các triệu chứng trầm trọng khác nhau tuỳ theo số tháng bị bệnh nhưng thường biến mất vào khoảng 2 tuổi. Tuy nhiên viêm Da bã nhờn có thể xuất hiện trở lại sau tuổi dậy thì và sau đó lặp lại theo chu kỳ xuyên suốt cuộc đời.

Triệu chứng

Triệu chứng chính của dạng viêm Da bã nhờn ở trẻ con gồm:

  • Nổi mẩn lốm đốm có vảy lốm đốm trong các nếp Da của vùng bẹn nhưng đôi khi cũng có trên các vùng khác của cơ thể.
  • Thỉnh thoảng hơi ngứa.
  • Các vảy hơi vàng dầy trên da.

Các vùng có vảy trên trán, sau tai và trong chân mày có thể kèm theo các vỏ dày này.

Triệu chứng chính của bệnh viêm Da bã nhờn:

  • Nổi mẩn lốm đốm có vảy xuất hiện trên mặt, sau tai, trên cổ, trong nách, bẹn.
  • Thỉnh thoảng bị ngứa.
  • Gầu tóc, nếu Da đầu bị nhiễm. Có thể thấy vảy Da màu trắng bong lên trên tóc sát Da đầu.

Gãi các vùng bị nhiễm đôi khi dẫn đến nhiễm trùng như Chốc lở làm cho nơi nổi mẩn trở nên đỏ và rịn nước.

Bạn có thể làm gì để giúp bé ?

Vùng Da bị nhiễm phải được giữ sạch bằng dầu gội thay vì xà phòng sẽ làm kích thích Da bị mẩn. Sau khi làm sạch vùng Da bị nhiễm, thoa lên một lớp kem cor-ticoid. Đây là phương pháp hữu hiệu nhất nên được thực hiện sớm khi các triệu chứng mới bắt đầu.

Vảy vàng dày lên Da đầu sẽ tự biến mất trong vòng một vài tuần hoặc một tháng. Tuy nhiên bạn có thể làm cho mảng vảy vàng nảy tự chóc bằng cách xoa nhẹ Da đầu của bé bằng dầu em bé hay dầu ôlui và để thấm qua đêm. Hôm sau chải tóc bé để làm tróc các vảy vàng đã mềm rồi gội sạch. Thuốc thoa axít salicylic hoặc dầu gội đầu đặc biệt có bán tại các cửa hàng cũng có thể trị được loại vẩy này.

Dùng dầu gội đầu đặc biệt cũng như chải tóc bé hằng ngày có thể chặn đứng được hình thành các lớp mảng vảy. Dùng dầu chống gầu tại các cửa hiệu thường cũng rất hữu hiệu để trị bệnh gầu.

Có phải đưa bé đến bác sĩ không ?

Bé phải được đưa đi bác sĩ nếu nổi mẩn lan rộng hoặc bị nhiễm trùng, Da đầu bị viêm, các triệu chứng khác nặng hơn hoặc bệnh không thuyên giảm trong vòng một vài tuần. Bác sĩ sẽ chỉ định kem chứa corticosteroid hoặc dầu gội đầu có chứa kháng sinh hoặc sát trùng. Nếu được cữa trị, chỗ nổi mẩn sẽ lan dần trong một vài tuần.

]]>
https://meyeucon.org/14024/viem-da-ba-nhon-o-tre-nho/feed/ 0
Trị nấm đầu trẻ nhỏ https://meyeucon.org/13990/tri-nam-dau-tre-nho/ https://meyeucon.org/13990/tri-nam-dau-tre-nho/#respond Tue, 23 Nov 2010 11:39:52 +0000 https://meyeucon.org/?p=13990 Nấm đầu là loại nấm da nông phát sinh ở da đầu, tóc. Đông y gọi tên là thốc sang hay lại đầu sang. Bệnh cảnh của chứng này biểu hiện là đầu có nhiều vảy kết thành đám, rất ngứa, tóc gãy và có các chấm đen nhỏ, hình dáng cánh bướm vàng và mùi khai như nước tiểu, trẻ nhỏ dễ phát bệnh, lây truyền mạnh, thường thấy lưu hành nhiều ở vùng nông thôn.

Theo quan điểm Đông y

Đông y cho rằng, bệnh chứng xảy ra là do phong độc xâm nhập mà phát bệnh. Cơ chế bệnh sinh theo Đông y cho rằng phần nhiều do cắt tóc, tấu lý lỏng lẻo, hoặc do tỳ vị thấp nhiệt nung nấu bốc lên đầu gặp phải trùng độc mà sinh bệnh. Cũng có khi do thấp thịnh thì ngứa nhiều, chảy nước, phong nhiệt thịnh thì tóc khô, tróc vảy; lâu ngày gây tổn thương da lông nên tóc rụng mà không mọc rồi sinh chứng thốc ban.

Bào tử nấm gây nấm tóc.

Tuy nhiên cũng còn tùy thuộc vào từng thể mà chứng trạng cũng biểu hiện khác nhau. Chẳng hạn:

Thể nấm vàng (hoàng tiên): bệnh phát sinh chủ yếu ở trẻ em 5 – 10 tuổi. Có lịch sử tiếp xúc, gia đình, làng xóm hoặc tập thể có người bệnh tương tự. Bắt đầu vùng da quanh lỗ nang lông có sần chẩn (lấy lỗ nang lông làm trung tâm) hoặc bào mủ nhỏ phát triển dần to bằng hạt đậu nành khô kết lại thành vảy dày màu vàng, nhìn như hình bướm chung quanh lồi, giữa lõm, sợi tóc mọc lên ở giữa gọi là vảy nấm vàng. Lớp vảy khó bóc, nếu bóc sẽ lộ lớp da đỏ hồng nhuận ướt. Lớp da bị bệnh lan ra tăng nhiều dần và dính kết với nhau thành mảng màu vàng dày, có mùi hôi đặc biệt như nước tiểu chuột, là đặc điểm quan trọng của bệnh nhân. Ngứa là triệu chứng nổi bật, một số ít loét làm mủ, kèm theo hạch bạch huyết lân cận sưng đau. Một số ít lan ra ngoài da đầu như mặt, cổ gọi là nấm vàng, thân mình hoặc là móng tay chân gọi là nấm móng. Đem sợi tóc mắc bệnh soi dưới kính hiển vi sẽ phát hiện những sợi tơ nấm hoặc bào tử nấm hình thuẫn.

Thể nấm trắng (bạch tiễn): thường gặp ở trẻ em tuổi học trò, nam nhiều hơn nữ. Tổn thương da thường bắt gặp ở đỉnh đầu hoặc vùng chẩm, xuất hiện những sần chẩn nang lông màu hồng nhạt, phủ một lớp vảy trắng hoặc trắng xám, lan dần ra xung quanh các nơi khác ở đầu, rải rác to nhỏ không đều, phần lớn là những đám vảy tròn hoặc hình không đều bờ rõ. Trong vùng bệnh tóc khô, dễ gãy, tóc nhổ không đau, tóc bị bệnh thường tại vùng cách da đầu 2 – 4cm, gãy nên tóc dài ngắn không đều nhau, quanh vùng tóc khô thường có vành đai nấm màu trắng xám bọc xung quanh. Ngứa ở mức độ khác nhau. Một số ít có sần chẩn đỏ sưng, làm mủ, kết vảy hơi đau. Bệnh kéo dài nhiều năm, thường đến tuổi dậy thì có thể khỏi tự nhiên. Soi sợi tóc bệnh dưới kính hiển vi có thể phát hiện nha bào nấm hình tròn.

Nấm chấm đen: chủ yếu phát bệnh ở trẻ em, người lớn có ít. Bắt đầu ở da có hạt tròn nhỏ hoặc ban vảy trắng rải rác bờ rõ. Ban nhỏ nhưng nhiều chân nấm phát sinh viêm rõ hoặc có sẹo chấm. Do trong tóc có nhiều nấm ký sinh nên tóc mọc ra khỏi da là đứt để lại chấm đen. Triệu chứng chủ yếu là ngứa, bệnh kéo dài nhiều năm không khỏi. Sợi tóc bị bệnh phát hiện nha bào nấm xếp thành chuỗi.

Phương pháp trị liệu

Thể thấp nhiệt: biểu hiện da có bào mủ, vỡ chảy nước nhầy, kết vảy vàng, có mùi hôi của nấm, ngứa, nóng trong người, khát không muốn uống. Chất lưỡi đỏ, rêu vàng nhầy, mạch hoạt sác. Phép trị: thanh nhiệt, hóa thấp, giải độc, sát trùng.

Dùng phương khổ sâm hoàn hợp trị tiên phong gia giảm (khổ sâm, thạch xương bồ, phù bình, thường nhĩ. Thương truật, khổ sâm, ô tiêu xà, hoàng cầm, hương phụ).

Thể huyết táo: biểu hiện da đỏ nhạt, vảy thành miếng, sợi tóc khô, dễ gãy rụng, hơi ngứa, miệng khô, ít uống nước, chất lưỡi đỏ nhạt, rêu ít hoặc vàng mỏng, mạch nhỏ. Phép trị là dưỡng huyết, nhuận da, sát khuẩn.

Dùng phương khổ sâm hoàn hợp tứ vật thang gia giảm.

Kết hợp phép trị bên ngoài là:

– Cắt tóc: cạo đầu 1 lần lúc bắt đầu, sau đó cứ 7 – 10 ngày cạo tóc 1 lần, 3 lần là 1 liệu trình. Nếu vùng bệnh nhỏ có thể dùng nhíp nhổ sạch, 7 – 10 ngày 1 lần, 3 lần là 1 liệu trình.

– Gội đầu mỗi ngày, dùng nước nóng có xà phòng hoặc 10% nước phèn chua gội 1 lần, gội sạch hết vảy trong thời gian 1 tháng.

– Bôi thuốc dùng mỡ lưu huỳnh hoặc mỡ hùng hoàng 10%, mỗi ngày bôi 2 lần sáng và tối, liên tục trong 6 tuần. Bôi xong đắp giấy dầu, đội mũ.

– Đắp thuốc Đông y: dùng hoàng bá, hoàng tinh lượng vừa đủ, sắc lấy nước đắp lên.

Dùng cao tỏi trị nấm đầu (Vương Chánh Nghi, bộ môn vi sinh vật, Viện y học Tứ Xuyên): chọn tỏi vỏ tím, bỏ vỏ, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước. Trộn với sulfat magnesium 5g, mỡ dê 5g, mỡ heo 60g, trộn thật đều, chế thành mỡ tỏi, tỉ lệ khác nhau để dùng. Lúc bắt đầu từ 1 – 4 tuần, bôi mỡ tỏi tỷ lệ 30%, từ 5 – 8 tuần bôi tăng loại 50%, từ tuần thứ 9 trở đi bôi loại 70%. Phải cắt tóc trụi vùng bệnh và mỗi ngày trước khi bôi phải rửa sạch bằng nước xà bông mỗi ngày 1 lần, và sau khi bôi phải đội mũ vải để phòng ngứa gãi. Đã trị 95 ca các loại nấm đầu khỏi 6 ca, tốt 6 ca, tiến bộ nhiều 49 ca, 64% bệnh nhân có kết quả tốt.

Cách dự phòng

– Thường xuyên kiểm tra đầu trẻ em để phát hiện bệnh sớm và điều trị sớm.

– Đối với áo quần đồ dùng của trẻ mắc bệnh phải thường xuyên phơi giặt nhúng nước sôi, là để diệt nấm. Dụng cụ cắt tóc nên thường xuyên tiệt trùng để tránh trung gian truyền bệnh cho người khác.

– Tóc của bệnh nhi có bệnh phải được đốt tiêu hủy diệt nấm.

– Người bệnh và thầy thuốc phải nắm phương pháp trị liệu, bên ngoài kiên trì dùng thuốc điều trị đến lúc khỏi bệnh.

BS. HOÀNG XUÂN ĐẠI

]]>
https://meyeucon.org/13990/tri-nam-dau-tre-nho/feed/ 0
Giúp bé tránh bị kích ứng da mùa đông https://meyeucon.org/13976/giup-be-tranh-bi-kich-ung-da-mua-dong/ https://meyeucon.org/13976/giup-be-tranh-bi-kich-ung-da-mua-dong/#respond Mon, 22 Nov 2010 22:11:06 +0000 https://meyeucon.org/?p=13976 Đến mùa đông, có thể dễ dàng nhận thấy da bé khô hơn. Dưới đây là một số hướng dẫn từ tiến sĩ Sarah Javis để đảm bảo làn da bé không khô từ quá trình tắm rửa đến việc chọn quần áo, kem dưỡng da cho bé…

Vấn đề về da mùa đông

Bé đặc biệt dễ bị khô da, kích ứng da vào mùa đông. Một số yếu tố góp phần làm khô da bé là: Quạt sưởi, đèn sưởi làm không khí trong phòng bị khô và làm khô da bé. Bàn tay và khuôn mặt của bé là nơi ít được bảo vệ nhất; vì thế, chúng dễ bị khô và nứt nẻ. Gió cũng như bệnh cảm cũng gây ra khô nẻ.

Gợi ý đơn giản giúp giữ ẩm cho da bé:

– Không tắm cho bé nhiều hơn mỗi 2 ngày một lần và giảm thời gian tắm xuống.

– Không ủ ấm bé quá vì điều này gây đổ mồ hôi khiến da bị kích ứng.

– Nhớ rằng sự chênh lệch giữa nhiệt độ bên ngoài trời và trong phòng là rất lớn, nhất là trong mùa đông. Mặc cho bé nhiều lớp áo mỏng giúp bạn điều chỉnh quần áo cho
bé thích hợp.

– Không mặc áo len bên trong, phải mặc áo lót rồi mới đến áo len.

Chuyện tắm rửa của bé

Làn da ở bé là khá mỏng manh và rất dễ bị mất nước. Vì thế, chăm sóc da mùa đông cho con càng cần đặc biệt lưu ý: Với bé, khi thay tã hoặc tắm chỉ cần dùng nước ấm sạch là đủ, không cần xà phòng hay sữa tắm. Khi bé được vài tháng tuổi, bé có thể bị khô da hoặc bị chàm. Lúc đó, bạn có thể dùng sữa tắm không mùi dành cho da bị chàm để tránh khô da cho bé. Sau khi tắm, có thể thoa kem dưỡng ẩm không mùi trước khi mặc quần áo cho bé.

Tủ quần áo mùa đông của bé

Hiện tại có rất nhiều kiểu dáng và chất liệu trang phục dành cho bé. Nhưng bạn cần nhớ rằng, da của bé rất mỏng và dễ bị kích ứng. Do đó, nên chọn quần áo có thể hút mồ hôi và thông thoáng:

– Áo len có thể gây kích ứng da và khiến bệnh chàm xấu đi. Kể cả da đầu của bé cũng có thể bị kích ứng do mũ len.

– Nên chọn quần áo vải tự nhiên thay cho vải tổng hợp. Vải tự nhiên giúp da dễ thở, ngăn ngừa đổ mồ hôi, vì thế, hạn chế kích ứng da.

– Sử dụng nhiều lớp quần áo mỏng hơn là một lớp quần áo dày. Điều này giúp bạn điều chỉnh quần áo của bé dễ dàng hơn ở những nền nhiệt khác nhau.

– Luôn đội mũ cho bé khi ra ngoài trời.

Trị các bệnh về da phổ biến

Rất ít bé sơ sinh có được làn da hoàn hảo. Khoảng 1/3 bé chào đời với những rắc rối trên da nhưng hầu hết trong số đó là không có gì phải lo lắng. Trong vài tháng đầu đời, bé có thể nổi ban hoặc mắc các bệnh về da. Vài mẹo dưới đây có thể giúp đỡ:

– Nghe có vẻ lạ nhưng nước có thể làm khô da của bé. Đối với những tháng đầu tiên trong đời, bé không cần được tắm mỗi ngày. 2-3 ngày một lần tắm là tốt nhất. Nếu con bạn bị chàm, bác sĩ có thể tư vấn về các sản phẩm tắm cho bé.

– Khá nhiều bé được sinh ra với mụn nhỏ màu trắng (hoặc màu đỏ) quanh mũi, môi và mắt. Chúng được gọi là milia (hoặc các mụn sữa) và không cần điều trị trừ khi những nốt mụn ấy bị viêm.

]]>
https://meyeucon.org/13976/giup-be-tranh-bi-kich-ung-da-mua-dong/feed/ 0
Mẩn ngứa vì tã giấy kém chất lượng https://meyeucon.org/13954/man-ngua-vi-ta-giay-kem-chat-luong/ https://meyeucon.org/13954/man-ngua-vi-ta-giay-kem-chat-luong/#comments Mon, 22 Nov 2010 21:46:28 +0000 https://meyeucon.org/?p=13954 “Hiện có không ít tã giấy giả, nhái, kém chất lượng gây ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em trên thị trường” là thông tin được đưa ra tại hội thảo được Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) tổ chức hôm 18/11 tại Hà Nội.

Cách đây 10 năm, bỉm và tã giấy là mặt hàng xa xỉ, chỉ có gia đình khá giả mới sử dụng bỉm thường xuyên cho con mình. Nhưng rồi mặt hàng này đã trở nên phổ biến vì nhu cầu cầu của đời sống, nhưng chọn được sản phẩm tốt, chất lượng cũng không phải dễ dàng. Bởi theo đại diện Cục Quản lý thị trường, Bộ Công thương, những sai phạm ở nhóm sản phẩm tã giấy trẻ em thời gian qua chủ yếu là nhái kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm nhà sản xuất lớn. Điều này đã dẫn tới hiện tượng trẻ bị hăm, dị ứng, mẩn ngứa vùng nếp gấp da mông, đùi và các vùng da mỏng.

Đại diện Bệnh viện Nhi TƯ cho biết đã phải cấp cứu cho một số trẻ em bị dị ứng, nổi mẩn, ngứa vùng nếp gấp da mông, đùi và các vùng da mỏng gần đó do sử dụng tã giả kém chất lượng. Một phần là do các bé không biết nói, bày tỏ khi xuất hiện tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, cha mẹ chỉ biết khi vùng da ở mông, bẹn mẩn đỏ, dị ứng. Nhưng nguyên nhân chính là vì làn da của bé vốn mỏng manh, việc cọ xát nhiều với lớp tã giấy kém chất lượng sẽ gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí là rỉ dịch. Cuối cùng, những trẻ mà người thân trong gia đình có tiền sử bệnh cơ địa như viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, hen phế quản, nguy cơ tổn thương và viêm da do tã lót càng cao.

Theo các bác sỹ, sản phẩm tã giấy hiện đại thường được bổ sung các chất chống dị ứng, tăng độ mềm, có hạt siêu thẩm xenlulô giúp tăng tính năng thấm hút. Nhưng sản phẩm có tốt đến đâu mà cha mẹ cứ cho bé đóng bỉm, tã giấy 24/24h, ngày này qua ngày khác thì bé rẫt dễ bị viêm da, với các biểu hiện như ngứa ngáy, bỏng rát và nổi mẩn đỏ, thậm chí hăm da ở vùng tiếp xúc với bỉm.

Cha mẹ có 4 băn khoăn khi sử dụng tã giấy và bỉm cho trẻ nhỏ: Tã có vừa vặn với bé; tã có ảnh hưởng đến dáng đi của bé sau này; tã có gây tình trạng viêm da, ngứa ngáy và làm sao để cha mẹ không quên giờ cần thay tã cho bé.

Theo các bác sỹ, nên thay bỉm sau mỗi 6 tiếng và tốt nhất là chỉ nên dùng bỉm cho bé vào ban đêm. Trường hợp dùng bỉm liên tục, ngoài việc chọn tã tốt, bạn còn phải sử dụng đúng cách như nên lau sạch vùng bẹn, mông của trẻ bằng nước ấm trước khi thay tã, để khô hãy thay tã mới cho bé. Cũng không nên dùng phấn rôm thoa lên vùng hăm tã vì sẽ làm lỗ chân lông bị bít, không thoát mồ hôi gây kích ứng da.

]]>
https://meyeucon.org/13954/man-ngua-vi-ta-giay-kem-chat-luong/feed/ 1