Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Jul 2024 02:18:03 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Mùa nắng nóng và những bệnh về da phổ biến nhất https://meyeucon.org/23772/mua-nang-nong-va-nhung-benh-ve-da-pho-bien-nhat/ https://meyeucon.org/23772/mua-nang-nong-va-nhung-benh-ve-da-pho-bien-nhat/#comments Fri, 27 Jul 2012 23:00:40 +0000 https://meyeucon.org/?p=23772 Đất nước ta ở trong khu vực nhiệt đới nóng, ẩm; người dân phải tiếp xúc qúa nhiều với bùn đất, ẩm ướt kéo dài… Những yếu tố đó chính là điều kiện thuận lợi để cho các loài vi sinh vật như vi nấm, vi khuẩn… phát triển mạnh, gây ra nhiều chứng bệnh khác nhau, đặc biệt là các bệnh ở da.

Thời tiết đang chuyển sang nắng nóng của mùa hè đúng là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, nên việc nhận biết điều trị là việc làm hết sức cần thiết, trong đó phải kể đến các bệnh như nấm da, viêm kẽ, viêm nang lông, chốc, viêm nang lông, rôm sảy….

Bệnh hắc lào

Nấm da:

Đây một trong những vấn đề y khoa phổ biến ở nước ta, bệnh biểu hiện dưới rất nhiều dạng khác nhau, các thể bệnh thường xuất hiện ở nhiều nơi như da, móng, niêm mạc và tóc, nấm da thường gặp nhất là hắc lào, lang ben, và nấm kẽ chân.

Hắc lào:

Hắc lào hay còn gọi là lác có tên khoa học là Dermatophyte do 3 loại nấm Trichophyton, Epidermophyton và Michosporum gây nên, sự khác biệt giữa 3 loại nấm này chỉ phân biệt được ở phòng thí nghiệm mà thôi. Vị trí thường gặp nhất là ở bẹn (nấm bẹn), ở thân (nấm thân) và ở chân người ta gọi là nấm chân. Các loại nấm này đều có chung triệu chứng là ngứa sau đó xuất hiện mảng đỏ gọi là mảng hồng ban, có hình tròn nên dân gian gọi là lác đồng tiền, đôi khi hình bầu dục, có bờ viền rõ rệt, trên bờ viền có mụn nước nhỏ, mảng đỏ lớn dần, ở vùng trung tâm có xu hướng lành, da sậm màu hơn và tróc vảy nhẹ. Bệnh ngứa nhiều, nhất là về đêm, bệnh không điều trị kịp thời sẽ lây lan ra nhiều vị trí khác. Về điều trị, thường được dùng thuốc thoa tại chỗ như Canesten dạng kem, thoa 2 – 3 lần/ngày, thoa trong 2 – 4 tuần hoặc Nizoral dạng kem thoa 1 lần /ngày, thoa trong 3 – 4 tuần. Kết hợp với thuốc uống như Itraconazol với biệt dược là Canditral hay Sporal, uống với liều 100mg (1 viên) x 2 viên, uống một lần trong ngày, uống trong 7 ngày, hoặc 1 viên uống trong 15 ngày. Về phòng bệnh, luôn giữ da khô sạch, tránh gãi gây trầy xước trên da, không nên mặc quần áo ẩm ướt, quá chật, quần áo, khăn tắm phải giặt, phơi nắng, ủi kỹ ở mặt trong, khi phát hiện bệnh phải được điều trị sớm, đúng thuốc, đủ thời gian và điều trị cùng lúc cho cả người trong gia đình và tập thể, để dập tắt nguồn lây, không dùng quần áo, khăn lau chung với người bệnh.

Lang ben:

Đây là một bệnh do vi nấm gây nên, có tên khoa học là Pityrosporum Orbiculaire mà trước kia người ta gọi là Malassezia furfur. Bệnh có triệu chứng cơ bản là dát đổi màu thường khởi đầu ở nang lông, từ từ lan ra thành mảng, giới hạn rõ, có thể hình hình đa cung hay ngoằn ngoèo, do biểu hiện chủ yếu là đổi màu của da nên còn gọi là nấm đổi màu (Tinea Versicolor). Sự thay đổi màu sắc này là do Pityrosporum Obiculaire tiết ra acid Azelaic, làm ức chế quá trình tổng hợp hắc tố melanin từ Tyrosin, dẫn đến đổi màu ở da; có màu trắng, hồng hoặc nâu đen, tùy thuộc vào vị trí và độ dày của da. Màu trắng hoặc hồng thường gặp ở vùng phơi bày ánh sáng như ở mặt, ngực, chi trên… Màu đen hay nâu thường phân bố vùng da non hoặc vùng kín ở nách – đùi. Ngoài dát đổi màu còn có vảy mịn, nhẹ, cạo tróc như vỏ bào nên còn gọi dấu hiệu mụn bào, người bị lang ben thường không ngứa hoặc ngứa ít và có cảm giác như châm chít khi ra mồ hôi.

Lang ben rất dễ điều trị nhưng hay tái phát, có thể do điều trị không đúng thuốc, không đủ liều hoặc thoa thuốc còn sót trong những vùng nhiễm nấm nhưng chưa đổi màu, hoặc không chú ý nguồn tiếp tục lây như quần áo đã nhiễm nấm trước đó hay người thân trong nhà, cũng cần nên nhớ rằng thuốc Griseofulvin ngày nay hầu như không có tác dụng với lang ben. Thuốc uống dùng Itraconazol 100mg x 2 viên uống 1 lần /ngày, uống trong 7 ngày, hoặc Ketoconazol (Nizoral) 200mg x 1 viên/uống trong 10 ngày, uống trong lúc ăn. Thuốc thoa thường Canesten dạng kem thoa 2 lần/ngày thoa trong 4 tuần, hoặc Lamisil 1% dạng kem thoa 2 lần /ngày thoa trong 2 tuần.Về phòng bệnh, tắm Selsun mỗi tuần 1 lần, mỗi tháng uống 2 viên Ketoconazol 200mg, uống trong 6 tháng, không dùng quần áo, khăn lau chung với người bệnh.

Bệnh viêm kẽ ngón chân:

Bệnh do nấm thường do vi nấm hạt men Candida gây nên, do môi trường ở kẽ ngón chân ẩm thấp làm vi nấm phát sinh, bệnh phát sinh do mang vớ kín ẩm suốt ngày, dẫn đến viêm kẽ do da ẩm thấp, mắc mưa càng làm bệnh nặng thêm. Candida là vi nấm hạt men sống ký sinh ở da người, không gây bệnh, gặp điều kiện thuận tiện như môi trường ẩm ướt, nấm sẽ phát triển và gây bệnh, nhất là ở vị trí kẽ ngón chân thứ tư và năm. Bệnh có biểu hiện da trở nên đỏ hồng, rướm máu, quanh rìa da bị mủn có màu trắng, ít ngứa, có cảm giác hơi đau rát, nếu tổn thương kéo dài gây ngứa và dịch tiết có mùi hôi rất khó chịu. Về phòng bệnh, cần đảm bảo vệ sinh chân, không đi giày- vớ trong thời gian dài nhất là khi giày hay vớ ẩm ướt, rửa chân sạch bằng xà phòng và lau khô chân sau khi tiếp xúc với nước bẩn, nước cống rãnh, dùng thuốc khử có iod như Betadine, nước muối, các loại bột diệt nấm ở bàn chân và kẽ ngón chân, luôn giữ cho kẽ ngón chân khô ráo, tránh đi mưa.

Chốc:

Là bệnh nhiễm trùng da, người lớn thường ít gặp hơn trẻ em, triệu chứng của bệnh là mụn nước hay bóng nước có quầng viêm đỏ xung quanh sau thành mụn mủ, vỡ ra và khô đi, đóng mày. Phòng bệnh bằng cách tăng cường sức đề kháng bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý và giữ vệ sinh cơ thể, tránh mặc đồ ẩm ướt nhất là với trẻ em.

Viêm nang lông:

Bình thường trên da của chúng ta có nhiều lông, mọc lên từ các nang lông nằm sâu dưới da, các nang lông có nhiệm vụ sinh ra lông, tuyến mồ hôi trong nang lông tiết mồ hôi và chất bã giúp bài tiết và điều hòa thân nhiệt. Khi nắng nóng, chất bã được bài tiết quá nhiều kết hợp với nhiễm trùng sẽ gây viêm nang lông. Về triệu chứng, viêm nang lông là một bệnh khá đa dạng và có nhiều nguyên nhân gây ra, thường gặp nhất là do vi trùng, tuổi phổ biến nhất ở lứa tuổi thanh niên, thường biểu hiện bằng tổn thương da với nốt sẩn nhỏ nhô lên từ các nang lông, lúc đầu có màu hồng, về sau mãn tính thường có màu hơi thâm đen, mỗi nang lông là một sẩn.

Bệnh thường không khỏi tự nhiên, nếu được điều trị bệnh sẽ dần dần khỏi, các sẩn biến mất, da bớt đỏ và sạch trở lại nhưng bệnh cũng rất dễ tái phát. Về điều trị, tại chỗ thường dùng thuốc thoa như Fucidine 2% hay Dalacin T, thoa ngày 2 lần sáng và chiều. Thuốc uống có thể dùng một trong các thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn như: Clindamycine, Minoxycycline… Nếu người bệnh kèm theo ngứa thì dùng thuốc chống ngứa như: Loratadine, Chlorpheniramine, Cetirizine… Ngày nay người ta còn điều trị viêm nang lông bằng công nghệ ánh sáng 3G nhằm hấp thụ melanin để giảm thâm đen, công nghệ này là sự kết hợp giữa sóng IPL và RF, có khả năng hấp thụ hắc tố trên da, giúp da sáng hơn, khắc phục tình trạng vết thâm và sẹo.

Rôm sảy:

Thường gặp vào mùa hè, với thời tiết nắng nóng, do sự tăng tiết và ứ đọng mồ hôi, tạo nên phản ứng viêm nhiễm da, bệnh thường gặp ở trẻ em, với biểu hiện là những mụn nước nhỏ li ti, khu trú chủ yếu ở trán, cổ, ngực, lưng, các mụn nước vài ngày sau vỡ ra, để lại các vảy nhỏ trên da; rôm sảy xuất hiện nhiều ở các trẻ em không được tắm rửa hằng ngày, hoặc quấn tã lót quá nhiều, hoặc ở những trẻ mới sinh được người nhà có thói quen cho nằm than, hay nằm lửa, bệnh rất dễ gây một số biến chứng như viêm da nhiễm trùng, mưng mủ. Để khắc phục tình trạng này, cần tạo môi trường thoáng mát, sạch sẽ, khô ráo, tắm rửa đều đặn và hợp lý, có thể tắm với dung dịch Lactacyd BB, hoặc bôi các chế phẩm làm dịu da, trong trường hợp ngứa nhiều, có thể sử dụng thuốc kháng dị ứng thích hợp, nếu có viêm nhiễm, mưng mủ, cần đưa bệnh nhân đến khám bác sĩ chuyên khoa.

Bệnh ngoài da thường không nặng nhưng gây khó chịu cho người bệnh, bệnh thường diễn tiến nhanh trong môi trường ẩm ướt và bội nhiễm nặng do thiếu vệ sinh; cho nên cần giữ cơ thể sạch sẽ, khô, tránh ẩm ướt, mặc quần áo rộng, thoáng, tránh tạo môi trường ẩm khiến cho vi khuẩn, vi nấm phát triển là việc làm cần thiết để phòng các bệnh như phần trên khi vào mùa nắng nóng.
]]>
https://meyeucon.org/23772/mua-nang-nong-va-nhung-benh-ve-da-pho-bien-nhat/feed/ 1
Bệnh viêm da lạ khiến 3 em bé tử vong trong tuần qua https://meyeucon.org/22039/benh-viem-da-la-khien-3-em-be-tu-vong-trong-tuan-qua/ https://meyeucon.org/22039/benh-viem-da-la-khien-3-em-be-tu-vong-trong-tuan-qua/#comments Thu, 05 Apr 2012 07:22:45 +0000 https://meyeucon.org/?p=22039 Sau một thời gian tạm lắng xuống, đến nay, bệnh viêm da lạ lại tái bùng phát ở huyện miền núi Ba Tơ  tỉnh Quảng Ngãi và đã cướp đi sinh mạng của 3 cháu bé trong vòng gần một tuần qua.

Theo thống kê của Sở Y tế Quảng Ngãi, chỉ trong vòng tuần qua, xã Ba Điền huyện miền núi Ba Tơ đã có 3 trẻ tử vong do bệnh viêm da lạ gồm: Phạm Thị Vương, Phạm Thị Nhí và Phạm Thị Phin.

Cả ba em được đưa đến bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi trong tình trạng suy đa nội tạng, rối loạn chức năng gan. Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi đã chuyển khẩn cấp các cháu ra Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng và Bệnh viện phong – da liễu Quy Hòa (Bình Định) để điều trị, tuy nhiên do bệnh diễn biến quá nặng nên các cháu không qua khỏi.

Chuyên gia Bộ Y tế thăm khám trẻ mắc bệnh viêm da lạ ở xã Ba Điền.

Trong khi các chuyên gia y tế vẫn còn đang tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu nguyên nhân gây ra bệnh viêm da chưa rõ nguyên nhân thì trong 3 tháng đầu năm nay, tại huyện Ba Tơ có gần 60 người mắc căn bệnh này. Ông Phạm Văn Néo, Phó chủ tịch UBND huyện lo ngại: “Bệnh tổn thương da lạ đang tái bùng phát, lan rộng ra nhiều xã trên địa bàn, trong đó ngoài Ba Điền có 54 ca bệnh thì ở xã Ba Ngạc và Ba Tô cũng đã có người mắc căn bệnh này”.

Ngành y tế Quảng Ngãi chỉ đạo Trung tâm y tế huyện Ba Tơ, Trung tâm phong – da liễu tỉnh tăng cường công tác giám sát ca bệnh, phát hiện sớm để có hướng điều trị kịp thời. Riêng trường hợp diễn biến nặng đều phải chuyển ngay vào Bệnh viện phong – Da liễu Quy Hòa.

UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng vừa có văn bản hỏa tốc tiếp tục yêu cầu Bộ Y tế khẩn cấp vào cuộc điều tra, tìm nguyên nhân gây bệnh; đồng thời có hướng dẫn phác đồ điều trị nhằm khống chế sự lây lan và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này.

Theo thống kê của UBND xã Ba Điền, từ tháng 4/2010 đến nay, toàn xã đã có 15 trẻ (từ 3 tháng đến 15 tuổi) chết với chung triệu chứng dày sừng, lở loét lòng bàn tay, bàn chân, tổn thương gan…

Ông Phạm Văn Bút, Chủ tịch UBND xã Ba Điền cho biết: “Trẻ chết do bệnh dày sừng, lở loét bàn tay, bàn chân… nhiều quá khiến nhiều gia đình sợ không cho con đến trường. Nhiều người dân trong xã không dám lên nương rẫy sản xuất, cuộc sống bị ảnh hưởng lớn”.

Ông Bút kiến nghị, các cơ quan chức năng cần sớm tìm ra nguyên nhân gây ra căn bệnh viêm da lạ, có phương pháp điều trị kịp thời để không còn trẻ em nào của xã phải tử vong vì căn bệnh này nữa.

Theo các chuyên gia Bộ Y tế, triệu chứng của bệnh là dày sừng, khô da ở bàn chân, bàn tay, đầu và kẽ ngón, nhất là vùng tỳ đè và rìa lòng bàn tay, bàn chân. Sau vài ngày tổn thương, lòng bàn tay, bàn chân bong tróc ở giữa để lại viền vảy khô xung quanh. Người bệnh biểu hiện mệt mỏi, kém ăn, sốt và có cảm giác tê bì ở bàn tay bàn chân. Xét nghiệm cận lâm sàng cho kết quả men gan trong máu tăng cao.

Bộ Y tế khuyến cáo cần tăng cường các biện pháp phòng bệnh như thường xuyên vệ sinh môi trường sạch sẽ; tăng cường rửa tay, chân bằng nước sạch, nhất là sau khi làm việc ở nương rẫy. Tránh tiếp xúc với các hóa chất, đặc biệt thuốc trừ sâu diệt cỏ; sử dụng các phương tiện bảo hộ an toàn, đúng quy cách khi phải làm việc trên nương rẫy.

]]>
https://meyeucon.org/22039/benh-viem-da-la-khien-3-em-be-tu-vong-trong-tuan-qua/feed/ 1
Bệnh viêm da tiếp xúc https://meyeucon.org/17610/benh-viem-da-tiep-xuc/ https://meyeucon.org/17610/benh-viem-da-tiep-xuc/#respond Wed, 22 Jun 2011 15:54:55 +0000 https://meyeucon.org/?p=17610 Bệnh viêm da tiếp xúc là phản ứng viêm da do tương tác giữa da và tác nhân tiếp xúc bên ngoài. Tỷ lệ bệnh viêm da tiếp xúc khác nhau giữa các vùng địa lý, thời gian trong năm, giới tính, nghề nghiệp, lứa tuổi của bệnh nhân. Tại Việt Nam, bệnh viêm da tiếp xúc chưa được thống kê đầy đủ, nhưng đây là một bệnh da hay gặp và có xu hướng ngày càng tăng.

Viêm da tiếp xúc là phản ứng viêm da do tương tác giữa da và tác nhân tiếp xúc bên ngoài. Tỷ lệ bệnh viêm da tiếp xúc khác nhau giữa các vùng địa lý, thời gian trong năm, giới tính, nghề nghiệp, lứa tuổi của bệnh nhân. Tại Việt Nam, bệnh viêm da tiếp xúc chưa được thống kê đầy đủ, nhưng đây là một bệnh da hay gặp và có xu hướng ngày càng tăng.

Viêm da tiếp xúc do quai dép

Các yếu tố ảnh hưởng

– Nồng độ chất tiếp xúc, cách thức tiếp xúc, thời gian, vị trí tiếp xúc.

– Tuổi của bệnh nhân: tuổi nhỏ dễ bị ảnh hưởng hơn.

– Các bệnh kèm theo.

– Yếu tố môi trường như nóng ẩm, tăng tiết mồ hôi.

Có 2 loại viêm da tiếp xúc gồm: viêm da tiếp xúc kích ứng và viêm da tiếp xúc dị ứng.

– Biểu hiện nhẹ: cảm giác châm chích, rát bỏng, da khô căng hoặc mày đay thoáng qua.

– Biểu hiện nặng: đỏ, phù nề, đau, mụn nước, bọng nước, mụn mủ, lột da, hoại tử.

– Giới hạn rất rõ, khu trú đúng ở nơi da tiếp xúc với chất kích ứng.

– Bệnh khỏi nhanh sau vài ngày hoặc vài tuần.

Viêm da tiếp xúc kích ứng mạn tính

Còn được gọi là viêm da tiếp xúc kích ứng tích lũy. Đây là loại rất thường gặp và bệnh xuất hiện khi tiếp xúc nhiều lần, trong thời gian dài vài tuần, vài tháng, có thể vài năm tiếp xúc với chất kích ứng có nồng độ thấp như xà phòng, dầu gội, chất tẩy rửa …

– Các yếu tố thuận lợi: cọ sát, sang chấn, ẩm ướt, v.v…

– Biểu hiện da đỏ, bóc vảy, nứt nẻ, ngứa, lichen hóa;

– Giới hạn của tổn thương da không rõ với da lành.

– Viêm da bàn tay hay gặp ở nữ hơn do tiếp xúc với các chất kích ứng là xà phòng, chất tẩy rửa, đồ ăn… khi làm công việc nội trợ.

Viêm da tiếp xúc dị ứng

– Xảy ra ở những người đã có tiếp xúc với dị nguyên trước đó, có thể vài tuần, vài tháng, hoặc vài năm. Lúc đầu việc tiếp xúc này không gây ra triệu chứng gì, nhưng dần dần khi tiếp xúc nhiều lần sẽ gây tổn thương cho da.

– Xuất hiện muộn, thường sau khi tiếp xúc với dị nguyên 48-72 giờ.

– Biểu hiện lâm sàng:

  • Cấp tính: ngứa, đỏ, phù, mụn nước, và tổn thương lan tỏa vượt quá vùng tiếp xúc.
  • Mạn tính: ngứa, đỏ, trợt da, bong vảy, lichen hóa, giống viêm da tiếp xúc kích ứng mạn tính.

Các tác nhân tiếp xúc

Các chất kiềm, axít, chất tẩy rửa, chất bảo quản, chất khử mùi…hay gây viêm da tiếp xúc kích ứng.

– Kiềm: Có trong xà phòng, bột giặt, chất tẩy rửa.

  • Chất kiềm có khả năng xuyên thấm và phá huỷ sâu do làm tan chất sừng.
  • Viêm da bàn tay ở các bà nội trợ, công nhân nhà máy xà phòng hay do chất kiềm gây ra.

– Acid sulfuric, acid nitric, acid oxalic, acid chloric… gây viêm da tiếp xúc nghề nghiệp

– Kim loại: đồng, thủy ngân, nickel, bạc, kẽm… viêm da tiếp xúc dị ứng do kim loại hay gặp nhất là do nickel có ở đồ bằng kim loại như: dây đeo đồng hồ, cúc, khóa móc quần, thắt lưng…

– Các chất khác: bromine, chlorine, iodine, bụi kẽm, bụi vôi, bụi gỗ, bụi thuốc lá, potassium dichlomate trong thuộc da, xi măng…

– Các dung môi hoà tan chất dầu, dầu bôi trơn, dầu cắt công nghiệp…

– Dung môi bay hơi gây viêm da tiếp xúc ở mũi, miệng, mặt, vùng da hở.

– Hương liệu, chất bảo quản có trong mỹ phẩm;

– P-phenylenediamine trong chất nhuộm tóc;

– Formaldehyde trong nhựa dán;

– Carbamix, thiramix, mercaptomix trong cao su tổng hợp;

– Thuốc bôi; hoá chất trừ sâu; nhựa cây; hoa, phấn hoa; quần áo…

– Một số hoạt chất gây viêm da tiếp xúc do làm tăng nhạy cảm của da khi có sự tác động của ánh sáng mặt trời như Sulfonamide, Phenothiazine, Paraaminobenzoic acid, oxybenzone, 6-methyl coumarine.

Chẩn đoán

Chẩn đoán xác định dựa vào

– Lâm sàng: hình thái, cách sắp xếp và sự phân bố tổn thương ở các vị trí gợi ý cho chẩn đoán.

– Tiền sử cá nhân, đặc biệt là tiền sử các bệnh viêm da trước đó.

– Nghề nghiệp, sở thích, sử dụng mỹ phẩm, quần áo, đồ dùng cá nhân, môi trường nhà ở, thuốc bôi…

Chẩn đoán nguyên nhân, sử dụng các loại test sau đây:

–  Test kích thích: Để xác định xem bệnh nhân có nhạy cảm với chất tiếp xúc không. Thường bôi chất nghi ngờ vào da ở mặt trong cẳng tay, ngày vài lần trong 7 ngày. Test này được áp dụng cả ở tuyến y tế cộng đồng để xác định nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc.

– Test áp dùng để chẩn đoán xác định căn nguyên gây viêm da tiếp xúc dị ứng. Loại test áp này chỉ thực hiện được ở các cơ sở có điều kiện xét nghiệm chuyên khoa.

Điều cần lưu ý là rất nhiều trường hợp viêm da tiếp xúc kích ứng cần phải được phân biệt với bệnh Zona. Sự khác biệt cơ bản ở chỗ bệnh Zona thường hay xuất hiện các mụn nước, bọng nước chỉ ở một vùng da chịu sự chi phối của dây thần kinh ngoại biên và chỉ giới hạn ở một bên của cơ thể. Bệnh nhân thường bị đau nhiều, đau sâu và rộng hơn vùng da có tổn thương. Trong khi đó, bệnh viêm da tiếp xúc kích ứng thì tổn thương da xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào có tiếp xúc và bệnh nhân thường chỉ có cảm giác rát bỏng nông trên bề mặt da bị tổn thương.

Việc phân định rõ ràng hai loại bệnh này rất quan trọng giúp định hướng điều trị đúng để tránh được việc điều trị nhầm rất hay gặp, nhất là tại các nhà thuốc/quầy thuốc, đó là dùng thuốc điều trị Zona cho trường hợp bị viêm da tiếp xúc, gây việc sử dụng thuốc không cần thiết, lãng phí và kéo dài thời gian điều trị. Đồng thời, việc xác định đúng bệnh nhân bị bệnh Zona cũng giúp cho điều trị sớm tránh được những di chứng đau sau Zona, đặc biệt đối với người lớn tuổi.

Điều trị

– Ngừng ngay tiếp xúc với các tác nhân nghi ngờ. Nếu đã biết tác nhân gây bệnh thì loại bỏ các chất còn dư thừa trên da bằng cách rửa nước hoặc dùng các chất trung hoà, nhất là đối với trường hợp viêm da tiếp xúc kích ứng do các hoá chất mạnh.

– Đắp dung dịch Jarish, nước muối sinh lý, nước thuốc tím loãng, nước lá khế vô khuẩn đối với trường hợp có tiết dịch, sưng nề nhiều.

– Thuốc bôi như Hồ nước, hồ Tetrapred, hoặc các loại kem có corticoid như: hydrocortisol, eumovate, locatop, beprosone, temprosone….

– Trường hợp nặng: Bệnh nhân có thể phải nằm viện điều trị.

Phòng bệnh

– Loại bỏ các chất tiếp xúc gây bệnh đã biết.

– Hạn chế dùng xà phòng, chất tẩy rửa; tránh tắm rửa quá mức để giữ lớp bảo vệ tự nhiên của da.

– Dùng kem bảo vệ thích hợp  trong các môi trường làm việc có tác nhân dễ gây viêm da tiếp xúc.

– Thường xuyên bôi kem làm ẩm, nhất là sau khi làm việc để chống nứt, khô da, tránh sự xâm nhập của các chất kích ứng, có thể dùng các loại dầu thực vật, mỡ có sẵn tại gia đình.

– Dùng găng thích hợp khi làm việc trong môi trường có chất kích ứng để không cho hóa chất hay dung môi xuyên thấm vào da.

– Tư vấn nghề nghiệp thích hợp nhất là những trường hợp bị viêm da tiếp xúc do nghề nghiệp.

– Có thể thử sự kích ứng/dị ứng của da đối với sản phẩm định dùng bằng cách bôi vào da ở mặt trong cẳng tay, dưới cằm hoặc lưng ngày 2 lần trong 7 ngày, nếu da không có phản ứng gì thì có thể dùng sản phẩm đó được.

]]>
https://meyeucon.org/17610/benh-viem-da-tiep-xuc/feed/ 0