Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Sat, 27 Apr 2024 13:40:12 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Nước tiểu bé có mùi là dấu hiệu của viêm đường tiết niệu? https://meyeucon.org/26700/nuoc-tieu-be-co-mui-la-dau-hieu-cua-viem-duong-tiet-nieu/ https://meyeucon.org/26700/nuoc-tieu-be-co-mui-la-dau-hieu-cua-viem-duong-tiet-nieu/#comments Fri, 08 Mar 2013 23:00:56 +0000 https://meyeucon.org/?p=26700 Theo kết quả của một cuộc nghiên cứu, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng nước tiểu của bé có mùi hôi thường là dấu hiệu của bệnh viêm đường tiết niệu.

Các bác sĩ nhi khoa cảnh báo nước tiểu hôi thường có nghĩa là bất thường.
Các bác sĩ nhi khoa cảnh báo nước tiểu hôi thường có nghĩa là bất thường.

Nước tiểu thông thường vẫn chẳng thơm tho gì, kể cả nước tiểu của em bé. Nhưng nếu bạn nhận thấy “đầu ra” của bé có mùi hôi đặc biệt, bạn không nên bỏ qua.

Trong một nghiên cứu của Canada, các nhà khoa học phát hiện thấy trong hơn nửa số trường hợp, các em bé mà nước tiểu bốc mùi hôi thì cũng bị viêm đường tiết niệu.

Tuy vậy, chỉ báo này không phải lúc nào cũng chính xác. Khoảng 1/3 số trường hợp nước tiểu có vấn đề song em bé không bị viêm nhiễm.

Từ công trình này, các bác sĩ nhi khoa cảnh báo nước tiểu hôi thường có nghĩa là bất thường. Ngay cả nếu không bị viêm đường tiết niệu, mùi hôi vẫn chỉ ra những trục trặc sức khỏe khác đáng để bác sĩ lưu tâm, đặc biệt nếu bé có kèm theo sốt.

Tốt hơn là bạn hãy mang tã ướt của bé đến văn phòng bác sĩ để kiểm tra nước tiểu.

]]>
https://meyeucon.org/26700/nuoc-tieu-be-co-mui-la-dau-hieu-cua-viem-duong-tiet-nieu/feed/ 1
Cần cẩn trọng khi nước tiểu của trẻ nặng mùi https://meyeucon.org/22104/can-can-trong-khi-nuoc-tieu-cua-tre-nang-mui/ https://meyeucon.org/22104/can-can-trong-khi-nuoc-tieu-cua-tre-nang-mui/#comments Sat, 07 Apr 2012 23:41:47 +0000 https://meyeucon.org/?p=22104 Bác sĩ nên tiến hành xét nghiệm nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs) cho trẻ khi phụ huynh thông báo nước tiểu của trẻ có mùi khó chịu – đó là kiến nghị của các nhà nghiên cứu Canada.

Nước tiểu nặng mùi có thể là một trong số các dấu hiệu trẻ nhỏ bị UTIs

Để xem xét mối liên quan giữa UTIs và nước tiểu nặng mùi, các nhà nghiên cứu Canada đã khảo sát cha mẹ của 331 trẻ từ 1 tháng đến 3 tuổi được khám do nghi ngờ UTIs.

Nghiên cứu cho thấy nước tiểu nặng mùi là một yếu tố nguy cơ liên quan chặt chẽ nhất với UTIs – 57% số trẻ được xét nghiệm dương tính với UTIs có nước tiểu nặng mùi so với chỉ 32% số trẻ không bị UTIs.

Mặc dù nước tiểu nặng mùi có thể làm tăng khả năng trẻ có chẩn đoán UTIs song các nhà nghiên cứu thừa nhận rằng chỉ riêng triệu chứng này là không đủ để chẩn đoán.

Các bác sĩ nhi khoa đồng ý rằng nước tiểu nặng mùi có thể là một trong số các dấu hiệu trẻ nhỏ bị UTIs. UTIs ở trẻ có thể biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ. Trẻ nhỏ thường không than phiền bị đau hoặc nóng khi đi tiểu. UTIs đặc biệt khó chuẩn đoán ở trẻ nhỏ với sốt là triệu chứng duy nhất.

Các kết quả nghiên cứu được đăng trực tuyến trên tạp chí Pediatrics ngày 2/4.

]]>
https://meyeucon.org/22104/can-can-trong-khi-nuoc-tieu-cua-tre-nang-mui/feed/ 1
Thuốc trị nhiễm khuẩn niệu trẻ em https://meyeucon.org/13187/thuoc-tri-nhiem-khuan-nieu-tre-em/ https://meyeucon.org/13187/thuoc-tri-nhiem-khuan-nieu-tre-em/#comments Sat, 16 Oct 2010 06:10:30 +0000 https://meyeucon.org/?p=13187 Nhiễm khuẩn niệu trẻ em chiếm khoảng 7% ở bé gái và 2% ở bé trai dưới 6 tuổi. Đa số do vi khuẩn ngược dòng với nước tiểu. Đối với trẻ dưới 12 tháng, đa số do vi khuẩn từ đường máu. Các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn niệu thường là Escherichia Coli (60 – 80%), kế đến là Proteus (gặp ở bé trai hoặc ở bệnh nhi có sỏi thận), Klebsiela, Enterococcus và các Staphylococcus. Táo bón mạn, bàng quang không ổn định làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn niệu trẻ em…

Thuốc điều trị thường dùng

Nhiễm khuẩn niệu thường do bội nhiễm nhiều loại khuẩn. Trong lúc chờ kết quả cấy nước tiểu, cấy máu (để xác định khuẩn), dùng kháng sinh phổ rộng. Sau khi có kết quả kháng sinh đồ, dùng kháng sinh tùy theo sự đáp ứng. Nếu sau 2 ngày dùng, triệu chứng không cải thiện thì cấy lại máu, làm thêm xét nghiệm hình ảnh. Dùng kháng sinh ngắn ngày (3 – 5 ngày) cho hiệu quả như dùng kháng sinh dài ngày (7 – 14 ngày). Sau đợt dùng kháng sinh, không cần cấy lại nước tiểu (vì đa số trường hợp đều âm tính). Có thể chọn một trong các kháng sinh dưới đây với liều khuyến cáo:

– Amoxicilin: Có phổ kháng khuẩn rộng, mạnh và vững bền hơn penicillin, ampicilin trong đó có tác dụng mạnh trên Escherichia Coli, Proteus, Enterococcus, nên dùng trong nhiễm khuẩn niệu, đặc biệt là cho trẻ dưới 2 tuổi.

– Các cephalosporin: Là kháng sinh phổ rộng. Tùy theo sự đáp ứng mà chọn một trong các loại: cephalexin, cefprozil, cefpodoxim, cefixim…

– Loracarbef (lorabid): Là kháng sinh tổng hợp thuộc nhóm betalactam gọi là carbacephem, đôi khi xếp vào nhóm cephalosporin, có tác dụng trên Escherichia Coli và các Staphylococcus (aureus, pneumoniae, pyogenes) nên dùng trong nhiễm khuẩn niệu (và cả trong nhiễm khuẩn hô hấp); tương tự như cefaclo nhưng ổn định hơn về mặt hóa học. Thuốc có thể gây dị ứng, có khi gây sốc phản vệ, tiêu chảy (hay gặp ở trẻ dưới 12 tuổi), làm thay đổi vi khuẩn ở đại tràng, tăng vi khuẩn C. dificile , gây viêm đại tràng giả mạc dẫn đến tiêu chảy, sốt, thậm chí gây sốc; ngoài ra còn gây buồn nôn, đau bụng, phát ban, xét nghiệm gan có bất thường, đau đầu, chóng mặt.

– Sulfisoxazol (tên khác sulfafurazol): Là sulfamid có nhóm thế oxazol, kháng các khuẩn gram âm và dương, dùng trong nhiễm khuẩn niệu. Không dùng với người mẫn cảm với sulfamid, trẻ dưới 2 tuần tuổi, trẻ đẻ non dưới 2 tháng tuổi.

Thuốc dự phòng tái phát

Tỷ lệ tái phát ở trẻ dưới 5 tuổi khoảng 12%, riêng trẻ dưới 6 tháng tuổi là 18,6%. Dùng kháng sinh dự phòng có thể giảm sự tái phát. Chọn một trong các kháng sinh dưới đây, dùng theo liều khuyến cáo (thường thấp hơn liều trong điều trị).

– Acid nalidixic (negram): Là kháng sinh quinolon thế hệ đầu tiên, có phổ kháng khuẩn rộng, song chủ yếu trên các gram âm Escherichia Coli, Proteus, Klebsiela nhưng kháng với các gram âm (Enterococcus, Staphylococcus) nên dùng trong nhiễm khuẩn niệu do vi khuẩn gram âm. Không làm mất cân bằng sinh thái vi khuẩn đường ruột (ưu điểm hơn loracarbef nói trên). Thuốc bài tiết qua nước tiểu dưới dạng chất chuyển hóa không hoạt tính (80 – 90%) nhưng còn dạng không biến đổi và dạng biến đổi có hoạt tính vẫn có nồng độ 25 – 250microgam/ml (sau khi uống 1gam), đủ sức để ức chế các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn niệu (nồng độ cần thiết gây ức chế là 16 microgam/ml). Thuốc có thể gây tích lũy, đặc biệt ở người suy chức năng gan, thận, thiếu men G6PD; nghi ngờ gây hỏng sụn khớp của trẻ nhỏ, vì vậy không dùng cho trẻ suy chức năng gan thận, thiếu men G6PD, dưới 3 tuổi. Ở liều điều trị, ít khi gây tác dụng phụ nghiêm trọng nhưng quá liều thì có thể gây loạn tâm thần nhiễm độc, co giật, tăng áp lực nội sọ, tăng acid chuyển hóa, nôn, buồn nôn.

– Nitrofurantoin: Kháng và sát khuẩn đường niệu có thể gây ra rối loạn tiêu hóa, nôn, buồn nôn, ăn kém ngon (nhất là dùng lúc đói), sốt, đau cơ, nhức đầu, khô miệng, chóng mặt, tăng bạch cầu, khó thở, có triệu chứng giống hen, rụng tóc, ban đỏ toàn thân. Dùng kéo dài có thể gây các phản ứng cấp mạn ở phổi (viêm kẽ phổi lan tỏa, xơ hóa phổi), bị viêm gan (nếu dùng nhiều năm), bị thiếu máu, tan máu (khi thiếu enzym G6PD). Hiện ít dùng do có các thuốc tốt và an toàn hơn.

– Methenamin (hexaminum): Là chất dị vòng có tính sát khuẩn (do sinh ra formaldehyt). Dùng dưới dạng hipurat hay mandelat trong nhiễm khuẩn niệu. Có thể gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, ban đỏ, protein hay huyết – niệu. Không dùng cho người viêm thận.

Lưu ý: Nếu trước đó, trẻ có dùng kháng sinh (do dùng trong bệnh khác), sự phơi nhiễm kháng sinh càng gần (trong vòng 60 ngày) thì khi nhiễm khuẩn niệu lần đầu thường dễ có phát sinh sự kháng thuốc. Nếu bị phơi nhiễm amoxicilin trước đó 30 ngày thì sẽ phát sinh sự kháng amoxicilin+ clavulanat, trước đó 30 – 60 ngày thì sẽ phát sinh sự kháng ampicilin. Vì vậy, khi gặp nhiễm khuẩn niệu trẻ em lần đầu, cần xem lại việc dùng kháng sinh trước đó, chọn kháng sinh thích hợp nhằm tránh sự phát triển kháng thuốc.

Việc chẩn đoán xét nghiệm có nhiều cải tiến (thuận lợi, tiết kiệm), ngoại trừ một số kháng sinh cũ có tính độc, bị vi khuẩn kháng ít dùng (nói trên), các kháng sinh đang dùng như amoxicillin, cephaalosporin, loracarbef, acid nalidixic đều là thuốc gốc (dễ kiếm, giá thành hạ); do đó việc điều trị và dự phòng tái phát nhiễm khuẩn niệu có thể thực hiện thuận lợi ở các tuyến.

DS. Bùi Văn Uy

]]>
https://meyeucon.org/13187/thuoc-tri-nhiem-khuan-nieu-tre-em/feed/ 3
Dễ nhầm lẫn biểu hiện viêm đường tiểu ở bé gái https://meyeucon.org/13114/de-nham-lan-bieu-hien-viem-duong-tieu-o-be-gai/ https://meyeucon.org/13114/de-nham-lan-bieu-hien-viem-duong-tieu-o-be-gai/#comments Tue, 12 Oct 2010 13:42:46 +0000 https://meyeucon.org/?p=13114 Ở thành phố, tỷ lệ nhiễm khuẩn đường tiểu tuy ít hơn ở nông thôn nhưng cũng là một bệnh khá phổ biến ở trẻ em. Nhiều phụ huynh ngỡ ngàng khi bác sĩ thông báo kết quả xét nghiệm bé bị nhiễm khuẩn đường tiểu.


Gặp nhiều ở bé gái

TS Nguyễn Văn Bàng (Khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai) cho biết, bệnh viêm đường tiểu rất phổ biến ở cả người lớn và trẻ em, đặc biệt là ở các bé gái (theo 1 nghiên cứu, tỉ lệ nhiễm khuẩn đường tiểu cao hơn bé trai 5-10 lần).

“Ở nữ giới, bộ phận sinh dục và đường tiểu rất gần nhau, nếu không biết cách vệ sinh sạch sẽ sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn. Nhất là với trẻ em nông thôn, việc các bé gái hay ngồi bệt trên nền đất, lau rửa sau đi vệ sinh không sạch sẽ, đúng cách sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập vào đường tiểu theo đường ngược dòng (từ niệu đạo lên bang quang, niệu quản, thận) gây nhiễm khuẩn đường tiểu”, BS Bàng nói.

Ở thành phố, tỷ lệ nhiễm khuẩn đường tiểu tuy ít hơn ở nông thôn nhưng cũng là một bệnh khá phổ biến ở trẻ em. Nhiều phụ huynh ngỡ ngàng khi bác sĩ thông báo kết quả xét nghiệm bé bị nhiễm khuẩn đường tiểu như trường hợp của chị Phương Vân (Thanh Xuân, HN). Vì hàng ngày, chị đều vệ sinh cho con 2 lần/ngày, mặt quần cotton thoáng mát… Hỏi kỹ ra, chị lại “quên” không dạy cô con gái 7 tuổi cách tự lau chùi đúng sau khi đi vệ sinh. Mỗi lần đi vệ sinh, cô bé đều lau từ sau ra trước và đây là nguyên nhân dẫn tới vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm khuẩn đường tiểu.

Đáng nói, ngoài 1 số trường hợp có biểu hiện rõ rệt như sốt cao, bỗng dưng sợ đi tè, nếu phải đi thì khó chịu, khóc thét, đái ngắt quãng… biểu hiện của nhiễm khuẩn tiết niệu thường rất kín đáo, không có triệu chứng điển hình (nhất là ở bé gái). Do triệu chứng âm ỉ, sự nhiễm khuẩn ngược dòng từ đường tiểu lên bàng quang, từ bàng quang lên niệu quản rồi lên đến thận, lặp đi lặp lại gây hỏng thận (gây viêm thận ngược dòng hoặc viêm bể thận mãn tính), rồi thành sẹo thận, thận mất chức năng chuyển thành suy thận mãn. Theo các bác sĩ, đây có thể là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây suy thận không rõ nguyên nhân. Vì cứ 10 bệnh nhân suy thận đến viện thì có khoảng 5 bệnh nhân không rõ nguyên nhân, nhưng trên thực tế, nhiều trường hợp suy thận đó đã từng bị viêm nhiễm đường tiết niệu âm ỉ từ lúc bé.

Nhận biết sớm bé nhiễm khuẩn đường tiểu

TS Bàng cho hay, dù biểu hiện đa dạng, thay đổi tùy theo lứa tuổi, theo vị trí tổn thương và mức độ nặng của bệnh nhưng chịu khó quan sát bé thì cha mẹ vẫn có thể phát hiện những dấu hiệu bất thường để đưa con đi khám.

Bệnh có thể không biểu hiện triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ như đái buốt, đái rắt, hoặc rất rầm rộ như bệnh cảnh sốc nhiễm khuẩn và sốt cao. Đặc biệt ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, triệu chứng toàn thân như kém ăn, không lên cân, quấy khóc hoặc có thể biểu hiện ở thể rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy thất thường và kéo dài không rõ nguyên nhân. “Tuy đây là những biểu hiện dễ nhận thấy nhưng lại chính là điểm mà cha mẹ và cả bác sĩ có thể chẩn đoán nhầm sang các bệnh lý khác. Vì thế, việc xét nghiệm nước tiểu được chỉ định để chẩn đoán chính xác bệnh lý này”, BS Bàng nói.

Ở trẻ trai, việc hẹp bao quay đầu khiến khi đái, đầu “chim” thành một bọng nước, đái xiên, đái lệch, trẻ hay sờ vào đầu chim… cũng là nguyên nhân dễ gây nhiễm khuẩn đường tiểu. Lúc này nên cho bé đi khám, nếu hẹp thì nên tách bao quy đầu để phòng nguy cơ nhiễm khuẩn.

Để phòng nhiễm khuẩn đường tiểu, ngoài vệ sinh sạch sẽ cho trẻ đúng cách (bé gái), bao quy đầu được mở (ở bé trai hẹp bao quy đầu) thì không nên đóng bỉm cho trẻ nhỏ suốt ngày đêm. Vì dùng bỉm liên tục, nước tiểu hay phân đọng lại lâu trong bỉm sẽ rất dễ gây nhiễm khuẩn lên đường tiết niệu, nhất là ở bé gái. Cũng cần lưu ý, khi thay bỉm cho trẻ nên quan sát kỹ, nếu trên bỉm có vết khô đục thì phải cho bé đi khám vì đó có thể là mủ niệu.

“Ở một số trường hợp, nhiễm khuẩn đường tiểu có thể tự khỏi nhưng không vì thế mà chủ quan. Khi con có biểu hiện nghi ngờ cần đưa đi khám ngay. Vì với những trường bị nhiễm khuẩn đường tiểu do dị dạng đường tiết niệu thì thường hay bị tái phát, mạn tính, khó tiêu diệt được vi khuẩn, và thường dẫn đến suy thận sau một thời gian nhất định”, BS Bàng cảnh báo.

]]>
https://meyeucon.org/13114/de-nham-lan-bieu-hien-viem-duong-tieu-o-be-gai/feed/ 1
Viêm tiết niệu ở trẻ em https://meyeucon.org/12685/viem-tiet-nieu-o-tre-em/ https://meyeucon.org/12685/viem-tiet-nieu-o-tre-em/#respond Sat, 25 Sep 2010 14:16:08 +0000 https://meyeucon.org/?p=12685 Trẻ viêm tiết niệu có thể biểu hiện sốt nhẹ, hoặc sốt kéo dài, đôi khi sốt cao. Có khoảng 10-15% số trẻ không sốt mà thân nhiệt lại giảm; trẻ biếng ăn, bỏ chơi, nôn hoặc tiêu chảy…

Nguyên nhân

Ở bé gái do cấu tạo sinh lý là niệu đạo ngắn, lỗ tiểu lại gần với hậu môn cho nên rất dễ bị lây nhiễm bởi các vi sinh vật từ phân lây sang. Ở bé trai có một số do dị dạng ở đường tiểu, nhất là hiện tượng hẹp bao quy đầu làm cho nước tiểu thường xuyên bị ứ lại, gây viêm đường tiết niệu ngược dòng. Một số trẻ không mặc quần hoặc mặc quần thủng đít, hoặc lăn lê trên mặt đất cũng rất dễ bị viêm đường tiết niệu. Sử dụng bỉm không đúng quy cách, nhất là mỗi khi cả phân và nước tiểu lẫn lộn với nhau cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Nếu rửa hoặc lau hậu môn cho trẻ mà rửa từ sau ra trước thì vô tình sẽ đưa vi khuẩn vào lỗ tiểu, nhất là các trẻ em gái.

Căn nguyên gây viêm đường tiết niệu ở trẻ chủ yếu do vi khuẩn E.coli. Vi khuẩn này có nhiều trong phân của người, động vật, phân bố khắp nơi và rất dễ lây nhiễm cho con người nếu vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân chưa tốt.

Phòng tránh

Mỗi khi thấy con mình sốt (dù là sốt nhẹ) các bậc phụ huynh cũng không nên chủ quan và xem thường. Khi trẻ sốt kéo dài không rõ nguyên nhân; ăn, ngủ, chơi kém thì cần cho trẻ đi khám bệnh, bởi có thể do viêm đường tiết niệu. Không nên đóng bỉm một thời gian dài mới thay và luôn kiểm tra bỉm của trẻ, đề phòng trẻ vừa tiểu vừa đi ngoài làm lây lan vi khuẩn gây bệnh sang đường tiết niệu.

Hằng ngày, nếu thấy trẻ hay sờ tay vào chỗ kín hoặc bé trai đi tiểu bị phồng ở bao quy đầu thì phải cho trẻ đi khám xem có bị hẹp bao quy đầu hay không; bởi vì hẹp bao quy đầu rất dễ bị viêm đường tiết niệu. Cần tập thói quen cho trẻ đi tiểu tự chủ và không để trẻ đái dầm bằng cách trước khi trẻ đi ngủ cần cho đi tiểu. Mỗi lần vệ sinh cho trẻ sau khi đi ngoài hay đi tiểu cần lau giấy vệ sinh hoặc rửa nước từ trước ra sau để tránh đưa vi khuẩn vào lỗ tiểu, nhất là các bé gái.

Cần cho trẻ uống đủ nước hằng ngày, ăn thêm rau, hoa quả để tăng lượng nước giúp cho hệ thống bài tiết nước tiểu của trẻ tốt hơn. Khi nghi ngờ trẻ bị viêm đường tiết niệu, cần cho trẻ đi khám để trẻ được điều trị nhằm tránh biến chứng như nhiễm trùng huyết hoặc viêm thận dẫn đến suy thận.

BS Bùi Khắc Hậu

]]>
https://meyeucon.org/12685/viem-tiet-nieu-o-tre-em/feed/ 0
Cảnh giác bệnh đường tiết niệu ở trẻ https://meyeucon.org/11445/canh-giac-benh-duong-tiet-nieu-o-tre/ https://meyeucon.org/11445/canh-giac-benh-duong-tiet-nieu-o-tre/#respond Wed, 18 Aug 2010 05:15:28 +0000 https://meyeucon.org/?p=11445 Không chỉ ở người lớn mà ngay cả trẻ sơ sinh vẫn có thể bị viêm đường tiết niệu. Trẻ em bị viêm đường tiết niệu gặp khá nhiều, đứng sau viêm đường hô hấp và viêm đường tiêu hoá.

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em chủ yếu hay gặp do viêm bàng quang hoặc viêm thận. Đối với trẻ em, kể cả trẻ còn rất nhỏ (sơ sinh) đến trẻ lớn đều có thể mắc các bệnh viêm đường tiết niệu, vì vậy, các bậc phụ huynh không nên chủ quan và cho rằng trẻ em không mắc bệnh viêm đường tiết niệu. Trẻ bị viêm đường tiết niệu nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ để lại di chứng và biến chứng.

Nguyên nhân của viêm đường tiểu ở trẻ em

Có khá nhiều nguyên nhân gây nên bệnh viêm đường tiết niệu cho trẻ. Ở bé gái, do cấu tạo sinh lý là niệu đạo ngắn, lỗ tiểu lại gần với hậu môn nên rất dễ bị lây nhiễm bởi các vi sinh vật từ phân lây sang. Ở bé trai, có một số do có dị dạng ở đường tiểu, nhất là hiện tượng hẹp bao quy đầu làm cho nước tiểu thường xuyên bị ứ lại gây viêm đường tiết niệu ngược dòng. Một số trẻ không mặc quần hoặc mặc quần thủng đít hoặc hay chơi lăn lê trên mặt đất cũng rất dễ bị viêm đường tiết niệu.

Ngày nay, việc đóng bỉm cho bé là chuyện bình thường nhưng việc sử dụng bỉm không đúng quy cách cũng có thể làm cho trẻ bị viêm đường tiết niệu, nhất là mỗi khi cả phân và nước tiểu lẫn lộn với nhau tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nên rất dễ làm cho trẻ bị nhiễm vi khuẩn. Viêm đường tiết niệu ở trẻ đôi khi còn do các bậc phụ huynh hoặc cô nuôi dạy trẻ gây ra như việc rửa cho trẻ sau khi trẻ đi vệ sinh. Nếu rửa đít cho trẻ mà rửa từ sau ra trước thì vô tình sẽ đưa vi khuẩn vào lỗ tiểu, nhất là các trẻ em gái.

Về căn nguyên gây viêm đường tiết niệu ở trẻ chủ yếu do vi khuẩn E.coli và có thể do một số ký sinh trùng (vi nấm) hoặc do virut. Vi khuẩn E.coli là một loại vi khuẩn thuộc họ vi khuẩn đường ruột có nhiều trong phân của người và động vật. Ở ngoại cảnh, vi khuẩn này phân bố khắp nơi (trong đất, bụi, nước và không khí, thực phẩm, rau, quả…) nên rất dễ lây nhiễm sang cho con người mỗi khi có điều kiện, nhất là khi vệ sinh môi trường chưa được cải thiện, vệ sinh cá nhân chưa tốt.

Cha mẹ trẻ cần chú ý bỉm của trẻ để phát hiện sớm viêm đường tiết niệu.

Biểu hiện viêm đường niệu ở trẻ em

Tuỳ theo độ tuổi, tuổi càng nhỏ thì triệu chứng viêm đường tiết niệu càng kín đáo, khó phát hiện. Trẻ có thể bị sốt nhẹ, sốt kéo dài, đôi khi sốt cao. Người ta thấy rằng có một tỷ lệ khoảng từ 10 – 15% số trẻ không sốt mà thân nhiệt lại giảm. Trẻ có thể biếng ăn, kém chơi, hay quấy khóc, đôi khi có rối loạn tiêu hoá như nôn hoặc tiêu chảy. Đôi khi trẻ khóc khi tiểu bởi bị đau. Một số trẻ em trai lớn hơn có động tác sờ vào chim do khó chịu, đau khi đi tiểu. Trẻ cũng có thể đái dắt, buốt, đi tiểu nhiều lần trong một khoảng thời gian ngắn nên một số trẻ bị viêm đường tiết niệu hay đi tiểu làm cho một số phụ huynh hoặc các cô bảo mẫu hiểu nhầm và đánh giá sai về hành vi của cháu.

Trẻ càng lớn thì hiện tượng đái buốt, đái dắt càng rõ nét hơn do trẻ đã nhận biết được. Nước tiểu của trẻ bị viêm đường tiểu có thể đục. Mức độ đục nhiều hay ít còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như thời gian bị viêm đường tiết niệu, nước tiểu được lấy để quan sát vào lúc nào trong ngày (nếu nước tiểu lấy vào lúc sáng sớm thì có thể thấy đục nhưng lấy nước tiểu vào buổi trưa hoặc chiều thì có thể không thấy). Muốn biết trẻ có bị viêm đường tiết niệu hay không, nên căn cứ vào một trong các dấu hiệu (hoặc có nhiều dấu hiệu) như mô tả ở trên. Khi cần thiết phải lấy nước tiểu làm xét nghiệm vi sinh (nhuộm soi và nuôi cấy phân lập vi khuẩn). Qua xét nghiệm vi sinh có thể biết được trong nước tiểu có vi khuẩn hay vi nấm. Xét nghiệm nước tiểu của trẻ nghi nhiễm khuẩn tiết niệu bằng phương pháp vi sinh, qua đó người ta còn làm kỹ thuật kháng sinh đồ để tìm kháng sinh thích hợp điều trị có hiệu quả nhất cho trẻ. Người ta cũng có thể kiểm tra toàn bộ hệ thống đường tiết niệu bằng siêu âm và một số xét nghiệm cận lâm sàng khác để góp phần chẩn đoán chính xác trẻ có bị viêm đường tiết niệu hay không.

Nên làm gì để ngăn chặn viêm đường tiết niệu ở trẻ?

Phụ huynh có con nhỏ luôn luôn quan tâm đến sức khoẻ của trẻ là điều hết sức cần thiết, không nên phó thác mọi vấn đề cho ông, bà hay cô nuôi trẻ cho dù bận công việc đến đâu đi nữa.

Mỗi khi thấy con mình sốt thì dù là sốt nhẹ cũng không được chủ quan và xem thường. Khi trẻ sốt kéo dài không rõ nguyên nhân, ăn, ngủ, chơi kém, cần cho trẻ đi khám bệnh bởi vì nhiều trường hợp trẻ sốt không rõ nguyên nhân chính lại do viêm đường tiết niệu.

Khi đóng bỉm cho trẻ, cần để ý xem có cặn trắng ở bỉm hay không mỗi khi thay bỉm. Cần để ý thay bỉm sau khi trẻ tè, nhất là sau khi trẻ đại tiện cần thay ngay, tránh làm cho lây lan vi khuẩn gây bệnh sang đường tiết niệu, đặc biệt là trẻ em gái.

Hằng ngày, nếu thấy trẻ hay sờ tay vào chỗ kín thì phụ huynh cần xem xét có điều gì nghi ngờ hay không? Mỗi khi thấy trẻ em trai đi tiểu bị phồng ở bao quy đầu hoặc đi đái khó là phải cho trẻ đi khám xem trẻ có bị hẹp bao quy đầu hay không bởi vì hẹp bao quy đầu là một trong những nguyên nhân hay gặp gây viêm đường tiết niệu.

Cần tập thói quen cho trẻ đi tiểu tự chủ và không để trẻ đái dầm bằng cách trước khi trẻ đi ngủ cần cho trẻ đi tiểu. Mỗi lần vệ sinh cho trẻ sau khi đi ngoài hay đi tiểu, cần lau giấy vệ sinh từ trước ra sau để tránh đưa vi khuẩn vào lỗ tiểu, nhất là các bé gái.

Cần cho trẻ uống đủ nước hàng ngày, ăn thêm rau, hoa quả để tăng lượng nước làm cho hệ thống bài tiết nước tiểu của trẻ tốt hơn. Khi nghi ngờ trẻ bị viêm đường tiết niệu, cần cho trẻ đi khám ở cơ sở y tế có đủ điều kiện để trẻ mau chóng được điều trị, không nên chậm trễ sẽ để lại biến chứng như nhiễm khuẩn huyết hoặc viêm thận dẫn đến suy thận.

PGS.TS.TTƯT. Bùi Khắc Hậu – Theo Sức Khỏe & Đời Sống

]]>
https://meyeucon.org/11445/canh-giac-benh-duong-tiet-nieu-o-tre/feed/ 0
Nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ: Điều trị sớm tránh gây hại thận https://meyeucon.org/10003/nhiem-trung-duong-tieu-o-tre-dieu-tri-som-tranh-gay-hai-than/ https://meyeucon.org/10003/nhiem-trung-duong-tieu-o-tre-dieu-tri-som-tranh-gay-hai-than/#comments Fri, 30 Jul 2010 02:41:30 +0000 https://meyeucon.org/?p=10003 Nhiễm trùng đường tiểu là bệnh lý phổ biến mà hầu như ai cũng ít nhất một lần gặp phải. Tuy nhiên, ở trẻ em đường tiểu dễ bị nhiễm khuẩn hơn do sức đề kháng yếu hoặc có dị tật ở hệ tiết niệu. Bệnh không biểu hiện rõ ràng nhưng diễn tiến âm thầm, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến suy thận, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ sau này.

Bé gái dễ nhiễm hơn bé trai

Thận tạo nước tiểu, sau đó dẫn qua niệu quản xuống bàng quang và được trữ ở đó, được đẩy được ra bên ngoài qua niệu đạo khi chúng ta đi tiểu. Nhiễm trùng tiểu là do vi khuẩn gây ra khi chúng xâm nhập vào nước tiểu. Hầu hết là do những vi khuẩn bình thường sống trong ruột. Những vi trùng này không gây hại gì khi ở trong ruột, nhưng chúng có thể gây nhiễm trùng một khi chúng xâm nhập vào những cơ quan khác của cơ thể. Một số vi khuẩn nằm xung quanh hậu môn sau khi đại tiện, đôi khi chúng có thể băng qua niệu đạo vào bàng quang. Các vi khuẩn này vào nước tiểu sinh sản nhanh chóng và gây nhiễm trùng tiểu. Nhiễm trùng thường chỉ ở bàng quang gọi là viêm bàng quang, nhưng chúng có thể đi cao hơn lên thận gây viêm thận.

Nhiễm khuẩn ngược dòng từ bàng quang lên thận. – Nhiễm khuẩn từ thận xuống bàng quang.

Bệnh hay gặp ở bé gái hơn bé trai vì đường tiểu nữ ngắn, vi khuẩn dễ dàng từ ngoài đi ngược vào niệu đạo lên bàng quang gây viêm bàng quang, rồi từ bàng quang theo niệu quản lên thận gây viêm đài bể thận. Nhiễm trùng vùng âm hộ ở nữ cũng dễ dẫn đến nhiễm trùng tiểu vì lỗ tiểu và lỗ âm hộ ở kế bên nhau. Người ta thường thấy hai bệnh này đi cùng nhau ở những bé gái hay ngồi lê la dưới đất mà không mặc quần áo hay vải quần quá mỏng. Ngoài ra, các bà mẹ khi làm vệ sinh cho con gái thường hay có thói quen lau chùi từ dưới lên trên (khi trẻ ở tư thế nằm) tức là từ sau ra trước. Chính động tác này đã vô tình đem vi khuẩn từ hậu môn ra lỗ tiểu và lỗ âm hộ. Do đó, đa số các nhiễm trùng tiểu đều do vi khuẩn E.coli có rất nhiều trong phân gây ra.

Ở bé trai, nhiễm khuẩn hay gặp trong trường hợp có dị dạng đường tiểu, phần da của bộ phận dẫn tiểu bị túm lại, lỗ tiểu nhỏ. Khi đi tiểu, nước không ra được ngay mà ứ lại, đầu ra bị phồng lên thành một cục giống bong bóng. Chỉ đến khi nước tiểu căng quá mới xì ra, lúc theo hướng này, lúc theo hướng kia.

Ngoài ra, ở những trẻ bị nhiễm giun kim không được điều trị thì chính giun kim là tác nhân đem vi khuẩn từ hậu môn ra phía trước hoặc khi trẻ có hành vi lấy tay gãi ngứa vùng hậu môn và bộ phận sinh dục do bị nhiễm giun kim.

Dấu hiệu cần để phát hiện bệnh

Những trẻ em nhỏ và trẻ sơ sinh có thể có nhiều triệu chứng như: Sốt, nôn hay tiêu chảy, ngủ gà, quấy khóc, ăn kém, đau bụng, đi tiểu ra máu… Ở trẻ sơ sinh, triệu chứng thường không rõ ràng. Do vậy, khi phát hiện trẻ sốt mà không rõ nguyên nhân, sốt kéo dài, bỏ bú, rối loạn tiêu hóa… thì phải đưa tới bệnh viện vì có khả năng trẻ đã bị bệnh nhiễm trùng tiểu.

Ở trẻ lớn hơn, triệu chứng của bệnh thể hiện rõ hơn: Trẻ muốn đi tiểu mà không đi được hoặc trẻ thường xuyên tiểu són, tiểu lắt nhắt, tiểu gắt. Kiểm tra nước tiểu của trẻ, phát hiện có màu đục, thậm chí có trẻ tiểu ra máu. Một số trường hợp có thể kèm theo sốt, đau bụng, đau hông lưng. Ðái dầm ở một đứa trẻ từ trước tới nay tiểu bình thường cũng có thể là một triệu chứng của nhiễm trùng tiểu.

Điều trị cho bệnh nhi bị nhiễm trùng đường tiểu tại Bệnh viện Bạch Mai.

Biến chứng ở thận

Nhiễm trùng đường tiểu là bệnh gây nguy hiểm do biến chứng thường gặp là sẹo thận. Nếu không được phát hiện và điều trị dứt điểm bệnh sẽ nặng hơn. Sau mỗi đợt nhiễm trùng tiểu nặng hoặc nhiễm trùng tiểu tái phát nhiều lần, nhiều trẻ sẽ bị tổn thương ở thận dưới dạng sẹo thận dẫn đến suy thận mạn sau này.

Phòng bệnh như thế nào?

Để phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ em gái, sau mỗi lần đi tiêu, đi tiểu nên vệ sinh và lau chùi đúng cách, không lau từ sau ra trước, do lỗ tiểu ở phía trước và hậu môn nằm phía sau. Động tác làm vệ sinh phải lau từ trước ra sau để không đưa vi khuẩn từ đường tiêu hóa vào đường niệu. Ngoài ra, các bà mẹ nên thường xuyên kiểm tra tã lót và nên thay tã ngay sau khi bé đi tiêu, đi tiểu. Cho trẻ nhỏ uống đủ nước.

Đối với trẻ lớn hơn cần nhắc nhở trẻ không nên nhịn tiểu và nhịn uống nước. Bởi nước tiểu gồm các chất cơ thể cần thải ra ngoài, khi bị ứ trong bàng quang các chất này sẽ là môi trường cho vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể và gây nhiễm trùng tiểu. Ngoài ra, uống nhiều nước sẽ giúp thận thải tốt các chất bã… Đối với những trẻ bị nhiễm giun kim cần điều trị ngay.

Nhiễm trùng đường tiểu nếu phát hiện sớm có thể được điều trị khỏi bằng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Những trẻ có dị dạng đường tiểu, dị dạng bàng quang khiến nước tiểu trào ngược lên thận, có thể phải cần đến can thiệp phẫu thuật để điều chỉnh lại. Do đó các bậc cha mẹ nếu thấy trẻ có các dấu hiệu của bệnh cần cho cho trẻ đến cơ sở y tế để các bác sĩ khám và có chỉ định điều trị thích hợp.

Bác sĩ Trọng Nghĩa – SKĐS

]]>
https://meyeucon.org/10003/nhiem-trung-duong-tieu-o-tre-dieu-tri-som-tranh-gay-hai-than/feed/ 4
Thuốc điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ em https://meyeucon.org/1345/thuoc-dieu-tri-viem-duong-tiet-nieu-o-tre-em/ https://meyeucon.org/1345/thuoc-dieu-tri-viem-duong-tiet-nieu-o-tre-em/#respond Wed, 07 Apr 2010 02:37:31 +0000 https://meyeucon.org/?p=1345 Viêm đường tiết niệu là một bệnh lý thường gặp ở trẻ em. Thuật ngữ viêm đường tiết niệu chỉ các tình trạng viêm nhiễm ở đường tiết niệu trên: viêm thận bể thận và ở đường tiết niệu dưới: viêm bàng quang.

http://www.thuocbietduoc.com.vn/images/news/2009/10/tre-dong-bim._17-141009.jpe
Phụ huynh cần lưu ý cách đóng bỉm vệ sinh và thường xuyên thay bỉm để giảm nguy cơ viêm đường tiết niệu ở trẻ

Khi trẻ có sốt, đái buốt, đái dắt, đái đục và cấy nước tiểu có vi khuẩn thì được gọi là nhiễm khuẩn tiết niệu. Tỷ lệ bệnh thay đổi theo lứa tuổi và giới tính.

Vi khuẩn gây bệnh thường gặp là E. Coli. Liên cầu và tụ cầu ít gặp hơn nhưng nếu có thì bệnh rất nặng. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể để gây bệnh theo đường ngược dòng và đường máu. Các nguyên nhân thuận lợi là dị dạng bẩm sinh và sỏi đường tiết niệu.

Khi có chẩn đoán nhiễm khuẩn tiết niệu thì bắt buộc phải dùng kháng sinh. Nên dùng kháng sinh hướng về diệt vi khuẩn gram âm. Có thể chọn nhóm cephalosporin thế hệ 3 với các biệt dược: cefepim, cefoperazol, cefotaxim, ceftriaxon, cefazolin, cefatrizin… theo đường truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp thịt với liều phù hợp với cân nặng, tuổi. Cephalosporin tác dụng trên thành vi khuẩn, thuộc nhóm kháng sinh diệt khuẩn. Với liều cao thuốc ít độc và ít tác dụng phụ.

Với trẻ em bị nhiễm khuẩn tiết niệu, phải rất thận trọng khi chỉ định kháng sinh nhóm aminosid (gentamycin, kanamycin…) vì rất độc cho thận, thần kinh thính giác, thần kinh thị giác, chống chỉ định kháng sinh nhóm fluoroquinolon vì ảnh hưởng xấu tới sụn xương và độc thận.

Trong thể viêm đường tiết niệu chỉ viêm bàng quang đơn thuần, có thể chọn cotrimazol với biệt dược bactrim, biseptol là thuốc phối hợp sulfamethazol (SMZ) với trimethoprim (TM). Viên nén dùng cho trẻ em có hàm lượng SMZ 100mg + TM 20mg. Chỉ định liều phụ thuộc vào tuổi, giới, cân nặng. Khi dùng thuốc này cần cho trẻ uống nhiều nước.

Việc phòng viêm đường tiết niệu cho trẻ em cần được bố mẹ trẻ quan tâm. Việc vệ sinh đúng cách vùng hội âm, đáy chậu, hậu môn nên phổ biến rộng rãi cho các bà mẹ. Ví dụ rửa, lau vùng đó nên thực hiện theo chiều trước – sau, không nên tiến hành theo chiều ngược lại vì có thể gây nhiễm bẩn. Hàng ngày cho các cháu uống đủ nước. Nếu cháu bị đái dầm, hẹp bao quy đầu, dị tật bẩm sinh đường tiết niệu cần điều trị tốt, can thiệp sớm để bệnh không chuyển thành mạn tính và suy thận.

PGS. Trần Văn Chất – Theo Sức Khỏe & Đời Sống

]]>
https://meyeucon.org/1345/thuoc-dieu-tri-viem-duong-tiet-nieu-o-tre-em/feed/ 0