Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Fri, 28 Mar 2025 01:31:29 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Nguy cơ mắc bệnh xơ gan vì “Không biết” https://meyeucon.org/35545/nguy-co-mac-benh-xo-gan-vi-khong-biet/ https://meyeucon.org/35545/nguy-co-mac-benh-xo-gan-vi-khong-biet/#respond Mon, 31 Oct 2016 10:01:27 +0000 https://meyeucon.org/?p=35545 Bệnh xơ gan có diễn biến âm thầm, không có nhiều biểu hiện ra bên ngoài khiến người bệnh khó nhận biết được dầu hiệu bệnh cho tới khi có các tổn thương và biến chứng xuất hiện.

Bệnh xơ gan là gì?

Bệnh xơ gan là bệnh lí do các tế bào gan bị tổn thương không hồi phục gây nên. Xơ gan khiến các tế bào gan bị thay thế bằng các mô sẹo, mô xơ hóa và mất dần đi chức năng vốn có của gan. Người bệnh thường ít phát hiện được hiện tượng của bệnh khi bệnh mới diễn biến ở các giai đoạn đầu bởi khi ở giai đoạn đầu, các tế bào gan chưa bị thay thế hoản toàn nên gan vẫn còn duy trì được chức năng dù đã suy yếu.

Chức năng gan khi gan bị xơ hóa suy yếu nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới hiện tượng chất độc, các nhân tố gây xơ gan tiếp tục tấn công lá gan  bị tổn thương gây trầm trọng hơn hiện tượng bệnh xơ gan, thậm chí gây biến chứng thành bệnh ung thư gan

kham-xo-gan

Bệnh xơ gan

Bệnh xơ gan có diễn biến ra sao

Bênh xơ gan diễn biến theo 4 giai đoạn chính

Giai đoạn 1: Bệnh xơ gan giai đoạn 1 là giai đoạn đầu tiên biểu hiện của xơ gan giai đoạn này khá mờ nhạt, thậm chí nhiều người bênh còn không thấy các hiện tượng bệnh lí xơ gan. Rất ít bệnh nhân phát hiện được mình mắc xơ gan giai đoạn này. Hầu hết người bệnh phát hiện dược bệnh xơ gan giai đoạn này là do việc khám bệnh định kì phát hiện ra chứ không liên quan tới các hiện tượng biểu hiện của xơ gan. Vậy nên bệnh xơ gan được gọi là căn bệnh có diễn biến âm thầm

Giai đoạn 2: Giai đoạn này gan có nhiều tổn thương hơn. Lá gan dần bị thay thế bằng các mô sẹo, mô xơ và không thể hổi phục. Chức năng gan giai đoạn này suy giảm rõ rệt, cơ thể xuất hiện nhiều hơn các biểu hiện do xuất hiện nhiều hơn các tổn thương thực thể. Cơ thể người bệnh xuất hiện nhiều hơn các biểu hiện như mệt mỏi, uể oải, yếu ớt và các biểu hiện ăn không ngon miệng, chán ăn, rối loạn tiêu hóa. Nhiều người bệnh có thể phát hiện ra hiện tượng bệnh nhưng lại nhầm tưởng là hiện tượng cảm ốm sốt thông thường mà không nghĩ đó chính là biểu hiện của bệnh xơ gan

Giai đoạn 3: Giai đoạn bệnh trở nên trầm trọng hơn khi các tế bào gan bị thay thế gần hết bằng các tế bào mô xơ hóa và mô sẹo khiến chức năng gan bị suy giảm rõ rệt. Chức năng gan bị suy giảm dẫn tới hiện tượng chất độc ứ đọng nhiều, tiếp tục gây tổn thương các mô, cơ quan khác, lượng chất độc ứ đọng gây tổn thương trực tiếp cho gan gây tăng nhanh sự phát triển bệnh xơ gan

Giai đoạn 4: Hay còn được gọi là bệnh xơ gan giai đoạn cuối, khi lá gan đã bị phá hủy hoàn toàn và không còn chức năng để giải độc hoặc chuyển hóa năng lượng cho cơ thể gây thêm các biến chứng khác.

giaidoanxogan

Các giai đoạn của bệnh xơ gan

Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết bệnh xơ gan

Tại sao dễ bị xơ gan vì “không biết”

Hiện tượng xơ gan khó nhận biết, Chế độ ăn hiện tại như thường xuyên sử dụng các thực phẩm như đồ ăn nhanh, fast food khiến lá gan thường xuyên phải đối mặt với một lượng lớn chất độc hại gây tổn thương tế bào gan người bệnh. Những nhân tố dễ ảnh hưởng gây tổn thương tế bào gan gồm chế độ ăn uống, chế độ vận động, chế độ nghỉ ngơi. Ngoài ra, các nhân tố khác ảnh hưởng tới hình thành và phát triển bệnh như bệnh viêm gan mạn tính, bệnh kí sinh trùng gan khiến các tế bào gan nhanh chóng bị phá hủy.

Người bệnh không biết mình đang mắc bệnh viêm gan cũng là nguyên nhân khiến bệnh xơ gan tiếp tục phát triển nhanh chóng và gây nên nhiều viến chứng cho người bệnh.

]]>
https://meyeucon.org/35545/nguy-co-mac-benh-xo-gan-vi-khong-biet/feed/ 0
Viêm gan B ở bà bầu https://meyeucon.org/4011/viem-gan-b-o-ba-bau/ https://meyeucon.org/4011/viem-gan-b-o-ba-bau/#comments Sat, 30 Aug 2014 01:00:00 +0000 https://meyeucon.org/?p=4011 Viêm gan B là bệnh lây lan trong cộng đồng qua đường quan hệ tình dục, truyền máu và từ mẹ sang con, trong đó chủ yếu là từ mẹ sang con. Các mẹ bầu hãy tham khảo bài viết dưới đây để có thêm thông tin về viêm gan B trong thai kỳ nhé!

1. Có nên làm xét nghiệm viêm gan B trong thời kỳ mang thai không?

Câu trả lời là có. Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi thì tốt nhất tất cả mẹ bầu đều nên làm xét nghiệm viêm gan B. Theo các nghiên cứu gần đây cho thấy, đối với những mẹ bầu châu Á thì nguy cơ bị nhiễm viêm gan B thường cao hơn nên càng cần phải được làm xét nghiệm. Mẹ bầu nên nhờ các bác sĩ chuyên khoa tư vấn về việc thử máu, kiểm tra bệnh trong gian sớm nhất.

2. Mẹ bầu có nên tiêm phòng viêm gan B không?

Trong thời kỳ mang thai, nếu bạn không bị nhiễm bệnh viêm gan B thì tốt nhất là bạn nên chờ đến khi sinh con xong rồi mới tiêm phòng viêm gan B. Tuy nhiên, trường hợp nếu chồng của bạn bị nhiễm viêm gan B, hoặc là hàng ngày bạn phải làm việc trong môi trường dễ có nguy cơ nhiễm bệnh thì các bác sĩ chuyên khoa có thể trao đổi để tiêm phòng viêm gan B cho bạn ngay trong thai kỳ.

3. Bà bầu bị viêm gan B, thai nhi có bị ảnh hưởng gì không?

Bình thường nếu mẹ bầu bị viêm gan B thì thai nhi không ảnh hưởng(không gây dị tật cho thai) và hầu hết mẹ bầu bị viêm gan loại B đều không bị trở ngại đáng kể gì. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho thai nhi thì các bác sĩ chuyên khoa phải biết chính xác bạn có bị nhiễm viêm gan loại B hay không để có thể theo dõi sát sao trong cả thời kỳ.

4. Nếu bà bầu bị viêm gan B thì em bé sau khi sinh ra có bị lây bệnh không?

Nếu bà bầu bị viêm gan B thì nguy cơ truyền siêu vi khuẩn viêm gan B cho con khi sinh là rất cao, cho dù bạn sinh thường hay là sinh mổ.

5. Tỷ lệ lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con là bao nhiêu?

Có tới 90 – 95% mẹ bị nhiễm virut viêm gan B lây truyền sang con. Nghiêm trọng hơn là nếu như trẻ không được bác sĩ theo dõi và điều trị đúng thì sau khoảng 10 – 15 năm trẻ bị nhiễm virut viêm gan B sẽ chuyển thành viên gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan.

6. Làm thế nào để bảo vệ bé khỏi bệnh viêm gan B?

Muốn phòng ngừa khả năng lây bệnh từ mẹ sang con thì bạn cần được điều trị bệnh ổn định trước khi mang thai, trẻ sơ sinh cần được tiêm phòng vaccin viêm gan B và huyết thanh viêm gan B ngay khi sinh ra vài giờ.

Xem thêm: Thông tin cần biết về tiêm phòng viêm gan B

7. Tại sao ngay khi sinh ra vài giờ bé cần được tiêm phòng viêm gan B?

Trong vòng 12 giờ đầu tiên sau sinh bé cần được tiêm phòng viêm gan B ngay. Bởi vì, nếu được tiêm phòng ngay thì sau này bé sẽ có hơn 95% cơ hội không bị mắc viêm gan B. Ngược lại, nếu ngay khi sinh ra bé không được tiêm phòng đúng cách (hoặc là được tiêm phòng quá muộn) thì trong tương lai bé có thể bị mắc viêm gan B.

Lưu ý: Để phòng tránh bệnh viêm gan B cho trẻ hiệu quả nhất, các bậc phụ huynh cần nhớ khi trẻ được 1 tháng và 6 tháng tuổi thì nên cho trẻ đi tiêm phòng viêm gan B hai mũi tiếp theo.

]]>
https://meyeucon.org/4011/viem-gan-b-o-ba-bau/feed/ 33
Viêm gan B trong thai kỳ: nguy hiểm từ mẹ truyền sang con https://meyeucon.org/16747/viem-gan-b-trong-thai-ky-nguy-hiem-tu-me-truyen-sang-con/ https://meyeucon.org/16747/viem-gan-b-trong-thai-ky-nguy-hiem-tu-me-truyen-sang-con/#comments Wed, 20 Apr 2011 11:15:49 +0000 https://meyeucon.org/?p=16747 Viêm gan B là bệnh lây lan trong cộng đồng qua đường quan hệ tình dục, truyền máu và từ mẹ sang con, trong đó chủ yếu là từ mẹ sang con. Việt Nam là nước có tỉ lệ người nhiễm viêm gan B cao so với thế giới, chiếm khoảng 15%- 20% dân số. Điều đáng nói là có tới 90% – 95% mẹ bị nhiễm virut viêm gan B lây sang con.

Tiêm vaccin cho trẻ ngay sau khi sinh là biện pháp hữu hiệu phòng bệnh viêm gan B

Viêm gan B dẫn tới xơ gan và ung thư gan

Sau khi nhiễm virut viêm gan B phần lớn người bệnh không có biểu hiện của bệnh, chỉ có một số ít người có biểu hiện viêm gan virut viêm gan B cấp tính như: mệt mỏi, chán ăn, sợ mùi thức ăn đặc biệt là thức ăn có nhiều chất béo và nhiều chất đạm (trứng, thịt, cá), đau mỏi toàn thân, nước tiểu sẫm màu… Sau 1-2 tháng bệnh nhân dần hồi phục. Tuy nhiên trong giai đoạn viêm gan cấp có một tỉ lệ ít bệnh nhân có thể viêm gan nặng và suy gan dẫn tới tử vong. Khoảng 10% số người lớn sau khi bị viêm gan virut B cấp tính sau 6 tháng sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính. Ở giai đoạn này phần lớn người bệnh không có triệu chứng mặc dù bệnh vẫn tiến triển âm thầm dẫn tới xơ gan và ung thư gan.

Nếu không được theo dõi và điều trị đúng thì sau 10 – 15 năm, những người bị nhiễm virut viêm gan B sẽ chuyển thành viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan.

Lây từ mẹ sang con – Đường lây truyền chủ yếu

Ngoài lây qua đường truyền máu, quan hệ tình dục, bệnh viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con là chủ yếu. Khi phụ nữ mang thai bị nhiễm virut viêm gan B có thể truyền sang bào thai. Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con là 1%, nếu mẹ bị bệnh ở 3 tháng giữa của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm sang con là 10% và sẽ tăng cao tỷ lệ lây nhiễm sang con tới 60-70% nếu mẹ bị mắc bệnh ở 3 tháng cuối của thai kỳ.

Nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi có thể lên tới 90% nếu không có biện pháp bảo vệ ngay sau khi sinh, 50% số trẻ này sẽ bị viêm gan mạn tính và có nguy cơ bị xơ gan lúc trưởng thành.

Người mẹ bị nhiễm viêm gan siêu vi B trước khi có thai có thể xảy ra khi đang mang thai. Việc có thai không phải là yếu tố làm cho bệnh viêm gan siêu vi B ở mẹ nặng lên mà ngược lại siêu vi B không gây ảnh hưởng xấu cho tiến trình mang thai cũng như cho bào thai. Việc mang thai tiến triển bình thường, thai nhi phát triển tốt và không có nguy cơ bị dị dạng thai nhi. Chỉ khi mẹ bị viêm gan siêu vi B nặng ở giai đoạn III của thai kỳ thì mới có nguy cơ sinh non.

Phòng tránh như thế nào?

– Người mẹ bị viêm gan B nếu không muốn lây sang con thì phải điều trị bệnh ổn định trước khi mang thai và tiêm phòng cho trẻ ngay sau sinh.

– Nếu mẹ bị viêm gan siêu vi B thì trẻ sơ sinh được tiêm huyết thanh đặc hiệu chống siêu vi B ngay trong phòng sinh. Và tiêm vaccin phòng viêm gan B cho trẻ theo đúng lịch tiêm chủng.

]]>
https://meyeucon.org/16747/viem-gan-b-trong-thai-ky-nguy-hiem-tu-me-truyen-sang-con/feed/ 12
Nhiễm viêm gan siêu vi B khi mang thai 4 tháng https://meyeucon.org/15254/nhiem-viem-gan-sieu-vi-b-khi-mang-thai-4-thang/ https://meyeucon.org/15254/nhiem-viem-gan-sieu-vi-b-khi-mang-thai-4-thang/#comments Thu, 30 Dec 2010 22:21:57 +0000 https://meyeucon.org/?p=15254 Hỏi: Vợ tôi mang thai con đầu lòng được bốn tháng. Khi đi khám thai, thử máu phát hiện bị nhiễm viêm gan siêu vi B. Thai nhi có bị ảnh hưởng gì không, bây giờ vợ tôi chích ngừa được không?

Trả lời: – Khi khám thai, thai phụ được làm nhiều xét nghiệm khác nhau để đánh giá sức khỏe của cả mẹ và con. HBsAg là xét nghiệm để xem người mẹ có mang mầm bệnh viêm gan siêu vi B hay không.

Nếu HBsAg dương tính người mẹ sẽ được làm thêm xét nghiệm HBeAg và men gan SGOT, SGPT. Nếu men gan cao chứng tỏ viêm gan đang tiến triển và thai phụ có chế độ nghỉ ngơi, ăn uống riêng. Nếu men gan trong giới hạn bình thường thì người mẹ mang mầm bệnh viêm gan và nguy cơ lây truyền bệnh viêm gan này cho bé sau sinh tùy vào HBeAg dương hay âm tính.

– Nếu mẹ có HBsAg dương tính và HBeAg âm tính, nguy cơ lây truyền bệnh viêm gan B từ mẹ sang con là 10-15%.

– Nếu mẹ có cả HBsAg dương tính và HBeAg dương tính thì nguy cơ lây truyền bệnh viêm gan B từ mẹ sang con lên đến 90%.

– Giai đoạn lây truyền cao nhất là vào lúc chuyển dạ sinh, dù sinh thường hay sinh mổ. Nếu sinh giúp bằng giác hút hay kềm thì nguy cơ lây truyền cao hơn.

– Để giảm thiểu tình trạng con bị truyền bệnh từ mẹ, trong vòng 24 giờ đầu sau sinh, càng sớm càng tốt, bé được tiêm phòng ngay.

Với mẹ chỉ có HBsAg dương và HBeAg âm tính, bé được tiêm một liều hepabig (immunoglobulin) và một mũi HepaVaxx B (hoặc Engerix-B), mỗi mũi tiêm một bên đùi của bé. Hepabig là để trung hòa với kháng nguyên HBsAg từ mẹ sang. HepaVaxx B (hoặc Engerix-B) là văcxin nhằm giúp bé tạo miễn dịch về sau. Văcxin sẽ được tiêm nhắc lại vào thời điểm hai tháng và bốn tháng sau sinh.

Văcxin này tiêm theo lịch tiêm chủng mở rộng quốc gia cho tất cả trẻ em sau sinh.

Với mẹ có cả HBsAg dương và HBeAg dương tính, bé được tiêm hai liều hepabig (immunoglobulin) và một mũi HepaVaxx B (hoặc Engerix-B), mỗi mũi tiêm một bên đùi của bé.

Nếu tiêm ngừa đủ và đúng, bé sẽ được bảo vệ trước bệnh viêm gan B.

Theo một số nghiên cứu trong và ngoài nước, tỉ lệ thai phụ có HBsAg dương tính từ 20-30%. Những thai phụ mang mầm bệnh viêm gan không tiêm ngừa cho bản thân và cũng không có chỉ định bỏ thai. Với những thai phụ có HBeAg dương tính, sau sinh nên theo dõi về bệnh viêm gan B tại các nơi có chuyên khoa gan mật.

TS.BS LÊ THỊ THU HÀ
(Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM)

]]>
https://meyeucon.org/15254/nhiem-viem-gan-sieu-vi-b-khi-mang-thai-4-thang/feed/ 10
Viêm gan virus và thai phụ https://meyeucon.org/14229/viem-gan-virus-va-thai-phu/ https://meyeucon.org/14229/viem-gan-virus-va-thai-phu/#respond Mon, 29 Nov 2010 21:08:57 +0000 https://meyeucon.org/?p=14229 Bệnh viêm gan do virus là một trong những nguyên nhân gây vàng da cho thai phụ, thường xảy ra vào ba tháng cuối của thai kỳ. Trẻ sinh ra có thể mắc bệnh và dễ dẫn đến biến chứng nặng.


Ở thai phụ, viêm gan virus có bệnh cảnh và diễn tiến không khác gì so với người không mang thai, ngoại trừ trường hợp viêm gan E và Herpes. Trẻ sơ sinh được xem là đối tượng suy giảm miễn dịch. Qua tiếp xúc với mẹ có nhiễm virus gây viêm gan, trẻ có thể mắc bệnh với biểu hiện và diễn biến có nhiều khác biệt so với trẻ lớn và người lớn, dễ dẫn đến biến chứng nặng. Vì vậy, chẩn đoán sớm và có biện pháp xử trí thích hợp ở thai phụ nhiễm viêm gan virus là rất quan trọng, mang lợi ích cho mẹ và con.

Vấn đề mang thai thường không bị ảnh hưởng khi bị viêm gan virus cấp không biến chứng. Tuy nhiên, phụ nữ mắc bệnh gan nặng, hoặc bị xơ gan thường bị vô sinh, khó có khả năng mang thai. Hầu hết phụ nữ trẻ sau khi ghép gan vẫn có thể mang thai một cách dễ dàng.

ADN của virus viêm gan B thường được phát hiện trong tinh dịch, kể cả trong bạch cầu và tinh trùng. Tinh dịch được xem là nguồn gốc lây nhiễm, vì vậy tất cả những người cho tinh dịch đều phải được kiểm tra virus B.

Việc phát hiện virus viêm gan C (HCV) trong tinh dịch còn nhiều bàn cãi. Trong một nghiên cứu tại Italy trên 56 bệnh nhân có virus C trong máu, kỹ thuật PCR không tìm thấy HCV trong tinh dịch và tinh trùng; nhưng có đến 34 người mang những yếu tố ức chế phản ứng PCR. Một điều khác gây chú ý cho giới nghiên cứu là virus C được tìm thấy trong khoảng 50% bệnh phẩm và không có chất ức chế phản ứng PCR. Giá trị lâm sàng của hiện tượng này như thế nào đến nay vẫn chưa biết chính xác.

Ảnh hưởng của viêm gan virus trên thai phụ

Viêm gan virus cấp trong thai kỳ: Việc chẩn đoán xác định virus gây bệnh phải dựa vào các xét nghiệm huyết thanh. Ở những vùng có tỷ lệ người tiếp xúc và miễn dịch với virus A cao, thủ phạm gây viêm gan cấp ở người lớn thường là virus B và E.

Các trường hợp viêm gan E có tỷ lệ thai chết lưu và sinh non cao hơn nhiều so với các loại viêm gan virus khác; nhưng nhìn chung nguy cơ này rất thấp.

Virus E (HEV) là nguyên nhân quan trọng gây viêm gan nặng cho thai phụ. Trong mùa dịch, tỷ lệ tử vong rất cao, có thể lên đến 20%. Tuy nhiên, cơ chế của hiện tượng này vẫn chưa được giải thích rõ ràng.

Virus herpes simplex (HSV), varicella zoster (VZV), cytomegalo (CMV) và epstien-barr (EBV) là những nguyên nhân gây viêm gan không có biểu hiện lâm sàng và không có vàng da, vàng mắt. Ở các nước phương Tây, HSV là nguyên nhân quan trọng gây viêm gan nặng cho thai phụ. Tỷ lệ tử vong do suy gan cấp có thể lên đến hơn 90% mà cơ chế sinh bệnh vẫn chưa được biết rõ. Chẩn đoán thường gặp khó khăn vì biểu hiện bệnh không điển hình, đặc biệt là ở bệnh nhân thường có những yếu tố nguy cơ như suy giảm miễn dịch, có bệnh ác tính (lymphomas, ung thư máu, ghép tạng).

EBV không gây nguy cơ gì đặc biệt trên thai phụ nhưng CMV lại là tác nhân gây viêm gan thường gặp ở thai phụ và người suy giảm miễn dịch với nhiều hậu quả nguy hiểm, nhất là tình trạng lây nhiễm cho thai nhi.

Suy gan cấp: Trừ trường hợp viêm gan E, tỷ lệ suy gan cấp không gia tăng ở thai phụ và việc điều trị cũng tương tự như ở phụ nữ không mang thai. Tuy nhiên, tỷ lệ sẩy thai rất cao, thường trên 50%. Ngoài ra, tình trạng thai chết lưu, trẻ sơ sinh nhỏ cân cũng thường thấy hơn.

Viêm gan virus mạn tính: Một nghiên cứu trên 1.700 phụ nữ Italy trong lứa tuổi sinh đẻ cho thấy có 29 người (1,7%) mang kháng thể HCV dương tính. Trong 8 người đồng nhiễm với HIV thì chỉ 2 người có xét nghiệm chức năng gan bất thường trong lúc mang thai và theo dõi trong vòng 6 tháng không thấy bất thường cho cả mẹ và con. Tại Ireland, sau 17 năm nghiên cứu theo dõi diễn tiến trong thời gian dài trên 232 phụ nữ bị nhiễm HCV, có đến 2,4% bị xơ gan.

Diễn biến của thai kỳ và tình trạng sức khỏe của thai nhi phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Hiện nay, chưa có đủ bằng chứng để xác định ảnh hưởng của thai kỳ trên diễn biến của viêm gan virus mạn tính không có các biến chứng (như xơ gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa). Thai phụ bị xơ gan dù do nguyên nhân gì, có tăng áp lực tĩnh mạch cửa thì thường dễ bị xuất huyết và gây tử vong cho thai nhi.

Có đến 15% thai phụ bị nhiễm viêm gan B và việc điều trị viêm gan B mạn tính ở thai phụ cũng không có gì đặc biệt. Tuy nhiên, cần lưu ý là thuốc kháng virus thường không có chỉ định sử dụng trong thai kỳ.

Ung thư gan: Có liên quan đến oestrogen trong thuốc ngừa thai, nhiễm virus viêm gan B, C và hút thuốc lá. Thai kỳ thường làm cho sự phát triển của ung thư gan trở nên nhanh hơn và có tiên lượng xấu hơn.

]]>
https://meyeucon.org/14229/viem-gan-virus-va-thai-phu/feed/ 0
Điều trị viêm gan B khi mang thai như thế nào? https://meyeucon.org/13896/dieu-tri-viem-gan-b-khi-mang-thai-nhu-the-nao/ https://meyeucon.org/13896/dieu-tri-viem-gan-b-khi-mang-thai-nhu-the-nao/#comments Fri, 19 Nov 2010 19:51:23 +0000 https://meyeucon.org/?p=13896 Hỏi: Trước khi có thai 1 tháng em đi khám sức khỏe, bác sỹ nói em bị viêm gan B dạng nhẹ có thể tự hết nên cho thuốc uống 10 ngày. 2 tháng sau em phát hiện mình có thai được 4 tuần. Vậy giờ em phải làm thế nào ạ? Xin Meyeucon tư vấn giúp cho em ạ. Em năm nay được 27 tuổi và đang mang thai đứa con đầu lòng ạ. Xin cảm ơn rất nhiều.+

Trả lời: Viêm gan B là bệnh khá phổ biến, ở Việt nam tỷ lệ người lành mang siêu vi trùng viêm gan B khá cao. Bệnh lây qua đường máu, đường tình dục và mẹ lây sang con (giống như đường lây của HIV). Khởi phát của bệnh giống như cảm cúm, thấy mệt mỏi sốt nhẹ, dấu hiệu nhiễm khuẩn sơ sài, sau 1 tháng phần lớn không có biểu hiện triệu chứng gì bên ngoài nhưng xét nghiệm mới biết có bệnh.

Bạn đã được điều trị nhưng điều bạn nói là “bệnh tự hết” chỉ là bên ngoài. Có thể bạn ở thể lành mang siêu vi trùng viêm gan B nhưng nguy cơ lây sang con khi sinh rất lớn. Bạn nên làm xét nghiệm đề khẳng định có HBsAg dương tính không để quyết định việc tiêm vắc-xin viêm gan B cho bé khi sinh ra như thế nào cho tốt nhất và điều trị cho chính bạn nữa. Nên thông báo cho bác sĩ sản khoa phụ trách khám cho bạn để bác sĩ biết bạn bị viêm gan B để theo dõi chăm sóc. Rất chú ý không tự ý dùng bất kỳ thuốc nào để điều trị nếu không có ý kiến của bác sĩ vì thuốc đào thải qua gan mà gan đang bệnh, chưa kể thuốc còn gây ảnh hưởng tới thai nhi.

Lúc này bạn nên ăn uống nghỉ ngơi cho tốt và đến khám thai tại bệnh viện phụ sản và đến bác sĩ chuyên khoa dịch tễ ở Trung tâm phòng dịch của Tỉnh/Thành phố nơi bạn sinh sống để xin tư vấn lịch tiêm khi sinh con. Tiêm ngay cho mẹ GLOBULIN phòng viêm gan (HBIG) càng sớm càng tốt trong 7 ngày đâu và cho bé sau sinh 12 giờ 1 liều vắc-xin viêm gan B cùng với HBIG. Sau đó đảm bảo tiêm vắc-xin cho bé theo lịch của nhà sản xuất thuốc.

Chúc bạn mạnh khỏe và may mắn

Tư vấn được thực hiện bởi BS Thanh Hương – Meyeucon.org

]]>
https://meyeucon.org/13896/dieu-tri-viem-gan-b-khi-mang-thai-nhu-the-nao/feed/ 19
Dùng thuốc ở phụ nữ mang thai có virut viêm gan B https://meyeucon.org/13680/dung-thuoc-o-phu-nu-mang-thai-co-virut-viem-gan-b/ https://meyeucon.org/13680/dung-thuoc-o-phu-nu-mang-thai-co-virut-viem-gan-b/#comments Mon, 08 Nov 2010 13:49:42 +0000 https://meyeucon.org/13680/dung-thuoc-o-phu-nu-mang-thai-co-virut-viem-gan-b/ Viêm gan do virut viêm gan B (gọi tắt là viêm gan B) là một bệnh nhiễm trùng nặng và phổ biến, gây bệnh cho hàng triệu người trên khắp thế giới. Đại đa số các trường hợp mang virut viêm gan B (HBsAg dương tính) trong dân chúng là do lây truyền từ mẹ sang con.

Việt Nam nằm trong vùng dịch tễ của nhiễm virut viêm gan B mạn tính với tỉ lệ mang HBsAg trung bình 15% (khoảng 12 triệu người mang HBsAg mạn tính, trong đó có đến hơn 6 triệu người là nữ giới và hơn 2 triệu phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ). Nếu theo đúng các quy trình phòng lây nhiễm HBV từ mẹ sang con, hằng năm vẫn có đến 300.000 trẻ sinh ra được phòng bệnh đúng nhưng vẫn trở thành người mang HbsAg mạn tính.

Thuốc có ảnh hưởng đến sức khỏe bà mẹ, thai nhi và trong khi sinh nở. Đặc biệt đối với các bà mẹ mang thai có nhiễm virut viêm gan B cần phải cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi dùng thuốc. Trên thực tế phần lớn thuốc từ máu mẹ có thể thấm qua nhau thai vào máu thai gây hại cho thai trong tất cả các giai đoạn nhưng nguy hiểm nhất là 3 tháng đầu và sau đó 3 tháng cuối của thai kỳ. Do vậy khi mang thai tốt nhất là không dùng thuốc khi không cần thiết (kể cả những thuốc bổ gan).

Một số phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ biết mình bị nhiễm virut viêm gan B, trước hết cần đến gặp thầy thuốc chuyên khoa để được tư vấn, thông báo, theo dõi về tình trạng nhiễm virut của mình, các nguy cơ có thể xảy ra và đặc biệt tư vấn cho họ để phòng bệnh tích cực ngay sau khi sinh (tiêm phòng vaccin viêm gan mũi đầu ngay trong vòng 12 giờ sau sinh và đủ 4 mũi trong năm đầu, phối hợp với gammaglobuline miễn dịch đặc hiệu chống virut viêm gan (Hbig) ngay sau sinh). Nếu không thì khả năng lây cho con cao và trẻ trở thành người mang HBsAg mạn tính là trên 90%, trong khi người lớn nếu bị nhiễm HBV thì trên 90% trường hợp cơ thể sẽ tự tiêu diệt sạch virust sau giai đoạn cấp tính (trong vòng 6 tháng). Việc chăm sóc người mẹ mang thai nhiễm viêm gan B trong giai đoạn này không có gì đặc biệt. Hàng quý phải theo dõi men gan (AST – ALT). Về thai cần theo dõi sự tiến triển của thai nghén và sự phát triển của thai nhi. Khi vì điều kiện bắt buộc phải dùng thuốc, kể cả với thuốc không nằm trong chế độ bắt buộc kê đơn cũng phải có sự chỉ định của thầy thuốc, không nên tự ý dùng. Ví dụ khi có thai bị sốt, nhức đầu không nên dùng thuốc hạ sốt, giảm đau như paracetamol sẽ không tốt cho gan. Có thể dùng phương pháp chườm lạnh, uống nhiều nước và tham khảo ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp khi xét nghiệm men gan tăng cần nghỉ ngơi, tránh hoạt động mạnh, chế độ ăn uống tăng hoa quả, tăng đạm, hạn chế mỡ. Đặc biệt cần khám, trao đổi với thầy thuốc chuyên khoa gan mật, chuyên khoa sản để có sự theo dõi, điều trị thích hợp phòng tránh các biến chứng xảy ra trong quá trình mang thai hoặc khi sinh.

BS. Trần Thị Minh Phương

]]>
https://meyeucon.org/13680/dung-thuoc-o-phu-nu-mang-thai-co-virut-viem-gan-b/feed/ 5
90 – 95% mẹ viêm gan B lây sang con https://meyeucon.org/12613/90-95-me-viem-gan-b-lay-sang-con/ https://meyeucon.org/12613/90-95-me-viem-gan-b-lay-sang-con/#comments Fri, 24 Sep 2010 06:58:01 +0000 https://meyeucon.org/?p=12613 TS. Trần Ngọc Ánh, Phó Chủ nhiệm Khoa nội – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, bệnh viêm gan B lây lan trong cộng đồng qua đường quan hệ tình dục, truyền máu và từ mẹ sang con.

Điều đáng nói là có tới 90 – 95% mẹ bị nhiễm virut viêm gan B lây truyền sang con. Nếu không được theo dõi và điều trị đúng thì sau 10 – 15 năm những người bị nhiễm virut viêm gan B sẽ chuyển thành viên gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan.

TS. Trần Ngọc Ánh nhấn mạnh, muốn phòng ngừa lây bệnh từ mẹ sang con thì người mẹ cần được điều trị bệnh ổn định trước khi mang thai, trẻ em cần được tiêm phòng vaccin viêm gan B và huyết thanh viêm gan B ngay khi sinh ra vài giờ.

]]>
https://meyeucon.org/12613/90-95-me-viem-gan-b-lay-sang-con/feed/ 1
Nên tiêm ngừa viêm gan trước khi mang thai? https://meyeucon.org/8460/nen-tiem-ngua-viem-gan-truoc-khi-mang-thai/ https://meyeucon.org/8460/nen-tiem-ngua-viem-gan-truoc-khi-mang-thai/#comments Mon, 19 Jul 2010 04:46:30 +0000 https://meyeucon.org/?p=8460 Hỏi: Tôi 32 tuổi (nữ), khi đi xét nghiệm sức khỏe, tôi nhận được kết quả ghi như sau: HbsAg (NEG S/CO = 0,45), Antin HBs (NEG 0.49 mIU/ml), và kết luận cần đi tiêm ngừa viêm gan siêu vi B. Hiện tôi đang dự định có thêm đứa con thứ hai. Theo tôi biết thì nếu muốn tiêm ngừa bệnh này phải tiêm trước khi mang thai ít nhất 3 tháng. Như vậy trường hợp này nếu tôi không đi tiêm ngừa thì em bé sinh ra có bị bệnh gì không?

Trả lời: Theo kết quả xét nghiệm thì chị không mắc viêm gan B và cũng chưa từng mắc viêm gan B trước kia. Cần nói: việc tiêm vắc-xin ngừa viêm gan B không nhất thiết phải tiêm trước khi có thai 3 tháng, mà chỉ khi đang mang thai hay đang cho con bú thì có lời khuyên là không nên tiêm nếu như không thật sự cần thiết. Về khoa học thì đây là loại vắc-xin không có vi-rút sống mà chỉ là các thành phần của vi-rút nên không thể gây bệnh.

Nếu chị không chủng ngừa mà mang thai thì khả năng chị lây bệnh cho em bé cũng rất thấp, vì hiện nay trong người chị không có vi-rút gây bệnh. Chỉ một tình huống bé có thể mắc bệnh là khi trong lúc mang thai chị mắc bệnh viêm gan B.

Nói tóm lại, chị có thể tiêm viêm gan B nếu chị chưa có thai và nhớ cho bé chích ngừa viêm gan B đúng với lịch tiêm chủng.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh

]]>
https://meyeucon.org/8460/nen-tiem-ngua-viem-gan-truoc-khi-mang-thai/feed/ 10
Hiểm họa từ virut viêm gan B https://meyeucon.org/2891/hiem-hoa-tu-virut-viem-gan-b/ https://meyeucon.org/2891/hiem-hoa-tu-virut-viem-gan-b/#comments Mon, 26 Apr 2010 11:18:55 +0000 https://meyeucon.org/?p=2891 Trên thế giới có khoảng 1/3 dân số tức là trên 2 tỷ người bị nhiễm virut viêm gan B và khoảng 350 triệu người trong số họ trở thành mang virut mạn tính.

Nếu trẻ em nhiễm virut viêm gan B do lây truyền từ mẹ thì 98% những trẻ em này sẽ mang virut suốt đời và 40% trong số này có nguy cơ sẽ chết vì bệnh xơ gan và ung thư gan. Vì thế tiêm vaccin phòng bệnh cho trẻ ngay sau khi sinh là một biện pháp phòng bệnh tốt nhất.

Đường lây truyền của virut viêm gan B

– Lây truyền qua đường máu: hay gặp do truyền máu và chế phẩm của máu có nhiễm virut viêm gan B, dùng kim tiêm chung mà chưa được khử trùng theo đúng tiêu chuẩn.

– Lây truyền qua quan hệ tình dục.

– Truyền từ mẹ sang con: Virut được truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh đẻ mà không phải trong thời kỳ mang thai. Nếu trong cơ thể mẹ có virut viêm gan B thì khả năng lây truyền từ mẹ sang con ngay sau khi lọt lòng là 50-90% tùy theo nồng độ virut trong huyết thanh của mẹ cao hay thấp và người mẹ có HBeAg dương tính hay âm tính. Đây là con đường lây truyền nguy hiểm cần phải phòng tránh.

Tiêm vaccin viêm gan B cho trẻ em là việc cần thiết.

Diễn biến khi bị virut xâm nhập

Sau khi nhiễm virut viêm gan B phần lớn người bệnh không có biểu hiện của bệnh chỉ có một số ít người có biểu hiện viêm gan virut B cấp tính đó là: mệt mỏi, chán ăn, sợ mùi thức ăn, đặc biệt là thức ăn có nhiều chất béo và nhiều chất đạm đạm (trứng, thịt, cá), đau mỏi toàn thân, đi tiểu nước tiểu sẫm màu như nước trà đặc hoặc nước vối, tiếp sau đó da và củng mạc mắt vàng tăng dần. Sau 1-2 tháng diễn biến bệnh nhân dần hồi phục. Tuy nhiên trong giai đoạn viêm gan cấp có một tỷ lệ rất ít bệnh nhân có thể viêm gan nặng và suy gan dẫn tới tử vong.

Khoảng 10% số người lớn sau khi bị viêm gan virut B cấp tính sau 6 tháng vẫn chưa sạch virut mà chuyển sang giai đoạn mạn tính. Trong trường hợp điển hình viêm gan virut B mạn tính bệnh nhân có từng đợt mệt mỏi, nước tiểu sẫm màu, đau vùng gan, có thể có vàng da, khi đi khám bệnh thường được phát hiện có gan to, chắc. Thật không may mắn cho người bệnh, ở giai đoạn mạn tính hầu như không có biểu hiện các triệu chứng mặc dù bệnh vẫn tiến triển âm thầm dẫn tới xơ gan và ung thư gan.

Cách xác định có bị nhiễm virut viêm gan B hay không

Muốn biết mình có nhiễm virut viêm gan B chỉ cần xét nghiệm HBsAg trong máu. Nếu kết quả cho thấy có dương tính với HBsAg tức là mình đã bị nhiễm virut viêm gan B. Nếu xét nghiệm cho kết quả âm tính với HBsAg mà có dương tính với Anti-HBs có nghĩa là mình đã có nhiễm virut viêm gan B nhưng đã khỏi và hiện tại đã có miễn dịch với virut viêm gan B. Nếu xét nghiệm cho kết quả âm tính với HBsAg mà đồng thời có âm tính với Anti-HBs thì trường hợp này cần phải đi tiêm phòng vì cơ thể chưa bị nhiễm virut viêm gan B và cũng chưa có khả năng miễn dịch với bệnh.

Sau khi có viêm gan virut B cấp tính nếu sau 6 tháng mà xét nghiệm HBsAg vẫn dương tính tức là người đó đã chuyển sang giai đoạn mạn tính.

Điều trị viêm gan virut B

Phần lớn viêm gan virut B cấp tính không cần dùng thuốc đặc hiệu để điều trị virut vì 90% số trường hợp mắc bệnh ở người lớn hoặc trẻ em lớn bệnh sẽ khỏi hoàn toàn. Trong giai đoạn cấp tính người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi đảm bảo dinh dưỡng tốt bệnh sẽ dần hồi phục. Theo khuyến cáo của Hội Gan mật Hoa Kỳ (American Association for the Study of Liver Diease -AASLD) viêm gan virut B mạn tính chỉ điều trị khi men gan ALT (Alanine aminotranferase) tăng cao trên 2 lần trở lên so với bình thường. Trên thế giới ngày nay ALT đối với người khỏe mạnh bình thường < 30 IU/ml đối với nam giới và < 19 IU/ml đối với nữ giới. Trong trường hợp ALT cao ít hơn hoặc không cao mà khi sinh thiết gan cho thấy có viêm hoại tử nhiều hoặc xơ nhiều thì cũng có chỉ định điều trị.

Các thuốc điều trị viêm gan: có hai nhóm thuốc đó là các thuốc uống có nguồn gốc nucleoside và thuốc tiêm là các interferon. Các thuốc nucleoside bao gồm: lamivudine, adefovir, telbuvidine, entecavir, tenofovir. Những thuốc này dễ sử dụng nhưng phải dùng thuốc kéo dài. Các thuốc interferon dạng thuốc tiêm này ít có hiệu quả đối với người Việt Nam bị viêm gan virut B mạn tính bởi vì nhóm thuốc này có tác dụng tốt với viêm gan virut B mạn tính do genotype A mà người Việt Nam chủ yếu là genotype B và C gây ra.

Phòng ngừa bệnh và biến chứng

Đối với người chưa có miễn dịch với virut viêm gan B cần tiêm phòng.

Đối với trẻ em sinh ra từ mẹ mà xét nghiệm có HBsAg dương tính cần được dùng globulin miễn dịch và tiêm phòng vaccin trong vòng 12 giờ ngay sau khi sinh sẽ giúp giảm 95% khả năng lây truyền từ mẹ sang con.

Đối với những người viêm gan virut B mạn tính mà chưa có chỉ định điều trị cần theo dõi thường xuyên cứ 3-6 tháng một lần bằng xét nghiệm ALT trong máu và siêu âm gan.

Không dùng dao cạo râu và bàn chải đánh răng chung với người có nhiễm virut viêm gan B.

Trước khi kết hôn cần thử HBsAg nếu vợ hoặc chồng có nhiễm virut viêm gan B mà người kia chưa có miễn dịch cần tiêm phòng trước khi kết hôn.

BS. Vũ Trường Khanh (Khoa tiêu hóa, BV Bạch Mai)

]]>
https://meyeucon.org/2891/hiem-hoa-tu-virut-viem-gan-b/feed/ 6