Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 23 Dec 2024 14:55:04 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Nhiễm viêm gan siêu vi B khi mang thai 4 tháng https://meyeucon.org/15254/nhiem-viem-gan-sieu-vi-b-khi-mang-thai-4-thang/ https://meyeucon.org/15254/nhiem-viem-gan-sieu-vi-b-khi-mang-thai-4-thang/#comments Thu, 30 Dec 2010 22:21:57 +0000 https://meyeucon.org/?p=15254 Hỏi: Vợ tôi mang thai con đầu lòng được bốn tháng. Khi đi khám thai, thử máu phát hiện bị nhiễm viêm gan siêu vi B. Thai nhi có bị ảnh hưởng gì không, bây giờ vợ tôi chích ngừa được không?

Trả lời: – Khi khám thai, thai phụ được làm nhiều xét nghiệm khác nhau để đánh giá sức khỏe của cả mẹ và con. HBsAg là xét nghiệm để xem người mẹ có mang mầm bệnh viêm gan siêu vi B hay không.

Nếu HBsAg dương tính người mẹ sẽ được làm thêm xét nghiệm HBeAg và men gan SGOT, SGPT. Nếu men gan cao chứng tỏ viêm gan đang tiến triển và thai phụ có chế độ nghỉ ngơi, ăn uống riêng. Nếu men gan trong giới hạn bình thường thì người mẹ mang mầm bệnh viêm gan và nguy cơ lây truyền bệnh viêm gan này cho bé sau sinh tùy vào HBeAg dương hay âm tính.

– Nếu mẹ có HBsAg dương tính và HBeAg âm tính, nguy cơ lây truyền bệnh viêm gan B từ mẹ sang con là 10-15%.

– Nếu mẹ có cả HBsAg dương tính và HBeAg dương tính thì nguy cơ lây truyền bệnh viêm gan B từ mẹ sang con lên đến 90%.

– Giai đoạn lây truyền cao nhất là vào lúc chuyển dạ sinh, dù sinh thường hay sinh mổ. Nếu sinh giúp bằng giác hút hay kềm thì nguy cơ lây truyền cao hơn.

– Để giảm thiểu tình trạng con bị truyền bệnh từ mẹ, trong vòng 24 giờ đầu sau sinh, càng sớm càng tốt, bé được tiêm phòng ngay.

Với mẹ chỉ có HBsAg dương và HBeAg âm tính, bé được tiêm một liều hepabig (immunoglobulin) và một mũi HepaVaxx B (hoặc Engerix-B), mỗi mũi tiêm một bên đùi của bé. Hepabig là để trung hòa với kháng nguyên HBsAg từ mẹ sang. HepaVaxx B (hoặc Engerix-B) là văcxin nhằm giúp bé tạo miễn dịch về sau. Văcxin sẽ được tiêm nhắc lại vào thời điểm hai tháng và bốn tháng sau sinh.

Văcxin này tiêm theo lịch tiêm chủng mở rộng quốc gia cho tất cả trẻ em sau sinh.

Với mẹ có cả HBsAg dương và HBeAg dương tính, bé được tiêm hai liều hepabig (immunoglobulin) và một mũi HepaVaxx B (hoặc Engerix-B), mỗi mũi tiêm một bên đùi của bé.

Nếu tiêm ngừa đủ và đúng, bé sẽ được bảo vệ trước bệnh viêm gan B.

Theo một số nghiên cứu trong và ngoài nước, tỉ lệ thai phụ có HBsAg dương tính từ 20-30%. Những thai phụ mang mầm bệnh viêm gan không tiêm ngừa cho bản thân và cũng không có chỉ định bỏ thai. Với những thai phụ có HBeAg dương tính, sau sinh nên theo dõi về bệnh viêm gan B tại các nơi có chuyên khoa gan mật.

TS.BS LÊ THỊ THU HÀ
(Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM)

]]>
https://meyeucon.org/15254/nhiem-viem-gan-sieu-vi-b-khi-mang-thai-4-thang/feed/ 10
5 điều cần biết khi chích ngừa viêm gan B https://meyeucon.org/14547/5-dieu-can-biet-khi-chich-ngua-viem-gan-b/ https://meyeucon.org/14547/5-dieu-can-biet-khi-chich-ngua-viem-gan-b/#comments Fri, 10 Dec 2010 15:38:17 +0000 https://meyeucon.org/?p=14547 Sự cố chích ngừa viêm gan virus B vừa qua đã làm nhiều người lo lắng. 5 thắc mắc sau đây được bạn đọc quan tâm nhất sẽ được TS-BS Bùi Hữu Hoàng, chuyên khoa gan-mật BV Đại học Y dược TP.HCM giải đáp.


1. Sau khi ra đời cơ thể trẻ còn yếu, nên việc chích ngừa cho trẻ trong 24 giờ đầu sau sinh là không cần thiết?

Do vaccin ngừa VGB hiện nay là loại tái tổ hợp (recombinant), có hiệu quả tạo kháng thể bảo vệ và độ an toàn tương đối cao, nên tai biến nặng liên quan đến miễn dịch (sốc phản vệ) hiếm khi xảy ra. Chính vì vậy, vaccin ngừa VGB được khuyến cáo chích cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu nếu biết mẹ đã bị nhiễm virus VGB (HBsAg+) hoặc không biết chính xác tình trạng nhiễm virus VGB ở mẹ. Trường hợp mẹ không nhiễm virus VGB thì không nhất thiết phải tiêm cho trẻ ngay sau sinh.

2. Chích ngừa VGB cùng lúc với những vaccin khác sẽ làm cơ thể “mệt mỏi” và ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.

Hiện nay, y học đã phát minh ra một số loại vaccin dạng kết hợp “4 trong 1”, “5 trong 1”, “6 trong 1” nhằm đơn giản hoá việc chích ngừa và đem lại tiện lợi như giảm nguy cơ nhiễm trùng, giảm chi phí đi lại và ngày công, giảm chi phí quản lý y tế… Qua nhiều nghiên cứu, người ta đã chứng minh rằng khi chích vaccin kết hợp, khả năng tạo kháng thể bảo vệ cơ thể vẫn tương đương như khi tiêm riêng rẽ từng loại vaccin, đồng thời các vaccin này vẫn đảm bảo tính an toàn cao.

3. Trường hợp nào không được chích vaccin?

Vaccin VGB là vaccin có độ an toàn cao, hầu như không có chống chỉ định nào đặc biệt ngoại trừ biết rõ có hiện tượng quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của vaccin. Đối với trẻ sơ sinh thiếu tháng, suy dinh dưỡng từ trong bào thai, trọng lượng sau sinh < 2kg, đang bị sốt cao hoặc có nguy cơ bị các bệnh lý nặng khác thì phải hoãn việc chích ngừa sau vài tháng.

4. Có thể chích ngừa bất kỳ lúc nào?

Nước ta hiện có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B rất cao, khoảng 15% dân số, tức khoảng 10 – 12 triệu người đang mang mầm bệnh. Vì vậy, nhiều người có khả năng bị nhiễm, nên trước khi chích ngừa cần thử máu xem mình đã bị nhiễm hay chưa. Xét nghiệm tối thiểu cần làm trước khi chích ngừa là HBsAg và antiHBs. Nếu HBsAg (-) và antiHBs (+) có nghĩa là bệnh nhân bị nhiễm nhưng đã khỏi bệnh, cơ thể tạo ra đủ kháng thể nên không cần chích ngừa. Nếu HBsAg và antiHBs đều âm tính (chưa nhiễm bệnh) thì nên chích ngừa. Còn HBsAg (+) và antiHBs (-) tức là cơ thể đang bị nhiễm, chưa được bảo vệ và cũng không cần chích ngừa.

5. Sau khi chích ngừa VGB, cơ thể sẽ được bảo vệ 100%?

Khi chích đủ liều, đúng thời gian, khả năng tạo được kháng thể bảo vệ là > 90%. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hiệu quả chích ngừa càng cao hơn nữa. Tuy nhiên, cùng với thời gian, lượng kháng thể sẽ giảm đi, do đó cứ sau 15 năm, người ta phải chích nhắc lại một mũi. Nhưng ở các nước có tỷ lệ mắc bệnh VGB cao như Việt Nam, không cần chích nhắc lại sau 15 năm vì cơ thể được tiếp xúc tự nhiên với virus B, xem như cơ thể đã được “nhắc lại”. Một số đối tượng mà chích ngừa không đạt được hiệu quả là bệnh nhân AIDS, chạy thận nhân tạo, nghiện rượu, xơ gan…

]]>
https://meyeucon.org/14547/5-dieu-can-biet-khi-chich-ngua-viem-gan-b/feed/ 6
Tiêm vaccin viêm gan B cho trẻ: Không thể trì hoãn https://meyeucon.org/14238/tiem-vaccin-viem-gan-b-cho-tre-khong-the-tri-hoan/ https://meyeucon.org/14238/tiem-vaccin-viem-gan-b-cho-tre-khong-the-tri-hoan/#comments Mon, 29 Nov 2010 22:10:37 +0000 https://meyeucon.org/?p=14238 Những hiểu biết không đầy đủ về các nguyên nhân gây tử vong ở trẻ sơ sinh và tính an toàn của vaccin trong thời gian qua đã ảnh hưởng đến tỷ lệ trẻ đi tiêm chủng, đặc biệt là đối với tỷ lệ tiêm vaccin viêm gan B, một trong những vaccin mới được đưa vào bao phủ trên toàn quốc. Hậu quả của việc trì hoãn hoặc không cho trẻ tiêm vaccin này sẽ có ảnh hưởng nguy hiểm như thế nào?

Trao đổi với TS. Trịnh Thị Ngọc – Trưởng Khoa truyễn nhiễm Bệnh viện Bạch Mai về vấn đề này:

PV: Virut viêm gan B nguy hiểm đến sức khỏe cộng đồng như thế nào? Mức độ nhiễm virut này ở Việt Nam hiện nay ra sao, thưa TS?

TS. Trịnh Thị Ngọc: Theo những nghiên cứu điều tra mới nhất thì hiện nay tỷ lệ nhiễm virut viêm gan B (HBV) ở nước ta rất cao, từ 15- 20% dân số, thậm chí còn cao hơn và được xếp vào nhóm các quốc gia có tỷ lệ viêm gan B cao nhất thế giới. Những người nhiễm HBV đều có nguy cơ biến thành viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan và dẫn đến tử vong. Sự lây truyền xảy ra theo các con đường truyền máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con. Tất cả mọi người có xét nghiệm HbsAg dương tính đều có khả năng lây truyền bệnh. Nhóm người có nguy cơ cao là tiêm chích ma túy, phải truyền máu nhiều lần, người có quan hệ tình dục không an toàn và trẻ sinh ra từ những phụ nữ có HBV. Những trẻ sơ sinh bị nhiễm HBV rất dễ bị viêm gan mạn tính, xơ gan hoặc ung thư gan nguyên phát và có tuổi thọ ngắn ngủi. Người ta ước tính có khoảng 15- 20% số người nhiễm HBV sẽ chết sớm vì xơ gan hoặc ung thư gan. HBV còn là nguyên nhân gây nên 80% các trường hợp ung thư gan trên thế giới.

PV: Theo TS biện pháp nào tốt nhất để phòng được căn bệnh này?

TS. Trịnh Thị Ngọc: Không có biện pháp phòng bệnh nào tốt hơn là tiêm phòng vaccin viêm gan B. Tại Việt Nam, việc đưa vaccin viêm gan B vào tiêm chủng thường xuyên cho trẻ là việc làm thật sự cần thiết, đáp ứng nhu cầu cấp thiết đối với căn bệnh này. Khi được bảo vệ bằng vaccin, trẻ em sinh ra từ những người mẹ có HBsAg cũng sẽ tránh được nguy cơ lây nhiễm từ mẹ. Khi dịch vụ y tế còn kém phát triển thì nguy cơ lây lan trong cộng đồng theo đường truyền máu, dùng chung bơm kim tiêm… làm cho bệnh lây nhiễm cao, nhưng hiện nay dịch vụ y tế đã được cải thiện đáng kể, bơm kim tiêm đều dùng 1 lần và kỹ thuật sát khuẩn được thực hiện tốt thì nguy cơ lây lan bệnh viêm gan B chủ yếu hiện nay là quan hệ tình dục, tiêm chích ma tuý và đặc biệt là từ mẹ sang con. Có những bệnh nhân còn ít tuổi chưa một lần phải tiêm, truyền, chưa có quan hệ tình dục nhưng xét nghiệm trong máu có dương tính với HbsAg, đây là hậu quả truyền bệnh từ người mẹ mà đứa con phải hứng chịu.

PV: Gần đây do hiểu biết không đầy đủ về các ca phản ứng nặng xảy ra sau tiêm vaccin viêm gan B đã làm các bậc cha mẹ lo ngại không cho trẻ đi tiêm hoặc trì hoãn lịch tiêm, điều này sẽ tác động nguy hại đến sức khỏe của trẻ và cộng đồng ra sao?

TS. Trịnh Thị Ngọc: Tôi nhấn mạnh rằng vaccin viêm gan B là vaccin có tính an toàn cao nhất trong tất cả những vaccin đang được sử dụng trên thế giới. Rất đáng tiếc là sự thiếu hiểu biết của cộng đồng về vaccin này cũng như những nguy cơ gây tử vong ở trẻ sơ sinh đã làm giảm sút tỉ lệ tiêm chủng thời gian qua. Trong khi đó, vaccin VGB mũi đầu tiên được chỉ định tiêm trong 24 giờ sau sinh, trùng với thời điểm tử vong sơ sinh xảy ra cao nhất. Do đó nếu có phản ứng nặng xảy ra với những trẻ này người ta chỉ đổ lỗi cho tiêm chủng, mà sự thật nếu không tiêm thì nhiều trẻ sơ sinh vẫn có thể tử vong vì nhiều lý do khác. Nếu tình trạng này không được sớm khắc phục sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ cộng đồng và nền kinh tế, bởi vì khi bệnh đã biến chứng sang xơ gan thì điều trị rất tốn kém mà hiệu quả không cao, tuổi thọ không kéo dài. Hơn nữa nếu không cho trẻ đi tiêm chủng nhiều bệnh tật đã thanh toán và loại trừ có nguy cơ quay trở lại, nhiều bệnh truyền nhiễm khác như viêm não Nhật Bản, sởi có cơ hội bùng phát mạnh mẽ. Trẻ em là người chịu thiệt thòi nặng nề nhất.

GS Beas Ley- một chuyên gia về viêm gan B của Mỹ khi sang Việt Nam đã khẳng định: muốn phòng bệnh cho trẻ có mẹ dương tính với virut thì phải tiêm ngay vaccin viêm gan B và kháng thể Hepabig vài phút sau khi sinh, nếu để sau vài giờ đã là quá muộn. Vì thế chúng ta không thể trì hoãn lịch tiêm cho trẻ, kể cả những trẻ sinh ra từ mẹ không bị nhiễm virut viêm gan B thì vẫn phải tiêm ngay sau khi sinh mới có tác dụng phòng được bệnh.

PV: TS có lời khuyên như thế nào với cộng đồng trong việc lựa chọn phòng bệnh bằng vaccin này trước những vụ tai biến xảy ra sau tiêm chủng?

TS. Trịnh Thị Ngọc: Các bậc cha mẹ cần lựa chọn biện pháp tiêm chủng để phòng bệnh tốt nhất cho con mình, cần hiểu đầy đủ giá trị của vaccin viêm gan B. Trước những thông tin về phản ứng sau tiêm phải tìm hiểu nguyên nhân từ các cơ quan chức năng và cơ quan truyền thông tin cậy. Mỗi người mẹ, đặc biệt là những người đã nhiễm virut viêm gan B cần phải chia sẻ trách nhiệm với các nhân viên tiêm chủng khi họ tiêm phòng cho con mình, bởi chỉ có vaccin mới bảo vệ được con họ trước căn bệnh này.

PV: Xin cảm ơn TS!

]]>
https://meyeucon.org/14238/tiem-vaccin-viem-gan-b-cho-tre-khong-the-tri-hoan/feed/ 1
Viêm gan B cấp tính ở trẻ em https://meyeucon.org/14234/viem-gan-b-cap-tinh-o-tre-em/ https://meyeucon.org/14234/viem-gan-b-cap-tinh-o-tre-em/#respond Mon, 29 Nov 2010 21:57:33 +0000 https://meyeucon.org/?p=14234 Viêm gan B ở trẻ em có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, thay đổi tùy theo thể bệnh, thời kỳ bệnh và lứa tuổi. Trong thời kỳ trước khi có vàng da, trẻ thường có các triệu chứng giả cúm như sốt, chảy nước mũi.

Hiện nay bệnh viêm gan B chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ có thể điều trị triệu chứng. Trẻ có thể mang virus viêm gan B mà không có biểu hiện gì, vẫn sinh hoạt, học tập, phát triển bình thường. Khi có điều kiện thuận lợi nào đó như nhiễm trùng nặng, sức khỏe giảm sút…, virus sẽ gây các đợt viêm gan cấp.

Virus B lây cho trẻ qua đường máu như từ mẹ sang con, truyền máu có nhiễm bệnh, dùng chung bơm kim tiêm… Viêm gan B cấp có thể gây các biến chứng như suy gan nặng, xơ gan gây xuất huyết não, xuất huyết ngoài da, chảy máu cam…, có thể dẫn đến ung thư gan, tử vong.

Thời kỳ trước khi có vàng da thường kéo dài 7-10 ngày với các biểu hiện sốt, chảy nước mũi, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, có thể tiêu chảy, táo bón, đầy bụng; ở trẻ bú mẹ phân có thể bạc màu. Gan có thể to, ấn đau, tức vùng hạ sườn phải, nước tiểu sẫm màu.

Tiếp theo là thời kỳ xuất hiện vàng da, nước tiểu sẫm màu, niêm mạc mắt vàng. Có thể có chấm, mảng xuất huyết trên da do chức năng gan suy giảm. Thường gan bị to, ấn đau, đau tức vùng hạ sườn phải ở trẻ lớn, có thể gặp lách to (tuy nhiên nếu kích thước gan thu nhỏ thì tiên lượng xấu). Bụng trẻ có thể trướng nhẹ, ăn kém, phân có chất nhầy như mỡ. Thời kỳ này trẻ đỡ sốt. Vàng da giảm dần và hết trong vòng 2-3 tuần kể từ khi xuất hiện bệnh. Các biểu hiện trên giảm dần, trẻ ăn ngon hơn, nước tiểu trong.

Ở trẻ sơ sinh, các biểu hiện bệnh có thể không rõ ràng, đôi khi chỉ xuất hiện vàng da, bú kém. Các bà mẹ thường nghĩ đó là vàng da sinh lý, hoặc không chú ý vì luôn cho trẻ ở trong phòng tối; vì vậy không đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời, gây hậu quả nặng nề như suy gan, xuất huyết não…

Trẻ bị viêm gan B cấp cần nằm tại giường, hạn chế tối đa các vận động cơ bắp và hoạt động trí óc cho tới hết thời kỳ vàng da. Tránh gắng sức sau 3-6 tháng tiếp theo. Nên ăn các thứ dễ tiêu hóa, hạn chế mỡ, dầu và tất cả các loại gia vị, không sử dụng các loại nước uống có ga, tăng các loại rau, hoa quả, tinh bột, đường. Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Khi trẻ có các dấu hiệu thuyên giảm bệnh như hết vàng da, nước tiểu trong, ăn ngủ bình thường…, nên khám lại và làm xét nghiệm bilirubin, transaminase hằng tháng trong vòng 6 tháng tại cơ sở y tế, theo dõi các dấu ấn của virus viêm gan (để phòng khả năng diễn biến tới thể mạn tính).

Để phòng viêm gan B ở trẻ em, những phụ nữ mang trong mình virus này cần có sự tư vấn của các thầy thuốc nếu muốn sinh con. Thực hiện tiêm chủng vacxin viêm gan B đầy đủ cho trẻ theo lịch sau:

– Mũi 1: Tiêm trong vòng 24 giờ sau sinh.

– Mũi 2: Tiêm khi trẻ được 1 tháng tuổi.

– Mũi 3: Tiêm khi trẻ được 2 tháng tuổi.

Một năm sau nhắc lại mũi 4 và 8 năm sau nhắc lại mũi 5.

]]>
https://meyeucon.org/14234/viem-gan-b-cap-tinh-o-tre-em/feed/ 0
Nguy cơ nhiễm viêm gan siêu vi B ở trẻ sơ sinh và cách dự phòng https://meyeucon.org/14231/nguy-co-nhiem-viem-gan-sieu-vi-b-o-tre-so-sinh-va-cach-du-phong/ https://meyeucon.org/14231/nguy-co-nhiem-viem-gan-sieu-vi-b-o-tre-so-sinh-va-cach-du-phong/#respond Mon, 29 Nov 2010 21:25:13 +0000 https://meyeucon.org/?p=14231 Ở nước ta, tình hình nhiễm viêm gan siêu vi B ở phụ nữ có thai chiếm tỷ lệ khoảng từ 10-13%. Ðể ngăn ngừa nguy cơ mẹ bị nhiễm siêu vi rồi truyền cho thai nhi khi mang thai, chúng ta nên tìm hiểu kỹ về vấn đề này. Nếu phụ nữ bị nhiễm siêu vi B và mang thai thì sự lây truyền bệnh sang thai nhi phụ thuộc vào thời điểm nhiễm bệnh của mẹ và kết quả phản ứng huyết thanh.


Về thời điểm nhiễm bệnh của mẹ

  • Mẹ bị bệnh ở quý I thai kỳ thì tỷ lệ truyền bệnh là 1%.
  • Mẹ bị bệnh ở quý II thai kỳ thì tỷ lệ truyền bệnh là 10%.
  • Mẹ bị bệnh ở quý III thai kỳ thì tỷ lệ truyền bệnh là 60-70%.
  • Về kết quả xét nghiệm huyết thanh:
  • Mẹ có HBsAg (+) và HBeAg (+), tỷ lệ truyền bệnh 90-100%.
  • Mẹ có HBsAg (+) và HBeAg (-), tỷ lệ truyền bệnh 20%.

(Lưu ý: HBeAg (+) là biểu hiện siêu vi B đang sinh sản theo phương cách tách đôi và là dấu hiệu cho thấy siêu vi đang tăng mạnh).

Cần phải biết là nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi có thể lên tới 90% nếu không có biện pháp bảo vệ ngay sau khi sinh, 50% số trẻ này sẽ bị viêm gan mãn tính và có nguy cơ bị xơ gan lúc trưởng thành. Tỷ lệ trẻ bị viêm gan B cấp ngay sau khi sinh là 5-7% và không có biểu hiện triệu chứng. Cơ chế lây bệnh lúc sinh và sau sinh chưa rõ ràng (có thể qua nhau thai khi chuyển dạ?) vì thế can thiệp bằng phẫu thuật cũng không ngăn chặn được sự lây lan bệnh. Sự truyền bệnh trong tử cung (từ mẹ sang con) là một trường hợp ngoại lệ.

Việc nhiễm viêm gan siêu vi B ở mẹ có thể xảy ra trước khi có thai hoặc đang mang thai (trường hợp này ít gặp). Việc có thai không phải là yếu tố làm cho bệnh viêm gan siêu vi B ở mẹ nặng lên mà ngược lại siêu vi B không gây ảnh hưởng xấu cho tiến trình mang thai cũng như cho bào thai. Việc mang thai tiến triển bình thường, thai nhi phát triển tốt và không có nguy cơ bị dị dạng thai nhi. Chỉ khi mẹ bị viêm gan siêu vi B nặng ở quý III của thai kỳ thì mới có nguy cơ sinh non.

Làm gì để dự phòng?

Về phía người mẹ:

Xét nghiệm kiểm tra HBsAg trong huyết thanh vào tháng thứ 6 của thai kỳ. Nếu HBsAg (+) dương tính, để đánh giá mức độ truyền bệnh có thể tiến hành xét nghiệm bổ sung HBeAg hoặc ADN và Anti-HBe. Còn nếu HBsAg (-) âm tính thì nên tiêm phòng cho mẹ vì vaccin này không chống chỉ định với phụ nữ có thai và cho con bú.

Về phía trẻ:

Nếu mẹ bị viêm gan siêu vi B thì trẻ sơ sinh được tiêm huyết thanh đặc hiệu chống siêu vi B (Ig anti-HB) ngay trong phòng sinh 100 đơn vị quốc tế.

Tiếp sau đó tiêm vaccin viêm gan B ở một vị trí khác trên cơ thể trẻ sơ sinh theo công thức 3 mũi (mũi 1 sau khi sinh, mũi 2 khi trẻ 1 tháng tuổi, mũi 3 khi trẻ được 6-12 tháng). Sau 15 năm tiêm nhắc lại.

Nếu trẻ đã được bảo vệ bằng huyết thanh và vaccin thì vẫn cho trẻ bú mẹ vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất, có nhiều kháng thể giúp trẻ chống được bệnh tật. Hai hội nghị chuyên gia Âu Mỹ gần đây không coi là chống chỉ định việc các bà mẹ nhiễm siêu vi B cho con bú vì chưa chứng minh được sự lây nhiễm qua đường sữa.

Do mẹ còn tiếp tục nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ trong những tháng tiếp theo nên họ cũng cần biết siêu vi B tồn tại được bao lâu ở môi trường tự nhiên? Khi ra ngoài cơ thể nó không tồn tại lâu, nhưng các dụng cụ và đồ đạc bị vấy máu bệnh nhân dù đã khô vẫn có thể truyền bệnh trong một thời gian ngắn. Vì vậy các dụng cụ vấy máu này cần được lau rửa bằng thuốc sát trùng như Javel 10%. Chú ý éther và cồn 90 độ  không diệt được siêu vi B. Dùng nước Javel phải ngâm trong 2 giờ, tiệt trùng bằng nhiệt độ khô 170 độ C phải trong 1 giờ và tiệt trùng trong tủ hấp 121 độ C phải trong 15 phút.

]]>
https://meyeucon.org/14231/nguy-co-nhiem-viem-gan-sieu-vi-b-o-tre-so-sinh-va-cach-du-phong/feed/ 0
Hepavax-Gene – Vắc-xin viêm gan B tái tổ hợp không gây nhiễm https://meyeucon.org/14183/hepavax-gene-vac-xin-viem-gan-b-tai-to-hop-khong-gay-nhiem/ https://meyeucon.org/14183/hepavax-gene-vac-xin-viem-gan-b-tai-to-hop-khong-gay-nhiem/#respond Sun, 28 Nov 2010 15:11:52 +0000 https://meyeucon.org/?p=14183 Hepavax-Gene là vắc xin viêm gan B tái tổ hợp không gây nhiễm. Sản phẩm có chứa kháng nguyên bề mặt vi rút viêm gan B (HBsAg) tinh khiết, được biến đổi từ nấm mem Hansenula polymorpha bằng kỹ thuật DNA.

HBsAg được tinh khiết qua các bước sinh hóa như: siêu ly tâm, sắc ký cột…được hấp phụ trên gel nhôm hydroxit trong điều kiện sinh lý, sau đó được pha chế trong điều kiện vô trùng. Đặc biệt ở Hepavax-Gene không có có chất bảo quản Thiomersal, nồng độ protein từ tế bào chủ dưới 5%.

Chỉ định

Để tạo miễn dịch chủ động phòng chống nhiễm vi rút viêm gan B. Loại vắc xin này không phòng chống được các kiểu gây nhiễm do các tác nhân khác như vi rút viêm gan A, C hoặc các vi rút khác đã biết có khả năng gây nhiễm trên gan.

Hepavax-Gene được dùng cho bất kỳ lứa tuổi nào, từ lúc mới sinh cho đến khi trưởng thành. Tiêm phòng vắc xin được khuyến cáo cho tất cả các đối tượng đang hoặc có nguy cơ nhiễm vi rút viêm gan B cao, bao gồm:

– Nhóm người khỏe mạnh có nguy cơ cao Bác sỹ phẩu thuật vùng miệng, nha sỹ, và bác sỹ và phẩu thuật viên, y tá, nha tá, nhân viên chăm sóc răng miệng, trợ y tiếp xúc thường xuyên với bệnh nhân, nhân viên thẩm phân máu, nhân viên huyết học và ung bướu, nhân viên phòng xét nghiệm huyết học và các xét nghiệm lâm sàng khác, nhân viên nhà xác, nhân viên ngân hàng máu và nhân viên vệ sinh trong bệnh việnn nhân viên cấp cứu, đội cứu thương.

– Nhóm bệnh nhân Bệnh nhân phải thường xuyên truyền máu hoặc các sản phẩm từ máu như bệnh nhân thẩm phân máu và bệnh nhân ung thư, bệnh thiếu máu hình liềm, bệnh xơ gan và bệnh nhân mắc chứng máu khó đông…

– Cá nhân và nhân viên ở các cơ quan cư trú

– Cá nhân thường xuyên tiếp xúc với những người có nguy cơ lây nhiễm cao, tù nhân và nhân viên gác tù, nhân viên tổ chức chăm sóc sức khỏe.

– Cá nhân có nguy cơ mắc bệnh cao do quan hệ tình dục Những cá nhân quan hệ tình dục bừa bãi, người đồng tính luyến ái (nam), gái mại dâm. Người nghiện tiêm chích ma túy Những người du lịch vào vùng cơ tỷ lệ mắc bệnh cao. Các thành viên gia đình tiếp xúc với nhóm trên và có tiếp xúc với bệnh nhân mắc bệnh viêm gan siêu vi B cấp và mãn tính.

– Trẻ sơ sinh có mẹ mang mầm bệnh.

– Các nhóm khác Cảnh sát, đội cứu hỏa, lực lưỡng vũ trang và bất cứ người nào có cuộc sống dễ tiếp xúc với vi rút viêm gan B.

– Những vùng có tỷ lệ mắc bệnh cao nên tiêm phòng vắc xin cho trẻ em và trẻ sơ sinh cũng như người già.

– Việc tiêm phòng vắc xin chống viêm gan siêu vi B cần được thực hiện trong thời gian dài để làm giảm nguy cơ nhiễm viêm gan siêu vi B cũng như nguy cơ viêm gan mãn tính và xơ gan.

Thành phần

Mỗi liều 1.0ml chứa 20µg HBsAg hấp phụ với 0.5mg nhôm hydroxit. Mỗi liều 0.5ml chứa 10µg HBsAg hấp phụ với 0.25mg nhôm hydroxit. Chế phẩm được xử lý bằng formaldehyde trước khi hấp phụ với nhôm hydroxit.

Chống chỉ định

Bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của vắc xin. Cũng như tất cả các vắc xin khác, Hepavax-Gene không được tiêm cho các trường hợp sốt cao. Tuy nhiên, không chống chỉ định tiêm phòng trong những trường hợp lây nhiễm thông thường.

Phụ nữ cho con bú

Cho đến nay vẫn chưa được biết Hepavax-Gene có bài tiết qua sữa mẹ hay không. Cẩn trọng khi dùng vắc xin cho đối tượng này.

Thận trọng lúc dùng

Tác động của kháng nguyên đối với sự phát triển của thai nhi chưa được biết, vì vậy khuyến cáo không nên tiêm cho phụ nữ có thai. Tuy nhiên, có thể tiêm vắc xin này cho phụ nữ có thai trong trường hợp có nguy cơ cao bị nhiễm vi rút viêm gan B. Cũng như tất cả các loại sinh phẩm khác bao giờ cũng phải có sẵn epinephrine trong trường hợp có phản ứng quá mẫn.

Cảnh báo

Do thời gian ủ bệnh của vi rút viêm gan B dài, vì thế đã có thể nhiễm vi rút viêm gan B vào thời điểm tiêm mà chưa có biểu hiện lâm sàng.

Vắc xin không bảo vệ được người tiêm trong trường hợp như vậy Không tiêm Hepavax-Gene ở vùng mông hay trong da vì không cho kết quả đáp ứng miễn dịch mong muốn. Không tiêm vắc xin vào tĩnh mạch.

Ở những bệnh nhân thẩm tích máu và đối tượng suy yếu miễn dịch, có thể không có đủ lượng kháng thể để bảo vệ sau khi tiêm các liều vắc xin cơ bản như bình thường và vì vậy những bệnh nhân này có thể phải tiêm thêm mũi bổ sung.

Tác dụng phụ

Các phản ứng phụ tại chỗ thường xảy ra như đau nhức, ban đỏ, sưng tại chỗ tiêm. Những triệu chứng này thường nhẹ và tự khỏi khoảng 2 ngày sau khi tiêm. Một vài triệu chứng khó chịu xảy ra như sốt, nhức đầu, buồn nôn, hoa mắt, mệt mỏi cũng đã được báo cáo trong một vài trường hợp nhưng hiện vẫn chưa biết được là do vắc xin hay không. Những phản ứng không mong muốn khác như phản ứng phản vệ, bệnh thần kinh.

Liều lượng và cách dùng

Không tiêm tĩnh mạch, tiêm trong da. Hepavax-Gene phải được tiêm bắp.

  • Người lớn nên tiêm vào cơ delta.
  • Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: nên tiêm vào mặt trước cơ đùi thì tốt hơn vì cơ delta có kích thước nhỏ. Không nên dùng cho bệnh nhân có khuynh hướng chảy máu (như bệnh ưa chảy máu)

Lịch tiêm chủng :

Tạo miễn dịch sơ khởi: một lịch tiêm cơ bản gồm 3 liều như sau:

  • Liều khởi đầu: vào lúc lựa chọn
  • Liều thứ hai: 1 tháng sau khi tiêm liều đầu
  • Liều thứ ba: 2 tháng hoặc 6 tháng sau khi tiêm liều đầu

Liều lượng tùy thuộc vào từng trường hợp, cụ thể :

Nhóm Công thức Liều khởi đầu Liều thứ 2 Liều thứ 3
Trẻ sơ sinh 10µg/0.5ml 0.5ml (10µg) 0.5ml (10µg) 0.5ml (10µg)
Trẻ <10 tuổi 10µg/0.5ml 0.5ml (10µg) 0.5ml (10µg) 0.5ml (10µg)
Người lớn và trẻ em trên 10 tuổi 20µg/1.0ml 1.0ml (20µg) 1.0ml (20µg) 1.0ml (20µg)

Đợt chủng ngừa sơ khởi có thể tạo được miễn dịch trong khoảng 5 năm.

Yêu cầu tiêm liều tăng cường cách mỗi vài năm sau đợt chủng ngừa sơ khởi.

Có thể dùng Hepavax-Gene đồng thời với Globulin miễn dịch viêm gan B nhưng phải tiêm hai vị trí khác nhau.

Tương tác thuốc Hepavax-Gene

Là sản phẩm đã bất hoạt nên không bị lây nhiễm. Có thể dùng chung với những vắc xin khác ở những vị trí tiêm khác nhau. Hepavax-Gene có thể dùng chung với vắc xin bạch hầu, uốn ván, ho gà hấp phụ (DPT) nhưng phải dùng khác kim tiêm và khác chỗ tiêm hoặc vắc xin bại liệt sống dùng uống (OPV).

Hạn dùng & bảo quản

  • 36 tháng. Không dùng thuốc quá hạn.
  • Bảo quản ở 2-8oC, tránh đông đá, bảo quản trong bao gói kín.
  • Đóng gói: 20µg/1.0ml/lọ  và 10µg/0.5ml/lọ
]]>
https://meyeucon.org/14183/hepavax-gene-vac-xin-viem-gan-b-tai-to-hop-khong-gay-nhiem/feed/ 0
Hiểm họa từ virut viêm gan B https://meyeucon.org/2891/hiem-hoa-tu-virut-viem-gan-b/ https://meyeucon.org/2891/hiem-hoa-tu-virut-viem-gan-b/#comments Mon, 26 Apr 2010 11:18:55 +0000 https://meyeucon.org/?p=2891 Trên thế giới có khoảng 1/3 dân số tức là trên 2 tỷ người bị nhiễm virut viêm gan B và khoảng 350 triệu người trong số họ trở thành mang virut mạn tính.

Nếu trẻ em nhiễm virut viêm gan B do lây truyền từ mẹ thì 98% những trẻ em này sẽ mang virut suốt đời và 40% trong số này có nguy cơ sẽ chết vì bệnh xơ gan và ung thư gan. Vì thế tiêm vaccin phòng bệnh cho trẻ ngay sau khi sinh là một biện pháp phòng bệnh tốt nhất.

Đường lây truyền của virut viêm gan B

– Lây truyền qua đường máu: hay gặp do truyền máu và chế phẩm của máu có nhiễm virut viêm gan B, dùng kim tiêm chung mà chưa được khử trùng theo đúng tiêu chuẩn.

– Lây truyền qua quan hệ tình dục.

– Truyền từ mẹ sang con: Virut được truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh đẻ mà không phải trong thời kỳ mang thai. Nếu trong cơ thể mẹ có virut viêm gan B thì khả năng lây truyền từ mẹ sang con ngay sau khi lọt lòng là 50-90% tùy theo nồng độ virut trong huyết thanh của mẹ cao hay thấp và người mẹ có HBeAg dương tính hay âm tính. Đây là con đường lây truyền nguy hiểm cần phải phòng tránh.

Tiêm vaccin viêm gan B cho trẻ em là việc cần thiết.

Diễn biến khi bị virut xâm nhập

Sau khi nhiễm virut viêm gan B phần lớn người bệnh không có biểu hiện của bệnh chỉ có một số ít người có biểu hiện viêm gan virut B cấp tính đó là: mệt mỏi, chán ăn, sợ mùi thức ăn, đặc biệt là thức ăn có nhiều chất béo và nhiều chất đạm đạm (trứng, thịt, cá), đau mỏi toàn thân, đi tiểu nước tiểu sẫm màu như nước trà đặc hoặc nước vối, tiếp sau đó da và củng mạc mắt vàng tăng dần. Sau 1-2 tháng diễn biến bệnh nhân dần hồi phục. Tuy nhiên trong giai đoạn viêm gan cấp có một tỷ lệ rất ít bệnh nhân có thể viêm gan nặng và suy gan dẫn tới tử vong.

Khoảng 10% số người lớn sau khi bị viêm gan virut B cấp tính sau 6 tháng vẫn chưa sạch virut mà chuyển sang giai đoạn mạn tính. Trong trường hợp điển hình viêm gan virut B mạn tính bệnh nhân có từng đợt mệt mỏi, nước tiểu sẫm màu, đau vùng gan, có thể có vàng da, khi đi khám bệnh thường được phát hiện có gan to, chắc. Thật không may mắn cho người bệnh, ở giai đoạn mạn tính hầu như không có biểu hiện các triệu chứng mặc dù bệnh vẫn tiến triển âm thầm dẫn tới xơ gan và ung thư gan.

Cách xác định có bị nhiễm virut viêm gan B hay không

Muốn biết mình có nhiễm virut viêm gan B chỉ cần xét nghiệm HBsAg trong máu. Nếu kết quả cho thấy có dương tính với HBsAg tức là mình đã bị nhiễm virut viêm gan B. Nếu xét nghiệm cho kết quả âm tính với HBsAg mà có dương tính với Anti-HBs có nghĩa là mình đã có nhiễm virut viêm gan B nhưng đã khỏi và hiện tại đã có miễn dịch với virut viêm gan B. Nếu xét nghiệm cho kết quả âm tính với HBsAg mà đồng thời có âm tính với Anti-HBs thì trường hợp này cần phải đi tiêm phòng vì cơ thể chưa bị nhiễm virut viêm gan B và cũng chưa có khả năng miễn dịch với bệnh.

Sau khi có viêm gan virut B cấp tính nếu sau 6 tháng mà xét nghiệm HBsAg vẫn dương tính tức là người đó đã chuyển sang giai đoạn mạn tính.

Điều trị viêm gan virut B

Phần lớn viêm gan virut B cấp tính không cần dùng thuốc đặc hiệu để điều trị virut vì 90% số trường hợp mắc bệnh ở người lớn hoặc trẻ em lớn bệnh sẽ khỏi hoàn toàn. Trong giai đoạn cấp tính người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi đảm bảo dinh dưỡng tốt bệnh sẽ dần hồi phục. Theo khuyến cáo của Hội Gan mật Hoa Kỳ (American Association for the Study of Liver Diease -AASLD) viêm gan virut B mạn tính chỉ điều trị khi men gan ALT (Alanine aminotranferase) tăng cao trên 2 lần trở lên so với bình thường. Trên thế giới ngày nay ALT đối với người khỏe mạnh bình thường < 30 IU/ml đối với nam giới và < 19 IU/ml đối với nữ giới. Trong trường hợp ALT cao ít hơn hoặc không cao mà khi sinh thiết gan cho thấy có viêm hoại tử nhiều hoặc xơ nhiều thì cũng có chỉ định điều trị.

Các thuốc điều trị viêm gan: có hai nhóm thuốc đó là các thuốc uống có nguồn gốc nucleoside và thuốc tiêm là các interferon. Các thuốc nucleoside bao gồm: lamivudine, adefovir, telbuvidine, entecavir, tenofovir. Những thuốc này dễ sử dụng nhưng phải dùng thuốc kéo dài. Các thuốc interferon dạng thuốc tiêm này ít có hiệu quả đối với người Việt Nam bị viêm gan virut B mạn tính bởi vì nhóm thuốc này có tác dụng tốt với viêm gan virut B mạn tính do genotype A mà người Việt Nam chủ yếu là genotype B và C gây ra.

Phòng ngừa bệnh và biến chứng

Đối với người chưa có miễn dịch với virut viêm gan B cần tiêm phòng.

Đối với trẻ em sinh ra từ mẹ mà xét nghiệm có HBsAg dương tính cần được dùng globulin miễn dịch và tiêm phòng vaccin trong vòng 12 giờ ngay sau khi sinh sẽ giúp giảm 95% khả năng lây truyền từ mẹ sang con.

Đối với những người viêm gan virut B mạn tính mà chưa có chỉ định điều trị cần theo dõi thường xuyên cứ 3-6 tháng một lần bằng xét nghiệm ALT trong máu và siêu âm gan.

Không dùng dao cạo râu và bàn chải đánh răng chung với người có nhiễm virut viêm gan B.

Trước khi kết hôn cần thử HBsAg nếu vợ hoặc chồng có nhiễm virut viêm gan B mà người kia chưa có miễn dịch cần tiêm phòng trước khi kết hôn.

BS. Vũ Trường Khanh (Khoa tiêu hóa, BV Bạch Mai)

]]>
https://meyeucon.org/2891/hiem-hoa-tu-virut-viem-gan-b/feed/ 6