Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 23 Dec 2024 14:55:04 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Trẻ đau mỏi xương có thể do viêm khớp https://meyeucon.org/15453/tre-dau-moi-xuong-co-the-do-viem-khop/ https://meyeucon.org/15453/tre-dau-moi-xuong-co-the-do-viem-khop/#respond Sat, 08 Jan 2011 22:35:31 +0000 https://meyeucon.org/?p=15453 Thấy bé Đạt bị sưng các khớp tay, chân, bố mẹ em tưởng con bị côn trùng đốt nên chỉ lấy thuốc bôi. Cả tuần sau con vẫn không đỡ, họ đưa bé đi chữa thày lang nhưng cũng chẳng ăn thua.

Ba tháng sau, bé Đạt quấy khóc, kêu đau, không thể đứng, đi thì mới được đưa đến Viện nhi trung ương.

Đang nằm điều trị tại Khoa dị ứng, khớp, miễn dịch lâm sàng, bé Phùng Tiến Đạt, 2 tuổi (Sơn Tây, Hà Nội) là một trong những bệnh nhi nhỏ tuổi nhất mắc bệnh viêm khớp thanh thiếu niên tự miễn. Hiện tại, sau một thời gian dài điều trị, bé đã đỡ đau, có thể đi lại được nhưng các khớp vẫn còn sưng.

Theo tiến sĩ Lê Thị Minh Hương, Trưởng khoa dị ứng, khớp, miễn dịch lâm sàng, viêm khớp tự miễn thanh thiếu niên thuộc nhóm bệnh tự miễn dịch, chưa rõ nguyên nhân ở trẻ em. Bệnh này không hiếm gặp nhưng rất ít phụ huynh hiểu biết về nó nên đa số trẻ thường được đưa đến chuyên khoa khám muộn. Một số em được đi khám, chữa hằng năm trời ở nhiều nơi nhưng không phát hiện bệnh, dẫn tới bệnh tiến triển nặng, điều trị rất khó.

Trường hợp của cháu Đàm Văn Tuấn (dân tộc Tày, Cao Bằng) là một điển hình. Hơn một năm trước, thấy con kêu đau khớp trái, khớp háng, rồi sau đó đến cột sống bố mẹ em nghĩ do con đang tuổi lớn (14 tuổi), vận động nhiều nên không để ý. Mấy tháng sau, Tuấn đau đến nỗi không thể ngồi hay chạy được nữa. Em được đưa đến bệnh viện tỉnh khám, điều trị, đã đỡ nhưng sau khi về nhà vẫn đau lại nên được giới thiệu xuống viện Nhi.

Trường hợp khác, cháu Vũ Thị Trang, 11 tuổi ở Hải Dương cũng tương tự. Hơn hai tháng trước, Trang bị đau họng, đau hết các khớp chân, tay, đồng thời sốt kéo dài. Em được bố mẹ đưa đi khám ở bệnh viện tỉnh nhưng các bác sĩ không thể chẩn đoán ra bệnh gì. Sau đó, em được chuyển lên khoa Lây, viện Nhi điều trị gần một tháng nhưng các dấu hiệu trên cũng không đỡ nên mới vào khoa Dị ứng miễn dịch khám và phát hiện bị viêm đa khớp tự phát. Sau đợt điều trị, bé Trang đã khỏi đau và đỡ sưng khớp.

Bác sĩ Minh Hương cho biết, ở trẻ em, có thể có nhiều loại đau khớp. Rất nhiều trẻ thấy đau mỏi người, khớp, xương là do tuổi phát triển, phát triển quá nhanh, chẳng hạn mới 4 tuổi nhưng đã cao to như bé 6 tuổi. Khi đó, cơ và các đầu dây chằng giãn ra khiến trẻ cảm thấy đau, mỏi. Những trường hợp này chỉ cần điều trị bằng canxi kết hợp với chế độ vận động hợp lý.

Dạng viêm khớp tự mắc ở trẻ em có những biểu hiện đặc trưng là kéo dài trên 6 tuần, trẻ bị sưng, đau biến dạng khớp…

Trẻ bị viêm khớp dạng này có thể bị cứng khớp, sưng, tràn dịch khớp, đau. Ngoài ra, bệnh nhân có thể sốt cao, phát ban, hạch to, viêm thanh mạc, viêm màng phổi, trước khi bị sưng khớp (thuộc thể bệnh hệ thống).

Theo bác sĩ Hương, nếu được phát hiện kịp thời, điều trị đúng cách (bằng thuốc, kết hợp hướng dẫn vận động), đa số các bệnh nhi bị viêm khớp tự phát có thể khỏi bệnh. Tuy nhiên, nếu không chữa, bệnh có thể gây các biến chứng nặng như biến dạng khớp, khó vận động, thậm chí không thể vận động được, khiến quá trình điều trị rất khó khăn và kéo dài.

“Bởi vậy, ngay khi thấy trẻ có những biểu hiện của dạng viêm khớp này, bố mẹ cần đưa con đi khám đúng chuyên khoa để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời”, bác sĩ khuyên.

]]>
https://meyeucon.org/15453/tre-dau-moi-xuong-co-the-do-viem-khop/feed/ 0
Dấu hiệu cảnh báo viêm khớp ở trẻ https://meyeucon.org/14552/dau-hieu-canh-bao-viem-khop-o-tre/ https://meyeucon.org/14552/dau-hieu-canh-bao-viem-khop-o-tre/#comments Fri, 10 Dec 2010 16:35:53 +0000 https://meyeucon.org/?p=14552 Khi trẻ em phàn nàn về các cơn đau do khớp bị sưng phồng, khô cứng gây ra, các bé có thể bị bệnh viêm khớp. Mặc dù căn bệnh này tác động lên mỗi trẻ mỗi khác nhau, song theo Hiệp hội các bác sĩ chỉnh hình Mỹ, có một số dấu hiệu cảnh báo chung.

Đó là:

1. Cơn đau ở khớp trở nên tồi tệ vào buổi sáng và giảm bớt trong ngày;

2. Đau nhức ở đầu gối, bàn chân và tay;

3. Đau nhức khiến con bạn phải đi khập khiễng vào buổi sáng;

4. Sưng phồng ở các khớp;

5. Các khớp bị viêm, sưng tấy và hơi âm ấm khi sờ vào;

6. Trẻ dễ cáu gắt, hay mệt mỏi và không thích chơi đùa;

7. Sốt cao và da nổi chấm hồng.

]]>
https://meyeucon.org/14552/dau-hieu-canh-bao-viem-khop-o-tre/feed/ 2
Viêm khớp mãn tính ở trẻ https://meyeucon.org/14550/viem-khop-man-tinh-o-tre/ https://meyeucon.org/14550/viem-khop-man-tinh-o-tre/#respond Fri, 10 Dec 2010 16:27:00 +0000 https://meyeucon.org/?p=14550 Bé phải được bác sĩ khám trong vòng 24 giờ kể từ khi đau hoặc cứng khớp, đi cà nhắc hoặc nổi mẩn kèm theo sốt.


Có 3 loại viêm khớp mãn tính (viêm các khớp) ở trẻ em:

  • Viêm thiểu khớp gây bệnh cho 4 khớp chính (như đầu gối) hoặc ít hơn.
  • Viêm đa khớp gây bệnh cho các khớp nhỏ như các khớp bàn tay, bàn chân.
  • Viêm khớp toàn thân ở trẻ em cũng gây bệnh cho các khớp nhỏ và gây nên các triệu chứng của bệnh tổng quát.

Nguyên nhân

Mặc dầu nguyên nhân tiềm tàng chưa được xác định, bệnh có thể là do di truyền. Viêm khớp ban đầu khởi phát do nhiễm siêu vi, nhưng không có loại siêu vi đặc biệt nào được tìm thấy.

Triệu chứng

Các triệu chứng chính gồm:

  • Đau, ửng đỏ, sưng kèm theo sự đơ cứng của các khớp bị viêm.
  • Đi cà nhắc nếu bàn chân hoặc chân bị viêm.
  • Trong trường hợp viêm đa khớp, có sốt nhẹ.

Trong viêm khớp toàn thân các triệu chứng sau đây có thể xuất hiện nhiều tuần hoặc nhiều tháng trước khi các khớp bị viêm:

  • Nhiệt độ trên 39 độ C.
  • Nổi hạch toàn thân.
  • Nổi mẩn không ngứa, sẫm màu.

Có biến chứng viêm mống mắt nhưng rất hiếm.

Có phải đưa bé đi bác sĩ không ?

Bé phải được bác sĩ khám trong vòng 24 giờ kể từ khi đau hoặc cứng khớp, đi cà nhắc hoặc nổi mẩn kèm theo sốt. Bác sĩ sẽ khám bệnh cho bé và cho làm các xét nghiệm máu để loại trừ các rối loạn khác.

Điều trị

Phần quan trọng của việc chữa trị gồm có vật lý trị liệu để giữ cho cơ được khoẻ và khớp được linh hoạt. Nẹp có thể được dùng về đêm để tránh biến dạng khớp; đôi khi có thể dùng cả đêm lẫn ngày cho khớp được nghỉ.

Bác sĩ có thể chỉ định cho uống aspirin hoặc thuốc kháng viêm không steriod như ibuprofen để làm giảm đau và sưng. Nếu các thuốc trên không hiệu nghiệm, nhiều loại thuốc mạnh khác, như corticosteroid sẽ được chỉ định. Trong một vài trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật để thay các khớp Bị đau hoặc làm dài các dây cơ bị biến dạng.

Khi bé hồi phục sau bệnh viêm khớp, cần khám mắt thường xuyên để phát hiện dấu hiệu của viêm mống mắt.

Tiên lượng

Hầu hết các bé thường khỏi bệnh viêm khớp trong vòng một vài năm mà không để lại một dị tật nhỏ nào. Một số rất ít các bé khác lại tiếp tục phát triển một dạng viêm khớp của người lớn.

]]>
https://meyeucon.org/14550/viem-khop-man-tinh-o-tre/feed/ 0
Thấp khớp trẻ em: Tiêu chuẩn chẩn đoán – Phác đồ điều trị hiện nay https://meyeucon.org/14548/thap-khop-tre-em-tieu-chuan-chan-doan-phac-do-dieu-tri-hien-nay/ https://meyeucon.org/14548/thap-khop-tre-em-tieu-chuan-chan-doan-phac-do-dieu-tri-hien-nay/#comments Fri, 10 Dec 2010 16:13:57 +0000 https://meyeucon.org/?p=14548 Theo BS. Vũ Minh Phúc – Bộ môn Nhi Trường Đại Học Y Dược TP.HCM, thấp khớp là một bệnh lý xảy ra sau viêm họng do liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A. Bệnh thường xảy ra ở trẻ 5 – 15 tuổi, nam hay nữ đều có khả năng mắc bệnh như nhau, mọi chủng tộc đều có thể bị bệnh, đặc biệt có tần suất cao ở những nước đang phát triển, ở những nơi có điều kiện sống và vệ sin kém, nhất là vào mùa lạnh hay mưa ẩm. cơ chế sinh bệnh được chấp nhận nhiều nhất là cơ chế miễn dịch học. Bệnh gây tổn thương nhiều cơ quan như khớp (viêm khớp), tim (viêm tim), thần kinh (múa vờn), da (hồng ban vòng), mô dưới da (nốt cục dưới da).

I. Tiêu chuẩn chẩn đoán

1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán đợt thấp cấp theo Duckett Jones – có bổ sung 1992

Triệu chứng chính:

  • Viêm tim
  • Viêm khớp
  • Múa vờn Sydenham
  • Hồng ban vòng
  • Nốt cục dưới da

Triệu chứng phụ:

Lâm sàng

  • Sốt
  • Đau nhức

Cận lâm sàng

  • Lắng máu tăng
  • C-reactive protein tăng
  • P-R dài

Bằng chứng nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A trước đó

  • Kháng thể kháng liên cầu trong máu cao*
  • Cấy phết họng (+)
  • Rapid Strep test (+)

Bệnh nhân có nhiều khả năng bị một đợt thấp cấp khi có:

– 2 triệu chứng chính + bằng chứng nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A HOẶC

– 1 triệu chứng chính + ≥ 2 triệu chứng phụ + bằng chứng nhiễm liên cầu nhóm A.

– Kháng thể kháng liên cầu trong máu ở trẻ em tăng khi:

  • ASO ≥ 330 đơn vị Todd.
  • Anti-Dnase B ≥ 240 đơn vị Todd.

1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán đợt thấp tái phát:

Chẩn đoán thấp tái phát trên bệnh nhi có bệnh van tim hậu thấp khi

– Không được phòng thấp đúng (+)

– Có bằng chứng nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A (±)

– Có bằng chứng viêm mới trên lâm sàng (±):

  • Viêm khớp
  • Viêm màng ngoài tim (tràn dịch màng ngoài tim/siêu âm tim)
  • Viêm van tim, biết rõ là mới xuất hiện

– Có bằng chứng viêm trên cận lâm sàng nhưng không tìm thấy một nguyên nhân nào khác để lý giải hiện tượng viêm này (+):

  • Lắng máu tăng
  • CRP tăng

Lưu ý: (+): bắt buộc phải có, (±): có thể có hoặc không.

– Tiêu chuẩn của Duckett Jones có tính cách hướng dẫn chẩn đoán, nên sẽ có nhiều trường hợp:

  • Không đủ tiêu chuẩn nhưng vẫn là một đợt thấp cấp (múa vờn, viêm tim thầm lặng).
  • Đủ tiêu chuẩn chẩn đoán nhưng không phải là một đợt thấp cấp.

2. Điều trị

2.1. Nghỉ ngơi tại giường:

– Viêm khớp, không viêm tim: 2 tuần tuyệt đối + 2 tuần tương đối

– Viêm tim, tim không to: 4 tuần tuyệt đối + 4 tuần tương đối

– Viêm tim, tim to: 6 tuần tuyệt đối + 6 tuần tương đối

– Viêm tim, suy tim: nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường tới khi hết suy tim + 3 tháng điều trị tại nhà

2.2. Kháng sinh diệt liên cầu khuẩn nhóm A:

Benzathin penicillin

Liều lượng và cách dùng:

  • < 27kg: 600.000 đv IM
  • ≥ 27kg: 1,2 triệu đv IM

Thời gian: 1 lần duy nhất

Benzathin penicillin hạn chế sử dụng

Liều lượng và cách dùng:

  • < 27kg: 600.000 – 900.000 đv/ngày TB
  • ≥ 27kg: 1,2 triệu đv/ngày TB

Thời gian: 10 ngày

Penicillin V

Liều lượng và cách dùng:

  • < 27kg: 200.000 đv x 3/ngày uống
  • ≥ 27kg: 400.000 đv x 3/ngày uống

Thời gian: 10 ngày

Erythromycin dành cho bệnh nhân dị ứng với Penicillin

Liều lượng và cách dùng:

  • 20 – 40mg/kg/ngày chia 2 – 4 lần uống

Thời gian: 10 ngày

2.3. Kháng viêm

Viêm khớp, viêm tim nhẹ:

– Điều trị tấn công: Aspirin: 100mg/kg/ngày chia 4 lần uống x 2 tuần

– Điều trị duy trì: Aspirin: 75mg/kg/ngày chia 4 lần uống x 2 – 6 tuần

Viêm tim trung bình, nặng

– Điều trị tấn công: Prednisone: 2mg/kg/ngày chia 2 lần uống x 2 tuần

– Điều trị duy trì:

  • Prednisone: giảm liều 5mg mỗi 3 ngày trong 2 tuần
  • Aspirin: 75mg/kg/ngày chia 4 lần uống cho tới 6 tuần sau khi ngưng Prednisone

2.4. Điều trị suy tim (nếu có)

2.5. Nếu có múa vờn: thêm

– Phenobarbital 5mg/kg/ngày uống.

– Haloperidol (Haldol) 0,01 – 0,03mg/kg/ngày uống.

3. Điều trị phòng ngừa:

3.1. Cải thiện môi trường sống – giáo dục y tế

3.2. Phòng tiên phát:

– Mục đích: phát hiện và điều trị sớm những trường hợp viêm họng do liên cầu khuẩn.

– Nội dung: dùng kháng sinh diệt liên cầu nhóm A như bảng ở trên.

3.3. Phòng thấp thứ phát:

– Mục đích: tránh tái nhiễm liên cầu khuẩn cho những bệnh nhân đã từng bị thấp.

– Thời gian: bắt đầu ngay từ đợt thấp cuối cùng.

Chú ý:

– Tốt nhất là dùng Benzathin penicillin.

– Hạn chế dùng Penicillin V uống vì:

  • Bệnh nhân hay quen
  • Dễ sinh chủng kháng thuốc cho những trường hợp viêm nội tâm mạc trùng.

4. Thức ăn cần thiết cho người thấp khớp

Bổ sung một số acid béo:

  • Acid béo Omega-3: có nhiều trong các loại cá giàu chất béo (cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, cá ngừ, cá trống), có khả năng ngăn chặn phản ứng của hệ miễn dịch gây ra chứng viêm khớp và làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh. Cho bệnh nhân dùng dầu cá 2-4g, thậm chí 5g/ngày cho kết quả khá hứa hẹn: khớp bớt cứng và ít đau hơn.
  • Acid béo Omega-6 GLA (acid gamma-linolenic): ngăn chặn tiến trình sản sinh các prostaglandin gây chứng viêm với liều 1-3g/ngày. Dầu anh thảo (Evening primrose oil) có GLA. Ở Việt Nam, có thể tận dụng vi tảo Spirulina (9-11g/kg) dưới dạng viên nang 400 mg tảo khô (biệt dược Linaforce). Người bị thấp khớp nên dùng 10g bột tảo khô/ ngày (tương đương 90 mg acid GLA).

Bổ sung các vitamin:

Vitamin C, D, E và beta-carotene có thể giúp phòng tránh được một số dạng viêm khớp do tác dụng chống oxy hóa. Beta-carotene (có nhiều trong cà rốt, cà chua, bí rợ, rau xanh… và các loại trái cây, rau củ có màu đỏ) cùng các thức ăn chứa vitamin E có tác dụng giảm đau chống viêm. Chỉ với liều nhỏ dưới 150 mg vitamin C và 400 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D/ngày cũng khả năng làm chậm hẳn sự tiến triển của căn bệnh này.

]]>
https://meyeucon.org/14548/thap-khop-tre-em-tieu-chuan-chan-doan-phac-do-dieu-tri-hien-nay/feed/ 1
Viêm khớp Still ở trẻ em https://meyeucon.org/11154/viem-khop-still-o-tre-em/ https://meyeucon.org/11154/viem-khop-still-o-tre-em/#respond Tue, 10 Aug 2010 11:12:16 +0000 https://meyeucon.org/?p=11154 Hỏi: Con gái tôi 15 tuổi, cách nay 1 năm thì cháu bị đau khớp cổ chân phải và sau đó có uống thuốc điều trị ở nhiều nơi. Cuối cùng thì bác sĩ chẩn đoán bệnh Still. Xin cho biết về bệnh này, làm sao để phát hiện sớm bệnh? Bệnh điều trị có khỏi hoàn toàn được không?

Trả lời: Hiện nay, cơ chế mắc gây viêm khớp mãn tính ở thiếu niên vẫn còn chưa được biết rõ. Người ta chỉ ghi nhận sự hiện diện của một số kháng thể miễn dịch tùy theo thể bệnh: HLA B27 trong 90% các trường hợp viêm khớp cột sống ở trẻ em, kháng thể kháng nhân trong thể tổn thương ít khớp hay yếu tố thấp trong thể tổn thương nhiều khớp.

Viêm khớp Still là một trong 3 thể lâm sàng của bệnh viêm khớp mãn tính ở trẻ em. Biểu hiện của bệnh thường gặp là sốt dao động, mệt mỏi, đau nhức cơ toàn thân và các triệu chứng này không giảm khi dùng aspirine liều thông thường. Trẻ có thể bị nổi mẩn đỏ ở thân mình và các gốc chi (90%) nhưng các mẩn đỏ này mất rất nhanh.

Triệu chứng viêm khớp có thể xảy ra ngay từ đầu hay sau vài ngày, thường là trẻ bị sưng đau các khớp cổ tay, gối và mắt cá chân cả hai bên. Các tổn thương khác cũng có thể gặp như trẻ bị nổi hạch, gan lách to, viêm đa màng như: tràn dịch màng phổi, viêm màng tim hay viêm cầu thận. Xét nghiệm cho thấy bạch cầu tăng đáng kể, chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính, giảm tiểu cầu, thiếu máu. Người ta lưu ý đến hội chứng tăng động đại thực bào, vì đây là thể nặng với các triệu chứng sốt cao, gan lách to, triệu chứng viêm cận lâm sàng quan trọng. Trường hợp này nặng có thể tử vong, xảy ra do dùng thuốc (kháng viêm không steroide, muối vàng) hoặc do trẻ bị bội nhiễm virus kèm theo. Để có thể chẩn đoán sớm và điều trị phù hợp thì ngay khi trẻ có triệu chứng viêm khớp với sưng, đỏ, nóng, đau phải đưa trẻ đến khám ở các chuyên gia khớp. Nếu điều trị sớm thì tiên lượng của bệnh tương đối tốt và cần phải theo dõi lâu dài.

BS.CK2. ĐẶNG MINH TRÍ

]]>
https://meyeucon.org/11154/viem-khop-still-o-tre-em/feed/ 0
Trẻ em có bị viêm khớp? https://meyeucon.org/2510/tre-em-co-bi-viem-khop/ https://meyeucon.org/2510/tre-em-co-bi-viem-khop/#respond Tue, 20 Apr 2010 10:04:32 +0000 https://meyeucon.org/?p=2510 Hỏi: Con gái tôi 9 tuổi, cháu thường than nhức chân. Những khi trời lạnh cháu nhức nhiều hơn. Cháu bắt đầu nhức chân khoảng hai năm nay, một số người nói đó là bình thường vì cháu đang tuổi phát triển cơ thể nhưng tôi vẫn cảm thấy không yên tâm. Chẳng lẽ bé như cháu mà cũng bị viêm khớp?

Trả lời: Ở lứa tuổi thiếu niên khoảng 4-15 tuổi, khi trẻ than bị đau khớp, thông thường bác sĩ nhi khoa sẽ hỏi bệnh và khám cẩn thận để xem cháu có bị viêm khớp mãn thiếu niên hay không, và cần phải loại trừ bệnh thấp tim vì những bệnh này thường gặp ở trẻ, cần phải điều trị sớm, tích cực để tránh biến chứng cho trẻ.

Ở bệnh viêm khớp mãn thiếu niên, thường trẻ có đau khớp tái đi tái lại và bị cứng khớp; trẻ cũng có thể bị sốt cao, sưng khớp làm hạn chế vận động, tổn thương ở mắt, chậm lớn và diễn tiến kéo dài đến biến dạng khớp.

Ở bệnh thấp tim, bệnh thường xảy ra trong độ tuổi 5-15, bệnh xuất hiện khoảng hai tuần đến 20 ngày sau khi bị viêm họng do Streptococus beta tan huyết nhóm A mà không được điều trị.

Trẻ có thể có đau khớp thoáng qua, sưng khớp thoáng qua hoặc đôi khi không sưng khớp, chỉ sốt cao hay sốt nhẹ kèm những triệu chứng không đặc hiệu khác như đau bụng, chảy máu cam. Vi trùng từ họng không được điều trị sẽ gây tổn thương khớp thoáng qua nhưng sẽ gây tổn thương tim vĩnh viễn.

Trẻ có thể bị mệt, khó thở, suy tim và nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, để làm rõ triệu chứng đau khớp của cháu, chị nên đưa cháu đi khám ở bác sĩ nhi khoa để được tư vấn cụ thể.

BS ĐỖ NGỌC ĐỨC – Tuổi Trẻ Online

]]>
https://meyeucon.org/2510/tre-em-co-bi-viem-khop/feed/ 0