Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Thu, 25 Apr 2024 11:06:55 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Viêm màng não: Bệnh nguy hiểm và di chứng nặng nề https://meyeucon.org/16243/viem-mang-nao-benh-nguy-hiem-va-di-chung-nang-ne/ https://meyeucon.org/16243/viem-mang-nao-benh-nguy-hiem-va-di-chung-nang-ne/#respond Sat, 02 Apr 2011 13:58:27 +0000 https://meyeucon.org/?p=16243 Viêm màng não là bệnh nguy hiểm, dẫn đến những hậu quả nặng nề không chỉ cho trẻ em mà còn cho cả người lớn. Bệnh gây tử vong nhanh nếu không điều trị kịp thời. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng đa dạng. Bởi vậy, nhận biết sớm dấu hiệu của viêm màng não là cần thiết.

Vi khuẩn phế cầu

Màng não làm nhiệm vụ bảo vệ bao bọc xung quanh não và cả tủy sống. Viêm màng não là tình trạng nhiễm trùng của màng não. Viêm màng não thường do vi khuẩn HIB, mô cầu, phế cầu… gây nên, ngoài ra còn có thể do vi rút, nấm, ký sinh… Bệnh viêm màng não, có thể gây biến chứng nặng hoặc tử vong nếu không điều trị sớm.

Viêm màng não do HIB

Do vi khuẩn Hemophilus influenzae týp B (HIB) gây nên. Vi khuẩn HIB thường gặp ở mũi và họng, lây truyền từ người này sang người khác qua những giọt nước bọt do hắt hơi và ho. Vi khuẩn HIB cũng có thể lây lan qua đồ chơi dùng chung hoặc các đồ vật mà trẻ thường mút vào miệng. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, trong đó trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.

Triệu chứng ban đầu của viêm màng não do HIB là trẻ sốt li bì, sổ mũi, ho… sau đó trẻ có thể bú kém hoặc bỏ bú, quấy khóc, nôn, thóp phồng (trẻ dưới 12 tháng tuổi). Một số trẻ có thể có kèm tiêu chảy. Bệnh tiến triển rất nhanh, sau 1 – 2 ngày, nếu không điều trị, người bệnh sẽ hôn mê, co giật. Ở giai đoạn nặng, cũng thường để lại di chứng rất nặng nề về thần kinh, khiến trẻ bị điếc, trí tuệ sa sút, mất khả năng học tập, khó khăn khi vận động… hoặc tử vong. Nguy hiểm là người bệnh có thể mang vi khuẩn HIB mà không có dấu hiệu, triệu chứng của bệnh nên dễ phát tán ra cộng đồng. Bởi vậy, khi thấy trẻ có một vài triệu chứng như sốt, đau đầu, nôn vọt nên khẩn trương đưa trẻ đến cơ sở y tế. Viêm màng não do HIB, nếu được điều trị sớm và kịp thời sẽ hạn chế tối đa các di chứng.

Biện pháp ngừa bệnh tốt nhất là tiêm vaccin HIB cho trẻ. Trẻ dưới 1 tuổi được phòng bệnh do HIB bằng tiêm vaccin phối hợp phòng 5 bệnh (vaccin tổng hợp 5 trong 1 DPT-VGB-HIB): bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và Hib vào tháng thứ 2, thứ 3 và thứ 4. Ngoài biện pháp tiêm vaccin để phòng bệnh, cần tăng cường vệ sinh cá nhân và môi trường sống.

Viêm màng não do mô cầu

Não mô cầu có tên khoa học là Neisseria meningitidis, các nhóm vi khuẩn gây bệnh thường gặp là A, B, C, Y, W-135, trong đó ở Việt Nam thường gặp A,B,C. Đối tượng mắc không chỉ trẻ em mà còn cả người lớn. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng tỉ lệ mắc cao hơn trong thời tiết xuân hè. Bệnh lây qua đường hô hấp và có thể lây nhiễm qua tiếp xúc với bàn tay, vật dụng cá nhân bị nhiễm vi khuẩn từ bệnh phẩm của bệnh nhân. Bệnh có tỷ lệ tử vong khá cao nếu không được phát hiện sớm, điều trị đúng và thường để lại di chứng về thần kinh. Sau khi vi khuẩn não mô cầu xâm nhiễm vào cơ thể, thời gian ủ bệnh từ 5-7 ngày, người bệnh có triệu chứng sốt cao (39-40oC), đau đầu, buồn nôn, nôn, cổ cứng, có thể bị co giật, có ban xuất huyết như chấm hồng hoặc mụn nước…Sau 1-2 ngày nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân có biểu hiện lơ mơ hoặc hôn mê, thậm chí xuất hiện mảng xuất huyết và xảy ra sốc dễ gây tử vong.

Viêm màng não do mô cầu là bệnh do vi khuẩn nên việc sử dụng thuốc điều trị phải do chỉ định của bác sĩ. Bệnh có thể phòng được bằng vaccin phòng viêm màng não mô cầu. Hiện nay, ở nước ta có vaccin phòng viêm màng não mô cầu týp A và C. Vaccin phòng bệnh này được chỉ định tiêm cho trẻ từ 2 tuổi trở lên và cho người lớn có nguy cơ bị bệnh cao (người đang sống trong vùng có dịch xảy ra, những người đi du lịch tới các vùng đang có dịch…). Do bệnh dễ gây thành dịch nhất là trong các nhà trẻ, gia đình, khu phố nên biện pháp phòng bệnh cần vệ sinh răng miệng, môi trường sạch sẽ, cách ly người bệnh. Khi có các biểu hiện của viêm màng não mô cầu cần đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị…

Viêm màng não do phế cầu

Do vi khuẩn phế cầu Streptococcus pneumoniae gây nên. Bệnh gây viêm màng não phổ biến nhất ở người lớn và trẻ em trên 6 tuổi. Những người có nguy cơ mắc cao là người nghiện rượu, bệnh nhân đái tháo đường, viêm tai giữa, viêm xoang, sau chấn thương hoặc vết thương sọ não… Bệnh có triệu chứng: sốt cao (39-40oC) liên tục, nhức đầu, đau mỏi cơ khớp… Nếu có nhiễm khuẩn huyết thì sốt cao dao động, có cơn rét run, sốc, trụy tim mạch, tụt huyết áp, nước tiểu ít. Có các dấu hiệu cứng gáy, trẻ em có “tư thế cò súng”, sợ ánh sáng và tiếng động. So với viêm màng não do mô cầu thì viêm màng não do phế cầu ít nổi ban trên da hơn, nhưng lại có dấu hiệu thần kinh khu trú, liệt mặt, rối loạn tri giác nặng nề hơn.

Viêm màng não do phế cầu có thể gây ra các biến chứng: tổn thương các dây thần kinh sọ não như dây II, III, IV, VI, VII, VIII…; Áp-xe não, áp-xe dưới màng cứng, ổ tụ mủ dọc huyết quản, viêm tắc tĩnh mạch, viêm quanh mạch máu não…; Gây tắc nghẽn dịch não tủy, chứng não nước, viêm màng trong tim, viêm màng ngoài tim, viêm phổi, viêm thận. Di chứng sau khi viêm màng não mủ do phế cầu, nhất là trường hợp chẩn đoán và điều trị muộn có thể dẫn đến: lác mắt, mù mắt, điếc, câm, liệt các chi hoặc nửa người, tổn thương dây thần kinh sọ não, giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, rối loạn tâm thần, động kinh. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao nếu điều trị muộn.
Việc điều trị viêm màng não do phế cầu phải theo chỉ định của bác sĩ. Để phòng bệnh không nên uống rượu, điều trị tích cực các bệnh đái tháo đường, viêm tai giữa, viêm xoang, chấn thương hoặc vết thương sọ não…

]]>
https://meyeucon.org/16243/viem-mang-nao-benh-nguy-hiem-va-di-chung-nang-ne/feed/ 0
Nhầm sốt vi rút, bé 2 tuổi tử vong vì viêm màng não https://meyeucon.org/15761/nham-sot-vi-rut-be-2-tuoi-tu-vong-vi-viem-mang-nao/ https://meyeucon.org/15761/nham-sot-vi-rut-be-2-tuoi-tu-vong-vi-viem-mang-nao/#respond Mon, 24 Jan 2011 11:21:26 +0000 https://meyeucon.org/?p=15761 Một bé gái đã tử vong sau bị bệnh viêm màng não tấn công do các bác sĩ nhầm là sốt vi rút.

Brian và Julie Backhouse cho biết con gái Lili (23 tháng tuổi) của họ đã qua đời sau khi các bác sĩ không phát hiện ra bệnh và cho bé về nhà. Lili được đưa đến viện lúc 10h sáng ngày 9/1 trong tình trạng ốm sốt. Các bác sĩ đã chẩn đoán là cô bé bị sốt vi rút và cho về lúc 10h30. 4 tiếng tiếp theo đó, tình trạng của Lili ngày càng nặng và cha mẹ cô bé vội đưa đến bệnh viện và bằng xét nghiệm nhanh, các bác sĩ phát hiện cô bé bị viêm màng não. Lúc này, từ đầu đến ngón chân cô bé đều nổi ban. Lili được đưa ngay đến phòng hồi sức cấp cứu nhưng bé đã mất lúc 18h30.

Chỉ vài giờ sau đó, người anh em sinh đôi với Lili là Lukas phát bệnh và nhanh chóng phục hồi vì các bác sĩ đã phán đoán sớm. Cặp sinh đôi này chào đời vào ngày 1 và 2 tháng 2 năm 2009 bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm.

Không riêng gì trường hợp Lili, một bé trai 2 tuổi khác cũng được trả về và rồi nhập viện vì phát bệnh viêm màng não. Rất may là em bé đã qua khỏi.

Giám đốc điều hành bệnh viện Queen’s, BS Deborah Wheeler (Anh), cho biết: “Rất khó chẩn đoán bệnh viêm màng não và các bác sĩ của chúng tôi đã làm những điều tốt nhất có thể cho Lili.

Tuy nhiên, Steve Dayman, Giám đốc điều hành Viêm màng não Anh, người cũng đã mất đứa con trai vì căn bệnh này vào năm 1982, cho biết: “Thực sự đáng lo ngại về các trường hợp mà đáng ra sẽ không dẫn đến tử vong. Có lẽ là các bác sĩ đã quá chủ quan khi cho trẻ về nhà. Đừng nghĩ rằng bị viêm màng não là đồng nghĩa với đau đầu, cứng cổ, sợ ánh sáng. Đó là một sai lầm chết người bởi trẻ hoàn toàn có thể bị vi rút viêm màng não giết chết trong vòng 4 tiếng đầu khi chưa có các biểu hiện này. Vậy nên việc giữ trẻ ở lại theo dõi đặc biệt quan trọng trong giai đoạn này, nhất là mùa viêm màng não và cúm đang hoành hành hiện nay.

Tất cả các chuyên gia y tế nên biết rằng cho uống/tiêm thuốc kháng sinh càng sớm, trẻ sẽ càng có cơ hội sống sót. Các bậc cha mẹ hiểu rõ con cái mình nhất và vì thế họ sẽ không đến bác sĩ nếu họ không thực sự cảm thấy lo lắng”.

]]>
https://meyeucon.org/15761/nham-sot-vi-rut-be-2-tuoi-tu-vong-vi-viem-mang-nao/feed/ 0
Nguyên nhân, phòng tránh viêm màng não https://meyeucon.org/15741/nguyen-nhan-phong-tranh-viem-mang-nao/ https://meyeucon.org/15741/nguyen-nhan-phong-tranh-viem-mang-nao/#comments Sat, 22 Jan 2011 13:21:17 +0000 https://meyeucon.org/?p=15741 Viêm màng não được mô tả là viêm màng bao quanh não và dây cột sống. Viêm màng não có thể làm tổn thương não vĩnh viễn hoặc gây hại cho tính mạng bé. Bé bị ảnh hưởng bởi viêm màng não do nguyên nhân khác nhau.

Nguyên nhân

Viêm màng não có thể xảy ra do biến chứng từ một bệnh nhiễm trùng, nhất là nhiễm trùng máu. Tuy có một “hàng rào” giữa máu và não để bảo vệ não khỏi nhiễm trùng máu nhưng một số trường hợp, nhiễm trùng có thể “vượt rào”, xâm nhập vào não.

Viêm tai giữa, viêm mũi, viêm xoang có thể gây biến chứng thành viêm màng não.

Viêm màng não được chia thành 2 loại: viêm màng não do virus và viêm màng não do vi khuẩn. Trong đó, viêm màng não do virus nghiêm trọng hơn nhiều.

Các triệu chứng

Thông thường, viêm màng não xảy ra ở bé 1-4 tuổi. Bệnh khởi phát và chuyển nặng rất nhanh, có thể làm bé tử vong chỉ trong vài ngày. Không có triệu chứng điển hình cho viêm màng não vì bệnh biểu hiện khác nhau ở các độ tuổi khác nhau.

  • Ở bé sơ sinh: triệu chứng điển hình của viêm màng não gồm sốt, nôn trớ, quấy khóc. Có thể quan sát thấy thóp trước phồng lên. Bé sơ sinh có thể lên cơn co giật.
  • Bé hơn 1 tuổi: nôn trớ, sốt, hôn mê, co giật, cứng cổ.

Kiểm tra, xét nghiệm viêm màng não ở bé

Ngoài việc kiểm tra cơ thể, đầu và hệ thần kinh, có một số yếu tố giúp chẩn đoán viêm màng não ở các bé như nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, nhịp tim, lượng oxy trong máu… thường được các bác sĩ thực hiện.

Bên cạnh đó, việc kiểm tra dịch trong tủy sống (còn gọi là chọc dò cột sống) cũng được các bác sĩ tiến hành. Dịch não tủy lấy từ tủy sống sau đó được kiểm tra kỹ lưỡng dưới kính hiển vi – nơi phát hiện nhiều vi sinh vật.

Chụp X-quang não giúp tìm bất kỳ tổn thương nào có trong não.

Biện pháp phòng ngừa

Viêm màng não là bệnh gây tử vong, vì thế, cách phòng chống là rất quan trọng. Do bệnh là biến chứng của nhiều loại nhiễm trùng nên bạn không được bỏ qua bất kỳ nhiễm trùng nào ở bé. Cần đưa bé đi khám và điều trị ngay, không được chủ quan, nhất là khi bé sốt.

Khi bé bị đau tai hoặc ớn lạnh, nên đưa bé đi khám ngay để loại bỏ biến chứng viêm màng não.

Để ngừa bệnh nhiễm trùng, nên thực hiện ăn chín, uống sôi cho bé, hạn chế ăn uống bên ngoài, nhất là những nơi mất vệ sinh. Nên mua thực phẩm tươi về chế biến thay vì dùng đồ đóng gói, đóng hộp.

Điều trị

Viêm màng não là bệnh tiến triển rất nhanh. Do đó, việc điều trị nên bắt đầu càng sớm càng tốt.

Viêm màng não có thể gây co giật, do đó, bạn nên có các biện pháp sơ cứu kịp thời trước khi đưa con nhập viện để phòng bé cắn vào lưỡi. Trường hợp bé không bị hôn mê thì việc lau mát hạ sốt cho bé là hiệu quả.

]]>
https://meyeucon.org/15741/nguyen-nhan-phong-tranh-viem-mang-nao/feed/ 1
Viêm màng não mủ dễ nhầm với bệnh mũi họng https://meyeucon.org/14566/viem-mang-nao-mu-de-nham-voi-benh-mui-hong/ https://meyeucon.org/14566/viem-mang-nao-mu-de-nham-voi-benh-mui-hong/#respond Sat, 11 Dec 2010 22:46:51 +0000 https://meyeucon.org/?p=14566 PGS.TS Phạm Nhật An, Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi TƯ cho biết, hiện luôn có 12 – 15 trẻ bị viêm màng não mủ điều trị tại khoa. Các bệnh nhi này hầu hết đều ở tình trạng bệnh nặng, nguy kịch do người thân nhầm tưởng là mắc bệnh thông thường.

Dễ nhầm tưởng

Tại khoa Truyền nhiễm, thời gian gần đây luôn có khoảng 12 – 15 cháu bị viêm màng não mủ phải điều trị, trong đó, cháu bé nhất mới chỉ 2 tháng tuổi. Các bệnh nhi đều ở tình trạng bệnh khá nặng do đến viện muộn. Có những trẻ khi nhập viện thì bệnh đã quá nặng, màng não đã đặc mủ, chọc màng não cũng không thể đếm được xác bạch cầu nữa, khiến bác sĩ rất khó để định lượng điều trị.

PGS An dẫn chúng tôi vào thăm bệnh nhi Nguyễn Tiến H, 10 tuổi (ở thành phố Nam Định – Nam Định). Em bị viêm màng não mủ thể nặng điển hình, hiện đã rơi vào tình trạng vô thức. Mẹ cháu ngồi ngay mép giường, vừa nắn bóp chân tay cho con, vừa khóc dòng. Chị kể, cháu H thể trọng vốn rất khoẻ mạnh, ít bị ốm đau như những đứa trẻ cùng trang lứa khác. Mà nếu có hắt hơi, sổ mũi, nhức đầu, chị cũng chỉ cho con uống vài viên thuốc cảm là khỏi.

Nhưng cách đây khoảng 3 tuần, cháu bị chảy nước mũi trong, rồi bị sốt kèm theo hơi đau đầu. Chị nghĩ, chắc con bị cúm, viêm mũi họng thông thường nên chỉ cho cháu uống thuốc hạ sốt, thuốc si rô chữa viêm mũi. Uống hết 7 ngày thuốc, bé H vẫn chưa hết sốt, tình trạng bệnh có vẻ nặng hơn, lúc này chị mới đưa con đi viện. Chị không ngờ, con mình bị mắc viêm màng não mủ thể nặng điển hình. Dù đã được điều trị tích cực nhưng hiện bé vẫn sốt cao, có những dấu hiệu rối loạn ý thức, mắt nhìn vô cảm…

Bệnh nhi Nguyễn Văn B (12 tháng tuổi, quê ở Bắc Giang) cũng vào khoa Truyền nhiễm điều trị vì bé nôn và quấy khóc. Chị Liên, mẹ B kể, bé không bị sốt, không ho, không chảy mũi, chỉ có điều, bé rất hay nôn trớ, nôn như “vòi rồng” và rất quấy khóc. Lúc đầu, chị nghĩ chắc con bị rối loạn tiêu hoá vì ăn phải gì đó. Vì thế, chị không cho con ăn bột, ăn sữa ngoài mà chỉ bú mẹ. Nhưng cứ vừa bú xong, bé lại nôn thốc nôn tháo. Phải đến 4 ngày như vậy, thấy con gầy rộc người, chị mới đưa con đi viện khám. Kết quả cho thấy, bé bị viêm màng não và phải nhập viện điều trị.

Theo PGS An, thời đại ngày nay, khi kiến thức về chữa bệnh, sức khoẻ được đăng tải tràn lan trên mạng internet, rồi việc các bà mẹ chủ quan, cho rằng chỉ là những bệnh lý đơn giản, tự mua thuốc về điều trị cho con là rất nguy hiểm. Như với căn bệnh viêm màng não mủ này, vì dễ nhầm tưởng là bệnh viêm mũi họng thông thường, nên đa phần trẻ được cha mẹ tự mua thuốc về uống, kéo dài hàng tuần liền trước khi được đưa đến viện, khiến bác sỹ khó chẩn đoán sớm và chính xác bệnh.

PGS.TS Phạm Nhật An cho biết, viêm màng não là bệnh có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, tùy từng độ tuổi.

Trẻ có thể khởi bệnh với các biểu hiện như sốt cao, chảy nước mũi, ho, tiêu chảy, quấy khóc, nôn trớ. Một số trẻ lại có thể xuất hiện các dấu hiệu rối loạn tri giác, thị giác như trẻ quấy khóc, ánh mắt nhìn vô cảm…

Vì thế, nhiều bà mẹ rất dễ nhầm trẻ bị viêm họng, viêm phổi, tiêu chảy… và tự điều trị, không hề nghĩ đó có thể là những dấu hiệu ban đầu của căn bệnh nguy hiểm viêm màng não mủ.

Dễ lây qua đường hô hấp

Ở nước ta, tác nhân gây viêm màng não mủ ở trẻ em chủ yếu do vi khuẩn Haemophilus influenzae type b (Hib) gây ra. Nguy hiểm ở chỗ, vi khuẩn Hib có thể lây truyền dễ dàng từ trẻ này sang trẻ khác qua đường hô hấp. Trẻ mang vi khuẩn Hip khi nói chuyện, hắt hơi, ho có thể lây bệnh cho trẻ khác thông qua hạt nước bọt bắn ra khi trẻ nói. Thậm chí, những đồ chơi của trẻ, nhất là khi bé hay đưa vào miệng ngặm, cắn… cũng có thể là tác nhân lây truyền bệnh.

Thời điểm giao mùa như hiện nay là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn Hip phát triển, nhiều bệnh nhi bị viêm màng não mủ phải nhập viện.

Theo PGS An, vì tính chất rất dễ lây truyền qua đường hô hấp nên mọi trẻ em đều có thể bị lây nhiễm Hib, nhất là những trẻ có tiếp xúc nhiều với các trẻ khác như những bé đi nhà trẻ, mẫu giáo.

Vì thế, việc vệ sinh môi trường sinh hoạt, vui chơi cho trẻ là rất quan trọng. Ở lớp, ngoài việc vệ sinh thân thể, mũi họng cho trẻ, các cô cũng cần rửa sạch, phơi khô đồ chơi của các bé. Mỗi bé nên có một bộ chăn, gối, ga riêng, không nên ngủ cùng nhau. Ngoài ra, cũng cần cho trẻ ăn uống đủ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng.

“Căn bệnh viên màng não mủ hoàn toàn có thể điều trị hiệu quả ở giai đoạn sớm. Vì thế, khi trẻ có bất cứ một dấu hiệu bệnh lý nào (dù chỉ là ho, sốt, chảy mũi) cha mẹ cũng cần đưa trẻ đi khám để loại trừ những bệnh nguy hiểm”, PGS An cảnh báo.

]]>
https://meyeucon.org/14566/viem-mang-nao-mu-de-nham-voi-benh-mui-hong/feed/ 0
Mùa đông, hãy thận trọng với bệnh viêm não https://meyeucon.org/13478/mua-dong-hay-than-trong-voi-benh-viem-nao/ https://meyeucon.org/13478/mua-dong-hay-than-trong-voi-benh-viem-nao/#comments Mon, 01 Nov 2010 13:53:22 +0000 https://meyeucon.org/?p=13478 Viêm não là một trong những bệnh nguy hiểm nhất đối với trẻ em vì bệnh không những gây tử vong mà còn để lại những di chứng nặng nề như liệt, mất tiếng nói, tay chân co quắp, mất tri thức… Trong nhóm bệnh viêm não, có hai căn bệnh hay phát tác vào mùa lạnh, đó là bệnh viêm màng não nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu (thường gọi viêm não mô cầu) và viêm màng não HiB.

Viêm màng não mô cầu

Viêm màng não do não mô cầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, xảy ra đột ngột với các triệu chứng sốt, đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn, cổ cứng và thường có các ban xuất huyết, hoại tử trên da. Bệnh do vi khuẩn não mô cầu Neissrria Meningitidis – một loại vi khuẩn gram âm, ái khí, có 9 nhóm huyết thanh A, B, C, D, X, Y, Z, W135 và 29E. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất vào mùa đông và mùa xuân, thường xảy ra ở trẻ nhỏ, trai nhiều hơn gái. Vi khuẩn có thể tồn tại trong mũi họng bệnh nhân 2 – 10 ngày trước khi phát bệnh, được thải ra ngoài trong 3 – 4 tuần lễ từ khi phát bệnh. Người mang vi khuẩn nhưng không phát bệnh thải vi khuẩn trong thời gian lâu hơn, có thể tới 2 – 3 tháng hoặc 1 – 2 năm nhưng rất hiếm. Bệnh không lây qua ăn uống nhưng qua tiếp xúc trực tiếp trên da, môi trường nước hồ bơi. Bệnh dễ lây lan trong môi trường sinh hoạt kém vệ sinh, ẩm thấp, không có không khí đối lưu, nước nhiễm bẩn.

Khi bị viêm não mô cầu, bệnh nhân thường lơ mơ hoặc hôn mê, có trường hợp xảy ra biến chứng sốc nhiễm khuẩn. Tùy quá trình thâm nhập của vi khuẩn mà các tổn thương tương ứng ngày một nặng hơn, từ thể viêm mũi họng nhẹ đến các thể điển hình như nhiễm khuẩn huyết kịch phát có sốc. Vì thế, khi phát hiện có những triệu chứng viêm đường hô hấp và đặc biệt khi thấy trên da xuất hiện những nốt hoại tử ban (những nốt hoại tử lan như chân chim) thì cần đến ngay cơ sở y tế để khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tuy có nhiều nhóm khuẩn, nhưng ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á, nhóm B được ghi nhận gây bệnh nhiều nhất, thế nhưng hiện nay ở nước ta vẫn chưa có vaccin ngừa nhóm B. Cho nên để phòng ngừa khuẩn nhóm B, quan trọng nhất vẫn là phải đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh nơi sinh sống, đảm bảo nơi ở rộng, thoáng, đủ ánh sáng, khô ráo, giữ ấm trong mùa lạnh. Riêng nhóm A và C hay gặp ở mùa lạnh đã có vaccin ngừa. Vaccin nhóm A và C được thực hiện cho người lớn và trẻ trên 18 tháng tuổi, 1 liều cơ bản sau đó nhắc lại mỗi 3 năm.

Viêm màng não do HiB

HiB là tên viết tắt của vi khuẩn Haemophilus influenzae type B, thủ phạm hàng đầu gây viêm màng não ở trẻ dưới 5 tuổi và nhiều biến chứng nặng nề. Theo nhận định của nhiều chuyên gia y tế, HiB nguy hiểm không kém gì virut HIV, bởi 1/4 số trẻ viêm màng não do HiB bị thương tổn não vĩnh viễn và 1/20 tử vong. Ngoài ra, rất nhiều trẻ bị chứng nghiêm trọng như viêm phổi và các di chứng khác. Bệnh thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi và có đến 60% các trường hợp ở trẻ dưới 1 tuổi. Khi bị viêm màng não do HiB, trẻ sẽ bị sốt, nhức đầu, nôn vọt, lừ đừ, ngủ gà, lơ mơ, hôn mê. Có một số trẻ bị co giật, trợn mắt hoặc gồng người. Khi thấy trẻ có một vài triệu chứng như sốt, nhức đầu, nôn vọt, nên khẩn trương đưa trẻ đến bệnh viện.

Bệnh có thể được ngăn ngừa bằng vaccin. Nên tiêm cho trẻ em từ 2 tháng tuổi. Trẻ càng nhỏ càng phải chích nhiều lần để tăng cường kháng thể, do đó trẻ từ 2 -6 tháng tuổi chích 3 liều cơ bản, nhắc lại sau 1 năm, từ 6 – 12 tháng tiêm 2 liều cơ bản và nhắc lại sau 1 năm, trên 12 tháng tuổi chỉ tiêm 1 liều duy nhất.

ThS. Lê Hưng

]]>
https://meyeucon.org/13478/mua-dong-hay-than-trong-voi-benh-viem-nao/feed/ 4
Vì sao phải tiêm phòng vắc- xin Hib? https://meyeucon.org/11608/vi-sao-phai-tiem-phong-vac-xin-hib/ https://meyeucon.org/11608/vi-sao-phai-tiem-phong-vac-xin-hib/#respond Sat, 21 Aug 2010 10:37:45 +0000 https://meyeucon.org/?p=11608 Vi khuẩn Hib (Haemophilus Influenza týp B) là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm phổi và viêm màng não mủ nghiêm trọng cho trẻ em. Loại vi khuẩn này cũng là nguyên nhân của 1/4 số trẻ mắc viêm phổi nặng và gần 1/2 số trường hợp viêm màng não do vi khuẩn ở trẻ nhỏ và trẻ dưới 5 tuổi.

Vi khuẩn Hib gây bệnh viêm màng não có thể để lại những biến chứng nặng nề cho trẻ như di chứng thần kinh vĩnh viễn, tổn thương não, điếc, rối loạn tâm thần hoặc tử vong.

Các bệnh do Hib có thể lây truyền trực tiếp từ trẻ này sang trẻ khác qua các hạt nước bọt khi trẻ bị ho hoặc hắt hơi. Hib cũng có thể lây lan qua đồ chơi dùng chung hoặc các đồ vật mà trẻ thường cho vào miệng. Tất cả trẻ đều có thể bị nhiễm Hib, nhưng nguy cơ này gia tăng ở nhóm trẻ tại nhà trẻ hoặc trường mẫu giáo. Vì thế ngoài các biện pháp tăng cường vệ sinh cá nhân và môi trường sống, các bà mẹ cần tiếp cận với biện pháp phòng bệnh hiệu quả bằng vắc-xin, đặc biệt viêm màng não mủ do Hib là căn bệnh được phòng ngừa bằng vắc-xin rất hữu hiệu.

Các nghiên cứu khoa học trên thế giới chỉ ra rằng, bệnh có thể phòng, tránh bằng tiêm vắc-xin ngừa Hib. Trẻ dưới 1 tuổi được tiêm phòng bằng loại vắc-xin phối hợp phòng 5 bệnh: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và Hib vào tháng thứ 2, thứ 3 và thứ 4. Đây là vắc-xin phối hợp dạng dung dịch gồm có giải độc tố vi khuẩn bạch hầu, uốn ván, vi khuẩn ho gà bất hoạt, kháng nguyên vi-rút viêm gan B và kháng nguyên Hib với liều lượng 0,5ml. Loại vắc-xin này khi sử dụng không được để đóng băng mà cần được bảo quản ở nhiệt độ từ 2 đến 8°C. Vắc-xin phối hợp sẽ giảm số mũi tiêm cho trẻ và tiết kiệm thời gian cho các bà mẹ và gia đình trẻ. Hơn nữa, vắc-xin này rất an toàn, có thể tiêm ngừa cùng với các loại vắc-xin khác như bại liệt.

Mặc dù vắc-xin ngừa Hib có giá thành cao, nhưng Chính phủ đã chỉ đạo, trong giai đoạn 2009-2010, Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia sẽ chủng ngừa miễn phí cho trẻ trong độ tuổi chủng ngừa bệnh.

Bác sĩ Xuân Nguyệt

]]>
https://meyeucon.org/11608/vi-sao-phai-tiem-phong-vac-xin-hib/feed/ 0
Chẩn đoán viêm màng não chỉ trong một giờ https://meyeucon.org/11578/chan-doan-viem-mang-nao-chi-trong-mot-gio/ https://meyeucon.org/11578/chan-doan-viem-mang-nao-chi-trong-mot-gio/#respond Fri, 20 Aug 2010 10:09:51 +0000 https://meyeucon.org/?p=11578 Loại test mới sử dụng mẫu máu, nước bọt hoặc các loại chất tiết khác của cơ thể, và có thể phát hiện ra tất cả các chủng vi khuẩn gây viêm màng não mô cầu nhanh hơn nhiều so với các test truyền thống – chỉ mất từ 1 đến 2 ngày.

Tuy nhiên, test này cũng đắt hơn nhiều và khó kiếm hơn. Thiết bị làm test tương tự như máy in, đang trong giai đoạn thử nghiệm tại Khoa A&E của Bệnh viện Nhi Hoàng gia Victoria ở Belfast (Anh).

“Triệu chứng đầu tiên của viêm màng não mô cầu tương tự như những bệnh nhiễm virus đơn giản, khiến cho việc chẩn đoán trong giai đoạn đầu rất khó khăn” – giáo sư Mike Shields, từ Đại học Queens ở Belfast, lý giải – “Việc xác định nhanh chóng nguyên nhân gây bệnh có thể giúp các bác sĩ đưa ra những quyết định sống còn trong việc chữa cho bệnh nhân”.

Theo Fox news, viêm màng não mô cầu là căn bệnh đe dọa tính mạng, thường ảnh hưởng nhất đến trẻ nhỏ. Từ 5 đến 10% bệnh nhân chết trong vòng 24 đến 48 tiếng sau khi triệu chứng bắt đầu bộc lộ.

Phát hiện sớm bệnh là yếu tố quyết định đến việc ngăn ngừa những tác hại nguy hiểm như tổn thương não, mất khả năng nghe và chậm phát triển trí tuệ – những di chứng thường gặp ở 10-20% các bệnh nhân sống sót.

]]>
https://meyeucon.org/11578/chan-doan-viem-mang-nao-chi-trong-mot-gio/feed/ 0
Trẻ viêm màng não dễ chết vì phán lầm https://meyeucon.org/9928/tre-viem-mang-nao-de-chet-vi-phan-lam/ https://meyeucon.org/9928/tre-viem-mang-nao-de-chet-vi-phan-lam/#respond Thu, 29 Jul 2010 09:34:00 +0000 https://meyeucon.org/?p=9928 Những ngày gần đây, mưa nhiều và trời trở lạnh đột ngột đã khiến trẻ nhỏ dễ nhiễm bệnh, trong đó nguy hiểm nhất là viêm màng não. Báo chí cũng đã báo động, số bệnh nhi nhập viện vì bệnh này đang tăng vọt và không ít trường hợp do không được phát hiện sớm đã dẫn đến một số di chứng đáng tiếc.

Đa phần nguyên nhân chậm trễ là vì những biểu hiện không rõ rệt và dễ nhầm lẫn của viêm màng não với các bệnh về hô hấp, cộng thêm sự chủ quan của một số phụ huynh, đến khi bệnh trở nặng thì khó mà tránh khỏi biến chứng.

Hầu hết lây qua đường hô hấp

Viêm màng não là tình trạng nhiễm trùng lớp màng bao bọc quanh não và tuỷ sống, thường do vi trùng hoặc virut gây ra. Bất cứ ai cũng có thể mắc phải bệnh này, nhưng nhóm đối tượng chính vẫn là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và thanh thiếu niên, trong đó trẻ sơ sinh thường có nguy cơ cao nhất.

Viêm màng não do virut (siêu vi): còn gọi viêm màng não vô trùng, thường ít nguy hiểm hơn do vi khuẩn và có thể tự khỏi trong 5 – 10 ngày hoặc lâu hơn, tuỳ sức đề kháng mỗi cơ thể. Loại này phổ biến nhất vào mùa hè, với những triệu chứng khá nhẹ và thường bị nhầm với bệnh cúm.

Viêm màng não do vi trùng (vi khuẩn): loại này đặc biệt nghiêm trọng. Có trên 50 loại vi khuẩn gây bệnh, phổ biến nhất là: viêm màng não, phế cầu khuẩn, Haemophilus influenza tuýp B (Hib), Streptococcus tuýp B (GBS), E. Col, isteria… Trong đó, H. influenza B (Hib) là nguyên nhân chính của hầu hết trường hợp viêm màng não do vi trùng, thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới năm tuổi.

Viêm màng não đa phần lây truyền qua đường hô hấp (ho, hắt hơi, dịch mũi…) hoặc do tiếp xúc thông thường. Cho dù là viêm màng não do virut hay vi khuẩn, bệnh cũng có thể trở nên nghiêm trọng. Bất kỳ sự chậm trễ nào cũng có thể khiến trẻ phải đối mặt với nguy cơ điếc, chậm phát triển trí tuệ hoặc tử vong.

Những dấu hiệu nhiễm bệnh

Một số vi khuẩn gây viêm màng não có thể sống trong miệng và cổ họng của một số trẻ hoặc người lớn khoẻ mạnh mà không gây hấn gì. Nhưng ở một số trẻ có sức đề kháng kém hoặc đang mắc các bệnh nhiễm trùng như nhiễm trùng huyết, viêm tai, viêm xoang… vi khuẩn và virut dễ dàng thông qua đường máu xâm nhập đến tuỷ sống màng não.

Vi khuẩn gây viêm màng não có thể lây từ người này qua người khác. Bất kỳ sự chậm trễ nào cũng có thể khiến trẻ phải đối mặt với nguy cơ điếc, chậm phát triển trí tuệ hoặc tử vong

Biểu hiện ban đầu của bệnh thường chỉ là những triệu chứng nhẹ, chung chung như nhức đầu, sốt, cảm thấy khó chịu trong người… Vì vậy một số người vẫn hay nhầm đây là chứng cảm cúm thông thường. Khi tiến triển nặng hơn, có thể có một số triệu chứng như: đau đầu dữ dội, buồn nôn và nôn mửa, sốt cao, đau họng, đau bụng, đau cứng cổ, đau cơ và rất nhạy cảm với ánh sáng, một số trường hợp còn phát ban. Đến giai đoạn đặc biệt nghiêm trọng, trẻ có thể bị hôn mê hoặc trở nên vô thức. Ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi, những triệu chứng này khó phát hiện vì bé chưa biết thể hiện bằng lời nói. Tuy nhiên có thể nhận thấy một số biểu hiện như bé rất dễ cáu kỉnh, bỏ ăn, nôn mửa hoặc tiêu chảy, bàn tay và bàn chân lạnh, phát ban, thóp phồng lên, có dấu hiệu khó thở hoặc động kinh.

Xét nghiệm tuỷ sống mới biết chính xác

Việc xác định nguyên nhân gây viêm màng não từ siêu vi hay vi khuẩn là cực kỳ quan trọng. Trẻ bị viêm màng não do siêu vi thường dễ khoẻ lại mà không cần có những điều trị đặc hiệu, trong khi viêm màng não do vi khuẩn có thể ảnh hưởng tới mạng sống. Đó cũng là lý do trẻ cần được thực hiện thủ thuật chọc tuỷ sống.

Thủ thuật này là một quy trình, trong đó một chiếc kim rỗng ruột được đặt vào ống tuỷ ở phía dưới lưng. Một lượng nhỏ dịch não tuỷ sẽ được rút ra sau đó. Thủ thuật rất an toàn, không có nguy cơ nào dẫn tới trẻ bị liệt bởi kim được đặt ở phía dưới cùng của tuỷ sống. Bằng xét nghiệm tuỷ sống, bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân viêm màng não do vi khuẩn hay siêu vi, từ đó đưa ra phương án điều trị. Viêm màng não hoàn toàn có thể điều trị thành công và không để lại di chứng nếu được phát hiện sớm.

Làm thế nào để phòng ngừa?

Cách tốt nhất là cho trẻ chủng ngừa đầy đủ. Tất nhiên không thể phòng ngừa 100% vì có rất nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Hiện có ba loại tiêm chủng được chứng minh có thể giảm nguy cơ mắc viêm màng não: vắcxin Haemophilus influenzae type b (Hib), vắcxin phế cầu PCV7, vắcxin não mô cầu.

Vi khuẩn gây viêm màng não có thể lây từ người này qua người khác. Thời gian lây ở trẻ kéo dài từ hai ngày tới hai tuần, phụ thuộc vào loại vi khuẩn. Bác sĩ sẽ cho biết khi nào trẻ không còn nguy cơ lây nhiễm và có thể tái hoà nhập hoạt động thường ngày. Trong thời gian lây nhiễm nên: rửa tay trẻ thường xuyên và đảm bảo bất cứ người nào tiếp xúc với trẻ cũng phải rửa tay sát khuẩn; không dùng chung các đồ dùng gia đình; tránh tiếp xúc với nước bọt như hôn trẻ; tham vấn bác sĩ về uống thuốc hoặc chích ngừa cho các thành viên trong gia đình để tránh lây lan…

]]>
https://meyeucon.org/9928/tre-viem-mang-nao-de-chet-vi-phan-lam/feed/ 0
Thóp của trẻ phồng có thể là dấu hiệu viêm màng não https://meyeucon.org/9932/thop-cua-tre-phong-co-the-la-dau-hieu-viem-mang-nao/ https://meyeucon.org/9932/thop-cua-tre-phong-co-the-la-dau-hieu-viem-mang-nao/#comments Mon, 21 Jun 2010 09:40:58 +0000 https://meyeucon.org/?p=9932 Theo số liệu thống kê tại Bệnh viện Nhi TW, từ tháng 1 đến ngày 17/6/2010 đã có 152 trường hợp nhập viện do viêm màng não; cùng kỳ này năm 2009, bệnh viện có 109 trường hợp. Viêm màng não là bệnh khá nguy hiểm mà dấu hiệu thì rất đơn giản như sốt, nôn… nên các phụ huynh thường chủ quan.

ThS.BS Trần Thị Hồng Vân, khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi TW cho biết, viêm màng não thường xảy ra ở 3 nhóm là trẻ sơ sinh (dưới 1 tháng), trẻ nhỏ (2 – 5 tuổi), trẻ lớn (trên 5 tuổi trở lên). Đa phần có các triệu chứng như: trẻ sốt, đau đầu, khó chịu, nôn vọt, cổ cứng, gập cổ…

Đặc biệt những trẻ còn thóp thì thóp phồng, căng, thần kinh lơ mơ, ngủ gà (nhìn thì ngủ sâu, nhưng khi đụng vào trẻ dậy, rồi để im trẻ lại tự lịm), khi bị nặng trẻ có thể hôn mê, co giật. Trẻ sơ sinh thì ít thấy sốt mà thường bỏ bú, và cũng với những dấu hiệu trên.

Viêm màng não là bệnh khá nguy hiểm mà dấu hiệu thì rất đơn giản như sốt, nôn…

Viêm màng não do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng có tới 80% là do các vi khuẩn như: hemophilus Infhienga (HI) typ B, não mô cầu, phế cầu. Ngoài ra còn có viêm màng não di virus: EV virus, HSV1…; Viêm màng não do vi trùng lao, mà nhiều trường hợp không phát hiện ra bị lao trước đó như lao phổi, lao hạch….

Viêm màng não nếu phát hiện kịp thời thì có khả năng chữa trị hoàn toàn, không để lại di chứng, còn nếu diễn biến nặng kéo dài sẽ để lại di chứng như: động kinh, não úng thủy (ứ nước trong não thất dẫn đến đầu to), chậm phát triển thần kinh và vận động. Khi trẻ có dấu hiệu nghi ngờ trên phải đi khám ngay để phát hiện và điều trị kịp thời để giảm tỷ lệ tử vong và di chứng.

ThS Vân cũng nhấn mạnh, biện pháp phòng ngừa viêm màng não hữu hiệu nhất là vệ sinh môi trường, cá nhân, chú ý vệ sinh đường hô hấp, tiêu hóa, an toàn trong vấn đề VSATTP, điều trị trong mùa nóng này thì việc vệ sinh da bằng các xà phòng trước và sau khi ăn, khi đi vệ sinh để chống nhiễm khuẩn qua đường ăn uống. Mặt khác trẻ cần được tiêm chủng phòng bệnh tại các trung tâm tiêm chủng.

]]>
https://meyeucon.org/9932/thop-cua-tre-phong-co-the-la-dau-hieu-viem-mang-nao/feed/ 1
Tiêm vaccine Hib: Tránh viêm màng não cho trẻ https://meyeucon.org/4934/tiem-vaccine-hib-tranh-viem-mang-nao-cho-tre/ https://meyeucon.org/4934/tiem-vaccine-hib-tranh-viem-mang-nao-cho-tre/#comments Thu, 03 Jun 2010 05:41:42 +0000 https://meyeucon.org/4934/tiem-vaccine-hib-tranh-viem-mang-nao-cho-tre/ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo đưa thêm vaccine phòng bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenza tuyp b (Hib) vào chương trình tiêm chủng mở rộng. Hib là tác nhân gây bệnh ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn cho trẻ em dưới 5 tuổi.

Không tiêm phòng, dễ tử vong

Bệnh viêm màng não do vi khuẩn dễ gây tử vong cho trẻ nếu không được điều trị sớm. Ngay cả khi được xử trí đúng bằng kháng sinh thì vẫn có từ 3 – 20% số trẻ mắc bệnh có thể tử vong. Thương tật vĩnh viễn là điếc, mất khả năng học tập, khó khăn khi vận động.

Một nghiên cứu tại khu vực nội thành Hà Nội từ tháng 3/2000 đến tháng 2/2002 cho thấy, ước tính hàng năm số mắc viêm màng não do Hib khoảng 12/100.000 trẻ dưới 5 tuổi, tỉ lệ tử vong 4%, di chứng 10%. Viêm màng não do Hib chiếm 14% trong tổng số các trường hợp có thể viêm màng não ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Tiêm chủng vaccine 5 trong 1 sau Lễ phát động (Ảnh: HN).

Theo WHO, Việt Nam có khoảng 1,9% tổng số trẻ dưới 5 tuổi có thể bị mắc bệnh viêm phổi và viêm màng não do Hib. Ước tính, Hib gây ra 625 trường hợp viêm màng não, 107.565 trường hợp viêm phổi nặng hàng năm.

PGS.TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ – Chủ nhiệm Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia cho biết, các kết quả giám sát ở nước ta cho thấy, số trẻ mắc và tử vong vì các bệnh do vi khuẩn Hib gây ra không ngừng tăng lên. Điều đáng ngại, bệnh này rất dễ lây theo đường hô hấp. Hơn nữa, có nhiều trẻ nhiễm bệnh mang vi khuẩn Hib mà không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng gì, nhưng trong giai đoạn này vẫn có thể lây bệnh cho người khác.

Để phòng chống bệnh viêm phổi, viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib, theo các chuyên gia y tế, biện pháp tốt nhất là tiêm vaccine. Đặc biệt, trong bối cảnh vi khuẩn kháng kháng sinh ngày càng gia tăng. Việc đưa vaccine vào chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam sẽ giúp giảm tỉ lệ mắc bệnh và tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi.

Hà Nội: Chuẩn bị tiêm chủng mở rộng vaccine mới

Trải qua những yêu cầu về mặt pháp lý và kiểm định chất lượng nghiêm ngặt, tháng 4/2010, lô vaccine “5 trong 1” đầu tiên đã về đến nước ta và chính thức tiêm chủng từ ngày 1/6. Tuy nhiên, trong ngày đầu, chỉ tiến hành thí điểm tại lễ phát động. Dự kiến với nguồn tài trợ của Gavi, sẽ có 1,5 triệu trẻ em dưới 1 tuổi được miễn phí loại vaccine này.

Ông Đỗ Lê Huấn, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết, Trung tâm sẽ tiến hành việc tiêm chủng trong tháng 6. Sau đó, mỗi tháng sẽ triển khai tiêm một lần, dự định vào ngày mồng 5 hàng tháng. Khi được hỏi về vaccine 5 trong 1 tiêm ở các điểm dịch vụ, ông Huấn cho biết, đó là loại khác với loại vaccine 5 trong 1 được miễn phí trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn cho rằng, triển khai tiêm chủng mở rộng vaccine 5 trong 1 sẽ giảm số mũi tiêm cho trẻ, tiết kiệm thời gian cho các bà mẹ và miễn phí hoàn toàn. Vì vậy, phải nỗ lực tuyên truyền vận động ông bà, cha mẹ đưa trẻ đi tiêm chủng. Ngành y tế phải chuẩn bị điều kiện thuốc men, cơ sở vật chất để đảm bảo an toàn, hiệu quả việc tiêm chủng mở rộng loại vaccine này.

– Đúng vào ngày Quốc tế Thiếu Nhi 1/6, Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ đã triển khai lễ phát động triển khai vaccine mới phòng bệnh viêm phổi/viêm màng não mủ do Hib phối hợp với các vaccine bạch hầu – ho gà uốn ván – viêm gan B (gọi tắt là vaccine 5 trong 1) trong chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) cho trẻ em dưới 1 tuổi. Qua thử nghiệm, không có trường hợp phản ứng nặng sau tiêm chủng được ghi nhận, chỉ có một số phản ứng thường gặp như phản ứng tại chỗ tiêm, một số ít (khoảng 10%) có sốt cao. Vaccine phối hợp DPT – VGB – Hib được đưa vào TCMR Việt Nam tiêm phòng cho trẻ dưới 1 tuổi là vaccine rất an toàn và đạt hiệu quả cao, có ít chống chỉ định.

– Các trường hợp chống chỉ định với vaccine này gồm: Không tiêm vaccine DPT – VGB – Hib cho trẻ nếu có phản ứng nặng đối với liều tiêm trước hoặc có phản ứng nặng đối với vaccine DPT hoặc VGB; hoãn tiêm cho trẻ nếu trẻ sốt hoặc mắc các bệnh cấp tính; không tiêm cho trẻ nhỏ dưới 6 tuần tuổi vì vaccine sẽ không hiệu quả do còn miễn dịch từ mẹ; không tiêm cho trẻ lớn trên 5 tuổi và người lớn vì sẽ tăng phản ứng sau tiêm.

– Vaccine phối hợp DPT –VGB-Hib phòng được 5 bệnh: Bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và viêm phổi, viêm màng não mủ do Hib. Tiêm vaccine 5 trong 1 này cho trẻ từ lúc 2, 3 và 4 tháng tuổi. Sau khi tiêm chủng, trẻ cần được theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng và ít nhất 1 ngày tại nhà. Đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế khi thấy trẻ có một số dấu hiệu bất thường như: Sốt cao, quấy khóc kéo dài, bú ít, tím tái, khó thở…

]]>
https://meyeucon.org/4934/tiem-vaccine-hib-tranh-viem-mang-nao-cho-tre/feed/ 4