Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 23 Dec 2024 14:55:04 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Những bệnh viêm mũi phổ biến nhất https://meyeucon.org/19537/nhung-benh-viem-mui-pho-bien-nhat/ https://meyeucon.org/19537/nhung-benh-viem-mui-pho-bien-nhat/#respond Sat, 15 Oct 2011 23:20:47 +0000 https://meyeucon.org/?p=19537 Cửa ngõ của đường hô hấp chính là mũi, nó có chức năng sinh lý rất quan trọng là làm ấm, làm ẩm và lọc sạch không khí khi thở. Ngoài ra mũi còn đảm nhận cả chức năng khứu giác (ngửi) và đóng vai trò là một phần của cộng hưởng trong phát âm. Khi mũi bị viêm thì tất cả các chức năng sinh lý trên đều ít nhiều bị ảnh hưởng, đó có thể là vấn đề khá phức tạp của sức khỏe con người.

Rửa mũi thường xuyên bằng nước muối là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa các bệnh viêm mũi

Viêm mũi cấp

Viêm mũi cấp tính là bệnh thường gặp nhất là ở trẻ em. Bệnh lây truyền nhanh qua không khí, đặc biệt vào những lúc thay đổi thời tiết như đông xuân hoặc xuân-hè.

Phần lớn các ca bệnh do virus gây ra. Đầu tiên, bệnh nhân bị ngứa mũi, hắt hơi, nặng đầu, đau lưng, mỏi chân tay và các khớp xương. Sau đó chảy nước mũi (lúc đầu trong, mấy ngày sau dần đặc như lòng trắng trứng). Bệnh nhân ngạt mũi, nhức đầu, hơi sốt, người mệt mỏi. Khám mũi thấy niêm mạc mũi sung huyết đỏ, hốc mũi chứa đầy chất nhầy đục.

Sau 3-4 ngày, bệnh nhân bớt xì mũi, nước mũi giảm dần rồi hết. Mũi sẽ trở lại như cũ. Nếu viêm mũi kéo dài trên 1 tuần mà không đỡ, có thể bệnh đã chuyển sang biến chứng do bị nhiễm khuẩn. Nếu nước mũi tiếp tục chảy ngày một tăng kèm theo các triệu chứng khó chịu ở mũi xoang, khàn tiếng, chảy mủ tai thì cần kiểm tra xoang, thanh quản, phế quản và tai.

Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là một bệnh rất thường gặp với cơ chế bệnh sinh là tình trạng mẫn cảm đặc biệt của cơ thể, phản ứng bất thường và quá mức sau khi tiếp xúc với một dị nguyên nhất định, biểu hiện trên lâm sàng bằng 3 triệu chứng chính là hắt hơi, sổ mũi và tắc mũi. Điều trị viêm mũi dị ứng đợt cấp tính thường không khó khăn lắm, nhưng khi bệnh đã chuyển sang mạn tính thì rất phức tạp, mặc dù cho đến nay, y học hiện đại đã có khá nhiều thuốc và kỹ thuật xử trí.

Nguyên nhân do dị nguyên gây bệnh bao gồm: phấn hoa, bụi nhà, nấm mốc, vải sợi, lông gia súc, gia cầm, một số thức ăn như: Dâu, dứa, tôm, cua, cá; Một số thuốc như: aspirin, quinin; Hoặc vi khuẩn: liền cầu, tụ cầu, trực khuẩn E.coli…

Có 2 loại viêm mũi dị ứng:

– Viêm mũi dị ứng có chu kỳ: Thường xảy ra đột ngột vào đầu mùa lạnh hoặc mùa nóng, với các triệu chứng như: Nhột nhột, cay trong mũi rồi hắt hơi, có khi đến vài chục cái. Có thể chảy nước mắt, đỏ và ngứa mắt, chảy mũi nước trong, lượng nhiều và có thể kèm nhức đầu, uể oải. Thông thường thì triệu chứng hắt hơi xảy ra vào buổi sáng. Tuy nhiên vào buổi trưa, buổi chiều cũng có thể có và tình trạng này kéo dài khoảng 1 tuần đến 10 ngày sẽ khỏi. Khi soi mũi trong cơn thì thấy mũi hẹp, nhầy trong, niêm mạc mũi sung huyết, ngoài cơn thì thấy mũi khô, thoáng. Đây là cơn viêm mũi dị ứng ngắn hạn và nếu bệnh kéo dài thì nước mũi sẽ đặc lại, niêm mạc mũi phù nề, nhợt nhạt, cuống mũi bị phình to thường xuyên… làm nhức đầu, nhức trán, nên bệnh nhân dễ nghĩ có viêm xoang.

– Viêm mũi dị ứng không có chu kỳ: Triệu chứng giống như loại có chu kỳ nhưng khác ở chỗ là bệnh xuất hiện không theo mùa, thời tiết, cơn viêm không kịch phát, chỉ hắt hơi vài cái nhưng nghẹt mũi tăng và kéo dài hơn giữa 2 cơn. Khi khám thì thấy niêm mạc mũi nhợt, có nhiều polype mũi và chụp X-quang thì thấy mờ hết các xoang.

Viêm xoang

Viêm xoang cấp là hiện tượng người bệnh bị viêm nhiễm một hoặc nhiều xoang, bao gồm xoang hàm, xoang sàng và xoang trán. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp nhất là ở người lớn tuổi. Viêm xoang cấp thường xảy ra sau những đợt cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp hoặc do dị ứng nhiễm nấm. Những nguyên nhân đó gây viêm màng nhầy làm cho các màng nhầy sưng lên và làm cho dịch từ các xoang không thể thoát được. Những người bị viêm xoang cấp thường có các triệu chứng: ho, ngạt mũi, đau và sưng nề xung quanh xoang bị tổn thương, chảy nước mũi, cảm giác nặng vùng mặt và vùng đầu, nước mũi xanh hoặc vàng. Viêm xoang hàm thường đau vùng xung quanh má và răng hàm trên. Viêm xoang sang thường đau vùng trên mũi và sau mắt, đau do tăng áp lực trên xoang, đôi khi có thể sốt.

Các biện pháp phòng bệnh

– Giữ ấm khi trời trở lạnh.

– Tránh dùng thuốc và thực phẩm gây dị ứng.

– Vệ sinh môi trường sống. Không nuôi hoặc tiếp xúc với vật nuôi (chó, mèo) gây dị ứng.

– Không dùng tay ngoáy mũi để tránh tổn thương niêm mạc mũi. Rèn luyện thân thể, tránh uống rượu, không hút thuốc lá để nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Dùng nước ấm hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh, rửa mũi. Vệ sinh mũi giúp loại bỏ gỉ mũi, chất nhầy, giúp ngăn ngừa và góp phần tránh các bệnh viêm nhiễm hô hấp như: viêm mũi, nghẹt mũi, hắt xì và viêm xoang.

]]>
https://meyeucon.org/19537/nhung-benh-viem-mui-pho-bien-nhat/feed/ 0
Điều trị viêm mũi dị ứng theo kinh nghiệm dân gian https://meyeucon.org/17608/dieu-tri-viem-mui-di-ung-theo-kinh-nghiem-dan-gian/ https://meyeucon.org/17608/dieu-tri-viem-mui-di-ung-theo-kinh-nghiem-dan-gian/#respond Wed, 22 Jun 2011 15:48:37 +0000 https://meyeucon.org/?p=17608 Bệnh viêm mũi dị ứng rất thường gặp ở nước ta do điều kiện khí hậu nóng ẩm, môi trường ô nhiễm khói bụi, thời tiết thay đổi thất thường (nhất là miền Bắc)… Nhưng để điều trị được bệnh này thì không hề đơn giản, kể cả đối với Đông Y hay Tây Y. Chúng tôi xin giới thiệu một vài bài thuốc dân gian hữu ích thường dùng để điều trị viêm mũi dị ứng sau đây:

Tỏi có thể trị được viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là bệnh rất thường gặp với cơ chế bệnh sinh là tình trạng mẫn cảm đặc biệt của cơ thể, phản ứng bất thường và quá mức sau khi tiếp xúc với một dị nguyên nhất định, biểu hiện trên lâm sàng bằng ba triệu chứng chính là hắt hơi, sổ mũi và tắc mũi.

Điều trị viêm mũi dị ứng đợt cấp tính thường không khó khăn lắm nhưng khi bệnh đã chuyển sang mạn tính thì rất phức tạp mặc dù cho đến nay y học hiện đại đã có khá nhiều thuốc và kỹ thuật xử lý. Kinh nghiệm dân gian, cũng có khá nhiều bài thuốc trị bệnh hiệu quả.

Điều trị viêm mũi dị ứng bằng bài thuốc dân gian

Bài 1: Hoa cứt lợn tím tươi 1 cái, lá khế tươi 2 cái, lá bạc hà tươi 2 cái. Ba thứ rửa thật sạch, nghiền nát, gói vào gạc rồi nút vào lỗ mũi từng bên, mỗi bên 15 phút.

Bài 2: Dịch ép tỏi 1 phần, mật ong 2 phần, hai thứ hoà đều, nhỏ mũi 3 lần mỗi ngày.

Bài 3: Mật ong 1 miếng, nhai nát nuốt nước bỏ bã, mỗi ngày 2 – 3 lần.

Bài 4: Dây mướp (ty qua đằng), lấy đoạn gần gốc khoảng 1cm, thịt lợn nạc 60g. Tất cả rửa sạch, thái nhỏ, nấu chín dùng làm canh ăn hàng ngày, 5 ngày là một liệu trình, dùng liên tục 3 liệu trình.

]]>
https://meyeucon.org/17608/dieu-tri-viem-mui-di-ung-theo-kinh-nghiem-dan-gian/feed/ 0
Bệnh dị ứng – đa dạng hơn bạn nghĩ https://meyeucon.org/17600/benh-di-ung-da-dang-hon-ban-nghi/ https://meyeucon.org/17600/benh-di-ung-da-dang-hon-ban-nghi/#respond Wed, 22 Jun 2011 15:39:42 +0000 https://meyeucon.org/?p=17600 Dị ứng không chỉ là nổi mề đay, phát ban mà đó là vấn đề rộng hơn rất nhiều. Về định nghĩa thì Dị ứng là phản ứng bất thường của hệ miễn dịch với vật chất đối với người bình thường không gây hại. Bệnh dị ứng có thể bao gồm cả viêm mũi, viêm xoang, viêm da hay thậm chí là sốc phản vệ…

“Dị nguyên” là chất kích thích đáp ứng dị ứng của cơ thể. Khi dị nguyên (thức ăn, mạt bụi nhà…) xâm nhập vào cá thể có cơ địa dị ứng, cơ thể sản xuất một loại kháng thể gọi là immunoglobulin E (IgE). IgE đặc hiệu gắn trên bề mặt tế bào mast (tế bào này đặc biệt có nhiều ở da, mũi, mắt, phổi, dạ dày ruột) sẽ bắt giữ dị nguyên, tạo thành tổ hợp kháng thể – kháng nguyên. Tổ hợp này làm hoạt hóa tế bào mast và giải phóng ra histamine và các chất trung gian hóa học, gây phản ứng dị ứng làm phù nề các mô, tổ chức, cơ quan, dẫn đến triệu chứng của dị ứng: mề đay, hắt hơi, khò khè, ho… Do đó biểu hiện của dị ứng rất đa dạng và khó lường!

Tại sao dị ứng?

Bạn có bao giờ đặt câu hỏi: Tại sao cùng tiếp xúc với dị nguyên mà có người bị dị ứng còn người khác lại không?

Thực tế, tiền sử gia đình dị ứng là yếu tố quan trọng nhất trong sự tiến triển của dị ứng. Bởi nếu bố mẹ cùng mắc bệnh dị ứng thì con có nguy cơ 50-80%; bố/mẹ bị dị ứng, nguy cơ ở con là 20-40%. Trẻ sinh ra trong gia đình dị ứng có thể có các biểu hiện của dị ứng ngay từ nhỏ như chàm, mề đay, khi lớn lên lại chuyển sang khò khè, viêm mũi dị ứng, hen…

Các biểu hiện lâm sàng thường gặp

Ở từng dạng dị ứng sẽ có biểu hiện khác nhau. Cụ thể:

Viêm mũi dị ứng: ngạt mũi, hắt hơi, xung huyết, ngứa và chảy mũi.

Viêm kết mạc dị ứng: mắt đỏ, ngứa, sưng và chảy nước mắt.

Viêm xoang, viêm tai giữa: đau nhức xoang, chảy mũi, nghẹ, ngứa, điếc mũi là biểu hiện thường gặp ở người viêm xoang, thường kết hợp trên người có viêm mũi dị ứng. Đau tai, ù tai… là biểu hiện của viêm tai giữa và đây là bệnh trẻ em phải đi khám bác sĩ phổ biến nhất.

Hen phế quản:. Triệu chứng ho, khò khè, khó thở, nặng ngực tái diễn là biểu hiện lâm sàng của hen. Viêm mũi dị ứng được coi là yếu tố nguy cơ tiến triển thành hen.

Viêm da dị ứng (eczema), viêm da tiếp xúc: triệu chứng ngứa, đỏ da, tróc da hoặc lột da. Viêm da dị ứng là triệu chứng tiền trạm của rối loạn dị ứng khác. Một số nghiên cứu cho rằng trên 50% trẻ viêm da dị ứng sau này phát triển thành hen.

Mề đay, phát ban: đặc trưng bởi sưng, đỏ, ngứa, xuất hiện từng mảng đa hình thái. Mày đay thường do dị ứng thức ăn hoặc thuốc như lạc, cà chua, cá biển và tôm cua, penicillin, sulfa, thuốc chống co giật.

Dị ứng thức ăn: phản ứng với thức ăn có thể nhẹ (mề đay, tiêu chảy) đến nặng, đe dọa đến tính mạng (sốc phản vệ). Những thức ăn thường gây dị ứng là protein sữa bò, trứng, lạc, lúa mì, đậu tương, cá, tôm cua. Tỷ lệ dị ứng thức ăn ở trẻ nhỏ cao hơn ở người lớn và có xu hướng giảm dần theo lứa tuổi.

Dị ứng khác: thuốc, nọc côn trùng (ong, kiến lửa), cao su… đều có khả năng gây phản ứng dị ứng từ nhẹ đến rất nặng như hội chứng Steven-Johnson, sốc phản vệ.

Sốc phản vệ (anaphylaxis): phản ứng dị ứng của toàn cơ thể, liên quan đến hệ thống quan trọng như tim mạch, hô hấp, thần kinh… Triệu chứng của phản vệ bao gồm cảm giác trong miệng nóng đỏ ngứa, ban đỏ ngứa, cảm giác lo sợ, bồn chồn, khò khè, khó thở, kiến bò ở bụng hoặc nôn, tiêu chảy. Trường hợp nặng: hạ huyết áp, ngừng thở, mất ý thức. Nếu không điều trị kịp thời tiêm epinephrine, sốc phản vệ có thể dẫn tới tử vong.

Bạn có bị dị ứng?

Để xác định liệu bạn có dị ứng hay không, bác sĩ khai thác bệnh sử, thăm khám, làm một số test lảy da với các dị nguyên, thăm dò chức năng hô hấp, xét nghiệm máu (IgE đặc hiệu)… để xác định chính xác chất nào là nguyên nhân gây dị ứng. Khi xác định được nguyên nhân gây dị ứng, bác sĩ sẽ lập kế hoạch cho từng trường hợp cụ thể với nguyên tắc điều trị là:

– Kiểm soát môi trường giúp giảm tối thiểu tiếp xúc với dị nguyên gây dị ứng.

– Dùng thuốc giảm các triệu chứng dị ứng và giảm viêm mãn tính.

– Điều trị giải mẫn cảm.

Tuy nhiên, một khi đã xảy ra dị ứng thì vấn đề điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn, thường xuyên tái phát, gây tốn kém cho gia đình và xã hội. Do đó vấn đề đặt ra là làm thế nào để chủ động phòng ngừa dị ứng, làm giảm nguy cơ mắc dị ứng, đặc biệt là đối với các trẻ em có nguy cơ bị dị ứng cao.

]]>
https://meyeucon.org/17600/benh-di-ung-da-dang-hon-ban-nghi/feed/ 0