Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 23 Dec 2024 14:55:04 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Viêm mũi họng cấp ở trẻ em dùng thuốc gì? https://meyeucon.org/16117/viem-mu%cc%83i-hong-ca%cc%81p-o%cc%89-tre%cc%89-em-du%cc%80ng-thuo%cc%81c-gi%cc%80/ https://meyeucon.org/16117/viem-mu%cc%83i-hong-ca%cc%81p-o%cc%89-tre%cc%89-em-du%cc%80ng-thuo%cc%81c-gi%cc%80/#respond Thu, 10 Mar 2011 11:30:35 +0000 https://meyeucon.org/?p=16117 Hỏi: Con tôi mới được hơn 1 tuổi. Tự nhiên cháu bị sốt cao đến hơn 390C. Có chảy nước mũi và ngạt mũi làm cho cháu không bú được. Ăn vào cháu bị nôn. Tôi phải dùng thuốc gì cho cháu?

Trả lời: Với các biểu hiện trên rất có thể cháu bị viêm mũi họng cấp. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do virut. Ở trẻ từ 3 tháng đến 3 tuổi với các biểu hiện: sốt cao đột ngột (có thể gây co giật), kích thích, hắt hơi. Sau vài giờ, trẻ chảy nước mũi và ngạt mũi có thể làm trẻ không bú được. Ðôi khi trẻ nôn hoặc tiêu chảy. Giai đoạn sốt kéo dài từ vài giờ đến 3 ngày. Nếu trẻ sốt trở lại thường là do biến chứng viêm tai giữa (đây là biến chứng phổ biến nhất). Ngoài ra có thể có các biến chứng như viêm hạch cổ (đôi khi nung mủ), viêm xương chũm, viêm mô mềm quanh amiđan…

Với viêm mũi họng cấp do virut ở trẻ em không cần thiết phải dùng kháng sinh. Có thể dùng paracetamol để hạ sốt cho trẻ. Nên chọn dạng dùng thích hợp cho trẻ em và cần dùng đúng liều lượng. Sau 4 – 6 tiếng mới dùng lặp lại (nếu trẻ còn sốt). Paracetamol không những chỉ giảm sốt mà còn có tác dụng giảm đau nhức, mệt mỏi cho trẻ.

Tắc mũi làm trẻ không bú, không ngủ được, có thể nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý. Trẻ lớn hơn, có thể nhỏ mũi bằng dung dịch phenylephrine 1 – 2 giọt/mỗi lỗ mũi. Không nên dùng kéo dài quá 5 ngày. Ngoài ra nên cho trẻ uống nhiều nước.

Trường hợp trẻ sốt kéo dài hoặc uống thuốc hạ sốt mà nhiệt độ không giảm cần cho trẻ đến cơ sở y tế vì rất có thể trẻ có những biến chứng do viêm mũi họng cấp gây ra.

]]>
https://meyeucon.org/16117/viem-mu%cc%83i-hong-ca%cc%81p-o%cc%89-tre%cc%89-em-du%cc%80ng-thuo%cc%81c-gi%cc%80/feed/ 0
Phòng bệnh sổ mũi theo mùa https://meyeucon.org/15622/phong-benh-so-mui-theo-mua/ https://meyeucon.org/15622/phong-benh-so-mui-theo-mua/#respond Fri, 14 Jan 2011 11:44:47 +0000 https://meyeucon.org/?p=15622 Hỏi: Thưa bác sỹ làm sao để phòng được bệnh sổ mũi theo mùa?

Trả lời: Chào bạn, chắc bạn đang muốn tìm hiểu về bệnh viêm mũi dị ứng. Để phòng bệnh bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
  • Tiêm chủng theo lịch
  • Giữ ấm cho trẻ vào những thời điểm giá rét, giao mùa, ẩm thấp
  • Tránh các nơi có bầu không khí ô nhiễm như bụi, khói thuốc lá…
  • Ngoài ra bạn cũng tránh cho trẻ hít các mùi lạ như phấn hoa, nước hoa, các mùi hương gây dị ứng…

Chúc bạn vui khỏe.

]]>
https://meyeucon.org/15622/phong-benh-so-mui-theo-mua/feed/ 0
Viêm mũi họng do dị ứng thời tiết https://meyeucon.org/15363/viem-mui-hong-do-di-ung-thoi-tiet/ https://meyeucon.org/15363/viem-mui-hong-do-di-ung-thoi-tiet/#comments Tue, 04 Jan 2011 22:15:12 +0000 https://meyeucon.org/?p=15363 Thời tiết biến đổi thất thường và liên tục trong thời gian gần đây ở miền Bắc đã khiến cho nhiều người bị mắc các triệu chứng viêm mũi, họng, trong đó có nhiều trẻ em.


Để có thể phòng tránh tốt nhất căn bệnh khó chịu này, các chuyên gia y tế khuyến cáo nên bảo vệ mũi trước sự xâm nhập của thời tiết hanh khô và khói bụi trước khi bảo vệ họng vì mũi chính là cánh cửa nhạy cảm khiến cho các loại vi khuẩn dễ dàng xâm nhập bởi viêm mũi dị ứng chính là nguyên nhân hàng đầu gây viêm họng ở người.

Giờ đây quan điểm tách biệt giữa mũi và họng không còn được thịnh hành trên thế giới bởi theo các chuyên gia y tế, quan niệm về các bệnh mũi, họng phải là một. Khi mũi bị viêm sẽ sinh ra dịch chảy xuống họng khiến họng rất dễ bị viêm nhiễm dẫn đến viêm họng. Hơn thế, khi bị viêm mũi, người ta sẽ không tự thở bằng mũi như thông thường mà sẽ phải thở bằng miệng. Vô hình chung, lượng không khí đi từ ngoài vào cơ thể không được làm ấm và thanh lọc như bình thường sẽ đi thẳng xuống họng. Lúc này họng sẽ dễ dàng bị lạnh và tổn thương khiến cho các bệnh về đường hô hấp dễ xâm nhập. Tình trạng này gây khó tập trung suy nghĩ, đôi khi ăn không ngon, ngủ không yên giấc, ảnh hưởng đến sức khỏe. Các bệnh viêm mũi, họng cũng rất dễ phát sinh trong thời tiết khô lạnh, và thường kéo dài, nếu để lâu có thể trở nặng, thành mãn tính.

Một số triệu chứng điển hình có thể gặp ở hầu hết người bị viêm mũi dị ứng như ngứa mũi, chảy mũi nước, đặc biệt là hắt hơi hàng tràng liền nhất là lúc sáng sớm, vừa mới ngủ dậy. Khi viêm mũi dị ứng đã thành bệnh mạn tính thì có thể có hiện tượng nghẹt mũi gần như thường xuyên, ù tai, nhức đầu (những triệu chứng này rất dễ nhầm với viêm xoang). Nhiều trường hợp niêm mạc họng bị kích thích gây viêm còn có kèm theo hiện tượng viêm nhiễm do vi khuẩn gây bệnh cơ hội. Vấn đề này đã được nhiều nhà nghiên cứu cho thấy có một tỷ lệ người lành mang vi khuẩn này nhưng chúng không gây bệnh, khi gặp điều kiện thuận lợi như sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm và có hiện tượng viêm do kích thích… thì chúng trở nên gây bệnh cho ngay cơ thể mà nó đang ký sinh. Các loại vi khuẩn như vậy gọi là vi khuẩn gây bệnh cơ hội như vi khuẩn S.pneumoniae, H. influenzae.

Một số trường hợp viêm mũi dị ứng mạn tính kéo dài có thể có gây nên loạn khứu giác (mất mùi) hoặc ngủ ngáy do nghẹt mũi. Viêm mũi dị ứng lúc chuyển mùa chính là viêm mũi dị ứng theo mùa. Loại viêm mũi dị ứng này tùy thuộc rất lớn vào thời tiết thay đổi theo từng mùa do xuất hiện các loại dị nguyên trong gió như phấn hoa, nấm mốc, các loại bụi nhất là bụi gần các khu công nghiệp, bụi ở vùng có tình trạng vệ sinh kém. Chúng ta cũng nên biết thêm là ngoài viêm mũi dị ứng theo mùa còn có viêm mũi dị ứng quanh năm.

Bệnh viêm mũi dị ứng tuy không nguy hiểm đến tính mạng và không thuộc bệnh truyền nhiễm hoặc bệnh cấp cứu nhưng gây nhiều phiền toái cho người bệnh và do vậy ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của người bệnh. Viêm mũi dị ứng nếu không được điều trị thoả đáng thì nó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm xoang dị ứng, polýp mũi, polýp xoang… Một đặc điểm nữa của bệnh viêm mũi dị ứng là trong điều trị cũng còn gặp không ít khó khăn và bệnh hay tái phát.

]]>
https://meyeucon.org/15363/viem-mui-hong-do-di-ung-thoi-tiet/feed/ 5
Bệnh viêm mũi họng ở trẻ khi thời tiết thay đổi https://meyeucon.org/15144/benh-viem-mui-hong-o-tre-khi-thoi-tiet-thay-doi/ https://meyeucon.org/15144/benh-viem-mui-hong-o-tre-khi-thoi-tiet-thay-doi/#comments Sat, 25 Dec 2010 15:59:26 +0000 https://meyeucon.org/?p=15144 Viêm mũi họng là chứng bệnh rất hay gặp ở trẻ em dưới 6 tuổi đặc biệt là khi thay đổi thời tiết, lúc chuyển mùa. Trong thời tiết lạnh hiện nay của miền Bắc, các bậc cha mẹ nên chú ý nhiều hơn đến con trẻ để phòng bệnh cũng như điều trị kịp thời bệnh viêm mũi họng cho các cháu.


Thời tiết thay đổi trẻ dễ mắc

Viêm mũi họng ở trẻ em có đặc điểm là hay tái phát, những lần tái phát có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm nhất là ở trẻ sơ sinh và trẻ còn bú mẹ. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do nhiễm trùng một số loại virus, vi khuẩn như Adeno virus, Rhino virus, liên cầu khuẩn.

Thêm vào đó là một số yếu tố thuận lợi như chuyển mùa, mùa đông xuân, thời tiết lạnh ẩm, điều kiện vệ sinh môi trường không đảm bảo, khói bụi, nhà không kín bị gió lùa sẽ khiến virus dễ dàng phát triển, xâm nhập khiến trẻ dễ bị mắc bệnh hơn. Mặt khác trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, trẻ đẻ non, cơ địa dị ứng hoặc đang mắc bệnh mạn tính hoặc bệnh làm suy giảm hệ thống miễn dịch, như sởi, cúm… cũng là những yếu tố thuận lợi cho viêm mũi họng tái phát.

Trẻ dưới 3 tuổi có thể viêm mũi 4 – 6 lần trong một năm, tần số có thể tăng lên trong thời kỳ bé đi nhà trẻ, mẫu giáo, sau đó giảm dần. Chính vì vậy chúng ta không nên quá lo lắng khi thấy con đi nhà trẻ vài ngày lại phải nghỉ vài ngày vì ho, sổ mũi. Tuy nhiên nếu tái phát quá nhiều có thể dẫn đến các biến chứng như viêm màng não, viêm tai…

Triệu chứng

Triệu chứng dễ nhận thấy đầu tiên là trẻ sốt cao, có khi 39 – 40°C, ho húng hắng hoặc ho từng cơn như co thắt kèm theo đó là tắc, ngạt mũi, chảy nước mũi cả hai bên làm trẻ phải há miệng để thở, tiếng thở khò khè. Trẻ mệt mỏi, quấy khóc, kích động, bỏ ăn, bỏ bú vì tắc mũi. Một số trẻ còn bị nôn trớ và ỉa chảy, thậm chí khi sốt cao trẻ có thể bị lên cơn co giật. Quan sát họng khi trẻ há miệng thấy niêm mạc họng xung huyết đỏ, tăng tiết dịch nhầy bóng, nhưng không có mủ hoặc giả mạc.

Mỗi đợt bệnh như vậy kéo dài khoảng 2-4 ngày sau đó các triệu chứng giảm dần, trẻ có thể khỏi bệnh nhưng dễ tái phát, và khi tái phát nhiều lần có thể dẫn đến những biến chứng cấp tính nguy hiểm như viêm mủ tai giữa, viêm xoang cấp, viêm thanh quản cấp, mất nước do sốt cao, viêm xoang có thể dẫn đến viêm màng não rất nguy hiểm.

Đặc biệt khi trẻ bị viêm họng do nhiễm liên cầu khuẩn bêta tan huyết nhóm A, có thể dẫn tới biến chứng viêm cầu thận cấp, hoặc bệnh thấp tim, các biến chứng này thường xuất hiện khoảng một vài tuần sau khi trẻ hết viêm họng, trẻ có thể tử vong hoặc gây nhiều di chứng ảnh hưởng tới sức khoẻ và thể lực của trẻ về sau này.

Điều trị như thế nào?

Về vấn đề điều trị, thuốc kháng sinh chỉ nên dùng khi có biến chứng hoặc đe doạ có biến chứng, điều trị triệu chứng bằng các thuốc giảm phù nề, xung huyết mũi họng như alpha chymotrypsin, nếu trẻ sốt thì hạ sốt bằng chườm mát hoặc thuốc hạ sốt như paracetamol (Efferalgan), khi trẻ tắc mũi có thể nhỏ mũi cho trẻ bằng dung dịch nước muối 0,9%, ngày 4-5 lần cho đến khi trẻ hết chảy nước mũi.

Đối với trẻ lớn cần hướng dẫn trẻ súc miệng bằng nước muối loãng, còn trẻ nhỏ hơn phải vệ sinh răng miệng hàng ngày bằng gạc mềm, sạch. Ngoài ra cần nâng cao thể trạng cho trẻ bằng cách cho ăn uống đủ chất, nếu trẻ bỏ bú phải cho trẻ uống sữa bằng thìa. Chú ý không nên dùng kháng sinh khi chưa có chỉ định của thầy thuốc, vì có thể sẽ làm bệnh nặng hơn.

Phương phápphòng bệnh

Phòng bệnh bằng cách vệ sinh mũi họng, răng miệng hàng ngày cho trẻ, giữ ấm cho trẻ trong mùa lạnh, phòng ngủ của trẻ phải đảm bảo sạch sẽ, thoáng, tránh khói bụi hoặc gió lùa. Nâng cao sức đề kháng của trẻ bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng lứa tuổi, cho trẻ đi tiêm chủng theo định kỳ. Ngoài ra cần phải chăm sóc điều trị tốt các trẻ bị viêm mũi, họng thông thường, phát hiện sớm các biến chứng để điều trị kịp thời.

]]>
https://meyeucon.org/15144/benh-viem-mui-hong-o-tre-khi-thoi-tiet-thay-doi/feed/ 6
Phòng bệnh tai mũi họng cho trẻ trong mùa lạnh https://meyeucon.org/14908/phong-benh-tai-mui-hong-cho-tre-trong-mua-lanh/ https://meyeucon.org/14908/phong-benh-tai-mui-hong-cho-tre-trong-mua-lanh/#respond Sun, 19 Dec 2010 18:22:36 +0000 https://meyeucon.org/?p=14908 Mùa đông – xuân, thời tiết diễn biến bất thường, chính là điều kiện thuận lợi để nhiều loại virus phát triển mạnh gây nhiều bệnh về tai mũi họng ở trẻ em. Khi thời tiết thay đổi, bé rất dễ bị viêm nhiễm trong mũi.

Có nhiều tác nhân có thể gây viêm mũi cho bé, như do virus, do nhiễm khuẩn, do khói thuốc lá, do bụi hoặc do trào ngược dạ dày thực quản. Vào mùa lạnh, sức đề kháng cơ thể của trẻ có phần giảm sút nên nguy cơ bị viêm nhiễm mũi cũng cao hơn. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần chú ý chăm sóc mũi cho bé để phòng bệnh trong mùa lạnh.

Một bệnh về họng mà trẻ hay gặp trong mùa lạnh là viêm amidan. Trẻ bị viêm amidan cấp sẽ sốt cao từ 39 – 40 độ C, đau họng, khó nuốt, chảy nước miếng nhiều, mệt mỏi, biếng ăn, biếng chơi. Viêm amidan rất dễ gây biến chứng nếu không được điều trị đúng. Để phòng tránh viêm amidan, cha mẹ cần:

– Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là cổ và tay chân.

– Thường xuyên giữ vệ sinh răng miệng, dạy trẻ đánh răng đúng cách, súc miệng bằng nước muối pha loãng.

– Tránh để trẻ đưa tay vào miệng, hạn chế cho bé chơi, thổi bong bóng.

– Tránh để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.

– Đảm bảo chế độ ăn của trẻ có dinh dưỡng đầy đủ, nhiều hoa quả và vitamin để tăng sức đề kháng.

Viêm mũi họng ở trẻ nhỏ, cũng dễ dẫn tới trường hợp trẻ bị viêm tai giữa. Viêm tai giữa có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng ở trẻ như gây thủng màng nhĩ, làm giảm sức nghe. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý tới những biểu hiện ở trẻ để phát hiện bệnh kịp thời.

Để phòng tránh các bệnh trong mùa lạnh cho trẻ, các bậc cha mẹ cần chăm sóc trẻ chu đáo hơn:

– Cho trẻ mặc ấm, giữ không cho bị lạnh ngực, tránh nơi gió lùa.

– Không để chân trẻ bị ẩm ướt hoặc bị lạnh, nhất là khi đi ngủ.

– Tăng cường dinh dưỡng, nhất là cho trẻ ăn các thức ăn nóng.

– Cần vệ sinh răng miệng cho trẻ thường xuyên để tránh nhiễm trùng.

– Khắc phục triệt để thói quen ngoáy mũi và mút tay của trẻ.

– Theo dõi và thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ tránh để những biến chứng không đáng có xảy ra khi trẻ mắc bệnh.

]]>
https://meyeucon.org/14908/phong-benh-tai-mui-hong-cho-tre-trong-mua-lanh/feed/ 0
Viêm mũi ở trẻ sơ sinh- Không thể xem thường https://meyeucon.org/14633/viem-mui-o-tre-so-sinh-khong-the-xem-thuong/ https://meyeucon.org/14633/viem-mui-o-tre-so-sinh-khong-the-xem-thuong/#comments Mon, 13 Dec 2010 23:17:01 +0000 https://meyeucon.org/?p=14633 Viêm mũi là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi do nhiều nguyên nhân gây ra. Tùy nguyên nhân mà có các biểu hiện lâm sàng và cách chữa trị khác nhau. Bài viết sau xin đề cập đến bệnh viêm mũi ở trẻ sơ sinh và cách xử lý.

Viêm mũi cấp tính thông thường

Viêm mũi cấp tính hay cảm lạnh là một hiện tượng rất phổ biến, có thể nói rằng ít ai tránh được bệnh này. Bệnh có tính chất lan truyền mạnh nhất là những lúc thời tiết chuyển mùa. Hiện nay người ta chưa phân lập được hết các loại vi khuẩn do cảm lạnh nhưng có thể đa phần là do các nhóm virut.

Thoạt tiên trẻ bị ngứa mũi, hắt hơi từng tràng hoặc từng cái một, nặng đầu, đau mỏi chân tay. Sốt khoảng 39oC. Ban ngày thì nằm lịm, ban đêm thì quấy khóc bắt mẹ phải bế luôn trên tay. Nếu ở trẻ mới sinh mũi dễ bị tắc do lỗ mũi rất nhỏ trong khi đó trẻ lại chưa có thói quen thở bằng miệng nên rất dễ bị khó thở, trẻ quấy khóc, có hiện tượng co kéo ở thượng ức và thượng đòn. Hai hốc mũi trẻ sung huyết đỏ và ứ đọng nhiều dịch.

Trẻ khó bú vì mỗi lần ngậm vú trẻ lại bị ngạt thở, tím tái hoặc bỏ bú ra giãy giụa và khóc thét lên. Trẻ hay bị đi ngoài, nôn trớ và gầy tọp đi.

Bệnh kéo dài độ 3-5 ngày thì thuyên giảm: mũi bớt chảy, thở thông, nhiệt độ trở lại bình thường nhưng triệu chứng tiêu chảy và nôn còn kéo dài thêm độ 2 ngày nữa. Bệnh hay gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm tai xương chũm cấp diễn với hội chứng nhiễm độc thần kinh, phế quản phế viêm, áp xe thành sau họng.

Điều trị đầu tiên là làm thông thoáng hai hốc mũi. Mũi có thở thông thì sức đề kháng của niêm mạc mới phục hồi và đồng thời trẻ mới bú được. Làm sạch dịch nhày trong mũi và nhỏ thuốc co mạch như adrénaline 0,1%. Kháng sinh không có tác dụng đối với loại viêm mũi này mà chỉ sử dụng khi có biến chứng viêm xương chũm hoặc viêm phế quản phổi.

Phòng tránh cho trẻ bằng cách giữ ấm, tránh để trẻ chơi ở nơi có gió lùa. Không nên để người lạ bế trẻ và hôn hít nhiều. Nếu thấy ở vườn trẻ có trẻ bị cảm lạnh phải đề nghị nghỉ học để cách ly với trẻ khỏe và nhỏ thuốc mũi dự phòng cho các trẻ khác trong lớp. Không nên bế trẻ đi chơi đêm. Nên nạo V.A cho những trẻ bị cảm lạnh tái phát trên 5 lần trong một năm.

Viêm mũi đặc hiệu ở trẻ sơ sinh

Bên cạnh bệnh viêm mũi cấp tính thông thường ở trẻ nhỏ chúng ta còn gặp rất nhiều bệnh viêm mũi khác như viêm mũi lậu, viêm mũi vàng chanh, viêm mũi bạch hầu, viêm mũi giang mai. Trước đây những bệnh viêm mũi này đã từng gây tử vong hàng loạt trẻ sơ sinh ở nhà hộ sinh hoặc bệnh viện nhưng ngày nay với sự tiến bộ về vệ sinh cũng như sự ra đời của nhiều kháng sinh đáp ứng tốt với các loại vi khuẩn này nên số trẻ bị bệnh và tử vong hầu như không còn xuất hiện.

Viêm mũi do lậu

Vi khuẩn lậu lây từ âm đạo của mẹ vào mũi và mắt của trẻ sơ sinh gây ra viêm mũi và mắt của trẻ sau đẻ. Bệnh bắt đầu sau 3-4 ngày sau đẻ. Hai lỗ mũi và môi trên sưng vều và đỏ. Mủ vàng xanh và đặc chảy từ trong mũi ra. Hai lỗ mũi hoàn toàn tắc tịt. Sốt 39-40oC. Trẻ không bú được và gầy tọp đi đồng thời hai mí mắt sưng mọng và không mở ra được. Mủ rỉ ra từ hai khóe mắt, màng tiếp hợp đỏ và phù nề. Xét nghiệm mủ thấy có vi khuẩn lậu.

Điều trị tại chỗ: làm sạch mủ mũi và nhỏ thuốc chứa penicillin cách 3 giờ một lần.

Điều trị toàn thân: tiêm kháng sinh nhóm betalactam.

Phòng bệnh: nhỏ Acgyrol 1% vào mũi tất cả các trẻ sau đẻ.

Viêm mũi bạch hầu

Bệnh diễn biến âm thầm và đưa đến tình trạng nhiễm độc hoặc suy mòn. Bệnh nhân bị tắc mũi hai bên, chảy dịch nhầy có lẫn máu. Cửa mũi trước và môi trên bị loét nông và có đóng vảy. Đôi khi sờ thấy hạch nhỏ ở cổ, di động và nắn đau. Giả mạc mũi ít khi quan sát được rõ mà phải hút sạch mũi và nhỏ thuốc co mạch đánh giá hốc mũi một cách tỉ mỉ. Giả mạc có màu trắng xám, dai, khó bóc và khi bóc dễ bị chảy máu, giả mạc lan rộng tới tận vòm họng, vào họng và thanh quản…

Trẻ sốt không cao, nhưng da tái nhợt, người mệt mỏi, biếng chơi, bú ít. Trước tình trạng đó nên đem dịch mũi đi xét nghiệm tìm vi khuẩn bạch hầu Loeffler.

Điều trị:Tiêm huyết thanh chống bạch hầu kết hợp với điều trị kháng sinh tiêm toàn thân và kháng sinh tại niêm mạc mũi đồng thời sử dụng các vitamin nhóm B và thuốc chống trụy tim mạch nếu trẻ mệt nặng.

Phòng bệnh: phải cách ly ngay trẻ được chẩn đoán là viêm mũi bạch hầu cùng với việc tiêm vaccin chống bạch hầu cho những trẻ xung quanh.

Viêm mũi giang mai

Viêm mũi giang mai ở trẻ nhỏ thường bắt đầu khoảng 30 ngày sau khi ra đời. Bệnh xuất hiện một cách lặng lẽ, không sốt, không đau mà chỉ có triệu chứng ngạt tắc mũi ngày càng tăng. Dịch mũi chảy ra rất tanh hôi và đôi khi lẫn máu. Khám cửa mũi trước thấy có những vảy nâu che lấp những vết nẻ. Môi trên sưng vều và đỏ. Trong thể nặng, sụn và xương vách ngăn có thể bị hoại tử. Khám toàn thân có thể phát hiện ra những sẩn, ban đỏ giang mai ở gan bàn tay, gan bàn chân, mông và những vết loét giang mai ở miệng. Lúc này phải làm xét nghiệm mẹ sẽ thấy dương tính với vi khuẩn giang mai.

Bên cạnh thể điển hình trên, có một số trẻ có thể viêm mũi giang mai phát sinh muộn khi em bé lên 9, 10 tuổi và kéo dài trong nhiều tháng. Thử máu thấy dương tính và điều trị thuốc chống giang mai sẽ khỏi bệnh.

Điều trị: nhỏ mũi bằng thuốc chứa kháng sinh penicillin kết hợp kháng sinh này tiêm toàn thân.

]]>
https://meyeucon.org/14633/viem-mui-o-tre-so-sinh-khong-the-xem-thuong/feed/ 4
Không dùng thuốc co mạch chữa ngạt mũi cho trẻ nhỏ https://meyeucon.org/13373/khong-dung-thuoc-co-mach-chua-ngat-mui-cho-tre-nho/ https://meyeucon.org/13373/khong-dung-thuoc-co-mach-chua-ngat-mui-cho-tre-nho/#respond Thu, 28 Oct 2010 08:41:39 +0000 https://meyeucon.org/13373/khong-dung-thuoc-co-mach-chua-ngat-mui-cho-tre-nho/ Ðặc trưng của loại thuốc này là gây co mạch máu niêm mạc mũi, giảm xung huyết do đó làm cho mũi thông thoáng, dễ thở. Tuy nhiên, ở người lớn, việc sử dụng thường xuyên, kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu, chai lỳ niêm mạc, đòi hỏi phải tăng liều sử dụng.

Điều này gây nên căn bệnh viêm mũi do thuốc: Niêm mạc mũi bị xơ hóa, mất tính mềm mại, mất khả năng tự co hồi, giãn nở và mất khả năng đề kháng chống lại các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập cơ thể qua đường mũi.

Ở trẻ em dưới 7 tuổi, việc sử dụng thuốc co mạch cần hết sức thận trọng vì có thể gây nên choáng và các biến chứng nặng nề, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Hầu hết các thuốc co mạch đều không được dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi, thậm chí một số thuốc còn chống chỉ định dùng cho trẻ em dưới 15 tuổi (như rhinex 0,05%).

Ðối với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, sơ sinh và nhũ nhi, nếu bị ngạt tắc mũi thì không được tự ý dùng thuốc co mạch (ngay cả các thuốc có đề dùng cho trẻ em), mà phải đưa đến khám tại các cơ sở chuyên khoa Tai – mũi – họng.

Tại đây, bác sĩ sẽ pha một loại thuốc đặc biệt để dùng cho trẻ. Người bệnh tăng huyết áp cũng cần thận trọng khi sử dụng thuốc co mạch vì có thể gây nên một cơn tăng huyết áp do thuốc ngấm qua niêm mạc, vào mạch máu và gây tác dụng co mạch không chỉ ở mũi.

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh

]]>
https://meyeucon.org/13373/khong-dung-thuoc-co-mach-chua-ngat-mui-cho-tre-nho/feed/ 0
Xịt nước muối biển có thật sự tốt cho trẻ nhỏ? https://meyeucon.org/13129/xit-nuoc-muoi-bien-co-that-su-tot-cho-tre-nho/ https://meyeucon.org/13129/xit-nuoc-muoi-bien-co-that-su-tot-cho-tre-nho/#comments Wed, 13 Oct 2010 13:26:45 +0000 https://meyeucon.org/?p=13129 Trời hanh khô, Mít bị chảy nước mũi và ho khò khè, khó thở. Bác sỹ kê đơn dặn mẹ phải xịt nước muối biển và hút mũi, đờm cho con thường xuyên.

Biện pháp hữu hiệu giúp bé long gỉ mũi khô

Tuy nhiên, hiện nay, nhiều mẹ khi được bác sỹ kê đơn xịt nước muối biển cho con, xịt quá mạnh, làm con bị sặc. Nước muối tràn vào thanh quản khiến con dễ bị viêm họng, viêm tai, vì tai mũi họng thông nhau.

Nhiều bé thấy mẹ giơ lọ nước muối ra xịt đã khóc váng lên vì sợ. Cũng vì thế mà các mẹ lại tranh thủ lúc con ngủ để xịt nước muối cho con. Điều này khiến bé dễ bị sặc và hoảng sợ hơn mỗi khi nhìn thấy lọ nước muối. Nếu xịt rửa một lượng lớn nước muối vào mũi trẻ mà không điều tiết tốt khi hút vào rất dễ gây sặc do nước muối tràn vào thanh quản gây viêm họng, viêm tai.

Dùng thường xuyên có được không?

Dù lọ xịt nước muối biển rất tốt và có nhiều công dụng, các bố mẹ lưu ý không quá lạm dụng muối biển với trẻ nhỏ. Chỉ nên sử dụng nếu thấy thật cần thiết. Vì nếu xịt rửa nhiều quá sẽ làm trẻ rát mũi, kích thích mũi, ảnh hưởng đến niêm mạc mũi rất khó chịu.

Nhất là khi trời lạnh, bố mẹ càng không nên xịt mũi cho con bằng nước muối biển. Vì cường độ áp suất cực mạn và hơi lạnh tỏa ra có thể làm hỏng niêm mạc mũi của bé. Nếu áp suất bình xịt mạnh sẽ tạo dụng ngược là cuốn hết mũi dãi xuống cổ họng các bé, làm các con sẽ dễ bị ho.

Vơi các bé sơ sinh, mẹ chỉ nên nhỏ nước muối sinh lý Nacl 0,9% cho con. Trước khi nhỏ, mẹ cũng nên ngâm lọ nước muối sinh lý vào nước nóng, làm ấm lên trước khi nhỏ cho con.

Kinh nghiệm dùng lọ xịt muối biển cho con

Theo kinh nghiệm của các mẹ chia sẻ với aFamily, nên dùng lọ xịt muối biển Sterimax của Pháp cho các con. Đây là loại nước muối biển tinh khiết. Hơn nữa, lọ xịt này có van xịt mạnh, có khả năng làm bong tróc những mũi khô bên trong của con.

Những loại xịt nước muối biển của Việt Nam như Vesim, Daichi,… van xịt yếu hơn loại của Sterimax nên tác dụng kém hơn. Tuy nhiên, Sterimax có giá cao gấp mấy lần các loại muối biển của Việt Nam, nên dùng thường xuyên cho con cũng hơi bị tốn kém.

Khi xịt rửa mũi cho con, cha mẹ cần bơm nước vào mũi theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, đó là cố gắng rửa mũi lúc trẻ thức, lúc trẻ mở miệng để màng hầu che kín giúp nước từ mũi không chảy vào họng. Xịt nước rửa mũi vào từng hốc mũi, dùng 2 ngón tay bóp day 2 cánh mũi cho nước mũi chảy ra. Làm như vậy 2-3 lần mới rửa sạch được niêm mạc trong hốc mũi. Nên làm ấm nước muối loãng rồi mới vệ sinh mũi cho trẻ.

Với trẻ lớn đã biết xì mũi, sau khi rửa mũi cho trẻ, cha mẹ hướng dẫn con dùng hơi xì mạnh ra ngoài. Với trẻ sơ sinh, cha mẹ dùng dụng cụ hút mũi đã tiệt trùng, hút thật nhẹ nhàng đưa rỉ mũi bẩn ra ngoài.

Động tác hút mũi hay xì mũi cho trẻ rất quan trọng. Vì nếu không hút dịch sau khi nhỏ mũi thì tác dụng vệ sinh, rửa mũi hầu như không còn.

Thời tiết đang chuyển gió nên trẻ nhỏ, rất là trẻ sơ sinh mẫn cảm rất dễ mắc các chứng đường hô hấp như đau họng, viêm mũi, chảy nước mũi… Vì vậy, cha mẹ có thể tạo thói quen cho con xúc họng với nước muối sinh lý hàng ngày đồng thời vệ sinh mũi cho trẻ. Tránh cho trẻ ra đường khi trời tối để đề phòng gió lạnh.

Điều quan trọng nhất cần ghi nhớ, nếu giữ được mũi sạch thì sẽ không bị viêm họng, viêm tai. Vì vậy, cha mẹ chú ý phòng cho trẻ để tránh trẻ bị nặng phải dùng đến kháng sinh dễ gây mẫn cảm, làm giảm sức đề kháng của cơ thể.

]]>
https://meyeucon.org/13129/xit-nuoc-muoi-bien-co-that-su-tot-cho-tre-nho/feed/ 3
Có nên dùng ngay kháng sinh khi trẻ bị ho, sổ mũi? https://meyeucon.org/11118/co-nen-dung-ngay-khang-sinh-khi-tre-bi-ho-so-mui/ https://meyeucon.org/11118/co-nen-dung-ngay-khang-sinh-khi-tre-bi-ho-so-mui/#respond Tue, 10 Aug 2010 02:16:04 +0000 https://meyeucon.org/?p=11118 Hỏi: Khi trẻ bắt đầu ho, sổ mũi có nên dùng luôn kháng sinh không ạ, vì sợ để lâu lại vào phế quản?

Ho, sổ mũi không phải lúc nào cũng do nhiễm khuẩn

Trả lời: Các triệu chứng ho, sổ mũi có thể do rất nhiều bệnh lý mang lại, trong đó có những trường hợp hoàn toàn không có nhiễm khuẩn. Việc dùng kháng sinh trong những trường hợp ho, sổ mũi không do vi khuẩn chẳng những không cải thiện bệnh tình mà còn có thể gây ra tình trạng đề kháng thuốc rất nguy hiểm.

Khi bắt đầu có triệu chứng ho, sổ mũi bạn nên đi khám để được bác sĩ tư vấn kịp thời, tránh những biến chứng cho đường hô hấp dưới như phế quản, phổi. Bạn không nên tự ý dùng thuốc, nhất là kháng sinh khi chưa được bác sĩ hướng dẫn.

Ngoài ra, để hỗ trợ điều trị bạn có thể dùng những dung dịch nhỏ mũi có thành phần nước muối, nước biển bổ sung nhiều khoáng chất như đồng, kẽm sẽ giúp tăng hiệu quả của các thuốc đi kèm.

]]>
https://meyeucon.org/11118/co-nen-dung-ngay-khang-sinh-khi-tre-bi-ho-so-mui/feed/ 0
Trẻ có di truyền viêm mũi dị ứng từ bố mẹ? https://meyeucon.org/11116/tre-co-di-truyen-viem-mui-di-ung-tu-bo-me/ https://meyeucon.org/11116/tre-co-di-truyen-viem-mui-di-ung-tu-bo-me/#respond Tue, 10 Aug 2010 02:13:17 +0000 https://meyeucon.org/?p=11116 Hỏi: Chồng cháu bị viêm xoang, cháu bị viêm mũi dị ứng, con gái cháu mới 2 tuổi, nhưng cứ hôm nào trở trời là lại chảy nước mũi trong vào ban ngày, đêm thì ngạt mũi. Bé cứ bị khoảng 3-4 ngày thì hết, có khi bị đến chục ngày. Cháu cho uống thuốc cảm Tify thì đỡ nhưng thấy hại gan. Cho cháu xin bác lời khuyên phải uống thuốc gì, có cách gì chữa khỏi được không ạ, Có sợ con cháu bị di truyền bệnh hay lây bố mẹ không ạ?

Trả lời: Ở một số người có cơ địa dễ bị dị ứng, khoa học gọi là Atopy như là nổi mề đay, viêm mũi dị ứng, chàm ngoài da… và người ta thấy nếu bố mẹ cũng bị thì con cũng dễ bị.

Nhưng cơ địa dị ứng chỉ mắc bệnh khi tiếp xúc nhiều lần với một chất nào đó có thể là thức ăn, bụi trong khí thải, mỹ phẩm bôi ngoài da… vì vậy bệnh viêm mũi dị ứng có thể chữa được bằng cách đơn giản nhất là phát hiện những chất nào khi mình tiếp xúc thì gây bệnh để tránh. Bệnh viêm mũi dị ứng không lây vì cùng một chất mà có người bị, người không.

Khi có một cơn hay đợt viêm mũi dị ứng do tiếp xúc chất kích thích thì có thể dùng một loại thuốc chống dị ứng, hiện nay có rất nhiều loại trên thị trường do vậy cần có sự tư vấn của bác sĩ để dùng thuốc không gây hại cho trẻ em, không gây buồn ngủ cho những người làm nghề nghiệp cần tỉnh táo như: lái xe, công nhân đứng máy…

Paracetamon có trong các loại thuốc cảm như Tify chẳng hạn không phải là thuốc chống dị ứng, không được lạm dụng vì sẽ gây hại cho gan. Cần lưu ý, hiện nay có một số thuốc cảm người ta có cho thêm thuốc chống dị ứng vào cho nên khi sử dụng cần phải biết rõ thành phần của nó.

Cách chữa đơn giản nhất là bơm rửa nước muối hoặc xịt nước muối, nước biển với những bình xịt thích hợp giúp cho viêm mũi ở trẻ em nhanh khỏi hơn nếu chỉ dùng thuốc đơn thuần.

]]>
https://meyeucon.org/11116/tre-co-di-truyen-viem-mui-di-ung-tu-bo-me/feed/ 0