Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Tue, 09 Apr 2024 08:37:16 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Viêm não đang có dấu hiệu tăng mạnh ở trẻ https://meyeucon.org/22770/viem-nao-dang-co-dau-hieu-tang-manh-o-tre/ https://meyeucon.org/22770/viem-nao-dang-co-dau-hieu-tang-manh-o-tre/#comments Sat, 05 May 2012 00:58:58 +0000 https://meyeucon.org/?p=22770 Đã bắt đầu vào mùa viêm não, ở các bệnh viện tại Hà Nội đã ghi nhận được nhiều ca mắc bệnh của trẻ. Tại khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, trước đây chỉ có rải rác mỗi tuần 1-2 ca thì nay con số này đang có xu hướng tăng, có hôm, chỉ riêng trong một đêm đã có tới 4 trẻ nhập viện vì căn bệnh này.

Tương tự tại Bệnh viện Nhi Trung ương, theo thống kê của khoa Truyền nhiễm từ đầu năm đến nay bệnh viện đã tiếp nhận khoảng 100 trẻ bị viêm não, màng não. Nhiều trường hợp không được phát hiện sớm, khi vào viện đã chuyển sang thể nặng, rơi vào trạng thái hôn mê sâu không tự thở được.

Điều đáng nói là cũng vào thời điểm này những năm trước mỗi tháng chỉ ghi nhận rải rác vài ca nhưng năm nay bệnh có dấu hiệu tăng mạnh. Chỉ tính riêng từ tháng 3 đến nay đã có khoảng 50 trẻ nhập viện vì viêm não, màng não.

Thấy trẻ sốt 1-2 ngày, đau đầu, kèm theo nôn thì cha mẹ nên nghĩ đến bệnh viêm não.

Phó giáo sư-tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, viêm não, màng não là một bệnh khá nguy hiểm với trẻ, thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, trẻ có thể bị các di chứng về tinh thần, ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ, nhận thức kém.

“Trong khi đó, biểu hiện lâm sàng ở trẻ bị viêm não rất đa dạng và thay đổi tùy theo lứa tuổi. Điều đáng chú ý là biểu hiện của bệnh khá giống với các bệnh nhân sốt khác, vì thế nếu không tinh ý cha mẹ cũng như thầy thuốc dễ bỏ qua”, tiến sĩ Dũng khuyến cáo.

Theo ông, bệnh thường khởi phát với các triệu chứng đơn giản như sốt (sốt rất cao, dai dẳng), nôn không giải thích được (không phải do thức ăn, chán ăn, không có tiêu chảy kèm theo), đau đầu có khi hết sốt mà vẫn đau đầu…. Thế nhưng cũng có trường hợp trẻ có thể nôn nhiều hoặc không đáng kể, thậm chí kèm theo tiêu chảy. Đặc biệt, khi trẻ kêu đau đầu nhiều thì cha mẹ cần nghĩ ngay đến bệnh viêm não, màng não và đưa con đi khám gấp.

Thông thường với những trẻ có dấu hiệu trên, bác sĩ sẽ khám kỹ xem trẻ có bị cơ cứng gáy, cơ cứng toàn thân không-đây là những biểu hiện về thực thể của bệnh. Tuy nhiên, ở một số trẻ biểu hiện này rõ ràng, nhưng nhiều bệnh nhi thì lại không. Vì thế để khẳng định chắc chắn bé có bị viêm màng não không thì bác sĩ phải chọc thắt lưng lấy dịch não tủy để xét nghiệm.

“Đây là xét nghiệm bắt buộc để chẩn đoán chính xác bệnh. Thế nhưng vẫn có cha mẹ khi được yêu cầu đưa con đi chọc dịch não tủy thì tỏ ra sợ vì cho rằng bác sĩ chọc lấy tủy. Điều này là không đúng, xét nghiệm này chỉ lấy dịch trong tuỷ”, tiến sĩ Dũng lý giải.

Bệnh thường xảy ra đột ngột, có trẻ đang khỏe mạnh bỗng dưng sốt cao, co giật, dẫn đến lờ đờ, hôn mê trong 1-3 ngày. Diễn biến bệnh nặng lên rất nhanh. Bệnh viêm não hay gặp ở trẻ trên một tuổi, gặp nhiều nhất ở trẻ 3-15 tuổi.

Tác nhân gây bệnh có thể do virus viêm não Nhật Bản, nhưng hiện ít gặp vì trẻ đã được tiêm phòng khá đầy đủ. Nhóm nguyên nhân thứ hai khá phổ biến là do các virus đường ruột, bệnh diễn biến bất thường, có trường hợp nhẹ, sau một tuần khỏi bệnh mà không để lại di chứng gì. Ngược lại có trẻ lại diễn biến nặng, tử vong rất nhanh. Nhóm virus này hiện chưa có vắcxin phòng. Ngoài ra, trẻ bị viêm não, màng não có thể là biến chứng của các bệnh truyền nhiễm thường gặp như thủy đậu, quai bị…, tiến sĩ Dũng cho biết.

Nếu không may trẻ mắc bệnh, cha mẹ nên cho bé ở nhà nghỉ ngơi hoàn toàn, đồng thời theo dõi sát những biểu hiện của con. Nếu thấy trẻ bỏ ăn, bỏ chơi, không nói, người chậm chạp, lờ đờ… thì cần đưa ngay đến cơ sở y tế.

Để phòng bệnh, cha mẹ cần đưa con đi tiêm vắcxin viêm não Nhật Bản đầy đủ. Với nhóm virus đường ruột thì cần chú ý đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, chế biến sạch, ăn chín và rửa tay trước khi ăn.

]]>
https://meyeucon.org/22770/viem-nao-dang-co-dau-hieu-tang-manh-o-tre/feed/ 1
Bệnh tay chân miệng và nguy cơ viêm não do Enterovirus 71 https://meyeucon.org/15723/benh-tay-chan-mieng-va-nguy-co-viem-nao-do-enterovirus-71/ https://meyeucon.org/15723/benh-tay-chan-mieng-va-nguy-co-viem-nao-do-enterovirus-71/#respond Thu, 20 Jan 2011 12:52:59 +0000 https://meyeucon.org/?p=15723 Bệnh tay chân miệng là một loại bệnh nhiễm trùng rất dễ lây, thường gặp ở trẻ em và trẻ nhỏ. Bệnh được gọi tên như vậy vì các nốt ban (đốm đỏ) xuất hiện đồng thời ở cả tay, chân và miệng.

Nguyên nhân của bệnh tay chân miệng là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng là các vi rút thuộc các nhóm vi-rút đường ruột (vi-rút Cocsackie, Enterovirus,…), trong đó thường gặp nhất là vi-rút Cocsackie. Theo tài liệu nghiên cứu của BV. Nhi đồng I TP.HCM năm 2005, tỷ lệ gây bệnh của các loại vi-rút này là: 50% do Cocsackie; 44% do vi-rút Entero 71; 6% còn lại do các vi-rút khác.

Vi-rút Cocsackie là một vi-rút rất lành tính. Các bệnh nhân bị bệnh tay chân miệng do vi-rút Cocsackie thường sẽ tự khỏi trong vòng 7-10 ngày mà không cần điều trị và hầu như không có biến chứng gì.

Tuy nhiên nếu tác nhân gây bệnh là Enterovirus 71 thì rất nguy hiểm. Vi-rút này có thể gây biến chứng viêm màng não, hoặc hiếm gặp hơn là biến chứng viêm não, liệt mềm dạng bại liệt. Biến chứng viêm não do Enterovirus 71 rất nặng, có thể dẫn đến tử vong.

Bệnh tay chân miệng lây lan qua đường nào?

Bệnh tay chân miệng là một bệnh rất dễ lây. Bệnh lây lan trực tiếp từ người sang người, do tiếp xúc trực tiếp với phân, dịch tiết mũi họng, nước bọt, đồ chơi hoặc chất dịch trong các nốt bọng nước của người bệnh.

Thời gian “ủ bệnh” của bệnh tay chân miệng là bao lâu? Bệnh biểu hiện bằng các triệu chứng gì?

Thời gian ủ bệnh là thời gian từ lúc bị lây nhiễm đến khi khởi phát bệnh. Thời gian ủ bệnh của bệnh tay chân miệng là 3-7 ngày. Bệnh tay chân miệng biểu hiện bằng các triệu chứng sau:

– Sốt nhẹ, chán ăn, đau họng, mệt mỏi, khó chịu, quấy khóc.

– Sau khi sốt 1-2 hôm, bệnh nhi xuất hiện các đốm đỏ trong miệng (ở lưỡi, lợi răng, niêm mạc má, niêm mạc họng). Các đốm đỏ này chuyển dần thành các nốt bọng nước, rồi vỡ ra thành các vết loét khiến trẻ đau miệng, bỏ ăn.

– Một hai hôm sau, bệnh nhi xuất hiện các nốt ban phẳng dẹt, màu đỏ ở da lòng bàn tay, lòng bàn chân, vùng mông, vùng gối. Một số các nốt ban này chuyển thành các nốt bọng nước, kích thước từ 2-10 mm, màu xám, hình bầu dục, ấn không đau.

Bệnh tiến triển như thế nào?

Nếu là bệnh tay chân miệng do vi-rút Cocsackie, bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 7-10 ngày sau đó. Nhưng nếu nguyên nhân gây bệnh là Enterovirus 71 trẻ có thể có những biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm não… Điều nguy hiểm hơn là các biến chứng này rất khó phát hiện sớm nếu thầy thuốc không có kinh nghiệm, người nhà bệnh nhân không chú ý.

Do đó, khi trẻ bị bệnh tay chân miệng cần theo dõi và quan sát trẻ kỹ trong 8 ngày đầu để phát hiện các dấu hiệu nguy cấp như: nôn ói nhiều, cứng gáy hoặc có những biểu hiện hoảng hốt như nói lảm nhảm, chới với, run chi, co giật, để đưa trẻ đến bệnh viện ngay bởi khi trẻ có biến chứng mà không được điều trị đúng và kịp thời, trẻ có thể bị tử vong ngay trong vài giờ.

Điều trị như thế nào?

Hiện không có thuốc điều trị đặc hiệu đối với các vi-rút đường ruột gây nên bệnh tay chân miệng. Việc điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng: giảm đau, hạ sốt, tăng sức đề kháng cơ thể.

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh? Có thể tiêm vắc-xin để phòng bệnh không?

Cho đến nay thế giới chưa có vắc-xin để phòng ngừa bệnh này. Do bệnh lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với phân, dịch tiết mũi họng, dịch của các nốt bọng nước của người bệnh nên cách phòng bệnh tay chân miệng tốt nhất là:

– Tăng cường vệ sinh cá nhân: Các bà mẹ, các cô giáo, cô bảo mẫu trong nhà trẻ và các trường mẫu giáo phải rửa tay thường xuyên cho bản thân mình và cho trẻ sau mỗi lần thay quần áo, tả lót, sau mỗi lần làm vệ sinh cho trẻ, trước và sau khi ăn.

– Thường xuyên rửa sạch các dụng cụ, vật dụng và đồ chơi của trẻ bằng nước xà phòng, rồi khử trùng bằng dung dịch Cloramin B.

– Thực hiện nghiêm chỉnh 100% việc ăn chín, uống sôi.

– Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người bệnh như hôn, dùng chung các vật dụng, đồ chơi…

– Cho trẻ nghỉ học và cách ly tại nhà một tuần khi mắc bệnh theo hướng dẫn của ngành y tế.

– Các khu vui chơi giải trí, các hồ bơi phải thực hiện nghiêm túc các qui định về vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm. Các hồ bơi phải thực hiện việc khử trùng nước theo đúng qui định hiện hành.

– Khi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh phải đến báo ngay cho nhân viên y tế tại trường hoặc trạm y tế nơi cư trú để được chăm sóc chữa trị và được hướng dẫn các biện pháp cách ly phòng tránh lây nhiễm bệnh cho người khác.

Lưu ý

Bệnh tay chân miệng lây lan rất nhanh, có thể có các biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não dễ dẫn đến tử vong. Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chưa có văc-xin dự phòng. Do đó cần phải:

– Thực hiện đúng và đầy đủ các biện pháp vệ sinh phòng bệnh để hạn chế lây lan bệnh.

– Khi trẻ bị bệnh tay chân miệng, cần theo dõi trẻ sát, phát hiệm sớm các dấu hiệu cấp cứu để kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện.

]]>
https://meyeucon.org/15723/benh-tay-chan-mieng-va-nguy-co-viem-nao-do-enterovirus-71/feed/ 0
Mùa đông, hãy thận trọng với bệnh viêm não https://meyeucon.org/13478/mua-dong-hay-than-trong-voi-benh-viem-nao/ https://meyeucon.org/13478/mua-dong-hay-than-trong-voi-benh-viem-nao/#comments Mon, 01 Nov 2010 13:53:22 +0000 https://meyeucon.org/?p=13478 Viêm não là một trong những bệnh nguy hiểm nhất đối với trẻ em vì bệnh không những gây tử vong mà còn để lại những di chứng nặng nề như liệt, mất tiếng nói, tay chân co quắp, mất tri thức… Trong nhóm bệnh viêm não, có hai căn bệnh hay phát tác vào mùa lạnh, đó là bệnh viêm màng não nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu (thường gọi viêm não mô cầu) và viêm màng não HiB.

Viêm màng não mô cầu

Viêm màng não do não mô cầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, xảy ra đột ngột với các triệu chứng sốt, đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn, cổ cứng và thường có các ban xuất huyết, hoại tử trên da. Bệnh do vi khuẩn não mô cầu Neissrria Meningitidis – một loại vi khuẩn gram âm, ái khí, có 9 nhóm huyết thanh A, B, C, D, X, Y, Z, W135 và 29E. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất vào mùa đông và mùa xuân, thường xảy ra ở trẻ nhỏ, trai nhiều hơn gái. Vi khuẩn có thể tồn tại trong mũi họng bệnh nhân 2 – 10 ngày trước khi phát bệnh, được thải ra ngoài trong 3 – 4 tuần lễ từ khi phát bệnh. Người mang vi khuẩn nhưng không phát bệnh thải vi khuẩn trong thời gian lâu hơn, có thể tới 2 – 3 tháng hoặc 1 – 2 năm nhưng rất hiếm. Bệnh không lây qua ăn uống nhưng qua tiếp xúc trực tiếp trên da, môi trường nước hồ bơi. Bệnh dễ lây lan trong môi trường sinh hoạt kém vệ sinh, ẩm thấp, không có không khí đối lưu, nước nhiễm bẩn.

Khi bị viêm não mô cầu, bệnh nhân thường lơ mơ hoặc hôn mê, có trường hợp xảy ra biến chứng sốc nhiễm khuẩn. Tùy quá trình thâm nhập của vi khuẩn mà các tổn thương tương ứng ngày một nặng hơn, từ thể viêm mũi họng nhẹ đến các thể điển hình như nhiễm khuẩn huyết kịch phát có sốc. Vì thế, khi phát hiện có những triệu chứng viêm đường hô hấp và đặc biệt khi thấy trên da xuất hiện những nốt hoại tử ban (những nốt hoại tử lan như chân chim) thì cần đến ngay cơ sở y tế để khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tuy có nhiều nhóm khuẩn, nhưng ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á, nhóm B được ghi nhận gây bệnh nhiều nhất, thế nhưng hiện nay ở nước ta vẫn chưa có vaccin ngừa nhóm B. Cho nên để phòng ngừa khuẩn nhóm B, quan trọng nhất vẫn là phải đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh nơi sinh sống, đảm bảo nơi ở rộng, thoáng, đủ ánh sáng, khô ráo, giữ ấm trong mùa lạnh. Riêng nhóm A và C hay gặp ở mùa lạnh đã có vaccin ngừa. Vaccin nhóm A và C được thực hiện cho người lớn và trẻ trên 18 tháng tuổi, 1 liều cơ bản sau đó nhắc lại mỗi 3 năm.

Viêm màng não do HiB

HiB là tên viết tắt của vi khuẩn Haemophilus influenzae type B, thủ phạm hàng đầu gây viêm màng não ở trẻ dưới 5 tuổi và nhiều biến chứng nặng nề. Theo nhận định của nhiều chuyên gia y tế, HiB nguy hiểm không kém gì virut HIV, bởi 1/4 số trẻ viêm màng não do HiB bị thương tổn não vĩnh viễn và 1/20 tử vong. Ngoài ra, rất nhiều trẻ bị chứng nghiêm trọng như viêm phổi và các di chứng khác. Bệnh thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi và có đến 60% các trường hợp ở trẻ dưới 1 tuổi. Khi bị viêm màng não do HiB, trẻ sẽ bị sốt, nhức đầu, nôn vọt, lừ đừ, ngủ gà, lơ mơ, hôn mê. Có một số trẻ bị co giật, trợn mắt hoặc gồng người. Khi thấy trẻ có một vài triệu chứng như sốt, nhức đầu, nôn vọt, nên khẩn trương đưa trẻ đến bệnh viện.

Bệnh có thể được ngăn ngừa bằng vaccin. Nên tiêm cho trẻ em từ 2 tháng tuổi. Trẻ càng nhỏ càng phải chích nhiều lần để tăng cường kháng thể, do đó trẻ từ 2 -6 tháng tuổi chích 3 liều cơ bản, nhắc lại sau 1 năm, từ 6 – 12 tháng tiêm 2 liều cơ bản và nhắc lại sau 1 năm, trên 12 tháng tuổi chỉ tiêm 1 liều duy nhất.

ThS. Lê Hưng

]]>
https://meyeucon.org/13478/mua-dong-hay-than-trong-voi-benh-viem-nao/feed/ 4
Bệnh u não ở trẻ em https://meyeucon.org/12865/benh-u-nao-o-tre-em/ https://meyeucon.org/12865/benh-u-nao-o-tre-em/#respond Sat, 02 Oct 2010 12:32:37 +0000 https://meyeucon.org/?p=12865 Trong số các loại khối u ở trẻ em thì u não là nguyên nhân gây tử vong hay gặp nhất. U não trẻ em thường là u nguyên phát, hiếm có u thứ phát. Ở trẻ em, u não là loại u đặc hay gặp nhất và là loại u đứng hàng thứ hai sau bệnh ung thư máu, trong khi u não nguyên phát ở người lớn chỉ đứng hàng thứ 8.

Dấu hiệu nhận biết

U não trẻ em chiếm 15% ung thư ở trẻ dưới 16 tuổi. Tỷ lệ mới mắc u não là 5-10/100.000 trẻ em/năm. Mỗi năm ở Mỹ phát hiện khoảng 2000-2200 ca u não ở trẻ em. Tại Khoa Phẫu thuật thần kinh, Bệnh viện Việt Đức mỗi năm mổ 150-200 ca u não trẻ em.

Bệnh nhi u não có thể biểu hiện bằng nhiều dấu hiệu do hội chứng tăng áp lực trong sọ, hội chứng tiểu não, hội chứng chèn ép khu trú… Dấu hiệu khác so với u não ở người lớn là đầu to, thóp phồng, thóp giãn, giãn khớp so (hay gặp ở trẻ dưới 2 tuổi) hay bệnh nhi rất hay nôn, dễ nôn (nhiều trường hợp đã được chẩn đoán bệnh lý tiêu hóa và nằm điều trị ở khoa tiêu hóa dài ngày). Dấu hiệu u não có thể khác nhau ở mỗi bệnh nhi do vị trí, kích thước và giai đoạn của khối u.

Hội chứng tăng áp lực trong sọ: hay gặp nhất là đau đầu, buồn nôn, nôn (buổi sáng), thay đổi tính tình, dễ bị kích thích, ngủ gà hay trì trệ, chậm tiếp thu, không tập trung trong lớp học. Một số trường hợp nôn nhiều và rất dễ nôn, có khi được chẩn đoán bệnh lý tiêu hóa và điều trị nhiều tuần lễ trong khoa tiêu hóa. Đôi khi bị rối tuần hoàn (mạch chậm) và hô hấp. Khi bệnh nặng, trẻ lơ mơ, bán mê hoặc hôn mê. Bệnh nhi là trẻ nhỏ có đầu to, thóp rộng, căng, khớp sọ bị toác rộng. Trẻ đầu to quá không nhấc nổi đầu, da đầu xuất hiện nổi mạch máu như trẻ bị não úng thủy điển hình.

U não ở trẻ em trước (ảnh bên trái) và sau khi điều trị.

Rối loạn do chèn ép tiểu não, hành não, thân não và cầu não: Khi bị u ở hố sau (chiếm 50-55% u não trẻ em), trẻ có dấu hiệu tăng áp lực trong sọ và dấu hiệu của chèn ép tiểu não hay cấu trúc lân cận. Bệnh nhi đứng không vững hay không đi được, đi lại loạng choạng, mất điều hòa động tác như quá tầm, sai hướng.

Dấu hiệu thần kinh khu trú: Khối u ở nền sọ, vùng tuyến yên, tuyến tùng… có thể gây ra dấu hiệu như rối loạn nội tiết, đái nhạt, chậm dậy thì, lùn tuyến yên, nhi tính, phát triển không bình thường. U chèn ép dây II gây nhìn mờ, bán manh, đôi khi mù. Hoặc có dấu hiệu parinaud ở bệnh nhân u vùng tuyến tùng, rối loạn thức – ngủ. U chèn ép dây VIII gây ù tai, nghe kém hoặc điếc. U vùng trán gây rối loạn hành vi, u vùng ngôn ngữ gây nói khó, nói ngọng hay câm. Bệnh nhi có thể bị động kinh, liệt mặt, khó nuốt. U chèn ép vùng vận động gây liệt chi, liệt nửa người. U ở hố sau, phần trên tủy sống có thể khiến bệnh nhi đau sau gáy, khó quay cổ, liệt tứ chi, rối loạn cảm giác chi, rối loạn cơ tròn…

U não ở hố sau thường có dấu hiệu tăng áp lực trong sọ, não úng thủy, hội chứng tiểu não, liệt dây thần kinh sọ hoặc chèn ép thân não và hành tủy. U ở trên lều thường chỉ có dấu hiệu tăng áp lực trong sọ, động kinh. Hoặc u ở vùng tuyến yên, tuyến tùng hay trong não thất có những đặc điểm riêng.

Tóm lại, dấu hiệu u não ở trẻ em đôi khi rất khó khám. Trẻ có thể chỉ bị nôn hay đau đầu bất thường nên hay bị chẩn đoán muộn. Nếu nghi ngờ u não nên chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ.

Các phương pháp chẩn đoán bệnh lý u não

Ngày nay chúng ta có nhiều phương tiện chẩn đoán hình ảnh trong chẩn đoán bệnh lý u não. Tuy nhiên, cộng hưởng từ và cắt lớp vi tính là hai thăm dò có vai trò đặc biệt quan trọng để chẩn đoán u não trẻ em. Những thăm dò hình ảnh khác có giá trị gợi ý hoặc bổ sung thêm trong chẩn đoán và điều trị.

Điều trị u não trẻ em

Phẫu thuật: Điều trị u não trẻ em chủ yếu dựa vào phẫu thuật. Phẫu thuật triệt để khối u là biện pháp điều trị tốt nhất cho trẻ em, tuy nhiên điều đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí, kích thước và mức độ xâm lấn khối u, kinh nghiệm phẫu thuật viên, vấn đề gây mê hồi sức và vấn đề di chứng sau mổ. Phẫu thuật lấy u não trẻ em gặp nhiều khó khăn do tư thế khó, khó cố định đầu, tắc mạch do khí nếu mổ tư thế ngồi, mất máu…

Điều trị não úng thủy: Trên 30% u não hố sau có não úng thủy trước và sau điều trị. Phẫu thuật nội soi não thất tại Bệnh viện Việt Đức đã gần thay thế hoàn toàn phẫu thuật dẫn lưu não thất – ổ bụng kinh điển. Mổ nội soi não thất là phẫu thuật rẻ tiền, ít biến chứng, nhanh, ít di chứng và tái lập tuần hoàn nước não tủy một cách sinh lý hơn. Mổ nội soi não thất còn tránh được di căn khối u ác tính từ não xuống ổ bụng.

Xạ trị: Có tác dụng trong một số loại u não trẻ em, nhất là Medulloblastoma, Germinoma. Điều trị xạ trị là cần thiết nếu còn sót u sau phẫu thuật. Tuy nhiên, xạ trị có thể ảnh hưởng lâu dài tới sự phát triển của trẻ nên phải cân nhắc kỹ trước khi quyết định xạ trị. Một số trường hợp có thể chờ đợi tới khi trẻ lớn sẽ giảm thiểu được tác dụng phụ do tia xạ.

Hóa trị: Chỉ định điều trị cho những u ác tính mức độ cao ở trẻ em. Hóa chất có rất nhiều tác dụng phụ, đôi khi hóa chất còn “ác tính” hơn cả khối u não! Chính vì vậy, nên cân nhắc kỹ trước khi sử dụng hóa chất cho u não ở trẻ em.

TS. Đồng Văn Hệ (Khoa Phẫu thuật thần kinh, BV Việt Đức)

]]>
https://meyeucon.org/12865/benh-u-nao-o-tre-em/feed/ 0
Cảnh báo bệnh viêm não đối với trẻ em https://meyeucon.org/4733/canh-bao-benh-viem-nao-doi-voi-tre-em/ https://meyeucon.org/4733/canh-bao-benh-viem-nao-doi-voi-tre-em/#respond Mon, 24 May 2010 07:56:18 +0000 https://meyeucon.org/?p=4733 Trong những ngày qua, số trẻ bị viêm não vào Bệnh viện Nhi Trung ương đang có xu hướng tăng. Mỗi ngày có từ 2 đến 5 bé nhập viện trong tình trạng rất nặng, co giật, hôn mê….


Theo các bác sĩ có rất nhiều loại virus gây viêm não và nếu không được cấp cứu kịp thời thì tỷ lệ tử vong rất cao từ 10 đến 30%, những bệnh nhân còn sống thì đa phần để lại di chứng.

Các bác sĩ tại khoa truyền nhiễm cho biết: “Những trường hợp trẻ mắc viêm não bị biến chứng nặng không phải hiếm gặp, chủ yếu là các bé ở tỉnh xa. Trung bình cứ 10 trẻ đến khoa thì có tới 6 bé trong tình trạng rất nặng, hôn mê, suy hô hấp, co giật. Biểu hiện lâm sàng ở trẻ bị viêm não rất đa dạng và thay đổi tùy theo lứa tuổi. Bệnh thường khởi phát với các triệu chứng sốt cao, nôn, đau đầu… Một số trẻ còn có dấu hiện tiêu chảy. Chính vì thế, nhiều cha mẹ chủ quan nghĩ con mắc bệnh thông thường, nên chỉ đưa trẻ đến bệnh viện khi bệnh đã nặng.

Do thói quen tự điều trị bệnh tại nhà nên nhiều bệnh nhi khi đưa đến bệnh viện bệnh đã nặng, dẫn tới việc điều trị khó khăn và có thể để lại những biến chứng nặng nề ở não, thậm chí là tử vong. Phần lớn trẻ khi đã bị hôn mê về sau sẽ phải chịu di chứng liệt, trí não kém phát triển, không thể đi lại, nói cười, có cháu còn bị tâm thần.

Bác sĩ cũng khuyến cáo, bệnh viêm não thường xuất hiện vào đầu tháng 5 và bùng phát từ tháng 6 đến hết tháng 8 hàng năm. Hiện bắt đầu vào mùa viêm não nên số trẻ mắc bệnh sẽ tăng lên. Trước kia, bệnh viện vẫn thường xuyên tiếp nhận rải rác một số ca bị viêm não, nhưng gần đây mỗi ngày đều có vài ca nhập viện. Vì thế, khi thấy trẻ có biểu hiện sốt, khóc nhiều, ngủ lơ mơ hoặc hôn mê, co giật, nôn nhiều… thì cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để được điều trị kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc.

]]>
https://meyeucon.org/4733/canh-bao-benh-viem-nao-doi-voi-tre-em/feed/ 0
Sốt cao, phát ban: Coi chừng biến chứng viêm não https://meyeucon.org/4339/sot-cao-phat-ban-coi-chung-bien-chung-viem-nao/ https://meyeucon.org/4339/sot-cao-phat-ban-coi-chung-bien-chung-viem-nao/#respond Tue, 18 May 2010 11:59:17 +0000 https://meyeucon.org/?p=4339 Nắng nóng khiến cách sinh hoạt và ăn uống thay đổi, làm giảm sức đề kháng của cơ thể, nên trẻ em rất dễ bị cảm sốt. BS Trương Hữu Khanh – Trưởng khoa Nhiễm, BV Nhi Đồng 1 TP.HCM cảnh báo: một số bệnh thông thường có thể để lại di chứng nặng nề như chậm phát triển tâm thần vận động, yếu liệt chi, động kinh, thậm chí tử vong.

1001 bệnh do nóng

Ngày 17/5, Khoa Nhiễm, BV Nhi Đồng 1 đang điều trị cho 150 bệnh nhân, trong đó 18 ca viêm não và hơn 30 trường hợp viêm màng não. Trong số đó, một số ca viêm não là do biến chứng từ các bệnh sốt phát ban. Phòng cấp cứu Khoa Nhiễm vừa tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Văn T. (14 tuổi, An Giang) với chẩn đoán viêm não. Trước đó vài ngày, bệnh nhân này sốt cao, than nặng đầu, ói và sốt phát ban. Sau đó, bênh nhân T. có biểu hiện co gồng tứ chi, lơ mơ… Trước đó, một bệnh nhân tên Trần Văn T. (10 tuổi, Campuchia) cũng bị biến chứng viêm não sau khi sốt cao và nổi ban sởi.

Phòng cấp cứu Khoa Nhiễm BV Nhi Đồng 1 luôn quá tải
trong những ngày nắng nóng

BS Trương Hữu Khanh khuyến cáo: “Sốt phát ban là bệnh thường gặp. Hầu hết trẻ em đều ít nhất một lần mắc bệnh. Bệnh biểu hiện bằng sốt và nổi nhiều chấm đỏ rải rác toàn thân (phát ban), có hoặc không có nổi hạch sau tai. Hai bệnh sốt phát ban đang hiện hành là sởi và rubella (ban đỏ). Ban đỏ hay sởi thường có biến chứng viêm phổi, viêm tai giữa, kiết lỵ và nặng hơn là viêm não. Trong mùa nắng nóng, viêm não cấp là một bệnh có thể gây tử vong và diễn tiến nhanh vì vi trùng tấn công. Siêu vi trùng xâm nhập vào máu qua đường ruột, do trẻ ăn uống thức ăn hay ngậm đồ chơi nhiễm siêu vi trùng gây bệnh. Biểu hiện ban đầu của viêm não là tiêu chảy, nôn ói, ho. Một số trường hợp trẻ nổi bóng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, gối, khuỷu tay, mông, sau đó biến chứng thành viêm não”.

Ngoài ra, các thói quen để giải nhiệt cơ thể như: sử dụng quạt, máy lạnh liên tục; tiếp xúc nhiều hoặc ngâm lâu trong nước vào giữa trưa hoặc trước khi đi ngủ sẽ làm trẻ dễ mắc các bệnh như cảm sốt, gây ho, sổ mũi, và có thể biến chứng viêm phế quản, viêm phổi. Bên cạnh đó, thực phẩm sẽ mau ôi thiu, hư hỏng hơn nên dễ gây tiêu chảy, ngộ độc thức ăn. Từ tiêu chảy, trẻ có thể bị mất nước hay mất chất điện giải làm bệnh nặng, thậm chí tử vong.

BS Vũ Quang Vinh, Phòng Kế hoạch Tổng hợp, BV Nhi Đồng 2 TP.HCM cho biết, hiện có 210 bệnh nhi đang được điều trị nội trú tại Khoa Hô hấp và 170 trẻ bị tiêu chảy nằm ở Khoa Tiêu hóa BV này. Trẻ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên vẫn tiếp tục tăng là: viêm phế quản, viêm họng, viêm amidan. Riêng trong ngày 17/5, số bệnh nhi đến khám tại BV Nhi Đồng 2 dao động từ 4.000 – 5.000, trong đó, trên 80% ca hô hấp và tiêu chảy.

Cho bé ăn nhiều bữa nhỏ

Bệnh sốt phát ban có thể  điều trị tại nhà bằng thuốc hạ sốt (paracetamol) khi trẻ nóng trên 390C, thuốc giảm ho, cho trẻ uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu. Theo BS Khanh, trẻ bị sốt phát ban thường chán ăn nên rất dễ suy dinh dưỡng và bị biến chứng. Khi trẻ bệnh, cần cho trẻ ăn nhiều hơn bình thường, ăn thành nhiều bữa, với các thức ăn dễ tiêu. Với bệnh tiêu chảy, cách phòng ngừa tốt nhất là chỉ nên cho trẻ ăn những thức ăn gia đình hay nhà trường nấu, không nên ăn uống hàng rong.

Hầu hết các bệnh sốt phát ban hay tiêu chảy đều có thể điều trị ngoại trú, tuy nhiên các bậc phụ huynh không nên chủ quan mà phải theo dõi sát, phát hiện các dấu hiệu của bệnh: trẻ sốt cao không hạ (39 – 40oC), quấy khóc nhiều, lừ đừ, ít chơi, ngủ nhiều, hay giật mình, da nổi bông, yếu tay chân, trong phân trẻ có máu hay có màu hồng vì đây là triệu chứng nhiễm trùng đường tiêu hóa. Cần đưa trẻ đến bệnh viện khi sốt cao không hạ, ói nhiều, không thể ăn uống, mắt trũng sâu, co giật, thở mệt, tiêu phân có máu, chảy mủ tai…

Các BS còn khuyến cáo, khi trẻ sốt phát ban không nên kiêng nước, kiêng gió bằng cách trùm kín trẻ hay kiêng vệ sinh cơ thể. Trùm kín sẽ làm trẻ co giật do sốt cao, nếu không vệ sinh cơ thể sẽ làm trẻ khó chịu, dễ nhiễm trùng da và biến chứng viêm phổi. Điều nên làm là không để trẻ bị quá lạnh. Để phòng ngừa bệnh, các bậc phụ huynh nên giữ vệ sinh trong ăn uống và đặc biệt là đồ chơi của trẻ phải được đảm bảo sạch sẽ.

BS Phạm Lê Thanh Bình – Trưởng khoa Khám bệnh trẻ em lành mạnh, BV Nhi Đồng 2, cho biết ngày nào cũng có phụ huynh đưa con đến để yêu cầu chích vaccine ngừa tiêu chảy, cúm nhưng BV đã thông báo không chích ngừa. Vaccine ngừa tiêu chảy rotavirus đã không được sử dụng từ hai tháng nay do liên quan đến vụ nhiễm một loại virus cư trú. Hiện nay, BV chưa có vaccine ngừa tiêu chảy thay thế. Riêng với vaccine ngừa cúm, BV đang chờ lô hàng mới vì mỗi năm, nhà sản xuất sẽ cho ra những loại vaccine ngừa cúm phù hợp với chủng virus gây bệnh trong năm.
]]>
https://meyeucon.org/4339/sot-cao-phat-ban-coi-chung-bien-chung-viem-nao/feed/ 0
TP.HCM: Nhiều loại bệnh ở trẻ em đang gia tăng https://meyeucon.org/3591/tp-hcm-nhieu-loai-benh-o-tre-em-dang-gia-tang/ https://meyeucon.org/3591/tp-hcm-nhieu-loai-benh-o-tre-em-dang-gia-tang/#respond Thu, 06 May 2010 12:22:12 +0000 https://meyeucon.org/3591/tp-hcm-nhieu-loai-benh-o-tre-em-dang-gia-tang/ Hiện nay, ở Thành phố Hồ Chí Minh, số trẻ mắc bệnh viêm não, viêm màng não nhập viện đã lên đến đỉnh điểm.

Chỉ trong sáng 4/5, đã có gần 50 trẻ mắc bệnh viêm não, viêm màng não điều trị nội trú tại Khoa Nhiễm-Thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1; trong đó có hơn 10 ca nặng biến chứng thần kinh, hôn mê, suy hô hấp….

Còn tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, số trẻ mắc bệnh viêm não, viêm màng não đang điều trị nội trú cũng tăng gấp đôi so với ngày thường, với hơn 20 ca bệnh phải điều trị nội trú.

Ngoài ra, hiện đang vào mùa của bệnh tay chân miệng nên số bệnh nhi nhập viện vì bệnh này cũng đang ở mức cao.

Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, hiện có trên 30 trẻ điều trị nội trú vì bệnh chân tay miệng. Còn tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, con số này là 40 em, trung bình mỗi ngày Bệnh viện tiếp nhận khám và điều trị cho khoảng 30 bệnh nhi bị tay chân miệng, trong đó có sáu đến bảy ca nặng phải nhập viện điều trị.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm-Thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1, cho biết nguyên nhân số trẻ em mắc các bệnh này gia tăng là do thời tiết nắng nóng.

Theo bác sĩ, bệnh viêm não, viêm màng não là loại bệnh nặng phát sinh do các bệnh lý từ mũi, họng, nên phụ huynh lưu ý không để trẻ vui chơi, sinh hoạt quá lâu ngoài trời, không để trẻ tiếp xúc với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột để tránh các bệnh lý từ mũi, họng.

Tỷ lệ mắc bệnh viêm não, viêm màng não không nhiều chỉ từ 1-5/100.000 dân nhưng bệnh có thể để lại các di chứng nặng nề như não úng thủy, yếu tay chân, động kinh, chậm phát triển tâm thần và vận động, nên phụ huynh chú ý phòng bệnh cho trẻ và đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời khi thấy xuất hiện các triệu chứng bệnh như đau đầu kèm theo nôn ói, lừ đừ.

Đối với bệnh tay chân miệng, cần phòng bệnh cho trẻ bằng cách giữ gìn vệ sinh trong ăn uống và sinh hoạt, rửa tay thường xuyên, khi thấy trẻ có biểu hiện bệnh nặng như giật mình, chới với nên đưa đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

]]>
https://meyeucon.org/3591/tp-hcm-nhieu-loai-benh-o-tre-em-dang-gia-tang/feed/ 0
Nhiều loại bệnh ở trẻ em gia tăng tại TP Hồ Chí Minh và Ðiện Biên https://meyeucon.org/3585/nhieu-loai-benh-o-tre-em-gia-tang-tai-tp-ho-chi-minh-va-dien-bien/ https://meyeucon.org/3585/nhieu-loai-benh-o-tre-em-gia-tang-tai-tp-ho-chi-minh-va-dien-bien/#respond Thu, 06 May 2010 12:13:02 +0000 https://meyeucon.org/?p=3585 Hiện nay, tại TP Hồ Chí Minh, số trẻ mắc bệnh viêm não, viêm màng não nhập viện đã lên đến đỉnh điểm. Trong ngày 4-5, có 48 trẻ mắc bệnh viêm não, viêm màng não điều trị nội trú tại Khoa Nhiễm – Thần kinh Bệnh viện Nhi Ðồng 1, trong đó có đến 14 ca nặng biến chứng thần kinh, hôn mê, suy hô hấp… đang được cấp cứu.

Tại Bệnh viện Nhi Ðồng 2 số trẻ mắc bệnh viêm não, viêm màng não đang điều trị nội trú cũng tăng gấp hai lần so với ngày thường với hơn 20 ca bệnh phải điều trị nội trú. Ngoài ra, đang vào mùa của bệnh tay chân miệng (TCM) nên số bệnh nhi mắc bệnh TCM nhập viện cũng đang ở mức cao. Tại Bệnh viện Nhi Ðồng 1, có 33 bệnh nhi mắc bệnh TCM phải điều trị nội trú. Bệnh viện Nhi Ðồng 2 cũng đang điều trị nội trú cho 40 ca bệnh TCM, trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khám và điều trị cho khoảng 30 bệnh nhi bị TCM, trong đó có sáu đến bảy ca nặng phải nhập viện điều trị.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm – Thần kinh Bệnh viện Nhi Ðồng 1 cho biết: Thời tiết nắng nóng làm gia tăng bệnh nhi nhập viện do các bệnh viêm não, viêm màng não và TCM. Bệnh viêm não, viêm màng não là loại bệnh nặng phát sinh do các bệnh lý từ mũi, họng, nên các bậc cha mẹ cần lưu ý không để trẻ vui chơi, sinh hoạt quá lâu ngoài trời, không để trẻ tiếp xúc với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột để tránh các bệnh lý từ mũi, họng. Ðối với bệnh TCM phòng bệnh cho trẻ bằng cách giữ gìn vệ sinh trong ăn uống và sinh hoạt, rửa tay thường xuyên, khi thấy trẻ có biểu hiện bệnh nặng như giật mình, chới với thì nên đưa đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

* Hiện nay, dịch sởi ở huyện Mường Nhé (Ðiện Biên) cơ bản được khống chế nhưng dịch hội chứng lỵ tiếp tục bùng phát, nâng tổng số người mắc bệnh tại đây lên gần 100 trường hợp, trong đó đã có hai trường hợp chết. Những nơi mới bùng phát dịch hội chứng lỵ tại huyện Mường Nhé gồm: bản Pá Lùng và Húy To thuộc xã Chung Chải. Tại đây chỉ trong hơn 10 ngày qua đã có 57 trường hợp mắc bệnh; trong đó, có một trường hợp chết. Trước đó, dịch hội chứng lỵ tại huyện này xuất hiện đầu tiên ở bản Cà La Pá, xã Leng Xu Sìn vào ngày 17-4. Theo Sở Y tế Ðiện Biên, địa bàn xảy ra dịch nằm ở vùng sâu, vùng xa, gần biên giới nên việc phát hiện, khống chế và dập dịch gặp một số khó khăn. Ðáng chú ý do ý thức, kiến thức phòng, chống dịch bệnh của người dân quá thấp, ít đến các cơ sở y tế mà chỉ tự chữa trị tại nhà theo các phương pháp dân gian hoặc nhờ thầy mo, thầy cúng chữa… Vì vậy, nhiều trường hợp bị bệnh khi các cơ quan chức năng phát hiện được thì việc cứu chữa đã quá muộn.

Hiện nay, ngành y tế tỉnh Ðiện Biên đã cử cán bộ xuống vùng có dịch để tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong công tác phòng, chống; lập lán trại tại vùng có dịch để thu dung và điều trị kịp thời cho các bệnh nhân… Bên cạnh đó, ngành y tế tỉnh cũng đã tiến hành phun hóa chất vệ sinh môi trường, tẩy trùng nguồn nước tại các xã đang có dịch.

]]>
https://meyeucon.org/3585/nhieu-loai-benh-o-tre-em-gia-tang-tai-tp-ho-chi-minh-va-dien-bien/feed/ 0
Viêm não trẻ em bắt đầu gia tăng https://meyeucon.org/3546/viem-nao-tre-em-bat-dau-gia-tang/ https://meyeucon.org/3546/viem-nao-tre-em-bat-dau-gia-tang/#respond Thu, 06 May 2010 11:59:52 +0000 https://meyeucon.org/?p=3546 Dù thời điểm này miền Bắc mới bước vào những ngày nắng nóng đầu tiên của mùa hè, song tại các BV chuyên khoa nhi đã bắt đầu ghi nhận một số trẻ bị viêm não nhập viện với nhiều biến chứng rất nặng. Các bác sĩ nhận định, thời gian tới số bệnh nhi bị viêm não sẽ gia tăng.

Hầu hết là ca bệnh nặng

Trên thực tế tại BV Nhi Trung ương vẫn thường xuyên tiếp nhận rải rác một số bệnh nhi bị viêm não vào điều trị, nhưng vài tuần gần đây lượng bệnh nhân đã bắt đầu có xu hướng tăng lên. Tại khoa Truyền nhiễm của BV, tính đến chiều 4-5, tổng số bệnh nhi bị viêm não điều trị từ đầu năm 2010 đã lên đến 24 cháu. Hầu hết các cháu nhập viện trong tình trạng bệnh nặng, suy hô hấp, co giật, hôn mê…

Tại phòng bệnh 115 – khoa Truyền nhiễm, bệnh nhi N.T.T., mới 7 tháng tuổi (ở TP Thanh Hóa), đã qua điều trị đến hơn 1 tháng nhưng vẫn trong tình trạng lơ mơ, chân tay luôn quờ quạng vô thức. Chị Hiền, mẹ cháu bé phải “thường trực” ngồi giữ và bế con trở lại chỗ nằm để cháu khỏi rơi xuống đất do co giật.

Theo lời kể của chị Hiền, chỉ sau 2 ngày sốt 38,5 độ C kèm co giật, cháu T. cứ dần ngây dại đi. Khi đưa đến BV Nhi Trung ương mới được các bác sĩ cho biết cháu bị viêm não và đã biến chứng nặng. Sau đợt điều trị cấp cứu tại BV Nhi, cháu sẽ được đưa sang Viện Châm cứu Trung ương để tiếp tục phục hồi nhưng kết quả hồi phục cụ thể ra sao cũng chưa nói trước được. Có thể, cháu sẽ bị kém phát triển trí não.

Cạnh phòng bệnh nhi T là trường hợp bệnh nhi N., 3 tuổi (ở Ba Vì, Hà Nội), được gia đình đưa đến viện 4 ngày trước trong tình trạng co giật, giảm vận động nửa người bên trái. Bố mẹ cháu cho biết, trước đó cháu sốt cao, nôn nhiều kèm co giật nhưng chủ quan nghĩ cháu chỉ bị cảm sốt thông thường nên tự điều trị tại nhà. Chỉ đến khi thấy con giảm vận động mới đưa đi khám. Kết quả chụp cắt lớp não cho thấy, cháu bé bị tổn thương não. Rất may, cháu bé đã hồi phục tốt trong quá trình điều trị và có khả năng không để lại di chứng nào.

Bác sĩ Hồ Anh Tuấn, khoa Truyền nhiễm – BV Nhi Trung ương cho biết, trung bình cứ 10 ca viêm não nhập viện thì có đến 6 ca trong tình trạng bệnh nặng và rất nặng, chủ yếu gặp phải ở các bệnh nhi ở tỉnh xa.

Nguyên nhân do triệu chứng ban đầu của bệnh viêm não thường giống với các bệnh sốt do virus thông thường như sốt cao, chưa có biểu hiệu rối loạn tri giác nên các bậc cha mẹ không phát hiện được bệnh sớm, thường chủ quan, cho con điều trị tại nhà bằng các loại thuốc kháng sinh, hạ sốt…, chỉ khi bệnh đã tiến triển nặng mới đưa đi BV khám.

Tiêm vaccine để phòng bệnh

Theo bác sĩ Tuấn, đa số các ca viêm não đều do virus gây nên nhưng để xác định cụ thể do virus nào thì không hề dễ. Ở nước ta, dạng viêm não thường gặp hơn cả là viêm não Nhật Bản, bên cạnh đó là viêm não do virus Herpes (chiếm khoảng 15%) và một số loại virus gây viêm não khác như EV, CMV…

Ngay cả khi xác định được chủng virus gây bệnh cũng chỉ viêm não do virus Herpes mới có thuốc đặc trị. Với những trẻ bị mắc viêm não được phát hiện, điều trị muộn có thể để lại biến chứng nặng nề như phù não, hoại tử, bại não, suy giảm các chức năng hô hấp, để lại các di chứng, đặc biệt về thần kinh, liệt vận động, tâm thần, cảm giác… Tỷ lệ để lại di chứng lên đến 50-60%, tỷ lệ tử vong cũng rất cao (khoảng 20-30%).

Bác sĩ Tuấn khuyến cáo, các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm vaccine phòng bệnh đầy đủ trong độ tuổi tiêm chủng, đồng thời phòng bệnh cho trẻ bằng các biện pháp thông thường như chế độ dinh dưỡng đảm bảo để tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh. Khi trẻ có các biểu hiện sốt, rối loạn tri giác (khóc nhiều, ngủ lơ mơ hoặc hôn mê, co giật), nôn nhiều, giảm vận động, đối với những trẻ nhỏ thường sốt kèm theo quấy khóc nhiều, ngủ nhiều hoặc ít hơn so với ngày thường; hoặc trẻ ở dạng ngủ gà,… nên đưa trẻ đi khám ngay để phát hiện và điều trị kịp thời.

Riêng với viêm não Nhật Bản, bệnh thường gia tăng mạnh vào mùa hè, cao điểm nhất khoảng tháng 6-8. Theo thống kê, mỗi năm cả nước có 2.500-3.000 ca viêm não, trong đó viêm não Nhật Bản B chiếm 40-60%. Tuy vậy, cả nước mới có khoảng trên 60% trẻ em dưới 5 tuổi được tiêm vaccine phòng viêm não Nhật Bản. Tỷ lệ trẻ ngoài độ tuổi này chưa được tiêm phòng khá cao.

Tại Hà Nội, vào tháng 3 vừa qua, TTYTDP Hà Nội đã tổ chức chiến dịch tiêm vaccine phòng viêm não Nhật Bản miễn phí cho toàn bộ trẻ từ 1 đến dưới 5 tuổi trên địa bàn chưa được tiêm vaccine này. Qua 2 đợt chiến dịch (cách nhau 1 tuần), tỷ lệ trẻ trong danh sách được tiêm đến các trạm y tế tiêm phòng đạt 95,4%. Vào tháng 10 tới, TTYTDP thành phố sẽ tiếp tục tổ chức 1 đợt tiêm vét cho các cháu chưa tiêm trong đợt 1 và các cháu tiêm mũi 3.

]]>
https://meyeucon.org/3546/viem-nao-tre-em-bat-dau-gia-tang/feed/ 0
Trẻ mắc quai bị có thể biến chứng viêm não https://meyeucon.org/2058/tre-mac-quai-bi-co-the-bien-chung-viem-nao/ https://meyeucon.org/2058/tre-mac-quai-bi-co-the-bien-chung-viem-nao/#respond Thu, 15 Apr 2010 11:08:52 +0000 https://meyeucon.org/?p=2058 Thấy con trai 6 tuổi hơi sốt, hai mang tai sưng húp, chị Dung (Hà Nội) nghĩ con mắc bị quai bị thông thường chỉ cần nghỉ ngơi là khỏi.

Mấy ngày sau, bé kêu cứng cổ, đau đầu, buồn nôn, chị mới vội đưa đi khám thì biết cháu bị biến chứng viêm não.

Chị Dung cho biết, vì trước đây, cô con gái đầu lòng nhà chị từng mắc quai bị, đi khám bác sĩ dặn chỉ cần nghỉ ngơi, nếu sốt cao thì cho thuốc hạ sốt… nên chị cứ theo cách cũ mà chăm sóc cậu con trai.

Chị còn cẩn thận giã nát đậu xanh, đắp vào hai bên má con cho mát, chóng khỏi bệnh. Thế nhưng được 3-4 ngày, chị thấy con vẫn sốt cao, lại kêu nhức đầu, ói mửa. Lúc đấy, chị mới tá hỏa đưa con đi khám.

Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa nhi Bệnh viện Bạch Mai cho biết, trường hợp con chị Dung là bị viêm tuyến nước bọt tuyến mang tai (dân gian quen gọi là bệnh quai bị) nhưng đã bị biến chứng viêm não. Vì cháu được đưa đến viện sớm nên tình trạng không nặng, chỉ nằm viện vài ngày là khỏi.

“Bệnh quai bị do virus gây nên, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ từ 3 tuổi trở lên, đặc biệt là trẻ ở tuổi học đường 5-6 tuổi. Hiện vào mùa bệnh quai bị nên số trẻ mắc bệnh này đến khám nhiều hơn bình thường, mỗi ngày khoảng 5-10 trẻ”, tiến sĩ Dũng cho biết.

Trẻ mắc quai bị có thể biến chứng viêm não - Tin180.com (Ảnh 1)

Theo bác sĩ, khi mắc bệnh, ban đầu, trẻ chỉ hơi sốt, sau đó sưng một bên mang tai, một hai hôm sau sưng cả hai bên. Thông thường, trẻ chỉ cảm thấy hơi đau, cũng có trường hợp đau nặng, ảnh hưởng đến việc ăn uống.

Tỷ lệ tử vong do quai bị rất thấp (khoảng một trong 10.000 trường hợp mắc). Đây là bệnh lành tính, thông thường trẻ có thể tự khỏi sau khoảng một tuần. Điều trị chủ yếu là tăng cường dinh dưỡng, nghỉ ngơi, uống nhiều nước, hạ sốt nếu có sốt, giảm đau khi viêm tuyến mang tai gây đau.

Tuy nhiên, bác sĩ Dũng khuyến cáo, có khoảng 1/4 số trẻ mắc quai bị có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm như: viêm não, viêm màng não, với các triệu chứng như sốt cao, nhức đầu, ói mửa, cứng cổ… cũng có khi bị co giật nhưng rất hiếm.

Ngoài ra, trẻ gái có thể bị biến chứng viêm buồng trứng (dấu hiệu là thấy tức bụng và đau khi sờ nắn), trẻ trai có thể bị viêm tinh hoàn (tinh hoàn sưng to, đau), dẫn đến vô sinh về sau. Tuy nhiên, biến chứng này khá hiếm và thường không hay xảy ra ở trẻ trước tuổi dậy thì.

Tiến sĩ Dũng cho biết, cha mẹ khi thấy con sưng ở mang tai, sốt nên đưa trẻ đi khám để biết chắc có phải mắc quai bị không. Với trường hợp nhẹ, phụ huynh chỉ cần cho con nghỉ học ở nhà, nghỉ ngơi, ăn uống tốt. Những trường hợp nặng hơn như viêm não, màng não thì phải tiêm đường tĩnh mạch.

Ngoài ra, bác sĩ cũng lưu ý, với những trẻ bị suy giảm miễn dịch như đang dùng corticoid, bị thận hư, khớp… nguy cơ bị biến chứng cao hơn nên bố mẹ cần chú ý theo dõi để đưa con đến viện kịp thời tránh những hậu quả đáng tiếc. Theo ông, không nên bôi hoặc đắp những thứ thuốc dân gian như vôi, trầu nhai… đặc biệt là châm chọc ở tuyến mang tai để tránh tình trạng nhiễm trùng.

“Quai bị là bệnh do virus gây nên và rất dễ lây qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt bệnh nhân. Biện pháp phòng bệnh tốt nhất là tiêm văcxin”, bác sĩ Dũng cho hay

]]>
https://meyeucon.org/2058/tre-mac-quai-bi-co-the-bien-chung-viem-nao/feed/ 0