Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Jul 2024 02:18:03 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Sau Tết, trẻ nhỏ nhập viện ồ ạt vì viêm phổi https://meyeucon.org/26549/sau-tet-tre-nho-nhap-vien-o-at-vi-viem-phoi/ https://meyeucon.org/26549/sau-tet-tre-nho-nhap-vien-o-at-vi-viem-phoi/#respond Thu, 21 Feb 2013 02:00:55 +0000 https://meyeucon.org/?p=26549 Do những ngày nghỉ Tết, cha mẹ ngại đưa con đi viện mà tự điều trị tại nhà đã khiến nhiều trẻ phải đến viện trong tình trạng bệnh trở nặng. Chỉ đến khi bé có biểu hiện người tím tái, khó thở nặng người lớn mới vội vàng bế đến viện. Chính vì thế nhiều trẻ nhiễm bệnh viêm đường hô hấp phải nhập viện trong tình trạng suy hô hấp, viêm phổi.

2/3 trẻ nằm viện vì viêm phổi

Ngày 19.2, mới 8h sáng khoa Nhi, BV Bạch Mai đã đông nghẹt bệnh nhi đến khám. Khoa đã bố trí nhiều ghế ngồi đợi cho bệnh nhân và người nhà nhưng do lượng người đến khám quá đông không còn đủ ghế ngồi. Người ngồi, người đứng bồng bế trẻ nhỏ la liệt ở khu sảnh chờ tới lượt khám. Tiếng trẻ con khóc nghèn nghẹt càng làm cho không khí trở nên ngột ngạt.

Anh Tuấn, ở Thường Tín, Hà Nội cho biết, bé nhà anh mới được 7 tháng tuổi. Hôm mùng 5 Tết âm lịch, bé nhà anh có biểu hiện thở khò khè. Nghĩ con chỉ bị cảm nhẹ nên vợ chồng anh Tuấn không đưa đi viện mà chỉ mua thuốc về tự điều trị. Đến đêm ngày mùng 9, tức ngày 18.2, bé có biểu hiện sốt cao, ho nhiều, khó thở, bé phải thở bằng bụng, người tím tái, bỏ bú gia đình mới đưa đến khoa Nhi, BV Bạch Mai. Tại đây, sau khi thăm khám bác sĩ cho biết, bé bị viêm đường hô hấp nhưng do nhập viện quá muộn đã có biến chứng viêm phổi, phải thở máy.

Bé 7 tháng tuổi bị viêm phổi đang điều trị tại khoa Nhi, BV Bạch Mai.

Chị Hạnh ở Hoàng Mai, Hà Nội phải bế con vào viện cấp cứu lúc nửa đêm. Chị cho biết, bé nhà chị mới được 8 tháng, đã nằm viện điều trị 3 ngày nay vì bị viêm phế quản. Tết Nguyên Đán cả nhà chị về quê ăn Tết. Cháu ở xa Tết mới về nên ông bà bế bé đi chơi khắp mọi nhà. Đến ngày mùng 6 Tết khi cả nhà lên Hà Nội bé có biểu hiện ngạt mũi, chảy nước mũi nhiều, thở khò khè và ho.

Con còn nhỏ, sức đề kháng yếu bệnh dễ trở nặng đột ngột nên chị Hạnh đưa con đi khám ngay tại bệnh viện. Bác sĩ bảo cháu bị viêm phế quản, cho bé dùng khí dung tại phòng khám rồi kê đơn cho điều trị ngoại trú. Vừa bế con về hôm trước thì hôm sau bé sốt cao gần 41 độ, tình trạng khó thở càng nặng hơn, lồng ngực bị lõm. Vợ chồng chị Hạnh lại vội vã bế bé trở lại bệnh viện. Lần này do bệnh của bé trở nặng hơn nên bác sĩ yêu cầu phải nhập viện điều trị. “Bé đã nằm viện đã 3 ngày, phải nằm ghép giường do bệnh nhi nhập viện quá đông. Hiện tại bác sĩ bảo bệnh của bé đã đỡ hơn nhưng vẫn phải khí dung ngày 2 lần. Tôi bé cháu đợi từ sáng đến giờ mà vẫn chưa làm được khí dung cho cháu vì nhiều bệnh nhân quá, bác sĩ phải ưu tiên bệnh nhi nặng trước”, chị Hạnh cho biết.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai cho biết, những ngày nghỉ Tết Nguyên Đán vừa qua cho đến mấy ngày gần đây do thời tiết thay đổi liên tục khiến số lượng trẻ nhỏ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp đến viện tăng đột biến. Trung bình mỗi ngày riêng khoa Nhi, BV Bạch Mai tiếp nhận 50-100 cháu tới khám, 20 cháu phải nhập viện. Trong khi, những ngày này hàng năm khoa chỉ tiếp nhận từ 10-20 cháu tới khám. Điều đáng lo ngại là 2/3 trẻ phải nhập viện vì viêm phổi và đa phần là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi.

Trời nồm, trẻ dễ bị ốm

PGS.TS Dũng cho biết, nguyên nhân khiến số trẻ nhập viện tăng đột biến trong những ngày gần đây là do thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm quá cao. Bên cạnh đó, dịp nghỉ Tết Nguyên đán bố mẹ cho trẻ đi chơi nhiều, trẻ phải hít nhiều khói thuốc lá, khói hương nên rất dễ bị viêm đường hô hấp. Nhiệt độ trong ngày chênh lệch nhiều, sáng và tối trời lạnh, trưa chiều trời nắng ấm, bố mẹ bận tiếp khách không quan tâm chặt chẽ đến việc ăn mặc của trẻ, trẻ ra mồ hôi ướt quần áo thấm ngược trở lại, trẻ bị ốm vì nhiễm lạnh.

“Nhiều trẻ đến viện trong tình trạng bệnh trở nặng vì do ngày nghỉ Tết, cha mẹ ngại đưa con đi viện mà tự điều trị tại nhà. Chỉ đến khi bé có biểu hiện người tím tái, khó thở nặng người lớn mới vội vàng bế đến viện. Chính vì thế nhiều trẻ nhiễm bệnh viêm đường hô hấp phải nhập viện trong tình trạng suy hô hấp, viêm phổi”, PGS.TS Dũng nói.

Để chủ động phòng bệnh cho trẻ, PGS.TS Dũng khuyến cáo cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc mặc quần áo và môi trường nhà ở, bởi những ngày độ ẩm cao trẻ rất dễ nhiễm bệnh. Cha mẹ cần thường xuyên lau chùi, vệ sinh nhà cửa, chống nấm mốc. Nếu tường nhà bị ướt thì cần chống nấm mốc, hạn chế tối đa không khí trong nhà bị ảm mùi thuốc lá, khói than. Nếu gia đình nào có điều kiện nên bật điều hòa, không khí trong nhà sẽ được khô ráo.

Bác sĩ cũng lưu ý cha mẹ cần mặc cho bé theo thời tiết, một ngày có thể phải thay quần áo cho bé nhiều lần: sáng, tối mặc đủ ấm cho trẻ nhưng trưa và chiều thì cần mặc thoáng, mát. Cha mẹ cần tránh cho trẻ ra mồ hôi nhiều, khi trẻ ra mồ hôi cần phải được lau ngay và thay quần áo nếu mồ hôi làm ẩm quần áo. Đồng thời cần tích cực cho trẻ uống nước và ăn hoa quả.

]]>
https://meyeucon.org/26549/sau-tet-tre-nho-nhap-vien-o-at-vi-viem-phoi/feed/ 0
Viêm phổi và tiêu chảy – hai căn bệnh tử thần đối với trẻ em dưới 5 tuổi https://meyeucon.org/23593/viem-phoi-va-tieu-chay-hai-can-benh-tu-than-doi-voi-tre-em-duoi-5-tuoi/ https://meyeucon.org/23593/viem-phoi-va-tieu-chay-hai-can-benh-tu-than-doi-voi-tre-em-duoi-5-tuoi/#respond Sat, 16 Jun 2012 23:00:45 +0000 https://meyeucon.org/?p=23593 Với những nỗ lực chung của cả đất nước chúng ta trong 20 năm qua, tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi đã giảm đi rât nhiều. Tuy vậy, 2 bệnh thường gặp ở trẻ là viêm phổi và tiêu chảy vẫn là những nguyên hàng đầu lấy đi sinh mạng của các bé.

Theo báo cáo mới đây của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), viêm phổi và tiêu chảy là nguyên nhân gây ra gần 1/3 số ca tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương (trong đó có Việt Nam), phần lớn rơi vào nhóm trẻ nghèo nhất.

Từ năm 2006 đến 2010, một phần ba trẻ dưới 5 tuổi trong khu vực nghi bị viêm phổi đã không được đưa tới các cơ sở y tế phù hợp. Gần một nửa số trẻ bị tiêu chảy không được uống thuốc bù nước và cho ăn tiếp tục, dấu hiệu cho thấy sự thất bại trong việc thực hiện một trong những can thiệp đúng đắn và đáng tin cậy, UNICEF nhận định.

Viêm phổi và tiêu chảy – hai căn bệnh tử thần đối với trẻ em dưới 5 tuổi

Trong khi đó tại Việt Nam, uớc tính trong vòng hai tuần vừa qua có khoảng 7% trẻ mắc tiêu chảy và 3% trẻ bị viêm phổi hoặc có triệu chứng của viêm phổi. Tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi giảm đã đáng kể, từ 51 em trên 1.000 ca đẻ sống năm 1990 xuống còn 23 trên 1.000 trường hợp vào năm 2010. Tuy nhiên, nguyên nhân do viêm phổi vẫn chiếm 12% tổng số tử vong ở trẻ và tiêu chảy 10%.

Cũng theo báo cáo này, có khoảng cách lớn về sự sống còn giữa nhóm trẻ giàu nhất và nhóm trẻ nghèo nhất. Hầu hết các quốc gia trong khu vực có hệ thống y tế khá hoàn chỉnh, tuy nhiên so với trẻ nhà giàu, các em nhà nghèo ít có khả năng nhận được can thiệp đơn giản giúp cứu mạng sống trước bệnh viêm phổi và tiêu chảy.

“Hầu hết các quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam, không cho phép cán bộ y tế cộng đồng ở các vùng xa xôi hẻo lánh cung cấp kháng sinh cần thiết cho trẻ nghi bị viêm phổi. Trong khi đó thực tế đã có những chứng minh rõ ràng rằng biện pháp này giúp cứu sống trẻ”, bà Lotta Sylwander, đại diện của UNICEF tại Việt Nam nói.

Bên cạnh đó, theo UNICEF, một cách thức đơn giản và hiệu quả khác để bảo vệ trẻ khỏi bệnh tật là nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, ở Việt Nam, cứ 5 trẻ thì có chưa tới một bé dưới 6 tháng tuổi được bú sữa mẹ hoàn toàn, như vậy có nghĩa là các em bị tước đi một biện pháp bảo vệ hết sức quan trọng.

Không được sống trong môi trường vệ sinh sạch sẽ cũng đẩy hàng triệu trẻ vào nguy cơ nhiễm các bệnh tiêu chảy. Tại nước ta, ước tính khoảng 6,5% người dân phải đi vệ sinh ngoài trời và gần một nửa dân ở nông thôn không được sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh để ngăn ngừa các bệnh liên quan tới phân như tiêu chảy.

“Các ca tử vong ở trẻ do viêm phổi, tiêu chảy có thể giảm đáng kể nếu giải quyết được các vấn đề này và tập trung các nỗ lực vào các cộng đồng nghèo nhất”, bà Lotta Sylwander nói.

Phòng ngừa và điều trị cả hai căn bệnh trên có nhiều điểm tương đồng, bao gồm các bước căn bản như khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ và rửa tay bằng xà phòng, tăng cường tiếp cận với vệ sinh môi trường, phát thuốc bù nước và điện giải cho trẻ bị tiêu chảy, điều trị kháng sinh cho bé viêm phổi do vi khuẩn.

]]>
https://meyeucon.org/23593/viem-phoi-va-tieu-chay-hai-can-benh-tu-than-doi-voi-tre-em-duoi-5-tuoi/feed/ 0
Tránh viêm phổi cho bé ngày hè https://meyeucon.org/18027/tranh-viem-phoi-cho-be-ngay-he/ https://meyeucon.org/18027/tranh-viem-phoi-cho-be-ngay-he/#comments Wed, 20 Jul 2011 19:56:17 +0000 https://meyeucon.org/?p=18027 Mùa hè, thời tiết nóng nực là lúc các điều hòa, quạt điện hoạt động hết công suất. Đó chính là nguy cơ gây viêm phổi cho bé, nhất là những bé sơ sinh. Tuy nhiên, đôi khi chỉ một vài mẹo nhỏ mà bạn đã giảm thiểu nguy cơ viêm phổi cho bé đấy.

Chị Nga (huyện Thanh Trì, Hà Nội) lót khăn xô vào lưng của con, cứ khoảng 1 tiếng đồng hồ, rút khăn ra một lần. Khăn xô giúp thấm mồ hôi tốt, lại mềm mại, không gây cảm giác cộm hay khó chịu cho bé.

“Nhà mình không có điều hòa. Cho con nằm ở tầng trệt thì khá mát, chỉ cần quạt số nhỏ là ổn. Nhưng cu Bo nhà mình nhiều mồ hôi lắm nên cứ phải chú ý lau mồ hôi cho con thôi” – Nga kể. Ngoài ra, Nga còn lót khăn xô dưới gối cho con vì bé nhà cô hay toát mồ hôi đầu. Nga cũng chú ý mặc quần áo rộng, thoáng và chất 100% cotton để con không bị bí vì đổ mồ hôi.

Khác với Nga, Tâm (Kim Liên, Hà Nội) cho con nằm điều hòa ngay từ khi bé mới chào đời. Bây giờ, bé nhà Tâm được 15 tháng và vẫn “nghiện” điều hòa. “Cho con nằm điều hòa thì phải giữ ấm để tránh bé mắc viêm phổi. Cũng không được để điều hòa lệch quá lớn với nhiệt độ ngoài trời” – Tâm chia sẻ kinh nghiệm.

Hồi bé nhà Tâm mới sinh, hai mẹ con Tâm nằm điều hòa nhưng cô luôn phải mặc quần áo dài, đội mũ, đi bao tay, bao chân cho con. Điều hòa cũng được Tâm chỉnh ở mức vừa phải, đủ mát nhưng không được lạnh. Bây giờ, mỗi lần cho con nằm điều hòa, Tâm chẳng lo con nóng vì thoải mái đặt bé trong túi ngủ. Để an toàn, Tâm kê thêm tấm chăn mỏng chặn đầu giường, phòng khi bé “trồi” lên thì không và đầu vào giường.

Còn với Hương (Cầu Giấy, Hà Nội) dù có điều hòa thì đêm ngủ, bé gái 2 tuổi nhà Hương vẫn toát mồ hôi. “Thành ra mẹ cứ phải “dập dờn” canh lau mồ hôi cho con, sợ con mình bị lạnh, ho rồi viêm phổi lắm” – Hương cho biết.

Hôm nào trời mát, Hương tắt điều hòa, dùng quạt điện nhưng Hương vẫn chưa yên tâm. Bật số nhỏ, Hương sợ con ra nhiều mồ hôi rồi viêm phổi, bật số to thì lại sợ con lạnh rồi ho. Kết quả là cả đêm Hương “vật vã” với con và quạt: bật số nhỏ, cho quạt quay, hẹn giờ. Khi quạt tắt tự động, mẹ sờ xem lưng con đổ mồ hôi không, lau cho con rồi tiếp “vòng luẩn quẩn”: bật quạt, hẹn giờ…

Trường hợp của Yến (Hải Phòng) hơi khác một chút. Bé trai nhà Yến đã 3 tuổi, ít đổ mồ hôi khi ngủ nhưng lại cực kỳ “kết” kem, đá lạnh, nước lạnh… Mỗi khi mẹ không để ý là cu cậu tự mở tủ lạnh, “ăn vụng”. “Ăn nhiều đồ lạnh gây viêm họng kéo dài, rồi viêm đường hô hấp, chẳng mấy mà viêm phổi. Vì thế, mình phải hạn chế cho con ăn đồ lạnh. Cháu nhà mình còn hay bị ho nữa” – Yến phân trần.

Bình thường, bé nhà Yến “đi lớp”. Còn những ngày ở nhà, Yến toàn phải canh trừng để quát con không được ăn đồ lạnh.

]]>
https://meyeucon.org/18027/tranh-viem-phoi-cho-be-ngay-he/feed/ 1
Cách phòng và điều trị viêm phổi do phế cầu ở trẻ em https://meyeucon.org/16046/cach-phong-va-dieu-tri-viem-phoi-do-phe-cau-o-tre-em/ https://meyeucon.org/16046/cach-phong-va-dieu-tri-viem-phoi-do-phe-cau-o-tre-em/#respond Tue, 01 Mar 2011 12:00:54 +0000 https://meyeucon.org/?p=16046 Trời ẩm lạnh là thời điểm thuận lợi cho các bệnh viêm đường hô hấp phát triển. Trong số đó phế cầu khuẩn là một trong những nguyên nhân chính gây ra viêm phổi ở trẻ em. Hiện nay trên thế giới đã có vaccin phòng bệnh, tuy nhiên nó lại không tỏ ra có hiệu lực đối với trẻ dưới 2 tuổi. Chính vì thế vấn đề phòng bệnh cho trẻ vẫn là quan trọng nhất.


Tỉ lệ mắc tăng cao nếu có kết hợp với dịch cúm

Tác nhân của bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn chính là Streptococcus pneumoniae, có tới 23 trong số 83 týp kháng nguyên vỏ được biết là tác nhân gây ra gần 90% các nhiễm khuẩn do phế cầu tại Mỹ. Bệnh xảy ra ở mọi thời điểm trong năm, đối tượng dễ mắc bệnh nhất là trẻ em, người già và người mắc bệnh mạn tính. Tại các nước đang phát triển thì trẻ em là đối tượng dễ bị bệnh tấn công nhất và đây cũng là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em. Tỷ lệ mắc bệnh tăng cao hơn, dễ dàng hơn nếu có kết hợp với dịch cúm.

Phế cầu khuẩn có ở trong chất tiết mũi, họng của người bệnh. Người khỏe mạnh cũng có thể có phế cầu khuẩn trong đường hô hấp trên. Bệnh lây qua giọt nước bọt li ti bắn ra từ người mang vi khuẩn gây bệnh bằng tiếp xúc trực tiếp qua đường miệng hoặc gián tiếp qua các vật thể mới bị nhiễm chất tiết đường hô hấp của bệnh nhân. Bệnh thường gặp qua sự lây truyền giữa người với người nhưng hiếm khi xảy ra với người có tiếp xúc tình cờ, thoáng qua. Sự cảm nhiễm với phế cầu khuẩn gây viêm phổi tăng lên nếu có bất cứ nguyên nhân nào gây tổn thương thực thể và chức năng đường hô hấp dưới, như cúm, phù phổi do các nguyên nhân, hút đờm rãi sau ngộ độc rượu hoặc các nguyên nhân khác, bệnh phổi mạn tính hoặc tiếp xúc với các chất kích thích phản ứng đường thở trong không khí (khói, bụi…). Đối với trẻ dưới 1 tuổi, nhất là những trẻ hay mắc phải viêm họng, viêm phế quản phổi, vừa trải qua tiêu chảy… thì rất dễ mắc bệnh và là một yếu tố khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Nguy cơ nhiễm bệnh cũng tăng lên ở người già, người có các biểu hiện suy lách thực thể hay cơ năng, bệnh tim mạch, đái tháo đường, bệnh bạch cầu, đa u tủy xương, suy thận… Người ta cũng cho rằng những bà mẹ mang thai bị viêm phổi do phế cầu khuẩn thì có thể sẽ sinh con thiếu tháng.

Phế cầu khuẩn là một nguyên nhân lớn gây ra tử vong ở trẻ em

Đây là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, khởi phát đột ngột với các dấu hiệu thường gặp là sốt, ho ra đờm màu gỉ sắt, đau ngực, rét run, đau màng phổi, khó thở. Ở trẻ em, biểu hiện đầu tiên thường là nôn và co giật, còn ở người già thì bệnh thường khởi phát từ từ. Nhìn chung các biểu hiện ở phế quản nhiều hơn ở thùy và phân thùy phổi. Viêm phổi do phế cầu khuẩn là một trong những nguyên nhân chính gây ra tử vong ở trẻ em và người già, đặc biệt là ở những nơi có điều kiện sống thấp. Trước đây khi chưa có kháng sinh, tỷ lệ tử vong/mắc tại các bệnh viện là 20- 40%, tỷ lệ này giảm còn 5-10% sau khi kháng sinh được sử dụng rộng rãi. Nhưng đối với những trẻ suy dinh dưỡng, trẻ sinh thiếu tháng hoặc mắc các bệnh bẩm sinh khác như tim mạch, bị tiêu chảy cấp thì tỷ lệ vẫn ở khoảng 30%, thậm chí là trên 50%. Những bệnh nhân nghiện rượu và mắc các bệnh mạn tính khác thì cũng có tỷ lệ tương tự.

Chẩn đoán sớm nguyên nhân gây bệnh là yếu tố quan trọng cho điều trị, các kết quả chẩn đoán sinh vật học có thể không chính xác vì sự có mặt của các loại vi khuẩn gram dương cùng với bạch cầu đa nhân thoái hoá trên tiêu bản, do vậy nên xác định chính xác bằng phân lập phế cầu khuẩn trực tiếp từ máu và chất tiết trong đường hô hấp lấy từ vết mở khí quản.

Phòng và điều trị bệnh

Nhiễm khuẩn, đặc biệt là phế cầu khuẩn có thể xuất hiện ngay sau bệnh do virut như cúm, gây nhiễm khuẩn thứ phát, làm nặng thêm các triệu chứng cúm và tăng nguy cơ liên quan với cúm. Các chuyên gia của Trường Y tế công cộng Rollin thuộc Đại học Emory (Mỹ) đã đưa ra nhiều nghiên cứu cho thấy sử dụng vaccin phế cầu có thể phòng ngừa được hơn 357.000 ca tử vong trong dịch cúm, tiết kiệm 7 tỷ đôla chi phí y tế trong mỗi mùa cúm. Tiêm chủng phế cầu khuẩn thường quy là phương pháp tiên phong có thể làm giảm đáng kể ảnh hưởng của dịch cúm trong tương lai. Những nước chưa thực hiện chương trình tiêm chủng phế cầu khuẩn nên cân nhắc sử dụng loại vaccin này.

Khi trẻ có những dấu hiệu bệnh cần được chẩn đoán và điều trị sớm và phải điều trị kháng sinh ngay cho trẻ nếu nghi mắc viêm phổi do phế cầu khuẩn dựa trên các dấu hiệu lâm sàng, nhất là dấu hiệu nhịp thở nhanh, rút lõm lồng ngực. Hiện nay phế cầu khuẩn là loại vi khuẩn kháng kháng sinh rất mạnh, cho nên bác sĩ cần phải cân nhắc thuốc khi sử dụng sao cho hiệu quả nhất.

Sau khi mắc bệnh, miễn dịch đặc hiệu đạt được có thể kéo dài vài năm, nhất là các trường hợp nhiễm phế cầu týp huyết thanh có vỏ bao. Để tránh phát triển thành dịch thì không nên tập trung đông người tại nơi có nhiều người mắc bệnh, trẻ em có thể bị lây nhiễm chéo tại bệnh viện nếu cùng phòng điều trị có trẻ mắc căn bệnh này, cho nên những trường hợp nhẹ thì nên điều trị ngoại trú. Nên có một môi trường sống trong lành cho trẻ, không nên cho trẻ đến những nơi đông người, cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng… để nâng cao sức đề kháng.

Hiện nay trên thế giới đã có vaccin phòng bệnh, tuy nhiên nó lại không tỏ ra có hiệu lực đối với trẻ dưới 2 tuổi. Nhóm người có nguy cơ cao được khuyến cáo tiêm phòng là người trên 65 tuổi, người không có chức năng lách, người thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm, bệnh nhân bị suy tim, suy thận, xơ gan, đái tháo đường, ghép tạng…

]]>
https://meyeucon.org/16046/cach-phong-va-dieu-tri-viem-phoi-do-phe-cau-o-tre-em/feed/ 0
Lưu ý khi trẻ bị mềm sụn thanh quản https://meyeucon.org/15994/luu-y-khi-tre-bi-mem-sun-thanh-quan/ https://meyeucon.org/15994/luu-y-khi-tre-bi-mem-sun-thanh-quan/#comments Tue, 22 Feb 2011 10:50:25 +0000 https://meyeucon.org/?p=15994 Mềm sụn thanh quản là một khiếm khuyết bẩm sinh khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Các mẹ hãy cùng tham khảo chia sẻ của mẹ Thanh Tú về kinh nghiệm chăm con khi mắc phải dị tật này nhé!


Hiểu một cách đơn giản thì cấu trúc sụn thanh quản ở trẻ nhỏ chưa hoàn thiện nên các mô sụn bị ép và sa vào đường thở dẫn đến hiện tượng thở có tiếng rít, khò khè.

Đây là một khiếm khuyết bẩm sinh nhưng triệu chứng xuất hiện thường là khi trẻ được 4-6 tuần tuổi. Tuy nhiên cũng có trẻ bị sớm hoặc muộn hơn.

10 ngày tuổi, bé Tú có dấu hiệu thở khò khè khi ngủ. Sợ con bị viêm đường hô hấp nên mẹ Tú đã làm ấm nước muối sinh lý để nhỏ mũi cho con. Sau khi nhỏ mũi vẫn thấy tiếng thở rít lên đều đều như người ngáy. Kiểm tra mũi bé thì không hề có dịch nhầy hay rỉ mũi. Tuy nhiên, khi đặt bé nằm nghiêng thì tiếng thở đỡ khò khè hơn. Ban ngày, cứ thấy con thở khó là mẹ lại cho con nằm nghiêng, lúc thì bên trái, lúc bên phải để con đỡ mỏi. Ngủ thì vậy, còn khi bú thì con gắt gỏng vì lúc sữa xuống con không theo kịp nên đôi lúc bị sặc. Giải pháp khi cho con bú là mẹ luôn phải bế để chủ động điều tiết lượng sữa xuống từ từ. Ban đêm thì tiếng thở càng lúc càng to hơn, cả đêm theo dõi thì thấy con trằn trọc, ngủ không ngon giấc, đôi lúc có dấu hiệu ngưng thở vài giây.

Lần đầu làm mẹ nên những triệu chứng trên làm mẹ hết sức lo lắng. Một ngày một đêm trôi qua trong căng thẳng để rồi ngày hôm sau phải đưa con vào viện khám ngay. Mẹ rất sợ con phải nhập viện vì con sẽ phải lấy máu xét nghiệm. Tuy nhiên, điều đó đã xảy ra. Con sinh ra bị nhẹ cân, đến lúc được 11 ngày tuổi lại còn sụt cân mất 0,1kg. Xót xa ấy chưa bằng lúc bác sĩ lấy máu xét nghiệm cho con. Đôi bàn tay còn đỏ hỏn, nhăn nheo của con làm cho vị điều dưỡng phải rút kim ra chọc kim vào đến mấy lần mới lấy được ven. Làm các thủ tục chụp, chiếu xong, bác sĩ chẩn đoán con bị “viêm phổi ”. Kiên trì điều trị theo phác đồ của bệnh viện, nào tiêm kháng sinh, nào uống thuốc bổ phế, nào thở khí rung, sau 8 ngày thì con được xuất viện.

Về nhà, được mấy ngày đầu thì thấy tiếng thở của con bình thường nhưng sau đó thì lại đâu vào đấy. Ngày lẫn đêm mẹ vẫn trằn trọc theo giấc ngủ của con. Tuy nhiên, trong đầu mẹ hơi thắc mắc một chút là nếu con bị “viêm phổi” thì ít nhất cũng phải ho hắng tí chứ???

Hơn 3 tháng tuổi, tình trạng bệnh lý càng trầm trọng hơn khi thấy con có dấu hiệu ngưng thở ngày càng nhiều. Lại cho con nhập viện điều trị. Bác sĩ vẫn kết luận như lần trước. Tuy nhiên, trong một lần Trường Đại học Y đưa sinh viên sang viện Nhi thực tập, khi xem các bản chụp chiếu, vị giảng viên đó nhận định con bị “mềm sụn thanh quản”. Lúc ấy, mẹ như một sinh viên trường Y, được nghe ông ấy giảng giải rất nhiều về khiếm khuyết bẩm sinh này. Ông bảo, sự bất thường bẩm sinh này rất dễ gặp ở trẻ nhỏ. Nếu tình trạng bệnh không quá nặng thì không cần can thiệp nhờ y học vì khi trẻ lớn lên sẽ tự hoàn thiện cấu trúc mô sụn thanh quản nên hiện tượng thở khò khè sẽ tự mất đi… Cái đó còn tùy thuộc vào sự phát triển, sức khỏe và sức đề kháng của từng trẻ.

Không biết bao nhiêu lần con thở khò khè, (đặc biệt là khi thời tiết khô hanh) nhưng mẹ nhất định không cho con đi viện nữa. Bây giờ tiếng thở khò khè đã giảm. Con thích nằm sấp khi ngủ vì như thế con thở dễ dàng hơn và không có tiếng rít như người ngáy nữa.

Mềm sụn thanh quản là bệnh không phòng ngừa được và không có yếu tố di truyền. Tuy nhiên, bệnh sẽ tự khỏi mà không cần điều trị nên nếu phát hiện con bạn bị mềm sụn thanh quản thì không nên lo lắng quá.

Sau đây là một số lưu ý khi con bạn bị mềm sụn thanh quản:

  • Luôn giữ phòng ngủ của trẻ thoáng khí và sạch sẽ giúp bé thở dễ dàng hơn.
  • Không nên cho trẻ nằm ngửa vì dưới tác dụng của trọng lực, lớp mô sụn thanh quản càng sa vào đường thở của trẻ càng làm trẻ thở khò khè hơn. Với trẻ nhũ nhi, bạn nên cho trẻ nằm nghiêng, còn với trẻ lớn hơn thì bé sẽ tự nằm theo tư thế mà bé cảm thấy dễ thở nhất.
  • Một số trẻ bị mềm sụn thanh quản sẽ rất khó bú. Vì thế mẹ cần phải tỉnh táo khi cho con bú để điều chỉnh lượng sữa vừa phải với sức bú của trẻ.
  • Trẻ bị mềm sụn thanh quản hay thở bằng miệng khi ngủ nên bạn phải bôi kem dưỡng da vùng môi để tránh hiện tượng khô, nứt nẻ. Trước khi đi ngủ bạn luôn phải làm vệ sinh mũi cho trẻ bằng dung dịch muối sinh lý để trẻ hạn chế thở bằng miệng.
  • Hạn chế tối đa các bệnh liên quan đến đường hô hấp vì trẻ bị mềm sụn thanh quản càng thở khò khè hơn khi mắc thêm các bệnh này.
  • Luôn khám và theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ theo định kỳ. Nếu trẻ bị mềm sụn thanh quản dẫn đến sụt cân, ngưng thở, bỏ bú, sặc sữa… thì phải đưa trẻ đến các trung tâm y tế để được hỗ trợ kịp thời.
]]>
https://meyeucon.org/15994/luu-y-khi-tre-bi-mem-sun-thanh-quan/feed/ 7
Virut hợp bào gây viêm phổi ở trẻ em https://meyeucon.org/15736/virut-hop-bao-gay-viem-phoi-o-tre-em/ https://meyeucon.org/15736/virut-hop-bao-gay-viem-phoi-o-tre-em/#respond Sat, 22 Jan 2011 13:27:45 +0000 https://meyeucon.org/?p=15736 Viêm phổi do virut, vi khuẩn là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các nước đang phát triển, chủ yếu là trẻ em và người già.

Theo thống kê của Tổ chức Các bệnh phổi thế giới, những bệnh viêm nhiễm đường hô hấp như cảm cúm, viêm phổi đã cướp đi sinh mạng của hơn 4,25 triệu người trên khắp thế giới mỗi năm và rất nhiều trong số đó là trẻ em. Con số này chiếm tới 6% số người chết mỗi năm. Các chuyên gia của tổ chức này cho biết, virut hợp bào (RSV) là nguyên nhân chủ yếu gây ra những bệnh nghiêm trọng liên quan đến đường hô hấp ở trẻ em, cướp đi sinh mạng của ít nhất 66.000 trẻ em mỗi năm. Mỗi năm có khoảng 3 triệu người nhập viện vì nhiễm virut RSV. Hiện chưa có vaccin để phòng ngừa căn bệnh này. Thời tiết mùa đông lạnh ẩm ở miền Bắc đang là điều kiện thuận lợi cho loại virut này phát triển.

]]>
https://meyeucon.org/15736/virut-hop-bao-gay-viem-phoi-o-tre-em/feed/ 0
Bé bị viêm phổi, chăm sóc và phòng ngừa thế nào? https://meyeucon.org/15600/be-bi-viem-phoi-cham-soc-va-phong-ngua-the-nao/ https://meyeucon.org/15600/be-bi-viem-phoi-cham-soc-va-phong-ngua-the-nao/#comments Thu, 13 Jan 2011 21:46:03 +0000 https://meyeucon.org/?p=15600 Hỏi: Em xin chào bác sĩ, con trai em hiện nay được 26 tháng, trong khoảng 2 tháng gần đây mỗi khi thời tiết thay đổi cháu bị sốt và sổ mũi kèm ho. Gần đây cháu bị viêm phổi, xin bác sĩ cho biết đối với những trẻ em đã bị viêm phổi thì cách chăm sóc và phòng ngừa những bệnh về đường hô hấp như thế nào ạ?

Trả lời: Chào bạn, cách phòng ngừa những bệnh về đường hô hấp tốt nhất là: Tránh khói bụi, đặc biệt là khói thuốc lá, khói xe hơi, thời tiết lạnh hoặc tiếp xúc với các hóa chất. Do đó bạn nên giữ ấm trẻ khi thời tiết lạnh và giữ môi trường xung quanh trẻ thật trong lành.

Để chăm sóc và phòng ngừa cho trẻ bạn cần:

  • Tăng cường cho trẻ ăn, bú, tránh các tập quán kiêng ăn. Cần cho trẻ ăn đủ chất, bú đều đặn khi đang bệnh. Khi trẻ vừa khỏi bệnh cũng cần bồi dưỡng thêm cho trẻ mau lại sức. Đối với trẻ nhỏ, khi mũi bị nghẹt, tắc, trẻ sẽ kho bú, khó ăn hơn. Vì vậy cần thông thoáng mũi, để trẻ có thể bú, ăn dễ dàng hơn.
  • Cho trẻ uống nhiều nước hoặc tăng cường cho trẻ bú. Đây là điều rất quan trọng vì trẻ bị viêm phổi cần được cung cấp nhiều nước để làm loãng đàm, dịu họng, giảm ho.
  • Riêng đối với vấn đề ho, chúng ta cần lưu ý: khi trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, ho chính là một phản xạ có lợi để tống đờm dãi ra ngoài, giúp đường thở được thông thoáng cho trẻ có thể hít thở dễ dàng. Vì vậy không nên lạm dụng các loại thuốc ho để kìm hãm phản xạ có lợi này của trẻ nhất là khi hiện nay có nhiều loại thuốc ho có thể gây ngộ độc, tác dụng phụ quan trọng ở trẻ em nếu dùng không đúng cách.

Chúc bạn thành công,

]]>
https://meyeucon.org/15600/be-bi-viem-phoi-cham-soc-va-phong-ngua-the-nao/feed/ 3
Bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh https://meyeucon.org/15367/benh-viem-phoi-o-tre-so-sinh/ https://meyeucon.org/15367/benh-viem-phoi-o-tre-so-sinh/#respond Tue, 04 Jan 2011 22:26:26 +0000 https://meyeucon.org/?p=15367 Cho đến nay mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong công tác phòng bệnh và điều trị, viêm phổi vẫn là bệnh thường gặp ở trẻ em và là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi và trẻ sơ sinh (dưới 1 tháng tuổi). Ở Việt Nam, theo thống kê của chương trình phòng chống viêm phổi thì trung bình mỗi năm 1 trẻ nhỏ có thể mắc nhiễm khuẩn đường hô hấp 3-5 lần trong đó khoảng 1-2 lần viêm phổi.

Khi bị viêm phổi, trẻ bị viêm các phế quản nhỏ, các phế nang và các tổ chức xung quanh phế nang. Tổn thương viêm rải rác 2 phổi làm rối loạn trao đổi khí dễ gây suy hô hấp, ở trẻ sơ sinh bệnh hay tiến triển nặng, có thể gây tử vong.

Nguyên nhân

Viêm phổi sơ sinh thường do các loại vi khuẩn như Listeria, Coli, các vi khuẩn Gram âm. Nhiễm khuẩn phổi có thể xảy ra từ trước, trong hoặc sau khi đẻ, liên quan tới thời gian vỡ ối trước khi đẻ. Cụ thể là:

  • Vỡ ối từ trên 6 giờ đến 12 giờ trước đẻ: 33% trẻ bị viêm phổi.
  • Vỡ ối từ trên 12 giờ đến 24 giờ trước đẻ: 51,7% trẻ bị viêm phổi.
  • Vỡ ối từ trên 24 giờ trở lên: 90% trẻ bị viêm phổi.

Trong khi đỡ đẻ, hồi sức sau đẻ và chăm sóc trẻ sơ sinh cũng cần thực hiện vô trùng vì trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm khuẩn từ dụng cụ và môi trường, người chăm sóc.

Biểu hiện lâm sàng

Triệu chứng ban đầu: thường rất nghèo nàn và không đặc hiệu. Cần cho trẻ đến khám ở cơ sở y tế nếu có 1 trong các biểu hiện sau:

  • Bú kém hoặc bỏ bú.
  • Sốt trên 37,5oC hoặc hạ thân nhiệt mặc dù đã ủ ấm.
  • Li bì.
  • Thở nhanh trên 60 lần trong 1 phút hoặc khó thở.

Triệu chứng điển hình:

  • Triệu chứng toàn thân: Trẻ sốt hoặc hạ thân nhiệt, li bì, đáp ứng kém với kích thích, bú kém hoặc bỏ bú, nôn nhiều, chướng bụng…
  • Suy hô hấp: Trẻ khó thở, rút lõm lồng ngừng, có thể tím tái, có cơn ngừng thở.
  • Nghe phổi có thể có ran ẩm nhỏ hạt.
  • Số lượng bạch cầu và bạch cầu trung tính trong máu tăng cao, trường hợp nặng có thể giảm hơn bình thường do trẻ không còn khả năng đề kháng.
  • Chụp phổi có thể thấy các đám mờ rải rác ở 2 thể phế trường.

Điều trị

  • Chống suy hô hấp: Tại bệnh viện trẻ sẽ được hút đờm rãi, thở ôxy… tuỳ theo mức độ suy thở.
  • Chống nhiễm trùng: Dùng kháng sinh phổi hợp 2 loại, phổ rộng, có hiệu quả với cả chủng vi khuẩn Gr (-) và Gr (+). Cần dùng đủ liều cần thiết và nên tiêm đường tĩnh mạch.

Phòng bệnh

  • Bảo đảm giữ ấm cho trẻ.
  • Chăm sóc, cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn để tăng sức đề kháng cho trẻ.
  • Giữ vệ sinh cho trẻ, người chăm sóc phải rửa tay trước và sau khi chăm sóc trẻ để trẻ không bị lây nhiễm vi khuẩn.
  • Dụng cụ để chăm sóc trẻ như cốc, thìa, chăn, áo, tã… phải sạch, khô, vô trùng.

Làm tốt những việc trên, các bậc cha mẹ sẽ giúp phòng tránh viêm phổi, giúp trẻ khoẻ và giảm tỷ lệ tử vong cho trẻ sơ sinh.

]]>
https://meyeucon.org/15367/benh-viem-phoi-o-tre-so-sinh/feed/ 0
Cảnh giác với bệnh cúm do virus Rhino https://meyeucon.org/15188/canh-giac-voi-benh-cum-do-virus-rhino/ https://meyeucon.org/15188/canh-giac-voi-benh-cum-do-virus-rhino/#respond Mon, 27 Dec 2010 17:02:24 +0000 https://meyeucon.org/?p=15188 Có nhiều tác nhân gây ra bệnh cúm ở mùa lạnh, có thể do virut hợp bào, các virut cúm mùa, song cũng có nhiều trường hợp do Rhino virut. Đây là một virut nằm trong nhóm các virut gây bệnh đường hô hấp cấp tính, nhưng nó khá lành tính, thường chỉ gây nên các triệu chứng của cảm lạnh thông thường và viêm đường hô hấp trên ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên cần cảnh giác với những đối tượng là trẻ em, người già bị suy dinh dưỡng, người mắc bệnh mạn tính có sức đề kháng kém.

Các virut gây viêm đường hô hấp có thể kết hợp với nhau làm bệnh nặng hơn

Bệnh do Rhino virut xuất hiện ở hầu hết các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Thời tiết mùa lạnh là điều kiện thuận lợi cho virut này xâm nhập và phát triển. Trẻ em bị nhiễm lạnh kéo dài, trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ có sức đề kháng kém vào mùa đông lạnh và ẩm rất dễ bị nhiễm các loại virut nói chung trong đó có Rhino virut, hoặc Rhino virut có thể đồng nhiễm hoặc bội nhiễm với các loại virut hoặc vi khuẩn khác. Chính trên những cơ địa như vậy lại càng làm cho bệnh nặng hơn và ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Bệnh có thể phát triển mạnh ở nơi có mật độ dân cư cao, trong nhà ở chật hẹp và thiếu vệ sinh không khí. Thông thường, chỉ có một vài týp huyết thanh của Rhino virut lưu hành trong năm và sau đó lại được thay thế bởi các týp huyết thanh khác vào năm sau. Điều này giải thích tại sao những người đã bị mắc bệnh rồi nhưng vẫn tiếp tục mắc ở những năm tiếp theo.

Cũng cần lưu ý rằng những virut đường hô hấp khác như Corona virut, virus Coxsackie, virut hợp bào hô hấp, virut cúm C cũng có thể gây nên hội chứng cảm lạnh thông thường và có thể đồng nhiễm với Rhino virut và làm cho bệnh nặng hơn.

Cần đặc biệt quan tâm đến cách thức lây truyền

Virus Rhino lây trực tiếp từ người sang người do hít phải những hạt nhỏ li ti (aerosol) của dịch tiết đường hô hấp từ người bệnh trong khoảng cách gần. Lây gián tiếp qua bàn tay, khăn tay, đồ dùng, đồ chơi trẻ em, mặt bàn, ghế… bị nhiễm dịch mũi hoặc dịch tiết đường hô hấp có chứa virut từ người bệnh, sau đó tự chùi mũi, dụi mắt trong thói quen hằng ngày hoặc qua bàn tay và các đồ dùng liên quan đến chăm sóc trẻ bị nhiễm virut. Ngày nay, các nhà khoa học cho rằng cách lây truyền gián tiếp là rất nguy hiểm và quan trọng mà mọi người ít chú ý đến.

Nếu bị bội nhiễm có thể gây ra viêm phổi, phế quản

Virut xâm nhập vào cơ thể theo đường hô hấp trên và thường chỉ giới hạn gây bệnh ở khu vực đó. Rhino virut hiếm khi gây nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới có thể do virut không thích hợp khi nhân lên ở 37oC. Sau khi mắc bệnh, cơ thể tạo được miễn dịch đặc hiệu týp huyết thanh và không có miễn dịch chéo với các týp khác. Miễn dịch bảo vệ của kháng thể tiết IgA có vai trò quan trọng hơn so với miễn dịch dịch thể.

Thời gian ủ bệnh từ 2 – 4 ngày, sau đó xuất hiện các triệu chứng: sốt nhẹ, hắt hơi, sổ mũi, đau họng, ho, đau đầu, đôi khi có cảm giác ớn lạnh, 1/3 số trường hợp có ho và khàn giọng. Các triệu chứng toàn thân khác là rất ít. Bệnh thường kéo dài khoảng 1 tuần rồi tự khỏi. Ở trẻ em suy dinh dưỡng, bị nhiễm lạnh kéo dài, suy giảm miễn dịch có thể dẫn đến viêm phế quản, viêm phế quản phổi hoặc viêm phổi bội nhiễm với tình trạng nặng.

Trên lâm sàng rất khó phân biệt bệnh do Rhino virut với bệnh do các virut đường hô hấp khác. Chẩn đoán phòng thí nghiệm có thể dựa vào phân lập virut từ dịch tiết mũi họng trên nuôi cấy tế bào. Phản ứng huyết thanh ít khi được thực hiện. Gần đây, trong phòng thí nghiệm thường sử dụng kỹ thuật PCR để xác định gen đặc hiệu của virut cho kết quả nhanh và độ chính xác cao.

Biện pháp phòng bệnh đơn giản, hiệu quả cao

Mọi người cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc sử dụng khăn giấy có tẩm các chất diệt khuẩn như i-ốt loãng để làm sạch tay thường xuyên rất có tác dụng để hạn chế sự lây nhiễm.Tránh tối đa việc chùi tay lên mắt và mũi. Sử dụng các thuốc sát khuẩn đường mũi, họng, mắt hàng ngày như súc miệng bằng nước sát khuẩn hoặc dung dịch nước tỏi. Rỏ mắt, mũi bằng nước muối sinh lý hoặc các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường là cần thiết và hiệu quả trong phòng bệnh. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh. Hạn chế tập trung đông người, đặc biệt tại những phòng chật hẹp, ít thông khí ở khu vực có dịch. Tăng cường sức khỏe bằng cách ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và rèn luyện thân thể. Giữ ấm không để bị nhiễm lạnh, đặc biệt ở trẻ em và người già. Khi có biểu hiện viêm đường hô hấp cấp cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Chưa có thuốc đặc hiệu cho virus Rhino

Nói chung, bệnh do virus Rhino thường nhẹ và tự khỏi sau 1 tuần. Thường chỉ điều trị triệu chứng như giảm sốt, giảm ho, nâng cao thể trạng, nằm nghỉ ngơi. Hiện nay không có thuốc đặc hiệu nào cho Rhino virut. Trên thực nghiệm lâm sàng người ta dùng khí dung thuốc interferon-alpha 2b và Ipratropium đường mũi kết hợp với uống naproxen cho kết quả tốt. Vấn đề nghiên cứu và sử dụng vaccin phòng bệnh Rhino trong cộng đồng cũng chưa có và không khả thi vì virut có hơn 100 týp huyết thanh khác nhau và miễn dịch thu được là đặc hiệu týp, không có miễn dịch chéo giữa các týp huyết thanh.

TS. Trần Như Dương

]]>
https://meyeucon.org/15188/canh-giac-voi-benh-cum-do-virus-rhino/feed/ 0
Khó phát hiện dấu hiệu viêm phổi sơ sinh https://meyeucon.org/15183/kho-phat-hien-dau-hieu-viem-phoi-so-sinh/ https://meyeucon.org/15183/kho-phat-hien-dau-hieu-viem-phoi-so-sinh/#respond Mon, 27 Dec 2010 16:38:22 +0000 https://meyeucon.org/?p=15183 Hỏi: Con trai tôi 24 ngày tuổi thì bị viêm phổi, phải vào viện điều trị. Khi bác sĩ cho chụp X-quang, khám và chẩn đoán viêm phổi, tôi không tin nổi vào tai mình. Vì trước đó 2 ngày bé sổ mũi, húng hắng ho nhưng vẫn bú mẹ, không thấy dấu hiệu khó thở.

Trước đó, con trai lớn của tôi cũng bị viêm phổi khi 3 tuổi và tôi có thể nhận thấy dấu hiệu khó thở của trẻ như ho rất nhiều, sốt và nghe lưng thấy “lọc khọc” đờm và “rít” rõ ràng. Xin bác sĩ cho biết, có dấu hiệu nào để nhận biết sớm viêm phổi sơ sinh? Trường hợp con trai tôi diễn biến bệnh có phải là quá nhanh không?

Trả lời: Không giống viêm phổi ở trẻ lớn với những biểu hiện điển hình là sốt cao, ho nhiều, nghe lưng có thể thấy tiếng “rít”, ở trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, viêm phổi diễn biến rất nhanh và dấu hiệu lại thường không điển hình, dễ bị bỏ qua. Với nhóm trẻ dưới 6 tháng tuổi thì dấu hiệu sốt, ho là những dấu hiệu không quan trọng. Trên thực tế, có nhiều trẻ khi được bố mẹ đưa tới viện khám, dù không bị sốt (chỉ hơi âm ấm đầu), không bị ho nhiều nhưng đã bị biến chứng viêm phổi rất nặng. Những trường hợp này, chỉ mới nghe tim phổi bác sĩ đã có thể chẩn đoán chắc chắn viêm phổi và chụp X- quang sẽ dễ dàng nhìn thấy hình ảnh phổi bị viêm.

Vì thế, với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi và trẻ sơ sinh, các bậc phụ huynh cần chú ý 3 dấu hiệu cơ bản để xác định tình trạng bệnh của bé, kịp thời đưa tới viện. Đó là theo dõi quá trình bú, khi bé ngủ và cách thở của bé.

Nếu thấy trẻ bỗng ậm ạch khó chịu, bú ít hơn ngày thường, khóc khi đang bú rồi bé lại có giấc ngủ bất thường (ngủ nhiều hơn bình thường hoặc ít hơn bình thường, quấy khóc) thì cha mẹ cần theo dõi chặt chẽ. Lúc này, ngoài quan sát cách thở của bé qua cánh mũi (khi thở, hai cánh mũi phập phồng lên xuống rõ ràng), thì nên vén áo lên để quan sát ngực con. Thấy bé thở nhanh, ngực lõm hơn bình thường thì cha mẹ cần đưa con đi khám sớm vì có thể bệnh đã diến biến nặng. Ở trẻ nhỏ, viêm phổi diễn tiến rất nhanh, nên việc phát hiện, đưa con đi khám sớm là vô cùng quan trọng, phòng biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai)

]]>
https://meyeucon.org/15183/kho-phat-hien-dau-hieu-viem-phoi-so-sinh/feed/ 0