Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Jul 2024 02:18:03 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Mối nguy hại viêm xoang đối với trẻ https://meyeucon.org/15212/moi-nguy-hai-viem-xoang-doi-voi-tre/ https://meyeucon.org/15212/moi-nguy-hai-viem-xoang-doi-voi-tre/#respond Tue, 28 Dec 2010 21:59:18 +0000 https://meyeucon.org/?p=15212 Trời lạnh trẻ em rất dễ bị hắt hơi, sổ mũi…, nếu không chữa trị kịp thời, dứt điểm bệnh sẽ tiến triển thành viêm xoang.

Thời tiết thay đổi, sáng, tối trời trở lạnh, buổi trưa hanh khô… Đây là điều kiện tốt cho vi khuẩn phát triển. Những lúc giao mùa như thế này, đối tượng trẻ em thường bị viêm mũi với các triệu chứng: hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi… và nếu không chữa kịp thời, dứt điểm bệnh sẽ tiến triển thành viêm xoang.

Bệnh viêm xoang đối với người lớn đã khổ, nhưng đối với trẻ em còn đáng quan tâm hơn nhiều. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên giám đốc Viện Tai Mũi Họng TƯ chia sẻ, đau là triệu chứng thường gặp nhất của viêm xoang. Tùy thuộc vị trí xoang bị viêm mà vị trí đau thay đổi: đau vùng trán, đau vùng má hay hàm trên, đau sau hốc mắt, đau ở đỉnh đầu. Cơn đau tăng khi bệnh nhân nghiêng người về phía trước. Bệnh nhân cũng thường bị nghẹt mũi, chất tiết mũi trở nên đặc và đục, ho vì nước mũi chảy xuống họng gây ngứa. Tùy theo tình trạng viêm mà bị nghẹt một hay cả hai bên mũi, nghẹt từng lúc hay liên tục, có khi mất khứu giác. Người bệnh có thể sốt, đau nhức, mệt mỏi, đau răng, ngủ không yên giấc…

Làm bậc cha mẹ ai cũng lo lắng cho sức khỏe của con cái. Tuy nhiên không ít bà mẹ đã tự ý mua thuốc kháng sinh điều trị viêm xoang cho trẻ. Song, các bác sĩ khuyến cáo, tự ý điều trị như vậy, không những không thuyên giảm bệnh, mà còn nặng hơn, bởi lẽ có thể gây kháng kháng sinh và một số thuốc không thể dành cho trẻ em. Mặt khác, với các thuốc giúp thông mũi, chống nghẹt mũi khi dùng cần cẩn trọng vì có thể ảnh hưởng đến huyết áp, tim mạch hay gây chảy mũi bù trừ hoặc khô mũi quá mức. Không tự ý sử dụng các thuốc này kéo dài mà không có ý kiến bác sĩ.

Hiện nay, xu thế điều trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng bằng thuốc Đông y khá phổ biến.

Chú ý trong quá trình dùng thuốc nên kết hợp dùng nước muối sinh lý để rửa mũi và xì sạch những cặn bẩn đi. Nên uống nhiều nước (2 lít nước/ ngày) và ăn nhiều các loại hoa quả chứa vitamin A, C. Giai đoạn đầu có thể bị “công thuốc”, các triệu chứng có thể nặng lên ở một vài người. Nhưng qua giai đoạn này, các triệu chứng sẽ giảm dần và hết hẳn…

Ngoài ra, theo PGS Dinh việc giữ gìn vệ sinh là khá cần thiết trong điều trị. Cha mẹ cần dạy cho trẻ cách giữ sạch môi trường xung quanh, không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, bụi và các chất ô nhiễm. Đeo khẩu trang khi ra đường, vệ sinh cơ thể, rửa tay thường xuyên….

]]>
https://meyeucon.org/15212/moi-nguy-hai-viem-xoang-doi-voi-tre/feed/ 0
Biến chứng viêm xoang ở trẻ em https://meyeucon.org/13379/bien-chung-viem-xoang-o-tre-em/ https://meyeucon.org/13379/bien-chung-viem-xoang-o-tre-em/#respond Thu, 28 Oct 2010 08:50:16 +0000 https://meyeucon.org/?p=13379 Khi mới sinh ra trẻ đã có hai xoang là xoang hàm và xoang sàng. Các xoang khác phát triển theo độ tuổi của trẻ. Trẻ em cũng có thể bị viêm xoang do vi khuẩn, virut, vi sinh vật… Nếu không được điều trị, viêm xoang có thể gây những biến chứng nặng nề.


Viêm phế quản mạn tính

Viêm xoang hàm và xoang sàng thường gây ra biến chứng này. Bệnh nhân không nhức đầu, không ngạt mũi mà đi khám vì ho, khạc ra đờm đôi khi cả máu, sốt nhẹ về chiều, ăn kém ngon. Bệnh đầu tiên nghĩ đến là lao nhưng xét nghiệm đờm, chụp phổi, tốc độ máu lắng, BCG test… đều không có biểu hiện là lao. Tuy nhiên, khám tai mũi họng thấy mủ ở ngách giữa, Xquang thấy xoang mờ.

Viêm họng mạn tính

Bệnh nhân kêu đau họng, nuốt vướng do dòng mủ liên tục từ xoang chảy xuống họng. Ngoài ra các triệu chứng thường thấy là đầy bụng, ợ hơi, nghẹt thở, đánh trống ngực… Thường chẩn đoán nhầm là đau dạ dày. Khi khám tai mũi họng thấy mủ ở khe giữa, Xquang xoang mờ.

Nhức đầu

Đau dây thần kinh sinh ba. Nhức đầu là một triệu chứng của viêm xoang nhưng nhức đầu kéo dài sau khi viêm xoang đã ổn định thì đó là biến chứng. Thường bệnh nhân kêu đau vùng trán lan ra sau gáy. Mỗi khi làm việc thì cơn nhức đầu tăng. Khi bơm thuốc cocain 60% vào xoang bướm thì triệu chứng đau giảm, đó là đau dây thần kinh thứ phát sau viêm xoang.

Viêm dây thần kinh thị giác sau nhãn cầu

Bệnh nhân có thể bị viêm xoang cấp hoặc mạn tính. Bệnh do nhiều nguyên nhân nhưng trong đó có viêm xoang sau. Trong viêm xoang cấp tính thị lực sụt rất nhanh sau đó vài tuần tự nhiên hồi phục. Trong viêm xoang mạn tính thì cả hai mắt đều mờ với các mức độ khác nhau. Bệnh nhân sợ ánh sáng chói, trước mắt như có màng sương che phủ. Có ám điểm trung tâm, không phân biệt được màu sắc rõ ràng. Thị lực và thị trường bị thu hẹp. Khám mũi xoang ít thấy mủ, chỉ thấy ít dịch nhầy chảy từ khe trên ra vòm mũi họng.

Viêm tấy ổ mắt – viêm mí mắt – viêm túi lệ

Viêm tấy ổ mắt: Ổ mắt bị bao vây bởi các xoang ở phía trong, dưới, trên. Giữa lớp xoang và ổ mắt là lớp xương mỏng nên dễ bị viêm nhiễm từ xoang lan vào. Biến chứng viêm ổ mắt sưng nề thường xuất hiện đột ngột. Bệnh nhân chảy mũi, ngạt mũi, nhức đầu, sau đó, mi mắt sưng, viêm nề màng tiếp hợp, lồi nhãn cầu, đau mắt. Các triệu chứng hết khi điều trị nội khoa.

Áp-xe mí mắt: Bệnh này là biến chứng của viêm xoang hồi viêm. Ổ áp-xe có thể khu trú ở mi trên (xoang trán, xoang sàng), ở mi dưới (xoang hàm). Mi mắt bị sưng to, nóng, đỏ, đau. Rãnh giữa mi mắt và gờ ổ mắt bị đầy. Màng tiếp hợp bị viêm đỏ, nề. Nhãn cầu di động bình thường. Khoảng 5 hôm sau túi mủ sẽ vỡ ở phần ba trong của mi mắt.

Viêm túi lệ: Xương lệ mỏng, có những lỗ thông với xoang sàng nên túi lệ rất dễ bị viêm. Ngoài ra viêm xoang hàm cũng có thể gây viêm túi lệ.

Triệu chứng biểu hiện là da vùng góc trong của mắt sưng đỏ, lan đến mí mắt và màng tiếp hợp. Bệnh nhân bị sốt và kêu đau nhức vùng mắt. Sau ba ngày hình thành ổ apxe rồi vỡ ra. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây viêm túi lệ mạn tính.

Viêm tấy ổ mắt: Là viêm mủ tổ chức mỡ trong ổ mắt. Bệnh nhân đau nhói trong ổ mắt. Mí mắt sưng húp, màng tiếp hợp sưng phù nề đôi khi đỏ bầm, phình ra ngoài mi mắt, nhãn cầu lồi và không di động, thị lực sụt nhanh, đồng tử giãn, mất cảm giác giác mạc. Có thể gây biến chứng viêm tĩnh mạch hang, viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu…

Viêm cốt tủy

Nguyên nhân thường do viêm tắc mạch máu ở xương trán, sọ. Bệnh bắt đầu ở xương trán và lan dần rộng ra các xương khác của sọ như xương thái dương, xương đỉnh… Bệnh nhân đau nhức ở xương trán sau đó thấy sưng một vùng xoang trán, hình thành ổ áp- xe. Rạch ổ áp-xe thấy xương trán bộc lộ màu xám, dễ chảy máu do viêm. Dưới lớp xương viêm nếu dùng kìm cắt xương thấy mủ trong xương, dưới là lớp màng não cứng. Quá trình viêm có thể lan rộng ra các xương nếu không điều trị kịp thời. Kháng sinh liều cao, phối hợp cho kết quả khả quan.

Viêm màng não

Viêm màng não có thể xuất hiện tự phát hoặc sau phẫu thuật. Bên cạnh viêm màng não điển hình còn có thể viêm màng nhện. Trong thể này không có sự thay đổi của dịch não tủy, không sốt mà màng nhện và màng nuôi dính lại và tạo thành một lớp bọc chặt lấy dây thần kinh sọ gây đau đầu, mờ mắt, ù tai…

Viêm tắc tĩnh mạch hang

Có thể do viêm xoang bướm hay do viêm tấy ổ mắt gây ra. Bệnh bắt đầu một cách ồ ạt, sốt cao, rét run, nhức đầu, cứng gáy. Màng tiếp hợp bị phù nề, đỏ bầm, nhãn cầu lồi phía trước, kém di động, gai mắt nề. Các tĩnh mạch mí mắt và trán bị giãn (hiện tượng đầu Méduse). Bệnh thường lan nhanh ra hai bên mắt. Tiên lượng rất nặng, trước khi có kháng sinh thì tỷ lệ tử vong rất cao.

Áp-xe não, viêm não

Vỏ não có thể bị viêm vùng tiếp xúc với thương tổn màng não, thương tổn xương. Quan trọng nhất là áp-xe đại não, thùy trán. Thay đổi tính tình xuất hiện sớm. Các triệu chứng định khu như liệt ít xuất hiện. Hội chứng viêm nhiễm và tăng áp lực sọ não thường xuất hiện đầy đủ. Tiên lượng không tốt khi có áp-xe thùy trán. Thường phẫu thuật để giải quyết ổ viêm xoang sau đó chọc hút ổ áp-xe. Điều trị kháng sinh liều cao là cần thiết.

ThS. Phạm Thị Bích Thủy
(Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương)

]]>
https://meyeucon.org/13379/bien-chung-viem-xoang-o-tre-em/feed/ 0
Dùng thuốc chữa xoang cho bé – Những điều nên biết https://meyeucon.org/13249/dung-thuoc-chua-xoang-cho-be-nhung-dieu-nen-biet/ https://meyeucon.org/13249/dung-thuoc-chua-xoang-cho-be-nhung-dieu-nen-biet/#respond Tue, 19 Oct 2010 15:03:56 +0000 https://meyeucon.org/?p=13249 Ở trẻ em, bệnh viêm mũi xoang thường kéo dài dai dẳng. Nếu không phát hiện được bệnh để điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng xấu như viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm màng não… Và kết quả làm ảnh hưởng tới thể chất của trẻ.

Từ chẩn đoán, dựa vào nguyên nhân, mức độ tổn thương, tổn thương phối hợp, vị trí tổn thương, lứa tuổi mà đưa ra chỉ định điều trị nội khoa hay ngoại khoa. Nguyên tắc điều trị là đảm bảo sự dẫn lưu mũi xoang, đảm bảo sự thông khí mũi xoang. Như vậy, điều quan trọng ở đây là đảm bảo sự thông thoáng của lỗ thông mũi xoang, vùng phức hợp lỗ ngách. Hệ thống lông nhày hoạt động tốt. Điều trị nội khoa là chủ yếu, điều trị ngoại khoa cần cân nhắc.

Điều trị tại chỗ bằng các thuốc co mạch, giảm viêm, giảm dị ứng, rửa mũi bằng nước muối biển, khoáng chất cũng là một phương pháp cần thiết giúp khôi phục niêm mạc mũi, tránh bít tắc đường dẫn lưu mũi xoang.

Khám chữa bệnh mũi xoang cho trẻ.

Dung dịch muối biển đã được kiểm tra về nguồn gốc, được lọc kỹ về mặt vi sinh vật, cho thêm khí cácbonic để đưa pH về giá trị sinh lý. Nước biển đã được sử dụng nhiều năm trong chuyên khoa tai mũi họng. Nó đem lại một số muối khoáng, nguyên tố vi lượng có ích cho niêm mạc mũi. Nước muối biển ưu trương còn có tác dụng thẩm thấu tốt cho giai đoạn mũi bị ngạt khi niêm mạc viêm lâu ngày giảm khả năng hoạt động. Thường dung dịch nước biển ưu trương có độ kiềm cao, chính vì vậy cần làm giảm độ kiềm khi đưa vào sử dụng làm thuốc xịt mũi. Như vậy, nước muối biển không chỉ có khả năng rửa sạch hốc mũi mà còn có tác dụng đưa niêm mạc mũi về trạng thái sinh lý, giảm xung huyết, đỡ ngạt tắc mũi. Một ngày dùng dung dịch muối biển khoảng 2 – 3 lần có tác dụng điều trị tốt. Khi dùng, tư thế tốt nhất là nằm thẳng, đầu nghiêng về một bên. Tránh để đầu trẻ ngửa ra phía sau tránh nước chảy xuống họng. Mỗi lọ chỉ nên dùng cho một người để tránh lây nhiễm vi khuẩn từ người này sang người khác.

Các thuốc co mạch nên lưu ý chỉ dùng trong khoảng 1 tuần để tránh trường hợp quen thuốc. Thuốc có nhiều dạng như thuốc nhỏ mũi thông thường, thuốc phun mũi, thuốc dạng gel, thuốc phun phân liều… nên tùy từng trường hợp mà có chỉ định thích hợp. Khi dùng thuốc co mạch cho trẻ em cần cân nhắc kỹ do những tác dụng phụ của nó. Cần dùng khi có chỉ định của bác sĩ, không được sử dụng rộng rãi. Không dùng trong những trường hợp tăng huyết áp, bệnh tim mạch, cường giáp, viêm mũi khô, glaucoma góc đóng. Nước rửa mũi hoặc muối biển cũng không nên lạm dụng mà thường chỉ dùng trong những đợt viêm nhiễm, không nên dùng kéo dài. Những thuốc sử dụng chú ý đúng thời hạn qui định và khi mở ra thường chỉ sử dụng trong vòng khoảng 10 ngày.

Kháng sinh là sự lựa chọn cần thiết trong viêm xoang do nhiễm khuẩn. Có thể lựa chọn một trong những kháng sinh sau: amoxicillin, amoxicillin – potassium clavulanate, erythromycin – sulfisoxazole, sulfamethoxazole – trimethoprim, cefuroxim axetil, cefprozil, cefixime, cefpodoxime proxetil…

Thời gian kéo dài khoảng 7 – 10 ngày tùy theo mức độ tổn thương, nguyên nhân gây bệnh, lứa tuổi, vị trí tổn thương…

Trong điều trị viêm xoang dị ứng thì vấn đề giải mẫn cảm đặc hiệu kết hợp với thuốc chống dị ứng là điều quan trọng.

Ngoài ra, nếu viêm xoang do trào ngược dạ dày – thực quản thì cần điều trị kết hợp cả viêm xoang và bệnh trào ngược.

Có thể kết hợp các thuốc chống viêm, tiêu đờm, long đờm, corticoid, thuốc tăng cường sức đề kháng trong điều trị viêm xoang cho trẻ em.

ThS. BS. Phạm Thị Bích Thủy (Bệnh viện Tai mũi họng TW)

]]>
https://meyeucon.org/13249/dung-thuoc-chua-xoang-cho-be-nhung-dieu-nen-biet/feed/ 0
Nên làm gì khi trẻ bị viêm xoang? https://meyeucon.org/11934/nen-lam-gi-khi-tre-bi-viem-xoang/ https://meyeucon.org/11934/nen-lam-gi-khi-tre-bi-viem-xoang/#respond Mon, 30 Aug 2010 07:16:29 +0000 https://meyeucon.org/?p=11934 Xoang là một hệ thống rỗng ở người lớn, bao gồm các xoang hàm, xoang trán, xoang sàng và xoang bướm. Ở trẻ khi mới sinh ra thì đã có sẵn xoang hàm (nằm phía sau má) và xoang sàng (nằm giữa 2 hố mắt). Càng lớn lên, các xoang khác cũng phát triển dần. Trẻ em cũng có thể bị viêm xoang do hiện tượng viêm nhiễm vi sinh vật (vi khuẩn, virus) ngược dòng từ họng, mũi, phế quản… đi lên. Triệu chứng của viêm xoang ở trẻ em khó chẩn đoán hơn rất nhiều so với viêm xoang ở người lớn. Vậy chúng ta cần làm gì khi trẻ bị viêm xoang?


Một số triệu chứng nghi ngờ trẻ viêm xoang

Đối với bệnh viêm xoang cấp tính

Trẻ sốt nhẹ, chảy mũi, đặc biệt lưu ý ở những trẻ có tiền sử chẩn đoán V.A (végetation adenoide), viêm đường hô hấp trên (viêm họng, mũi…) kéo dài từ một đến vài tuần. Ho, hắt hơi, đôi khi buồn nôn hoặc nôn.

Trẻ lớn có thể có đau đầu (trẻ cảm nhận được) nhưng trẻ bé hơn ít khi thấy trẻ kêu đau đầu (do trẻ chưa cảm nhận được) mà thường biểu hiện quấy khóc nhiều và ít chịu chơi, trông có vẻ mệt mỏi, thường thường trẻ chán ăn và khó ngủ.

Đối với bệnh viêm xoang mạn tính

Các triệu chứng ho, sốt nhẹ, chảy mũi nước, đau đầu và nghẹt mũi kéo dài hơn 2 tuần chưa được khám bệnh hoặc điều trị chưa dứt điểm. Bệnh tái phát nhiều lần trong một năm.

Khi nghi trẻ bị viêm xoang nên làm gì?

Khi nghi trẻ bị viêm xoang hay nói đúng hơn là thấy cháu nghi mắc bệnh về tai, mũi, họng cần đưa cháu đến khám bác sĩ, tốt nhất là các bác sĩ chuyên khoa tai, mũi, họng để được khám lâm sàng và làm một số xét nghiệm cần thiết. Đầu tiên, thầy thuốc bao giờ cũng hỏi bệnh, vì người bệnh là trẻ em nên người đưa cháu đi khám bệnh phải hiểu rõ về các biểu hiện bệnh của trẻ như thế nào? Xảy ra từ bao giờ? Đã khám ở đâu? Và điều trị những loại thuốc gì? (thầy thuốc sẽ xem sổ y bạ của cháu). Hỏi bệnh của thầy thuốc giúp một phần đáng kể trong việc chẩn đoán đúng bệnh, vì vậy, người bệnh hoặc người nhà của người bệnh cần trả lời đúng với thực tế về tình trạng của cháu và những vấn đề mà thầy thuốc muốn biết cụ thể.

Ngoài các động tác soi đèn để khám tai, mũi, họng, ấn một số điểm trên mặt người bệnh để xác định điểm đau, sưng tấy… thì khi cần thiết, bác sĩ có thể nội soi bằng dụng cụ chuyên khoa đặc biệt để nhìn được vào trong hốc mũi, các hốc rỗng của xoang, bác sĩ cũng có thể chỉ định làm một số xét nghiệm như cấy mủ, chất nhầy của xoang để tìm vi khuẩn. Hoặc người ta có thể chụp cắt lớp vi tính để nắm rõ về tình trạng các xoang của trẻ và các vị trí tổn thương cụ thể của xoang. Đây là phương pháp có độ chính xác cao hơn phương pháp chụp X-quang thông thường. Tuy nhiên, không phải bất kỳ cháu nào nghi viêm xoang cũng chụp cắt lớp vi tính. Đa số các trường hợp được chỉ định chụp X-quang thông thường cũng giúp cho thầy thuốc có thêm thông tin cần thiết để chẩn đoán bệnh.

Vi khuẩn nào hay gây viêm xoang ở trẻ em?

Nói đến viêm xoang thì có nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó căn nguyên viêm xoang do vi khuẩn đóng một vai trò đáng kể. Hệ vi khuẩn thuộc đường hô hấp trên và hô hấp dưới rất phong phú, đa dạng. Những vi khuẩn này bình thường không gây bệnh nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi như: sức đề kháng của trẻ bị suy giảm hoặc đang mắc một bệnh nhiễm trùng nào đó (cúm, sởi, viêm mũi…), trẻ còi xương, suy dinh dưỡng… thì các vi khuẩn này trở nên hoạt động, gây bệnh. Một số vi khuẩn như haemophilus influenzae, streptococcus pneumoniae, tụ cầu (tụ cầu vàng, tụ cầu da, tụ cầu hoại sinh), liên cầu, não mô cầu, trực khuẩn mủ xanh, E.coli… là những vi khuẩn hay gặp nhất trong viêm xoang nói chung và viêm xoang ở trẻ em nói riêng.

Viêm xoang ở trẻ em có gây biến chứng không?

Viêm xoang ở trẻ em nếu không được điều trị đúng có thể gây nên một số biến chứng, có loại biến chứng rất nguy hiểm. Một loại biến chứng hay gặp là đau nhức đầu và những khó chịu khác như luôn có cảm giác chất nhầy chảy ra phía sau thành họng (đối với các trẻ đã lớn luôn cảm nhận được).

Một số biến chứng nguy hiểm tuy ít gặp như: viêm mắt làm cho trẻ sụp mi, giảm cảm giác giác mạc tạo nên hội chứng đỉnh ở mắt gây đau dữ dội. Cũng có trường hợp tạo thành huyết khối trong các xoang hang nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây mù mắt. Tỷ lệ biến chứng viêm màng não, áp-xe não, viêm xương tuy rất thấp nhưng cũng cần được quan tâm đúng mức.

Nên làm gì để đề phòng bệnh viêm xoang ở trẻ em?

Viêm xoang ở trẻ thường do vi khuẩn gây bệnh cơ hội sau khi hoặc trẻ đang mắc một bệnh khác, vì vậy, để hạn chế trẻ mắc bệnh viêm xoang nên quan tâm một số vấn đề sau đây:

Vệ sinh răng miệng hàng ngày cho trẻ. Đây là một việc làm thường xuyên của các bà mẹ, các cô nuôi dạy trẻ, bảo mẫu. Việc làm này tuy đơn giản nhưng rất có ích trong việc ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp và bệnh về tai, mũi, họng.

Khi nghi trẻ mắc bệnh về tai, mũi, họng nên cho trẻ đi khám bệnh càng sớm càng tốt, để được điều trị dứt điểm không để trẻ mắc bệnh kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần như: bệnh VA, viêm amiđan, viêm mũi, họng… Khi được chỉ định điều trị bằng kháng sinh cần dùng đủ ngày và đúng liều.

BS. Nguyễn Đăng Ninh

]]>
https://meyeucon.org/11934/nen-lam-gi-khi-tre-bi-viem-xoang/feed/ 0
Trẻ 2 tuổi bị chảy nước mũi xanh, xin hỏi BS là bệnh gì? https://meyeucon.org/11114/tre-2-tuoi-bi-chay-nuoc-mui-xanh-xin-hoi-bs-la-benh-gi/ https://meyeucon.org/11114/tre-2-tuoi-bi-chay-nuoc-mui-xanh-xin-hoi-bs-la-benh-gi/#comments Tue, 10 Aug 2010 02:08:40 +0000 https://meyeucon.org/?p=11114 Hỏi: Bé 2 tuổi thường xuyên bị chảy nước mũi xanh, khi đặc khi loãng. Xin bác sĩ cho biết cháu bị bệnh gì, cách phòng và chữa? Cảm ơn bác sĩ!

Trả lời: Cháu bị chảy nước mũi xanh chứng tỏ đã có hiện tượng viêm mũi xoang do bội nhiễm. Vì vậy bạn nên đưa cháu đến các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị phù hợp, không nên tự ý dùng các loại thuốc kháng sinh, co mạch khi chưa được bác sĩ tư vấn. Về cách phòng bệnh bạn có thể tham khảo ở trên.

]]>
https://meyeucon.org/11114/tre-2-tuoi-bi-chay-nuoc-mui-xanh-xin-hoi-bs-la-benh-gi/feed/ 1
Biến chứng từ viêm xoang https://meyeucon.org/3873/bien-chung-tu-viem-xoang/ https://meyeucon.org/3873/bien-chung-tu-viem-xoang/#respond Wed, 12 May 2010 15:20:13 +0000 https://meyeucon.org/?p=3873 Khi trẻ bị mắc bệnh viêm đường hô hấp trên từ 6 – 8 lần trong một năm thường có khuynh hướng phát triển thành bệnh viêm xoang mạn tính. Nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời bệnh sẽ gây những biến chứng nguy hiểm.

Mới 1 – 2 tháng tuổi đã viêm xoang

Bé Nguyễn Trần T. (Hoài Đức, Hà Nội) bị sốt cao 39-40 độ C, người mệt mỏi, ăn kém, mắt trái bị sưng tấy, dần lồi ra phía trước. Gia đình đưa bé tới bệnh viện, chích áp-xe mắt thì đỡ sưng nhưng 10 ngày sau mắt lại sưng hơn. Các bác sĩ cho bé chụp CT scan và chẩn đoán là viêm đa xoang mạn tính có biến chứng mắt, thị lực giảm nghiêm trọng phải phẫu thuật.

PGS.TS Nguyễn Thị Dinh, Nguyên Giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng T.Ư, trưởng phòng khám Tai mũi họng bệnh viện Hồng Hà cho biết, bệnh viêm đường hô hấp trên dẫn tới viêm xoang mạn tính ở trẻ em ngày càng gia tăng nhanh chóng. Nguyên nhân chính là do ô nhiễm môi trường và hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt, dễ bị viêm nhiễm ở khu vực mũi xoang và mắt. Những viêm nhiễm này ban đầu do nhiễm virus (cảm cúm), song nếu kéo dài quá 10 ngày mà trẻ vẫn ốm, mệt thì có thể nghĩ tới viêm xoang. Thực tế, ngay từ khi trẻ 1 tháng tuổi đã có thể bị viêm xoang do nhiễm khuẩn ối, viêm mũi kéo dài… Tại VN, tỷ lệ viêm xoang ở trẻ là 1,7%. Điều đáng quan tâm là bệnh ngày càng tăng, nhất là trẻ em dưới 6 tuổi, trong đó tỷ lệ biến chứng là 1-3%. Viêm xoang cấp và mạn tính ở trẻ em, nếu không điều trị kịp thời và hiệu quả, đều có khả năng gây nên những biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm màng não… và đặc biệt là biến chứng mắt.

TS. Dinh cảnh báo, biến chứng mắt do viêm xoang trẻ em là biến chứng thường gặp. Nguy cơ biến chứng mắt chiếm tỷ lệ 75 – 85% trong số các biến chứng do bệnh lý xoang mặt gây nên. Khi mắt bị viêm và phù nề dữ dội sẽ khiến mắt bị đẩy lồi ra phía trước, nhãn cầu bị hạn chế vận động, bị mù hoàn toàn nếu thiếu máu cục bộ kéo dài trong 90 phút. Đặc biệt, khi viêm gây sụp mi, giãn nở đồng tử, giảm cảm giác giác mạc… là đã bị hội chứng đỉnh ổ mắt: có khe ổ mắt trên và lỗ thị giác gây nên đau đầu dữ dội và giảm thị lực trong huyết khối xoang hang; nếu không điều trị kịp thời sẽ lan sang hai mắt và nhanh chóng dẫn tới mù.

Dễ chẩn đoán nhầm

TS. Dinh cho biết, trẻ thường bị viêm đường hô hấp trên từ 6- 8 lần trong một năm nên rất khó chẩn đoán viêm xoang mạn tính vì vậy chỉ có thể dựa vào thời gian kéo dài của bệnh, mức độ nặng của bệnh mà nghĩ tới viêm xoang. Các triệu chứng của bệnh viêm xoang mạn tính ở trẻ là ho, hơi thở hôi, trẻ ốm yếu, kém sinh lực, mắt quầng, chảy mũi đặc xanh, luôn có mũi chảy xuống họng. Chảy mủ mũi và ho dai dẳng thường gặp ở trẻ em nhỏ, trẻ lớn hơn hay có triệu chứng chảy mủ xuống họng. Theo PGS.TS Dinh, để phòng viêm xoang, cha mẹ cần phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cho trẻ bằng việc mặc ấm khi thời tiết rét, cho trẻ sống trong môi trường sạch sẽ, tránh bụi, khói, đặc biệt khói thuốc lá. Trẻ cần có chế độ dinh dưỡng khoa học, tăng cường trái cây, rau xanh và tập luyện thể dục để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Trẻ phải điều trị kháng sinh theo sự chỉ dẫn chặt chẽ của bác sĩ.

]]>
https://meyeucon.org/3873/bien-chung-tu-viem-xoang/feed/ 0
Viêm mũi xoang do hít khói thuốc lá https://meyeucon.org/2662/viem-mui-xoang-do-hit-khoi-thuoc-la/ https://meyeucon.org/2662/viem-mui-xoang-do-hit-khoi-thuoc-la/#respond Thu, 22 Apr 2010 10:45:57 +0000 https://meyeucon.org/2662/viem-mui-xoang-do-hit-khoi-thuoc-la/ Những nghiên cứu trước đây cho thấy việc hít phải khói thuốc lá thụ động là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh hô hấp, tim mạch, hội chứng đột tử ở trẻ em, ung thư phổi và xoang.

http://www.bee.net.vn/dataimages/200910/original/images134861_22082446_thuoc.jpg

Và nay, một nghiên cứu mới cho thấy việc hít khói thuốc lá thụ động còn là nguyên nhân của gần 40% trường hợp viêm mũi xoang mãn tính ở người lớn. Đây là căn bệnh với những triệu chứng gây khó chịu cho bệnh nhân như chảy mũi, đau vùng mặt, đau đầu, ho suốt ngày đêm…

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học thuộc Trường ĐH Brock University (Ontario, Canada) đã so sánh việc hít phải khói thuốc lá giữa những người bị viêm mũi xoang mãn tính và những người không bị bệnh có cùng độ tuổi, giới tính. Họ nhận thấy những người bị viêm mũi xoang mãn tính thường hít phải khói thuốc lá gấp hai lần ở công sở hay những khu vực tập trung đông người hút thuốc lá.

]]>
https://meyeucon.org/2662/viem-mui-xoang-do-hit-khoi-thuoc-la/feed/ 0
Thuốc chữa viêm mũi xoang xuất tiết ở trẻ em https://meyeucon.org/1816/thuoc-chua-viem-mui-xoang-xuat-tiet-o-tre-em/ https://meyeucon.org/1816/thuoc-chua-viem-mui-xoang-xuat-tiet-o-tre-em/#respond Wed, 14 Apr 2010 11:39:35 +0000 https://meyeucon.org/?p=1816 Bệnh thường bắt đầu bằng dấu hiệu hắt hơi, rồi chảy nước mũi trong. Lúc này niêm mạc mũi nề sũng làm trẻ ngạt tắc mũi thường xuyên. Viêm mũi xoang xuất tiết tuy không nguy hiểm nhưng lại rất hay gây biến chứng làm ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ của trẻ như giảm thị lực, viêm họng, ho kéo dài, viêm thanh – khí – phế quản…

Các thuốc dùng toàn thân (đường uống)

Sử dụng thuốc giảm xuất tiết từ niêm mạc mũi xoang đường uống như nhóm thuốc kháng histamin H1 chọn lọc. Nhóm thuốc này có tác dụng phong bế các thụ thể H1 ở ngoại biên, ức chế phóng thích histamin từ dưỡng bào như chlorpheniramin maleat, loratidin, fexofenadin hydoclorid, desloratidin…

Nhóm thuốc kháng histamin được chia làm nhiều thế hệ: I, II, III, IV…

Các kháng histamin thế hệ sau thường khắc phục được nhược điểm lớn nhất của thế hệ đầu là phản ứng phụ gây buồn ngủ vì thuốc không thấm được vào thần kinh trung ương và ngoài tác dụng kháng histamin thuốc còn có tác dụng chống dị ứng và chống viêm.

Thuốc kháng histamin thường được dùng kéo dài 2 tuần mỗi đợt điều trị. Đối với người có bệnh lý về gan cần dùng thận trọng và có thể giảm liều. Không dùng thuốc cho trẻ dưới 2 tuổi (vì chưa xác định được độ an toàn của thuốc).

Các thuốc dùng tại chỗ

Thuốc dùng tại chỗ là các thuốc có tác dụng chống xung huyết, chống viêm và giảm phù nề như:

  • Thuốc làm săn khô niêm mạc mũi là nhóm muối bạc: argyrol, thuốc này dễ bị phân huỷ bởi ánh sáng nên thuốc được bọc bởi một lớp giấy than chống ánh sáng và sử dụng mỗi lọ chỉ dưới 10 ngày.
  • Thuốc chống viêm có corticoid dạng nhỏ như polydexa, collydexa… các thuốc này chỉ dùng dưới 7 ngày.

Người ta cũng pha chế thuốc chữa mũi dạng phun sương có thể dùng kéo dài 2 năm. Tuy nhiên phải theo dõi chặt chẽ và hiệu chỉnh liều theo sự tiến triển hoặc suy thoái của bệnh. Thuốc coricoid tại chỗ tuy chỉ có khoảng 2% hấp thu vào máu nhưng nếu không được điều trị đúng phương pháp cũng sẽ gây một số biến chứng nhất là ở trẻ em như không kích thích vỏ thượng thận tiết hormon làm teo vỏ thượng thận, tăng giữ muối, nước, ứ đọng mỡ ở một số bộ phận như mặt, tăng đường huyết… tình trạng quen thuốc do điều trị dở dang.

Thuốc corticoid dùng tại chỗ với tác dụng chống viêm ở các liều thấp, không có tác dụng toàn thân. Trẻ em từ 3-11 tuổi, sử dụng điều trị dự phòng bằng nasonex được khuyên dùng 2-4 tuần trước thời gian dự kiến sẽ xuất hiện viêm mũi. Không được dùng thuốc khi có các nhiễm trùng khu trú, vì tác dụng ức chế sự lành vết thương của corticoid. Nếu xuất hiện nhiễm nấm khu trú ở niêm mạc mũi, họng hay kích ứng họng dai dẳng cần ngừng dùng thuốc.

Lưu ý khi bệnh nhân đang sử dụng thuốc corticoid đường toàn thân kéo dài chuyển sang đường xịt tại chỗ, có thể dẫn đến suy thượng thận trong một số tháng cho đến khi chức năng của trục tuyến dưới đồi, tuyến yên, tuyến thượng thận phục hồi.  Thận trọng với những bệnh nhân lao, nhiễm virut  toàn thân, vi khuẩn, nấm chưa được điều trị, nhiễm Herpes simplex ở mắt. Một số tác dụng ngoại ý như đau đầu, chảy máu mũi, rát mũi, kích ứng mũi, viêm loét mũi.

Viêm mũi xoang xuất tiết ở trẻ cần được điều trị kịp thời, đúng đắn dưới sự theo dõi của thầy thuốc chuyên khoa để tránh những biến chứng có thể xảy ra.

]]>
https://meyeucon.org/1816/thuoc-chua-viem-mui-xoang-xuat-tiet-o-tre-em/feed/ 0
Trẻ em cũng bị viêm xoang https://meyeucon.org/72/tre-em-cung-bi-viem-xoang/ https://meyeucon.org/72/tre-em-cung-bi-viem-xoang/#respond Wed, 10 Mar 2010 15:11:15 +0000 https://meyeucon.org/?p=72 Niêm mạc mỏng manh của mũi bé rất dễ bị tổn thương bởi các tác nhân như vi khuẩn, lông thú nhồi bông, khói bụi từ môi trường … nếu không điều trị sớm và đúng cách, trẻ dễ bị viêm xoang.

Nhiều bậc cha mẹ vẫn cho rằng, bệnh xoang chỉ có người lớn mắc phải, còn trẻ thì không. Tuy nhiên, thực tế bệnh này ngày càng phổ biến, nếu không được chữa trị kịp thời, trẻ dễ mắc viêm xoang mạn tính để lại những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là nguyên nhân khiến trẻ bị tử vong nếu bị… áp-xe mắt.

Dễ bỏ qua

Cô con gái 7 tuổi nhà chị Hương từ nhỏ vốn hay bị viêm đường hô hấp trên. Cách vài tháng lại bị sốt, ho, sổ mũi, thậm chí có những đợt thò lò mũi xanh đặc, phải dùng kháng sinh liều cao. Gần đây, thấy cháu hay kêu đau đầu, chị Hương (Cầu Giấy, Hà Nội) mới đưa con đi khám và chụp X-quang vùng mặt. Nghe bác sĩ thông báo con bị xoang, chị còn tưởng mình nghe nhầm. “Trẻ nhỏ thì làm sao bị xoang được. Hồi nhỏ, cháu hay bị viêm đường hô hấp trên, cách vài tháng lại sốt, ho, sổ mũi. Tôi nghĩ thế cũng bình thường, trẻ con đứa nào chẳng thế”, chị Hương cho biết. Nhưng dù chị đưa con đến mấy bệnh viện để kiểm tra thì kết quả vẫn thế.

Theo thạc sĩ Hà Minh Lợi (chuyên khoa Mũi xoang dị ứng, Bệnh viện Tai-mũi-họng Trung ương), việc chảy nước mũi là bình thường, ở một số trẻ có thể tự khỏi. Tuy nhiên, khi đã thò lò mũi xanh, đồng nghĩa trẻ đã có dấu hiệu bị viêm xoang. Song, Th.S. Lợi cũng e ngại, việc chẩn đoán viêm xoang ở trẻ gặp nhiều khó khăn, do các biểu hiện không điển hình và nguyên nhân khá phức tạp. Hơn nữa, những dấu hiệu của bệnh viêm xoang không khác nhiều so với các bệnh về đường hô hấp. Trong khi đó, mỗi năm, trẻ thường bị viêm đường hô hấp từ 6-7 lần/năm. Do đó, việc phân biệt viêm xoang ở trẻ với nhiễm khuẩn đường hô hấp là không dễ.

Th.S. Lợi lý giải: Viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm màng niêm mạc lót ở trong xoang, đặc biệt là những xoang quanh mũi. Biểu hiện của bệnh có thể là chảy mũi vàng – xanh đặc, hơi thở hôi, ăn uống hay bị nôn, đau đầu, người mệt mỏi, phù quanh mắt, sốt nhẹ hoặc sốt cao. Bệnh được chia thành 3 loại dựa theo thời gian các triệu chứng kéo dài, dưới 4 tuần là viêm xoang cấp, 4-12 tuần là bán cấp và sau 12 tuần là viêm xoang mạn tính.

Do vậy, khi thấy trẻ có dấu hiệu đau đầu, ngạt, tắc mũi… cha mẹ không nên chủ quan, cần đưa trẻ tới bác sĩ. Đặc biệt, khi trẻ có những dấu hiệu trên kèm theo các biểu hiện về mắt như sưng mắt, đau hốc mắt và giảm thị lực, nên đi khám ngay. Nếu mắt mờ đi, có thể đã bị áp-xe hốc mắt phải cấp cứu ngay.

Có thể mù

Cũng theo Th.S. Lợi, bệnh viêm xoang nếu không được chữa trị kịp thời sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm. “Các biến chứng ở mắt là phổ biến nhất. Mắt bị viêm và phù nề dữ dội, bị đẩy lồi ra phía trước, nhãn cầu bị hạn chế vận động, có thể bị mù hoàn toàn nếu thiếu máu cục bộ kéo dài trong 90 phút”, thạc sĩ Lợi nói.

Cần chú trọng sức khỏe trẻ, vì trong thời gian gần đây, bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp ở trẻ em có tần suất ngày càng tăng và có khuynh hướng phát triển thành bệnh viêm xoang mạn tính. Nếu trẻ có sức đề kháng yếu, dễ bị bệnh về đường hô hấp, khi đó, nguy cơ bị viêm xoang càng cao. Vì thế, để phòng bệnh, cha mẹ cần phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cho trẻ bằng việc mặc ấm vào ngày lạnh, tránh bụi, khói, lông thú nhồi bông. Thường xuyên dùng nước muối loãng rửa mũi cho trẻ. Khi trẻ bị viêm xoang, nếu được dùng kháng sinh sớm và hợp lý, biến chứng của viêm xoang giảm đi nhiều. Không nên tùy tiện cho trẻ uống thuốc ngoài sự chỉ dẫn của bác sĩ để tránh biến chứng.

]]>
https://meyeucon.org/72/tre-em-cung-bi-viem-xoang/feed/ 0