Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 23 Dec 2024 14:55:04 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Đội văn nghệ thiếu nhi, một hình thức lạm dụng? https://meyeucon.org/16283/doi-van-nghe-thieu-nhi-mot-hinh-thuc-lam-dung/ https://meyeucon.org/16283/doi-van-nghe-thieu-nhi-mot-hinh-thuc-lam-dung/#respond Sat, 02 Apr 2011 19:22:18 +0000 https://meyeucon.org/?p=16283 Gần đây ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, một số đám cưới được tổ chức ở những nhà hàng, khách sạn, hội trường… lớn thường có thêm “hạng mục” mua vui của dàn vũ công và ca sĩ nhí khá chuyên nghiệp.

Dàn vũ công- ca sĩ này gồm độ chục cháu bé đủ gái trai, độ 6-7 tuổi, xinh xắn kháu khỉnh, ăn mặc rất… “hợp thời trang” và múa hát rất điệu nghệ.

Chương trình biểu diễn của các cháu thường bắt đầu bằng màn phù dâu, phù rể từ tiền sảnh tiến vào sân khấu hôn lễ. Những cô bé, cậu bé ngây thơ xinh đẹp, trong những bộ cánh trắng muốt như những thiên thần bé nhỏ “hộ tống” cô dâu chú rể trong ngày vui trọng đại nhất của cuộc đời, trông thật ấn tượng.

Tiếp đến, sau màn ra mắt phát biểu của hai gia đình và lễ trao nhẫn, cắt bánh, rót rượu… của đôi tân hôn là những tiết mục múa hát của các cháu. Hát song ca, tam ca có múa phụ họa như… người lớn. Nữ thì guốc cao gót, váy ngắn, áo hở; nam thì giày đen, áo đuôi tôm, cổ thắt nơ… cũng sành điệu như người lớn. Trong khi đó người lớn thì… say sưa ăn uống và thưởng thức múa hát, thỉnh thoảng thấy rộ lên những tràng “zdô… zdô” thay cho tiếng vỗ tay.

Nghe nói, đám cưới nào có thêm “khoản” phục vụ này là phải chi thêm một khoản tiền đáng kể. Ăn chơi thì phải tốn kém và để có một lễ cưới sang trọng, ấn tượng, “hoành tráng” hơn người thì chi thêm dăm bảy triệu có đáng là bao(!).

Quả thật hồi mới xuất hiện “mốt” này ở một số đám cưới, nhiều thực khách cũng thấy là lạ, vui vui. Nhưng khi loại hình dịch vụ này đang có xu hướng đại trà, phổ biến thành “công nghệ dịch vụ” thì nhiều thực khách trong tiệc cưới bỗng… băn khoăn áy náy: Tuổi các cháu đâu phải tuổi đi phục vụ để kiếm tiền ở khách sạn, nhà hàng? Lẽ ra giờ này các cháu phải được vui đùa nghỉ ngơi để chuẩn bị đến trường hoặc ngồi vào góc học tập chứ? Mà sao các cháu lại toàn múa hát những ca khúc và điệu bộ của người lớn thế kia? Ấy là chưa kể trong khi các bậc chú bác, ông bà thì ăn uống cười đùa mà bắt các cháu tuổi nhi đồng múa hát phục vụ thì… khó coi quá!

Được biết, chuyện đồng ấu phù dâu phù rể là một nghi thức hôn lễ đã có hàng trăm năm trước trên thế giới và mới du nhập vào nước ta khoảng giữa thế kỷ trước. Đó là một nghi thức giàu ý nghĩa tượng trưng được chấp nhận ở nhiều nền văn hóa Đông-Tây. Nhưng nếu nghi thức ấy bị lạm dụng, bị biến tướng theo mục đích thương mại thì ý nghĩa thiêng liêng nguyên khởi của nó cũng không còn nữa. Và như vậy thì xét về cả lý lẫn tình đều rất đáng băn khoăn, áy náy…

]]>
https://meyeucon.org/16283/doi-van-nghe-thieu-nhi-mot-hinh-thuc-lam-dung/feed/ 0
Xóa bỏ lao động trẻ em – vướng từ luật https://meyeucon.org/14863/xoa-bo-lao-dong-tre-em-vuong-tu-luat/ https://meyeucon.org/14863/xoa-bo-lao-dong-tre-em-vuong-tu-luat/#respond Sat, 18 Dec 2010 16:35:40 +0000 https://meyeucon.org/?p=14863 Thời gian qua báo chí đã đưa tin nhiều đường dây chăn dắt trẻ em ăn xin, bán vé số, đánh giày… bị cơ quan chức năng triệt phá… Nhưng các cơ quan chức năng lại không thể xử lý vi phạm theo đúng hành vi: cưỡng bức trẻ em lao động để trục lợi. Bởi luật quy định việc xử lý hành chính chỉ trong duy nhất trường hợp “bắt trẻ em ăn xin”, còn bán kẹo cao su, bán vé số, đánh giày… thì không có khung hình phạt hành chính…

Phạm luật nhưng khó kiềm chế

Trên một số con phố của Hà Nội như Cấm Chỉ, Phùng Hưng, Cao Bá Quát hay một số đường ngang trên các tuyến phố như Cát Linh, Phạm Ngọc Thạch, cuối đường Trần Phú… về đêm là những khu vực sầm uất các dịch vụ ăn uống như đồ lẩu, đồ nướng, hải sản, nước gạo rang. Cũng tại đây thường xuyên có một đội quân trẻ em làm những công việc như bưng bê, đánh giày, bán bóng bay, kẹo cao su, băng đĩa…

Không chỉ thế, ngồi ăn uống tại bất cứ địa điểm nào ở nhiều thành phố, chúng ta có thể được 5 – 6 trẻ đến bên bàn chào mời các loại mặt hàng bán rong, phần lớn là các em ở độ tuổi dưới 15, thậm chí có em chỉ mới có 4 – 5 tuổi. Tại Hội thảo “Rà soát luật pháp chính sách về lao động trẻ em” mới đây, ông Nguyễn Hoàng Hữu- Cục trưởng Cục Bảo vệ và chăm sóc trẻ em – Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội cho rằng: “Lao động trẻ em còn tồn tại khá nhiều, những con số các địa phương báo cáo có 27-28 nghìn trẻ là thiếu chính xác. Theo khảo sát, phải có đến 1 triệu trẻ em phải lao động ở độ tuổi dưới 15”.

Bà Nguyễn Thị Bích Hiền – Phó Giám đốc Sở LĐ – TB&XH tỉnh Lào Cai cho biết: “Lào Cai có 2 huyện Sa Pa và Văn Bàn có số lượng trẻ em phải lao động sớm và lao động nặng nhọc lên tới gần 200 em. Những em nhỏ ở đây lao động kiếm sống bằng việc đeo bám khách du lịch để bán hàng rong, biểu diễn nghệ thuật, hướng dẫn du lịch tự do, phục vụ nhà hàng, khách sạn, khuân vác. 100% là trẻ em dân tộc thiểu số nhưng có thể nói được tiếng Anh khá tốt, thấy việc kiếm tiền khá dễ nên rất nhiều em đã bỏ học đi làm kiếm tiền”.

“Theo luật hiện nay, trẻ em lang thang, lao động đường phố là vi phạm. Có những đối tượng như xiếc, tráng men, làm bạc trong các làng nghề truyền thống, theo luật hiện nay của chúng ta là được phép, nhưng thực tế những lao động ấy lại rất độc hại nhưng luật lại cho phép làm từ bé. Cho nên cần một sự rà soát về luật pháp theo độ tuổi, đối tượng lao động”. Ông Nguyễn Trọng An – Phó Cục trưởng cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em Bộ LĐ-TB&XH đề xuất.

Bất cập từ khung pháp lý

Ông An khẳng định: “Nhất định phải xóa bỏ lao động trẻ em đường phố, chuyện xóa bỏ trẻ em đường phố đã được cam kết từ lâu. Nó thể hiện ở Quyết định số 19/2004/QĐ-TTg về việc phê duyệt chương trình ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm giai đoạn 2004-2010 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành”.

Tuy nhiên, ngay ở khung pháp lý, vấn đề này cũng đã tồn tại nhiều bất cập. Trong 3 Bộ luật có liên quan đến trẻ em là Luật Hình sự, Luật Lao động, Luật Chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em, đều có những mâu thuẫn về quy định độ tuổi và tên gọi độ tuổi. Chúng ta cũng chưa có một định nghĩa, một khái niệm về lao động trẻ em một cách rõ ràng. Và chúng ta cũng chưa có điều tra cụ thể về số lượng trẻ em tham gia lao động ở Việt Nam. Cùng với những phức tạp về mặt xã hội và quản lý, việc ngăn chặn tình trạng trẻ em lao động trước độ tuổi ở Việt Nam đồng nghĩa với việc xóa lao động trẻ em đường phố là một vấn đề không dễ giải quyết triệt để.

Bà Phan Thanh Minh, Trưởng phòng Bảo vệ chăm sóc trẻ em – Sở LĐ-TB&XH TP.HCM cho biết: “Nhiều gia đình nhận tiền trước của chủ cửa hàng, chủ xưởng để cho con mình vào thành phố làm việc. Chính cha mẹ chúng lại là người đầu tiên lạm dụng lao động trẻ em. Kinh tế gia đình khó khăn khiến các bậc cha mẹ buộc phải đẩy các em ra thành phố lớn kiếm sống, hỗ trợ gia đình”. Để giải quyết triệt để vấn đề này, theo bà Minh, khi trả các em về địa phương cần phải có chính sách hỗ trợ những gia đình các em khó khăn có cuộc sống ổn định, tùy vào đặc thù của mỗi địa phương. Có như thế mới ngăn chặn được tình trạng trẻ em đổ ra các thành phố lớn lao động kiếm sống khi chưa đầy 15 tuổi.

]]>
https://meyeucon.org/14863/xoa-bo-lao-dong-tre-em-vuong-tu-luat/feed/ 0
Lao đao trẻ vào đời sớm https://meyeucon.org/14241/lao-dao-tre-vao-doi-som/ https://meyeucon.org/14241/lao-dao-tre-vao-doi-som/#respond Tue, 30 Nov 2010 11:45:08 +0000 https://meyeucon.org/?p=14241 Từ sáng sớm chúng tôi theo chân những đứa trẻ chừng 13-14 tuổi vào xưởng cơ khí trên đường Bùi Thị Xuân (TP Huế) để chứng kiến một ngày làm việc nặng nhọc của các em.

Không được lựa chọn

Em Hoàng Hà Long (14 tuổi, ở Tây Lộc, TP Huế) đã gần hai năm học nghề tại một cơ sở cơ khí số 240 Bùi Thị Xuân. Trước đó, sau những buổi đi học, Long nhặt ve chai hoặc theo mẹ kiếm sống. Bất ngờ bố Long mất do bị tai nạn giao thông. Lúc đó, đứa em của Long mới được hai tuổi, mẹ không còn sức vừa chăm em vừa kiếm tiền, Long đành phải bỏ học.

Long bước vào làm thợ khi mới 12 tuổi, những ngày đầu học việc Long không nhấc nổi cái máy gò. Những ống nước đúc bằng gang nặng nề, Long phải nghiến răng, nhấc bổng từng ống đưa lên máy để gò. Công việc nặng nhọc lại tiếp xúc với môi trường độc hại khiến em nhiều đêm không ngủ được vì đau mỏi. “Mỗi lần thấy mẹ và em phải húp từng muỗng cháo, em chịu không nổi nên xin mẹ đi học nghề để có cái ăn và việc làm. Sau ngày làm việc, em móc trong mũi mình ra bụi gang đen sì, biết làm sao được, không làm thì lấy gì mà sống…” – Long tâm sự.

Mỗi ngày em Dân và em Huy làm việc gần 10 tiếng đồng hồ tại xưởng cơ khí.

Em Long đang làm việc với chiếc máy gò gang.

Lê Hữu Huy (14 tuổi) gặp chúng tôi với đôi mắt đỏ ngầu do đối diện với tia lửa hàn mỗi ngày. “Làm nghề này là vậy, do ánh sáng của mũi hàn và đầu óc tập trung cao độ nên thường bị choáng khi đứng dậy…” – Huy nói.

Huỳnh Văn Dân với khuôn mặt còn non choẹt đang nín thở, lấy hết trọng lượng của mình để giữ thăng bằng gí mũi hàn vào thanh sắt. Dân kể bố thì làm “thợ đụng” (ai thuê gì làm nấy), mẹ thì bán rau. Dân lớn lên trong gia đình thiếu thốn đủ bề, học đến lớp 5, Dân phải nghỉ học. “Đi xin việc khắp nơi nhưng không ai thuê vì em còn nhỏ. Sau đó, em kiếm sống trên những đống rác ở phường Thủy Xuân trước khi về đây làm. Nhiều đứa trong làng bằng tuổi em đã đi làm nhiều năm nay, có tiền gửi về quê rồi…”.

Không chỉ riêng Dân, tại xưởng cơ khí này còn nhiều đứa trẻ như Nguyễn Huy, Văn Hùng, Bùi Long… phải tìm kiếm kế mưu sinh bất chấp nguy hại cho mình.

Rất khó ngăn chặn

Theo tìm hiểu của chúng tôi thì đa phần những đứa trẻ bỏ học đều được bố mẹ đẩy vào phía Nam kiếm sống, số còn lại ở quê thì tìm vào xưởng đúc, cơ khí gò hàn để học nghề, các em phải làm theo ý chủ xưởng, không được quyền đòi hỏi.

Dưới danh nghĩa học nghề, mỗi ngày các em lao động gần 10 tiếng đồng hồ, hằng tháng không được hưởng tiền lương. Đa số những em mới 13-14 tuổi đều làm việc không công trong các môi trường độc hại.

Khi tôi hỏi về lý do thì ông NC, chủ xưởng cơ khí trên đường Bùi Thị Xuân, trả lời: “Chúng đến đây học nghề, tôi chưa bắt nộp học phí là may rồi, còn tiền nong gì…?”.

Bà Võ Thị Kim Khánh, Phó Chi cục trưởng Bảo trợ xã hội-Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Sở LĐ-TB&XH Thừa Thiên-Huế), cho biết: “Đa phần trẻ em lao động sớm không ngoài lý do kinh tế và số lượng này lại tăng cao sau mỗi đợt lũ. Riêng ngành LĐ-TB&XH không thể nào ngăn chặn được việc bóc lột sức lao động trẻ em mà phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các tổ chức khác.

Việc trẻ lao động nặng nhọc kiếm tiền giúp đỡ gia đình từ lâu đã được gia đình coi là trách nhiệm của trẻ em. Vì vậy việc thay đổi nhận thức, nâng cao quyền của trẻ em trong cộng đồng dân cư là rất cần thiết.”.

]]>
https://meyeucon.org/14241/lao-dao-tre-vao-doi-som/feed/ 0
Ngăn chặn mọi hành vi gây tổn hại con trẻ https://meyeucon.org/13572/ngan-chan-moi-hanh-vi-gay-ton-hai-con-tre/ https://meyeucon.org/13572/ngan-chan-moi-hanh-vi-gay-ton-hai-con-tre/#respond Thu, 04 Nov 2010 14:08:55 +0000 https://meyeucon.org/13572/ngan-chan-moi-hanh-vi-gay-ton-hai-con-tre/ Không chỉ những vụ việc gần đây mà báo chí đã nêu, mà vấn đề bạo hành trong gia đình; trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em bị tai nạn thương tích; trẻ em nhiễm HIV; trẻ em bị buôn bán… cũng đang là thực trạng nhức nhối cần được quan tâm.

Thừa Thiên – Huế là một trong những tỉnh thực hiện tốt các quyền cơ bản cho trẻ, nhưng qua thống kê của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội thì toàn tỉnh có 343 em lao động làm việc nặng nhọc, 355 em làm việc xa gia đình, 103 em lang thang kiếm sống… Tình trạng trẻ em vi phạm pháp luật và là nạn nhân của các hành vi vi phạm pháp luật cũng khá cao. Từ năm 2005 đến 6 tháng đầu năm 2010, toàn tỉnh có 456 vụ trẻ em vi phạm pháp luật, 804 đối tượng tham gia; 46 vụ xâm hại trẻ em, trong đó có 42 em bị hiếp dâm, dâm ô, cố ý gây thương tích, đặc biệt có 2 trẻ em bị giết. Trẻ em bị xâm hại chủ yếu rơi vào độ tuổi từ 6-13 tuổi. Đa phần rơi vào các đối tượng không biết chữ hoặc có trình độ văn hóa thấp và đã bỏ học. Toàn tỉnh đã xét xử 79 vụ với 154 đối tượng bị khởi tố hình sự và 650 đối tượng bị xử phạt hành chính. Tình hình xâm hại tình dục trẻ em đang diễn ra với mức độ nghiêm trọng và có xu hướng gia tăng, nạn nhân chủ yếu là các bé gái dưới 16 tuổi, cá biệt có trường hợp nạn nhân dưới 2 tuổi.

Tình trạng trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, sống trong điều kiện khó khăn, có nguy cơ bị lạm dụng sức lao động, bị bóc lột, bị xâm hại tình dục, bị buôn bán… đang có những diễn biến phức tạp. Trong khi đó, nhận thức, năng lực của cán bộ và nhân dân còn hạn chế; hệ thống bảo vệ trẻ em chưa được kiện toàn mang tính chuyên nghiệp. Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong thời kỳ mới phải đối mặt với nhiều thách thức. Cùng với sự gia tăng của tệ nạn xã hội, tệ nạn hiếp dâm trẻ em ngày càng báo động. Số vụ đưa ra xét xử vẫn còn ít do gia đình không dám tố cáo sợ ảnh hưởng đến tương lai con cái sau này nên đã vô tình bao che cho loại tội phạm này phát triển.

Hội Bảo vệ quyền trẻ em ở các tỉnh được thành lập sẽ là tổ chức chuyên nghiệp trong công tác bảo vệ quyền trẻ em. Nhưng rất cần sự chung sức chung lòng của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức quần chúng giám sát, đánh giá việc thực hiện quyền trẻ em; góp ý kiến, phản biện các chủ trương, chính sách, luật pháp, các chương trình dự án liên quan đến bảo vệ quyền trẻ em theo quy định pháp luật. Có chính kiến về những vụ việc vi phạm quyền trẻ em và tham gia ngăn chặn mọi hành vi gây tổn hại cho con trẻ. Có như vậy mới ngăn chặn được những hành vi gây tổn hại cho con trẻ.

]]>
https://meyeucon.org/13572/ngan-chan-moi-hanh-vi-gay-ton-hai-con-tre/feed/ 0
Lần theo đường dây chăn dắt trẻ ăn xin (P2) https://meyeucon.org/13484/lan-theo-duong-day-chan-dat-tre-an-xin-p2/ https://meyeucon.org/13484/lan-theo-duong-day-chan-dat-tre-an-xin-p2/#respond Tue, 02 Nov 2010 09:09:56 +0000 https://meyeucon.org/?p=13484 Lần về quê của những đứa trẻ đang ăn xin ở Quy Nhơn (Bình Định), chúng tôi ngược lên xã miền núi Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân (Phú Yên). Địa phương này giáp ranh với huyện Vân Canh (Bình Định). Cách đây không lâu, chính quyền xã Xuân Lãnh đã phải thuê hai chiếc xe khách vào Nha Trang (Khánh Hòa) để đưa hàng chục trẻ em, phụ nữ của địa phương đang ăn xin về làng.

“Sợ gì”

Ở thôn Soi Nga, xã Xuân Lãnh, giáp ranh với tỉnh Bình Định, khi nghe chúng tôi tìm hiểu về những gia đình có con em đi ăn xin, hầu như chẳng ai ngạc nhiên. Chị Chu Lan M’Xuân (30 tuổi) nói: “Ở đây trẻ em đi ăn xin nhiều lắm. Trẻ đi theo mẹ cũng có mà theo người khác cũng có”. Chỉ loanh quanh láng giềng của chị M’Xuân đã có năm gia đình có trẻ đi ăn xin. Trong đó có những đứa trẻ mới vào học lớp 1 vài tháng đã nghỉ học đi xin như cháu PT, con của bà MTM. Có những gia đình có ba người đang ăn xin ở Quy Nhơn như bà T.Ng dẫn theo con gái và cả cháu ngoại…

Nhiều người ở thôn Soi Nga khẳng định gần đây có hai phụ nữ quê ở Bình Định thường xuyên đến Xuân Lãnh dụ dỗ đưa trẻ đến Quy Nhơn ăn xin. Một người tên là PTT, trên 35 tuổi, có chồng ở thôn Soi Nga. Người còn lại là NTKT, gần 50 tuổi, hay qua lại làm ăn ở Xuân Lãnh. Bà Mang Thị K. cho biết: “Bà PTT thường đến các gia đình đang túng quẫn hay có con em bị tàn tật bảo để giúp đỡ đưa đến Quy Nhơn ăn xin. Hằng ngày bà lo cho ăn uống, hằng tháng gửi tiền về nhà. Nhiều người tin bà lắm vì lâu lâu bà cũng có gửi tiền về, thỉnh thoảng đưa mấy đứa trẻ về thăm nhà. Mỗi lần về bà lại dắt thêm vài đứa khác”.

Phóng viên lân la gặp một nhóm trẻ em, phụ nữ ăn xin.

Còn bà NTKT thì đến các thôn Soi Nga, Da Dù (thuộc xã Xuân Lãnh) đưa đi cả phụ nữ và trẻ em tàn tật. Một số người cho biết bà này rất hung dữ, nhiều người sợ nhưng tin bà vì bà “chỉ chỗ, bày cách để xin được nhiều tiền”. Ông Mang BT ở thôn Soi Nga cho biết: “Mỗi lần đưa đi bà NTKT bao luôn tiền xe đò”. Khi chúng tôi hỏi: “Bà con không sợ mấy bà đó bắt cóc trẻ em sao?”, nhiều người vô tư trả lời: “Mấy bà đó có người quen ở đây, lại hay về đưa tiền mà!”.

Bóc lột con cái

Theo ông Mang Hận, phó thôn Soi Nga, đa số trẻ em đi ăn xin theo sự rủ rê của bạn bè, trong đó có cả những em đang đi học. Trong số những phụ nữ đi ăn xin, ngoài những người tàn tật không làm việc được thì đa số là do lười lao động. Nhiều gia đình không đến nỗi thiếu ăn nhưng vẫn cho con cái đi ăn xin.

Ông Hận cho biết thôn Soi Nga hiện có đến 77 hộ nghèo, chiếm hơn 1/3 số hộ ở địa phương. Những năm qua, họ đã được hưởng các chương trình hỗ trợ nhưng vẫn có tâm lý ỷ lại. Một số gia đình đã được cấp đất sản xuất nhưng không chịu làm ăn mà bỏ đi ăn xin, như gia đình ông Mang Đ. có đủ đất sản xuất nhưng lại cho ba đứa con đi ăn xin, hay như gia đình các ông ĐVT, bà MTK… cũng chỉ trông chờ vào tiền xin được của con cái.

Theo ông Võ Trọng Nam, Chủ tịch UBND xã Xuân Lãnh, hầu hết các thôn, buôn ở xã Xuân Lãnh đều đưa nội dung xử phạt việc đi ăn xin vào hương ước. Chẳng hạn, nếu con đi ăn xin thì bố mẹ phải chịu phạt, vợ đi ăn xin thì chồng phải nộp phạt, ngoài ra già làng có quyền tịch thu toàn bộ số tiền đi ăn xin để sung vào công quỹ… nhưng tình trạng trên vẫn liên tục tái diễn. “Gần đây chúng tôi rất bức xúc khi nghe thông tin có một số đối tượng ở Bình Định đến rủ rê đưa trẻ đi ăn xin tại Quy Nhơn. Chúng tôi đang yêu cầu các lực lượng chức năng địa phương kiểm tra, có hình thức ngăn chặn, xử lý nghiêm các đối tượng này” – ông Nam nói.

]]>
https://meyeucon.org/13484/lan-theo-duong-day-chan-dat-tre-an-xin-p2/feed/ 0
Lần theo đường dây chăn dắt trẻ ăn xin (P1) https://meyeucon.org/13481/lan-theo-duong-day-chan-dat-tre-an-xin-p1/ https://meyeucon.org/13481/lan-theo-duong-day-chan-dat-tre-an-xin-p1/#respond Tue, 02 Nov 2010 09:07:39 +0000 https://meyeucon.org/?p=13481 TP Quy Nhơn (Bình Định) hiện có nhiều trẻ em từ huyện miền núi Đồng Xuân (Phú Yên) đến xin ăn. Lần theo đường dây này, phóng viên báo Pháp Luật TP.HCM phát hiện một đường dây chăn dắt trẻ xin ăn quy mô lớn.

Những đứa trẻ cỡ 5-7 tuổi ngày ngày đi xin theo một lộ trình đã được vạch sẵn, với một mức thu đã được định sẵn… Cứ tầm 10 giờ sáng trở đi, TP Quy Nhơn (Bình Định) lại xuất hiện nhiều nhóm trẻ, mỗi nhóm 2-5 em, xuất hiện tại các quán ăn, khu vực đông người để ăn xin.

Sau khi xin tiền, 2 đứa trẻ phải đưa cho bà Sáu

Anh em ruột… khác cha khác mẹ (!)

Một buổi chiều trung tuần tháng 10-2010, tại một quán nhậu trên đường Diên Hồng, bốn đứa trẻ sàn tuổi nhau, khoảng từ sáu đến tám tuổi, lầm lũi chia nhau đến các bàn ăn chìa tay chờ thực khách cho tiền. Chúng tôi gọi cả bốn đứa trẻ đến cho tiền để hỏi chuyện, bảo ngồi ghế nhưng không em nào dám. Chúng lấm lét nhìn ra đường, một em bảo: “Con không dám ngồi đâu, mẹ đánh chết!”.

T., đứa lớn nhất trong nhóm, cho biết các em ở xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân. Khi chúng tôi hỏi bốn em là gì với nhau, T. ngập ngừng bảo: “Là anh em ruột” nhưng đứa nhỏ nhất lại nhìn T. với ánh mắt lạ lẫm. Khi chúng tôi hỏi: “Cha mẹ đâu mà đi ăn xin?”, T. nói như thuộc lòng: “Cha cháu bỏ đi xa rồi. Mẹ làm không đủ ăn”. Nhưng khi được hỏi “Ai đưa các cháu ra đây ăn xin?”, cả bốn đứa đều im lặng, ngoảnh đi nơi khác.

Chỉ vài phút sau, một phụ nữ hơn 40 tuổi, tay xách giỏ bất ngờ xuất hiện. Mặt lạnh tanh, bà vừa lườm mấy đứa trẻ vừa lôi chúng đi. Chúng tôi chạy theo, chìa ra một tấm ảnh bảo đang đi tìm đứa cháu, nhờ bà chỉ giúp. Người phụ nữ chỉ liếc qua tấm ảnh rồi lắc đầu vội vã bỏ đi. Khi chúng tôi cố bắt chuyện, bà cho biết cả bốn đứa trẻ đều là con bà, rồi nói như giải thích: “Chồng tui bỏ đi. Mình tui làm rẫy không đủ ăn, tranh thủ đưa mấy đứa nhỏ đi xin ít tiền mua gạo”. Nói rồi bà quày quả dắt mấy đứa trẻ đi. Đến ngã sáu, bà lui vào một con hẻm, ra hiệu cho mấy đứa trẻ chia nhau vào các quán.

5 giờ chiều trở đi, hàng chục nhóm trẻ nói tương tự tỏa vào các quán ăn, giải khát dọc bờ biển ven đường Xuân Diệu, sau đó tràn dần lên các đường Diên Hồng, Ngô Văn Sở, khu cà phê đường Phạm Hùng…

Bà Sáu chăn dắt

Tối 20-10, tại một quán giải khát trên đường Xuân Diệu, chúng tôi bắt chuyện với hai bé gái. Bé lớn tên H., tám tuổi; bé nhỏ tên Tr., mới năm tuổi. Bé Tr. ngây thơ: “Cha mẹ đang ở nhà, con theo bà nội đi xin”. Như chợt nhớ ra, bé lại nói: “Bà nội đang đi xin ở khu khác”. Vừa lúc đó, người phụ nữ hôm trước – mà nhiều em gọi là bà Sáu – bất ngờ xuất hiện. Chúng tôi lại theo bắt chuyện. Lúc đầu bà Sáu không nhận ra chúng tôi nên giải thích: “Tranh thủ cuối tuần hai đứa con nghỉ học nên đưa xuống Quy Nhơn đi xin kiếm cái ăn chứ ở nhà khổ quá!”. Nhưng khi nhận ra “người quen”, bà vội vàng dắt hai đứa nhỏ đi.

2 đứa trẻ bị dắt đi xin ăn suốt đêm

Bà Sáu ra hiệu cho hai đứa trẻ tiếp tục vào các quán nhậu để xin tiền, còn bà ngồi nép ở ghế đá ven đường đợi. Cứ xin xong quán nào, hai đứa trẻ lại chạy ù ra đưa tiền ngay cho bà Sáu. Khi phát hiện chúng tôi chụp ảnh, bà Sáu lại vội dắt hai đứa trẻ trốn vào một con hẻm. Sau khi quan sát xung quanh, bà Sáu dắt hai đứa trẻ mất hút vào một căn nhà nhỏ ở cuối một con hẻm tối đen, chật hẹp. Lần dò qua nhiều đứa trẻ, chúng tôi được biết bà Sáu quê ở Bình Định nhưng không rõ huyện nào. Trước đây có thời gian bà đi làm ăn xa, gần đây mới đến Quy Nhơn chăn dắt những đứa trẻ ăn xin. Hầu hết những đứa trẻ đều sợ người đàn bà này.

Bí mật ở xóm Ga, xóm Bầu

Phần lớn những đứa trẻ ăn xin ở TP Quy Nhơn đều cho biết chúng đến từ huyện miền núi Đồng Xuân. Nhiều em tiết lộ là có một số “dì” từ nơi khác đến nói chuyện với gia đình, cha mẹ cho “dì” đưa các em đến Quy Nhơn ăn xin. “Dì nói cứ yên tâm đi xin thật nhiều, hằng tháng có người mang tiền gửi về nhà và được “dì” cho ăn ngon” – bé M. ở xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân kể.

Bí mật đi theo một phụ nữ chăn dắt mấy nhóm trẻ ăn xin, hơn 10 giờ đêm, chúng tôi đi vào những hẻm đất lầy lội nằm ven con sông nhỏ, tối đen với những ngôi nhà nhỏ, ẩm thấp của xóm Ga cũ thuộc phường Lê Hồng Phong. Đây là nơi tập trung của các nhóm trẻ ăn xin. Cứ sau 10 giờ đêm, những nhóm trẻ lần lượt trở về. Buổi sáng, các em được ngủ đến 9 giờ, sau đó theo các “mẹ” hoặc các “anh” ăn xin.

Những người đàn bà chăn dắt sau khi “lùa” trẻ về xóm thì mất dạng. Bên kia xóm Ga cũ là xóm Chợ Bầu cũng có những căn nhà nhỏ cho thuê ẩm thấp, cũng là nơi tập trung của nhiều nhóm trẻ ăn xin. Mọi sinh hoạt, giờ giấc đi về của những đứa trẻ ở xóm Chợ Bầu cũng giống hệt như xóm Ga cũ. Nhiều đứa trẻ tiết lộ mỗi tối sau khi thu tiền về, những phụ nữ này hay đến gặp các “chú”, các “ông” nhưng chúng không rõ là ai. Những “chú”, những “ông” này ít khi xuất hiện nhưng mỗi khi nhắc đến họ, đám trẻ đều tỏ ra sợ hãi.

]]>
https://meyeucon.org/13481/lan-theo-duong-day-chan-dat-tre-an-xin-p1/feed/ 0
Báo động trẻ em mắc bệnh nghề nghiệp https://meyeucon.org/13422/bao-dong-tre-em-mac-benh-nghe-nghiep/ https://meyeucon.org/13422/bao-dong-tre-em-mac-benh-nghe-nghiep/#respond Sun, 31 Oct 2010 15:23:05 +0000 https://meyeucon.org/?p=13422 Một nghiên cứu mới đây của Viện Y học lao động & vệ sinh môi trường tại làng nghề dệt truyền thống Hòa Hậu ( Hà Nam) cho thấy, có nhiều lao động trẻ em tại đây tham gia phụ giúp công việc trong các xưởng dệt gia đình đang phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp cao. Đáng lên tiếng là Hòa Hậu không phải làng nghề duy nhất ở nước ta đang sử dụng lao động là trẻ em.

Môi trường nhiều nguy cơ

Nghiên cứu nói trên là của Th.S Dương Khánh Vân, PGS.TS Nguyễn Ngọc Ngà, thực hiện tại làng dệt Hòa Hậu. Tại đây, phần lớn các em ( dộ tuổi từ 13 – 17) đang tham gia lao động trong các cơ sở dệt quy mô nhỏ mang tính chất gia đình.

Các chuyên gia đã nghiên cứu môi trường lao động và thấy nổi lên các vấn đề như : nhiệt độ cao,cường độ chiếu sáng thấp, tiếng ồn đều vượt quá giới hạn cho phép…Những lao động trẻ nơi đây than phiền môi trường làm việc nhiều bụi, tiếng ồn và dễ bị thương tích cũng như mắc một số bệnh nghề nghiệp do tư thế gò bó. Nhiều em cho biết các em bị đau đầu, đau mỏi cơ xương, ho và đau họng.

Kết quả khám sức khỏe cho thấy các bệnh lao động làng nghề có tỷ lệ mắc cao là viêm kết mạc (49,0%), viêm Amidal (21,3%), viêm họng (20,2%) và sẩn ngứa (20,2%). Kết quả đo chức năng hô hấp cho thấy có tới 32% bị hội chứng hạn chế và 2% bị hội chứng tắc nghẽn. Đo thính lực thấy có 10,2% giảm thính lực 1 tai và 8,0% giảm thính lực 2 tai ở các giải tần.

Đặc biệt có 1 ca giảm thính lực mức độ vừa ở các dải tần số cao từ 2000Hz trở lên, có biểu đồ dạng giảm thính lực do tiếng ồn điển hình ở 1 em gái 14 tuổi, làm công việc dệt phụ giúp gia đình.

Kết quả đo thính lực đường xương ở 88 trẻ em lao động trong làng nghề dệt truyền thống cho thấy ở dải tần số 500 chỉ có 1 ca giảm thính lực 1 tai, nhưng ở dải tần số 1000Hz thì có 3 em bị bị giảm thính lực 1 tai. Đến dải tần số 2000Hz thì mức độ bị giảm thính lực tăng lên hẳn: 4 ca giảm thính lực 2 tai và 1 ca giảm thính lực 1 tai.

Dệt là một nghề có nguy cơ mắc bệnh bụi phổi-bông cao. Qua điều tra dịch tễ học ở nhiều nước, người ta đã phát hiện ra ít nhất 40% công nhân tiếp xúc với bụi bông bị bệnh. Chức năng hô hấp là một trong những chỉ số quan trọng trong phát hiện bệnh bụi phổi-bông.

Kết quả bước đầu về chức năng hô hấp trên cộng với các triệu chứng chủ quan của trẻ em làm công việc dệt cho thấy đây có thể là một vấn đề sức khỏe nổi cộm của trẻ em tiếp xúc với bụi bông tại làng nghề dệt Hoà Hậu.

Các chuyên gia cho rằng phải khẩn trương kiểm tra sức khoẻ chuyên ngành cho các em. Đặc biệt cần theo dõi, phòng ngừa suy nhược thần kinh và khả năng của một số ảnh hưởng sức khoẻ khác ngoài nguy cơ “điếc nghề nghiệp”.

Cần sự quan tâm đặc biệt

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ước tính, trên thế giới có khoảng 351,7 triệu trẻ em tham gia vào các hoạt động kinh tế, trong đó có 210,8 triệu em từ 5 – 14 tuổi và 140,9 triệu em từ 15 – 17 tuổi. Trong số này, có khoảng ¼ (171 triệu em, bao gồm 111 triệu em từ 5 – 14 tuổi, 59 triệu em từ 15 – 17 tuổi) tham gia làm các công việc có hại như làm việc trong mỏ, tiếp xúc với hoá chất và thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp hoặc làm việc với các máy móc nguy hiểm.

Cũng theo ILO, trên thế giới ước tính có 73 triệu trẻ em dưới 10 tuổi tham gia lao động và mỗi năm có 22.000 trẻ em chết vì các tai nạn liên quan đến nghề nghiệp.

Tại Việt Nam, trẻ em dưới 14 tuổi chiếm 25,51%, độ tuổi 15 – 19 (bao gồm người chưa thành niên) chiếm 10,71% tổng dân số của cả nước và là nguồn nhân lực cho đất nước trong tương lai.

Vì vậy, việc chăm lo sức khỏe cho lực lượng lao động tương lai này đã và đang được Chính phủ rất quan tâm. Mặc dù Việt Nam đã có những Luật và thông tư về nhằm hạn chế trẻ em tham gia lao động, nhưng trên thực tế, có thể gặp rất nhiều trẻ em đang tham gia lao động sản xuất, phổ biến nhất là trong khu vực kinh tế không chính thức như các doanh nghiệp tư nhân, các cơ sở sản xuất nhỏ và các hộ gia đình, đặc biệt là ở nông thôn.

Các số liệu phân tích từ cuộc Điều tra Chất lượng Cuộc sống Hộ gia đình tại Việt Nam năm 2006 cho thấy ước tính khoảng 6,7% trẻ em độ tuổi 6 – 14 (khoảng 930.000 trẻ) đã tham gia vào các hoạt động kinh tế, trong đó, 296.847 trẻ dưới 12 tuổi, và 37.139 trẻ dưới 10 tuổi.

Các phân tích cũng ước tính rằng 503.389 trẻ ở độ tuổi 12-14 tham gia vào các hoạt động kinh tế “không-nhẹ-nhàng” nằm ở dưới độ tuổi tối thiểu cho các loại hình lao động này, 633.405 trẻ độ tuổi 15-17 phải làm việc quá giờ.

Từ nghiên cứu trường hợp điển hình ở làng dệt Hòa Hậu, các chuyên gia cho rằng cần khuyến nghị với các nhà hoạch định chính sách xây dựng và bổ sung các chính sách và biện pháp phù hợp nhằm cải thiện môi trường và điều kiện lao động, giảm thiểu nguy cơ, dự phòng tác hại nghề nghiệp và bảo vệ sức khỏe cho trẻ em tham gia lao động.

Đặc biệt, nên xây dựng thí điểm một số giải pháp can thiệp có sự tham gia của cộng đồng, từ đó xây dựng các hướng dẫn nâng cao sức khoẻ nơi làm việc cho người lao động nói chung và cho trẻ em lao động nói riêng.

]]>
https://meyeucon.org/13422/bao-dong-tre-em-mac-benh-nghe-nghiep/feed/ 0
Xóa bỏ lao động trẻ em: Chưa có giải pháp căn cơ https://meyeucon.org/12687/xoa-bo-lao-dong-tre-em-chua-co-giai-phap-can-co/ https://meyeucon.org/12687/xoa-bo-lao-dong-tre-em-chua-co-giai-phap-can-co/#respond Sat, 25 Sep 2010 14:17:41 +0000 https://meyeucon.org/?p=12687 Dư luận hẳn chưa quên vụ bà Nguyễn Thị Nga mở cơ sở may gia công (tại quận Tân Bình, TPHCM) bắt 4 trẻ em làm việc từ 12 – 17 giờ mỗi ngày và đánh đập các em tàn nhẫn. Sau đó, bà Nga đã bị TAND quận Tân Bình tuyên phạt 30 tháng tù về tội hành hạ người khác. Những tưởng, đây là bài học cảnh tỉnh cho giới chủ đang bóc lột sức lao động trẻ em, thế nhưng, tình trạng bóc lột lao động trẻ em vẫn diễn ra thường xuyên trong khi cơ quan chức năng đang loay hoay tìm giải pháp.

Đủ kiểu bóc lột

Trong vai một người đi gom hàng gia công, chúng tôi tìm đến một chủ cơ sở may gia công trong hẻm nhỏ trên đường Nhất Chi Mai (quận Tân Bình). Căn phòng nhỏ khoảng 20m², được kê 6 chiếc máy may và 1 máy vắt sổ cùng với một đống nguyên phụ liệu may mặc và hàng đã thành phẩm. Ngoài cô chủ ngồi kiểm hàng thành phẩm thì các công nhân làm việc tại đây toàn là trẻ em.

Các em nhỏ này phải lao động từ 12 – 14 giờ mỗi ngày.

Trong lúc cô chủ đang đi liên hệ thêm nguồn hàng, tôi bắt chuyện với một bé đang ngồi vắt sổ bên cạnh. Em cho biết tên là T., quê ở Thanh Hóa, năm nay 14 tuổi học đến lớp 8 thì nghỉ và được người quen đưa vào đây làm gần 1 năm nay. “Làm ở đây, bà chủ bao ăn, ngủ tại chỗ, lương năm đầu được 5 triệu đồng và gửi thẳng về quê cho cha mẹ em. Năm nay nhiều hàng hơn nên bà chủ nói sẽ tăng thêm cho mỗi người 2 triệu đồng/năm nhưng việc nhiều, làm từ sáng đến đêm không xuể, cực lắm. Sáng sớm, dậy từ 6 giờ để soạn hàng, sau đó ăn sáng, thường là xôi hoặc cơm. Trưa được nghỉ ăn cơm 30 phút, chiều được nghỉ 1 tiếng rưỡi để thay phiên nhau tắm giặt, sau đó là làm việc đến 10 giờ đêm. Hôm nào hàng nhiều thì có thể làm khuya hơn”, T. cho biết.

Trường hợp của Q., hiện đang phụ bán mì gõ ở ngã tư Bốn Xã (quận Bình Tân) cũng vất vả không kém. Buổi sáng nhặt rau, phụ việc nhà. Từ buổi trưa em phụ nấu nướng, chuẩn bị chén đũa. Xế chiều, bắt đầu cầm mõ tre rong ruổi đến 1-2 giờ sáng. “Mua giùm cháu một tô đi, nếu hôm nay không bán hết 60 tô là bị trừ tiền công và bị đánh đấy!”, Q. năn nỉ. Năm nay Q. được 15 tuổi, bỏ quê lên Sài Gòn đã được 2 năm. Chủ quán là người cùng quê nên toàn bộ lương của Q. được chủ gửi về quê cho bố mẹ.

Còn M. hiện đang làm cho một đại lý bán vé số trên đường Trần Văn Đang (quận 3). M. cho biết, hàng ngày nhận vé số từ ông chủ và mỗi người bán được phân theo khu vực. Ông chủ M. nuôi 20 người chủ yếu là người già và trẻ em để đi bán vé số. Ngoài ăn uống hàng ngày, ông chủ dành phần gác gỗ trong căn nhà cho thuê để cho mọi người ngủ. “Bán vé số cũng không cực lắm nhưng sợ nhất là bị “đàn anh” đánh vì cho rằng giành giật địa bàn và bị giật mất vé số”, M. cho hay.

Mới chỉ xử lý hành chính

Hiện nay, lao động trẻ em phải làm việc từ 12-14 giờ/ngày, thậm chí 16 giờ/ngày trong điều kiện lao động khắc nghiệt. Đã có nhiều trẻ em bị vắt kiệt sức lao động, bị hành hạ phải bỏ trốn hoặc được hàng xóm phát hiện báo cơ quan chức năng. Hầu hết các em đều đến từ các tỉnh, thành khác thông qua đường môi giới hoặc cha mẹ gửi gắm. Gần như 100% lao động trẻ em không được ký hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm xã hội. Đa số lao động trẻ em không được nhận lương trực tiếp hàng tháng và thường thì cha mẹ đã “nhận thay” 1 năm/lần (từ 3-6 triệu đồng/năm).

Mới đây, khi kiểm tra cơ sở may gia công của ông Vũ Huy Chiến ở khu phố 4, phường Bình Hưng Hòa (Bình Tân), cơ quan chức năng phát hiện nhiều hành vi vi phạm, như: không đăng ký kinh doanh, không ký hợp đồng lao động, buộc lao động trẻ em làm 15 giờ/ngày. Do bị ép làm quá sức, lại bị chủ đánh đập nên các em đã bỏ trốn và được người quen đưa đi tố cáo. Hiện vụ việc đang được điều tra, xử lý.

Pháp luật về lao động cho phép người vị thành niên (đủ 15 tuổi) được phép làm việc nhưng không được quá 7 giờ/ngày. Việc sử dụng trẻ em dưới 15 tuổi hay sử dụng lao động là người vị thành niên làm việc quá 7 giờ/ngày, không ký hợp đồng lao động là vi phạm pháp luật.

Ông Hoàng Công Hợp, Phó phòng LĐTB-XH quận Bình Tân thừa nhận, trên địa bàn quận có hàng trăm cơ sở may gia công và các cơ sở này thường lôi kéo lao động từ quê vào và trả lương thấp, bóc lột sức lao động trẻ em. Lực lượng cán bộ làm công tác này rất mỏng, hơn nữa, khi đi kiểm tra các cơ sở có lao động trẻ em thì hầu hết các chủ cơ sở đều khẳng định đó là con cháu trong nhà lên chơi phụ giúp. Thậm chí, trước khi thanh tra đi, các cơ sở đều được báo trước, vì vậy chủ cơ sở thường cho các em ra ngoài chơi hoặc đưa ra những giấy tờ chứng minh được sự chấp thuận của cha mẹ cho các em lên học việc để đối phó. Hiện nay, do chưa có quy định bắt buộc trẻ em phải đăng ký tạm trú nên cũng rất khó xử lý. Do các cơ sở sản xuất sử dụng lao động trẻ em hầu hết không đăng ký kinh doanh, thuê mướn mặt bằng nên rất khó quản lý. Nếu đóng cửa, họ sẽ lại sang nơi khác thuê mặt bằng mới để làm việc. Ngoài ra, mức phạt cao nhất đối với cơ sở vi phạm không quá 3 triệu đồng nên chưa đủ sức răn đe.

Lãnh đạo Sở LĐTB-XH TPHCM cũng thừa nhận thực tế là khó xử lý các cơ sở vi phạm trong việc sử dụng lao động trẻ em vì đã có sự thỏa thuận, bảo lãnh giữa cha mẹ ruột của các em với chủ cơ sở. Hơn nữa, đối với những hành vi vi phạm nói trên, pháp luật hiện chỉ quy định xử phạt hành chính nhưng mức xử phạt chẳng đáng là bao so với lợi nhuận thu về của các cơ sở.

Đối với các hành vi chăn dắt, hành hạ trẻ em ăn xin, dù các ngành chức năng phát hiện nhiều trường hợp nhưng đến nay vẫn chưa có vụ nào được xử lý thích đáng. Dù rất bức xúc nhưng cũng rất khó xử lý bọn chăn dắt, vì các đối tượng thực hiện hành vi chăn dắt không đánh đập các em, hoặc có đánh đập nhưng tỷ lệ thương tật chưa đến mức xử lý hình sự. Đó là chưa nói đến các quy định pháp luật liên quan đến lao động trẻ em cũng chưa thống nhất về độ tuổi lao động. Cụ thể, Luật Lao động quy định trẻ từ 15 tuổi trở lên được lao động, nhưng Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em lại quy định trẻ 16 tuổi trở xuống vẫn là trẻ em và cần được bảo vệ và chăm sóc

]]>
https://meyeucon.org/12687/xoa-bo-lao-dong-tre-em-chua-co-giai-phap-can-co/feed/ 0
Nhức nhối lao động trẻ em https://meyeucon.org/9008/nhuc-nhoi-lao-dong-tre-em/ https://meyeucon.org/9008/nhuc-nhoi-lao-dong-tre-em/#respond Wed, 21 Jul 2010 12:30:16 +0000 https://meyeucon.org/?p=9008 Tình trạng trẻ em bỏ học vào miền Nam làm thuê, bị bóc lột sức lao động, bị hành hạ đến bầm dập, tương lai mờ mịt, đang diễn ra nhức nhối ở Thừa Thiên – Huế.

Do khó khăn, chị Phạm Thị Tý ở làng tái định cư Thanh Mỹ phải để đứa con mới 11 tuổi đi làm thuê.

Gác bút ly hương

Ngôi nhà bé nhỏ, tạm bợ của vợ chồng Phạm Thị Tý – Trần Mộng ở khu tái định cư Thanh Mỹ (Phú Diên, Phú Vang) nóng như cái lò nung. Chị Tý bế đứa con nhỏ lem luốc khóc lè nhè cùng chồng ngồi bệt giữa nền nhà vương vãi bùn đất. “Chài lưới mấy ngày liền không được chi, lại hết gạo rồi nên đang chờ tiền miền Nam gửi ra”- chị Tý rầu rầu nói.

Gia đình này có 5 con còn nhỏ nhưng không còn đứa nào đến trường. Là dân vạn đò trên phá Tam Giang được đưa lên bờ tái định cư, do không có đất đai, nghề chài lưới thì ngày càng thất bát nên gia đình chị Tý rơi vào cảnh cùng cực và nợ nần chồng chất. Cách đây 5 tháng, khi có người từ Sài Gòn về làng tìm lao động nhí làm việc cho cơ sở may mặc gia công, chị Tý đã xin ứng trước 10 triệu đồng rồi cho Trần Nam, đứa con mới 11 tuổi của mình vào làm thuê trừ nợ.

Ngày lên đường, cậu bé khóc nức nở nhưng không quên ôm theo mấy cuốn sách giáo khoa nhàu nát.

Tình trạng phải để con gác bút đi Nam làm thuê trả nợ thay bố mẹ như chú bé Nam xảy ra phổ biến ở khu tái định cư nghèo xác xơ này. Gia đình chị Nguyễn Thị Gái cạnh bên có 2 đứa con là Bùi Văn Toàn và Bùi Văn Tám cũng phải bỏ học vào Nam khi vừa học xong lớp 5. “Chẳng bố mẹ mô muốn con mình phải lao động khi còn quá nhỏ, nhưng biết làm sao với đói kém, nợ nần…”- chị Gái xót xa.

Ngày ra đi, Toàn và Tám khóc lóc van xin nhưng chị Gái đã gạt nước mắt khước từ. Chuyện đó không thôi chà xát trong lòng chị. Ở khu tái định cư này, ly hương làm thuê mà học hết lớp 5 như Toàn, Tám đã là cao nhất rồi. Hầu hết phải rời xa mái trường khi mới lớp 1, lớp 2…

Bóc lột tàn tạ

Đã mấy tháng rồi vợ chồng anh Nguyễn Thương ở làng tái định cư Thanh Mỹ, xã Phú Diên ăn ngủ không yên sau khi nhận được những dòng thư đẫm nước mắt của đứa con gái 11 tuổi -Nguyễn Thị Bé. Bé vào TP. HCM làm thuê hơn nửa năm nay sau khi học dở lớp 5. “Nó đã gửi mấy lá thư về rồi, thư mô cũng kể việc nó phải làm việc quần quật từ 6 giờ sáng đến 2 giờ khuya và phải ăn ở luôn tại xưởng may. Đã hàng chục lần nó bị ngất xỉu tại nơi làm việc do kiệt sức”- vợ anh Thương gạt nước mắt kể.

Đọc những dòng thư của Bé, chúng tôi giật mình khi biết Bé chưa bao giờ được đi đâu ngoài cái xưởng may nơi mình làm việc. Bé không thể biết mình đang làm việc ở địa chỉ nào, quận nào của TP. HCM. Thư của Bé gửi về cũng phải nhờ sự giúp sức bí mật của một lao động phụ trách nấu nướng của xưởng. Vợ chồng anh Thương muốn hồi âm cho con gái cũng đành chịu.

Được chính quyền phối hợp với Hội Chữ thập đỏ vào tận TP. HCM “giải cứu” đưa về nhà từ mấy tháng nay nhưng em Trương Văn Thiện ở thôn Trung Chánh, xã Lộc Điền (huyện Phú Lộc) vẫn chưa hoàn hồn. Một năm trời làm thân trâu ngựa ở xưởng may “đen” đã biến Thiện từ một cậu bé khỏe mạnh trở nên tàn tạ. “Mỗi ngày tụi cháu chỉ được ngủ 3 tiếng, còn lại là làm việc. Ai làm chậm là bị đánh bằng roi mây và phải nhịn đói”- Thiện kể. Lúc vào làm, người ta hứa trả cho Thiện 5 triệu đồng/ năm nhưng khi về quê, cậu bé chỉ được trả chưa đầy… 50 nghìn đồng. Ngày về Thiện nói không ra tiếng vì kiệt sức.

Vì hoàn cảnh gia đình ngặt nghèo và nợ nần chồng chất đã khiến Nguyễn Văn Đen ở đội 7, thôn Diêm Trường (Vinh Hưng, Phú Lộc) phải bỏ học rất sớm để đỡ đần cho gia đình.

Cuối năm 2008, Đen vào TP.HCM làm việc cho cơ sở may gia công của Nguyễn Thị Châu Á ở phường Phú Thạnh, quận Tân Phú. Hơn 9 tháng làm việc tại xưởng may, Đen đã phải gánh chịu vô vàn tủi nhục bởi sự hành hạ về tinh thần lẫn thể xác. Đen bị Á và tay chân vắt kiệt sức bằng lịch trình làm việc từ 6 giờ 30 sáng đến 2 giờ sáng ngày hôm sau.

Ngoài bị bóc lột sức lao động dã man, Đen còn thường xuyên bị bà này đánh đập tàn nhẫn mỗi ngày khiến toàn thân sưng tấy phải nhập Bệnh viện Trưng Vương (TP. HCM) cấp cứu (ngày 21- 10-2009). Các bác sĩ cho biết Đen bị suy tim và viêm phổi nặng do ăn uống thiếu chất và phải làm việc quá sức trong môi trường độc hại. Đến nay, sau 9 tháng trở về, những vết thương trên cơ thể Đen đã dần lành nhưng sự hoảng loạn về tinh thần thì vẫn còn đó.

Về các xã Vinh Hiền, Vinh Giang, Phú Hải, thị trấn Phú Lộc… (huyện Phú Lộc), chúng tôi nghe người dân kể lại rất nhiều câu chuyện xót xa về cuộc đời của những đứa trẻ bị buộc phải ly hương vì cơm áo. Nhiều em tàn phế, nhiều em bặt vô âm tín không biết sống chết thế nào.

Theo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thừa Thiên- Huế, mỗi năm tỉnh này có từ 800 – 1.000 trẻ em rời quê đi kiếm sống bằng nghề nặng nhọc, nhiều nhất là TP. HCM. Đây cũng là những trẻ em bị bóc lột sức lao động tàn nhẫn và bị hành hạ dã man.

Do khó khăn, chị Phạm Thị Tý ở làng tái định cư Thanh Mỹ phải để đứa con mới 11 tuổi đi làm thuê.
]]>
https://meyeucon.org/9008/nhuc-nhoi-lao-dong-tre-em/feed/ 0
Campuchia cần thêm kinh phí để chấm dứt tình trạng lao động trẻ em https://meyeucon.org/3925/campuchia-can-them-kinh-phi-de-cham-dut-tinh-trang-lao-dong-tre-em/ https://meyeucon.org/3925/campuchia-can-them-kinh-phi-de-cham-dut-tinh-trang-lao-dong-tre-em/#respond Thu, 13 May 2010 09:03:55 +0000 https://meyeucon.org/?p=3925 Bản báo cáo do Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) công bố ngày 12/5 cho biết, mặc dù đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc hạn chế tình trạng lao động trẻ em, song Campuchia vẫn cần thêm khoảng 100 triệu USD nhằm hiện thực hóa mục tiêu này vào năm 2016.

Lao động trẻ em-một vấn đề nhức nhối tại nhiều quốc gia
trên thế giới
(Ảnh tư liệu)

Bên cạnh đó, bản báo cáo này cũng cho biết thêm, nhân ngày thế giới chống lao động trẻ em (2/6/2009), Campuchia đã trở thành một trong những nước đầu tiên trên thế giới cam kết chấm dứt những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất vào năm 2016.

Năm 2008, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã thông qua kế hoạch hành động quốc gia nhằm loại bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất (NPA-WFCL). Tính đến nay, Chính phủ Campuchia đã thực hiện một số biện pháp nhằm hiện thực hóa mục tiêu trên cũng như nhằm hoàn thiện NPA-WFCL, trong đó phải kể đến việc hạn chế, rút trẻ em khỏi các đối tượng lao động và thực hiện các cơ chế tăng cường, phối hợp nhằm đối phó với tình trạng lao động trẻ em.

Bên cạnh đó, Campuchia còn đề ra những chính sách nhằm tăng mức sống tại các gia đình nghèo, nâng cao nhận thức và hiểu biết về lao động trẻ em, khuyến khích những nhà tuyển dụng và tổ chức công đoàn chống lại tình trạng này.

Theo bản báo cáo của ILO thì hiện Chính phủ Campuchia cũng đang thiết lập mạng lưới các tổ chức xã hội dân sự nhằm đối phó với những vấn đề nhức nhối xung quanh nạn lao động trẻ em.

Nhằm hướng tới mục tiêu hoàn thành kế hoạch loại bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất vào năm 2016, Chính phủ Campuchia đã đề ra một chương trình với 12 biện pháp quan trọng nhằm hướng tới lộ trình năm 2016 như tiến hành một cuộc điều tra toàn diện về lao động trẻ em nhằm nâng cao nhận thức về những nội dung của WFCL cũng như đề ra nhiều mục tiêu khả thi hơn nhằm tiến tới hạn chế đối tượng lao động là trẻ em; thúc đẩy những chính sách giáo dục toàn diện và thân thiện với trẻ em… Tuy nhiên, trong báo cáo của mình, ILO cũng cho biết thêm rằng, theo tính toán của một dự án hợp tác giữa Ngân hàng thế giới (WB), ILO và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) thì Campuchia sẽ cần thêm khoảng 100 triệu USD nữa nhằm hiện thực hóa mục tiêu trên.

Báo cáo toàn cầu (4 năm báo cáo một lần) có tên Tăng tốc hành động chống lao động trẻ em do ILO công bố hồi năm ngoái cho thấy: Từ năm 2004-2008, số lượng lao động trẻ em toàn thế giới giảm từ 222 triệu trẻ em xuống còn 215 triệu (giảm 3%)- chứng tỏ tốc độ giảm lao động trẻ em toàn cầu đang chậm dần lại. Số liệu thống kê cũng cho thấy hiện vẫn còn 115 triệu trẻ em đang làm những công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm – được coi là các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất.

Báo cáo cũng cho thấy mối lo ngại rằng khủng hoảng kinh tế sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất đến năm 2016. Trước tình hình này, Tổng Giám đốc ILO Juan Somavia cảnh báo: “Cần phát động chiến dịch mạnh mẽ hơn nhằm chống lại lao động trẻ em. Không thể lấy khủng hoảng kinh tế làm cái cớ cho việc không hành động hoặc giảm bớt các hành động xóa bỏ lao động trẻ em”.

]]>
https://meyeucon.org/3925/campuchia-can-them-kinh-phi-de-cham-dut-tinh-trang-lao-dong-tre-em/feed/ 0