Khi đang bầu bí, chị em đừng chăm chăm tuân theo nguyên tắc “ba bữa chính/ngày”. Tốt nhất hãy nạp thứ gì đó vào bụng ngay khi cảm giác thèm ăn xuất hiện. Quan trọng nhất là đừng để dạ dày “biểu tình” vì quá đói hay “nặng nề” do ăn quá no.
Hơn nữa, trong giai đoạn mang thai, dạ dày tiết dịch vị nhiều hơn bình thường, chị em nên ăn vặt thường xuyên trong cả ngày để trung hoà lượng dịch vị dư thừa.
Dù món ăn có bổ dưỡng đến đâu, nhưng nếu nó đem lại cho bạn cảm giác lợm giọng, buồn nôn, đừng cố ép mình nuốt nó cả! Bởi vì điều quan trọng nhất là bạn có giữ được thức ăn trong dạ dày không?
Một số đồ vặt như bánh qui mặn, dưa chuột bao tử, nước chanh, súp nấm, táo, bánh gatô, nước ép trái cây, ngũ cốc có đường, bánh qui giòn… là những thức ăn thường không gây ra cảm giác buồn nôn cho chị em mang bầu.
Bơ, sốt mayonnaise… là những đồ ăn gây khó tiêu. Chúng thường đọng lại rất lâu trong dạ dày và vì thế, gây ra cảm giác buồn nôn.
Uống nước quá nhiều trong bữa ăn sẽ làm tăng nhanh cảm giác đầy bụng. Điều này dễ khiến chúng ta cảm thấy buồn nôn, thậm chí gây nôn mửa khi đang trong giai đoạn ốm nghén. 1-2 cốc nước trong bữa ăn là đủ.
Giữa các bữa ăn, ta có thể uống nước tùy thích.
Mệt mỏi sẽ làm gia tăng chứng nôn oẹ của chị em bầu bí. Vì thế, cần biết sắp xếp thời gian hợp lý để vừa giữ gìn sức khỏe vừa đảm bảo công việc cơ quan lẫn việc nhà. Tốt nhất hãy phân công và chia sẻ bớt các công việc nhà cho ông xã bạn.
Vitamin B6 thúc đẩy tiêu hóa và giúp chị em mang thai giảm bớt cảm giác mệt mỏi. Nếu ngại uống, có thể bổ sung qua một số thực phẩm như mầm lúa mì, chuối, thịt gà…
Có một cách giảm những cơn ốm nghén khá hiệu quả đối với bà bầu là dùng trà gừng hoặc trà bạc hà. Trà gừng được các chuyên gia cho rằng có hiệu quả hơn nhưng nó không hề dễ uống và dễ gây nóng cho các bà bầu. Vì vậy, trà bạc hà được sử dụng phổ biến hơn cả. Mỗi khi có cảm giác buồn nôn hoặc quá khó chịu với những cơn ốm nghén, chị em bầu bí nên tự thưởng cho mình một tách trà bạc hà nóng.
Vì chị em bầu bí rất nhạy cảm với các mùi thơm, nên vì thế, hãy tránh những nơi “chìm” trong mùi chiên rán, thuốc lá hay nước hoa.
]]>Có nhiều biện pháp để giảm ốm nghén, trong đó có một số loại thực phẩm bà bầu không nên ăn để tránh hiện tượng ốm nghén xảy ra, dưới đây là những thực phẩm cần lưu ý:
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Mayo, các loại thực phẩm béo ngậy như khoai tây chiên có thể ảnh hưởng đến dạ dày bạn, gây cảm giác buồn nôn. Thực phẩm nhiều mỡ thường rất khó tiêu hóa, làm mất nhiều thời gian di chuyển qua hệ tiêu hóa xuống dạ dày càng làm bạn có cảm giác buồn nôn.
Ford-Martin và Aron còn cho biết thêm rằng, các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ thường có mùi nặng, hay gây nôn, ói. Bên cạnh koai tây chiêm, bà bầu trong thời gian ốm nghén cũng không nên ăn những loại bánh nhiều mỡ như bánh mì kẹp thịt, bánh hành tây…
Gia vị cay, hạt tiêu là một trong những thủ phạm hàng đầu gây chứng buồn nôn ở phụ nữ mang thai, theo nghiên cứu của hai tiến sĩ Paula Ford-Martin và Elisabeth A. Aron – tác giả cuốn sách “những điều cần biết về mang thai”. Hạt tiêu được sử dụng trong nhiều loại thực phẩm ăn sẵn bao gồm cả nước sốt salsa và nước tương. Những thực phẩm này còn là thủ phạm hàng đầu gây bệnh dạ dày nếu ăn chúng với mức độ nhiều và liên tục.
Ford-Martin và Aron khuyên bạn nên trung thành với một số loại thức ăn tự nhiên như cà chua, rau hơn là sử dụng salsa và nước tương trong thời kì ốm nghén. Tỏi và hành tây là những loại thực phẩm có thể bổ sung được gia vị cay và giúp bạn giảm bớt triệu chứng buồn nôn khi ốm nghén.
Kem pho mát có nhiều chất béo, có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng nôn ói ở bà bầu thời kì ốm nghén. Theo các bác sĩ đại học Mayo, thực phẩm giàu chất béo là nguyên nhân chủ yếu làm phức tạp thêm căn bệnh ốm nghén vì vậy, bà bầu nên tránh những loại thực phẩm này trong suốt ba tháng đầu mang thai. Loại thực phẩm này mất rất nhiều thời gian để tiêu hóa trong dạ dày của bạn làm bạn càng có cảm giác khó chịu.
Bà bầu nên tránh những loại thực phẩm giàu chất béo như bánh bơ đậu phộng, váng sữa, sữa nguyên pho mát… để giảm bớt triệu chứng ốm nghén. Bạn có thể bổ sung thêm các dạng thực phẩm giàu chất xơ vào cơ thể như bánh quy khô, bánh mì nướng, ngũ cốc… để giảm triệu chứng buồn nôn.
]]>Trả lời: Biểu hiện buồn nôn và nôn rất thường gặp trong thời kỳ mang thai, nhất là khi mang thai 3 tháng đầu, với khoảng 30 – 70% sản phụ bị ảnh hưởng bởi các triệu chứng này. Trong 90% các trường hợp, buồn nôn và nôn sẽ cải thiện sau tuần thứ 12 – 14 và rất hiếm khi kéo dài đến tuần thứ 20. Nếu không được kiểm soát tốt, các biểu hiện này có thể gây ra nhiều hậu quả khó lường cho sản phụ như mất nước, rối loạn điện giải, sụt cân, mệt mỏi, giảm sút thể lực, biến dạng thực quản, gây cảm giác lo lắng, sợ ăn uống, từ đó có những tác động tiêu cực đối với thai nhi.
Các nhóm thuốc chống nôn như
Đều được chứng minh là có tác dụng giảm buồn nôn và nôn do thai nghén.
Hiện không có nhiều nghiên cứu về tính an toàn của các thuốc chống nôn kể trên đối với thai nghén, tuy nhiên những nghiên cứu đã được tiến hành đều không cho thấy nguy cơ gây dị dạng thai của các thuốc này. Thuốc chống nôn được sử dụng phổ biến và an toàn nhất ở phụ nữ có thai trong nhiều năm qua là các viên phối hợp giữa một loại kháng histamin và vitamin B6.
Gừng cũng là một liệu pháp chống nôn có hiệu quả ở phụ nữ có thai, tuy nhiên tính an toàn của nó đối với thai nghén khi dùng liều cao còn chưa được kiểm chứng.
Day bấm các huyệt nội quan hoặc hợp cốc có thể giảm buồn nôn ở khoảng 50% các trường hợp và đây là một biện pháp điều trị khá an toàn.
Những sản phụ bị buồn nôn và nôn nên được khuyên tránh dùng các thức uống có cồn, hạn chế các thức uống có chứa caffein, tốt nhất là nên uống nước trắng. Nếu buồn nôn và nôn diễn ra kéo dài, sản phụ nên ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày.
]]>Theo tổng kết này, các thuốc kháng histamine có thể được sử dụng để kiểm soát NVP. Trong hướng dẫn chăm sóc trước khi sinh, Viện Nghiên cứu Sức khỏe và Lâm sàng của Anh (NICE) cũng đã hướng dẫn về việc sử dụng các thuốc kháng histamine nếu các bà bầu yêu cầu hoặc mong muốn xem xét điều trị NVP.
Cũng có bằng chứng cho thấy Pyridoxine (Vitamin B6) có thể giảm buồn nôn và không có mối liên quan nào giữa pyridoxine và các dị tật bào thai.
Tuy nhiên còn có những lo ngại về khả năng ngộ độc pyridoxine ở liều cao và NICE không khuyến nghị sử dụng pyridoxine để điều trị NVP. Tuy nhiên, hướng dẫn của cả Canada và Mỹ đều khuyến nghị rằng sử dụng pyridoxine với liều lượng lên tới 40mg/ngày kết hợp với thuốc kháng histamine là cách điều trị hiệu quả.
Theo một nghiên cứu được xem xét trong tổng kết này, nếu một phụ nữ bị NVP nặng trong thai kỳ trước thì việc điều trị dự phòng bằng thuốc ngay khi xuất hiện các triệu chứng trong thai kỳ hiện tại có thể giảm nguy cơ NVP nặng.
Tổng kết này kết luận rằng có những bằng chứng tốt về độ an toàn và hiệu quả của thuốc kháng histamine kết hợp với pyridoxine trong điều trị NVP.
]]>Chanh rất giàu viatmin C, giúp tăng sức đề kháng, sức khỏe cho cả mẹ và bé. Táo có vị chua ngọt, kích thích sự thèm ăn, tăng cường tiêu hóa, có thể giảm triệu chứng buồn nôn lúc sáng sớm, ngăn ngừa chứng phù khi mang thai và cung cấp thêm cho cơ thể lượng lớn chất kiềm, kali và vitamin.
Nước táo có nhiều tác dụng tốt
Nước chanh táo sẽ cung cấp cho cơ thể cellulose và acid hữu cơ cần thiết, thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, phòng bệnh táo bón và bệnh trĩ.
Quả thanh long chứa rất nhiều vitamin C và chất xơ, chữa ho và hen suyễn rất tốt, tăng cường đi tiêu mỗi ngày do đó chất thải độc không có cơ hội lưu trong cơ thể bạn.
Quả lê mọng nước, giải khát rất tốt, tốt cho phổi và giá trị dinh dưỡng tương đương táo, lượng đường chỉ có 9,3% và acid chỉ có 0,16%.
Uống nước thanh long và lê mỗi ngày sẽ giúp điều hòa môi trường dịch trong dạ dày, giúp bạn giảm các cơn buồn nôn khó chịu khi mang thai.
Bưởi rất giàu pectin, protein, canxi, phốt pho, sắt, vitamin B1, C và các chất dinh dưỡng khác, đặc biệt là vitamin C. Nước bưởi mật ong không chỉ giúp dứt các cơn ho, tiêu đờm, tăng cường tiêu hóa mà điều trị chứng biếng ăn khi mang thai ở mẹ.
Ngoài ra lượng isullin trong bưởi còn giúp kiểm soát lượng đường trong máu có khả năng tăng cao khi mang thai.
Cà chua giàu vitamin C, carotene, protein và các nguyên tố khác, có vị ngọt và chua. Ăn cà chua có thể giảm hoặc biến mất sắc tố đen trên da do biến đổi hocmon khi mang thai; đu đủ tốt cho lá lách và dạ dày, điều trị chứng khó tiêu, buồn nôn và các bệnh khác.
Nước trái cây này rất giàu vitamin, một lượng lớn khi vào cơ thể người sẽ chuyển hóa thành vitamin A, có hiệu quả ngăn ngừa việc mất canxi trong khi mang thai. Nước cũng nhiều các thành phần enzym, có thể thúc đẩy sự cân bằng sự trao đổi chất giữa người mẹ và thai nhi trong khi mang thai.
Cần tây là loại rau bổ dưỡng, tốt cho lá lách, phổi và chữa ho hiệu quả; dứa có hương vị dễ chịu, ngọt, thơm ngon.
Nước trái cây này giàu vitamin, giàu sắt, canxi, protein và chất xơ thô, có thể giúp tiêu hóa dễ dàng, có thể tăng cường sự thèm ăn khi mang thai. Cần lưu ý là cần tay khi ép ra nước các thành phần dinh dưỡng rất dễ bay hơi, do vậy khi ép xong phải uống ngay và không nên bảo quản trong tủ lạnh.
Kiwi tươi có hương vị độc đáo, ngọt và chua và bổ dưỡng; giúp tăng lực để giữ sức khỏe cho cae mẹ và bé, chữa chứng bí tiểu và tiểu buốt.
Nước trái cây hỗn hợp này có chứa một lượng chất xơ hòa tan cao, giúp ăn uống tốt, nó còn hiệu quả trong việc giảm cholesterol, tăng cường sức khỏe cho tim và ngăn ngừa sự tích tụ của các chất có hại.
]]>Trả lời: Chào bạn, tình trạng của bạn có thể là vẫn còn đang bị nghén. Đa số trường hợp nghén thường tự khỏi sau 3 tháng nhưng vẫn có một số trường hợp các bà mẹ vẫn còn bị nghén cho đến khi sinh. Tuy nhiên, để chống nôn vào buổi sáng, bạn nên có một bữa ăn nhẹ trước lúc đi ngủ và chuẩn bị sẵn thức ăn để sáng sớm vừa mới ngủ dậy thì bạn có thể ăn ngay. Tốt nhất là chuẩn bị sữa. Vì hiện tượng nôn vào buổi sáng thường do hạ đường huyết. Hiện tượng bị chuột rút là do bạn thiếu canxi và vitamin B1. Bạn nên bổ sung bằng cách ăn cua, tôm, cá biển, cơm, bánh mì, ngũ cốc, rau xanh, trái cây. Vấn đề sinh khó hay dễ thường được tiên lượng vào tháng cuối thai kỳ và khi chuyển dạ sinh. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ sinh khó như là: em bé quá to, người mẹ thấp bé…
]]>
Gừng (Zingiber Offcinale) còn gọi là khương, sinh khương hoặc can khương, đã được sử dụng có hiệu quả để chữa các chứng nôn nao và nôn mửa sau phẫu thuật hoặc gây mê, bệnh nhân ung thư điều trị hóa trị liệu cũng như say sóng, say tàu xe…
Có ít nhất hai công trình nghiên cứu được đăng trên các tạp chí y học lớn cho thấy gừng có tác dụng điều trị rất tốt chứng nôn mửa ở thời kỳ đầu thai nghén. Fischer-Raumussen qua theo dõi 27 phụ nữ mang thai 3 tháng đầu có cảm giác buồn nôn. Thử nghiệm có đối chứng và so sánh cho thấy: Dùng gừng với liều 250mg bột khô, 4 lần một ngày đã làm giảm một cách đáng kể những cơn buồn nôn, nôn mửa so với người dùng thuốc làm từ đường lactose (placebo). Vutyvanich và cộng sự cũng cho thấy tác dụng chống nôn và nôn mửa rất rõ ràng và nhanh của gừng trên 70 phụ nữ ở 17 tuần đầu của thai kỳ. Thử nghiệm lâm sàng gần đây của Chez và cộng sự tại khoa sản phụ, Ðại học Nam Florida trên 26 phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, có ít nhất 2 tuần buồn nôn và nôn mửa. Các phụ nữ này không uống thuốc chống nôn và được chia làm hai nhóm: 14 người uống nước gừng pha đường 4 lần/ngày (250mg nước cốt gừng và một muỗng ăn cơm nước đường loãng). Nhóm còn lại (12 người) cũng uống một lượng nước đường tương tự với dầu chanh. Những phụ nữ này đã ghi nhật ký hàng ngày theo mức độ từ 1 đến 10 các biểu hiện buồn nôn, những cơn nôn mửa cũng như chất lượng sống của họ. Kết quả cho thấy đến ngày thứ 9, gần 80% phụ nữ uống nước gừng đạt ít nhất 4 điểm tốt hơn trong thang bậc tiến bộ, trong khi đó chỉ có 20% số phụ nữ uống nước gừng giã (nước đường) có được những cải thiện tương tự. Trong các nghiên cứu kể trên, người ta không thấy một hậu quả có hại nào của gừng cho sức khỏe thai nhi cũng như bà mẹ mang thai.
Gừng không những là một gia vị được ưa chuộng mà từ bao đời nay còn được dùng làm thuốc chữa rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đầy bụng, nôn, đau bụng sau khi sinh, cảm cúm, ho có đờm, ngộ độc thuốc, đau nhức mình mẩy do lạnh, đau khớp… Các nghiên cứu mới đây cũng cho thấy tác dụng chống đau, chống viêm và chống đông máu rất rõ ràng của gừng trên cả thực nghiệm lẫn lâm sàng.
Mặc dù các cảm giác buồn nôn có thể kèm theo nôn mửa thường tự biến mất ở đa số phụ nữ mang thai sau tuần thứ 14, nhưng rất nhiều người đã rất khó chịu và nhiều khi khổ sở vì những triệu chứng không mong muốn này. Thường người ta dùng gừng ở các dạng thuốc như bột khô 1g hoặc tươi 5g, 3-4 lần một ngày để giảm đi các biểu hiện khó chịu trên.
Ðể chữa bệnh, liều dùng của gừng thường là 1-2g bột gừng khô hoặc 5-10g gừng tươi 2-4 lần một ngày. Trong ẩm thực, người ta có thể ăn tới 30g gừng tươi một lần mà không sao cả. Theo kinh nghiệm dân gian, nhai gừng sống, nuốt dần nước là cách dùng có hiệu quả nhất để chữa buồn nôn. Khi đun, nấu hoặc làm mứt, tác dụng chữa bệnh của gừng sẽ bị giảm đi một phần do tinh dầu bay hơi.
Một trong những ưu điểm nổi bật của gừng là lành tính, không độc. Qua kinh nghiệm hàng nghìn năm cũng như các thí nghiệm trên súc vật đã không đưa ra bằng chứng nào về tác dụng bất lợi cho sức khỏe của gừng khi dùng với liều lượng vừa phải. Dược điển của Anh, Trung Quốc và Mỹ đều công nhận là có thể dùng gừng an toàn cho phụ nữ trong thời kỳ thai nghén.
]]>Buổi sáng, vừa ngủ dậy mà bạn đã stress vì những lí do không đâu hay chạy như con thoi vì sợ muộn giờ,… thì nguy cơ ói mửa sẽ tăng “vùn vụt”. Hơn nữa, stress của mẹ sẽ gây những ảnh hưởng xấu tới thai nhi!
Vì thế, hãy hết sức bình tĩnh trong mọi trường hợp. Khi thức dậy, hãy ngồi dậy từ từ rồi sau đó nhẹ nhàng rời khỏi giường nếu muốn, tuyệt đối không được ngồi “phắt” dậy khi đang “bầu bí”!
Một cái bụng thường xuyên rỗng không bao giờ là phương án tốt khi bạn đang mang thai.
Các bà mẹ tương lai hãy chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, ví dụ như sau: một bữa sáng đầy đủ chất dinh dưỡng, một bữa ăn nhẹ vào tầm 11 giờ trưa, bữa trưa, bữa chiều và bữa tối, nếu thấy cần, bạn đừng ngại bổ sung thêm một bữa ăn nhẹ nữa trước khi đi ngủ.
Chiếc bụng rỗng là một trong số những nhân tố làm bạn dễ cảm thấy buồn nôn hơn đấy.
Nếu bạn cứ suốt ngày nằm lười biếng trên giường thì nguy cơ ói mửa của bạn sẽ tăng lên gấp bội.
Hãy chọn cho mình một bài tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp và thường xuyên tập luyện để quên đi cảm giác buồn nôn nhé!
Khi mang thai, hãy tạm thời quên đi những món ăn hấp dẫn như pho mát, các loại sốt chứa nhiều gia vị và thực phẩm ngoại lai…
Khi làm các công việc nội trợ, nguy cơ nôn mửa của bạn càng cao. Vì thế, hãy chia sẻ công việc gia đình cho các ông bố tương lai! Việc làm này sẽ khiến cánh mày râu có cơ hội chăm sóc và hiểu hơn về “một nửa” của mình.
Bột nhào, gạo, mì, các loại ngũ cốc… cung cấp năng lượng mà không gay bất kì một tác động nào tới cơ thể làm bạn buồn nôn.
Bạn nên chọn cả súp nữa, đặc biệt là các loại súp từ rau củ, chúng làm bạn nhanh no và không còn cảm thấy buồn nôn.
Bạn không nên dùng thuốc sắc, thuốc hãm, các loại thực phẩm hay ngay cả các bài thuốc dân gian “truyền miệng” … được chỉ định là chống nôn mửa nếu chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
Khói thuốc lá không chỉ khiến bạn buồn nôn mà còn rất độc hại đối với thai nhi. Hãy tránh xa khói thuốc nhé!
Trong thời kì mang thai, bạn nên tránh xa caféine, đặc biệt, không nên uống cà phê nóng. Kinh nghiệm từ các bà mẹ đã mang thai, bạn nên chọn đồ uống có ga để hạn chế triệu chứng buồn nồn.
Cuối cùng, nếu chứng buồn nôn trong thai kì thật sự là điều bất lợi hay bạn có thai đã đến tháng thứ 4 mà hiện tượng này vẫn chưa chấm dứt thì đừng do dự, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để có những chỉ dẫn đúng đắn!
Các cơn buồn nôn và nôn mửa có thể đến bất cứ lúc nào, với đa số phụ nữ, diễn ra cả ngày dài. Mật độ các triệu chứng có thể thay đổi theo từng người.
Nói chung, việc này ảnh hưởng đến suốt ba tháng đầu trong thời kỳ mang thai. Có khoảng phân nửa số phụ nữ mang thai chịu ảnh hưởng của cả chứng buồn nôn và nôn nghén. Chứng buồn nôn thông thường bắt đầu tuần thứ 6 thời kỳ mang thai, nhưng cũng có thể bắt đầu sớm lúc 4 tuần. Nó có khuynh hướng trở nên tồi tệ vào tháng tiếp theo.
Vào khoảng phân nửa số phụ nữ bị chứng buồn nôn trong quá trình mang thai cảm thấy hoàn toàn giảm hẳn vào tuần thứ 14. Và đa số còn lại, phải mất thêm khoảng một tháng chứng buồn nôn mới giảm nhẹ, mặc dù sau đó nó có thể quay lại, đến rồi đi suốt thời kỳ mang thai. Rủi thay, một ít tỉ lệ số phụ nữ mang thai có những triệu chứng tiếp tục dai dẳng đến ngày sinh.
Vì chứng ốm nghén rất phổ biến- và có vẻ kéo dài “chỉ” vài tháng- không có nghĩa là không có thách thức. Ngay cả một trường hợp nhẹ của buồn nôn có thể làm bạn mòn mỏi, và kết thúc các cơn buồn nôn và nôn mửa “theo ngày giờ” có thể làm bạn kiệt sức và khốn khổ. Hãy nói với người chăm sóc bạn về các triệu chứng và những khả năng làm giảm nhẹ
Chứng nghén nặng chiếm tỉ lệ khoảng 1% trên số phụ nữ có thai biểu thị đặc trưng bởi biểu hiện của buồn nôn và nông mửa, xụt ký, nhiễm kiềm, hạ kali huyết và đôi khi rối loạn điện giải,. Những trường hợp nhẹ thường được điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và giảm acid. Rất nhiều trường hợp thường yêu cầu phải lưu lại bệnh viện để người mẹ có thể đươc truyền dịch và dinh dưỡng. KHÔNG ĐƯỢC sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để giải quyết vấn đề mà không được sự hướng dẫn của bác sĩ.
Không ai biết chắc lý do buồn nôn suốt thời kỳ mang thai, nhưng có lẽ do một kết hợp của nhiều thay đổi chất trong cơ thể. Vài nguyên nhân:
• Hormone gonadotropin màng đệm ở người (hCG): hóc môn này tăng nhanh chóng suốt thời kỳ đầu mang thai. Không ai biết hCG góp phần vào chứng buồn nôn như thế nào, nhưng nó là nghi ngờ đầu tiên bởi sự trùng hợp: chứng buồn nôn dường như đạt đỉnh trong cùng thời gian với lượng hCG. Hơn nữa, những trường hợp trong đó phụ nữ có mức hCG cao hơn/nhiều đồng nghĩa với tỉ lệ buồn nôn và nôn ói cao hơn. Nhiều nhà chăm sóc sức khỏe nghĩ rằng chứng ốm nghén là một dấu hiệu tốt bởi vì nó có nghĩa nhau thai phát triển tốt.
• Estrogen: Hóc môn này cũng tăng cao trong thời kỳ đầu mang thai.
• Sự tăng nhạy cảm với các mùi. Một vài hương liệu gây phản xạ ngay lập tức ( vài nhà nghiên cứu nghĩ rằng đây có lẽ là kết quả của mức estrogen cao hơn bình thường, nhưng chưa ai biết chắc chắn)
• Đau dạ dày: những khu vực tiêu hóa của một vài phụ nữ đơn giản là nhạy cảm hơn với những thay đổi trong thời kỳ đầu mang thai. Thật vậy, vài nhà nghiên cứu cho rằng những phụ nữ mang vi khuẩn Helicobactor pylori trong bao tử thường có triệu chứng buồn nôn và nôn mửa nhiều và lâu hơn. Mặc dù thế, không phải tất cả các nghiên cứu đều xác nhận mối liên hệ này.
Chứng ốm nghén không có hại đến bạn hay em bé của bạn, nhưng nếu bạn trải qua quá nhiều chứng nôn mửa và không thể ăn uống được, bạn có thể mắc chứng ốm nghén nặng (hyperemesis gravidarum). Chứng nghén nặng có thể gây hại đến bạn và em bé của bạn nếu triệu chứng sảy ra nhiều và không được điều trị, vì có khả năng thiếu dinh dưỡng và mất cân đối điện giải. Vấn đề tối quan trọng là bạn phải thông báo đến người chăm sóc sức khỏe cho bạn khi những triệu chứng xuất hiện và có những lựa chọn cho việc điều trị.
Một số điều NÊN và KHÔNG NÊN bạn có thể thử để giúp giảm bớt các triệu chứng:
Trả lời: Trong 3 tháng đầu của thai nghén, cảm thấy mỏi mệt hoặc buồn nôn là khá phổ biến, có đến 70% phụ nữ buồn nôn và nôn từ nhẹ đến trung bình, từ tháng thứ 4 thì giảm đi.
Mức độ buồn nôn và nôn (ói mửa) khác nhau tuỳ người. Có người chỉ cảm thấy hơi buồn nôn vào buổi sáng nhưng cũng có người buồn nôn và ói mửa liên tục suốt cả ngày.
Đối với phụ nữ có thai lần đầu, tình trạng này thường được gọi là ốm nghén và cũng dễ gặp tình trạng nghiêm trọng hơn, tuy hiếm, như nôn mửa nặng, và giảm cân.
Nguyên nhân chính xác còn chưa rõ ràng. Đã có nhiều giả thuyết được nêu lên liên quan đến:
Thay đổi về hormon trong 3 tháng đầu thai nghén được coi là có vai trò quan trọng: Nồng độ cao kích dục tố màng đệm (hCG); cường năng tuyến giáp, serotonin – hoá chất của não có ảnh hưởng đến cả và … Các chất này đều tham gia vào cơ chế gây ra nôn ói.
Trong thời gian mang thai, phần trên tiêu hoá có thể hoạt động chậm và do đó góp phần tăng buồn nôn và ói mửa.
Vi khuẩn sống trong đường ruột có thể gây ra sự phát triển của bệnh. Những vi khuẩn này có với tỉ lệ lớn hơn ở phụ nữ mang thai và lớn hơn nữa ở phụ nữ bị nôn nặng.
Nếu chỉ là thể nhẹ hoặc trung bình thì chỉ gây khó chịu. Nếu là thể nặng, có thể dẫn đến mất nước và rối loạn điện giải, cần được điều trị.
Rất ít khi có tử vong cho mẹ nhưng bệnh tật thứ phát có thể xảy ra. Nguy cơ đẻ non, thai nhẹ cân và dị tật ở hệ thần kinh trung ương cao hơn ở những thai nghén bình thường. Thể nặng có thể kèm theo những nguy cơ cho con như thai chết lưu, thai nhẹ cân.
Nếu các triệu chứng không nghiêm trọng, có thể tự chăm sóc ở nhà. Ăn nhẹ, ăn nhiều bữa thức ăn khô. Có thể cải thiện hơn bằng bổ sung liều cao vitamin B6 và các vitamin khác.
Cho tới nay, bù dịch và điện giải kết hợp với vitamin B6 vẫn thường được chỉ định. Vitamin B6 là thuốc có hiệu quả và vô hại cho thai.
Hỗ trợ về mặt cảm xúc, tìm ra những yếu tố gây stress vì giảm stress cũng rất có ích. Hướng dẫn cách thư giãn, thiền.
Một số gợi ý có thể hữu ích:
BS Đào Xuân Dũng
]]>