Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Jul 2024 02:18:03 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Giữ ấm cho bé trong mùa đông lạnh giá https://meyeucon.org/35284/giu-cho-trong-mua-dong-lanh-gia/ https://meyeucon.org/35284/giu-cho-trong-mua-dong-lanh-gia/#respond Wed, 24 Dec 2014 01:00:36 +0000 https://meyeucon.org/?p=35284 Trong thời tiết lạnh giá của mùa đông, điều cần thiết là bé luôn được ấm áp và khô ráo. Tuy nhiên, lối nghĩ bắt buộc phải bọc bé trong chăn có thể gây ra những phiền toái không nhỏ. Dưới đây là một số cách để phụ huynh có thể dễ dàng giữ cho bé của mình khỏe mạnh, ấm áp và thoải mái cho dù bạn đưa đến siêu thị hay ủ bé vào ban đêm.

Làm thế nào để giữ ấm cho trẻ vào ban đêm mà không khiến bé quá nóng?

Trong khi bạn muốn giữ cho bé của mình được ấm áp vào ban đêm thì điều quan trọng là làm sao để trẻ không bị quá nóng. Khi bị quá nóng, nguy cơ bị hội chứng đột tử trẻ sơ sinh (SIDS) sẽ cao hơn.

Thật khó khăn để giữ ấm cho phòng của bé trong cả đêm, nhưng cần chắc chắn rằng bạn giữ được nhiệt độ phòng ở mức thoải mái nhất. Phòng ngủ có nhiệt độ từ 16 độ C đến 20 độ C là phù hợp, 18 độ C là nhiệt độ lý tưởng. Hãy sử dụng một nhiệt kế phòng theo dõi nhiệt độ phòng để đảm bảo an toàn, nhiệt độ dễ chịu. Nhiệt độ đó sẽ cho phép một người lớn mặc đồ nhẹ là ngủ ngon.

Để tránh hiện tượng bé bị ấm quá mức, hãy để các bộ tản nhiệt, máy sưởi, nguồn lửa, hoặc ánh sáng mặt trời trực tiếp. Không nên sử dụng túi sưởi hoặc chăn điện trên giường của bé.

Duy trì nhiệt độ thích hợp là việc làm cần thiết đảm bảo sức khỏe trẻ nhỏ
Duy trì nhiệt độ thích hợp là việc làm cần thiết đảm bảo sức khỏe trẻ nhỏ

Cách duy trì nhiệt độ thích hợp là gì?

Sử dụng một tấm khăn trải vừa phải và một cái chăn bông để đắp cho trẻ, bạn không nên sử dụng chăn lông. Bạn cũng cần chuẩn bị thêm những sự thay thế phù hợp cho những sự thay đổi nhiệt độ khác nhau.

Bạn có thể giữ ấm cho trẻ cả đêm, từ đầu đến chân, bằng cách sử dụng một bộ đồ ngủ có chân. Khi nhiệt độ trong phòng của bé quá lạnh, bạn có thể mặc cho bé một chiếc áo lót bên trong bộ đồ ngủ. Không cần thiết phải đội mũ cho bé khi ở trong nhà hoặc trong khi đang ngủ.

Kiểm tra nhiệt độ vùng bụng của bé để xem bé có được ủ quá ấm hoặc đang quá lạnh hay không để điều chỉnh bộ đồ ngủ cho phù hợp. Nếu em bé của bạn quá nóng, hãy bỏ bớt một hoặc nhiều chăn, áo khi cần thiết. Nếu em bé bị lạnh, hãy đắp thêm chăn hoặc mặc thêm đồ cho bé. Các dấu hiệu khác thể hiện bé đang quá nóng là có mồ hôi, tóc ẩm ướt, và phát ban nhiệt.

Đừng kiểm tra bàn tay hoặc bàn chân của bé để biết liệu bé đã được ủ đủ ấm. Tuy nhiên, nếu thấy trên tay chân bé có những vệt tím xanh thì bạn có thể cần mang thêm găng tay, vớ cho trẻ. Hãy nhớ rằng, nếu con bạn bị sốt; bé sẽ cần ít hơn chăn ủ.

Nhiều bậc cha mẹ sử dụng một chiếc túi ngủ có chun hoặc khuy bấm để con bạn không thể đạp nó ra khỏi người. Điều này có nghĩa là bé luôn được ủ ấm và ít bị đánh thức vì cái lạnh của mùa đông. Với túi ngủ không có tay, em bé của bạn vẫn có thể di chuyển cánh tay của mình xung quanh trong khi phần còn lại của cơ thể trẻ vẫn được bao bọc.

]]>
https://meyeucon.org/35284/giu-cho-trong-mua-dong-lanh-gia/feed/ 0
Nhiệt độ nước tắm, độ sâu nước tắm, cách tắm cho bé an toàn https://meyeucon.org/35232/nhiet-nuoc-tam-sau-nuoc-tam-cach-tam-cho-toan/ https://meyeucon.org/35232/nhiet-nuoc-tam-sau-nuoc-tam-cach-tam-cho-toan/#respond Mon, 08 Dec 2014 01:00:34 +0000 https://meyeucon.org/?p=35232 Bé có thể rất thích tắm và đùa nghịch với nước nhưng có những nguyên tắc nhất định mà cha mẹ cần biết để bé được an toàn và vui vẻ trong khi tắm. Nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất là không bao giờ để bé một mình trong bồn tắm. Hãy đọc để biết thêm về những lời khuyên hữu ích với việc tắm cho bé.

Nhiệt độ nước thích hợp cho tắm là bao nhiêu?

Các mẹ phải đảm bảo rằng nước tắm là đủ mái ấm áp, nhưng không quá nóng, trước khi cho bé vào bồn hoặc chậu tắm. Hãy lấy nước lạnh vào bồn trước, sau đó thêm nước nóng cho đủ ấm. Hãy đảo đều bồn nước để phân tán nhiệt đều trong bồn, điều này sẽ giúp làm giảm nguy cơ trẻ bị bỏng. Đừng bao giờ đặt bé vào bồn tắm trong khi vòi nước vẫn chảy vì nhiệt độ của nước có thể thay đổi một cách nhanh chóng.

Hiện nay, trên thị trường có bán nhiều loại nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ của nước tắm và cũng là một món đồ chơi đáng yêu cho bé khi tắm (hình con cá, tôm, cua, quả bóng…). Đa số các nhiệt kế này sẽ chỉ cho bạn biết nhiệt độ lý tưởng của nước tắm là 37 đến 38 độ C, đó chính là khoảng nhiệt độ của cơ thể người. Nếu bạn không có nhiệt kế, hãy dùng khuỷu tay của bạn (chứ không phải là bàn tay) để đo nhiệt độ nước tắm một cách nhanh chóng. Nước đảm bảo là khi bạn cảm thấy không nóng cũng không lạnh.

do nhiet do nuoc tam

Nếu nhà bạn có sử dụng bình nóng lạnh thì bạn nên sử dụng vòi trộn nước nóng lạnh để lấy nước vào chậu tắm hoặc bồn tắm. Điều này giúp ta kiểm soát nhiệt độ nước tốt hơn và an toàn hơn vì nước đi ra khỏi vòi không quá nóng. Một đứa trẻ có thể bị bỏng độ 2 hoặc độ 3 trong vòng vài giây khi ở trong nước quá nóng.

Nếu bạn sử dụng phòng tắm gia đình để tắm cho bé, trong đó có các vòi, các nắp an toàn, van hơi… thì hãy cố gắng dạy cho bé không chạm vào những thứ đó, nhất là nhánh có nước nóng, hơi nóng. Bạn đừng quá chủ quan với suy nghĩ trẻ chưa đủ khỏe để gạt, vặn những van, vòi đó.

Cho dù bé được tắm trong nước ấm, nhưng bé có thể bị mất nhiệt cơ thể một cách nhanh chóng khi bạn đưa bé ra khỏi nước, nếu có thể, hãy giữ ấm cho phòng tắm. Khi bạn đưa bé ra khỏi bồn tắm, hãy quấn bé bằng một cái khăn bông to và rồi nhẹ nhàng lau khô người trước khi mặc tã cho bé. Sau đó quấn thêm cho bé bằng một chiếc khăn khô hoặc chăn, và hãy ôm ấp bé trong khoảng 10 phút để giữ ấm cho bé, trước khi mặc quần áo của bé.

Độ sâu của nước bao nhiêu là vừa?

Đối với trẻ từ sơ sinh đến sáu tháng tuổi, độ sâu của nước tắm khoảng 13 cm là vừa (Hoặc cần đảm bảo có đủ nước để thân của bé được ngâm trong nước với phần vai trở lên được nâng đỡ.

Với bé lớn hơn thì mẹ không nên để mực nước tắm cao hơn eo của bé khi ngồi trong bồn, chậu và đừng bao giờ đặt bé vào bồn tắm khi nước vẫn chảy vì độ sâu của các nước có thể nhanh chóng tăng lên quá cao.

Nâng đỡ bé trong nước thế nào cho an toàn?

Khi bạn đưa bé vào bồn tắm, hãy đỡ bé thật chắc chắn ở phần mông bằng một tay. Đặt cánh tay còn lại của bạn dưới gáy và vai. Khi em bé đã ở trong bồn tắm, bạn có thể dời bàn tay đỡ mông để rửa và lấy nước từ xung quanh. Tay kia tạo thành chỗ dựa vững chắc và giữ đầu và cổ bé ở trên mặt nước.

Bạn cũng có thể sử dụng một số công cụ hỗ trợ tắm để giải phóng đôi tay cho việc tắm rửa cho bé. Nếu bé chưa biết ngồi thì một cái nôi tắm, giá tắm sẽ hỗ trợ bé khi ở trong nước. Nếu bé đã biết ngồi, bạn có thể sử dụng ghế tắm…

Luôn giữ phần cổ và đầu của bé ở trên mặt nước!
Luôn giữ phần cổ và đầu của bé ở trên mặt nước!

Luôn luôn ở bênh cạnh bé trong khi bé đang ở trong phòng tắm. Ngay cả khi bé đã quá quen thuộc với bồn tắm hay bạn đang sử dụng một công cụ hỗ trợ tắm, điều quan trọng là bạn vẫn phải có mặt để theo dõi, giúp đỡ bé. Trẻ có thể bị chết đuối trong mực nước 3cm và nó hoàn toàn có thể bị trượt hoặc ngã vào trong nước bất cứ lúc nào. Trẻ không thể vùng vẫy hoặc tạo ra tiếng động cần khi chúng gặp khó khăn trong nước, vì vậy có thể bạn không thể nhận ra bất cứ điều gì đã xảy ra cho đến khi mọi thứ đã quá muộn.

May mắn thay, hầu hết các bậc cha mẹ đều đảm bảo cho những đứa con của họ an toàn khi tắm. Ở Anh, có khoảng một bé chết đuối mỗi năm trong khi tắm. Tuy nhiên, có nhiều em bé khác đã gặp phải những chấn thương nghiêm trọng sau khi bị bỏ lại một mình với dụng cụ hỗ trợ tắm.

Nếu bạn sử dụng phòng tắm lớn của gia đình, hãy đặt một tấm thảm cao su dưới đáy của bồn tắm. Khi bé lớn lên, hãy dạy cho bé luôn ngồi xuống trong bồn tắm ở tất cả các lần để loại trừ khả năng bé đứng lên và bị trượt, hay mất thăng bằng.

Thời gian bao lâu thì cần tắm cho bé?

Nó thuộc vào bạn. Tắm có thể là một niềm vui và cơ hội thư giãn cho bạn và em bé. Nhưng nếu bạn không muốn tắm cho bé mỗi ngày, vẫn hoàn toàn tốt nếu bạn tắm cho bé 2 đến 3 lần mỗi tuần. Những ngày không tắm thì cần rửa mặt, tay, chân, cơ quan sinh dục và đít của trẻ.

Khi bé được một vài tháng tuổi, bạn có thể muốn bắt đầu xây dựng thói quen tắm trước khi đi ngủ của trẻ. Bạn không cần phải gội đầu cho trẻ mỗi ngày. Tóc của trẻ sản xuất rất ít dầu, do đó, chỉ cần gội đầu cho trẻ một lần hoặc hai lần một tuần là đủ.

Hãy sử dụng một chất tẩy rửa nhẹ, được sản xuất chuyên biệt cho trẻ sơ sinh sẽ giúp duy trì rào cản tự nhiên trên da của bé. Nếu da bé khô hoặc bị kích thích, bạn có thể thêm một chút dung dịch làm mềm vào nước. Hãy nhớ rằng, việc sử dụng một chất làm mềm có thể làm cho làn da của bé trơn, vì vậy, cần giữ bé nhẹ nhàng nhưng an toàn khi bé đang ở trong nước.

Có an toàn không khi cho bé tắm chung với cha mẹ?

Nó là an toàn khi bé được khoảng hai tháng tuổi và bạn tự tin về cách xử lý của mình. Bạn sẽ cần một ai để trợ giúp khi bạn vào hoặc ra khỏi bồn tắm. Bạn không nên vừa bế bé vừa làm những việc đó. Sự tiếp xúc da với da sẽ tăng cường sự gắn bó giữa cha mẹ và con cái.

tam voi con

Cho bé tắm chung nhưng tốt nhất là bạn nên tự tắm cho mình trước, khi cho bé vào tắm chung thì người bạn và nước đều phải sạch và bạn chỉ cần tắm cho bé theo những gì chúng tôi đã nói ở trên.

Tôi có thể ra khỏi phòng tắm chỉ trong vài giây?

Không bao giờ để em bé của bạn trong bồn tắm mà không có sự để mắt của người lớn (Nó rất quan trọng nên chúng tôi phải nhắc lại một lần nữa).

Trước khi bạn bắt đầu tắm cho bé, bạn cần chuẩn bị sẵn sàng tất cả mọi thứ. Hãy chắc chắn rằng sữa tắm, khăn, tã sạch, bộ đồ ngủ… đều ở trong tầm tay của bạn. Khi bé của bạn là một trẻ sơ sinh, hãy nhớ có dự trù thêm tránh trường hợp bé có những hoạt động bất ngờ!

Nếu ai đó gõ cửa hay có chuông điện thoại reo và bạn thấy cần phải trả lời nó, hãy quấn em bé vào khăn đủ ấm và mang bé theo!

]]>
https://meyeucon.org/35232/nhiet-nuoc-tam-sau-nuoc-tam-cach-tam-cho-toan/feed/ 0
Trải nghiệm tính năng “siêu hiện đại” mới đến từ tã quần Bobby https://meyeucon.org/34900/ta-quan-bobby/ https://meyeucon.org/34900/ta-quan-bobby/#respond Wed, 11 Jun 2014 14:51:26 +0000 https://meyeucon.org/?p=34900 Nhãn hàng tã quần chống hăm Bobby ứng dụng tính năng đặc biệt siêu hiện đại “Dải băng dính cuốn miếng tã sau sử dụng” được thừa hưởng từ công nghệ của Mamypoko đến từ nhà sản xuất tã lót em bé số 1 Nhật Bản cho tất cả sản phẩm tã quần mang nhãn hiệu Bobby. Tính năng mới giúp vứt bỏ tã sau sử dụng sạch sẽ và tiện lợi, giúp các mẹ không còn lo lắng về vấn đề “hậu mặc tã” cho bé.

Là dòng sản phẩm tã quần của công ty Diana, thành viên thuộc tập Đoàn Unicharm số 1 Nhật Bản và được các mẹ tại Việt Nam tin dùng, Tã quần Bobby là sản phẩm tiên phong giúp cho việc thay tã của các mẹ tiện lợi hơn. Với những ứng dụng công nghệ của Mamypoko đến từ nhà sản xuất tã lót em bé số 1 Nhật Bản, Bobby cho phép tính năng siêu hiện đại “Dải băng dính cuốn miếng tã sau sử dụng” có trong sản phẩm tã quần Bobby. Đây là tính năng mới, là trợ thủ đắc lực của các mẹ trong việc “xử lý” miếng tã sau sử dụng vô cùng tiện lợi, sạch sẽ và tiết kiệm thời gian trong việc chăm sóc bé yêu của mình.

Với chức năng như tên gọi của chính mình “Dải băng dính cuốn miếng tã sau sử dụng” giúp các mẹ tiết kiệm thời gian trong việc mặc và thay tã cho bé yêu, mặt khác “xử lý’ miếng tã đã tiêu bẩn một cách “vô cùng” vệ sinh và khoa học. Ngoài ra, trong những chuyến đi chơi hoặc dã ngoại, tính năng mới của tã quần Bobby còn giúp gia đình không còn lo lắng về vấn đề vệ sinh “hậu mặc tã” cho bé yêu của mình.

Để giúp các mẹ tiết kiệm thời gian, sau đây là cách sử dụng:

  • Xé dọc theo đường xé hai bên hông của tã
  • Cuộn tròn miếng tã từ phần đáy lên trên
  • Kéo miếng dính cố định từ mặt sau của tã
  • Dùng miếng dính cố định miếng tã để tiêu bỏ

Là dòng sản phẩm thừa hưởng công nghệ cao cấp của Mamypoko đến từ nhà sản xuất tã lót em bé số 1 Nhật Bản, nắm bắt được nhu cầu của các mẹ mong muốn mang lại sự thoải mái toàn diện cho các bé yêu, Công ty Diana cho ra đời tã quần Bobby với thiết kế dạng quần gồm 7 hình ảnh ngộ nghĩnh, vui nhộn rất thuận tiện, dễ dàng cả khi mặc và thay tã. Đai hông siêu mềm mại, vừa vặn hoàn hảo mang lại sự thoải mái tối đa cho bé, song song là lõi kép siêu thấm hút với 2 lõi bông giúp thấm hút thật nhanh ko bị thấm ngược trở lại, tốc độ khô thoáng trở lại vượt trội. Đặc biệt, với màng đáy thoát hơi ẩm dạng vải giúp đẩy hơi nóng ra ngoài, cho da bé hô hấp với không khí tự nhiên. Nhờ ứng dụng công nghệ của Mamypoko đến từ nhà sản xuất tã lót em bé số 1 Nhật Bản, tã quần chống hăm Bobby nay đã có thêm tính năng mới : “Dải băng dính cuốn miếng tã sau sử dụng” giúp cuốn miếng tã lại và vứt bỏ sau sử dụng 1 cách thông minh sạch sẽ và tiện lợi, giúp các mẹ không còn lo lắng về vấn đề “hậu mặc tã” cho bé.
Hiện tại tã quần Bobby có 4 lựa chọn kích cỡ cho bé yêu:

  • Size S: cho bé 4-8kg
  • Size M: Cho bé từ 6-10kg
  • Size L: Cho bé từ 9-13kg
  • Size XL: Cho bé từ 12-17kg
  • Size XXL: Cho bé trên 17kg

Thông tin chi tiết xem tại www.diana.com.vn

Thông tin về công ty Diana

Công ty DIANA là một Công ty hàng đầu trong ngành hàng sản xuất các sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân, đặc biệt là cho phụ nữ và trẻ em tại Việt Nam (chuyên sản xuất các mặt hàng từ giấy và bột giấy như BVS, tã giấy cho trẻ em, tã giấy người lớn, khăn giấy lụa, khăn giấy ướt với các thương hiệu nổi tiếng như Diana, Bobby, Caryn, Libera, E’mos,…).

Sử dụng dây chuyền sản xuất hiện đại kết hợp với thế mạnh là thành viên của tập đoàn hàng đầu thế giới Unicharm Nhật Bản, công ty Diana luôn đi đầu trong việc ứng dụng các công nghệ hiện đại trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân để sáng tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao nhất, phù hợp nhất, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng Việt Nam.

Từ năm 1999 đến nay, sản phẩm Diana luôn được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao. Diana là công ty sản xuất BVS đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được cấp chứng chỉ quốc tế ISO 9001:2000 (do tổ chức SGS-Vương quốc Anh cấp) và là sản phẩm đầu tiên và duy nhất được Hội Sản phụ khoa khuyên dùng.

]]>
https://meyeucon.org/34900/ta-quan-bobby/feed/ 0
Bổ sung cải bó xôi vào thực đơn ăn dặm hàng ngày của bé, tại sao không? https://meyeucon.org/29170/bo-sung-cai-bo-xoi-vao-thuc-don-an-dam-hang-ngay-cua-be-tai-sao-khong/ https://meyeucon.org/29170/bo-sung-cai-bo-xoi-vao-thuc-don-an-dam-hang-ngay-cua-be-tai-sao-khong/#respond Sun, 11 Aug 2013 06:00:28 +0000 https://meyeucon.org/?p=29170 Phương Tây đã có bộ hoạt hình Popeye để nhắc nhở bé hãy chịu khó ăn cải bó xôi. Cải bó xôi, hay còn gọi là rau bina, rau chân vịt là món ăn ưa thích của chàng thuỷ thủ Popeye trong bộ phim hoạt hình cùng tên. Thật chẳng hổ danh loại rau giàu dinh dưỡng bậc nhất, cải bó xôi có lượng dưỡng chất vitamin áp đảo trong danh sách các loại rau củ quả.

Vậy để bé khoẻ như Popeye, mẹ còn chần chừ gì mà không bổ sung cải bó xôi vào thực đơn ăn dặm hàng ngày của bé?

Hàm lượng dinh dưỡng tuyệt vời

Một trong những ưu điểm vượt trội của cải bó xôi so với các loại rau củ quả khác đó là lượng chất khoáng và vitamin dồi dào cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng của trẻ nhỏ:

Canxi và magie giúp hệ xương của bé phát triển lành mạnh đến bất ngờ,

Sắt và kali bổ trợ cho sự phát triển não bộ và tuần hoàn máu ở trẻ.

Vitamin A giúp tăng cường thị lực. Do vậy, nếu có con đang chớm cận thị, mẹ nên tăng cường cho trẻ ăn cải bó xôi.

Mẹ nên chọn cải bó xôi có bẹ to, không dập nát
Mẹ nên chọn cải bó xôi có bẹ to, không dập nát

Mặt khác, xin mách mẹ những công dụng vô cùng ‘kì diệu’ của loại rau Popeye này:

1. Phương thuốc nhuận tràng của trẻ nhỏ

Cải bó xôi là loại rau ăn lá có hàm lượng chất xơ cao. Do vậy, khi mẹ cho bé ăn cải bó xôi, cơ thể bé sẽ được cung cấp chất xơ có lợi cho hệ tiêu hoá, nhu động ruột nhờ vậy cũng được vận động dễ dàng hơn. Thế nên khi “đầu ra” của bé gặp khó khăn, mẹ đừng quên ‘người bạn’ cải bó xôi này.

2. Thần dược cho căn bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu

Trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu do bị vi khuẩn hoặc vi trùng có hại tấn công. Trong cải bó xôi có lượng kháng sinh diệt vi trùng có hại, bảo vệ đường tiết niệu của trẻ nhỏ. Vậy là mẹ lại thêm yên tâm vì đã có sẵn trong tay bí kíp mỗi lần bé tiểu dắt.

3. Ăn cải bó xôi bé khỏi lo đau bụng giun

Ruột của trẻ là môi trường yêu thích của các loài giun sống kí sinh. Và thật đáng ngạc nhiên là cải bó xôi chính là liều thuốc diệt trừ giun sán vừa đơn giản vừa hiệu quả. Chỉ bằng việc chế biến cho trẻ những món ăn từ cải bó xôi, bố mẹ có thể yên tâm giúp trẻ tránh xa lũ giun sán đáng ghét.

Vậy để bé khoẻ như Popeye, mẹ còn chần chừ gì mà không bổ sung cải bó xôi vào thực đơn ăn dặm hàng ngày của bé?

Cách lựa chọn và chế biến cải bó xôi:

Khi lựa mua cải bó xôi, mẹ nên lưu ý chọn những bó cải có lá tươi xanh, tránh những lá bị rách, nhăn, dập nát và sẫm màu. Để đảm bảo an toàn tốt nhất, mẹ nên mua rau ở những hàng rau sạch hoặc trong siêu thị. Bên cạnh đó, khi chế biến cải bó xôi, để giữ được lượng dưỡng chất có trong rau, mẹ nên băm nhỏ rau thay vì xay nhuyễn. Ngoài ra, thay vì luộc rau, mẹ có thể hấp rau mà không cần cho nước vì trong cải xôi đã có sẵn nước và chính lượng nước này sẽ kết hợp cùng nhiệt độ hấp làm chín rau.

Cải xôi là loại rau dễ kết hợp cùng các loại thực phẩm khác. Mẹ có thể nấu với cá, gan gà, thịt lợn hoặc thịt bò…

Xin mách mẹ một số công thức nấu ăn cho bé với cải bó xôi

1. Cháo trắng cải bó xôi: 6 tháng +

Nguyên liệu: 2 muỗng lớn cháo theo tỷ lệ 1 gạo : 10 nước (30 ml),

2 muỗng nhỏ cải bó xôi hấp nghiền nhuyễn, rây qua lưới (10 ml)

Cách chế biến: Cháo nghiền nhuyễn đun trên bếp nhỏ lửa, rây qua lưới rồi trộn với cải bó xôi.

Tắt bếp, cho vào cháo nửa thìa cà phê dầu oliu hoặc dầu gấc. Cho bé ăn nóng

Cháo trắng cải bó xôi lành tính bé nào cũng ăn được
Cháo trắng cải bó xôi lành tính bé nào cũng ăn được

2. Cháo tôm cải bó xôi: 7 tháng +

Nguyên liệu: 2 thìa canh đầy tôm bóc bỏ băm nhỏ, 2 thìa rau cải bó xôi băm nhỏ, 2 thìa cà phê dầu mè, nước mắm ngon, hành lá

Thực hiện: Cho gạo vào nồi với nước, đun sôi thành cháo với độ đặc tùy ý.

Ướp tôm, hành lá và một muỗng cà phê nước mắm.

Sau đó múc 2/3 chén cháo trắng đã nấu sẵn vào nồi, thêm một ít nước cho vừa sở thích của trẻ. Khi cháo đã sôi cho tôm đã ướp vào quậy đều cho tôm đỡ vón cục.

Khi tôm chín cho cải bó xôi vào nấu sôi lên, tắt bếp sau đó cho dầu mè vào trộn đều. Như vậy mẹ đã có chén cháo thơm ngon, chất lượng cho trẻ.

3. Cháo cá hồi cải bó xôi: 8 tháng+

Nguyên liệu: Cháo 90 gram, cá hồi 30gram, cải bó xôi 5 lá, 1 viên phô mai vị cà chua, dầu oliu, nước mắm.

Cách làm: Đun sôi cháo trắng, cho cá hồi vào nấu chín, cho cải bó xôi bằm nhỏ vào nấu sôi vài dạo thì tắt bếp.

Thêm 1 viên fomai Belcube tomato vào xay cùng cháo. Cháo xay nấu sôi lại trước khi ăn.

4. Bánh soufflé bina đến từ nước Pháp xinh đẹp: 1 tuổi+

Nguyên liệu chuẩn bị: 10-15 lá cải bó xôi nghiền, 1/3 chén phô mai tươi, 2 quả trứng, 30ml sữa tươi hoặc sữa công thức, 1 nhúm nhỏ rau húng quế

Bánh gato lại có rau hẳn sẽ rất phù hợp với trẻ kén ăn
Bánh gato lại có rau hẳn sẽ rất phù hợp với trẻ kén ăn

Cách làm: Mẹ xay nhỏ cải bó xôi, trộn đều với phô mai tươi, trứng và sữa đã được làm ấm. Sau cùng, trộn rau húng quế xắt nhỏ vào hỗn hợp. Lưu ý: mẹ không nên trộn rau húng quế từ đầu để tránh mùi nồng.

Quét một lớp dầu olive vào khuôn nướng bánh (mẹ có thể dung khuôn nướng bánh muffin), và đổ hỗn hợp vào. Làm như vậy sẽ tránh được tình trạng bánh dính vào khuôn gây khó tróc.

Mẹ cho khay nướng vào lò nướng trong vòng 15 phút ở nhiệt độ 190 độ C. Khi mặt bánh chín vàng, mẹ có thể dùng tăm xiên vào bánh, nếu thấy tăm rút ra không bám bột nghĩa là bánh đã chín và bé yêu có thể thưởng thức món bánh soufflé bina vừa lạ miệng, vừa thơm ngon, vừa giàu dinh dướng rồi đó mẹ ạ.

Chúc mẹ và bé những bữa ăn vui vẻ bên nhau!

]]>
https://meyeucon.org/29170/bo-sung-cai-bo-xoi-vao-thuc-don-an-dam-hang-ngay-cua-be-tai-sao-khong/feed/ 0
12 điều cần biết về giặt và bảo quản quần áo cho bé https://meyeucon.org/28897/12-dieu-can-biet-ve-giat-va-bao-quan-quan-ao-cho-be/ https://meyeucon.org/28897/12-dieu-can-biet-ve-giat-va-bao-quan-quan-ao-cho-be/#respond Sun, 28 Jul 2013 04:00:41 +0000 https://meyeucon.org/?p=28897 Việc giặt giũ và bảo quản quần áo của bé tưởng đơn giản nhưng không phải cha mẹ nào cũng biết cách. Làn da của trẻ rất nhạy cảm vì vậy nguy cơ bị dị ứng do quần áo là khá cao. Ngoài ra, sức đề kháng của bé còn yếu nên nếu cha mẹ không biết cách thì bé có thể lây nhiễm bệnh ngay từ quần áo mình đang mặc hàng ngày. Trong những tháng đầu đời, rất nhiều bé gặp phải tình trạng nổi mẩn đỏ, phát ban không rõ nguyên nhân.

12 lưu ý dưới đây về giặt giũ và bảo quản quần áo của bé mà cha mẹ nào cũng nên biết để bé yêu phát triển khỏe mạnh.

1. Quần áo mới mua về phải giặt trước khi mặc

Khi mua quần áo mới về cho bé, mẹ không bao giờ được quên việc giặt trước khi cho bé mặc. Ngay cả việc thử quần áo cho bé khi chưa giặt cũng có thể làm kích ứng làn da non nớt của bé.

Quần áo trong quá trình sản xuất và vận chuyển sẽ bị dính bụi bẩn. Ngoài ra, một số bé còn bị dị ứng với hồ – chất được tráng lên trong công đoạn cuối cùng để quần áo nhìn đẹp mắt hơn. Vì vậy bạn nên giặt quần áo của bé sau khi mua.

Phơi quần áo của bé dưới ánh nắng mặt trời để diệt khuẩn.
Phơi quần áo của bé dưới ánh nắng mặt trời để diệt khuẩn.

2. Dùng bột giặt dành riêng cho trẻ em

Những loại bột giặt thông thường có thể chứa những hoá chất gây mẫn cảm với làn da của bé, khiến bé bị ngứa ngáy và nổi mụn. Vì vậy để đảm bảo an toàn cho bé, mẹ nên chọn những loại bột giặt dành riêng cho trẻ em. Loại ít hoặc không có mùi thơm và độ giặt tẩy không quá cao được khuyến khích nên dùng cho các bé.

3. Không giặt chung với quần áo người lớn

Quần áo người lớn có thể chứa những loại vi khuẩn gây hại đến sức khoẻ bé bởi người lớn có phạm vi môi trường hoạt động rộng, vì thế vi khuẩn trên quần áo cũng đủ loại.. Do vậy, bạn nên phân loại và giặt riêng quần áo của bé với đồ của mọi người trong gia đình.

4. Không sử dụng chất tẩy rửa

Nhiều cha mẹ thường thấy khó giặt sạch những vết bẩn trên quần áo của con do bé nôn trớ hoặc vấy bẩn thức ăn nên đã dùng thuốc tẩy để tẩy trắng quần áo của con.

Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn không nên bởi thuốc tẩy sẽ gây kích ứng với làn da mỏng manh của bé. Không những thế sau khi đi vào cơ thể nó rất khó có thể đào thải ra ngoài.

5. Giặt thật sạch

Hãy thừa nhận đi, rằng đôi khi vì một chút lười mà bạn có thể cắt bớt việc giặt thêm một lần nước nữa mặc dù chậu quần áo vẫn còn chút bọt xà phòng. Tuy nhiên, với quần áo của người lớn bạn có thể lười, nhưng với quần áo của bé, bạn phải giặt thật sạch, cho đến khi giặt xong không còn bọt ở chậu nước mới nên thôi.

Làm như vậy để tránh xà phòng vẫn còn dính trên quần áo có thể gây hại cho bé.

6. Hãy phơi quần áo của bé dưới ánh nắng mặt trời

Ánh nắng mặt trời là thuốc sát trùng tốt nhất vừa kinh tế lại vừa hiệu quả. Vì vậy cha mẹ nên ưu tiên chỗ nhiều nắng nhất để phơi quần áo của bé.

7. Quần áo dính đồ ăn nên giặt ngay

Nếu quần áo bé dính sữa, nước hoa quả, chocolate cần lập tức mang giặt ngay là biện pháp hiệu quả đảm bảo quần áo của bé luôn được mới như ban đầu. Nếu đợi 1-2 ngày sau mới giặt vết bẩn đã ngấm sâu vào sợi vải khó mà giặt sạch được.

Để giặt sạch những vết bẩn cứng đầu này, bạn hãy ngâm quần áo trong nước khoảng 30 phút để nước ngấm sâu vào thớ vải, giúp việc làm sạch dễ dàng hơn. Bởi nếu chỉ vò hoặc cho tất cả vào máy giặt thì những vết bẩn này sẽ vẫn còn.

8. Giặt bằng nước lạnh

Nhiều mẹ thường cho rằng giặt quần áo của bé bằng nước ấm sẽ dễ sạch các vết bẩn hơn và tiêu diệt vi khuẩn tốt hơn. Tuy nhiên, đó chỉ là cảm nhận chủ quan qua thị giác. Nếu giặt bằng nước ấm sẽ kích thích các vi khuẩn có hại sinh sôi nảy nở nhiều hơn. Vì thế, bạn nên giặt quần áo bé bằng nước lạnh để ức chế sự hình thành của vi khuẩn.

9. Dùng máy sấy hoặc bàn là

Nhiều mẹ lo lằng việc là và sấy quần áo sẽ khiến quần áo của bé co lại và nhanh cũ. Tuy nhiên việc sấy hoặc là quần áo cho bé trước khi mặc, đặc biệt là trong những tuần đầu tiên khi trẻ sinh ra có tác dụng diệt khuẩn rất tốt.

10. Phơi ngay sau khi giặt

Bạn đừng bỏ hết đống quần áo bẩn của bé vào máy giặt và sau một đêm ngủ dậy mới đem quần áo đi phơi. Điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nhiều hơn trong môi trường ẩm ướt. Bạn nên phơi ngay quần áo của bé sau khi giặt xong.

11. Việc bảo quản quần áo của bé

Cho dù bạn mới mặc cho con chiếc áo có vài phút nhưng vì không ưng ý nên lại cởi ra thay áo khác thì cũng nên giặt chiếc áo vừa mặc rồi mới đem cất đi. Không nên để chung quần áo sạch với quần áo đã mặc một lần. Trong tủ cũng nên phân chia rõ ràng nơi để các loại quần và áo, yếm, khăn, tất… của bé.

12. Chọn loại tủ quần áo

Tủ gỗ thường thoáng khí, có thể đảm bảo quần áo luôn được khô ráo, thoáng gió. Nhưng loại tủ làm bằng gỗ nhân tạo có sử dụng lượng keo dán khá lớn dễ bị quần áo bông thấm hút có thể gây dị ứng cho bé. Vì vậy tủ quần áo của bé tốt nhất nên dùng loại gỗ thật, hàm lượng formaldehyde càng thấp càng tốt.

]]>
https://meyeucon.org/28897/12-dieu-can-biet-ve-giat-va-bao-quan-quan-ao-cho-be/feed/ 0