Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Thu, 25 Apr 2024 11:06:55 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Kiểm tra nhiệt độ cho bé thế nào là tốt nhất? https://meyeucon.org/29805/cap-nhiet-do-cho-be-the-nao-la-tot-nhat/ https://meyeucon.org/29805/cap-nhiet-do-cho-be-the-nao-la-tot-nhat/#respond Mon, 27 Nov 2023 11:00:38 +0000 https://meyeucon.org/?p=29805 Nhiệt độ cơ thể là một chỉ số quan trọng để theo dõi sức khỏe của bé. Khi bé bị sốt, đo nhiệt độ cơ thể là một cách để kiểm tra mức độ nghiêm trọng và xem có cần đưa bé đi khám bác sĩ hay không. Tuy nhiên, không phải cách đo nhiệt độ nào cũng chính xác và an toàn cho bé. Vậy cách đo nhiệt độ cho bé thế nào là chính xác nhất? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu về các cách kiểm tra nhiệt độ cho bé và ưu và nhược điểm của chúng.

Khi nào nên đo nhiệt độ cho bé?

Nhiệt độ cơ thể bình thường của bé dao động từ 36,5°C đến 37,5°C. Nếu nhiệt độ cơ thể của bé cao hơn hoặc thấp hơn khoảng này, bé có thể bị bệnh hoặc có vấn đề về sức khỏe. Bạn nên đo nhiệt độ cho bé khi bé có những dấu hiệu sau:

  • Quấy khóc, ăn kém, buồn ngủ hoặc mệt mỏi hơn bình thường.
  • Có triệu chứng như ho, sổ mũi, đau họng, đau tai, nôn mửa, tiêu chảy, nổi ban hoặc phát ban.
  • Có tiếp xúc với người bị bệnh hoặc môi trường ô nhiễm.
  • Có thay đổi về màu da, mồ hôi, nhịp tim hoặc hơi thở.

Bạn nên đo nhiệt độ cho bé ít nhất hai lần một ngày, vào buổi sáng và buổi tối, để có thể so sánh và theo dõi sự thay đổi của nhiệt độ cơ thể. Bạn cũng nên ghi nhớ hoặc ghi chép lại nhiệt độ cơ thể của bé mỗi lần đo, để có thể cung cấp cho bác sĩ nếu cần.

Các cách kiểm tra nhiệt độ cho bé

Hiện nay, có nhiều cách để đo nhiệt độ cơ thể cho bé, nhưng không phải cách nào cũng phù hợp với mọi lứa tuổi và mọi tình huống. Bạn nên chọn cách đo nhiệt độ cho bé dựa trên độ tuổi, sự thoải mái và độ chính xác của phương pháp đo. Dưới đây là một số cách đo nhiệt độ cho bé phổ biến và ưu và nhược điểm của chúng:

Một số loại nhiệt kế điện tử thiết kế riêng để cặp nhiệt độ ở hậu môn nhưng phần lớn có thể dùng ở hậu môn, miệng hoặc cặp ở nách cho con. Nhiệt kế điện tử đo ở tai còn gọi là nhiệt kế đo tai thường đắt nhất và ngoài dùng ở tai, nó không thể đo nhiệt độ ở đâu khác.

Mỗi cách cặp nhiệt độ (ở hậu môn, tai, miệng hay nách) đều có thuận lợi và bất tiện riêng. Nhưng với các cặp nhiệt độ ở miệng, chỉ an toàn với những bé đủ lớn. Cha mẹ có thể chọn một cách thích hợp hoặc có thể hỏi ý kiến bác sĩ về chuyện này.

Tránh cặp nhiệt độ sau khi bé tắm vì lúc này, thân nhiệt của con thường chưa chuẩn. Hãy đợi ít nhất 20 phút sau khi bé tắm để bắt đầu cặp nhiệt độ vì khi đó, kết quả của nhiệt kế mới chính xác.

1. Đo nhiệt độ bằng nhiệt kế hồng ngoại đo trán

Nhiệt kế hồng ngoại đo trán là một loại nhiệt kế điện tử, sử dụng tia hồng ngoại để đo nhiệt độ cơ thể qua da trán của bé. Bạn chỉ cần đặt nhiệt kế gần trán của bé, nhấn nút và đọc kết quả trên màn hình hiển thị. Cách đo nhiệt độ này có những ưu điểm sau:

  • Nhanh chóng, chỉ mất vài giây để đo nhiệt độ.
  • Dễ dàng, không cần chèn vào bất kỳ bộ phận nào của cơ thể bé.
  • An toàn, không gây đau đớn hoặc tổn thương cho bé.

Tuy nhiên, cách đo nhiệt độ này cũng có những nhược điểm như:

  • Có thể bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường, mồ hôi, tóc hoặc nước mắt của bé.
  • Giá cao hơn các loại nhiệt kế khác.

2. Đo nhiệt độ ở tai

Nhiệt kế hồng ngoại đo tai cũng là một loại nhiệt kế điện tử, sử dụng tia hồng ngoại để đo nhiệt độ cơ thể qua màng nhĩ của bé. Bạn cần nhẹ nhàng kéo và xoay tai của bé, đưa đầu nhiệt kế vào tai của bé, nhấn nút và đọc kết quả trên màn hình hiển thị. Cách đo nhiệt độ này có những ưu điểm sau:

  • Chính xác: nhiệt độ tai gần với nhiệt độ não bộ, là nơi điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.
  • Nhanh chóng: bạn chỉ cần mất vài giây để đo nhiệt độ.
  • Dễ dàng sử dụng.

Cách đo nhiệt độ này cũng có những nhược điểm như:

  • Không phù hợp với bé dưới 6 tháng tuổi, vì tai của bé còn nhỏ và khó đưa nhiệt kế vào.
  • Có thể bị ảnh hưởng bởi sáp tai, viêm tai, nhiễm trùng hoặc nước trong tai của bé.
  • Đắt tiền, nhiệt kế hồng ngoại đo tai thường có giá cao hơn các loại nhiệt kế khác.

Đo nhiệt độ ở tai thường được tiến hành ở trung tâm y tế hay bệnh viện vì nó nhanh, an toàn và không gây khó chịu cho bé.

3. Đo nhiệt độ bằng nhiệt kế thủy ngân

Nhiệt kế thủy ngân là loại nhiệt kế cổ điển, sử dụng chất lỏng thủy ngân để đo nhiệt độ cơ thể. Bạn có thể đo nhiệt độ cho bé bằng cách chèn nhiệt kế vào miệng, nách hoặc hậu môn của bé, đợi từ 3 đến 5 phút, rút ra và đọc kết quả trên thang đo. Cách đo nhiệt độ này có những ưu điểm sau:

  • Chính xác: nhiệt kế thủy ngân có thể đo nhiệt độ cơ thể chính xác nhất so với các loại nhiệt kế khác.
  • Rẻ tiền: nhiệt kế thủy ngân thường có giá rẻ hơn các loại nhiệt kế khác.

Tuy nhiên, cách đo nhiệt độ này cũng có những nhược điểm như:

  • Khó khăn: cần chèn vào bộ phận nhạy cảm của cơ thể bé, có thể gây khó chịu hoặc đau đớn cho bé nên phù hợp với những trẻ lớn
  • Mất thời gian: cần đợi từ 3 đến 5 phút để đo nhiệt độ, trong khi bé có thể vặn vẹo hoặc đẩy nhiệt kế ra.
  • Nguy hiểm: nhiệt kế thủy ngân có thể vỡ và rò rỉ chất lỏng thủy ngân, gây độc hại cho bé và môi trường.

4. Đo nhiệt độ bằng nhiệt kế điện tử

Nhiệt kế điện tử là loại nhiệt kế hiện đại, sử dụng một cảm biến để đo nhiệt độ cơ thể. Bạn có thể đo nhiệt độ cho bé bằng cách chèn nhiệt kế vào miệng, nách hoặc hậu môn của bé, nhấn nút và đọc kết quả trên màn hình hiển thị. Cách đo nhiệt độ này có những ưu điểm sau:

  • Chính xác: nhiệt kế điện tử có thể đo nhiệt độ cơ thể chính xác hơn nhiệt kế thủy ngân.
  • Nhanh chóng: chỉ mất từ 10 đến 30 giây để đo nhiệt độ.
  • An toàn: nhiệt kế điện tử không chứa chất lỏng thủy ngân, không gây nguy hiểm cho bé và môi trường.

Tuy nhiên, cách đo nhiệt độ này cũng có những nhược điểm như:

  • Khó khăn: cần chèn vào bộ phận nhạy cảm của cơ thể bé, có thể gây khó chịu hoặc đau đớn cho bé.
  • Có thể bị ảnh hưởng bởi nước miếng, nước uống, kem đánh răng, thức ăn hoặc thuốc khi đo nhiệt độ miệng của bé.
  • Cần vệ sinh và khử trùng nhiệt kế sau mỗi lần sử dụng, để tránh lây nhiễm trùng.

Với mỗi vị trí đo nhiệt độ cơ thể cho bé cha mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau:

Khi đo nhiệt độ cho bé ở hậu môn:

  • Chọn mua nhiệt kế hậu môn có một đầu nhọn linh hoạt và tay cầm rộng để đầu nhọn của nhiệt kế đi vào hậu môn của bé vài cm là được. Nếu những loại nhiệt kế có đầu nhọn dài, còn tay cầm hẹp thì khi bé quấy khóc, đầu nhọn của nhiệt kế dễ đi sâu vào hậu môn, có thể gây nguy hiểm.
  • Trước khi đo nhiệt độ, cần rửa sạch đầu nhọn của nhiệt kế với chất tẩy rửa chuyên dụng và nước ấm. Tráng lại với nước mát. Sau đó, lau khô nhiệt kế.
  • Giữ bé nằm trong lòng mẹ với bụng úp xuống dưới, mông hướng lên trên. Hoặc có thể đặt bé nằm ngửa, đo nhiệt độ cho con cũng tương tự cách thay tã, bạn nhấc hai chân bé lên và kẹp nhiệt kế vào hậu môn.
  • Đưa đầu nhọn vào hậu môn của con, khoảng 1,3-2,5cm là được, quan sát thấy không còn nhìn thấy đầu nhọn nhiệt kế nữa thì dừng lại.
  • Khi có tín hiệu cho biết việc đo đã hoàn thành, hãy rút nhiệt kế ra và bắt đầu đọc kết quả. Đảm bảo rằng quá trình đo nhiệt độ không kích thích bé đi tiêu; vì thế, nếu bé có đi tiêu một chút sau khi bạn rút nhiệt kế ra thì cũng là điều bình thường. Rửa sạch nhiệt kế với nước rửa chuyên dụng (hoặc xà phòng) và nước ấm, lau khô trước khi cất nhiệt kế.

Còn với nhiệt kế kẹp nách, khi đưa cặp nhiệt độ vào nách, đảm bảo bé ép sát cánh tay có cặp nhiệt độ dọc theo chiều dài cơ thể, cho bé ngồi trong lòng bạn chẳng hạn. Hãy giúp bé thư giãn bằng cách chỉ cho con xem một cuốn sách. Cần đảm bảo vùng da nách ở bé được khô ráo để nhiệt kế không bị trượt khỏi nách. Một tay của mẹ hãy giữ lấy tay cặp nhiệt độ của con hoặc để cho tay có nhiệt kế của bé được gập lại, ngang với ngực của bé.

Với vị trí đo ở miệng, chỉ dùng nhiệt kế ở miệng cho bé 4-5 tuổi vì khi đó bé mới đủ lớn để giữ nhiệt kế trong miệng một cách an toàn và đúng thời gian.

Nên chọn nhiệt kế cho bé loại nào tốt?

Dựa vào ưu nhược điểm của từng loại mà chúng tôi đã chia sẻ trên đây chắc hẳn bạn cũng sẽ đưa ra được lựa chọn hợp lý cho mình. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại nhiệt kế, bạn nên lựa chọn sử dụng nhiệt kế của những hãng có uy tín trên thị trường để đảm bảo độ chính xác khi theo dõi sức khỏe cho con. Omron là một thương hiệu đến danh tiếng trong lĩnh vực sản xuất và phân khúc thiết bị y tế sức khỏe đến từ Nhật Bản đã được du nhập vào Việt Nam từ cách đây khá lâu.

Chính vì lẽ đó, bạn không khó để bắt gặp những sản phẩm nhiệt kế Omron ở các bệnh viện và nhà thuốc trên toàn quốc. Các sản phẩm nhiệt kế điện tử Omron nổi bật có thể kể đến như: Omron MC-245, Omron MC-246, Omron MC-720, Omron MC-272L với giá bán khoảng 500K-1 triệu cùng thời gian bảo hành khoảng 2 năm. Tùy vào độ tuổi của con mà bạn có thể lựa chọn 1 chiếc nhiệt kế phù hợp cho gia đình.

Đo nhiệt độ cơ thể cho bé là một cách để theo dõi sức khỏe của bé, đặc biệt khi bé bị sốt. Bạn nên chọn cách đo nhiệt độ cho bé phù hợp với độ tuổi, sự thoải mái và độ chính xác của phương pháp đo. Bạn cũng nên đo nhiệt độ cho bé thường xuyên, ghi nhớ hoặc ghi chép lại nhiệt độ cơ thể của bé mỗi lần đo, và liên hệ với bác sĩ nếu bé có nhiệt độ cơ thể cao hơn 38°C hoặc kéo dài hơn 3 ngày.

]]>
https://meyeucon.org/29805/cap-nhiet-do-cho-be-the-nao-la-tot-nhat/feed/ 0
Buồn vì con biếng ăn, còi cọc https://meyeucon.org/30806/buon-vi-con-bieng-an-coi-coc/ https://meyeucon.org/30806/buon-vi-con-bieng-an-coi-coc/#respond Fri, 24 Feb 2023 04:00:52 +0000 https://meyeucon.org/?p=30806 Chứng biếng ăn của trẻ làm đau đầu nhiều bậc cha mẹ khi có con lười ăn, còi cọc. Biếng ăn không chỉ khiến thể lực trẻ suy giảm mà còn khiến trẻ hay mắc bệnh do sức đề kháng kém, kéo theo một loạt các vấn đề về tiêu hóa, hô hấp, vận động, nhận thức ở trẻ, không chỉ trước mắt mà còn về lâu dài.

Buồn vì con biếng ăn, còi cọc

Đi làm thì chớ về đến nhà nhìn đứa con nheo nhóc, gầy nhẳng, nguây nguẩy lắc đầu xua tay khi đưa bát cháo đến, chị Hà Phương (Hoàng Mai, HN) lại thấy buồn bực trong người. Thà lười nhác hay không quan tâm để ý đến con thì phải chấp nhận, đằng này chị cũng đã rất chịu khó, thay đổi thức ăn, bữa tôm bữa thịt bữa trứng, rồi khi cơm nát khi cháo khi mì phở…. Nhưng đáp lại nhiệt tình và công sức của mẹ, cô con gái hứng khởi thì nhấm nháp được non nửa bát, còn không thì ăn vài thìa lấy lệ. Nếu muốn ăn được hơn thì phải làm trò, đi rong….Có khi chán nghe nhạc trên điện thoại hay chơi đồ chơi thì phải lấy chậu nước cho nghịch, ăn xong thì ướt cả áo mẹ áo con, bẩn cả nền nhà. Chưa kể tháng nào cũng điểm danh ốm ít nhất một lần, khi thì sổ mũi ho, khi thì viêm họng cấp, có lúc chuyển nặng thành viêm phế quản….Đã lười ăn càng lười hơn.

Buồn con chưa hết lại đến buồn chồng. Chồng chị đi làm suốt ngày, gần như không giúp được gì. Về nhà thấy cảnh mẹ ép con ăn, con khóc lóc rồi nhà cửa bày biện luộm thuộm là mặt nặng mày nhẹ. Anh bảo không cần phải ép, không ăn thì thôi, bữa ăn mà đày đọa con thế à. Chị kêu không ép thì con anh có gì vào người. Thế là cãi nhau, giận nhau. Đã thế mới gần đây, khi mấy gia đình bạn bè thân thiết tụ tập, anh nói luôn trước mặt mọi người: mẹ nào chăm con khỏe con ngoan không biết, vào tay mẹ này thấy con dặt dẹo, toàn ốm với đau! Chị uất nghẹn, không nói nên lời.

Làm thế nào để con hết biếng ăn?

Có lẽ đây là câu hỏi thường trực, đau đáu trong đầu các ông bố bà mẹ có con bị biếng ăn. Bởi sự sốt ruột, lo lắng là không thể tránh khỏi.

Nhưng có một điều bố mẹ nên nhớ là đối với trẻ biếng ăn, việc ép ăn (với hi vọng cho con đủ lượng dinh dưỡng cần thiết hay tạo thói quen ăn nhiều) thường khiến tình trạng biếng ăn trở nên nặng nề hơn. Ép ăn một cách quá mức mà không quan tâm đến nhu cầu, tâm trạng của trẻ sẽ khiến trẻ ăn trọng ức chế, làm hạn chế khả năng hấp thu dưỡng chất và gây hại đến sự phát triển sức khỏe toàn diện.

Vậy, nguyên tắc thứ nhất là không được cưỡng ép con ăn khi con kiên quyết từ chối. Hãy bắt đầu bằng suy nghĩ: ít cũng được những miễn con được thoải mái. Có thể chia nhỏ bữa để đảm bảo đủ khẩu phần dinh dưỡng. Mặt khác, thường xuyên thay đổi món ăn, cách trang trí để thu hút, tạo sự thích thú cho con trước mỗi bữa ăn.

Nguyên tắc thứ hai là bổ sung vi chất cần thiết để kích thích cảm giác ngon miệng thèm ăn, hỗ trợ tiêu hóa, tăng sức đề kháng. Thông thường, trẻ biếng ăn kéo dài, hay ốm vặt là do thiếu hụt kẽm và selen. Nên thay vì “nhồi nhét” hoặc biến bữa ăn thành nỗi kinh hoàng đối với cả nhà, bố mẹ hãy lựa chọn sản phẩm bổ sung vi chất cho trẻ, để giải quyết tình trạng biếng ăn từ gốc rễ.

Cha mẹ cần lưu ý, không nên tự ý bổ sung vi chất cho bé. Bởi việc thiếu hoặc thừa các vi chất cũng đều gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Bạn hãy cho trẻ đi thăm khám, tùy mức độ thiếu vi chất của bé, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể. Bên cạnh đó, trong hành trình nuôi dạy trẻ cha mẹ cũng nên chuẩn bị cho bản thân hành trang đầy đủ để chăm bé một cách tốt nhất.
]]>
https://meyeucon.org/30806/buon-vi-con-bieng-an-coi-coc/feed/ 0
Thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 4-6 tháng tuổi https://meyeucon.org/44309/thuc-don-an-dam-cho-tre-tu-4-6-thang-tuoi-2/ https://meyeucon.org/44309/thuc-don-an-dam-cho-tre-tu-4-6-thang-tuoi-2/#respond Tue, 27 Feb 2018 05:28:21 +0000 https://meyeucon.org/?p=44309 Ăn dặm- bữa ăn đầu đời của trẻ có vai trò rất quan trọng, quan trọng không phải chỉ vì cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển mạnh mẽ của trẻ mà còn vì chúng là sứ giả giới thiệu cho trẻ muôn ngàn mùi vị thức ăn. Thông thường, các bà mẹ hay ép cho trẻ ăn thật nhiều, thật bổ mà quên đi yếu tố quan trọng nhất là: Ăn vừa đủ, điều độ cho từng giai đoạn và cách ăn uống phù hợp nhất cho trẻ.

Sau đây là một số thực đơn đầy đủ dưỡng chất rất phù hợp cho bé  từ 4-6 tháng tuổi, mẹ cùng tham khảo nhé.

1.Bột sữa

tải xuống

 

  • Nguyên liệu

Bột gạo: 40g

Sữa bột (loại bé nhà bạn đang dùng): 80g

Nước sạch: 200ml

Dầu ăn: 5ml

  • Cách làm

Lấy nước sạch đổ vào nồi, cho bột gạo và sữa bột đổ vào nồi. Khuấy tan. Bắc lên bếp, khuấy đều. Bọt sôi thì bắc xuống. Tập cho bé ăn (vài thìa)

Sau vài ngày bé đã quen với bột, cho thêm vào nồi bột 1 thìa canh dầu ăn.

2. Bột sữa- bí đỏ

tải xuống (1)

  • Nguyên liệu

Bột gạo: 40g

Bí đỏ: 20g

Sữa bột (loại bé nhà bạn đang dùng): 20g

Nước sạch: 250ml

Dầu ăn: 5ml

  • Cách làm

Bí đỏ hấp chín, tán nhuyễn

Cho bột gạo vào nước khấy tan. Bắc lên bếp nấu sôi. Bột chín, cho bí đỏ và dầu ăn vào khuấy đề. Nhấc xuống để nguội bớt, cho sữa vào từ từ, khuấy cho sữa hòa vào bột, cho đến khi hết lượng sữa. Nhấc xuống để vừa ấm và cho bé ăn.

 

3. Bột tàu hũ- rau ngót

tải xuống (5)

  • Nguyên liệu

Bột gạo: 40g

Tàu hũ trắng: 10g

Rau ngót: 10g

Nước: 300ml

Dầu ăn: 5ml

Gia vị: Nước mắm hoặc muối vừa đủ

  • Cách làm

Lấy 1 bát nước đổ vào nồi. Cho khoảng 7 thìa gạt bột cho vào khuấy đều

Lấy đậu hũ cho vào bát, tán nhuyễn (có thể thêm ít nước cho dễ tán), lấy 1 thìa canh.

Trộn đều đậu hũ và bột

Lấy 1 nắm tay lá rau ngót, băm nhuyễn, lấy 1 thìa canh.

Bắc nồi lên bếp. Nhỏ lửa. Khi bột sôi cho rau đã tán nhuyễn vào, nêm 1 thìa nước mắm và cho dầu ăn vào. Khuấy đều, bắc xuống

4. Bột thịt lợn – cà rốt

tải xuống (3)

  • Nguyên liệu

Bột gạo: 40g

Cà rốt: 20g

Thịt lợn: 30g

Dầu ăn: 5ml

Nước, mắm

  • Cách làm

Thịt lợn chọn phần thịt nạc, rửa sạch, băm (hoặc xay) nhuyễn. Cà rốt cho vào nồi cách thủy hấp chín, tàn nhỏ.

Hòa tan bột với nước, cho tiếp thịt lợn, cà rốt tán nhuyễn vào khuấy đều. Bắc nồi bột lên bếp đun nhỏ lửa, vừa đun vừa khuấy nhẹ theo hình tròn để bột không bị vón cục. Khi bột sôi, bạn nhớ nêm một chút xíu mắm để bột đỡ bị nhạt quá. Bột chín, tắt bếp, trộn đều bột với 1 thìa dầu ăn.

5. Bột thịt bò- lòng đỏ trứng và cải thảo

tải xuống (4)

  • Nguyên liệu

Bột gạo: 40g

Thịt bò: 20g

Lòng đỏ trứng: 10g

Cải thảo: 10g

Dầu ăn: 5ml

Nước sạch: 250ml

Nếu muốn nấu với số lượng lớn hơn, mẹ chỉ cần lấy tỉ lệ này làm tỉ lệ chuẩn để nhân lên số lượng nguyên liệu cần chuẩn bị.

  • Cách làm

Cải thảo luộc hoặc hấp chín sau đó tán nhuyễn.

Trộn thịt bò với 1/3 chén nước, dùng đũa quấy tan để khi nấu thịt không bị vón cục. Nấu thịt với lửa nhỏ, sau khi thịt chín thì tắt bếp, đem xay nhuyễn.

Cho bột với hỗn hợp thịt bò, cải thảo, lòng đỏ trứng vào nồi đun nhỏ lửa và đảo đều khoảng 3 phút thì tắt bếp.

Cho 1 chút dầu ăn vào cháo rồi trộn đều, nhắc xuống để nguội bớt mới cho bé ăn. Mẹ có thể kiểm tra độ nóng của cháo bằng cách thử trên cổ tay.

Với thực đơn cho bé ăn dặm này mẹ chỉ mất vài phút là có thể hoàn thành rồi, những chén bột thơm phức là lựa chọn tuyệt vời để mẹ thay đổi khẩu vị cho bé.

]]>
https://meyeucon.org/44309/thuc-don-an-dam-cho-tre-tu-4-6-thang-tuoi-2/feed/ 0
Vitamin D và bệnh còi xương ở trẻ em https://meyeucon.org/44101/vitamin-d-va-benh-coi-xuong-o-tre-em-2/ https://meyeucon.org/44101/vitamin-d-va-benh-coi-xuong-o-tre-em-2/#respond Fri, 23 Feb 2018 08:47:48 +0000 https://meyeucon.org/?p=44101 Còi xương là một bệnh thường xảy ra ở trẻ em chủ yếu là trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh này làm cho xương mềm, xốp, đồng thời làm biến dạng xương.

images (20)

Trẻ còi xương do thiếu Vitamin D

 

Bệnh còi xương khác với bệnh suy dinh dưỡng, bệnh suy dinh dưỡng là do thiếu calo, protein, làm cho trẻ chậm phát triển về thể chất, bé sẽ thấp bé nhẹ cân. Còn bệnh còi xương thường xuất hiện ở những trẻ được ăn đầy đủ về năng lượng, thậm chí còn gặp ở những trẻ có cân nặng còn cao hơn so với cùng lứa tuổi. Chính vì vậy mà nhiều bậc cha mẹ đã không chú ý, bỏ qua các dấu hiệu của bệnh đến khi có biến chứng mới đưa con đi khám.

* Nguyên nhân chính của bệnh còi xương: Là do thiếu vitamin D. Vitamin D là một vitamin tan trong chất béo (dầu mỡ).

* Nguồn cung cấp chủ yếu vitamin D cho cơ thể do:

– Do ăn uống: Thức ăn có chứa nhiều vitamin D: Dầu cá, gan cá, trứng, sữa, thịt…

– Do ánh sáng mặt trời, tia cực tím, kích thích sự tổng hợp vitamin D qua một quá trình quang học ở da… Vitamin D giúp cho cơ thể trong quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi và photpho để tạo thành xương giúp cho cơ thể phát triển

tải xuống (45)

Những thực phẩm giàu vitamin D

Những trẻ thiếu vitamin D thường là do ăn chủ yếu chất bột hoặc kiêng ăn chất béo khi trẻ bị tiêu chảy… hoặc là do sống ở nơi thiếu ánh sáng mặt trời, ẩm thấp hoặc do cha mẹ giữ trẻ trong nhà, mặc quần áo kín, che kín chân tay khi ra ngoài đặc biệt là mua đông nên trẻ sẽ dễ mặc bệnh còi xương.

* Biểu hiện của bệnh còi xương: Trẻ khó ngủ, hay giật mình, hay ra mồ hôi, kể cả mùa đông đặc biệt là mồ hôi vùng đầu, gáy, rụng tóc gáy… Sau đó da trẻ bị xanh, cơ mềm, nhẽo làm bụng to ra, ngực lép…

Bệnh còi xương nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra co giật do hạ các ion canxi trong huyết thanh, đôi khi gáy khó thở do co thắt các cơ thanh quản có thể nguy hiểm nếu không được cấp cứu kịp thời.

* Cha mẹ nên phòng bệnh còi xương cho trẻ ngay cả khi trẻ còn đang trong bụng mẹ. Nghĩa là, khi người mẹ mang thai cần ăn uống đầy đủ, nên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhất là mùa đông đẻ tạo được nhiều vitamin D.

– Cho trẻ bú sớm sau khi sinh và cho trẻ ăn bổ sung sau 4, 5 tháng, ăn đầy đủ chất, đa dạng.

– Cho trẻ được tắm nắng sớm ngay tuần lễ đầu sau khi sinh, nhất là mùa đông. Nên cho trẻ ra tắm nắng vào buổi sáng, mỗi lần chỉ nên từ 5-10 phút và chỉ để hở hai cẳng chân của trẻ tiếp xúc với ánh nắng, sau đó vuốt ve, xoa bóp cho trẻ. Nếu mùa đông trời mưa ẩm nhiều không tắm được nắng, có thể cho trẻ uống vitamin D để phòng bệnh (Nên uống theo chỉ dẫn của bác sĩ).

Tóm lại, bệnh còi xương nguyên nhân chính là do thiếu vitamin D, vitamin D lại do ánh sáng mặt trời tổng hợp quang hóa qua da, là một nguồn vô tận, vừa đơn giản lại không mất tiền. Vì vậy ngoài vấn đề cho các con ăn uống đầy đủ chúng ta cần cho trẻ tắm nắng để phòng bệnh còi xương cho trẻ, đảm bảo cho trẻ phát triển tốt.

 

 

 

]]>
https://meyeucon.org/44101/vitamin-d-va-benh-coi-xuong-o-tre-em-2/feed/ 0
Bí quyết của mẹ giúp trẻ thích đọc sách https://meyeucon.org/44079/bi-quyet-cua-me-giup-tre-thich-doc-sach-2/ https://meyeucon.org/44079/bi-quyet-cua-me-giup-tre-thich-doc-sach-2/#respond Fri, 23 Feb 2018 08:05:56 +0000 https://meyeucon.org/?p=44079 Khi mẹ đọc sách cho con nghe, trẻ sẽ liên tưởng đọc sách với một kinh nghiệm vui vẻ. Điều đó sẽ giúp con trẻ chú ý tới sách và yêu thích đọc sách.

tải xuống (38)

1. Tạo thói quen thích đọc sách cho trẻ ngay từ sớm

  • Khuyến khích con đọc sách càng sớm càng tốt rất quan trọng trong cuộc đời của trẻ.
  • Cha mẹ nên giới thiệu sách cho con ngay từ khi bé còn nhỏ để giúp con bắt đầu làm quen với việc đọc sách.

2. Làm cho việc đọc sách trở nên vui vẻ

  • Cho con trẻ tự lựa chọn những quyển sách mà chúng yêu thích.
  • Dựa vào những sở thích của con, bạn hãy tìm những cuốn sách hoặc các bài báo phù hợp với những môn thể thao mà con yêu thích, phù hợp với các sở thích riêng của con hoặc những bản nhạc mà còn yêu thích.
  • Làm cho giờ đọc sách cho con nghe là một phần thiết yếu trong cuộc sống gia đình: Chia sẻ một bài báo hoặc một đoạn sách mà bạn đang đọc mà không cần chuyển thành một bài giảng đạo đức.

3. Tạo ra một thói quen mới

  • Trẻ quá dễ dàng trong việc tìm các hoạt động khác để tiêu phí thời gian, đặc biệt là với trò chơi điện tử. Chúng ta cần phải chỉ ra tầm quan trọng của việc đọc sách với sự thích thú. Cha mẹ có thể làm điều này bằng cách: Giới thiệu cho con đọc những quyển sách hay mà con thích. Đó có thể là một tờ báo, một cuốn tạp chí hay một quyển sách
  • Để nuôi dưỡng tình yêu đối với sách vở của con bạn trong suốt cuộc đời thì bạn phải nêu gương cho con qua những hành động của chính bạn. Bạn hãy dành thời gian để đọc sách để con cái nhìn vào bạn học tập theo.
]]>
https://meyeucon.org/44079/bi-quyet-cua-me-giup-tre-thich-doc-sach-2/feed/ 0
Các loại viêm họng thường gặp ở trẻ https://meyeucon.org/43923/cac-loai-viem-hong-thuong-gap-o-tre-2/ https://meyeucon.org/43923/cac-loai-viem-hong-thuong-gap-o-tre-2/#respond Thu, 22 Feb 2018 09:21:16 +0000 https://meyeucon.org/?p=43923 Bệnh viêm họng thường gặp ở trẻ, nó tuy không phải là bệnh quá nguy hiểm nhưng cần được theo dõi sát sao vì có thể biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe bé.

6

Những loại viêm họng thường gặp nhất ở trẻ đó là:

1. Viêm họng cấp

2

  • Nguyên nhân gây ra bệnh viêm họng cấp ở trẻ em là do virus, và có tới 200 loại virus liên cầu khuẩn nhóm A gây nên. Bên cạnh đó, môi trường sống ẩm ướt, thời tiết lạnh thuận lợi cho vi khuẩn phát triển cũng là nguyên nhân gây viêm họng cấp ở trẻ em. Khi bé bị viêm họng cấp thường có các biểu hiện như: tắc mũi, khàn tiếng, ho khan, bị hạch ở cổ, sưng tấy. Bé bị viêm họng cấp sốt cao, trường hợp nặng hơn thì bé có thể bị sốt lên tới 39-40 độ C.
  • Thông thường, khi trẻ bị viêm họng cấp thì triệu chứng chỉ xuất hiện trong khoảng 3-4 ngày và sau đó bệnh giảm dần. Tuy nhiên, nếu trẻ bị viêm họng cấp bội nhiễm thì các triệu chứng đó sẽ kéo dài hơn và có thể dẫn đến các biến chứng như viêm mũi, viêm phế quản, viêm tai, viêm cầu thận…
  • Nếu phát hiện trẻ bị viêm họng cấp, cần cho bé nghỉ ngơi, giữ ấm cho bé cẩn thận, súc miệng thường xuyên cho bé bằng nước muối loãng, chú ý bổ sung dinh dưỡng cho trẻ…

Chi tiết: Bệnh viêm họng cấp

2. Viêm họng hạt

3

 

  • Viêm họng hạt ở trẻ là một loại viêm họng mãn tính, dù không nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu và thường xuyên đau nhức ở họng và khó điều trị. Trẻ bị viêm họng hạt là do nhiễm trùng virus, do cúm, do thủy đậu, dị ứng, stress…Viêm họng hạt ở trẻ em thường có các biểu hiện như: ngứa họng, họng khô rát, mỗi khi ngủ dậy hay khạc ra đờm, họng sưng đỏ và có nhiều đốm trắng ở vòm họng.
  • Việc điều trị viêm họng hạt ở trẻ nhỏ tương đối khó, vì bệnh này đã trở thành mãn tính. Sử dụng phương pháp đốt điện là một trong những cách chữa viêm họng hạ ở trẻ em, tuy nhiên với cách này chỉ đốt được những hạt to, vẫn có nguy cơ tái phát lại bệnh như trước.

Chi tiết: Viêm họng hạt ở trẻ

3. Viêm họng mủ

1

  • Bệnh viêm họng mủ ở trẻ em là căn bệnh thường gặp, mặc dù không khó chữa trị, nhưng nếu điều trị sai cách có thể để lại những hậu quả nặng nề. Cũng giống như các bệnh viêm họng nói chung, bệnh viêm họng mủ ở trẻ em có các triệu chứng sau: đau hay rát họng, nuốt đau, mỗi lần nuốt có cảm giác như có vật ở bên trong họng, cơ thể mệt mỏi, đau đầu và sốt, có mủ bên trong họng, hơi thở có mùi hôi…
  • Đối với bệnh viêm họng mủ ở trẻ em, việc tự ý mua thuốc về chữa trị là cực kì nguy hiểm. Vì vậy, để điều trị viêm họng cấp ở trẻ em, tốt nhất nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế để đảm bảo an toàn.

Chi tiết: Viêm họng mủ

Khi trẻ bị viêm họng thì nên ăn gì?

  • Khi bị viêm họng, việc ăn uống của trẻ trở nên khó khăn hơn, bởi vậy bố mẹ cần chú ý những thực phẩm dễ ăn vừa tốt cho trẻ khi bị viêm viêm họng. Đầu tiên là các thực phẩm giàu vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, vừa trị được viêm họng. Các loại hoa quả như cam, chanh, quất, ổi, xoài, táo, măng cụt…nên cho bé ăn nhiều, tốt nhất là xay ra làm sinh tố hoặc vắt lấy nước. Đây là cách trị viêm họng ở trẻ em khá hiệu quả mà mẹ nên tham khảo.
  • Những món súp nấu cùng nấm, rau, hành… cũng rất tốt bởi giúp cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
  • Những món canh có tính trơn, mát như mùng tơi, khoai lang, bầu, bí, mướp…cũng tốt cho bé khi bị viêm họng.
  • Nếu bé bị viêm họng không chịu ăn thì mẹ có thể dùng mật ong cũng là giải pháp rất tốt cho bé, vì mật ong có tính kháng khuẩn, hơn nữa lại có tính sinh miễn dịch, có lợi trong việc tạo đề kháng cho cơ thể. Mỗi ngày, mẹ có thể pha một chút mật ong với nước ấm và vắt thêm một ít chanh hoặc gừng cho bé uống sẽ làm dịu cổ họng của bé.
  • Ngoài ra, việc cho trẻ uống nhiều nước là phương pháp hữu hiệu giúp giảm đau họng…

Khi trẻ bị viêm họng thì kiêng ăn gì?

  • Khi trẻ bị viêm họng nên tránh cho trẻ ăn những thức ăn đặc, bởi vì khi nuốt, có thể thức ăn sẽ mắc nghẹn lại ở cổ họng trẻ làm cho bé khó chịu, đau họng và làm tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.
  • Nên kiêng một số món ăn cay nóng và nhiều dầu mỡ, bởi chúng gây kích ứng cổ họng, làm cho cổ họng ngày càng sưng to thêm. Bên cạnh đó, thức ăn nhiều dầu mỡ sẽ sinh ra đờm gây khó chịu cho trẻ.
  • Đồ ăn ngọt cũng là loại thực phẩm nên tránh, như bánh kẹo, nước ngọt…vì chúng làm giảm sức đề kháng của trẻ.

Các cách giảm bớt đau họng cho trẻ

  • Nếu bé đã bước vào tuổi ăn dặm thì đồ uống ấm, trà (loại dành riêng cho bé) hoặc nước luộc rau có thể làm dịu cổ họng bị đau.
  • Mật ong được biết đến là phương thuốc điều trị bệnh viêm họng, tuy nhiên chỉ dùng các loại chế biến từ mật ong cho trẻ trên 1 tuổi.
  • Bé cần được uống nhiều nước, uống nhiều nước lọc hoặc có thể thay thế bằng nước trái cây.
  • Đối với trẻ đã bước vào tuổi ăn dặm (từ 5-6 tháng tuổi), mẹ có thể cho bé uống đồ ấm, trà hoặc nước luộc  rau để làm dịu cổ họng cho bé. Cho bé uống nhiều nước lọc hoặc thay thế bằng nước hoa quả. Các mẹ cần lưu ý là không được sử dụng mật ong để điều trị viêm họng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi vì nó có độc tố khiến hệ tiêu hóa của bé trong độ tuổi này bị ảnh hưởng.
  • Thực đơn đồ ăn cho bé cần nghiền nhỏ hơn bình thường, cháo cần nấu loãng hơn để bé dễ buốt.
  • Đối với trẻ sơ sinh, cần cho trẻ bú nhiều sữa hơn khi bị viêm họng, nếu bé vì đau họng mà bú ít, mẹ có thể giảm lượng sữa bú mỗi lần và tăng tần số lần bú trong ngày lên.
  • Khi thử những biện pháp trên mà trẻ vẫn đau họng, bố mẹ nên trao đổi với bác sĩ để sử dụng thuốc giảm đau cho bé. Tuyệt đối không cho bé uống thuốc khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
]]>
https://meyeucon.org/43923/cac-loai-viem-hong-thuong-gap-o-tre-2/feed/ 0
Có nên cho bé mang tất khi ngủ trong những ngày trời lạnh không? https://meyeucon.org/43898/co-nen-cho-be-mang-tat-khi-ngu-trong-nhung-ngay-troi-lanh-khong-2/ https://meyeucon.org/43898/co-nen-cho-be-mang-tat-khi-ngu-trong-nhung-ngay-troi-lanh-khong-2/#respond Thu, 22 Feb 2018 07:50:56 +0000 https://meyeucon.org/?p=43898 Thời tiết trở lạnh khiến các mẹ cự kỳ lo lắng về sức khỏe của bé yêu. Ngoài việc giữ ấm cơ thể thì việc giữ ấm đôi chân của bé vào mùa đông cũng rất quan trọng. Tuy nhiên rất nhiều bà mẹ thắc mắc không biết liệu đi tất cho bé khi đi ngủ có cản trở sự phát triển của con hay gây hại gì không? Theo các chuyên gia khoa học thì việc đi tất cho bé khi đi ngủ vừa có cả mặt lợi và mặt hại. Chúng ta cùng tham khảo để đưa ra lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe của bé nhé.

1

Tất giúp bảo vệ giữ đôi chân của bé ấm áp khi đi ngủ. Tuy nhiên đôi khi việc đi tất cho bé lúc ngủ cũng có thể gây hại đến sức khỏe của bé đặc biệt là các bé mới sinh. Vì vậy mẹ cần hiểu rõ việc mang tất cho bé khi ngủ.

Những ích lợi của việc mang tất khi ngủ

Giữ đôi chân ấm áp

  • Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh thường bị thoát thân nhiệt qua đầu và bàn chân vì vậy việc giữ ấm hai bộ phận này là vô cùng quan trọng. Khi bị lạnh bé sẽ khó ngủ, ngủ không ngon giấc. Ngoài ra vào những ngày đông lạnh giá, để chân lạnh thường xuyên sẽ khiến trẻ khó vận động vào mỗi sáng, tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh về khớp và tim mạch. Vì vậy đi tất cho bé khi ngủ sẽ giúp giữ ấm chân và cả cơ thể cho bé.

Ngăn ngừa nứt chân

  • Mùa đông thời tiết hanh khô khiến nhiều bé bị khô, nứt nẻ gót chân. Đi tất khi đi ngủ sẽ giúp ngăn ngứa việc này. Một đôi tất thoải mái giúp lưu thông máu tốt hơn từ đó giúp đôi chân bé mềm mại. Nếu các bé có làn da khô, mẹ có thể bôi kem dưỡng ẩm cho bé trước khi đi ngủ để giúp làm mềm da.

Bên cạnh các lợi ích kể trên thì đi tất cho bé khi ngủ cũng có một số tác hại tiềm ẩn sau đây:

Cản trở sự phát triển của chân

Khi bé đi tất quá chật khi đi ngủ thì có thể làm giảm tuần hoàn máu, cản trở sự phát triển bình thường của bản chân. Để tránh tình trạng này mẹ nên chọn các loại tất có chất liệu tự nhiên và không quá chật với chân bé.

Tăng nguy cơ đột tử

  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi chưa thể điều chỉnh nhiệt độ cơ thể như người trưởng thành và trẻ lớn. Nếu bố mẹ không theo dõi nhiệt độ cơ thể của bé khi đi ngủ thường xuyên thì việc đi tất ban đêm có thể khiến bé bị quá nóng dẫn đến làm tăng nguy cơ đột tử.
  • Để bảo vệ bé an toàn, mẹ nên theo dõi bé thường xuyên để đảm bảo bé không bị nóng quá. Đồng thời nhiệt độ phòng ngủ của bé cũng cần đực điều chỉnh phù hợp đem lại sự thoải mái cho bé.
  • Điều quan trọng trong việc đi tất cho bé khi đi ngủ vào mùa đông là mẹ cần phải xem xét tùy vào thời tiết từng ngày và tùy vào tình trạng từng bé. Vào những ngày thời tiết ấm áp thì mẹ không nên mặc quá nhiều quần áo cho bé khi đi ngủ. Với các bé không thoải mái khi đi tất thì mẹ cũng cần cân nhắc việc có nên đi tất khi ngủ cho bé không. Ngoài ra mẹ cần kiểm tra nhiệt độ phòng và cơ thể bé thường xuyên và ban đêm để đảm bảo an toàn cho con.

Lưu ý khi đi tất chân khi ngủ cho con:

  • Vệ sinh chân thật sạch sẽ trước khi đi tất
  • Giặt và thay đổi tất thường xuyên để tránh nhiễm khuẩn nấm
  • Lựa chọn tất phù hợp: do khi đi ngủ bé còn được đắp chăn nên mẹ không nên chọn loại tất quá dày, tất mỏng vừa phải là đủ giữ ấm cho bé. Nếu đi tất quá dày có thể khiến bé nóng quá mức dẫn đến việc tăng tiết mồ hôi, tăng tiết vi khuẩn và gây ra các biến chứng. Ngoài ra nên chọn tất làm từ chất liệu tự nhiên.

Tuy nhiên, cũng phải nhìn vào thực tế để nhìn nhận rằng tùy từng trường hợp nên hay không đi tất chân cho trẻ. Một số chuyên gia sức khỏe nhi khuyến cáo, để chân trần khi ngủ vẫn tốt cho sức khỏe cho trẻ.

Vì thế, nếu trong trường hợp trẻ ngủ trong điều hòa hay máy sưởi làm ấm phòng thì không cần đi tất chân cho con hoặc những ngày chỉ hơi se lạnh thì để con chân trần đi ngủ. Bé sẽ nhanh chóng được sưởi ấm sau khi vùi chân vào chăn một thời gian.

]]>
https://meyeucon.org/43898/co-nen-cho-be-mang-tat-khi-ngu-trong-nhung-ngay-troi-lanh-khong-2/feed/ 0
Cách khắc phục tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh https://meyeucon.org/43881/cach-khac-phuc-tinh-trang-non-tro-o-tre-so-sinh-2/ https://meyeucon.org/43881/cach-khac-phuc-tinh-trang-non-tro-o-tre-so-sinh-2/#respond Thu, 22 Feb 2018 07:30:45 +0000 https://meyeucon.org/?p=43881 Trẻ sơ sinh do dạ dày chưa phát triển hoàn thiện nên thường bị nôn trớ sau ăn. Có nhiều nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ: do bệnh lý hoặc do vấn đề dinh dưỡng. Nếu trẻ bị nôn trớ do vấn đề dinh dưỡng, cha mẹ nên đưa bé đi khám để được bác sĩ tư vấn một chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất.

images (8)

Dưới đây là một số biểu hiện và cách xử lý khi bé nôn trớ do vấn đề dinh dưỡng mà cha mẹ nên biết

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nôn trớ của trẻ

  • Ngộ độc/dị ứng thức ăn.
  • Ép ăn khiến bé sợ ăn và có phản xạ nôn trớ.
  • Mùi vị/loại thức ăn không hợp với bé
  • Bé ăn quá no

 

Cách khắc phục nôn trớ đơn thuần thường liên quan đến ăn uống

Hay gặp ở trẻ nhỏ do ép trẻ ăn quá nhiều, bú quá no, nằm liền sau khi bú, hoặc không dung nạp thức ăn hoặc bắt đầu ăn bổ sung với thức ăn mới lạ, hoặc ăn nhiều quá 1 loại thức ăn nào đó. Nôn thường xuất hiện sớm, số lượng chất nôn ít, chủ yếu là thức ăn. Trẻ vẫn chơi bình thường, không ảnh hưởng đến tình trạng cơ thể. Do vậy, chỉ cần điều chỉnh cách cho ăn.

– Không ép trẻ ăn nhiều làm cho trẻ ngại khi nhìn thấy thức ăn.

– Khi cho 1 loại thức ăn mới nên cho từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc, chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày .

– Đối với những bé được bú mẹ thì sau khi bú xong nên bế trẻ 10-15 phút rồi mới đặt trẻ nằm.

– Khi cho trẻ bú bình lưu ý sao cho sữa ngập núm vú bình để tránh nuốt không khí vào dạ dày.

– Ngoài ra có thể sử dụng thuốc chống nôn theo chỉ định của bác sĩ.

Cách khắc phục nôn trớ do bệnh tật

Hay gặp trong các bệnh nhiễm khuẩn tiêu chảy, viêm mũi họng, viêm phổi, viêm màng não… một số bệnh ngoại khoa như lồng ruột, tắc ruột, viêm ruột non hoại tử…

Trẻ nôn đột ngột và kèm theo các triệu chứng đặc hiệu của từng bệnh. Cần đưa trẻ đến khám ở cơ sở y tế để xử trí kịp thời.

Thấy bé nôn nhiều giống như chất lỏng thì lúc đó bé sẽ mất một lượng nước khá lớn. Vì vậy, bố mẹ phải bổ sung lượng nước đã mất để cơ thể bé không mất chất điện giải. Tại nhà ta có thể dùng dung dịch Oresol, nước chín hay nước trái cây loãng.

Khi bé nôn nhiều, đừng cố gắng cho bé tiếp tục uống mà cần thực hiện các biện pháp sau:

Bố mẹ cần lưu ý về tư thế khi bé nôn nên để bé nằm nghiêng hoặc đỡ bé ngồi dậy, đề phòng khi bé nôn, chất nôn sẽ tràn vào khí quản, gây sặc rất nguy hiểm. Đã từng có trường hợp bé nôn trớ khi nằm ngửa, chất nôn tràn vào phổi gây ngừng thở, đến khi người nhà phát hiện đưa bé vào viện thì bé đã tím tái, không còn điều trị được.

Khi đã lưu ý tư thế, thì nên chờ cho bé bớt nôn trớ, hãy cho uống một lượng nhỏ nước chín hoặc dung dịch Oresol, do bị nôn trớ nhiều nên bé sẽ khát, khi bố mẹ đưa nước bé sẽ có khuynh hướng uống nhiều, sau đó sẽ nôn thốc tháo, do đó nên cho uống bằng muỗng nhỏ hoặc từng ngụm một.

Nếu bé tiếp tục nôn nhiều, nên đưa bé đi khám

Nếu bé bớt nôn trớ thì cần cho uống luân phiên 50ml dung dịch Oresol và 50ml nước chín sau mỗi nửa giờ. Sau khi cho bé uống loại nước này mà bé không nôn trớ nữa thì cho bé bú sữa mẹ hoặc bú bình, tăng dần số lượng từ 80 – 100ml sau mỗi 3 – 4 giờ. Bố mẹ the dõi tình trạng của bé nếu không nôn trớ từ 12 – 24 giờ thì có thể cho bé ăn uống bình thường, nhưng vẫn cho bé uống nhiều nước. Bắt đầu với những thực phẩm dễ tiêu hoá như ngũ cốc hay sữa chua.

Nên nhớ khi bé nôn nhiều tức là bộ phận tiêu hóa đang có vấn đề cần nên nghỉ ngơi cho nên phụ huynh chỉ nên cho bé uống nước để không bị mất nước, đừng nên cố gắng ép ăn, không giúp được bé mà còn làm tăng triệu chứng và bé càng quấy khóc nhiều hơn.

Giúp trẻ ngủ sẽ làm cho bé nhanh hồi phục hơn, vì dạ dày trống trong suốt thời gian này sẽ giúp bé dễ chịu hơn. Không cho bé dùng bất kỳ loại thuốc chống nôn nào khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.

Bố mẹ cần lưu ý các trường hợp trẻ nôn trớ kéo dài hoặc nôn do bệnh lý mà trẻ có biểu hiện các triệu chứng như: sốt, đau bụng, lơ mơ, co giật, hay nôn ói liên tục, có dấu hiệu mất nước như: miệng khô, ít nước mắt, tiểu ít,… thì cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Nếu trẻ bị sặc thì bố mẹ đừng cố lấy tay móc thức ăn hay chất nôn ra, nên làm nghiệm pháp Heimlich ở trẻ lớn, đứng sau lưng trẻ, quàng 2 tay ra ôm lấy bụng trẻ và ấn mạnh vào, áp lực mạnh sẽ làm trẻ nôn ói ra dị vật đường thở.

 

]]>
https://meyeucon.org/43881/cach-khac-phuc-tinh-trang-non-tro-o-tre-so-sinh-2/feed/ 0
Để con phát triển chiều cao lý tưởng, cha mẹ cần chú ý những điều này https://meyeucon.org/43798/de-con-phat-trien-chieu-cao-ly-tuong-cha-me-can-chu-y-nhung-dieu-nay-2/ https://meyeucon.org/43798/de-con-phat-trien-chieu-cao-ly-tuong-cha-me-can-chu-y-nhung-dieu-nay-2/#respond Thu, 22 Feb 2018 02:41:43 +0000 https://meyeucon.org/?p=43798 Để con mình đạt chuẩn chiều cao, cân nặng, cha mẹ cần chú ý ba vấn đề: dinh dưỡng, vận động và giấc ngủ hợp lý.

1

Dinh dưỡng

Ăn đa dạng, đủ các nhóm thực phẩm gồm tinh bột, chất đạm, béo, rau và trái cây trong ba bữa ăn chính. Chú ý các thực phẩm giàu canxi, sắt, kẽm như thịt heo, bò, gà, ếch, cá, tôm, cua, trứng, nghêu, sò, ốc, hàu, cá nhỏ ăn cả xương, tép nhỏ ăn cả vỏ, đậu nành, đậu hũ…

Ăn đủ bữa. Ngoài ba bữa chính nên bổ sung thêm từ hai đến ba bữa phụ bằng các loại sữa, sữa chua, phô mai… Chế độ ăn này cung cấp lượng canxi, vitamin D tối ưu và các dưỡng chất cần thiết khác giúp tăng chiều cao hiệu quả.

Nên uống ít nhất 500 ml sữa mỗi ngày. Hạn chế thức ăn béo, thực phẩm nhiều đường, nhiều muối, không uống nước ngọt, nước có ga. Uống đủ nước, ngày khoảng 2 lít.

Vận động

Tăng cường vận động, chơi thể thao, chạy nhảy ngoài trời, ít nhất 60 phút mỗi ngày. Chú ý các môn giúp tăng chiều cao phù hợp với lứa tuổi như đu xà đơn, bóng rổ, bóng chuyền, bơi lội, cầu lông, nhảy dây…

Giấc ngủ

Ngủ sớm trước 22h đêm, ngủ sâu và đủ giấc.

]]>
https://meyeucon.org/43798/de-con-phat-trien-chieu-cao-ly-tuong-cha-me-can-chu-y-nhung-dieu-nay-2/feed/ 0
Bố mẹ đã làm tổn thương con trẻ khi nói những điều này (P2) https://meyeucon.org/43720/bo-me-da-lam-ton-thuong-con-tre-khi-noi-nhung-dieu-nay-p2/ https://meyeucon.org/43720/bo-me-da-lam-ton-thuong-con-tre-khi-noi-nhung-dieu-nay-p2/#respond Wed, 21 Feb 2018 15:28:34 +0000 https://meyeucon.org/?p=43720 Có những cách để bạn kiềm chế bản thân và không nói ra những câu khiến mình phải hối tiếc. Đây cũng là một kỹ năng mà bạn có thể học và sẽ học được nếu muốn.
Dưới đây là những gợi ý để bạn hiểu và tránh nói những điều làm tổn thương con cái và làm hỏng mối quan hệ giữa bạn với trẻ.

Con chẳng bao giờ làm đúng điều gì/ Con lúc nào cũng sai
Nếu bạn muốn hạ thấp con, hãy nói câu này. Những điều này nói ra sẽ khiến người nghe cảm thấy xấu hổ. Mặc dù nhiều người nghĩ xấu hổ là một cách tốt để phạt trẻ, nhưng thực tế nó không phải là công cụ tốt để giúp trẻ em học những kỹ năng mới. Thực tế, nó thường có tác dụng ngược vì có thể khiến trẻ co mình lại. Về lâu dài, xấu hổ sẽ khiến trẻ ít có khả năng ra các quyết định đúng đắn.
Xấu hổ khác cảm giác có lỗi. Cảm giác có lỗi không xấu vì nó bao hàm cảm giác hối hận và thấy có trách nhiệm. Bạn nên cảm thấy hối tiếc khi bạn làm điều gì đó sai hay gây tổn thương, đó là điều tự nhiên. Bạn muốn con có cảm giác có lỗi khi bé lấy chiếc váy của chị gái mà không hỏi và sau đó làm hỏng, và bạn muốn con phải có trách nhiệm về hành động đó. Nhưng đừng dùng sự xấu hổ để cố gắng làm trẻ cảm thấy có lỗi. Xấu hổ sẽ thể hiện “Con là một người vô dụng”. Thông điệp này tạo cho con cảm giác xấu hổ và nhục nhã, không dạy con về tính trách nhiệm.

Mẹ ước là mẹ chưa bao giờ có con
Trước tiên, bạn không phải là kẻ xấu xa nếu bạn nghĩ như vậy. Tất cả chúng ta đều có thể cảm nhận những điều tiêu cực ở một thời điểm nhất định. Sau một ngày vất vả hay một cuộc vật lộn với con cái, bạn nghĩ “Đôi khi tôi ước tôi chưa bao giờ có con” vì bạn thấy kiệt sức, mệt mỏi và buồn phiền. Điều quan trọng là hãy hiểu đây chỉ là một cảm giác nhất thời và không phải là cảm xúc tổng thể của bạn.
Khi bạn cảm thấy như vậy, hãy uốn lưỡi lại và dành thời gian cho chính mình để giải tỏa và không thốt ra thành lời nói. Dùng những từ này sẽ khiến con bạn cảm thấy tồi tệ về những điều trẻ đã làm và khiến mối quan hệ giữa mẹ – con thêm nhiều sóng gió. Nếu con bạn nghĩ chúng không còn gì để mất, bao gồm cả tình yêu của mẹ, trẻ sẽ hành động bất cần hơn.

Mẹ cũng ghét con
Khi bạn nói “Mẹ cũng ghét con” để chiến thắng trong cuộc tranh cãi với con cái thì bạn đã thua. Bạn không phải là bạn bè của trẻ và bạn không ở trong cuộc tranh giành với con. Khi nói “mẹ ghét con” bạn đã hạ mình xuống mức độ phát triển của con và khiến trẻ nghĩ “Nếu bố mẹ thấy tôi đáng ghét, tôi phải như vậy thôi”.
Nếu bạn lỡ nói điều này với con trong lúc nóng giận, hãy trở lại với con sau đó và nói: “Nghe này con, mẹ nhận ra rằng mẹ nói ‘mẹ rất ghét con’ và mẹ muốn xin lỗi. Nói thế là mẹ sai rồi. Lần sau khi tức giận, mẹ sẽ cố gắng làm điều gì đó tốt hơn”. Bạn có thể nghĩ thêm về điều này nhưng không cần phải giải thích dài dòng với con.

Những việc làm thay thế để khỏi nói những điều phải hối tiếc với con
Nếu bạn đang ở thời điểm cực kỳ giận dữ và thất vọng với con thì dưới đây là một số điều bạn có thể làm:
– Hít thở sâu: Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy đỡ căng thẳng và cho bạn chút thời gian để kịp ngăn những lời không hay có thể thốt ra. Hãy nhớ là, bạn không cần thiết phải tham gia vào tất cả những cuộc chiến bạn được “mời” vào. Hãy nhìn theo cách này: Điều gì sẽ xảy ra khi một bên không kéo mà buông chiếc dây trong cuộc giằng co? Chiếc dây chùng xuống và bên kia sẽ chẳng còn gì để cố chống lại nữa. Hãy hít thở sâu và buông sợi dây. Điều này sẽ giúp bạn có thời gian để bình tĩnh và nhìn lại.
– Tập trung lại: Hãy học cách hướng sự tập trung của con vào nhiệm vụ chính. Nếu bạn đang cố gắng để đứa con 12 tuổi làm bài tập về nhà của nó và cậu bé trở nên tức giận, nói rằng: “Con ghét mẹ” thì bạn có thể đáp lại: “Bây giờ chúng ta không nói về việc con yêu hay ghét mẹ mà là việc con cần làm bài tập toán. Hãy tập trung vào đó”. Trẻ đôi khi cố gắng lôi kéo cha mẹ vào cuộc chiến quyền lực để tránh làm điều chúng không muốn. Cố gắng tập trung vào điều cần làm, và đừng để những lời nói của trẻ làm bạn lung lay.
– Thay lời nói bằng hành động: Khi nhận thấy cơn giận đã lên đến đỉnh điểm và mình có thể sắp nói điều gì đó tổn thương con, hãy chọn cách thoát khỏi tình huống này. Đơn giản là bạn nói: “Mẹ không muốn nói về chuyện này bây giờ. Chúng ta sẽ nói về nó sau, khi mọi việc bình tĩnh hơn”, sau đó rời khỏi phòng.
– Tìm cách ngăn chặn trước: Hãy tự nhắc nhở bạn không cho phép mình nói những điều này thêm lần nào nữa, chúng không được lựa chọn. Cố gắng nghĩ về điều bạn muốn trong mối quan hệ giữa bạn và con như thế nào trong 10 hay 20 năm sau, đừng chỉ tập trung vào thời điểm căng thẳng khi nỗi thất vọng lên cao.

]]>
https://meyeucon.org/43720/bo-me-da-lam-ton-thuong-con-tre-khi-noi-nhung-dieu-nay-p2/feed/ 0