Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Tue, 09 Apr 2024 08:37:16 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Cai sữa cho bé thế nào là đúng cách https://meyeucon.org/28904/cai-sua-cho-be-the-nao-la-dung-cach/ https://meyeucon.org/28904/cai-sua-cho-be-the-nao-la-dung-cach/#comments Sun, 28 Jul 2013 07:00:21 +0000 https://meyeucon.org/?p=28904 Trong sáu tháng đầu tiên của cuộc đời, sữa là nguồn thức ăn chính, tốt nhất của bé. Khi lớn hơn một chút, cơ thể bé cần nhiều chất dinh dưỡng hơn mà sữa mẹ không thể đáp ứng đủ. Làm thế nào để cai sữa cho bé một cách dễ dàng và nên cai sữa vào mùa nào, thời điểm nào là tốt nhất cho bé và mẹ?

Cai sữa cho con là một quá trình và nó không phải là điều có thể dễ dàng thực hiện được ngay. Nếu người mẹ không giúp con thích nghi được với việc cai sữa thì rất có thể trẻ sẽ cảm thấy bị tổn thương và khó chấp nhận. Trẻ sẽ mất cảm giác ngon miệng và sức khỏe của bé sẽ bị suy giảm.

Vài dấu hiệu nhận biết bé muốn cai sữa

Theo các nhà khoa học thì khi bé được 4 tháng tuổi thì mẹ có thể tiến hành cai sữa cho con. Tuy nhiên ở thời gian này thì mẹ phải cực kỳ lưu ý đến sự thay đổi tùy vào nhu cầu cũng như thể trạng của bé.

Một trong những dấu hiệu giúp mẹ nhận ra thời điểm thích hợp để cai sữa cho bé là khi cảm thấy đầu của con đã cứng cáp hơn, không cần dùng tay để đỡ sau gáy. Bên cạnh đó, các mẹ có thể căn cứ vào một vài dấu hiệu như: bé đã ngồi vững mà không cần ai giúp đỡ, hoặc bé tỏ ra khó chịu, nhăn nhó sau khi bú mẹ, thường xuyên thức dậy vào ban đêm vì bị đói…

Cai sữa cho bé 6 tháng tuổi

Một thời gian dài cho con bú, trẻ sẽ gắn bó chặt chẽ và quen với việc được mẹ ôm ấp trong tay mỗi ngày. Khi bị cai sữa đột ngột, trẻ sẽ có cảm giác mẹ không còn yêu mình và cảm thấy bị tổn thương dẫn đến hay quấy khóc.

Các chuyên gia tâm lý khuyên rằng, người mẹ không nên cai sữa đột ngột cho con mà nên tiến hành từng bước một. Trước khi cai sữa cho trẻ, nên có một kế hoạch và đảm bảo rằng hệ tiêu hóa của trẻ tốt khi cai sữa.

Mẹ có thể cho con dùng thức ăn dặm và tăng dần số lượng. Khi cảm thấy trẻ có thể chấp nhận những thực phẩm này thì lúc đó mới bắt đầu cho trẻ cai sữa.

Cai sữa cho trẻ 12 tháng

Trẻ được 1 tuổi thường có cảm giác mạnh mẽ về sự an toàn, đặc biệt là trước khi ngủ. Nếu trẻ phải đi ngủ mà không có mẹ, trẻ sẽ cảm thấy buồn và có tâm lý nghi ngờ, sợ hãi. Đây được coi như giai đoạn bước ngoặt của trẻ bởi nó là khoảng thời gian người lớn tạo cho trẻ thói quen độc lập và tự ý thức về mọi thứ xung quanh.

Nếu lúc mẹ đột ngột cai sữa cho trẻ thì vô tình đã mang lại sự sợ hãi cho con vào ban đêm. Trẻ sẽ hấp thu dinh dưỡng kém dẫn đến rối loạn tiêu hóa, thậm chí là chậm phát triển.

caisua

Phương pháp hiệu quả lúc này chính là cho trẻ tập dùng thức ăn ngoài ngay từ lúc trẻ được 6 tháng. Khi trẻ bắt đầu quan tâm đến hương vị thức ăn khác ngoài sữa thì cha mẹ hãy sử dụng ngôn ngữ thích hợp để khuyến khích và củng tố tâm lý trẻ về việc cai sữa như một vấn đề tự nhiên.

Khi mẹ quyết định cai sữa cho con cần phải xem xét các điều kiện thể chất của trẻ và phải chắc chắn rằng sức khỏe của con đảm bảo. Thông thường, nên cai sữa cho con vào mùa xuân và mùa thu, tránh mùa hè bởi đây là mùa nóng và dễ gây rối loạn tiêu hóa. Mùa đông thì lại là mùa trẻ dễ bị mắc các bệnh đường hô hấp và nó không phải là thời điểm phù hợp để cai sữa.

Những lưu ý khi cai sữa cho con

– Không nên dừng cho con bú đột ngột vì điều này không tốt cho cả mẹ lẫn con. Tốt nhất, các mẹ nên giảm dần số lượng lần cho con bú . Cách làm này sẽ giúp mẹ không bị cương sữa và bé cũng không bị sốc dẫn đến quấy khóc cả ngày.

– Trong thời gian cai sữa cho con, nếu thấy ngực bị đau và cương thì mẹ có thể dùng khăn mềm nhúng vào nước ấm, đặt vào ngực để ngực mềm dần rồi vắt sữa ra hoặc hút cho thông sữa.

– Không nên cai sữa cho trẻ vào những ngày thời tiết xấu như trời quá nóng, quá ẩm hay quá rét, khi mà ngay cả người lớn cũng thấy mệt mỏi khó chịu. Sự thay đổi một thói quen ăn uống và các stress xuất hiện lúc này dễ làm trẻ ốm. Cũng nên tránh thời điểm trẻ bị ốm, mệt mỏi, sốt và đặc biệt là khi bị tiêu chảy (lúc này, hệ tiêu hoá còn yếu nên sữa mẹ là thức ăn an toàn nhất).

Ngành y tế khuyến cáo các bà mẹ cho con bú đến 24 tháng tuổi. Tuỳ vào hoàn cảnh, một số người có thể cai sữa sớm hơn. Tuy nhiên, việc cai sữa trước 12 tháng sẽ gây thiệt thòi nhiều cho bé, bởi sữa mẹ không chỉ là nguồn dưỡng chất hoàn hảo mà còn chứa các kháng thể giúp bé phòng chống bệnh tật – những yếu tố mà thực phẩm khác không có được.

]]>
https://meyeucon.org/28904/cai-sua-cho-be-the-nao-la-dung-cach/feed/ 1
Cai sữa cho bé, mẹ phải cực kì nỗ lực https://meyeucon.org/28332/cai-sua-cho-be-me-phai-cuc-ki-no-luc/ https://meyeucon.org/28332/cai-sua-cho-be-me-phai-cuc-ki-no-luc/#respond Wed, 19 Jun 2013 03:00:10 +0000 https://meyeucon.org/?p=28332 Cai sữa là bước ngoặt lớn của cả bé và mẹ. Để thành công trong sự kiện trọng đại này, em đã phải cực kì nỗ lực

Cho con ti mẹ đối với bất cứ người phụ nữ nào luôn là một điều vô cùng thiêng liêng, một trải nghiệm vô giá của cuộc đời. Do đó ngay từ khi Nhím mới sinh, em đã cho con ti mẹ mà không chọn phương án vắt sữa hay ti bình. Được ngắm con bé bỏng trong vòng tay mình chớp chớp đôi mắt tròn xoe trong vắt, cảm nhận dòng sữa mẹ đang nuôi dưỡng con từng ngày là em cảm thấy mãn nguyện, hạnh phúc vô cùng.

Nhím cũng coi ti mẹ là thói quen, niềm vui và là cả “liệu pháp tinh thần” của bé. Lúc bé cáu, bé ốm, bé sợ, bé đến nhà người lạ cảm thấy bất an… bất cứ khi nào thấy khó chịu trong người, con đều tìm đến ti mẹ như một “cứu cánh” không thể thay thế được. Vậy nên ở nhà với con 1 năm, 1 năm trời Nhím ti mẹ cũng là một năm em chưa biết đến khái niệm ngủ một mạch cả đêm  vì Nhím thi thoảng lại rúc một lần.

 Đối với những bé quen ti mẹ, quá trình cai sữa đòi hỏi nhiều công sức và thời gian
Đối với những bé quen ti mẹ, quá trình cai sữa đòi hỏi nhiều công sức và thời gian

Trong khi nhiều bạn bè sinh cùng đợt với em đã quay trở lại đi làm, lấy được phom dáng sắc vóc như thời con gái thì em vẫn không thể đi ra khỏi nhà quá 3 tiếng đồng hồ, chiếc áo sơ mi xộc xệch chưa kịp cài cúc đã phải cởi ra vì con đòi “tu ti”. Gia đình, bạn bè ai cũng nhìn em đầy ái ngại vì thấy Nhím quá bện hơi mẹ.

Và rồi cũng đến ngày Nhím thôi nôi, em quay trở lại đi làm và quyết tâm sẽ cai sữa cho con. Đây là quả là một quá trình “đẫm nước mắt” và hết sức khó khăn, nhất là đối với những “ca nghiện” ti mẹ như Nhím nhà em. Tuy nhiên, với nỗ lực của mình, em cũng đã cai sữa thành công. Em xin chia sẻ với các mẹ phương pháp cai sữa cho con của bản thân:

Cho con làm quen với núm bình và sữa công thức

Theo lời tư vấn của những chị em đi trước, em áp dụng chiến thuật cai sữa dần dần cho Nhím. Song song với chế độ ăn dặm đầy đủ dưỡng chất, em cho con bổ sung sữa ngoài ngày 1 lần rồi tăng dần cữ lên 2 – 3 bữa mỗi ngày. Trẻ quen ti mẹ thường rất ghét ti bình, em đã phải đổi rất nhiều loại núm ti cho Nhím đến khi con chịu mới thôi. Quá trình này quả không đơn giản. Những ngày đầu không thấy ti mẹ, con dứt khoát không ngậm bình. Nhìn con khóc đỏ cả mặt vì đói mà đưa bình vào miệng thì nhè ra, em xót con vô cùng. Đã nhiều lần chỉ muốn bỏ cuộc. Một bữa, hai bữa bỏ ăn, Nhím mệt lả đi, lúc này, em nhẹ nhàng đưa bình vào cho con. Mừng rỡ thay, con bỗng theo phản xạ rồi mút chùn chụt. Vậy là, bước đầu cho bé làm quen với “người bạn mới” đã phần nào thành công.

Làm sao để trẻ chán ti mẹ?

Cần phải nói, ban đầu kể cả khi vừa ăn sữa ngoài xong, con vẫn có xu hướng tìm ti mẹ. Lúc này, chị em có thể thử một vài mẹo nhỏ dân gian của các bà các mẹ ngày xưa giúp bé chán ti mẹ. Bôi dầu, berberin có vị đắng hoặc những thực phẩm bé ghét đều là những gợi ý tốt. Như với Nhím, con rất ghét ăn vị chua. Vậy nên em đã thử bôi một chút nước chanh vào đầu ti. Quả nhiên khi ngậm Nhím rất cáu, bé khóc và bực tức hét ầm ĩ. Lúc này, mẹ cần dỗ dành cho bé nín khóc, phân tán tư tưởng của con bằng những bài hát, những món đồ chơi hay những cái vỗ lưng âu yếm. Dần dần, con sẽ chán ti và không còn quá phụ thuộc vào mẹ nữa.

Tách con để tránh bện hơi mẹ

Trẻ bện hơi mẹ sẽ khó có thể cai sữa thành công. Song song với việc giảm thời lượng cho con bú, em quyết định gửi Nhím cho ông bà nhiều hơn. Trước em là người bế và chăm Nhím chủ đạo, nhưng giờ em chỉ ở với Nhím buổi chiều, và buổi tối.  Những công việc như cho Nhím ăn, tắm cho Nhím em nhờ bà nội và cô giúp việc. Làm như vậy, Nhím sẽ quen với việc không có mẹ và ít bám mẹ hơn, tình cảm cũng như sự tập trung của bé sẽ được chia sẻ với các thành viên khác trong gia đình.

Một phương pháp nữa cũng hiệu quả không kém, đó là tách hẳn con trong thời gian dài. Suốt hơn 1 tháng em duy trì chế độ như trước kia cho Nhím, con vẫn rất bám mẹ. Để giúp Nhím cai hẳn sữa mẹ, em quyết đinh gửi Nhím ở với ông bà nội và bố, còn em chuyển về nhà ngoại. Có thể các chị em sẽ ái ngại vì sao mẹ lại “mặt lạnh” với con thế. Tuy nhiên, nếu không thực sự dứt khoát, con có thể sẽ không bỏ được tật ham ti này.

Đây là khoảng thời gian rất gian nan đối với em, vì nỗi nhớ con giằng xéo trong lòng. 5 ngày nghe có vẻ là ít nhưng với người mẹ xa con thì dài vô cùng. Sữa về căng tức nhưng lại không được cho con bú, em sốt đến tức ngực, chỉ biết hút sữa bỏ đi. Về phần Nhím, con khóc đòi mẹ ngằn ngặt. Thôi thì đủ kiểu nhảy múa, bồng bế, hết đi chơi rồi xem quảng cáo rồi ngắm phố xá mà bé vẫn không lúc nào ngớt mếu máo.

Mẹ chắc hẳn đều biết, tuy trẻ quen chơi với mọi người nhiều nhưng đã là con thì lúc nào cũng muốn bên mẹ. Vậy nhưng, ai rồi cũng có lúc phải lớn, chẳng thể mãi là bé con rúc trong lòng mẹ. Mỗi ngày trôi qua, sữa mẹ ít dần di cũng là lúc Nhím bắt đầu làm quen và ổn định với những cữ sữa công thức. Em mừng và cám ơn chồng cùng bà nội, ngoại nhiều lắm.

Cai sữa là một bước ngoặt quan trọng trong giai đoạn phát triển của trẻ, giúp bé tự lập hơn, có những giấc ngủ ngon liền mạch ban đêm để phát triển hoàn thiện. Dù đây quá trình vất vả và thực sự cả hai mẹ con em đã tốn rất nhiều nước mắt bởi con thì nhớ mẹ, mẹ cũng nhớ con không kém, con khóc đòi ti mà mẹ lại căng sữa phát sốt. Tuy vậy, bất cứ bà mẹ và em bé nào cũng phải đối diện với thời kì cai sữa đầy “cam go” này. Các mẹ cần quyết tâm, mạnh mẽ và cương quyết.

Em chúc các mẹ thành công và nuôi dạy con khỏe mạnh!

]]>
https://meyeucon.org/28332/cai-sua-cho-be-me-phai-cuc-ki-no-luc/feed/ 0
Bí quyết cai sữa cho bé đúng cách https://meyeucon.org/17047/bi-quyet-cai-sua-cho-be-dung-cach/ https://meyeucon.org/17047/bi-quyet-cai-sua-cho-be-dung-cach/#respond Sun, 08 May 2011 22:21:51 +0000 https://meyeucon.org/?p=17047 Với những bé đã quen với bầu sữa mẹ thì cai sữa là một ‘cú shock’ đầu đời. Vấn đề lúc này là làm thế nào để giúp bé vượt qua và chấp nhận thực tế ‘phũ phàng’? Cha mẹ nên tham khảo những điều sau.

– Đừng đánh đòn bé: Làm sao mà bé không khóc cho được khi phải xa “người yêu dấu”? Hãy thông cảm cho sự “mất mát” này của bé. Bé cần có thời gian để nguôi ngoai.

– Đừng đặt ra chỉ tiêu thời gian: Tùy “cơn nghiện” của mỗi bé nặng hay nhẹ, tùy sự thích nghi của mỗi bé khó hay dễ mà thời gian “cai” của mỗi bé dài hay ngắn. Vì thế, đừng “chạy nước rút để hoàn thành kế hoạch”, điều đó sẽ tạo áp lực cho cả bé và mẹ và “cuộc chiến” có thể sẽ dài hơn dự kiến.

– Đừng bắt bé phải xa mẹ: Đừng gửi bé về quê cho ông bà nội, ngoại. Có thể giảm bớt thời gian bế bồng bé chứ đừng tách bé khỏi mẹ từ ngày này sang ngày khác. Càng xa thì càng nhớ mà càng nhớ thì bé càng khó quên.

– Đừng làm xấu bình sữa của bé: Đừng “hóa trang” cho nhem nhuốc hoặc bôi thuốc đắng lên “bình sữa” của bé. Có thể bé sẽ “cai sữa” thành công nhưng có thể bé sẽ “cai mẹ” luôn.

– Từ từ thôi: Hãy để số lần được bú mẹ giảm dần theo ngày tháng trước khi dứt hẳn, đừng đột ngột cắt đứt niềm hạnh phúc của bé.

– Giúp bé quên: Hãy giúp bé quên bằng các đồ chơi, trò chơi hoặc chương trình tivi mà bé yêu thích.

]]>
https://meyeucon.org/17047/bi-quyet-cai-sua-cho-be-dung-cach/feed/ 0
Làm sao cai bú đêm cho bé? https://meyeucon.org/12250/lam-sao-cai-bu-dem-cho-be/ https://meyeucon.org/12250/lam-sao-cai-bu-dem-cho-be/#respond Mon, 13 Sep 2010 06:35:59 +0000 https://meyeucon.org/?p=12250 Hỏi: Con gái em 23 tháng, hiện cháu vẫn còn bú đêm. Mỗi đêm em phải dạy 2 lần pha sữa cho cháu uống vào lúc 3 giờ và 5 giờ sáng. Cứ đến giờ bú đêm là cháu ọ ẹ, lăn lộn không chịu ngủ, trừ khi mẹ cho bú bình. Làm cách nào để em có thể cai bú đêm cho cháu? Em cám ơn.

Trả lời: Chị cho con bú đêm quá lâu nên việc cai bú bình vào ban đêm cho trẻ cũng khó khăn như việc cai bú mẹ vậy. Vì thế chị cần phải kiên trì mới đạt được kết quả. Đầu tiên chị cứ cho con bú đêm mỗi khi cháu đòi ăn nhưng cần giảm dần lượng sữa xuống. Pha sữa cho cháu thật loãng và nhạt hơn bình thường để trẻ không cảm thấy được vị ngọt sẽ nhanh nhả đầu ti. Dần dần chị không pha sữa nữa mà cho bé bú chút nước lọc. Có thể cháu sẽ khó chịu và khóc nhưng chị cần kiên trì để bỏ thói quen bú đêm ở bé vì việc bú đêm không tốt cho dạ dày và răng của trẻ.

Trước khi cháu đi ngủ chị hãy cho cháu uống sữa rồi vệ sinh răng miệng. Ở tuổi này cháu cũng có thể hiểu được phần nào những yêu cầu của mẹ nên chị cũng có thể nói với con tác hại của bú đêm và yêu cầu trẻ không tiếp tục ăn vào ban đêm nữa.

Việc bú của cháu đã thành thói quen mặc dù có thể lúc đó cháu vẫn ngủ say vì vậy khi cháu ọ ẹ đòi bú, thay vì pha sữa cho cháu bú, mẹ có thể vỗ mông hoặc xoa lưng, hoặc bế trẻ lên âu yếm trẻ sẽ rất dễ chìm vào giấc ngủ.

Chúc chị cai sữa đêm cho cháu thành công!

]]>
https://meyeucon.org/12250/lam-sao-cai-bu-dem-cho-be/feed/ 0
Bí quyết cai sữa mà bé không sụt cân https://meyeucon.org/11321/bi-quyet-cai-sua-ma-be-khong-sut-can/ https://meyeucon.org/11321/bi-quyet-cai-sua-ma-be-khong-sut-can/#respond Fri, 13 Aug 2010 15:05:51 +0000 https://meyeucon.org/?p=11321 Bí quyết nào có thể giúp mẹ cai sữa dễ dàng cho bé, cai sữa như thế nào để không ảnh hưởng đến sức khỏe của con… là nỗi băn khoăn của các bà mẹ trẻ.

Dưới đây là một số bí quyết giúp mẹ có phương pháp đúng khi cai sữa mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của con:

Cai sữa khi bé tròn 24 tháng tuổi

Đây là tiêu chuẩn được Bộ y tế khuyến cáo. Tuy nhiên vì một số lý do mà các bà mẹ có thể sẽ phải cai sữa cho con sớm hơn.

Các bà mẹ cần biết rằng, việc cai sữa cho con trước 12 tháng sẽ gây thiệt thòi nhiều cho bé, bởi sữa mẹ là nguồn dưỡng chất hoàn hảo chứa các kháng thể giúp bé phòng chống bệnh tật. Việc bổ sung quá sớm các thực phẩm khác rất dễ gây tiêu chảy cho bé do hệ tiêu hóa của trẻ chưa được làm quen với thức ăn ngoài sữa mẹ nên khả năng tiêu hóa, hấp thu kém, trẻ dễ bị suy dinh dưỡng. Vì vậy, nếu không thể cho con bú đến 24 tháng thì trẻ được 12 tháng tuổi mẹ mới nên cai sữa cho bé.

Không cai sữa đột ngột

Mẹ không nên cai sữa đột ngột vì dễ làm cho trẻ bị sang chấn tinh thần và dễ sinh biếng ăn. Với trẻ nhỏ, bú mẹ không chỉ là một nhu cầu ăn uống mà còn là một nhu cầu tình cảm, muốn được mẹ ôm ấp, bế ẵm. Vì vậy, đột ngột ngừng hẳn việc cho con bú có thể khiến trẻ bị sốc. Tốt nhất là nên giảm từ từ, nếu vẫn cho bú 4-5 lần một ngày thì giảm thành 3, sau đó thành 2, rồi 1.

Mẹ nên cho bé bú đến 24 tháng tuổi

Cho bé làm quen với nhiều món ăn hấp dẫn

Khi cai sữa cho bé, bên cạnh việc giảm bú từ từ cho trẻ, mẹ hãy cho trẻ làm quen với nhiều món ăn mới. Khi trẻ thích thú với những món ăn khoái khẩu, việc cai sữa cũng trở nên dễ dàng hơn, lại đảm bảo được dinh dưỡng cho bé.

Không cai sữa cho bé khi thời tiết xấu

Không nên cai sữa cho bé vào mùa hè trời quá nóng hoặc mùa đông quá rét, khi mà ngay cả người lớn cũng thấy mệt mỏi khó chịu. Thời tiết xấu có thể khiến bé mệt mỏi cộng với sự thay đổi thói quen ăn uống dễ làm trẻ ốm.

Không cai sữa khi bé ốm

Tránh nhất là cai sữa khi trẻ ốm vì đây là lúc trẻ thường hay biếng ăn nên sẽ khó thích nghi với chế độ ăn mới. Đặc biệt, với trẻ bị tiêu chảy thì càng bất lợi vì hệ tiêu hóa của trẻ vốn non yếu nay lại bị bệnh, khả năng hấp thụ thức ăn giảm sút, bệnh tiêu chảy dễ nặng thêm, trẻ càng biếng ăn và dẫn đến suy dinh dưỡng. Lúc này sữa mẹ sẽ là thực ẩm an toàn và tốt nhất cho bé.

Mặt khác, khi trẻ ốm, trẻ có nhu cầu tình cảm được mẹ ôm ấp, bế nựng và bú mẹ. Bú mẹ sẽ giúp bé bớt quấy khóc và ngủ ngon hơn.

“Hóa trang” ti mẹ

Hóa trang ti mẹ là những bí quyết mà các bà mẹ có thể truyền tai nhau vì mỗi mẹ đều có những bí quyết riêng giúp dễ dàng cai sữa cho bé. Một số bí quyết được các mẹ chia sẻ rất hữu hiệu như: bôi 1 chút ớt (đủ để làm bé sợ chứ không làm bỏng môi bé), bôi 1 chút dầu, bôi son đỏ… có thể khiến bé ‘bai bai’ ti mẹ.

Tạm thời cách ly bé với mẹ

Mẹ có thể lên kế hoạch gửi bé về nhà bà nội/bà ngoại một thời gian hoặc cho bé ngủ riêng để bé giảm dần việc bú mẹ.

Mặc dù cai sữa cho con các bà mẹ sẽ rất sốt ruột khi con quấy khóc nhưng các mẹ hãy kiên trì, cộng thêm một chút kiên quyết vì thay đổi này sẽ giúp cho bé trưởng thành hơn. Chúc các mẹ cai sữa cho bé thành công!

]]>
https://meyeucon.org/11321/bi-quyet-cai-sua-ma-be-khong-sut-can/feed/ 0
Nhẹ nhàng cai sữa con yêu https://meyeucon.org/7823/nhe-nhang-cai-sua-con-yeu/ https://meyeucon.org/7823/nhe-nhang-cai-sua-con-yeu/#respond Tue, 13 Jul 2010 07:54:47 +0000 https://meyeucon.org/?p=7823 Hỏi: Tôi e con sẽ bị tổn thương nếu bị cai sữa. Tôi thực sự rất muốn cai nhưng làm thế nào để tôi có thể cai sữa cho con một cách nhẹ nhàng nhất có thể?

Trả lời: Dường như bạn đã muốn cai sữa em bé và bạn đang đi đúng hướng. Nhẹ nhàng cai sữa sẽ là cách tốt nhất cho hai mẹ con.

Hãy nói với con về quyết định đó. Giảm dần những bữa ít quan trọng nhất. Lần cho bú lúc 5 giờ sáng có thể hơi thử thách đối với bạn. Bạn có thể nhờ chồng giúp đỡ lúc này. Khi con thức giấc, bố có thể cho con uống rồi cố gắng vỗ về cho con ngủ bởi 5 giờ sáng vẫn còn sớm. Có thể bé muốn bò trong giường với mẹ và ngủ thêm vài tiếng đồng hồ nữa. Nếu thế thì hãy mặc bộ đồ nào để con không dễ dàng tiếp cận được với bầu vú của bạn.

Cai sữa con sau khi con được 1 tuổi thì không cần phải cho con bú sữa bằng bình nữa. Con sẽ không bao giờ chịu bú sữa bằng bình sau khi đã quen bú sữa mẹ. Hãy cho con uống bằng cốc luôn.

Cho con cai sữa có thể khiến bạn hơi buồn một thời gian. Mặc dù đây là lúc kết thúc sự gần gũi tối đa giữa mẹ và con thì bé cũng không cần thiết phải cảm thấy bị tổn thương. Cai sữa dần dần và thể hiện tình yêu thương với bé. Hãy nói cho con biết điều đó, dù là con không còn bú sữa mẹ nữa nhưng vẫn được nhận rất nhiều cái ôm và cử chỉ âu yếm từ mẹ.

]]>
https://meyeucon.org/7823/nhe-nhang-cai-sua-con-yeu/feed/ 0
Trẻ cai sữa lúc nào là tốt nhất? https://meyeucon.org/5715/tre-cai-sua-luc-nao-la-tot-nhat/ https://meyeucon.org/5715/tre-cai-sua-luc-nao-la-tot-nhat/#respond Sat, 12 Jun 2010 09:10:18 +0000 https://meyeucon.org/?p=5715 Cai sữa là một quá trình lâu dài và tuần tự, chứ không phải đột ngột đứt đoạn. Cai sữa phải được chia thành các giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn tiến hành và giai đoạn sau kỳ cai sữa.

Cai sữa vào khoảng thời gian nào là tốt nhất?

Tổ chức WHO và UNCIEF trên cơ sở nghiên cứu đã khuyến cáo những người mẹ sau khi sinh nên kiên trì cho trẻ bú 24 tháng trở nên. Hiệp hội dinh dưỡng quốc gia điều tra căn cứ theo tình trạng sức khỏe cơ thể trẻ và hệ tiêu hóa đã chỉ ra rằng: Trẻ 2 tuổi là khoảng thời gian cai sữa tốt nhất.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất đối với trẻ, đồng thời giúp người mẹ phòng chống các bệnh mãn tính và ung thư tuyến vú. Theo như tổ chức WTO đánh giá, nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất kéo dài trong khoảng 6 tháng đầu

Trẻ được khoảng 6 tháng, sự phát triển hệ tiêu hóa đủ điều kiện để hấp thụ dinh dưỡng từ sữa mẹ, nhưng lúc này vẫn chưa thể hấp thụ các thức ăn phụ. Nếu cho trẻ ăn thức ăn phụ quá sớm có thể tăng áp lực đối với đường tiêu hóa, gây ra đau bụng và đi tả.

Trẻ từ 6 tháng đến một tuẩn có thể dùng thực phẩm để thay thế cho nguồn sữa mẹ nhưng lại không thể thay thế hoàn toàn, nếu không trẻ dễ bị ảnh hưởng về mặt tâm sinh lý.

]]>
https://meyeucon.org/5715/tre-cai-sua-luc-nao-la-tot-nhat/feed/ 0
Cai sữa để tốt cho hai mẹ con https://meyeucon.org/184/cai-sua-de-tot-cho-hai-me-con/ https://meyeucon.org/184/cai-sua-de-tot-cho-hai-me-con/#respond Fri, 19 Mar 2010 15:08:28 +0000 https://meyeucon.org/?p=184 Việc cai sữa cho trẻ ảnh hưởng tới cả mẹ lẫn con, vì vậy làm sao để cai sữa một cách tốt nhất là điều mà nhiều bà mẹ băn khoăn. Vậy hãy tham khảo các cách cai sữa hiệu quả dưới đây nhé.


Cách nào cai sữa hiệu quả

Tùy theo sự phát triển của từng bé để mẹ quyết định thời điểm cai sữa cho bé. Tốt nhất, mẹ không nên cai sữa cho bé trước khi bé tròn 1 tuổi và sau khi bé được 2,5 tuổi. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng trẻ bú sữa mẹ thường ít khi bị đau ốm vì trong sữa mẹ có chất đề kháng tốt. Có nhiều phương pháp mẹ áp dụng để cai sữa cho bé. Tùy vào tính cách từng bé để mẹ “điều trị”. Nhiều mẹ đã áp dụng các mẹo sau cai sữa cho con rất hiệu quả:

Cách cai sữa tốt nhất là mẹ gửi bé sang nhà bà nội, bà ngoại, người thân khoảng một tuần để bé không thấy mẹ và đòi ti.

Dùng son bôi lên ti. Nếu bé đòi ti, mẹ sẽ nói: “Ôi, ti mẹ đau quá, chảy máu rồi”. Bé sẽ thương mẹ mà không đòi bú nữa. Cứ như thế khoảng vài hôm, mẹ cương quyết không cho bé bú là sẽ cai được ngay.

Mẹ có thể buộc nắm tóc rồi vào đầu ti, làm cho bé sợ mà không đòi ti

Cắt băng dính đen, dán vào đầu ti thành hình chữ thập. Mỗi lần bé muốn ti, mẹ hãy nói với bé: “Ti mẹ bị đau, nên mẹ phải băng vào. Con có thương mẹ không?” Thế nào mẹ cũng gật đầu và quay đi. Hai mẹ con vẫn ngủ với nhau. Khoảng 1 tuần sau bé quên liền.

Bôi quả mướp đắng/dầu gió/thuốc cloxit lên đầu ti. Bé bú thấy đắng/cay, sẽ không đòi ti nữa. Theo bác sĩ Nguyễn Phạm Ý Nhi, Phó giám đốc Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội, việc bôi một chút thuốc kháng sinh thông thường không ảnh hưởng xấu đến trẻ bởi liều rất thấp. Tuy nhiên, cần chú ý tránh các thuốc không dùng cho trẻ em. Không nên dùng ớt bôi lên đầu ti. Vì chất cay này có thể gây bỏng miệng bé.

Mẹ có thể ra hiệu thuốc bắc, mua bột cai sữa. Lúc nào con đòi bú, mẹ bảo: “Con đừng bú, đắng lắm”, đồng thời lấy khăn ướt lau vú và rắc bột xung quanh ti. Con bú thử sẽ thấy đắng quá và lần sau không đòi nữa.

Vì bé quen ti khi đi ngủ, mẹ có thể “lừa con”: “Hôm nay hai mẹ con không ngủ ti nữa, ngủ hát nhé”. Nói rồi, hai mẹ con cùng hát cho đến khi bé buồn ngủ ríu mắt. Mẹ có thể bật nhạc để phụ trợ. Nếu nửa đêm con có dậy, đòi ti, mẹ cương quyết: “Hôm nay ngủ hát cơ mà, con quên rồi à?”. Nhiều mẹ đã áp dụng thành công cách này và sau một tuần là bé quên ti ngay.

Con đã cai sữa rồi, mẹ nhất quyết không cho bé sờ ti nữa nhé. Vì cai sờ ti còn khó gấp nhiều lần so với cai sữa. Dù mẹ có cai sữa cho bé cách nào, nhưng đến giờ bé ti, mẹ phải lánh mặt. Vì con thấy  mẹ mà không được ti, sẽ gào khóc thảm thiết. Mẹ thương con và không cầm lòng nổi, sẽ rất khó cai.

Giúp sữa tiết ra ngoài không cần con bú

Lúc con không bú nữa, sữa vẫn cương lên, mẹ sẽ đau lắm, nhiều khi phát sốt. Mẹ có thể dùng khăn nhúng nước nóng, chườm và mát-xa xung quanh ngực cho đỡ đau, để sữa thoát bớt ra ngoài. Dần dần, bé không bú nữa, sữa sẽ tự tiêu đi.

Mẹ không nên vắt cho sữa chảy ra. Vì làm như thế, sữa sẽ về nhiều. Cũng không nên uống thuốc tiêu sữa sữa vì sẽ có những tác dụng phụ (tắc tia sữa, ảnh hưởng đến việc nuôi con lần sau).

Để sữa thoát bớt ra ngoài, mẹ lấy một chiếc cốc hoặc lọ, miệng rộng hơn bình ti của bé một chút, cao khoảng 15 cm. Mẹ làm thế nào cho cốc thật nóng, nhiều hơi, úp vào ngực. Ti của mẹ sẽ bị hút 1/3 vào trong cốc, sữa sẽ chảy ra và mẹ nhạ  người. Làm thế khoảng 2 lần sữa sẽ hết. Cốc thật nóng và nhiều hơi mới có tác dụng.

Ban đêm, khi bé đã ngủ say, mẹ có thể cho bé bú lén. Như thế, mẹ đỡ bị cương sữa và sữa cũng ra ít dần.

Hai mẹ con mình cùng cai sữa

Khi bé đã quen không ti nữa, nhiều mẹ lại nhớ và cảm thấy buồn, hụt hẫng chỉ vì “ti mẹ mà bé chê”. Lúc này mẹ cần “vượt qua chính mình”. Cai sữa phải cai cả mẹ lẫn con.

Để ngực không bị chảy xệ sau khi cai sữa, mẹ nên lưu ý:

Luôn mặc áo ngực vải mềm thoáng, nút mở phía trước. Khi còn cho bé bú, dùng tay nâng ngực cao, không để bé ngậm kéo đầu ti nhiều quá, massage ngực bằng vòi sen….Tuy nhiên cũng tùy thể trạng từng mẹ mà cai sữa xong ngực còn đẹp hay không.

Mẹ không nên đột ngột ngừng hẳn việc cho con bú vì điều đó có thể khiến con bị sốc và sinh biếng ăn. Tốt nhất là nên giảm từ từ, nếu vẫn cho bú 4-5 lần một ngày thì giảm thành 3, sau đó thành 2, rồi 1. Thay các bữa bú bằng những thức ăn khoái khẩu của bé. Và khi bé chịu ăn những món này, không nên tiếc lời khen để khuyến khích. Để bé nhận được đủ dinh dưỡng sau khi cai sữa, mẹ nên tập cho con ăn thêm cháo lợn cợn, nhiều loại thức ăn, uống sữa công thức nhiều hơn.

Không nên cai sữa cho bé vào những ngày thời tiết xấu như trời quá nóng, quá ẩm hay quá rét, dễ làm con bị ốm. Cũng nên tránh cai sữa khi bé bị ốm, mệt mỏi, sốt và đặc biệt là khi bị tiêu chảy (lúc này, hệ tiêu hoá còn yếu nên sữa mẹ là thức ăn an toàn nhất).

]]>
https://meyeucon.org/184/cai-sua-de-tot-cho-hai-me-con/feed/ 0