Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Sat, 27 Apr 2024 13:40:12 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Phụ nữ mang thai nên được ưu tiên tiêm phòng cúm https://meyeucon.org/25817/phu-nu-mang-thai-nen-duoc-uu-tien-tiem-phong-cum/ https://meyeucon.org/25817/phu-nu-mang-thai-nen-duoc-uu-tien-tiem-phong-cum/#respond Sat, 15 Dec 2012 02:00:05 +0000 https://meyeucon.org/?p=25817 Phụ nữ mang thai nên được ưu tiên tiêm phòng cúm, để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé. Nhưng hiện nay, ở Việt Nam nhiều chị em vẫn không dám tiêm vì sợ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Trong vụ cúm đại dịch H1N1 năm 2009, nhiều thai phụ mắc cúm nhập viện trong tình trạng rất nặng, nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và con. Vì thế mùa cúm này, Tổchức Y tế Thế giới cho rằng phụ nữ mang thai nên là nhóm được ưu tiên tiêm phòng cúm đầu tiên (cả cúm mùa và cúm đại dịch), xếp trên cả người già, trẻ và những người mắc bệnh mãn tính.

Theo ABCNews, bà bầu đặc biệt dễ bị tổn thương khi mắc cúm vì hệ miễn dịch của họ suy giảm để thích ứng với thai nhi đang phát triển. Khi hệ miễn dịch suy giảm, cơ thể người mẹ không thể tự chống lại bệnh cúm dễ dàng. Bệnh có thể tiến triển nặng lên và dẫn đến viêm phổi và những vấn đề sức khỏe khác. Thậm chí nếu thai phụ không nặng đến mức cần nhập viện thì em bé cũng dễ sinh nhẹ cân hoặc sinh non, đặc biệt nếu người mẹ bị cúm trong thời kỳ 3 tháng đầu.

Phụ nữ mang thai nên được ưu tiên tiêm phòng cúm để bảo vệ cả mẹ và bé.

Việc tiêm phòng không gây bệnh cúm cho chị em vì virus trong mũi tiêm đã bất hoạt.Thậm chí ngay cả khi trẻ chào đời, kháng thể chống cúm trong cơ thể người mẹ cũng được truyền qua con thông qua nhau thai và bảo vệ bé trong 6 tháng đầu. Sau thời điểm đó, bạn có thể đưa con đi tiêm phòng cúm.Một phụ nữ mang thai có thể tiêm phòng cúm vào bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ.

Cơ quan kiểm soát bệnh truyền nhiễm Mỹ cũng khuyến cáo nếu bạn đang có bầu thì một liều vắcxin phòng cúm là cách bảo vệ an toàn nhất. Vắcxin đã được tiêm cho hàng triệu bà bầu trong nhiều năm. Nó cũng đã được chứng minh là không gây hại đến thai phụ cũng như thai nhi.

Trong khi đó, tại Việt Nam các chuyên gia tỏ ra khá dè dặt khi chỉ định tiêm phòng cúm cho thai phụ. Trong số các trường hợp tử vong vì cúm đại dịch H1N1 năm 2009 tại Việt Nam thì có đến một phần tư là thai phụ.

Tiến sĩ Nguyễn Nhật Cảm, Phó giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội cho biết, hiện nay hầu hết các vắcxin không tiêm cho phụ nữ mang thai trừ mũi uốn ván. Với vắcxin ngừa cúm, bản thân nhà sản xuất cũng không chống chỉ định tiêm cho thai phụ.

“Tuy nhiên vì không có nghiên cứu trên thai phụ nên các chuyên gia thường không khuyến cáo tiêm. Nếu đặt trong tình huống dịch bệnh nguy hiểm thì nên cân nhắc giữa nguy cơ tiêm và không”, tiến sĩ Cảm nói.

Đồng tình với quan điểm này, bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y tế Lao động (Hà Nội) cho rằng,nếu đang có dịch cúm kinh khủng như năm 2009 thì chị em nên cân nhắc tiêm để bảo vệ thai cũng như bà mẹ. Còn nếu không có dịch gì thì có thể không cần thiết phải tiêm.

“Thông thường trong 3 tháng đầu thai kỳ thì hạn chế các can thiệp, việc tiêm vắcxin phòng cúm cũng thế. Sau giai đoạn này có thể tiêm nếu thấy cần thiết. Về nguyên tắc, vắcxin được điều chế từ virus cúm ‘đã chết’ nên an toàn cho bất kỳ người nào muốn tiêm. Vì thế, trường hợp nào đã chót tiêm thì cũng không cần quá lo lắng”, bác sĩ Dung nói.

Tốt nhất là nếu có kế hoạch có bầu thì chị em nên đi tiêm phòng trước ít nhất một tháng, chỉ cần tiêm một mũi. Phụ nữ mang thai bị mắc cúm thì nên đến bệnh viện sớm để được điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

]]>
https://meyeucon.org/25817/phu-nu-mang-thai-nen-duoc-uu-tien-tiem-phong-cum/feed/ 0
4 bệnh phổ biến các thai phụ hay mắc phải https://meyeucon.org/25480/4-benh-pho%cc%89-bien-cac-thai-phu-hay-mac-phai/ https://meyeucon.org/25480/4-benh-pho%cc%89-bien-cac-thai-phu-hay-mac-phai/#comments Thu, 15 Nov 2012 00:00:36 +0000 https://meyeucon.org/?p=25480 Mang thai là điều hạnh phúc của bất kì người phụ nữ nào. Nhưng trong quá trình mang thai, hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều vì thế các virus gây bệnh có nhiều khả năng “tấn công” hơn. Dưới đây là 4 bệnh phổ biến các thai phụ thường gặp khi trong quá trình thai nghén.

Bệnh cúm

Bệnh cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, do virus gây ra. Cúm rất dễ lây từ người này sang người khác, nhất là đối với phụ nữ mang thai vì khi có thai, sức đề kháng của người phụ nữ giảm đi.

Một trong những bệnh thai phụ hay mắc phải là bệnh cúm. Tuy tỉ lệ tử vong của bệnh cúm thấp nhưng phụ nữ mang thai khi bị cúm thường kéo dài hơn ở những phụ nữ khác.

Trong quá trình mang thai, hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều vì thế các virus gây bệnh có nhiều khả năng “tấn công” hơn. Với những người có sẵn cơ địa nhạy cảm, chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể dẫn đến bị bệnh, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm do virus, vi khuẩn gây nên.

Phụ nữ mang thai bị cúm có thể gây ra một số nguy cơ đối với thai nhi, nhất là trong những tháng đầu của thai kỳ. Khi người mẹ nhiễm cúm, hậu quả có thể là làm tăng khả năng sẩy thai, thai chết lưu hoặc sinh non trong những tháng cuối của thai kỳ hoặc dẫn đến những dị tật bẩm sinh nhẹ ở thai nhi như: hở hàm ếch…

Trong quá trình mang thai, bà bầu rất dễ mắc các bệnh phổ biến nhất.

Để phòng ngừa bệnh cúm khi mang thai, thai phụ cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tinh thần tốt, không nên tiếp xúc với môi trường có nguy cơ lây nhiễm cúm. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc khi có các biểu hiện của cúm mà cần được bác sĩ thăm khám và chỉ định cụ thể. Những phụ nữ có kế hoạch sinh con nên tiêm vaccin phòng cúm trước khi mang thai 3 tháng đến 1 năm.

Khi có biểu hiện ho, sốt cần đi khám để được điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt là những thai phụ đang trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ.

Táo bón

Hơn 50% thai phụ thường gặp rắc rối với vấn đề đại tiện, chủ yếu là táo bón. Trong thời kì mang thai, chị em ít vận động, hơn nữa, nồng độ hormone progesteron trong máu tăng lên làm giảm nhu động ruột, thai phát triển gây chèn ép đại tràng khiến phân chậm di chuyển.

Những chất bổ dưỡng, các loại thuốc và thực phẩm chứa sắt thường gây nóng cho cơ thể. Đây cũng là nguyên gây ra táo bón ở các bà bầu.

Khi bị táo bón, nhiều thai phụ dễ bị ức chế, có cảm giác mệt mỏi, khó chịu, hay cáu gắt, thậm chí chán ăn, suy kiệt sức khỏe, tinh thần… Điều này nếu kéo dài có thể khiến cơ thể mẹ bị thiếu chất dinh dưỡng, thai nhi không được nuôi dưỡng đầy đủ, dẫn đến chậm phát triển, dễ mắc các khuyết tật, sau khi sinh sẽ có sức đề kháng kém…

Hơn nữa, phân tồn tại lâu trong đường tiêu hóa có chứa nhiều chất thải độc hại, khi không được bài tiết ra ngoài có thể xâm nhập trở lại qua đường tiêu hóa gây nhiễm độc ngoài ý muốn cho cả mẹ và thai nhi.

Để ngăn ngừa bệnh táo bó, khi mang thai, thai phụ nên ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả…

Bệnh trĩ

Ăn ít chất xơ, ít uống nước, ít vận động khi mang thai là những nguyên nhân gián tiếp dẫn đến bệnh trĩ ở bà bầu. Sở dĩ nó là nguyên nhân gián tiếp vì các thói quen trên dễ làm cho bà bầu bị táo bón. Và táo bón lâu ngày là nguyên nhân có thể gây ra bệnh trĩ.

Ngoài ra, theo thời gian, bào thai phát triển sẽ khiến tĩnh mạch ở tầng sinh môn và đáy chậu thai phụ bị chèn ép là nguyên nhân hình thành trĩ.

Một số người có trĩ sẵn nhưng ở dạng ẩn (bên trong) sẽ dễ bị lộ trĩ trong quá trình mang thai hoặc sau sinh. Số khác hình thành bệnh trong lúc mang bầu hoặc sau sinh. Hiện tượng này không phải hiếm bởi vì, khi sinh, tình trạng tử cung mở to, tăng áp lực khoang chậu, tụ máu sưng phù tĩnh mạch ở phần hậu môn hoặc việc rặn sinh làm tăng áp lực lên ổ bụng, cũng khiến búi trĩ dễ sa ra ngoài.

Phòng bệnh trĩ khi mang thai không phải là quá khó. Khi có thai, thai phụ nên kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý với thường xuyên tập thể dục. Các tư thế thể dục được lựa chọn phải đảm bảo làm sao để bào thai không đè xuống phần dưới cơ thể.

Khi có thai, thai phụ càng nên uống nhiều nước, ăn nhiều thức ăn có chất xơ như rau củ quả. Hạn chế thức ăn nóng nhiệt, không nên ăn nhiều muối, đường. Đặc biệt không sử dụng thức ăn có chất kích thích.

Bệnh về da

Khi có thai, người phụ nữ thường phải đối mặt với các thay đổi về da nốiạm da, vàng da, ngứa, rạn nứt da.

Trán, má, mũi, môi trên, hai thái dương, gò má, cổ, nách… là những vùng mà da dễ bị chuyển sang sậm màu hơn khi mang thai. Đó là do tác động của các hormone khi mang thai, chủ yếu gặp ở phụ nữ da nâu.

Hiện tượng vàn da thường gặp ở một số phụ nữ mang thai vào 3 tháng cuối. Có một vài chị em vừa bị vàng da vừa ngứa da, có thể ngứa ở ngực, hai tay, chân… nhưng hầu hết không có dấu hiệu bị đau. Hiện tượng vàng da thường tự biến mất trong khoảng 15 ngày sau sinh.

Nếu vàng da xảy ra mỗi lần có thai hoặc thứ phát do bất thường về enzim thì có thể có nguồn gốc gia đình, trong trường hợp này thai có nguy cơ sinh non.

Khi mang bầu, hoặc là do thay đổi hormone, hoặc do da bị kéo dãn quá mức mà các sợi chun giãn dưới da bị đứt, dẫn đến các đường rạn nứt. Những đường rạn nứt có chủ yếu ở bụng, vú, hông, đùi hay mông, từ đơn độc, song song nay tập hợp lại thành đám và thường cân xứng.

Có thể phòng ngừa sự xuất hiện các vết rạn nứt bằng cách dùng kem dưỡng da dành cho bà bầu (kem chống rạn da). Đồng thời, cung cấp đủ nước cho da là điều hết sức cần thiết vì da càng được cung cấp nước và thư giãn thì càng mềm mại và dễ co giãn, ít bị kéo giãn da sẽ ít bị rạn nứt.

]]>
https://meyeucon.org/25480/4-benh-pho%cc%89-bien-cac-thai-phu-hay-mac-phai/feed/ 1
Bị cúm khi mang thai thì cần làm gì? https://meyeucon.org/20334/bi-cum-khi-mang-thai-thi-can-lam-gi/ https://meyeucon.org/20334/bi-cum-khi-mang-thai-thi-can-lam-gi/#comments Wed, 30 Nov 2011 03:22:15 +0000 https://meyeucon.org/?p=20334 Hỏi: Tôi năm nay 25 tuổi,đang có thai được 2 tháng. Vừa qua tôi bị sổ mũi và sốt nhẹ nhưng không dùng thuốc gì, sau 5 ngày thì khỏi. Không biết có phải tôi bị cảm cúm không? Nghe nói khi mang thai 3 tháng đầu bị cảm cúm sẽ dễ sinh con bị dị tật, tôi rất lo lắng, xin bác sĩ cho tôi lời khuyên.

Nếu bị cảm cúm khi mang thai, bạn cần có sự tư vấn của bác sĩ, đừng tự ý dùng thuốc

Trả lời: Bệnh cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virut gây ra và rất dễ lây từ người này sang người khác, qua các hạt bụi nước nhỏ có chứa virut do người bệnh ho hoặc hắt hơi hay có thể lây do tiếp xúc trực tiếp như bắt tay, tiếp xúc với đồ vật có virut. Phụ nữ khi mang thai dễ bị lây nhiễm cúm hơn và khi bị cúm thì thường nặng hơn phụ nữ bình thường. Bởi vì khi mang thai, cơ thể có sự giảm sút khả năng miễn dịch.

Triệu chứng của cảm cúm thường có sốt, sổ mũi, ho, đau đầu, đau cơ,… Khi mang thai 3 tháng đầu thai kỳ nếu bị nhiễm cúm thì sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của thai nhi. Có thể sẽ có một số dị tật dị dạng tùy thuộc vào cúm do loại siêu vi khuẩn nào.

Theo thư bạn kể thì có thể bạn chỉ bị cảm lạnh và bạn cũng không dùng loại thuốc gì thì cũng không nên lo lắng quá. Tuy nhiên cũng cần lưu ý trong thời gian mang thai bạn cần đi khám đầy đủ theo định kỳ để đảm bảo sức khoẻ cho cả mẹ và thai nhi. Khi bị ốm, dù chỉ là ho hay sốt nhẹ cũng cần đến cơ ở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ khám và tư vấn. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc vì rất nhiều loại thuốc gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Nếu có điều kiện bạn nên đến các bệnh viện chuyên khoa sản để được khám, tư vấn, xét nghiệm phát hiện các dị tật từ 3 tháng đến 22 tuần tuổi là tốt nhất.

]]>
https://meyeucon.org/20334/bi-cum-khi-mang-thai-thi-can-lam-gi/feed/ 7
Tiêm phòng cúm trước khi mang thai và tác dụng của thuốc https://meyeucon.org/19753/tiem-phong-cum-truoc-khi-mang-thai-va-tac-dung-cua-thuoc/ https://meyeucon.org/19753/tiem-phong-cum-truoc-khi-mang-thai-va-tac-dung-cua-thuoc/#comments Tue, 01 Nov 2011 11:42:16 +0000 https://meyeucon.org/?p=19753 Hỏi: Chào Mẹ Yêu Con. Tôi năm nay 28 tuổi. Trước đây 6 tháng tôi đã tiêm phòng cúm, sởi – quai bị – Rubella. Tôi được tiêm cùng một lúc hai loại vắc-xin này. Hiện nay tôi có bầu 5 tuần nhưng có dấu hiệu của bệnh cúm (hắt hơi, sổ mũi, ho). Vậy tôi đã tiêm phòng rồi liệu có thể bị mắc cúm nữa không? Tôi được tiêm hai loại vắc xin cùng lúc như vậy có làm giảm tác dụng của thuốc hay không? Xin các bạn tư vấn giúp. Cảm ơn các bạn nhiều!

Khi mang thai vẫn phải đề phòng cúm cho dù đã tiêm phòng

Trả lời: Bệnh cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, do virus cúm gây ra, bệnh cúm rất dễ lây từ người này sang người khác qua đường hô hấp, khi ho hoặc hắt hơi qua các hạt bụi nước nhỏ có chứa virus, tính lan truyền của cúm rất mạnh có thể gây nên bệnh dịch.

Khi có thai, cơ thể thai phụ thường yếu do sức đề kháng giảm nên thai phụ dễ bị lây nhiễm cúm hơn và khi mắc bệnh thường nặng hơn phụ nữ không mang thai. Vì vậy, nhiều thai phụ có thai bị cúm rất lo lắng và hỏi Mẹ Yêu Con: “BS ơi em có thai đang bị cúm có ảnh hưởng đến thai nhi? BS ơi em mới phát hiện có thai chồng em bị cúm và có dùng thuốc cảm cúm vậy thai nhi có sao không…?”

Đó là những trăn trở, lo lắng của bà bầu không biết bệnh cúm có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của mẹ và con không? Vậy bệnh cúm ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

– Trong 3 tháng đầu thai kỳ: cúm có thể gây ra một số nguy cơ đối với thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, down…

– Trong 3 tháng giữa thai kỳ: nếu người mẹ bị cúm thì não bộ của thai nhi rất dễ bị tổn thương

– Trong những tháng cuối của thai kỳ: cúm có thể làm tăng khả năng thai chết lưu hoặc đẻ non

Trường hợp của bạn chưa chắc đã bị cúm mà có thể chỉ làm cảm lạnh thông thường, việc tiêm phòng cúm không bảo đảm tuyệt đối là thai phụ sẽ không bị cúm do có 2 lý do:

– Có tiêm ngừa cúm rồi vẫn mắc bệnh cúm có thể do cơ địa của bạn không tạo ra được miễn dịch
– Do bạn tiếp xúc với virus cúm có nồng độ quá cao. Tuy nhiên, nếu bạn có tiêm ngừa thì mắc bệnh có thể nhẹ hơn những người không tiêm ngừa.

Hiện tại, bạn cần nghỉ ngơi, uống nhiều nước lọc, nước trái cây để tăng cường sức đề kháng, hạn chế tiếp xúc nơi đông người, theo dõi và làm xét nghiệm Triple test mới biết được chính xác bạn ạ.

Bạn không nên tự ý dùng thuốc, rất cần đi khám để bác sĩ tư vấn và điều trị đúng mực nhé.

Chúc mẹ và con luôn an toàn!

]]>
https://meyeucon.org/19753/tiem-phong-cum-truoc-khi-mang-thai-va-tac-dung-cua-thuoc/feed/ 9
Phòng ngừa cảm cúm khi mang bầu https://meyeucon.org/19590/phong-ngua-cam-cum-khi-mang-bau/ https://meyeucon.org/19590/phong-ngua-cam-cum-khi-mang-bau/#comments Wed, 19 Oct 2011 21:13:53 +0000 https://meyeucon.org/?p=19590 Khi mang bầu, sức đề kháng của cơ thể bạn giảm đi rõ rệt và đó là lúc các mầm bệnh có thể phát tác một cách dễ dàng. Ngoài cảm lạnh rất thường gặp thì cảm cúm là một căn bệnh nguy hiểm hơn rất nhiều, nếu không có cách phòng chống hợp lý thì virus cúm có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi. Vì vậy bạn hãy sớm nắm vững những cách thức phòng ngừa bệnh cảm cúm khi mang bầu nhé.

Giữ cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp chống cúm hiệu quả

1. Nước gừng đường đỏ

Khi bà bầu bị lạnh hoặc cảm thấy sắp bị cảm, uống một cốc nước gừng đường đỏ nóng, sau đó lên giường ngủ một giấc, sáng dậy sẽ hết cảm.

Thường ngày ăn tỏi tươi, hành củ sống cũng là một biện pháp để phòng chống cảm, đồng thời cũng giúp khống chế vi khuẩn gây bệnh cho đường ruột.

2. “Nâng cấp” đường hô hấp

Ăn nhiều thực phẩm chứa kẽm. Khi thiếu kẽm, chức năng phòng ngự của đường hô hấp kém hơn. Các thực phẩm giàu kẽm là hải sản, thịt nạc, lạc, hạt hướng dương và các loại đỗ.

3. Vitamin C và vận động lông mao đường hô hấp

Vitamin C là thuốc “ thanh trừ” các loại chất có hại, oxy hóa trong cơ thể, đồng thời có chức năng phòng chống và nâng cao vận động lông tơ, mao mạch đường hô hấp.

Chuyên gia kiến nghị bà bầu nên uống viên C hoặc ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C như cà chua, súp lơ, ớt, quýt, dâu tây, quả kiwi, dưa hấu, nho vv.

Vitamin C dễ bị mất đi trong quá trình làm nóng, vì vậy khi nấu cần chú ý.

4. Súc miệng nước muối

Mỗi sáng sớm thức dậy dùng nước muối để súc miệng, sau đó uống nửa cốc nước lọc, như thế không những giúp phòng cảm mà còn rất có ích cho sức khỏe của răng, lợi. Bởi vì trong thời kỳ mang thai, nếu chảy máu chân răng sẽ dễ mắc chứng viêm lợi.

5. Rửa mặt bằng nước lạnh vào sáng sớm

Sáng sớm thức dậy dùng nước lạnh rửa mặt có thể tăng cướng khả năng chống cảm. Buổi tối có thể dùng nước ấm rửa mặt để tránh nước lạnh gây kích thích ảnh hưởng đến giấc ngủ.

6. Duy trì độ ẩm trong phòng khoảng 45%

Mùa đông độ ẩm không khí thấp, nếu dùng thêm sưởi thì không khí phòng dễ bị khô. Không khí khô sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi-rút sinh trưởng và phát triển trong đường hô hấp. Vì vậy nên sử dụng máy làm ẩm và giữ cho độ ẩm trong phòng ở mức 45%.

7. Không nên quên uống nước

Uống nhiều nước có hiệu quả rất tốt để phòng chống cảm và viêm họng, mỗi ngày tốt nhất nên đảm bảo uống 600-800ml nước.

8. Tránh chỗ đông người

Nên tránh hoặc hạn chế đi đến chỗ đông người hoặc nơi công cộng, người càng đông thì nguy cơ bị lây nhiễm càng cao, cho nên biện pháp tránh là lựa chọn tốt nhất.

9. Kiên trì tập luyện

Tập luyện là con đường hữu hiệu để nâng cao khả năng phòng chống bệnh cho cơ thể, cho nên phụ nữ có thai cần kiên trì tập luyện trong suốt cả quá trình mang thai.

10. Điều hòa không thể thay thế cửa sổ

Nên để cho không khí trong lành không ngừng lọt vào trong phòng, đa phần chúng ta đều thích sáng sớm mai thức dậy mở cửa sổ thông khí, sau đó cả ngày thì lại đóng kín mít. Như thế không tốt, ít nhất sau khi ngủ trưa và trước lúc đi ngủ cần phải thông gió thông khí. Gia đình sử dụng điều hòa thì cũng không thể suốt ngày 24h đóng kín cửa, không nên dùng máy điều hòa hoán đổi không khí để duy trì không khí trong phòng.

Ngoài ra, đợi khi có ánh mặt trời lại mở cửa sổ hoán đổi không khí, nếu mặt trời vẫn chưa mọc mà mở cửa sổ thông khí, nồng độ CO2 ở ngoài khá cao, không có lợi cho phụ nữ có thai.

]]>
https://meyeucon.org/19590/phong-ngua-cam-cum-khi-mang-bau/feed/ 1
Tiêm phòng cúm và thủy đậu trước khi mang thai bao lâu? https://meyeucon.org/18470/tiem-phong-cum-va-thuy-dau-truoc-khi-mang-thai-bao-lau/ https://meyeucon.org/18470/tiem-phong-cum-va-thuy-dau-truoc-khi-mang-thai-bao-lau/#comments Tue, 09 Aug 2011 12:07:33 +0000 https://meyeucon.org/?p=18470 Hỏi: Chào Meyeucon. Em đang chuẩn bị mang thai, em đã tiêm phòng bệnh Rubella được 1 tháng, bác sĩ hẹn sau 1 tháng nữa thì tiêm phòng cúm và thủy đậu. Vậy sau khi tiêm phòng cúm và thủy đậu khoảng thời gian bao lâu thì em có thể mang thai được ạ? Em cám ơn Meyeucon

Trả lời: Trước khi có thai bạn chuẩn bị tiêm ngừa đầy đủ các bệnh như vậy là rất tốt, tiêm ngừa trước khi mang thai giúp phòng ngừa các bệnh có thể ảnh hưởng trên thai như sởi, quai bị, rubella, thủy đậu, cúm… Nếu mắc những bệnh này trong thời gian mang thai, người mẹ dễ có nguy cơ sẩy thai, thai lưu, thai suy dinh dưỡng, dị tật bẩm sinh. Trong thời gian gần đây dịch bệnh Rubella đã khiến rất nhiều thai phụ bị ảnh hưởng nặng nề cả về tâm lý lẫn sức khỏe, tuy vậy cúm và thủy đậu cũng hết sức nguy hiểm không kém gì Rubella.

Trở lại câu hỏi của bạn: Thông thường 1 tháng sau tiêm ngừa bạn có thể yên tâm có thai, nếu cẩn thận hơn thì bạn có thể đợi khoảng 3 tháng (tùy loại thuốc). Ngoài ra bạn lưu ý trong 3 tháng đầu có thai bạn nên nghỉ ngơi nhiều, kết hợp ăn uống đủ chất, hạn chế tiếp xúc nơi đông người do khi có thai sức đề kháng kém dễ mắc các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.

Chúc bạn khỏe mạnh

Meyeucon.org

]]>
https://meyeucon.org/18470/tiem-phong-cum-va-thuy-dau-truoc-khi-mang-thai-bao-lau/feed/ 14
Làm gì khi bà bầu bị cúm? https://meyeucon.org/16820/lam-gi-khi-ba-bau-bi-cum/ https://meyeucon.org/16820/lam-gi-khi-ba-bau-bi-cum/#comments Tue, 26 Apr 2011 10:59:11 +0000 https://meyeucon.org/?p=16820 Bệnh cúm đối với người bình thường không phải là vấn đề đáng ngại, nhưng đối với bà bầu thì chuyện không hề đơn giản. Đã có nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh được tác hại ít nhiều của bệnh cúm đối với thai nhi, nhất là những trường hợp không có biện pháp điều trị phù hợp. Vậy bà bầu sẽ phải làm gì khi bị mắc cúm? Hãy cùng tham khảo các lời khuyên hữu ích sau đây:

Đừng chủ quan, hãy đi khám bác sĩ

Cơ thể của phụ nữ mang thai đặc biệt nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh, hơn nữa hệ thống miễn dịch suy giảm hơn khi phụ nữ bắt đầu mang thai khiến họ dễ bị nhiễm trùng, mắc ho, cảm lạnh và cúm. Và trong các trường hợp này chỉ có bác sỹ mới có những lời khuyên tốt nhất bởi không phải mọi trường hợp mắc cúm, cảm, ho… là giống nhau. Bác sỹ sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe của bạn cũng như khả năng ảnh hưởng tới thai nhi để có những biện pháp cụ thể. Hãy nên nhớ rằng sự nguy hiểm của các bệnh truyền nhiễm đối với thai nhi là rất cao, bạn không thể tự điều trị như cách thông thường.

Không tự điều trị bằng thuốc

Bạn không thể nắm vững được các tác hại của thuốc đối với thai nhi bằng bác sỹ, vì vậy hãy luôn nhớ là chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sỹ. Mọi loại thuốc do bạn tự ý sử dụng đều ít nhiều có sự nguy hại đối với sức khỏe của cả mẹ và bé. Rất nhiều loại thuốc có thể dùng cho người bình thường, nhưng khi dùng cho bà bầu có thể dẫn đến sảy thai, dị tật thai nghén, nhiễm độc thai nghén…

Khi bà bầu bị cúm, có rất nhiều loại thuốc có thể dùng cho người bình thường nhưng không dùng được cho bà bầu vì gây ảnh hưởng tới thai nhi, cụ thể các loại thuốc cần tránh đó là:

– Thuốc chống vi rút như Tamiflu, Flumadine, Relenza, hoặc Symmetrel. Các thuốc này có thể gây ra các nguy cơ khuyết tật bẩm sinh.

– Aspirin và ibuprofen. Aspirin có thể gây chảy máu thai nhi còn Ibuprofen chưa được nghiên cứu ở phụ nữ mang thai.

– Tiêu đờm guaifenesin và ức chế ho dextromethorphan. Đây là những chất thường thấy trong xi-rô thuốc chống cúm, cảm lạnh và ho. Chúng có liên quan đến các biến chứng khi mang thai trong các nghiên cứu động vật.

Biện pháp an toàn điều trị tại nhà

Những bài thuốc dân gian thường an toàn hơn cả với bà bầu. Một trong những biện pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả nhất là sử dụng nước muối loãng súc miệng và vệ sinh mũi. Uống nhiều nước để làm loãng đờm và thải độc tố. Uống nước mật ong thêm gừng hoặc chanh nóng.

Nếu nghẹt mũi có thể trùm một chiếc khăn lên đầu rồi đưa bát nước nóng có thêm hai hoặc ba giọt tinh dầu bạch đàn, bạc hà và xông trong 15 phút sẽ dễ thở hơn.

Lời khuyên phòng bệnh cúm: Để phòng ngừa bệnh cúm tốt nhất là tiêm phòng bệnh trước khi mang bầu 3 tháng. Ngoài ra, để cơ thể tăng cường hệ miễn dịch cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tinh thần tốt không nên tiếp xúc với môi trường có nguy cơ lây nhiễm cúm. Cần vệ sinh mũi, họng thường xuyên vài lần/ngày bằng nước muối sinh lý.

]]>
https://meyeucon.org/16820/lam-gi-khi-ba-bau-bi-cum/feed/ 7
Bà bầu lưu ý cảm cúm trong thai kỳ https://meyeucon.org/16669/ba-bau-luu-y-cam-cum-trong-thai-ky/ https://meyeucon.org/16669/ba-bau-luu-y-cam-cum-trong-thai-ky/#comments Sat, 09 Apr 2011 21:19:54 +0000 https://meyeucon.org/?p=16669 Cảm cúm thông thường hay dịch cúm đều do sự truyền nhiễm qua đường hô hấp mà nên. Các biểu hiện của cảm cúm thông thường như nhức đầu, sổ mũi, ngạt mũi, đau họng, ho và đau người v.v… có thể xảy ra ở rất nhiều người. Những triệu chứng này ảnh hưởng không lớn đến thai nhi. Nhưng nếu nhiệt độ cơ thể cứ kéo dài ở 39 độ C thì phải thận trọng vì có thể nó sẽ gây dị hình ở thai nhi.

Dịch cảm cúm là do các vi rút gây bệnh từ nước bọt, mũi và đờm của người bệnh thông qua không khí truyền sang người bình thường, tính lan truyền của nó rất mạnh gây nên bệnh dịch.

Người mắc vi rút truyền nhiễm thường có các biểu hiện như: lúc nóng, lúc lạnh, sốt tương đối cao, đau đầu, toàn thân nhức mỏi, thường thì sau khi hạ sốt sẽ có các triệu chứng như là ngạt mũi, chảy nước mũi, đau họng v.v… khiến cho thể lực của người bệnh tiêu hao lớn và hồi phục chậm.

Vi rút của dịch cúm không chỉ khiến thai nhi bị dị hình, mà khi sốt cao cộng với độc tính của vi rút cũng có thể kích thích co bóp tử cung gây nên hiện tượng sảy thai hoặc sinh sớm.

Qua điều tra trên 56 thai nhi bị dị hình thì có tới 10 thai nhi là do sản phụ đã từng mắc dịch cúm, thai nhi được khoảng 50 ngày tuổi. Do tính chất của dịch cúm là rất mạnh thông thường phải dùng các biện pháp hạ sốt, tiêm, dùng kháng sinh v.v… nên khi sử dụng bắt buộc phải tiến hành theo chỉ thị từ bác sỹ.

Các bà bầu bí cần chú ý đề phòng vi rút truyền nhiễm, nhất là vấn đề dinh dưỡng để tăng cường thể lực, tránh tiếp xúc với những người bệnh, khi có bệnh dịch thì không nên đến những nơi công cộng.

Khi mắc cúm rồi thì cần kịp thời có biện pháp khống chế bệnh dịch lây lan, loại trừ mầm bệnh đồng thời áp dụng các biện pháp hạ sốt thích hợp cho mình như: uống nhiều nước ấm, chú ý nghỉ ngơi, giữ ấm cho cơ thể, v.v…

Các biện pháp hạ sốt thông thường là dùng khăn lạnh hay chườm đá lên vùng trán v.v… không nên dùng thuốc uống hạ sốt để tránh ảnh hưởng đến sản phụ và thai nhi.

Một số trường hợp có thể căn cứ theo chỉ định của bác sỹ để dùng thuốc bắc điều trị. Thuốc bắc rất có hiệu quả trong việc điều trị cảm cúm mà độc tính lại thấp cho nên các lương y cho rằng việc sử dụng thuốc bắc để điều trị bệnh cảm cúm cho phụ nữ mang thai là biện pháp có thể áp dụng được.

]]>
https://meyeucon.org/16669/ba-bau-luu-y-cam-cum-trong-thai-ky/feed/ 46
7 cách phòng cúm cho bà bầu https://meyeucon.org/16482/7-cach-phong-cum-cho-ba-bau/ https://meyeucon.org/16482/7-cach-phong-cum-cho-ba-bau/#comments Sun, 03 Apr 2011 22:13:23 +0000 https://meyeucon.org/?p=16482 Nắng gió thất thường dễ khiến cơ thể đổ bệnh, nhất là với những phụ nữ đang mang thai,. Phòng bệnh khi trời chuyển mùa là việc tối quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.

1. Cần tránh những nơi đông người như siêu thị, chợ, rạp chiếu phim… hay đơn giản chỉ là đám đông hay tụ tập ở khu dân cư nhà bạn, vì các bệnh cúm, cảm rất dễ lây qua đường hô hấp.

2. Luôn giữ đôi tay được sạch sẽ. Trong thời kỳ mang thai, phụ nữ càng phải chăm rửa tay hơn để tránh vi khuẩn gây bệnh có thể xâm nhập.

3. Tạo thói quen đeo khẩu trang mỗi khi ra phố, đây cũng là bí quyết vừa phòng bệnh về đường hô hấp vừa giữ cho da mặt được mịn màng.

4. Phụ nữ mang thai tuyệt đối không ăn những món lạnh, vì nó mà bạn có thể bị cảm bất cứ lúc nào.

5. Để giảm bớt áp lực cả về thể chất và tinh thần, các bà bầu cần nghỉ ngơi đầy đủ, luôn vui vẻ, đừng để áp lực công việc ảnh hưởng… Tất cả những điều này sẽ góp phần nâng cao khả năng miễn dịch, các virus cúm khó mà xâm nhập.

6. Nếu nhà bạn đang ở hơi ẩm hay không thông thoáng, tốt nhất nên mua một máy hút ẩm đặt ở góc phòng để duy trì sự ấm áp, khô thoáng trong nhà.

7. Phải chú ý đến ăn uống, cả về chất và lượng, vì thực phẩm là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cơ bản và quan trọng nhất cho cơ thể

]]>
https://meyeucon.org/16482/7-cach-phong-cum-cho-ba-bau/feed/ 3
Tầm quan trọng của xét nghiệm trước khi mang thai https://meyeucon.org/16103/tam-quan-trong-cua-xet-nghiem-truoc-khi-mang-thai/ https://meyeucon.org/16103/tam-quan-trong-cua-xet-nghiem-truoc-khi-mang-thai/#comments Fri, 04 Mar 2011 22:34:49 +0000 https://meyeucon.org/?p=16103 Trước lúc mang thai hoặc trong quá trình mang thai, nếu thai phụ mắc phải một số bệnh nhiễm trùng như: Herpes sinh dục, giang mai, Rubella, Toxoplasma gondii, Cytomegalovirus… sẽ có nguy cơ sinh con tử vong hoặc bị dị tật: mù lòa, điếc, tim mạch, chậm phát triển trí tuệ.


TS-BS Lê Thị Thu Hà – BV Từ Dũ TP.HCM khuyến cáo, để “mẹ tròn con vuông”, chị em không nên chủ quan bỏ qua một số xét nghiệm trước khi mang thai hoặc trong lúc mang thai.

Mẹ mang bệnh, con dị tật nặng

TS-BS Thu Hà cho biết, các bệnh nhiễm trùng nêu trên là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tử vong sơ sinh và cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của trẻ, gọi tắt là nhóm bệnh Torch. Khi trẻ sơ sinh mắc bệnh thường có những biểu hiện tương tự nhau như: nổi ban và những dấu hiệu về thị giác, thính giác, chậm phát triển tâm thần vận động, vàng da, gan to, lách to….

Tại hội thảo “Tầm quan trọng sàng lọc Torch trong thai kỳ” diễn ra tại TP.HCM vừa qua, TS-BS Liliane Grangeot – Keros, khoa Y Trường ĐH Paris-Sud, Pháp, cho biết, ước tính số lượng người VN nhiễm Herpes sinh dục khoảng 20 triệu người. Nếu thai phụ nhiễm loại virus này, có thể gây tử vong cho thai nhi. Còn bệnh Toxoplasma gondii (một loại đơn bào ký sinh ở mèo) cũng khiến cho gần 5.000 thai phụ VN bị nhiễm mỗi năm. Đây là loại ký sinh trùng phổ biến nhất, lây từ động vật sang người thông qua thực phẩm, nước uống bị nhiễm khuẩn. Ký sinh này có thể tàn phá nghiêm trọng bào thai: 5-10% sẩy thai, 8-10% trẻ sơ sinh bị tổn thương mắt, có thể kèm theo tổn thương não rất nghiêm trọng, 10-13% trẻ sơ sinh bị tổn thương thị giác.

Cần sàng lọc bệnh nhiễm trùng trước khi có ý định mang thai

Với bệnh Rubella còn gọi là sởi Đức, nguy hiểm nhất là mắc Rubella trong ba tháng đầu thai kỳ sẽ khiến 90% trẻ có thể bị mù lòa, điếc, bệnh tim mạch, chậm phát triển trí tuệ, sẩy thai cao. Tại BV Từ Dũ, trong năm 2010 có đến 258 thai phụ nhiễm Rubella nguyên phát, trong đó chấm dứt thai kỳ 162 trường hợp. Với bệnh giang mai, trong số những bà mẹ mắc bệnh giai đoạn sớm của thai kỳ, nếu không điều trị, 40% trường hợp bị sẩy thai. Còn nếu mắc Cytomegalovirus (một loại virus phổ biến trên toàn cầu, lây chủ yếu qua đường tình dục), sẽ khiến cho 10% trẻ sơ sinh bị biến chứng về sau, trong đó có 80-90% trẻ bị dị tật nặng như: mất thính giác, khiếm thị, chậm phát triển trí tuệ.

Chỉ 50% thai phụ có triệu chứng khi mắc bệnh

Các bác sĩ cho rằng, mặc dù các chứng bệnh này làm tăng nguy cơ tử vong và dị tật ở trẻ sơ sinh, thế nhưng, chỉ 50% thai phụ có biểu hiện mang bệnh. Do đó, trước khi quyết định mang thai, chị em nên xét nghiệm Torch và tiếp tục xét nghiệm trong ba tháng đầu thai kỳ để phát hiện các chứng bệnh nhiễm trùng Torch. Nếu có mắc bệnh cũng giúp điều trị kịp thời, giảm rủi ro sẩy thai. Các xét nghiệm dùng sàng lọc và chẩn đoán Torch trước sinh gồm: xét nghiệm huyết thanh học, siêu âm, cấy virus máu mẹ, cấy virus dịch ối, IgM dịch ối, PCR dịch ối.

Với những trường hợp không mắc bệnh, chị em có thể chích vaccine ngừa bệnh, tuy nhiên hiện nay chỉ có vaccine ngừa Rubella. Với bệnh giang mai, Herpes sinh dục lây truyền chủ yếu qua đường tình dục, vì vậy phòng ngừa bằng lối sống lành mạnh, dùng bao cao su sẽ giúp ích phần nào trong việc phòng ngừa bệnh này. Cytomegalovirus lây truyền chủ yếu qua dịch tiết cơ thể, do vậy phải giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với đối tượng nguy cơ. Phòng ngừa nhiễm Toxoplasma gondii bằng cách không ăn thịt sống; không uống sữa chưa tiệt trùng; không ăn rau và trái cây chưa rửa kỹ; rửa tay trước khi ăn bằng nước xà phòng ấm, đặc biệt sau khi tiếp xúc với thịt sống; rửa dao bằng nước xà phòng sôi sau khi cắt thịt hoặc rau sống.

]]>
https://meyeucon.org/16103/tam-quan-trong-cua-xet-nghiem-truoc-khi-mang-thai/feed/ 35