Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Wed, 11 Dec 2024 23:00:48 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Giúp cha mẹ phòng tránh cúm cho trẻ https://meyeucon.org/25543/giup-cha-me-phong-tranh-cum-cho-tre/ https://meyeucon.org/25543/giup-cha-me-phong-tranh-cum-cho-tre/#respond Tue, 20 Nov 2012 00:00:21 +0000 https://meyeucon.org/?p=25543 Trời lạnh là một trong những nguyên nhân gây ra dịch cúm ở trẻ nhỏ. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ cần có những biện pháp phòng ngừa thích hợp để con mình không bị cúm mỗi khi đông về. Dưới đây là một số cách cha mẹ có thể áp dụng để phòng tránh cúm cho trẻ:

Vắc xin

Ngoài việc đảm bảo con mình được tiêm phòng cúm, cha mẹ cần cập nhật các thông tin về chủng ngừa thường xuyên nhằm bảo vệ trẻ khỏi các bệnh như: viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng tai và ho gà.

Rửa tay sạch sẽ

Trời lạnh là một trong những nguyên nhân gây ra dịch cúm ở trẻ nhỏ.

Thường xuyên rửa tay sạch sẽ – nhất là trước khi ăn và sau khi ho hoặc hắt hơi. Hướng dẫn và nhắc nhở con rửa tay bằng xà phòng hoặc gel rửa tay. Đồng thời, bố mẹ cũng cần dạy trẻ giữ tay sạch mỗi khi cho tay lên mặt, không dụi mắt, ngoáy mũi hay cho tay bẩn vào miệng.

Thực phẩm có lợi

Ăn nhiều loại trái cây và rau, các sản phẩm sữa và thực phẩm dinh dưỡng khác. Nếu mỗi ngày trẻ chỉ được hấp thụ dưới 400 IU vitamin D từ thực đơn hàng ngày thì bạn cần cho trẻ uống bổ sung. Thiếu vitamin D cũng có thể gây ra cúm và cảm lạnh ở trẻ.

Giấc ngủ

Nghỉ ngơi đầy đủ sẽ giúp trẻ tránh xa việc mắc bệnh, chính vì thế việc đi ngủ đúng và đủ giấc mỗi ngày rất quan trọng với trẻ. Thiếu ngủ có thể làm rối chức năng của tế bào máu trắng gọi là tế bào T, loại tế bào quan trọng trong việc giúp chống lại nhiễm trùng. Phòng tránh nhiễm cúm cho bé khi đông về.

]]>
https://meyeucon.org/25543/giup-cha-me-phong-tranh-cum-cho-tre/feed/ 0
Thực phẩm giúp chống cảm cúm cho bé khi giao mùa https://meyeucon.org/24945/thuc-pham-giup-chong-cam-cum-cho-be-khi-giao-mua/ https://meyeucon.org/24945/thuc-pham-giup-chong-cam-cum-cho-be-khi-giao-mua/#respond Mon, 08 Oct 2012 00:00:08 +0000 https://meyeucon.org/?p=24945 Thực phẩm chứa protein, khoai tây, nấm, các loại rau giúp tăng vitamin A… có tác dụng giúp phòng chống cảm cúm trong mùa lạnh cho trẻ nhỏ rất hiệu quả.

Thực phẩm chứa protein

Protein là chất quan trọng đối với hệ thống miễn dịch.

Protein là chất quan trọng đối với hệ thống miễn dịch. Chính vì vậy, cần phải đảm bảo cơ thể trẻ luôn được cung cấp đầy đủ protein. Các chuyên gia khuyên rằng người lớn nên bổ sung những thực phẩm như trứng, cá, sữa, thịt nạc vào thực đơn hàng ngày của trẻ.

Trong protein thực vật chứa nhiều chất giúp cải thiện hệ miễn dịch và hoạt chất có tính kháng các loại virus. Người lớn có thể cho con uống sữa đậu nành mỗi ngày. Tuy nhiên, việc lựa chọn sữa và cách sử dụng cũng cần phải có những lưu ý để trẻ được uống sữa một cách khoa học nhất.

Mặc dù ăn thực phẩm chứa đạm là tốt nhưng cũng không nên ăn quá nhiều mà bỏ qua những loại chất khác. Tốt nhất, cha mẹ hãy kết hợp song song cùng với các chất khác nhau để tạo tính cân bằng và hỗ trợ. Điều này sẽ giúp trẻ hấp thụ được đủ chất dinh dưỡng và tăng cường hệ miễn dịch trong thời tiết lạnh.

Khoai tây

Khoai tây chứa nhiều vitamin C, B1, kali, chất xơ… Các loại khoai khác như khoai lang, khoai môn cũng chứa nhiều hợp chất tương tự giúp thúc đẩy hệ miễn dịch. Các mẹ có thể dùng khoai tây để chế biến nhiều món ăn khác nhau nhằm thay đổi khẩu vị cho trẻ. Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho bé ăn các loại ngũ cốc màu đen như đậu đen, đậu đỏ cũng rất có lợi cho sức khỏe của bé.

Các loại rau giúp tăng vitamin A

Các chuyên gia nói rằng các loại rau màu cam thì giàu carotenoid và vitamin A. Vitamin A vốn hỗ trợ các tế bào biểu mô của trẻ và tăng cường khả năng chống lại virus cảm cúm. Ăn nhiều những loại thực phẩm này khiến quá trình trao đổi chất sẽ thuận lợi hơn.

Các loại rau xanh như cải xanh, cải xoăn, măng tây, rau bina… đặc biệt giàu axit folic, đây là yếu tố cần thiết để tổng hợp các chất miễn dịch và một lượng lớn chất flavonoid, vitamin C. Những loại rau này có thể để thúc đẩy sự tổng hợp của interferon và các chất kháng virus khác cũng như một số chỉ tiêu miễn dịch cao.

Tăng cường khả năng chống lại virus cảm cúm.

Trái cây bổ sung vitamin

Trái cây giúp bổ sung nhiều loại vitamin khác nhau và tăng cường hệ miễn dịch vô cùng hiệu quả. Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên chọn những loại trái cây giàu vitamin C và anthocyanins, chẳng hạn như chuối, cam, kiwi, dâu tây…

Vitamin C có tác dụng chống nhiễm cảm, rèn luyện khí. Ngoài ra, nó còn giúp kháng thể, nâng cao khả năng miễn dịch, đẩy chất độc hại ra khỏi tế bào bạch cầu, khôi phục tế bào bị phá vỡ. Khi cảm cúm hay sốt, nồng độ vitamin C của tế bào bạch cầu có thể giảm thấp, cho nên cần chú ý bổ sung các thực phẩm chứa vitamin C.

Nấm cải thiện khả năng miễn dịch

Nấm chứa polysaccharides có hiệu quả trong việc cải thiện hệ miễn dịch. Bạn có thể dùng nấm để chế biến soup hoặc làm các món mà trẻ thích ăn.

Hải sản giúp bổ sung kẽm

Trong các nguyên tố vi lượng , kẽm và chức năng miễn dịch có mối liên quan chặt chẽ. Kẽm có thể tăng cường mọi hoạt động thực bào của các tế bào, và do đó nó đóng vai trò hiệu quả trong việc diệt khuẩn.

]]>
https://meyeucon.org/24945/thuc-pham-giup-chong-cam-cum-cho-be-khi-giao-mua/feed/ 0
Tác dụng phụ của thuốc cảm đối với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi https://meyeucon.org/17443/tac-dung-phu-cua-thuoc-cam-doi-voi-tre-nho-duoi-2-tuoi/ https://meyeucon.org/17443/tac-dung-phu-cua-thuoc-cam-doi-voi-tre-nho-duoi-2-tuoi/#comments Tue, 14 Jun 2011 21:04:40 +0000 https://meyeucon.org/?p=17443 Hỏi: Con tôi được 20 tháng, cháu rất hay bị ho, sốt, chảy nước mũi, tôi rất băn khoăn khi phải dùng thuốc cảm cho cháu. Xin bác sĩ cho biết tác dụng phụ và hiệu quả của thuốc cảm?

Trả lời: Cảm là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng nhiễm virút ở đường hô hấp trên. Những nhóm thuốc được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị triệu chứng của cảm là thuốc chống viêm hạ sốt, kháng histamine, co mạch, giảm ho, long đờm hoặc các chế phẩm phối hợp những thành phần này. Hầu hết các thuốc này được bán rộng rãi không cần đơn và thường được coi là an toàn. Tuy nhiên, khi dùng ở trẻ em, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, chúng có thể gây ra không ít tác dụng phụ. Các thuốc co mạch đường uống như pseudoephedrine hydrochloride và ephedrine có thể kích thích hệ thần kinh trung ương của trẻ gây ra các biểu hiện như run chân tay, quấy khóc, vã mồ hôi, nôn mửa và nhịp tim nhanh. Những thuốc kháng histamine thế hệ 1 như diphenhydramine hydrochloride, chlorpheniramine maleate có thể qua hàng rào máu não của trẻ, gây tác dụng an thần và làm mờ triệu chứng của bệnh. Ngoài ra, ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, các thuốc này còn có thể gây hội chứng kích thích. Các thuốc giảm ho như dextromethorphan hydrobromid, codein có thể làm cho trẻ vật vã, quấy khóc, tăng trương lực cơ, nôn mửa và táo bón. Sử dụng phối hợp đồng thời các nhóm thuốc này có thể làm tăng nguy cơ của các phản ứng phụ. Bên cạnh đó, một số nhóm thuốc có thể có những phản ứng phụ giống nhau. Khi dùng chung các thuốc đó với nhau, các phản ứng này có thể sẽ nặng lên do sự cộng gộp.
Về hiệu quả của các thuốc trị cảm ở trẻ em, các thông tin hiện nay cho thấy, việc dùng những thuốc này không làm rút ngắn thời gian mắc và làm giảm không đáng kể triệu chứng của bệnh. Như vậy, việc dùng các thuốc trị cảm thông thường ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ, có thể đem lại nhiều nguy cơ hơn lợi ích.

]]>
https://meyeucon.org/17443/tac-dung-phu-cua-thuoc-cam-doi-voi-tre-nho-duoi-2-tuoi/feed/ 2
Cách phòng và điều trị viêm phổi do phế cầu ở trẻ em https://meyeucon.org/16046/cach-phong-va-dieu-tri-viem-phoi-do-phe-cau-o-tre-em/ https://meyeucon.org/16046/cach-phong-va-dieu-tri-viem-phoi-do-phe-cau-o-tre-em/#respond Tue, 01 Mar 2011 12:00:54 +0000 https://meyeucon.org/?p=16046 Trời ẩm lạnh là thời điểm thuận lợi cho các bệnh viêm đường hô hấp phát triển. Trong số đó phế cầu khuẩn là một trong những nguyên nhân chính gây ra viêm phổi ở trẻ em. Hiện nay trên thế giới đã có vaccin phòng bệnh, tuy nhiên nó lại không tỏ ra có hiệu lực đối với trẻ dưới 2 tuổi. Chính vì thế vấn đề phòng bệnh cho trẻ vẫn là quan trọng nhất.


Tỉ lệ mắc tăng cao nếu có kết hợp với dịch cúm

Tác nhân của bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn chính là Streptococcus pneumoniae, có tới 23 trong số 83 týp kháng nguyên vỏ được biết là tác nhân gây ra gần 90% các nhiễm khuẩn do phế cầu tại Mỹ. Bệnh xảy ra ở mọi thời điểm trong năm, đối tượng dễ mắc bệnh nhất là trẻ em, người già và người mắc bệnh mạn tính. Tại các nước đang phát triển thì trẻ em là đối tượng dễ bị bệnh tấn công nhất và đây cũng là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em. Tỷ lệ mắc bệnh tăng cao hơn, dễ dàng hơn nếu có kết hợp với dịch cúm.

Phế cầu khuẩn có ở trong chất tiết mũi, họng của người bệnh. Người khỏe mạnh cũng có thể có phế cầu khuẩn trong đường hô hấp trên. Bệnh lây qua giọt nước bọt li ti bắn ra từ người mang vi khuẩn gây bệnh bằng tiếp xúc trực tiếp qua đường miệng hoặc gián tiếp qua các vật thể mới bị nhiễm chất tiết đường hô hấp của bệnh nhân. Bệnh thường gặp qua sự lây truyền giữa người với người nhưng hiếm khi xảy ra với người có tiếp xúc tình cờ, thoáng qua. Sự cảm nhiễm với phế cầu khuẩn gây viêm phổi tăng lên nếu có bất cứ nguyên nhân nào gây tổn thương thực thể và chức năng đường hô hấp dưới, như cúm, phù phổi do các nguyên nhân, hút đờm rãi sau ngộ độc rượu hoặc các nguyên nhân khác, bệnh phổi mạn tính hoặc tiếp xúc với các chất kích thích phản ứng đường thở trong không khí (khói, bụi…). Đối với trẻ dưới 1 tuổi, nhất là những trẻ hay mắc phải viêm họng, viêm phế quản phổi, vừa trải qua tiêu chảy… thì rất dễ mắc bệnh và là một yếu tố khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Nguy cơ nhiễm bệnh cũng tăng lên ở người già, người có các biểu hiện suy lách thực thể hay cơ năng, bệnh tim mạch, đái tháo đường, bệnh bạch cầu, đa u tủy xương, suy thận… Người ta cũng cho rằng những bà mẹ mang thai bị viêm phổi do phế cầu khuẩn thì có thể sẽ sinh con thiếu tháng.

Phế cầu khuẩn là một nguyên nhân lớn gây ra tử vong ở trẻ em

Đây là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, khởi phát đột ngột với các dấu hiệu thường gặp là sốt, ho ra đờm màu gỉ sắt, đau ngực, rét run, đau màng phổi, khó thở. Ở trẻ em, biểu hiện đầu tiên thường là nôn và co giật, còn ở người già thì bệnh thường khởi phát từ từ. Nhìn chung các biểu hiện ở phế quản nhiều hơn ở thùy và phân thùy phổi. Viêm phổi do phế cầu khuẩn là một trong những nguyên nhân chính gây ra tử vong ở trẻ em và người già, đặc biệt là ở những nơi có điều kiện sống thấp. Trước đây khi chưa có kháng sinh, tỷ lệ tử vong/mắc tại các bệnh viện là 20- 40%, tỷ lệ này giảm còn 5-10% sau khi kháng sinh được sử dụng rộng rãi. Nhưng đối với những trẻ suy dinh dưỡng, trẻ sinh thiếu tháng hoặc mắc các bệnh bẩm sinh khác như tim mạch, bị tiêu chảy cấp thì tỷ lệ vẫn ở khoảng 30%, thậm chí là trên 50%. Những bệnh nhân nghiện rượu và mắc các bệnh mạn tính khác thì cũng có tỷ lệ tương tự.

Chẩn đoán sớm nguyên nhân gây bệnh là yếu tố quan trọng cho điều trị, các kết quả chẩn đoán sinh vật học có thể không chính xác vì sự có mặt của các loại vi khuẩn gram dương cùng với bạch cầu đa nhân thoái hoá trên tiêu bản, do vậy nên xác định chính xác bằng phân lập phế cầu khuẩn trực tiếp từ máu và chất tiết trong đường hô hấp lấy từ vết mở khí quản.

Phòng và điều trị bệnh

Nhiễm khuẩn, đặc biệt là phế cầu khuẩn có thể xuất hiện ngay sau bệnh do virut như cúm, gây nhiễm khuẩn thứ phát, làm nặng thêm các triệu chứng cúm và tăng nguy cơ liên quan với cúm. Các chuyên gia của Trường Y tế công cộng Rollin thuộc Đại học Emory (Mỹ) đã đưa ra nhiều nghiên cứu cho thấy sử dụng vaccin phế cầu có thể phòng ngừa được hơn 357.000 ca tử vong trong dịch cúm, tiết kiệm 7 tỷ đôla chi phí y tế trong mỗi mùa cúm. Tiêm chủng phế cầu khuẩn thường quy là phương pháp tiên phong có thể làm giảm đáng kể ảnh hưởng của dịch cúm trong tương lai. Những nước chưa thực hiện chương trình tiêm chủng phế cầu khuẩn nên cân nhắc sử dụng loại vaccin này.

Khi trẻ có những dấu hiệu bệnh cần được chẩn đoán và điều trị sớm và phải điều trị kháng sinh ngay cho trẻ nếu nghi mắc viêm phổi do phế cầu khuẩn dựa trên các dấu hiệu lâm sàng, nhất là dấu hiệu nhịp thở nhanh, rút lõm lồng ngực. Hiện nay phế cầu khuẩn là loại vi khuẩn kháng kháng sinh rất mạnh, cho nên bác sĩ cần phải cân nhắc thuốc khi sử dụng sao cho hiệu quả nhất.

Sau khi mắc bệnh, miễn dịch đặc hiệu đạt được có thể kéo dài vài năm, nhất là các trường hợp nhiễm phế cầu týp huyết thanh có vỏ bao. Để tránh phát triển thành dịch thì không nên tập trung đông người tại nơi có nhiều người mắc bệnh, trẻ em có thể bị lây nhiễm chéo tại bệnh viện nếu cùng phòng điều trị có trẻ mắc căn bệnh này, cho nên những trường hợp nhẹ thì nên điều trị ngoại trú. Nên có một môi trường sống trong lành cho trẻ, không nên cho trẻ đến những nơi đông người, cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng… để nâng cao sức đề kháng.

Hiện nay trên thế giới đã có vaccin phòng bệnh, tuy nhiên nó lại không tỏ ra có hiệu lực đối với trẻ dưới 2 tuổi. Nhóm người có nguy cơ cao được khuyến cáo tiêm phòng là người trên 65 tuổi, người không có chức năng lách, người thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm, bệnh nhân bị suy tim, suy thận, xơ gan, đái tháo đường, ghép tạng…

]]>
https://meyeucon.org/16046/cach-phong-va-dieu-tri-viem-phoi-do-phe-cau-o-tre-em/feed/ 0
Cảnh giác với bệnh cúm do virus Rhino https://meyeucon.org/15188/canh-giac-voi-benh-cum-do-virus-rhino/ https://meyeucon.org/15188/canh-giac-voi-benh-cum-do-virus-rhino/#respond Mon, 27 Dec 2010 17:02:24 +0000 https://meyeucon.org/?p=15188 Có nhiều tác nhân gây ra bệnh cúm ở mùa lạnh, có thể do virut hợp bào, các virut cúm mùa, song cũng có nhiều trường hợp do Rhino virut. Đây là một virut nằm trong nhóm các virut gây bệnh đường hô hấp cấp tính, nhưng nó khá lành tính, thường chỉ gây nên các triệu chứng của cảm lạnh thông thường và viêm đường hô hấp trên ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên cần cảnh giác với những đối tượng là trẻ em, người già bị suy dinh dưỡng, người mắc bệnh mạn tính có sức đề kháng kém.

Các virut gây viêm đường hô hấp có thể kết hợp với nhau làm bệnh nặng hơn

Bệnh do Rhino virut xuất hiện ở hầu hết các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Thời tiết mùa lạnh là điều kiện thuận lợi cho virut này xâm nhập và phát triển. Trẻ em bị nhiễm lạnh kéo dài, trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ có sức đề kháng kém vào mùa đông lạnh và ẩm rất dễ bị nhiễm các loại virut nói chung trong đó có Rhino virut, hoặc Rhino virut có thể đồng nhiễm hoặc bội nhiễm với các loại virut hoặc vi khuẩn khác. Chính trên những cơ địa như vậy lại càng làm cho bệnh nặng hơn và ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Bệnh có thể phát triển mạnh ở nơi có mật độ dân cư cao, trong nhà ở chật hẹp và thiếu vệ sinh không khí. Thông thường, chỉ có một vài týp huyết thanh của Rhino virut lưu hành trong năm và sau đó lại được thay thế bởi các týp huyết thanh khác vào năm sau. Điều này giải thích tại sao những người đã bị mắc bệnh rồi nhưng vẫn tiếp tục mắc ở những năm tiếp theo.

Cũng cần lưu ý rằng những virut đường hô hấp khác như Corona virut, virus Coxsackie, virut hợp bào hô hấp, virut cúm C cũng có thể gây nên hội chứng cảm lạnh thông thường và có thể đồng nhiễm với Rhino virut và làm cho bệnh nặng hơn.

Cần đặc biệt quan tâm đến cách thức lây truyền

Virus Rhino lây trực tiếp từ người sang người do hít phải những hạt nhỏ li ti (aerosol) của dịch tiết đường hô hấp từ người bệnh trong khoảng cách gần. Lây gián tiếp qua bàn tay, khăn tay, đồ dùng, đồ chơi trẻ em, mặt bàn, ghế… bị nhiễm dịch mũi hoặc dịch tiết đường hô hấp có chứa virut từ người bệnh, sau đó tự chùi mũi, dụi mắt trong thói quen hằng ngày hoặc qua bàn tay và các đồ dùng liên quan đến chăm sóc trẻ bị nhiễm virut. Ngày nay, các nhà khoa học cho rằng cách lây truyền gián tiếp là rất nguy hiểm và quan trọng mà mọi người ít chú ý đến.

Nếu bị bội nhiễm có thể gây ra viêm phổi, phế quản

Virut xâm nhập vào cơ thể theo đường hô hấp trên và thường chỉ giới hạn gây bệnh ở khu vực đó. Rhino virut hiếm khi gây nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới có thể do virut không thích hợp khi nhân lên ở 37oC. Sau khi mắc bệnh, cơ thể tạo được miễn dịch đặc hiệu týp huyết thanh và không có miễn dịch chéo với các týp khác. Miễn dịch bảo vệ của kháng thể tiết IgA có vai trò quan trọng hơn so với miễn dịch dịch thể.

Thời gian ủ bệnh từ 2 – 4 ngày, sau đó xuất hiện các triệu chứng: sốt nhẹ, hắt hơi, sổ mũi, đau họng, ho, đau đầu, đôi khi có cảm giác ớn lạnh, 1/3 số trường hợp có ho và khàn giọng. Các triệu chứng toàn thân khác là rất ít. Bệnh thường kéo dài khoảng 1 tuần rồi tự khỏi. Ở trẻ em suy dinh dưỡng, bị nhiễm lạnh kéo dài, suy giảm miễn dịch có thể dẫn đến viêm phế quản, viêm phế quản phổi hoặc viêm phổi bội nhiễm với tình trạng nặng.

Trên lâm sàng rất khó phân biệt bệnh do Rhino virut với bệnh do các virut đường hô hấp khác. Chẩn đoán phòng thí nghiệm có thể dựa vào phân lập virut từ dịch tiết mũi họng trên nuôi cấy tế bào. Phản ứng huyết thanh ít khi được thực hiện. Gần đây, trong phòng thí nghiệm thường sử dụng kỹ thuật PCR để xác định gen đặc hiệu của virut cho kết quả nhanh và độ chính xác cao.

Biện pháp phòng bệnh đơn giản, hiệu quả cao

Mọi người cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc sử dụng khăn giấy có tẩm các chất diệt khuẩn như i-ốt loãng để làm sạch tay thường xuyên rất có tác dụng để hạn chế sự lây nhiễm.Tránh tối đa việc chùi tay lên mắt và mũi. Sử dụng các thuốc sát khuẩn đường mũi, họng, mắt hàng ngày như súc miệng bằng nước sát khuẩn hoặc dung dịch nước tỏi. Rỏ mắt, mũi bằng nước muối sinh lý hoặc các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường là cần thiết và hiệu quả trong phòng bệnh. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh. Hạn chế tập trung đông người, đặc biệt tại những phòng chật hẹp, ít thông khí ở khu vực có dịch. Tăng cường sức khỏe bằng cách ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và rèn luyện thân thể. Giữ ấm không để bị nhiễm lạnh, đặc biệt ở trẻ em và người già. Khi có biểu hiện viêm đường hô hấp cấp cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Chưa có thuốc đặc hiệu cho virus Rhino

Nói chung, bệnh do virus Rhino thường nhẹ và tự khỏi sau 1 tuần. Thường chỉ điều trị triệu chứng như giảm sốt, giảm ho, nâng cao thể trạng, nằm nghỉ ngơi. Hiện nay không có thuốc đặc hiệu nào cho Rhino virut. Trên thực nghiệm lâm sàng người ta dùng khí dung thuốc interferon-alpha 2b và Ipratropium đường mũi kết hợp với uống naproxen cho kết quả tốt. Vấn đề nghiên cứu và sử dụng vaccin phòng bệnh Rhino trong cộng đồng cũng chưa có và không khả thi vì virut có hơn 100 týp huyết thanh khác nhau và miễn dịch thu được là đặc hiệu týp, không có miễn dịch chéo giữa các týp huyết thanh.

TS. Trần Như Dương

]]>
https://meyeucon.org/15188/canh-giac-voi-benh-cum-do-virus-rhino/feed/ 0
Bị cúm khi nhỏ, trẻ ít bị hen suyễn khi lớn https://meyeucon.org/14691/bi-cum-khi-nho-tre-it-bi-hen-suyen-khi-lon/ https://meyeucon.org/14691/bi-cum-khi-nho-tre-it-bi-hen-suyen-khi-lon/#respond Thu, 16 Dec 2010 11:30:00 +0000 https://meyeucon.org/?p=14691 Trẻ em bị cúm khi nhỏ ít bị dị ứng hay hen suyễn hơn khi lớn lên, theo một nghiên cứu mới được công bố của các nhà khoa học thuộc trường đại học Y khoa Harvard (Mỹ).

Các nhà khoa học thuộc trường Đại học y tế Harvard đã tiến hành thí nghiện bằng cách tiêm một loại virut cúm A vào những con chuột sơ sinh. Kết quả cho thấy những con chuột này khi trưởng thành ít bị mắc cúm hay hen suyễn hơn so chuột trưởng thành không bị cúm khi nhỏ.

Phân tích gien của những con chuột thí nghiệm, nhóm nghiên cứu phát hiện thấy rằng những con chuột trưởng thành được tiêm virut cúm A khi nhỏ có lượng tế bào NKT cao hơn so với những chuột không bị cúm khi nhỏ.

Bị cúm khi nhỏ giúp trẻ đề kháng tốt hơn với bệnh hen suyễn

Những nghiên cứu khoa học trước đây đã chứng minh được rằng một số tế bào NKT có chức năng điều khiển hệ miễn dịch của cơ thể chống lại những phản ứng quá mức có thể gây ra bệnh dị ứng hay hen suyễn.

Tiến sĩ Dale Umetsu, người đứng đầu nghiên, cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng nếu trẻ em được tiêm một lượng nhỏ virut cúm, chúng có thể giảm được nguy cơ bị dị ứng và bệnh hen suyễn khi lớn lên.”

Các nhà khoa học hy vọng rằng nghiên cứu của họ sẽ cở sở để phát triển một phương pháp điều trị bệnh hen suyễn mới bằng cách tạo ra những loại dược phẩm bổ xung các tế bào NKT cho những người bị bệnh hen suyễn.

]]>
https://meyeucon.org/14691/bi-cum-khi-nho-tre-it-bi-hen-suyen-khi-lon/feed/ 0
Gánh nặng bệnh cúm mùa ở trẻ em https://meyeucon.org/14487/ganh-nang-benh-cum-mua-o-tre-em/ https://meyeucon.org/14487/ganh-nang-benh-cum-mua-o-tre-em/#respond Wed, 08 Dec 2010 16:38:02 +0000 https://meyeucon.org/?p=14487 Mặc dù WHO vừa công bố kết thúc thời kỳ đại dịch, nhưng ở nước ta vẫn còn bị ảnh hưởng của virut cúm A/H1N1. Ngày 3/8/2010, một bệnh nhi 6 tuổi ngụ tại quận Bình Thạnh – TP. HCM tử vong được xác định là do nhiễm cúm đại dịch A/H1N1/2009. Tự bảo vệ mình khỏi cúm A/H1N1 vẫn còn là một việc làm hết sức thực tế, mà một trong những vũ khí quan trọng nhất vẫn là viêm vaccin ngừa cúm mùa, vì thành phần của vaccin ngừa cúm mùa của năm 2010 và năm 2011 giống nhau và đều có chứa chung cúm đại dịch A/H1N1/2009

Sự cần thiết phải tiêm vắc-xin cúm cho trẻ

Các cháu lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo và tiểu học là nhóm đối tượng rất quan trọng trong lây truyền bệnh cúm: tỉ lệ lây nhiễm trong gia đình lên đến 30%. Đồng thời, trẻ em cũng được xem là nhóm truyền bệnh cúm quan trọng cho cộng đồng, đặc biệt là khi nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc giữ trẻ ban ngày ngày càng tăng. Các nghiên cứu cho thấy trẻ ở lứa tuổi đi nhà trẻ, mẫu giáo, và học sinh cấp 1 bị nhiễm cúm là 15 – 42%. Tỉ lệ trẻ đi khám bệnh do nguyên nhân nhiễm cúm chiếm tỉ lệ từ 6 – 29 trên 100 trẻ mỗi năm. Khi trẻ mắc bệnh cúm, sẽ làm tăng thêm gánh nặng về chi phí chăm sóc y tế như: khám, nhập viện, sử dụng kháng sinh và các thuốc khác do bội nhiễm đường hô hấp xảy ra sau khi bị virút cúm tấn công hệ miễn dịch.

Bệnh viêm phổi do virút ở trẻ em là đứng hàng đầu, trong đó virút cúm là thủ phạm gây các biến chứng như: viêm tiểu phế quản, viêm khí phế quản, làm nặng thêm tình trạng bệnh hen sẵn có, viêm tai giữa, rối loạn tiêu hóa, co giật do sốt, viêm não… trong đó tăng thêm 30% tỉ lệ sử dụng kháng sinh ở trẻ nhỏ trong suốt mùa cúm. Theo WHO, việc tiêm phòng vắc-xin đã được chứng minh làm giảm 60% bệnh tật liên quan đến cúm, giảm tử vong do cúm đến 70 – 80%. Ngay cả ở người khỏe mạnh, việc tiêm ngừa cúm là giảm 70 – 90% nguy cơ mắc bệnh cúm.

Hiệu quả ngừa cúm càng cao khi chủng cúm lưu hành càng giống như thành phần của vắc-xin. Và vắc-xin ngừa cúm dạng bất hoạt được chứng minh là an toàn và hiệu quả.

Nên tiêm vắc-xin ngừa cúm vào thời điểm nào?

Theo báo cáo của Chương trình giám sát cúm quốc gia thì đặc điểm bệnh cúm ở nước ta xuất hiện quanh năm và có 2 đỉnh: vào mùa mưa và mùa giáp Tết. Vậy, thời điểm tốt nhất để tiêm ngừa vắc-xin cúm là khi nào nhớ là đi tiêm ngay, và sau đó là theo lịch hẹn cho các năm sau. Rất thuận lợi là ở nước ta đã có các loại vắc-xin phòng ngừa cúm an toàn và hiệu quả, để sử dụng vào bất kỳ thời điểm nào trong năm.

Vậy tiêm vắc-xin cúm rồi thì có bị nhiễm cúm không?

Virút gây bệnh cúm có nhiều chủng khác nhau. Hàng năm, vắc-xin cúm được sản xuất theo công thức khuyến nghị của WHO để phòng ngừa hiệu quả một số chủng virút cúm phổ biến lưu hành trong năm đó. Do vắc-xin sản xuất chung công thức cho cả thế giới, trong khi đặc điểm tình hình dịch tễ của bệnh cúm ở mỗi quốc gia, mỗi vùng miền có thể khác nhau. Cho nên chủng virút cúm lưu hành và chủng virút cúm trong vắc-xin có thể không hoàn toàn khớp nhau.

Cũng như các vắc-xin khác, vắcxin cúm cũng không thể đạt hiệu quả bảo vệ 100%. Vắc-xin cúm chỉ bảo vệ đến 90% những người khỏe mạnh khi chủng virút lưu hành giống như của vắc-xin. Do vậy, sau khi tiêm vắc-xin ngừa cúm thì khả năng bị nhiễm cúm cũng vẫn xảy ra với tỉ lệ khoảng 10%. Điều quan trọng là ở những người đã tiêm ngừa rồi thì triệu chứng bệnh cúm nếu có, sẽ nhẹ hơn rất nhiều so với người không tiêm ngừa đó là do có hiện tượng bảo vệ chéo giữa các virút bị biến thể trong cùng một chủng. Khoảng 1% người tiêm vắc-xin có triêụ chưn g giôn g cum như: sôt nhe và đau cơ. Những tác dụng không mong muôn naỳ giôn g triêụ chưn g cuả bên h cúm, nên rất dễ nhầm.

Miễn dịch bảo vệ chỉ đạt được sau 1 tuần tiêm ngừa. Một số người tiêm ngừa trễ trong mùa cúm có thể bị nhiễm cúm ngay sau tiêm vắc-xin. Sau đó, bệnh cúm xuất hiện vì chưa được vắc-xin bảo vệ ngay lúc ủ bệnh, tức là trước khi tạo đủ kháng thể bảo vệ. Những trường hợp cúm thế này không phải do vắc-xin gây ra. Đối với nhiều người, bệnh cúm được hiểu là một bệnh viêm đường hô hấp nào đó mà có sốt và ớn lạnh và đau mình mẩy. Nếu họ bị nhiễm virút nào đó, họ có thể cho là do tiêm ngừa vắc-xin cúm, hoặc họ nghĩ rằng vẫn bị cúm dù có được tiêm ngừa. Vì vắc-xin cúm chỉ giúp phòng ngừa được một số chủng virút cúm, chứ không ngừa được hết tất cả các virút, kể cả virút khác cúm.

Thực tế cho thấy, các vắc-xin ngừa cúm năm 2010 và năm 2011 có chủng giống nhau. Vậy khi trẻ đã tiêm năm 2010 thì mùa cúm năm 2011 vẫn nên tiêm tiếp tục theo lịch hẹn. Bởi vì miễn dịch sau tiêm ngừa cúm kéo dài đến khoảng 1 năm do lượng kháng thể giảm dần theo thời gian, và có khả năng ở dưới mức bảo vệ. Vậy cần phải tiêm ngừa cúm trong mùa cúm năm sau sẽ có tác dụng như là một liều tăngcường nhắc lại cho lần tiêm ngừa ở mùa trước.

Tùy theo nguồn lực của từng nơi mà đối tượng ưu tiên tiêm ngừa bệnh cúm có khác nhau giữa các quốc gia. Ngoài các quốc gia phát triển, các quốc gia đang phát triển láng giềng của ta đã chính thức đưa ra khuyến cáo tiêm ngừa cúm cho nhiều nhóm tuổi và nhóm đối tượng nguy cơ khác nhau, đặc biệt là khuyến cáo về tiêm ngừa cúm cho trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên đã được thực hiện ở: Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Ấn Độ, Indonesia… Trong khi ngân sách quốc gia còn giới hạn cho tiêm chủng mở rộng ở trẻ dưới 1 tuổi, và khuyến cáo chính thức về tiêm ngừa cúm cho các đối tượng khác nhau, thì việc khuyến khích xã hội hóa công tác tiêm chủng, ứng dụng các kết quả nghiên cứu và tham khảo khuyến cáo của các quốc gia láng giềng cho đối tượng trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên ở nước ta sẽ góp phần mang lại hiệu quả tích cực cho mục tiêu thiên niên kỷ là giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ em.

]]>
https://meyeucon.org/14487/ganh-nang-benh-cum-mua-o-tre-em/feed/ 0
Trẻ hay bị cúm dễ mắc bệnh béo phì https://meyeucon.org/12723/tre-hay-bi-cum-de-mac-benh-beo-phi/ https://meyeucon.org/12723/tre-hay-bi-cum-de-mac-benh-beo-phi/#respond Sun, 26 Sep 2010 12:06:04 +0000 https://meyeucon.org/?p=12723 Trẻ em hay bị nhiễm virus cúm khi nhỏ có nguy cơ bị béo phì cao hơn, theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường đại học California ở San Diego (Mỹ).

Virus cúm thường gây ra ho và cảm lạnh, cũng có thể tấn công các tế bào mỡ khiến số lượng những tế bào này tăng rất nhanh. Đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh béo phì và thừa cân ở nhiều người.

Các nhà khoa học, thuộc trường đại học California ở San Diego (Mỹ), đã tiến hành nghiên cứu với 124 trẻ em có độ tuổi từ 8 đến 18 để kiểm tra kháng thể được sinh ra khi hệ miễn dịch của những người này chống lại sự xâm nhập của một loại virus cúm có tên là adenovirus 36.

Kết quả, kháng thể được tìm thấy trong cơ thể của 15 trong số 67 trẻ em bị béo phì. Trong khi đó, kháng thể này chỉ được tìm thấy ở 4 trong số 57 trẻ có trọng lượng bình thường. Những trẻ em, có kháng thể với virut adenovirus 36, có trọng lượng hơn 20 kg so với trọng lượng bình thường.

“Nghiên cứu của chúng tôi có thể giúp các bác sĩ hiểu rõ hơn về các nguyên nhân gây ra bệnh béo phì, trên cơ cở đó có thể đưa ra những phương pháp điều trị hiệu quả hơn đối với bệnh béo phì”, tiến sĩ Jeffrey Schwimmer, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, cho biết.

Tuy vậy, các nhà khoa học chưa thể khẳng định virus cúm liệu có phải là nguyên nhân chính gây ra bệnh béo phì ở châu Âu hay không bên cạnh những yếu tố khác như lười thể dục và ăn uống không điều độ.

]]>
https://meyeucon.org/12723/tre-hay-bi-cum-de-mac-benh-beo-phi/feed/ 0
Ai phải canh chừng với bệnh cúm? https://meyeucon.org/12013/ai-phai-canh-chung-voi-benh-cum/ https://meyeucon.org/12013/ai-phai-canh-chung-voi-benh-cum/#respond Fri, 03 Sep 2010 08:58:57 +0000 https://meyeucon.org/?p=12013 Thời tiết chuyển sang mùa thu cũng là bắt đầu những điều kiện thuận lợi cho virut cúm hoạt động mạnh. Thông tin về sự trở lại của virut cúm A/H1N1 khiến nhiều người quan tâm, đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ cao như trẻ em, người bệnh mạn tính, người cao tuổi. Vậy để đối phó tốt nhất với căn bệnh này, chúng ta cần phải làm gì khi vào “mùa” cúm?

Căn bệnh có khả năng lây lan cao nhất

Virut cúm influenza thuộc nhóm Orthomyxoviridae và được chia thành 3 týp A,B,C. Trong đó quan trọng nhất vẫn là virut cúm týp A có khả năng gây các vụ dịch lớn thậm chí đại dịch. Tùy theo sự biến đổi kháng nguyên H và N của vỏ virut týp A mà có các chủng gây bệnh cúm khác nhau như H5N1, H1N1, H3N2…

Những năm gần đây, cúm do các chủng H5N1 và H1N1 được đặc biệt quan tâm, tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng từ rất lâu, bệnh cúm mùa đã luôn là một bệnh gây nhiều tổn thất về sức khoẻ, kinh tế và bức xúc cho xã hội vì cúm được lây qua đường hô hấp với hơn 90% những người chưa có miễn dịch có khả năng cảm nhiễm với cúm. Chủng cúm lại luôn biến đổi càng làm tăng số người mắc hằng năm. Người ta có thể bị phơi nhiễm cúm khi tiếp xúc với người mang mầm bệnh 1-2 ngày trước khi bệnh khởi phát cho đến 3-5 ngày khi phát bệnh cho nên các biện pháp phòng bệnh rất khó khăn. Do số người mắc lớn, đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi nên chi phí về nhân công chăm sóc người bệnh, chi phí điều trị là rất lớn và trở thành gánh nặng cho xã hội về kinh tế và dân sinh.

Trẻ em dễ bị bệnh cúm tấn công.

Mặc dù cúm mùa thường chỉ có diễn biến nhẹ và có thể tự khỏi trong vòng một tuần với các biểu hiện sốt, đau đầu, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho, song cúm lại có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm ở trẻ em, người cao tuổi, người có các bệnh mạn tính… Hằng năm trên thế giới có khoảng trên dưới nửa triệu người thuộc các đối tượng nguy cơ cao tử vong do cúm.

Trẻ em dễ cảm nhiễm với cúm và cũng là nguồn phát tán virut cúm trong cộng đồng đặc biệt ở lứa tuổi mẫu giáo và tiểu học. Nhiều nghiên cứu cho thấy trong mùa dịch cúm, khi tỷ lệ mắc ở người lớn vào khoảng 5-10% thì tỷ lệ mắc ở trẻ em là 20-30%.

Trẻ em bị cúm dễ có những biến chứng nặng như: viêm phế quản, viêm phổi, làm nặng thêm tình trạng bệnh hen sẵn có, rối loạn tiêu hóa, co giật do sốt cao, viêm não dẫn tới tử vong, đặc biệt là ở trẻ dưới 2 tuổi… Hằng năm, có đến 3-5% số trẻ em bị nhiễm cúm có biến chứng viêm tai giữa. Một số theo dõi ở các nước cho thấy lượng kháng sinh dùng cho trẻ trong mùa cúm tăng hẳn 30% so với các tháng khác.

“Cậy nhờ” vào vaccin cúm?

Với việc tiêm vaccin phòng cúm cho những người mắc bệnh tim mạch có thể giúp làm giảm 67% nguy cơ bị nhồi máu cơ tim tái phát; giảm 55% nguy cơ nhồi máu não; giảm 54% nguy cơ đột qụy, cơn thiếu máu não thoáng qua; giảm 49% nguy cơ bị ngưng tim tiên phát.

Với các bệnh nhân hen phế quản và viêm phổi mạn, việc sử dụng vaccin giúp ngăn chặn tác nhân gây khởi phát các cơn hen cấp tính cả ở trẻ em và người lớn. Nhờ vậy tỉ lệ nhập viện trong mùa cúm của các đối tượng này giảm khoảng 50% so với những người không dùng vaccin.

Việc sử dụng vaccin cúm đã làm giảm rõ rệt tỉ lệ mắc bệnh, tỉ lệ biến chứng và tử vong do cúm ở người cao tuổi và trẻ em nên nhiều nước đã khuyến cáo hoặc đưa vào lịch tiêm chủng thường xuyên để tiêm vaccin phòng cúm cho các đối tượng nguy cơ cao như người cao tuổi, trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi, đặc biệt từ 6 tháng đến 2 tuổi.

Vaccin phòng cúm an toàn và có hiệu lực bảo vệ rất cao đến 80-90%, tuy nhiên do thời gian bảo vệ ngắn, chỉ 1 năm và chủng cúm lại biến đổi hằng năm nên việc tiêm vaccin cho các đối tượng nguy cơ cần được tiêm nhắc hằng năm và theo đúng khuyến cáo của ngành y tế và của nhà sản xuất.

Ngoài biện pháp phòng chống cúm là tiêm vaccin, chúng ta cần phải sử dụng các biện pháp khác là giữ ấm cơ thể, đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, sử dụng thức ăn làm thông đường thở như: ớt, tỏi, hoa hồi, quế, gừng; ăn nhiều rau xanh. Một điều hết sức cần thiết là khi tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang và phải rửa tay, không đưa tay dụi mắt hay ngoáy mũi khi chưa rửa tay sạch. Chúng ta cố gắng giảm bớt tới mức tối đa đường vào của virut qua đường hô hấp hay tiếp xúc. Một điểm yếu tuyệt đối của virut là không thể tự tồn tại được mà phải gắn lên cơ thể sống, tế bào sống trong cơ thể người hoặc động vật, cho nên cố gắng không tạo điều kiện để virut biến cơ thể của chúng ta thành nơi để nhân lên, phát triển, phát tán và gây bệnh cho bản thân và cộng đồng.

Bệnh nhân mạn tính tăng nguy cơ tử vong trong mùa cúm

Bệnh cúm tác động lên hệ thống tim mạch thông qua nhiều cơ chế khác nhau như tác động tới đặc tính đông máu, làm giảm khả năng đề kháng, gia tăng sự xâm nhập của đại thực bào vào thành mạch máu. Ở những bệnh nhân có sẵn bệnh lý tim mạch, khi mắc cúm sẽ làm gia tăng tỷ lệ nhập viện, tăng các biến chứng về mạch vành và nguy cơ nhồi máu cơ tim, tăng tỷ lệ tử vong.

Các nhiễm khuẩn đường hô hấp, đặc biệt là cúm đóng vai trò gây khởi phát các cơn hen cấp tính gây suy hô hấp với tỉ lệ rất cao, đặc biệt ở trẻ em và người cao tuổi có tiền sử bị hen phế quản và bệnh phổi mạn tính.

Người bị bệnh đái tháo đường cũng dễ mắc bệnh cúm hơn do sức kháng khuẩn giảm sút vì rối loạn chức năng miễn dịch, chuyển hóa, nội tiết. Bệnh cúm làm gia tăng những biến chứng và tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân này. Một số nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân đái tháo đường khi mắc thêm bệnh cúm sẽ làm tăng tỷ lệ nhập viện đến 6 lần so với người bình thường.

BSCKII. Nguyễn Quang Hùng

]]>
https://meyeucon.org/12013/ai-phai-canh-chung-voi-benh-cum/feed/ 0
Cháu hay bị ốm, có sợ bị nhiễm H1N1 không? https://meyeucon.org/7118/chau-hay-bi-om-co-so-bi-nhiem-h1n1-khong/ https://meyeucon.org/7118/chau-hay-bi-om-co-so-bi-nhiem-h1n1-khong/#respond Sat, 10 Jul 2010 06:06:26 +0000 https://meyeucon.org/?p=7118 Hỏi: Con tôi được 30 tháng tuổi. Từ 2/9 đến nay cháu rất hay bị ốm. Lúc đầu chỉ bị chảy nước mũi, sau đó sốt 1-2 hôm. Tôi đã cho uống thuốc cảm cúm và kháng sinh và cháu đã khỏi. Hôm nay cháu lại bắt đầu sổ mũi kèm theo ho nhiều, đau người. Liệu cháu có bị nhiễm H1N1 hay không? Thị xã nơi tôi đang sinh sống bắt đầu có dịch cúm A(H1N1). Xin bác sĩ hướng dẫn tôi dùng liều thuốc như thế nào, loại gì để cháu nhanh chóng khỏi bệnh không?

Trả lời: Muốn biết bị nhiễm H1N1 hay không, chỉ có xét nghiệm mới trả lời được. Tuy nhiên, hiện nay có một số cơ sở y tế làm xét nghiệm chẩn đoán cúm nhưng không phải là cúm H1N1 nên khi trả lời kết quả sẽ không có giá trị gì cả. Nếu muốn xét nghiệm, bạn nên thăm khám bác sĩ tại địa phương để được tham vấn xem con bạn có nguy cơ không. Từ đó mới quyết định được có nên xét nghiệm hay không. Thông thường nhiễm H1N1 cũng sẽ tự khỏi nếu không có biến chứng trong vòng 7 ngày. Cách tốt nhất là bạn nên điều trị cho cháu như những lần trước và theo dõi xem có thở mệt, sốt cao, bỏ ăn hay không. Nếu có thì nên đến bệnh viện.

]]>
https://meyeucon.org/7118/chau-hay-bi-om-co-so-bi-nhiem-h1n1-khong/feed/ 0