Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Jul 2024 02:18:03 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Đề phòng cảm lạnh cho bé ngày hè https://meyeucon.org/17504/de-phong-cam-lanh-cho-be-ngay-he/ https://meyeucon.org/17504/de-phong-cam-lanh-cho-be-ngay-he/#respond Sat, 18 Jun 2011 22:31:29 +0000 https://meyeucon.org/?p=17504 Nghe hơi vô lý nhưng thực ra mùa hè chính là lúc bé có nguy cơ bị cảm lạnh cao, nhất là trong môi trường nóng lạnh bất thường do dùng quạt, máy lạnh, do những lúc mưa giông làm nhiệt độ thay đổi đột ngột. Vậy các mẹ hãy chuẩn bị chu đáo để tránh nguy cơ cảm lạnh cho bé nhé:

Cho bé hít thở không khí ngoài trời nhiều hơn

Sáng sớm với nắng nhẹ hoặc buổi chiều ít gió, mẹ nên cho bé ra ngoài trời để hít thở. Không khí trong lành và những hoạt động ngoài trời sẽ giúp bé tăng cường sức đề kháng với môi trường bên ngoài hơn.

Hạn chế đưa trẻ đến những nơi công cộng

Virút cảm lạnh có hơn 250 loài, chúng lây lan qua không khí. Nên hạn chế đưa bé tới những nơi công cộng để tránh lây phải các bệnh truyền nhiễm.

Chú ý đến nhiệt độ cơ thể bé

Điều này rất quan trọng để kiểm tra sức khỏe cho bé. Nếu bé lạnh, khi mẹ chạm tay mình vào cơ thể bé sẽ thấy lạnh toát, nhất là phần lưng và ngực của bé. Khi đó mẹ cần nhanh chóng làm ấm cơ thể cho bé, bằng cách tăng nhiệt độ phòng, mặc thêm áo cho bé hoặc bôi lên cơ thể bé chút dầu khuynh diệp.

Không nên mặc quần áo cho bé dày quá hoặc mỏng quá. Trẻ cần mặc quần áo ít hơn so với người lớn. Mặc quần áo quá dày cho thể làm bé đổ nhiều mồ hôi trộm khi ngủ rất dễ dẫn tới cảm lạnh.

Chú ý đến độ ẩm và thông gió phòng

Với trẻ nhỏ, niêm mạc mũi họng rất nhạy cảm. Nếu niêm mạc mũi của trẻ bị khô bởi không khí thì các loại virút cúm rất dễ dàng xâm nhập. Vì vậy, mẹ cần lưu ý duy trì độ ẩm trong nhà ở 60%. Ngoài ra, không khí bẩn sẽ kích thích niêm mạc, điều này gây ra do việc sử dụng máy điều hòa nhiệt độ thường xuyên. Vì vậy, tốt nhất sau mỗi 3 giờ, mẹ nên mở các cửa sổ để không khí lưu thông. Không nên quá lạm dụng máy điều hòa. Với những ngày thời tiết đẹp, mẹ cần mở cửa sổ để không khí trong nhà được lưu thông sẽ rất tốt cho sức khỏe bé.

Chế độ dinh dưỡng

Mẹ hãy tăng cường cho bé chế độ dinh dưỡng lành mạnh để tăng sức đề kháng. Cho bé ăn nhiều các loại rau xanh, trái cây giàu vitamin C, sữa chua. Không cho bé uống nước đá hay ăn các thực phẩm để tủ lạnh để bảo vệ cổ họng.Mỗi sáng, mẹ nên cho bé uống nước mật ong chanh và súc miệng bằng nước muối loãng mỗi tối để phòng ngừa đau họng. Hàng ngày, mẹ cho bé uống đủ lượng nước để phòng mất nước trong mùa hè có thể khiến cơ thể mệt mỏi.

]]>
https://meyeucon.org/17504/de-phong-cam-lanh-cho-be-ngay-he/feed/ 0
Tác dụng phụ của thuốc cảm đối với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi https://meyeucon.org/17443/tac-dung-phu-cua-thuoc-cam-doi-voi-tre-nho-duoi-2-tuoi/ https://meyeucon.org/17443/tac-dung-phu-cua-thuoc-cam-doi-voi-tre-nho-duoi-2-tuoi/#comments Tue, 14 Jun 2011 21:04:40 +0000 https://meyeucon.org/?p=17443 Hỏi: Con tôi được 20 tháng, cháu rất hay bị ho, sốt, chảy nước mũi, tôi rất băn khoăn khi phải dùng thuốc cảm cho cháu. Xin bác sĩ cho biết tác dụng phụ và hiệu quả của thuốc cảm?

Trả lời: Cảm là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng nhiễm virút ở đường hô hấp trên. Những nhóm thuốc được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị triệu chứng của cảm là thuốc chống viêm hạ sốt, kháng histamine, co mạch, giảm ho, long đờm hoặc các chế phẩm phối hợp những thành phần này. Hầu hết các thuốc này được bán rộng rãi không cần đơn và thường được coi là an toàn. Tuy nhiên, khi dùng ở trẻ em, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, chúng có thể gây ra không ít tác dụng phụ. Các thuốc co mạch đường uống như pseudoephedrine hydrochloride và ephedrine có thể kích thích hệ thần kinh trung ương của trẻ gây ra các biểu hiện như run chân tay, quấy khóc, vã mồ hôi, nôn mửa và nhịp tim nhanh. Những thuốc kháng histamine thế hệ 1 như diphenhydramine hydrochloride, chlorpheniramine maleate có thể qua hàng rào máu não của trẻ, gây tác dụng an thần và làm mờ triệu chứng của bệnh. Ngoài ra, ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, các thuốc này còn có thể gây hội chứng kích thích. Các thuốc giảm ho như dextromethorphan hydrobromid, codein có thể làm cho trẻ vật vã, quấy khóc, tăng trương lực cơ, nôn mửa và táo bón. Sử dụng phối hợp đồng thời các nhóm thuốc này có thể làm tăng nguy cơ của các phản ứng phụ. Bên cạnh đó, một số nhóm thuốc có thể có những phản ứng phụ giống nhau. Khi dùng chung các thuốc đó với nhau, các phản ứng này có thể sẽ nặng lên do sự cộng gộp.
Về hiệu quả của các thuốc trị cảm ở trẻ em, các thông tin hiện nay cho thấy, việc dùng những thuốc này không làm rút ngắn thời gian mắc và làm giảm không đáng kể triệu chứng của bệnh. Như vậy, việc dùng các thuốc trị cảm thông thường ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ, có thể đem lại nhiều nguy cơ hơn lợi ích.

]]>
https://meyeucon.org/17443/tac-dung-phu-cua-thuoc-cam-doi-voi-tre-nho-duoi-2-tuoi/feed/ 2
Cháo gà, chứ không phải kháng sinh! https://meyeucon.org/14918/chao-ga-chu-khong-phai-khang-sinh/ https://meyeucon.org/14918/chao-ga-chu-khong-phai-khang-sinh/#respond Sun, 19 Dec 2010 18:43:13 +0000 https://meyeucon.org/?p=14918 Mùa này, các phòng khám nhi xếp hàng dài, cổ em bé nào cũng đeo một khăn sữa trông tội nghiệp. Ai cũng đi bác sĩ, nhưng thực ra, thứ thuốc hay nhất cho cảm lạnh là món cháo gà chứ không phải kháng sinh…

Vì sao bé hay cảm lạnh?

Vì chưa quen đương đầu với vi rút cảm nên hệ thống miễn dịch của bé chưa đủ mạnh để tiêu diệt chúng một cách nhanh chóng. Thêm một nguyên nhân khác: trẻ nhỏ hay thò lò mũi dãi nên vi rút rất dễ “nằm vùng” trên áo quần, đồ chơi, vật dụng… rồi bé khác lại sờ vào và đưa lên mắt, mũi.

Tuy nhiên, một số khảo sát cho thấy các bé hay bị cảm lạnh khi còn nhỏ thì đến tuổi đi học lại ít bị cảm hơn, đó là bởi hệ miễn dịch của bé đã trở nên dày dạn. Một nghiên cứu của người Đức cũng cho hay các bé bị cảm lạnh nhiều hơn một lần trước khi thôi nôi thì sẽ ít bị hen khi lên bảy! Thế nên các mẹ cứ… yên tâm nhé!

Triệu chứng

Bệnh cảm thường lê thê (6-14 ngày) và dễ lây nhất là vào ba ngày đầu. Tuy nhiên bé vẫn có thể lây cảm từ người đã nhiễm bệnh đến hai tuần.

Triệu chứng đau họng thường xuất hiện khi bắt đầu cảm và kéo dài từ 5-9 ngày. Chảy nước mũi thì bắt đầu từ ngày thứ hai hoặc thứ ba và có thể kéo dài đến hai tuần. Ho bắt đầu vào giữa giai đoạn bị cảm và kéo dài đến ba tuần. Sốt cũng là một triệu chứng: khoảng 50% trẻ bị sốt từ trên 38oC đến 39,5oC trong ba ngày đầu.

Phòng bệnh đúng cách

Rửa tay

Trẻ dễ bị lây cảm nhất do vi rút dính vào tay rồi vô ý cọ lên mắt, mũi. Cho nên rửa tay là biện pháp phòng bệnh hàng đầu. Tuy nhiên phải rửa với xà phòng và ít nhất trong 30 giây.

Vệ sinh tay bằng cồn cũng có hiệu quả tương tự. Các cuộc khảo sát đã cho thấy những trẻ thường xuyên dùng sản phẩm sát trùng tay ít phải nghỉ học vì bệnh hơn những trẻ không dùng.

Che miệng khi hắt hơi

Hàng triệu vi rút gây bệnh cảm sẽ phát tán vào không khí sau một cái hắt hơi. Tuy nhiên chúng không dễ dàng gây bệnh cho bé trừ phi cái hắt hơi đó hướng thẳng vào mắt, mũi bé. Để bảo vệ trẻ, mọi người trong nhà hãy che miệng khi hắt hơi.

Không hôn bé

Cảm cúm lây nhiễm qua đường mắt, mũi là chính. Tuy vậy, cũng có một vài loại vi khuẩn (như vi khuẩn gây bệnh liên cầu họng) dễ dàng “chui” theo đường hôn, cho nên tránh hôn sẽ an toàn hơn cho bé.

5 lầm tưởng thường gặp

1. Kháng sinh giúp trẻ khỏi bị cảm?

Thực ra, bệnh cảm do vi rút gây ra, do đó không thể chữa bằng kháng sinh. Kháng sinh chỉ diệt được vi khuẩn mà thôi.

2. Chảy mũi xanh nghĩa là bé bị xoang?

Thật ra bị cảm lạnh thường chảy nước mũi vàng hoặc xanh.

3. Không nên ăn nhiều khi bị cảm?

Thực ra, ăn uống đầy đủ, cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp bé đỡ bị nhiễm bệnh. Đừng quá lo lắng nếu như bé ăn không ngon trong 1-2 ngày, nhưng phải đảm bảo bé uống nước đầy đủ để bù lại lượng nước thất thoát do bé sốt và chảy nước mũi.

4. Phải chặn cơn ho?

Thực ra, ho là cơ chế để bảo vệ cơ thể. Ho giúp làm sạch đàm nhớt cho bộ máy hô hấp. Không nên cho bé uống thuốc giảm ho trừ phi có chỉ định của bác sĩ.

5. Thảo mộc, vitamin và chất khoáng có thể phòng bệnh?

Thực ra, các nghiên cứu đã kiểm nghiệm nghiêm túc với vitamin C, dược thảo echinacea (loài cây vẫn được xem là giúp tăng sức đề kháng) và kẽm đã cho kết quả rất đáng thất vọng.

Một nghiên cứu mới đây còn cho thấy một số trẻ em uống bổ sung kẽm đã bị một số tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy và rát họng.

Vài cảnh báo về thuốc

Không phải thuốc ho, thuốc cảm nào cũng an toàn với trẻ. Có loại khiến trẻ dị ứng, có loại lại làm trẻ bồn chồn, cáu kỉnh. Cả hai chất pseudoephedrine (tác dụng thông mũi) và dextromethrorphan (giảm ho) đều có thể làm rối loạn nhịp tim và gây bồn chồn.

Một vài nghiên cứu còn cho biết các loại thuốc này thậm chí không làm giảm bớt các triệu chứng ở trẻ dưới năm tuổi. Lời khuyên tốt nhất là tránh dùng các chất này cho các bé dưới một tuổi. Với trẻ lớn hơn phải hỏi ý kiến bác sỹ.

Hãy đến gặp bác sĩ khi:

1. Sốt 39 độ C trở lên hơn ba ngày, chảy nước mũi trên 10 ngày và mặt mày ỉu xìu. Đây có thể là xoang đã bị nhiễm vi khuẩn và bác sĩ sẽ kê toa thuốc có kháng sinh.

2. Bé kêu đau tai, nếu chưa nói được thì bé hay tự kéo tai mình và sẽ sốt trên bốn ngày. Rất có khả năng bé bị viêm tai, trong tai có mủ nên cần có kháng sinh. Viêm tai cũng có khi tự khỏi nên bác sĩ có thể theo dõi vài ngày xem biến chuyển thế nào.

3. Bé mệt mỏi, thở khò khè hoặc ho khan. Có thể bé bị bệnh hen. Mặc dù cảm lạnh không gây ra bệnh hen nhưng thường gây thở khò khè ở 2/3 số trẻ bị bệnh hen. Bác sĩ sẽ khám và có thể kê toa thuốc hen suyễn.

4. Rộp miệng. Rộp miệng do cảm lạnh thường kéo dài bảy ngày. Bệnh này hay xuất hiện cùng với cảm lạnh nhưng không đáng ngại và có thể dùng acyclovir có thể làm rút ngắn thời gian bệnh.

4 cách giúp phục hồi

1. Acetaminophen và ibuprofen là các thứ tốt nhất để giảm sốt và giảm đau cho bé.

2. Dù chẳng phải là thần dược nhưng cháo gà có chứa các chất kháng viêm nên có thể làm giảm các triệu chứng cảm. Chưa kể món này còn giúp bé tránh mất nước, lại dễ tiêu hóa và ngon miệng nên cũng dễ dụ bé ăn.

3. Trước khi cho bé đi ngủ, hãy dùng xy-lanh hút sạch mũi cho bé rồi nhỏ vào mỗi bên lỗ mũi một giọt dung dịch muối.

4. Nếu không khí quá khô hãy đặt máy làm ẩm không khí ở gần giường bé để giữ cho mũi không bị khô. Cần lau chùi thường xuyên máy làm ẩm để không bị đóng bụi làm chỗ lưu trú cho vi khuẩn.

]]>
https://meyeucon.org/14918/chao-ga-chu-khong-phai-khang-sinh/feed/ 0
Vì sao bé hay cảm lạnh? https://meyeucon.org/14723/vi-sao-be-hay-cam-lanh/ https://meyeucon.org/14723/vi-sao-be-hay-cam-lanh/#respond Thu, 16 Dec 2010 12:09:11 +0000 https://meyeucon.org/?p=14723 Vì chưa quen đương đầu với vi rút cảm nên hệ thống miễn dịch của bé chưa đủ mạnh để tiêu diệt chúng một cách nhanh chóng. Và còn vì sao nữa?

Vì sao bé hay cảm lạnh?

Thêm một nguyên nhân khác: trẻ nhỏ hay thò lò mũi dãi nên vi rút rất dễ “nằm vùng” trên áo quần, đồ chơi, vật dụng… rồi bé khác lại sờ vào và đưa lên mắt, mũi.

Tuy nhiên, một số khảo sát cho thấy các bé hay bị cảm lạnh khi còn nhỏ thì đến tuổi đi học lại ít bị cảm hơn, đó là bởi hệ miễn dịch của bé đã trở nên dày dạn.

Một nghiên cứu của người Đức cũng cho hay các bé bị cảm lạnh nhiều hơn một lần trước khi thôi nôi thì sẽ ít bị hen khi lên bảy! Thế nên các mẹ cứ… yên tâm.

Triệu chứng

Bệnh cảm thường lê thê (6-14 ngày) và dễ lây nhất là vào ba ngày đầu. Tuy nhiên bé vẫn có thể lây cảm từ người đã nhiễm bệnh đến hai tuần.

Triệu chứng đau họng thường xuất hiện khi bắt đầu cảm và kéo dài từ 5-9 ngày. Chảy nước mũi thì bắt đầu từ ngày thứ hai hoặc thứ ba và có thể kéo dài đến hai tuần. Ho bắt đầu vào giữa giai đoạn bị cảm và kéo dài đến ba tuần. Sốt cũng là một triệu chứng: khoảng 50% trẻ bị sốt từ trên 38oC đến 39,5oC trong ba ngày đầu.

Phòng bệnh đúng cách

Rửa tay

Trẻ dễ bị lây cảm nhất do vi rút dính vào tay rồi vô ý cọ lên mắt, mũi. Cho nên rửa tay là biện pháp phòng bệnh hàng đầu. Tuy nhiên phải rửa với xà phòng và ít nhất trong 30 giây.

Vệ sinh tay bằng cồn cũng có hiệu quả tương tự. Các cuộc khảo sát đã cho thấy những trẻ thường xuyên dùng sản phẩm sát trùng tay ít phải nghỉ học vì bệnh hơn những trẻ không dùng.

Che miệng khi hắt hơi

Hàng triệu vi rút gây bệnh cảm sẽ phát tán vào không khí sau một cái hắt hơi. Tuy nhiên chúng không dễ dàng gây bệnh cho bé trừ phi cái hắt hơi đó hướng thẳng vào mắt, mũi bé. Để bảo vệ trẻ, mọi người trong nhà hãy che miệng khi hắt hơi.

Không hôn bé

Cảm cúm lây nhiễm qua đường mắt, mũi là chính. Tuy vậy, cũng có một vài loại vi khuẩn (như vi khuẩn gây bệnh liên cầu họng) dễ dàng “chui” theo đường hôn, cho nên tránh hôn sẽ an toàn hơn cho bé.

Hãy đến gặp bác sĩ khi:

– Sốt 39°C trở lên hơn ba ngày, chảy nước mũi trên 10 ngày và mặt mày ỉu xìu. Đây có thể là xoang đã bị nhiễm vi khuẩn và bác sĩ sẽ kê toa thuốc có kháng sinh.

– Bé kêu đau tai, nếu chưa nói được thì bé hay tự kéo tai mình và sẽ sốt trên bốn ngày. Rất có khả năng bé bị viêm tai, trong tai có mủ nên cần có kháng sinh. Viêm tai cũng có khi tự khỏi nên bác sĩ có thể theo dõi vài ngày xem biến chuyển thế nào.

– Bé mệt mỏi, thở khò khè hoặc ho khan. Có thể bé bị bệnh hen. Mặc dù cảm lạnh không gây ra bệnh hen nhưng thường gây thở khò khè ở 2/3 số trẻ bị bệnh hen. Bác sĩ sẽ khám và có thể kê toa thuốc hen suyễn.

– Rộp miệng. Rộp miệng do cảm lạnh thường kéo dài bảy ngày. Bệnh này hay xuất hiện cùng với cảm lạnh nhưng không đáng ngại và có thể dùng acyclovir có thể làm rút ngắn thời gian bệnh.

]]>
https://meyeucon.org/14723/vi-sao-be-hay-cam-lanh/feed/ 0
Khi bé bị cảm lạnh https://meyeucon.org/14634/khi-be-bi-cam-lanh/ https://meyeucon.org/14634/khi-be-bi-cam-lanh/#respond Mon, 13 Dec 2010 23:45:40 +0000 https://meyeucon.org/?p=14634 Cảm lạnh thông thường là bệnh viêm đường hô hấp trên do virus gây nên và rất dễ lây. Trẻ bị cảm lạnh sẽ đi từ các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi và ho liên tục cho đến viêm họng, viêm phổi và phế quản. Mỗi năm trẻ có thể bị cảm lạnh tới 8 lần, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi.

Cái gì gây cảm lạnh?

Thủ phạm chính gây cảm lạnh thông thường là virus rhino (bắt nguồn từ “rhin” trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là mũi). Loại siêu vi trùng này bám vào bụi nước trong không khí và con người rất dễ hít phải. Hơn 100 loại virus rhino khác nhau có thể thâm nhập vào niêm mạc ở mũi và họng, kích thích một phản ứng miễn dịch gây sưng họng, đau đầu và khó thở.

Không khí khô – dù ở trong hay ngoài nhà – đều có thể làm giảm khả năng kháng virus rhino của cơ thể. Hút thuốc lá chủ động hoặc thụ động cũng bị tác hại này. Những người hút thuốc dễ bị cảm lạnh hơn người thường, với các triệu chứng tồi tệ và lâu hơn, rất dễ dẫn đến viêm phế quản hoặc thậm chí hay ra đường với mái tóc ướt sẽ khó tránh khỏi cảm lạnh.

Bé sẽ ra sao khi bị cảm lạnh?

Những triệu chứng đầu tiên của cảm lạnh thường là ngứa họng, sổ mũi, tịt mũi và hắt xì hơi, sau đó là sưng họng, ho, đau đầu, sốt nhẹ, mệt mỏi, đau nhức cơ và chán ăn. Nước mũi của bé sẽ chuyển từ dạng lỏng sang đặc quánh và có màu vàng hoặc xanh.

Cảm lạnh có lây lan?

Cảm lạnh có khả năng truyền nhiễm cao nhất trong 2 tới 4 ngày đầu tiên sau khi xuất hiện triệu chứng. Trẻ có thể mắc bệnh do hít phải virus trong không khí, hoặc bị lây từ một bệnh nhân ho và hắt hơi. Nếu bé chạm tay lên bề mặt bị nhiễm virus và sau đó đưa lên miệng hoặc mũi thì cũng sẽ bị cảm lạnh.

Có thể phòng ngừa cảm lạnh?

Cho đến nay con người chưa thể phát triển văcxin phòng cảm lạnh do có rất nhiều loại virus rhino gây bệnh. Tuy nhiên, có thể giúp trẻ ngừa bệnh bằng cách:

  • Tránh xa người hút thuốc lá hoặc đang bị cảm lạnh. Virus rhino có thể di chuyển trong vòng 3,7 m qua không khí sau khi bị bắn ra từ một bệnh nhân ho hoặc hắt hơi. Trẻ cũng dễ bị cảm lạnh nếu hút thuốc lá thụ động.
  • Thường xuyên rửa tay thật kỹ, đặc biệt là sau khi hỉ mũi
  • Che mũi hoặc miệng khi co hoặc hắt hơi
  • Không dùng chung khăn hoặc đồ đựng với người bị cảm lạnh.
  • Không uống chung cốc, can, hoặc chai với bệnh nhân. Bạn sẽ không bao giờ biết ai sẽ bị cảm lạnh và sẵn sàng truyền virus.
  • Không cầm vào khăn giấy mà người khác đã sử dụng

Các nhà khoa học hiện nay chưa biết chắc liệu bổ sung vitamin C hoặc kẽm có thể hạn chế các triệu chứng cảm lạnh trong bao lâu và làm giảm mức độ nghiêm trọng của chúng bao nhiêu, song rõ ràng là nếu dùng liều cao hằng ngày thì có nguy cơ bị phản ứng phụ.

Về thảo dược chữa cảm lạnh, ví dụ như hoa cúc, cho đến nay phần lớn các nghiên cứu đều phủ nhận hoặc không đi đến kết luận cuối cùng. Có rất ít nghiên cứu khoa học về liệu pháp trị cảm lạnh bằng thảo dược được tiến hành trên trẻ em. Tốt nhất là hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi quyết định điều trị cho trẻ.

Cảm lạnh kéo dài trong bao lâu?

Các triệu chứng cảm lạnh thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi trẻ tiếp xúc với nguồn lây nhiễm. Các em dễ truyền bệnh nhất trong 3-4 ngày đầu tiên sau khi có triệu chứng và tiếp tục truyền bệnh trong vòng 3 tuần sau đó với mức độ yếu dần. Tuy nhiên, phần lớn đều sạch bệnh chỉ trong 1 tuần.

Chữa cảm lạnh bằng cách nào?

“Thời gian sẽ chữa lành mọi vết thương” – Câu nói này có thể không phải lúc nào cũng đúng, nhưng trong trường hợp bệnh cảm lạnh thì nó khá chính xác. Không một loại thuốc nào có thể chữa được cảm lạnh thông thường, mà chỉ có thể làm giảm một vài triệu chứng như nhức mỏi cơ, đau đầu và sốt. Có thể cho trẻ uống acetaminophen hoặc ibuprofen theo chỉ dẫn dành cho lứa tuổi và cân nặng.

Tuy nhiên, tuyệt đối không đưa aspirin cho trẻ dưới 12 tuổi. Tất cả trẻ em dưới 19 tuổi nên tránh aspirin trong khi đang mắc bệnh do virus gây nên. Nguyên nhân là aspirin có thể làm tăng nguy cơ phát triển hội chứng Reye – một căn bệnh hiếm gặp và có thể gây chết người.

Đôi khi vì thương con mà bạn tìm đến các loại thuốc làm thông mũi và thuốc kháng histamine (chữa dị ứng) để làm giảm triệu chứng, song có rất ít bằng chứng cho thấy chúng thực sự hiệu quả. Trên thực tế, các thuốc thông mũi có thể gây ảo giác, dễ bị kích thích, và rối loạn nhịp tim ở trẻ sơ sinh. Không nên dùng những dược phẩm này cho trẻ dưới 2 tuổi mà không có sự chỉ định của bác sĩ.

Một số cách giúp bé bớt khó chịu như sau:

  • Nhỏ nước muối vào hốc mũi để giảm nghẹt mũi. Bất kỳ hiệu thuốc nào cũng có bán nước mũi sinh lý dành cho trẻ.
  • Chạy máy giữ độ ẩm và thoáng mát để làm tăng độ ẩm của không khí
  • Bôi kem mềm lên vùng da dưới mũi để tránh trầy xước da bé do lau chùi nước mũi.
  • Cho trẻ trên 3 tuổi ngậm viên kẹo hoặc thuốc ho để giảm sưng họng
  • Tắm nước ấm hoặc nằm đệm sưởi để làm bớt tình trạng đau mỏi cơ
  • Hơi nước từ vòi hoa sen nóng sẽ giúp bé dễ thở hơn

Canh gà có thể chữa cảm lạnh?

Không có bằng chứng khoa học chứng tỏ ăn loại canh này có thể chữa được cảm lạnh, song rất nhiều người ốm tín nhiệm canh gà từ hơn 800 năm nay. Vì sao vậy? Theo một số nghiên cứu thì trong canh gà có chứa một axit amino có tên là cysteine, giúp kiểm soát những tế bào bạch cầu gây sung huyết gọi là neutrophils, và làm giảm triệu chứng cảm lạnh.

Tuy nhiên, tốt nhất là không nên lo lắng quá nhiều. Bạn chỉ cần đảm bảo rằng trẻ được ăn khi thấy đói và uống đủ nước (nước lọc, nước hoa quả) để giúp cơ thể bù đắp phần dịch đã bị mất khi sốt hoặc chảy nước mũi. Tránh cho trẻ uống những đồ chứa caffeine, vì chúng có thể khiến trẻ đi tiểu nhiều hơn và càng làm tăng nguy cơ mất nước.

Khi nào nên gọi cho bác sĩ?

Thầy thuốc sẽ không thể nhận dạng cụ thể loại virus nào khiến trẻ bị cảm lanh, song họ sẽ tiến hành kiểm tra tai mũi họng, và có thể lấy mẫu khuẩn trong họng để xét nghiệm. Mục đích là đảm bảo rằng triệu chứng của bé không phải là dấu hiệu của một bệnh lý khác cần điều trị riêng. Nếu các triệu chứng tồi tệ hơn thay vì suy giảm sau 3 ngày, có thể bé đã bị nhiễm khuẩn liên cầu ở họng, viêm xoang, viêm phổi hoặc viêm phế quản, đặc biệt là ở những em hút thuốc lá.

Lấy mẫu khuẩn trong họng là một thủ thuật đơn giản và không gây đau đớn, trong đó người ta sẽ dùng một miếng gạc bằng cotton quệt vào bên trong họng của trẻ. Việc kiểm tra vi khuẩn bám trên gạc sẽ giúp bác sĩ biết được bệnh nhân có bị nhiễm khuẩn liên cầu và cần điều trị kháng sinh hay không.

Nếu các triệu chứng kéo dài hơn 1 tuần hoặc xuất hiện vào cùng một thời điểm hằng năm, hay bất cứ khi nào trẻ tiếp xúc với phấn hoa, bụi, động vật hoặc một số hóa chất, thì có thể bé đã bị dị ứng. Còn nếu trẻ khó thở hoặc thở khò khè khi bị lạnh thì có thể đã bị hen suyễn.

Tốt nhất là bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ nếu cho rằng có một bệnh lý nghiêm trọng hơn cảm lạnh tiềm ẩn, hoặc nếu bệnh tình của bé ngày càng trầm trọng hơn.

Một số lý do sau đây nên gọi ngay cho bác sĩ:

  • Tiếp tục ho có tiếng đờm
  • Thở gấp
  • Ngủ lịm hoặc mệt mỏi bất thường
  • Không thể nuốt trôi thức ăn và uống nước
  • Đau đầu, họng và mặt hơn
  • Sưng và đau họng nghiêm trọng gây cản trở nuốt
  • Sốt 39.3 độ C trở lên hoặc 38 độ C kéo dài hơn 1 ngày
  • Đau ngực và bụng
  • Đau tai

Giống như phần lớn các bệnh truyền nhiễm do virus, cảm lạnh cứ tiến triển theo lệ thường của nó. Cha mẹ hãy nhớ giữ bình tĩnh và cho bé nghỉ ngơi nhiều, tránh hoạt động nặng, uống nhiều nước lọc, hoa quả không chứa caffeine. Những cách làm đơn giản này sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn trong khi cơ thể đang dần hồi phục.

Nên cho trẻ nghỉ học trong những ngày bị cảm lạnh, vừa để giúp bệnh nhanh khỏi và vừa tránh nguy cơ truyền bệnh cho các bạn cùng lớp. Hãy để trẻ tự trở lại sinh hoạt bình thường sau khi bệnh cảm lạnh qua đi.

]]>
https://meyeucon.org/14634/khi-be-bi-cam-lanh/feed/ 0
Chăm sóc bé khi bị cảm lạnh https://meyeucon.org/7331/cham-soc-be-khi-bi-cam-lanh/ https://meyeucon.org/7331/cham-soc-be-khi-bi-cam-lanh/#comments Sat, 10 Jul 2010 14:46:40 +0000 https://meyeucon.org/?p=7331 Em bé và trẻ em thông thường nhiễm cảm lạnh từ  6 đến 8 lần mỗi năm – chỉ cần nghĩ đến tất cả những thứ chúng thường xuyên nhâm nhi như nước đá hoặc đá lạnh, hay cách chúng không cần mặc áo khoác mà vẫn thoải mái chạy chơi ngoài trời, bạn sẽ dễ dàng hiểu tại sao.

Tin tốt lành là: các chứng nhiễm trùng này thật ra lại giúp củng cố thêm hệ miễn dịch của trẻ. Để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn,phụ huynh có thể:

  • Một vài giọt nước muối sinh lý nhỏ vào mũi có thể làm giảm sự tắc nghẽn (làm theo các hướng dẫn về liều dùng trên bao bì). Cách này đặc biệt giúp ích cho các trẻ còn quá bé để xì mũi.
  • Đặt một chiếc máy tỏa hơi mát trong phòng ngủ của bé – không khí ẩm sẽ giúp làm giảm bớt các cơn nghẹt mũi.
  • Cho trẻ uống acetaminophen (chỉ với những trẻ lớn hơn 3 tháng) để làm bớt đi sự khó chịu. Đối với trẻ 3 tháng hoặc nhỏ hơn, bạn không nên cho trẻ dùng bất cứ loại thuốc gì khi chưa thông qua ý kiến của bác sĩ ( do chúng có thể che giấu cơn sốt, điều mà ở trẻ sơ sinh rất cần sự chăm sóc y tế tức thời).

Gọi cho bác sĩ nếu ….

  • Bạn nghi ngờ bé dưới 3 tháng tuổi mắc phải bệnh cúm, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức (các triệu chứng của cúm cũng bao gồm sốt, mệt mỏi và lờ đờ); từ 3 đến 6 tháng tuổi thì mọi thứ bớt khẩn cấp hơn, do vậy bạn có thể gọi cho bác sĩ nhi và tham khảo về cách chăm sóc tốt nhất. (Nên nhớ rằng, các triệu chứng của cúm đến rất bất ngờ — trái với các triệu chứng phát triển dần dần của cảm lạnh – và chúng bộc phát khá dữ dội.)
  • Con bạn biểu lộ các triệu chứng của bệnh viêm xoang (một chứng nhiễm khuẩn của khoang mặt), chứng bệnh có thể gây nên các cơn ho có đờm, thở khó khăn, và nước mũi có màu vàng hoặc xanh. Viêm xoang cũng có thể gây đau đầu hoặc nóng sốt. Nếu bác sĩ phát hiện ra bệnh viêm nhiễm, rất có khả năng bé của bạn sẽ được cho dùng thuốc kháng sinh.
]]>
https://meyeucon.org/7331/cham-soc-be-khi-bi-cam-lanh/feed/ 3