Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Jul 2024 02:18:03 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Khắc phục tình trạng thiếu sắt ở trẻ em https://meyeucon.org/34000/khac-phuc-tinh-trang-thieu-sat-o-tre-em/ https://meyeucon.org/34000/khac-phuc-tinh-trang-thieu-sat-o-tre-em/#respond Wed, 29 Nov 2023 16:51:32 +0000 https://meyeucon.org/?p=34000 Thiếu sắt là một trong những vấn đề dinh dưỡng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Theo thống kê của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, trung bình cứ 3 trẻ sẽ có 1 trẻ thiếu sắt, không phân biệt thành thị hay nông thôn. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sự phát triển trí tuệ và tâm lý của trẻ. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu của thiếu sắt ở trẻ em là gì? Làm thế nào để khắc phục và phòng ngừa tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Thực trạng thiếu sắt ở trẻ em

Sắt là một vi chất thiết yếu cho cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu, vận chuyển oxy, chuyển hóa năng lượng và điều hòa hệ miễn dịch. Trẻ em là đối tượng có nhu cầu sắt cao do tốc độ tăng trưởng nhanh và phát triển não bộ.

Khi trẻ bị thiếu sắt thường có những biểu hiện như: da và niêm mạc xanh xao, nhợt nhạt, cơ thể mệt mỏi. Thiếu sắt cũng làm trẻ biếng ăn, viêm teo gai lưỡi, khó nuốt, kém hấp thu, rối loạn dẫn truyền thần kinh, trẻ hay bị ốm đau do hệ thống miễn dịch suy giảm, để kéo dài không được điều trị sẽ khiến trẻ ốm yếu và kém thông minh.

Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị thiếu hụt sắt, chẳng hạn như:

  • Trẻ sinh non hoặc nhẹ cân, không có đủ lượng sắt dự trữ từ mẹ trong 3 tháng cuối thai kỳ.
  • Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn nhưng không được bổ sung sắt từ thực phẩm sau 6 tháng tuổi. Sữa mẹ chỉ chứa khoảng 0.35mg sắt trong mỗi lít, không đủ đáp ứng nhu cầu của trẻ.
  • Trẻ bú sữa công thức nhưng thành phần không đủ sắt hoặc dùng sữa bò sớm, trước 12 tháng tuổi. Sữa bò chứa ít sắt và còn làm giảm khả năng hấp thu sắt từ thực phẩm khác.
  • Trẻ ăn dặm không đúng cách, không chọn lựa thực phẩm giàu sắt hoặc kết hợp với các chất ức chế hấp thu sắt như canxi, phốt pho, tanin (trong trà, cà phê), oxalat (trong rau chân vịt, cải bó xôi)….
  • Chế độ ăn thiếu sắt: Nhu cầu về sắt của trẻ rất lớn do đang phát triển, ở trẻ đang bú mẹ nhu cầu gấp 7 lần người lớn tính theo trọng lượng cơ thể nên nếu chế độ ăn không đủ thành phần, hàm lượng hoặc thiếu sữa mẹ là một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng thiếu sắt ở trẻ em.
  • Trẻ mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa, máu, nhiễm trùng hoặc rối loạn chuyển hóa sắt, làm giảm khả năng hấp thu hoặc sử dụng sắt của cơ thể.

Thiếu sắt ở trẻ em là một vấn đề phổ biến. Nó có thể xảy ra ở nhiều cấp độ, từ thiếu hụt nhẹ đến thiếu máu do thiếu sắt – tình trạng máu không có đủ hồng cầu khỏe mạnh. Thiếu sắt không được điều trị có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.

Cách khắc phục tình trạng thiếu sắt ở trẻ em

Nếu bạn đang cho bé ăn sữa công thức có tăng cường chất sắt, bé có thể sẽ nhận được lượng chất sắt được khuyến nghị. Nếu bạn đang cho con bú, hãy nói chuyện với bác sĩ của bé về việc bổ sung sắt. Thuốc bổ sung sắt có thể là dạng viên sắt được cung cấp với liều lượng cụ thể hoặc chất sắt có trong thuốc bổ sung vitamin.

Dưới đây là một số khuyến nghị chung:

Trẻ sơ sinh đủ tháng: Bắt đầu cho bé bổ sung sắt khi được 4 tháng tuổi. Tiếp tục cho bé ăn chất bổ sung cho đến khi bé ăn được hai hoặc nhiều khẩu phần thực phẩm giàu chất sắt mỗi ngày, chẳng hạn như ngũ cốc tăng cường chất sắt hoặc thịt xay nhuyễn. Nếu bạn cho con bú sữa mẹ và cho bé uống sữa công thức có tăng cường chất sắt và phần lớn thức ăn của bé là từ sữa công thức, hãy ngừng cho bé uống thuốc bổ sung.

Trẻ sơ sinh non tháng: Bắt đầu cho bé bổ sung sắt khi được 2 tuần tuổi. Tiếp tục cho bé uống thuốc bổ sung cho đến khi được 1 tuổi. Nếu bạn cho con bú sữa mẹ và cho bé uống sữa công thức tăng cường và phần lớn thức ăn của bé là sữa công thức, hãy ngừng cho bé uống thuốc bổ sung.

Các bước khác bạn có thể thực hiện để ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt bao gồm:

  • Bổ sung thực phẩm giàu chất sắt: Khi bạn bắt đầu cho trẻ ăn dặm – thường ở độ tuổi từ 4 tháng đến 6 tháng – hãy cung cấp thực phẩm có thêm chất sắt, chẳng hạn như ngũ cốc tăng cường chất sắt cho trẻ, thịt xay nhuyễn và đậu xay nhuyễn. Đối với trẻ lớn hơn, nguồn chất sắt tốt bao gồm thịt đỏ, thịt gà, cá, đậu và rau bina.
  • Tăng cường khả năng hấp thụ sắt: Vitamin C giúp thúc đẩy sự hấp thu chất sắt trong chế độ ăn uống. Bạn có thể giúp con hấp thụ sắt bằng cách cung cấp thực phẩm giàu vitamin C – chẳng hạn như trái cây họ cam quýt, dưa đỏ, dâu tây, ớt chuông, cà chua và các loại rau có màu xanh đậm.

Ngoài ra để phòng ngừa và điều trị thiếu sắt cho trẻ các mẹ có thể sử dụng trong quá trình mang thai, cho bé bú hoặc cho bé sử dụng trực tiếp sản phẩm ống uống FOGYMA. FOGYMA có thành phần Sắt hydroxyd polymaltose, không gây táo bón, không kích ứng dạ dày, vị ngọt thơm, khả năng hấp thu nhanh, khắc phục được tác dụng phụ của các dạng sắt thông thường.

Dạng đóng gói của FOGYMA cũng rất ưu việt và thuận tiện khi sử dụng. Mỗi ống uống FOGYMA đã được phân liều sẵn gồm 10 ml dung dịch (tương đương với liều dùng ở trẻ em là 1 ống/ ngày và 2 ống / ngày cho người lớn). FOGYMA dạng ống nhựa bẻ nắp rất an toàn, dùng trong một lần, sử dụng ngay không cần qua các bước trung gian, không bị ảnh hưởng bởi nấm mốc và vi khuẩn sau khi dùng.

FOGYMA là sản phẩm hữu hiệu giúp bổ sung sắt và phòng ngừa các bệnh do thiếu sắt gây nên.

Để biết thêm thông tin về sản phẩm liên hệ: Công ty TNHH Dược phẩm VNP.

Tổng đài tư vấn: 1900545518 Hoặc bộ phận hỗ trợ trực tuyến: http://bacsytructuyen.com

]]>
https://meyeucon.org/34000/khac-phuc-tinh-trang-thieu-sat-o-tre-em/feed/ 0
Mẹo vặt trị bệnh cho trẻ (P2) https://meyeucon.org/44326/meo-vat-tri-benh-cho-tre-p2-2/ https://meyeucon.org/44326/meo-vat-tri-benh-cho-tre-p2-2/#respond Tue, 27 Feb 2018 14:41:56 +0000 https://meyeucon.org/?p=44326 Với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh thường hay mắc các bệnh vặt đặc biệt là những lúc thời tiết giao mùa. Dưới đây những mẹo bố mẹ nên bỏ túi để trị bệnh vặt cho trẻ.

1

Bé bị hóc xương cá

Bạn cần dùng đèn pin kiểm tra xem bé bị hóc xương ở mức độ nặng hay nhẹ. Nếu nhẹ bạn có thể dùng mẹo sau: dùng tép tỏi, hoặc tiêu đưa gần sát lỗ mũi trẻ, nghe những mùi này trẻ sẽ hắt hơi lập tức và khạc xương cá ra ngoài. Trường hợp nặng cần cho bé nhập viện để bác sĩ dùng dụng cụ chuyên môn gắp xương ra.

2

Trẻ hóc dị vật

Khi trẻ bị hóc dị vật, mẹ nên đặt bé nằm sấp trên đùi, đầu chúc xuống và hướng về phía trước. Mẹ khum bàn tay lại và vỗ dứt khoát từ 7 – 10 cái ở phần giữa xương bả vai để bé nôn, khạc dị vật ra ngoài.

Giảm ho cho trẻ

1

Với những trẻ mới chớm ho mẹ có thể áp dụng các bài thuốc trị ho theo dân gian như dùng tắc chưng mật ong, gừng mật ong, chanh đào mật ong… thay vì dùng kháng sinh. Tuy nhiên để cắt cơn ho nhanh chóng, trước khi ngủ mẹ nên bôi dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân trẻ và massage nhẹ nhàng, sau đó đeo vớ chân để giữ ấm cho trẻ.

Khi trẻ bị bỏng

3

Trẻ bị bỏng nước sôi bạn cần làm dịu vết bỏng của trẻ ngay lập tức bằng cách ngâm vùng bị bỏng của trẻ bằng nước lạnh, sau đó tùy mức độ nặng nhẹ của trẻ mà quyết định xem có nên cho trẻ đi bệnh viện không.

Tuyệt đối không dùng nước mắm, kem đánh răng thoa lên vết bỏng của bé nhé, có thể khiến vết bỏng nhiễm trùng nặng hơn.

Bé bị chảy máu cam

4

Theo kinh nghiệm dân gian, nếu bé bị chảy máu cam lập tức phải ngửa mặt lên trời. Đây là cách xử lý phản khoa học vì có thể khiến máu chảy ngược xuống thực quản gây ngạt. Cách xử lý đúng mẹ nên để bé cúi đầu và bịt mũi trẻ lại, yêu cầu trẻ thở bằng miệng. Nếu chảy máu cam thông thường sau 10 phút bé sẽ hết.

Trị hăm tã

Mẹ rửa sạch vùng da bị hăm tã sau đó lau khô bằng khăn mềm, sạch. Trải dưới mông bé một tấm giấy thấm, mẹ rửa sạch tay và đổ ít dầu dừa ra lòng bàn tay rồi xoa nhẹ lên vết hăm của trẻ chừng 10 – 15 phút, hôm sau bé sẽ đỡ ngay.

Trị tật mút tay

Khi bàn tay ở không trẻ sẽ ngứa ngáy và đưa lên mút. Theo đó, hãy làm cho bàn tay trẻ luôn bận rộn với các món đồ chơi. Đồng thời khi thấy bé mút tay mẹ nên kéo tay trẻ ra ngay lập tức rồi nhẹ nhàng đánh yêu vào tay trẻ, trẻ sẽ biết đó là hành động sai và bỏ hẳn tật xấu này.

Chữa tưa lưỡi cho trẻ

Mẹ rửa tay sạch sẽ bằng xà bông diệt khuẩn sau đó dùng tay út quấn miếng gạt nhỏ, thấm nước muối sinh lý lau nhẹ khoang miệng trẻ từ trong ra ngoài. Hoặc không có thể dùng rau bù ngót rửa sạch, giã nhuyễn và làm sạch lưỡi cho bé từ trong ra ngoài. Mỗi ngày làm cho trẻ 2 – 3 lần vào buổi sáng và trước khi đi ngủ.

Trị vết thâm do muỗi đốt

Mật ong nổi tiếng lành tính và có chất kháng khuẩn, làm dịu da do đó mẹ có thể dùng mật ong làm dịu vết muỗi đốt của trẻ rất hiệu quả.

Hoặc là khi phát hiện bé bị muỗi đốt mẹ nhanh chóng lấy khoai tây cắt lát mỏng chà xát vào vùng da bị muỗi đốt của bé trong vòng 5 phút, rồi tiếp tục dùng miếng khác chà xát liên tục.

 

]]>
https://meyeucon.org/44326/meo-vat-tri-benh-cho-tre-p2-2/feed/ 0
Thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 6-9 tháng tuổi https://meyeucon.org/44151/thuc-don-an-dam-cho-tre-tu-6-9-thang-tuoi-2/ https://meyeucon.org/44151/thuc-don-an-dam-cho-tre-tu-6-9-thang-tuoi-2/#respond Fri, 23 Feb 2018 14:22:53 +0000 https://meyeucon.org/?p=44151 Bắt đầu từ 6 tháng tuổi trẻ cần nhiều chất dinh dưỡng, vitamin đa dạng hơn đến từ các loại thực phẩm ngoài sữa mẹ hoặc sữa bột công thức. Ở giai đoạn này mẹ tiếp tục cho bé làm quen với ăn dặm bằng cách tăng dần khẩu phần ăn và độ đặc của món ăn. Đa phần các bé 6 tháng tuổi chưa có nhiều răng, nên thức ăn vẫn phải nghiền/ xay nhuyễn để bé có thể tiêu hóa hết được. Mỗi lần mẹ giới thiệu món mới cho bé, mẹ chú ý đến phản ứng của bé trước món ăn để từ đó có những điều chỉnh phù hợp.

Mẹ tham khảo thực đơn cho bé từ 6-9 tháng sau để giới thiệu đến bé nhiều món mới hấp dẫn hơn nhé!

1. Bột thịt- rau ngót

bot thit

Nguyên liệu:

  • Bột gạo: 40g
  • Rau: 30g
  • Thịt lợn nạc: 30g
  • Dầu ăn: 5ml

Cách làm:

  • Rau ngót làm nhuyễn
  • Thịt lợn nạc băm nhuyễn, tán đều trong 30ml nước lạnh
  • Hòa tan 20g bột gạo trong chút nước
  • Nấu chín thịt với phần nước còn lại, cho rau ngót và bột gạo đã hòa tan vào khuấy đều cho đến khi bột chín.
  • Cho bột ra bát them dầu vào trộn thật đều, nêm nước mắm hoặc muối nhưng mẹ nhớ nêm nhạt thôi nhé.
  • Nhấc xuống để vừa ấm và cho bé ăn.

2. Bột đậu xanh- bông cải

images (8)

Nguyên liệu:

  • Bột gạo: 40g
  • Bông cải bào nhỏ phần bong: 20g
  • Đậu xanh không vỏ: 10g
  • Thịt lợn băm nhuyễn: 10g
  • Dầu ăn: 5ml

Cách làm:

  • Đậu xanh ngâm mềm và hấp chín, tán nhuyễn với 1/3 bát nước.
  • Cho thịt vào 2/3 bát nước còn lại để đánh tan
  • Trộn bột gạo, bong cải vào hai hỗn hợp trên, khuấy đều, sau đó bắc lên bếp nấu chín.
  • Sauk hi bột chín, cho dầu ăn vào khuấy đều, nhấc xuống để nguội rồi cho trẻ ăn ngay.
  • Nhấc xuống để vừa ấm và cho bé ăn.

3. Bột đậu hũ- thịt lợn- bí đỏ

images (7)

Nguyên liệu:

  • Bột gạo: 40g
  • Bí đỏ cắt nhuyễn: 20g
  • Đậu hũ tán nhuyễn: 20g
  • Thịt lợn băm nhuyễn: 10g
  • Dầu ăn: 5ml

Cách làm:

  • Bí đỏ nấu chín, tán nhuyễn với 1/3 bát nước.
  • Cho thịt lợn hòa với 1/3 bát nước, đánh cho tan.
  • Bột gạo, đậu hũ trộn đều với 1/3 bát nước còn lại.
  • Trộn cả 3 hỗn hợp trên lại với nhau, bắc lên bếp nấu chín, khuấy đều tay khi nấu để bột không bị vón cục.
  • Bột chín, cho dầu ăn vào khuấy đều
  • Nhấc xuống để vừa ấm và cho bé ăn.

4. Bột gan- rau dền

images (6)

Nguyên liệu:

  • Bột gạo: 40g
  • Rau dền: 30g
  • Gan lợn, gà: 30g
  • Dầu ăn: 5ml
  • Nước: 200ml

Cách làm:

  • Rau dền: cắt thật nhỏ hoặc băm nhuyễn
  • Bột gạo hòa tan trong ít nước. Sau đó cho hết phần nước còn lại nấu chín.
  • Gan lợn hoặc gà đã nghiền nát
  • Gan chín, đổ rau vào nấu sôi lên, cho bột đã hòa tan vào khuấy chín.
  • Cho bột ra bát them dầu vào trộn đều, nêm nước mắm hoặc muối. Nêm hạt.
  • Nhấc xuống để vừa ấm và cho bé ăn.

5. Bột chim cút- cà rốt

bot dau hu

 

Nguyên liệu:

  • Bột gạo: 40g
  • Cà rốt:10g
  • Chim cút: 10g
  • Dầu ăn: 5ml
  • Nước: 250ml

Cách làm:

  • Cà rốt gọt vỏ, cắt nhuyễn.
  • Chim cút luộc chín, gỡ thịt, băm nhuyễn.
  • Cho cà rốt vào nước nấu chín, sau đó cho thịt chim cút vào khuấy đều, đun sôi.
  • Bột gạo hòa với ít nước, sau đó cho vào hỗn hợp, đun chín.
  • Bắc xuống bếp, trộn dầu ăn vào.
  • Nhấc xuống để vừa ấm và cho bé ăn.
]]>
https://meyeucon.org/44151/thuc-don-an-dam-cho-tre-tu-6-9-thang-tuoi-2/feed/ 0
Nấm miệng ở trẻ- những điều mẹ nên biết https://meyeucon.org/43826/nam-mieng-o-tre-nhung-dieu-me-nen-biet/ https://meyeucon.org/43826/nam-mieng-o-tre-nhung-dieu-me-nen-biet/#respond Thu, 22 Feb 2018 03:06:56 +0000 https://meyeucon.org/?p=43826 Nấm miệng Candida là bệnh thường gặp ở trẻ em, khi trẻ đã bị nấm candida có thể làm trẻ biếng ăn, ăn không ngon, bỏ ăn vì đau miệng. Lâu dần dẫn tới suy dinh dưỡng độ 1. Ngoài ra, trẻ còn bị đau rát họng, kích thích, nôn ói. Khám miệng bé thấy các mảng trắng như sữa phủ trên nền hồng và dính chặt vào niêm mạc lưỡi, má…, khó bóc tách và khi cố bóc tách có thể gây chảy máu cho bé, chúng ta cần biết cách điều trị và phòng ngừa cho trẻ.

1

1. Điều trị nấm miệng cho trẻ

Để điều trị nấm candida cho trẻ, chúng ta có thể dùng biện pháp rơ miệng tại chỗ cho bé bằng thuốc kháng nấm. Cách này sử dụng nếu trẻ khỏe mạnh và bị nấm nhẹ, rơ lưỡi sẽ giúp loại bỏ những yếu tố thuận lợi cho nấm Candida ở miệng phát triển gây bệnh, đồng thời tăng cường vệ sinh răng miệng cho trẻ.
Nystatin dạng uống được nghiền nát hay dạng bột hòa nước để rơ miệng tại chỗ là chọn lựa an toàn cho bé. Tuy nhiên hoạt chất này có vị hơi khó chịu cho bé. Miconazole dạng  gel  dùng rơ miệng tại chỗ có hiệu quả hơn so với nystatin rơ miệng cho trẻ bị nấm miệng Candida và mùi vị được các trẻ thích hơn. Mặc dù có  hiệu quả, Fluconazole không được dùng ngay cả cho trẻ có hệ miễn dịch bình thường. Thuốc tím Gentian có thể hiệu quả nhưng đồng thời có thể gây loét niêm mạc và làm bẩn da, áo quần của bé. Nếu trẻ dưới 1 tuổi thì không nên dùng mật ong để rơ lưỡi cho bé. Vì trong mật ong có thể chứa bào tử vi khuẩn clostradium botulinum, có thể  chuyển thành vi khuẩn sống có độc, gây bệnh nguy hiểm và ngộ độc cho trẻ. Nếu bé nhà bạn khoẻ mạnh và đã trên 1 tuổi, bạn có thể dùng mật ong rơ lưỡi, miệng cho con.
2.  Rơ miệng khiến trẻ dễ chịu 

Khi rơ miệng sẽ làm cho bé khó chịu và dễ bị nôn trớ, tốt nhất hãy rơ lúc bé còn đói và làm theo cách sau: Người mẹ cần vệ sinh tay thật sạch sau đó lấy miếng gạc rơ miệng quấn quanh ngón tay và nhúng trong nước sôi để nguội để làm mềm miếng gạc rơ miệng nhằm tránh cọ xát mạnh làm đau bé. Sau đó thấm ngón tay có gạc vào thuốc chống nấm Nystatin hay Miconazole với lượng  vừa đủ. Nếu nấm miệng xuất hiện ở nhiều nơi, nên rơ theo thứ tự từ hai bên má, vùng khác trong vòm miệng và rơ lưỡi sau cùng, từ ngoài vào trong để giảm thiểu nguy cơ nôn ói cho trẻ. Những trẻ bị nấm candida thì chỉ cần rơ miệng bằng thuốc là có thể điều trị khỏi, chỉ một số hiếm trường hợp phải dùng thuốc uống tác dụng toàn thân như những trường hợp không đáp ứng thuốc kháng nấm bôi tại chỗ và đối với những bé bị suy giảm hệ miễn dịch.

3. Nguyên nhân khiến nấm miệng kéo dài hoặc tái phát sau điều trị ở trẻ

Một số trẻ bị nấm miệng được điều trị đúng thuốc, đủ thời gian nhưng sau đó hay bị tái phát, hay kéo dài là do bị tái nhiễm từ các dụng cụ sinh hoạt có nhiễm  nấm Candida chưa được làm sạch như các núm vú giả, bàn chải, đồ chơi mà trẻ hay dùng thường ngày. Trẻ còn bú mẹ bị tái nhiễm có thể do núm vú mẹ đang bị nấm Candida (núm vú mẹ đau, rát, bỏng, ngứa hay xuất hiện ban màu hồng…), khi đó nên bôi thuốc chống nấm lên núm vú của mẹ. Trẻ nhỏ dưới  6 tháng tuổi mắc nấm miệng thường do vật dụng có mang nấm Candida hay núm vú mẹ nhiễm nấm truyền sang cho bé. Trẻ trên 6 tháng tuổi mắc nấm miệng thường do dùng các loại thuốc kháng sinh kéo dài, hay bị suy giảm hệ miễn dịch.

4. Một số chú ý khi điều trị bệnh nấm miệng cho trẻ

Bệnh nấm miệng cần được phát hiện kịp thời để có hướng điều trị đúng, tránh tình trạng để lâu lớp nấm trong miệng sẽ dày, khi rà miệng để tẩy các mảng nấm có thể sẽ để lại lớp niêm mạc bên dưới trầy đỏ và đôi khi gây chảy máu khiến trẻ bị đau.

Mẹ nên rơ miệng cho bé sau khi ăn khoảng 2 giờ để thức ăn xuống hết tá tràng, tránh gây nôn và để tăng thời gian bé tiếp xúc với thuốc.

Sau khi miệng bé đã hết nấm, mẹ nên tiếp tục rà miệng cho trẻ thêm 2 – 3 ngày với thuốc kháng nấm để làm sạch miệng bé. Có thể rơ miệng cho trẻ tối đa 3 – 4 lần/ngày, nhiều nhất 7 ngày.

Khi sử dụng biện pháp rơ miệng mà trẻ vẫn không đỡ, các mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp điều trị mới.

Tuyệt đối không cậy những chấm trắng trên lưỡi trẻ vì có thể làm trẻ chảy máu dẫn đến nhiễm trùng lưỡi, khiến bệnh lan rộng và nặng hơn.

Khi sử dụng thuốc rơ miệng, tốt nhất mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho bé.

Để việc điều trị bệnh nấm miệng ở trẻ được hiệu quả, mẹ cần giữ vệ sinh miệng lưỡi cho bé, thường xuyên vệ sinh vật dụng ăn uống của bé . Hấp hoặc luộc núm vú, bình sữa trong 5 – 7 phút sau mỗi lần bú.

5. Cách phòng ngừa bệnh nấm miệng tái phát

Dân gian có câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Vì vậy, để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra, mẹ nên phòng bệnh nấm miệng cho trẻ khi vừa mới chào đời bằng cách:

– Vệ sinh sạch sẽ khoang miệng, lưỡi của trẻ đúng cách và thường xuyên.

– Cho trẻ uống nước lọc để làm sạch miệng và lưỡi sau khi bú, ăn bột.

– Đôi khi cho trẻ dùng ít dung dịch nước muối sinh lý 0,9% để súc miệng.

– Riêng trẻ sơ sinh, mẹ cần dùng gạc mềm và sạch, thấm miếng nước muối sinh lý để lau lưỡi cho trẻ. Còn với trẻ lớn hơn một chút thì lúc đầu mẹ có thể vệ sinh miệng giúp trẻ, nhưng sau đó mẹ hãy dạy trẻ cách tự vệ sinh và súc miệng. Đặc biệt là mẹ phải hạn chế không cho con ăn vặt, ăn bánh kẹo, uống nước ngọt vào buổi tối để không tạo môi trường thuận lợi cho nấm sinh sôi.

 

]]>
https://meyeucon.org/43826/nam-mieng-o-tre-nhung-dieu-me-nen-biet/feed/ 0
Mách mẹ bí quyết nấu bột đậu hũ bí xanh nhiều dinh dưỡng cho bé https://meyeucon.org/43727/mach-me-bi-quyet-nau-bot-dau-hu-bi-xanh-nhieu-dinh-duong-cho-be-2/ https://meyeucon.org/43727/mach-me-bi-quyet-nau-bot-dau-hu-bi-xanh-nhieu-dinh-duong-cho-be-2/#respond Wed, 21 Feb 2018 15:33:07 +0000 https://meyeucon.org/?p=43727 Với hương vị mát lành từ đậu hũ, bí xanh giúp bé thay đổi thực đơn và giảm cảm giác ngán. Các mẹ lại có thêm bí kíp để bổ sung vào thực đơn các món ăn dặm mà bé nào cũng “mê tít”

B8EFA941-C304-4E49-A1C0-2A2C07249BE5

 

Nguyên liệu

– Bột gạo: 4 muỗng canh

– Bí xanh xay nhuyễn: 1 muỗng canh

– Đậu hũ non nghiền nhuyễn: 1 muỗng canh

– Dầu ôliu: 1 muỗng canh

– Nước (tùy các bé thích ăn đặc hay loãng thì mẹ chủ động pha chế)
Hướng dẫn

Bước 1: Cho bí xanh vào nấu với nước.

Bước 2: Cho đậu hũ vào khuấy đều, đun sôi, để bớt nóng.

Bước 3: Trộn bột vào, thêm dầu ăn, khuấy đều

Bước 4: Để nguội trước khi cho bé ăn.

]]>
https://meyeucon.org/43727/mach-me-bi-quyet-nau-bot-dau-hu-bi-xanh-nhieu-dinh-duong-cho-be-2/feed/ 0
Thực phẩm vàng giúp bé có chiều cao vượt trội (P1) https://meyeucon.org/43453/thuc-pham-vang-giup-be-co-chieu-cao-vuot-troi-p1/ https://meyeucon.org/43453/thuc-pham-vang-giup-be-co-chieu-cao-vuot-troi-p1/#respond Wed, 21 Feb 2018 14:12:24 +0000 https://meyeucon.org/?p=43453

Để trẻ có thể phát triển chiều cao một cách tối ưu nhất bên cạnh các biện pháp khác như: Hướng dẫn trẻ tập luyện đều đặn, đúng cách mỗi ngày; tạo cho trẻ một giấc ngủ ngon, sâu giấc đúng nghĩa thì chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò vô cùng quan trọng vì nó quyết định đến phần lớn chiều cao của trẻ. Những thực phẩm giúp trẻ phát triển chiều cao hiệu quả dưới đây sẽ cho trẻ một chế độ dinh dưỡng hợp lý, hiệu quả nhất giúp trẻ phát triển chiều cao một cách toàn diện.

1

 

Bổ sung khoáng chất

Các loại thực phẩm dồi dào về khoáng chất như iốt, florua, mangan, phốt pho, magiê, sắt đều đóng vai trò quan trọng trong việc tăng chiều cao và phát triển cơ thể.

Canxi là một khoáng chất thiết yếu cần thiết cho việc duy trì xương chắc khỏe. Đồ uống có ga, cà phê, chất béo, đường nên được hạn chế bởi vì chúng có thể ức chế khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển chiều cao của bạn.

Hút thuốc và sử dụng thuốc bất hợp pháp cũng có thể làm chậm và ức chế sự tăng trưởng của cơ thể, để lại một số tác động xấu khác đối với sức khỏe. Trong thực tế, đây cũng là một trong những mẹo thú vị và hữu ích nhất để phát triển cao tự nhiên ở nhà nhanh hơn.

Đậu nành

Đậu nành có hàm lượng protein cao nhất trong số tất cả các loại thực phẩm dành cho người ăn chay. Các protein tinh khiết có chứa trong đậu nành có thể giúp cải thiện các mô và hệ xương.

Để tăng chiều cao, bạn nên tiêu thụ khoảng 50 g đậu nành mỗi ngày. Những người ăn chay nên bổ sung đầy đủ protein bằng cách thêm đậu nành vào chế độ ăn hàng ngày. Trong thực tế, đây là một trong những lời khuyên tốt nhất để tiết kiệm chi phí nhưng vẫn hiệu quả trong việc cải thiện chiều cao.

Đậu nành thực sự rẻ, dễ mua, tốt cho những người muốn phát triển chiều cao nhanh, vì vậy nếu bạn muốn tăng thêm một vài xentimet, bạn nên sử dụng cách này ngay lập tức.

Ngoài sữa, bạn cũng nên ăn nhiều hơn các sản phẩm từ sữa như pho mát để có được những tác động tích cực đối với chiều cao. Các sản phẩm từ sữa như kem sữa, sữa chua, pho mát là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời có chứa đầy đủ vitamin A, vitamin B, vitamin D và vitamin E. Chúng cũng rất giàu canxi và protein cần thiết cho sự phát triển tổng thể của cơ thể. Những sản phẩm từ sữa

Canxi và vitamin D có tác dụng rất tốt đối với chiều cao. Sự thiếu hụt vitamin D có thể khiến bạn bị lùn và tăng chiều cao chậm. Những người muốn cao hơn một cách tự nhiên và nhanh chóng tại nhà nên tiêu thụ đủ lượng canxi, đặc biệt là đối với những người trải qua giai đoạn dậy thì.

Tóm lại, nếu bạn là một trong những người muốn tìm hiểu làm thế nào để phát triển cao nhanh chóng và tự nhiên mà không sử dụng bất kỳ loại thuốc độc hại với chi phí đắt đỏ, bạn nên uống sữa và các sản phẩm từ sữa.

 

Protein

Protein là những khối tạo thành cơ thể con người, do đó nó có thể giúp chiều cao tăng bằng cách xây dựng một số mô. Các axit amin rất cần thiết cho răng, da, nội tạng, mô, cơ, xương chắc khỏe, cũng như chịu trách nhiệm cho việc kích thích các phản ứng sinh hóa của cơ thể như hô hấp, bài tiết, và tiêu hóa.

Sự thiếu hụt protein có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe cho con người, chẳng hạn như sự phát triển không đầy đủ về tinh thần, cân nặng giảm, hệ thống miễn dịch yếu, tăng trưởng bất thường.

Vì vậy, bạn nên thay thế hydrat-cacbon bằng các loại thực phẩm có nguồn protein tuyệt vời và lành mạnh như các loại đậu, sữa, trứng, cá.

Hoa quả

Hầu hết các loại trái cây đều có chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết, có lợi cho sức khỏe con người. Các loại trái cây có chứa hàm lượng vitamin A cao như đào và xoài, cực tốt cho sự phát triển toàn diện của cơ thể. Ngoài ra, các loại trái cây họ cam quýt như cam, quýt, chanh, bưởi có chứa rất nhiều vitamin C, hơn nữa còn giúp cơ thể hấp thụ canxi một cách tối ưu.

Ăn trái cây mỗi ngày sẽ giúp xương chắc khỏe, tăng chiều cao một cách tự nhiên, đồng thời cực tốt cho da và hệ tiêu hóa. Ngoài ra, tiêu thụ trái cây còn có thể ngăn ngừa ung thư.

Tiêu thụ nhiều lysine hơn

Bên cạnh canxi, vitamin D, sắt, kẽm, lysine cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển vượt trội về chiều cao. Vì vậy, bạn nên thường xuyên tiêu thụ nhiều thực phẩm có chứa hàm lượng lysine cao trong khẩu phần ăn của mình mỗi ngày. Trong cơ thể, lysine đóng một vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh lý, bao gồm cả sự phát triển và tăng trưởng của xương.

Các nhà nghiên cứu cho rằng mọi người cần phải được bổ sung lysine thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. Đây là một trong những cách tốt nhất để giúp chúng ta tăng chiều cao tự nhiên cũng như đảm bảo tinh thần, thể chất phát triển bình thường. Đây cũng là một mẹo tốt để tăng chiều cao cho mọi người ở mọi lứa tuổi và giới tính.

]]>
https://meyeucon.org/43453/thuc-pham-vang-giup-be-co-chieu-cao-vuot-troi-p1/feed/ 0
Tuổi dậy thì của bé gái- Những điều mẹ nên biết. https://meyeucon.org/43528/tuoi-day-thi-cua-be-gai-nhung-dieu-me-nen-biet-2/ https://meyeucon.org/43528/tuoi-day-thi-cua-be-gai-nhung-dieu-me-nen-biet-2/#respond Fri, 09 Feb 2018 07:45:06 +0000 https://meyeucon.org/?p=43528 Dậy thì là gì vậy nhỉ?

Dậy thì là giai đoạn biến đổi quan trọng về cơ thể cũng như tâm hồn, từ trẻ con phát triển thành người lớn

Con gái bao nhiêu tuổi thì dậy thì?

Con gái bắt đầu dậy thì ở tuổi từ 8 đến 13 và thường kết thúc ở độ tuổi từ 15 đến 17 (đôi khi muộn hơn một chút) khi cơ thể đạt tớ chiều cao và cân nặng của một người trưởng thành.

Những dấu hiệu thường thấy ở tuổi dậy thì:

  • Lớn nhanh
  • Lông vùng dưới cánh tay bắt đầu mọc
  • Xuất hiện lông mu ở vùng kín.
  • Ngực nhú lên
  • Hông nở rộng
  • Có kinh nguyệt
  • Bắt đầu nhận thức về giới tính.

Biểu hiện & những thay đổi ở tuổi dậy thì của con gái

  1. Núi đôi nảy nở

Quá trình phát triển của núi đôi thường chia thành 4 giai đoạn

Giai đoạn 1: Chuẩn bị dậy thì

Giai đoạn 2: “Bầu sữa” bắt đầu phát triển. Đầu nhũ hoa và quầng to và sẫm màu hơn, chạm vào thấy đau.

Giai đoạn 3: “Bầu sữa” tiếp tục to ra và căng lên. Đầu nhũ hoa và quầng tiếp tục phát triển và sẫm màu hơn.

Giai đoạn 4: Ngực phát triển hoàn thiện

cham-soc-vong-1-tuoi-day-thi-2-

Núi đôi phát triển toàn diện

  1. Sự phát triển của lông ở cơ quan sinh dục

Một trong những dấu hiệu dậy thì đầu tiên là mọc lông vùng kín. Ban đầu, đó chỉ là những sợi lông tơ nhạt màu, sau đó dần trở nên sẫm hơn. Càng về sau, lông mu càng dài ra.

  1. Kinh nguyệt

Kỳ kinh nguyệt đầu tiên luôn là sự kiện trọng đại nhất trong quá trình phát triển của một thiếu nữ.

Khi máu từ tử cung chảy qua âm đạo chính là lúc em bắt đầu kỳ kinh đầu tiên của mình. Máu có màu đỏ tươi, đỏ đậm hoặc thậm chí là màu nâu đen. Ban đầu máu chỉ ra vài giọt sau đó sẽ tiết ra nhiều.

Một số em gái có lúc 10 tuổi, số khác là 14 tuổi và thậm chí có những em trễ hơn. Điều đó tùy thuộc vào nhịp độ sinh lý hay yếu tố di truyền…

Khoảng thời gian giữa 2 kỳ kinh nguyệt (nguyệt san) được gọi là Chu kỳ kinh nguyệt. Một chu kỳ thường có 28 ngày, cũng có thể dao động trong khoảng 25 đến 35 ngày và kéo dài từ 3 đến 7 ngày.

Từ sau lần có kinh nguyệt lần đầu tiên, chu kỳ và số ngày hành kinh của em sẽ thất thường. Phải đến 3 hoặc 6 tháng sau nguyệt san mới xuất hiện trở lại. Hiện tượng này là hoàn toàn tự nhiên nên em không cần lo lắng quá. Sau một thời gian, nguyệt san sẽ đều đặn hơn.

Những thay đổi tâm sinh lý ở tuổi dậy thì

– Tự tin hơn, luôn mong muốn thu thập nhiều thông tin phát triển giá trị của bản thân, thể hiện cái tôi và sự thông minh của mình.

– Phát triển trí tuệ nhanh, liên tục, phát triển suy nghĩ về giá trị đạo đức, lòng vị tha, lí tưởng hóa, và dần hình thành suy nghĩ đến mục tiêu cuộc sống của mình.

– Có xu hướng thích được tự do, độc lập, tự quyết định, thể hiện cái tôi của bản thân, chuyển sang sinh hoạt với bạn bè nhiều hơn là gia đình.

– Thể hiện cái tôi của bản thân, chứng tỏ giới tính của bản thân như thích làm điệu, làm đẹp …Bắt đầu có những tình cảm khác giới, bộc lộ tình cảm, cảm xúc với người khác giới, thích yêu và được yêu, chưa nắm rõ và phân biệt được đâu là tình yêu đâu là tình bạn.

Tuổi dậy thì ở bé gái mang đến nhiều thay đổi về cơ thể khiến bé vừa ngỡ ngàng cũng thật lúng túng và có phần khó chịu nên là một người mẹ các bạn hãy chuẩn bị trước cho con trước khi con bước vào tuổi dậy thì để con không bỡ ngỡ với những thay đổi của mình nhé.

]]>
https://meyeucon.org/43528/tuoi-day-thi-cua-be-gai-nhung-dieu-me-nen-biet-2/feed/ 0
Áo dài xinh – sự lựa chọn tuyệt vời cho bé trong ngày Tết https://meyeucon.org/43348/ao-dai-xinh-su-lua-chon-tuyet-voi-cho-be-trong-ngay-tet/ https://meyeucon.org/43348/ao-dai-xinh-su-lua-chon-tuyet-voi-cho-be-trong-ngay-tet/#respond Thu, 08 Feb 2018 13:47:50 +0000 https://meyeucon.org/?p=43348 Những bộ áo dài, khăn xếp mang đậm tính dân tộc đang ngày càng được lựa chọn là trang phục cho những ngày Tết cổ truyền. Những năm trở lại đây, rất nhiều bố mẹ thay vì mua cho con trẻ những bộ váy áo rực rỡ của Trung Quốc thì bố mẹ đã bắt đầu chuyển hướng sang những bộ áo dài khăn xếp mang đậm tính dân tộc. Với những màu sắc bắt mắt và tươi tắn, chắc chắn các bé sẽ rất yêu tà áo dài. Các mẹ nên chọn cho bé những chiếc áo dài có gam tươi vui như hồng, xanh, đỏ, vàng, cam… để giúp bé trẻ nên nổi bật và đáng yêu hơn.

Dưới đây là những mẫu áo dài đẹp, lạ và khá độc đáo các mẹ có thể tham khảo.

1. Các mẫu áo dài cho bé gái

– Với bé gái, nên chọn cho bé áo dài màu tươi tắn như xanh dương, hồng, vàng, đỏ… bằng những chất liệu nhẹ nhàng như lụa, chiffon, voan, ren… được trang trí thêm họa tiết như tranh thêu tay, hình vẽ, kết cườm…Quần kết hợp có thể là quần cùng bộ áo dài (nhưng phải gọn gàng để tránh bị ngã) hoặc quần bó nhưng chất liệu dễ cử động. Áo dài cách điệu của bé gái nên may cổ rộng như cổ tròn, cổ thuyền hoặc phối với cổ áo yếm, tay lửng, thân trên bằng ren tạo cảm giác thoải mái, mát mẻ. Bên cạnh đó, các bé không nhất thiết phải đội mấn khi diện áo dài. Bạn có thể tết tóc hoặc cột kiểu, thêm chiếc dù nhỏ xinh hoặc đeo chiếc bờm trên tóc sẽ làm bé càng thêm thích thú, đặc biệt là với các bé từ 1 – 3 tuổi.

14

 2

10

12  15 16

Với những mẫu áo dài truyền thống cho các bé gái, các mẹ chỉ cần đội thêm khăn xếp hoặc cài thêm chiếc nơ xinh xắn trên đầu hoặc cột tóc cho bé.

 19

18

13

2. Các mẫu áo dài cho bé trai

– Với bé trai, chọn những chiếc áo dài có gam tươi vui như xanh, đỏ, vàng, cam… để giúp bé trở nên nổi bật và đáng yêu hơn. Đặc biệt, áo dài cách điệu dành cho bé trai thường được thêu hình rồng phượng, kết hợp với quần jeans hoặc quần tây, cùng với giầy thể thao sẽ giúp bé thêm năng động.

3

4

7

1

Các bé trai nhỏ tuổi trong thật ngộ nghĩnh, đáng yêu trong những bộ áo dài kiểu cách truyền thống, đầu đội khăn xếp.

8

9

5

3. Những lưu ý khi lựa chọn áo dài cho bé

– Khi chọn áo dài cho trẻ em, không nên lựa những bộ đồ bó sát cơ thể như người lớn vì trẻ rất năng động, hay chạy nhảy, những bộ đồ như vậy sẽ làm chúng khó chịu và khiến quần áo dễ bị hư hỏng. Tốt nhất, nên chọn áo dài có kích cỡ rộng hơn một chút để bé có thể thoải mái khi mặc. Tà áo dài cho trẻ em có độ dài vừa phải, khoảng đến đầu gối là được, để tránh tình trạng bé bị vấp ngã hay khó khăn trong việc di chuyển.

– Với những bé còn nhỏ thì kiểu áo dài gấm với hoạ tiết lá tre, vòng tròn… truyền thống và quen thuộc rất được ưa chuộng. Những bé lớn hơn có thể chọn áo dài với hoạ tiết hoa lá tươi vui đậm chất mùa xuân để diện vào ngày Tết. Màu đỏ và vàng là hai màu sắc được nhiều mẹ lựa chọn nhất vì không chỉ là màu sắc sáng, bắt mắt, hai màu này còn mang lại ý nghĩa may mắn cho năm mới.

]]>
https://meyeucon.org/43348/ao-dai-xinh-su-lua-chon-tuyet-voi-cho-be-trong-ngay-tet/feed/ 0
Lựa chọn sữa cho bé bị táo bón https://meyeucon.org/42912/mon-ngon-mua-dong-giup-giu-am-co-the/ https://meyeucon.org/42912/mon-ngon-mua-dong-giup-giu-am-co-the/#respond Mon, 22 Jan 2018 03:23:20 +0000 https://meyeucon.org/?p=42912 Trẻ bị táo bón thường biếng ăn, đau thắt bụng, rối loạn đường ruột… điều này ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển. Nhiều mẹ khi thấy trẻ bị táo thường xuyên lo lắng và áp dụng rất nhiều các phương pháp chữa trị trong đó có việc đổi sang dòng sữa đắt tiền.

Tuy nhiên, mẹ không biết trẻ bị táo bón nên uống sữa gì và chữa táo bón cho bé không phải chỉ cần chọn dòng sữa đắt tiền là sự lựa chọn tốt. Bé cần sử dụng loại sữa tốt cho hệ tiêu hóa của mình, đặc biệt có đặc tính mát với thành phần đạm sữa tự nhiên.

Dưới đây là 3 loại sữa mát giúp bé hết táo bón mà mẹ không nên bỏ qua.

Sữa bột Humana

Sữa Humana được nhập khẩu từ Đức, cung cấp cho bé các dưỡng chất quan trọng và cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ nhỏ.

DHA, ARA, Choline, Taurine, Inositol, Omega 3, Omega 6, Sắt, Kẽm, I-ốt… giúp phát triển, thị giác, trí não và khả năng ghi nhớ, giúp bé tăng khả năng học hỏi.

Kẽm, Selen, và Vitamin A, C, E… giúp hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường miễn dịch. Canxi, Phốt pho, vitamin D và đặc biệt là tỷ lệ Ca/P cao giúp phát triển hệ xương-răng, cải thiện chiều cao cho bé.

Humana được coi là dòng sữa mát với Prebiotics GOS (Galacto-oligosaccharides) giúp hỗ trợ tiêu hoá hấp thu, phòng chống táo bón và tăng sức đề kháng đường ruột.

Sữa bột Morinaga

Sữa bột Morinaga là một trong những loại sữa Nhật được đánh giá là sữa mát giúp bé dễ tiêu hóa và hấp thu tốt. Sữa Morinaga giúp bé tăng cân ở mức vừa phải, bé cứng cáp, lanh lợi, không lo bị béo phì. Sản phẩm này được đánh giá cao ở việc giúp bé tiêu hóa dễ dàng và có hương vị nhạt.

Bên cạnh đó, Morinaga cũng cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của bé trong những năm đầu đời.

Tuy nhiên, sữa Morinaga có giá bán khá cao. Ngoài ra, khi mua sữa Morinaga xách tay chúng ta cũng cần lưu ý nếu không sẽ rất dễ mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.

Sữa bột Friso

Friso là thương hiệu sữa mát cho bé hàng đầu tại Hà Lan với hơn 140 năm kinh nghiệm hoạt động trên toàn thế giới.

Sản phẩm này được sản xuất bằng 100% nguồn sữa từ Hà Lan với công nghệ độc quyền LockNutriTM giúp bảo vệ tối ưu cấu truc đạm gần với trạng thái tự nhiên, giúp bé dễ dàng hấp thu, không gây táo bón được các bác sĩ khuyên dùng và nhiều mẹ tin dùng.

Sữa Friso được phân chia theo độ tuổi phát triển của trẻ nên các mẹ có thể yên tâm rằng trẻ hấp thu đúng và đủ dinh dưỡng theo nhu cầu của từng giai đoạn. Đồng thời, thành phần sữa cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện chiều cao, cân nặng và trí tuệ của bé trong những năm đầu đời.

Đặc biệt, nếu bé thường bị táo bón thì Friso là lựa chọn tốt vì sữa kết hợp tối ưu giữa Synbiotics & Prebiotics giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, ngăn ngừa táo bón hiệu quả.

Bên cạnh đó, sữa bột Friso có nguồn gốc rõ ràng với nguyên liệu được nhập khẩu hoàn toàn từ 1 nguồn duy nhất từ Hà Lan, là sản phẩm của tập đoàn Friesland Campina nên các mẹ có thể an tâm cho bé sử dụng.

Hơn nữa, sữa Friso còn được các mẹ yêu thích vì giá thành hợp lí.

Friso là nhãn hiệu hàng đầu được các mẹ tin dùng theo kết quả nghiên cứu về thực phẩm bổ sung dành cho trẻ được thực hiện bởi Công ty Millward Brown vào quý 2/2017 tại Hà Nội và TPHCM.

(*) Thông tin dựa trên kết quả khảo sát 248 người có con từ 2 tuổi trở lên

]]>
https://meyeucon.org/42912/mon-ngon-mua-dong-giup-giu-am-co-the/feed/ 0
Mẹo giúp trẻ bớt khó chịu khi mọc răng https://meyeucon.org/42776/trang-bi-kien-thuc-gioi-tinh-cho-con-gai/ https://meyeucon.org/42776/trang-bi-kien-thuc-gioi-tinh-cho-con-gai/#respond Fri, 19 Jan 2018 13:30:17 +0000 https://meyeucon.org/?p=42776 Trẻ nhỏ có khả năng chịu đau rất kém, nhất là khi trẻ mọc răng. Bậc cha mẹ nào mà chẳng xót khi thấy con khóc vì đau, lợi sưng chảy máu, chảy nhiều nước dãi. Hãy tham khảo một số mẹo hay giúp trẻ bớt khó chịu khi mọc răng dưới đây để giảm bớt đau đớn cho trẻ nhà bạn nhé.

1

1-  Xát nướu răng:

Khi mọc răng trẻ sẽ cảm thấy rất ngứa ngáy khiến trẻ thường xuyên cho tay vào mồm để gặm, hoặc nếu không thể tự mình làm giảm đi sự ngứa ngáy này thì trẻ sẽ khóc rất to. Có một cách để trẻ đỡ khó chịu khi mọc răng cực hiệu quả trong trường hợp này là bố mẹ hãy dùng ngón tay đã rửa sạch sẽ rồi nhẹ nhàng chà xát lên nướu trẻ trong vài phút khi trẻ bị ngứa răng  thì sẽ thấy hiệu quả tức thì.

2-  Dùng khăn lạnh:

Khi mọc răng, trẻ rất thích thú gặm nhấm các đồ lạnh, hãy để một chiếc khăn đã giặt sạch sẽ trong tủ lạnh khoảng 30’ sau đó cho bé gặm thì sẽ rất an toàn. Khăn mềm sẽ không gây tổn thương lên nướu của bé. Bé sẽ tha hồ nhai cho bớt ngứa và hơn nữa khăn sẽ thấm được nước dãi của bé chảy ra.

3-  Đồ chơi dành cho trẻ mọc răng:

1

Trẻ thường bị ngứa lợi khi mọc răng, vì vậy hãy dùng một món đồ chơi mềm để cho trẻ gặm nhấm trong thời kỳ này

 Có rất nhiều đồ chơi làm bằng cao su và nhựa dẻo dùng khi trẻ  mọc răng với đủ hình dạng và kích thước. Với độ đàn hồi cao nên dù có bị bé nhai, cắn suốt ngày cũng không bị hỏng, có thể cho vào tủ lạnh nhưng không phải là ngăn đá để tăng thêm hiệu quả và sự thích thú cho trẻ. Đây là một trong những mẹo hay giúp trẻ bớt khó chịu khi mọc răng mà bố mẹ nên áp dụng.

]]>
https://meyeucon.org/42776/trang-bi-kien-thuc-gioi-tinh-cho-con-gai/feed/ 0