Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 23 Dec 2024 14:55:04 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Bé nhẹ cân vì nguyên nhân nào? https://meyeucon.org/21472/be-nhe-can-vi-nguyen-nhan-nao/ Tue, 28 Feb 2012 10:00:46 +0000 https://meyeucon.org/?p=21472 Một yếu tố có thể khiến bé bị nhẹ cân là do gen di truyền (bố , mẹ hoặc cả hai đều nhẹ cân). Trong trường hợp này, dù bé có được hưởng một chế độ dinh dưỡng tốt, khỏe mạnh thì bé vẫn có thể bị nhẹ cân. Ngoài ra, những nguyên nhân khác làm tăng nguy cơ nhẹ cân ở bé là:

Bé quá hiếu động

Ở cùng độ tuổi, các bé thích vận động nhiều có xu hướng gầy hơn các bé ít vận động.

Với những bé lười ăn, việc hiếu động thái quá cũng khiến bé dễ bị nhẹ cân.

Một chế độ ăn không hợp lý có thể khiến bé bị nhẹ cân

Chế độ ăn của bé nghèo dinh dưỡng

– Nhiều bé có thể không nhận được đủ dưỡng chất cần thiết, ngay từ lúc bắt đầu ăn dặm.

– Chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng là yếu tố có liên quan đến sự nhẹ cân của bé.

– Có người mẹ mắc cũng sai lầm khi cho bé sử dụng quá nhiều sữa ngoài. Chuyên gia cho rằng, uống nhiều sữa sẽ khiến bé no bụng; kết quả, bé sẽ lười ăn hơn. Hoặc uống nhiều sữa cũng gây rối loạn sự hấp thu các chất dinh dưỡng trong cơ thể của bé.

Giảm cân cho bé không đúng cách

Việc cho bé béo phì ăn kiêng quá mức cũng khiến bé có nguy cơ bị nhẹ cân, sau đó. Nếu bạn cắt giảm chất béo, chất đường hoặc hàm lượng kalo một cách thiếu khoa học sẽ rất nguy hiểm với sức khỏe của bé.

Các bé cần được cung cấp đủ dưỡng chất để phát triển toàn diện. Hơn nữa, chất béo, chất đường là những yếu tố cần thiết cho sự phát triển bộ não của bé.

Bé thường xuyên bị nôn, trớ

Nôn, trớ thường xuyên sẽ khiến cơ thể bé thiếu hụt dinh dưỡng. Do đó, bé cũng có nguy cơ bị nhẹ cân.

Bé mắc một số chứng bệnh

Các chứng bệnh về đường ruột, gan, tim mạch… cũng khiến bé yếu ớt và khó tăng cân. Đặc biệt, nhóm bé mắc chứng tiêu chảy có nguy cơ chậm tăng cân nhất.

Nguyên nhân từ cha mẹ

Nhóm cha mẹ thiếu kiến thức chăm sóc bé, gia đình có thu nhập thấp; người mẹ thiếu ý thức vệ sinh trong quá trình bảo quản và chế biến thức ăn cho bé; người mẹ bổ sung vitamin cho bé không đúng cách, khiến bé bị rối loạn hấp thu dinh dưỡng; người mẹ lười đa dạng thực phẩm cho bé… cũng làm tăng nguy cơ nhẹ cân ở bé.

]]>
Trẻ 1 tháng tuổi nặng bao nhiêu? https://meyeucon.org/20046/tre-1-thang-tuoi-nang-bao-nhieu/ https://meyeucon.org/20046/tre-1-thang-tuoi-nang-bao-nhieu/#comments Wed, 07 Dec 2011 20:23:45 +0000 https://meyeucon.org/?p=20046 Hỏi: Chào Bác Sĩ, con gái tôi được 1 tháng tuổi, khi sinh cháu cân nặng 3,35 kg và cao 52 cm, nay cháu cân nặng 4,45 và cao 55 cm. Như vậy là cháu có phát triển bình thường không ạ? Chiều cao cháu tăng ít vậy có vấn đề gì không? Cám ơn bác sĩ.

Trả lời: Theo bảng tiêu chuẩn về cân nặng và chiều cao cho trẻ của tổ chức Y tế thế giới WHO thì bé mới sinh nên khoảng 3,2kg và cao 49cm, như vậy “trộm vía” ngay từ khi sinh ra bé đã có cân nặng rất tốt. Ở tháng đầu đời của trẻ thì cân nặng tiêu chuẩn đạt 4,2 kg và chiều cao 53,7 cm là bình thường. Như vậy xét ra cả cân nặng và chiều cao của con gái bạn đều “vượt chuẩn”. Bạn có thể yên tâm rồi nhé.

Bé sơ sinh cần nhất là nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ, vì vậy bạn cần bổ sung tốt dưỡng chất cho mẹ để có nhiều sữa cho bé bú nhé, tốt nhất là bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.

Chúc bé mau lớn

]]>
https://meyeucon.org/20046/tre-1-thang-tuoi-nang-bao-nhieu/feed/ 4
Giúp con tăng cân theo 6 bước đơn giản https://meyeucon.org/19863/giup-con-tang-can-theo-6-buoc-don-gian/ https://meyeucon.org/19863/giup-con-tang-can-theo-6-buoc-don-gian/#comments Mon, 07 Nov 2011 13:22:20 +0000 https://meyeucon.org/?p=19863 Đa số các bậc cha mẹ đều lo sợ chuyện con mình bị thiếu cân hơn là thừa cân. Nếu bạn là một người trong số đó thì hãy tham khảo 6 chiến lược đơn giải dưới đây để có thể giúp con mình có cân nặng phù hợp độ tuổi của bé.

Tình trạng thiếu cân có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể chất, tinh thần và năng lượng của một đứa trẻ. Có một số trẻ vốn dĩ là gầy (do di truyền) nên sức khỏe của chúng không bị ảnh hưởng là bao. Tuy nhiên, những đứa trẻ có thể trạng gầy do cơ thể không hấp thụ được đầy đủ dinh dưỡng và khiến cơ thể thiếu năng lượng. Những đứa trẻ gầy yếu có thể là đối tượng trêu chọc của những đứa trẻ khác.

Bạn hoàn toàn có thể giúp bé tăng cân như mong muốn.

Vấn đề cân nặng của con luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của cha mẹ. Hầu hết các bậc cha mẹ lo sợ chuyện con mình bị thiếu cân hơn là thừa cân. Vậy nên, không ít bậc cha mẹ luôn ra sức ép cho con ăn để mong con lớn hơn những đứa trẻ khác cùng lứa, nhưng càng ép càng không thấy hiệu quả. Là tại sao?
Cha mẹ hãy tham khảo chiến lược đơn giải dưới đây có tác dụng vừa giúp con cái ăn uống lành mạnh lại có thể tăng cân phù hợp độ tuổi:

Bước 1

Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ của bạn nếu bạn đang quan tâm đến trọng lượng của con. Làm các kiểm tra cần thiết để biết con có bị một số bệnh ảnh hưởng đến cân nặng của con hay không, ví dụ như bệnh celac (một bệnh tự miễn dịch, xảy ra khi cơ thể không thể tiêu hóa được thực phẩm có chứa glutin) hoặc bệnh dị ứng thực phẩm…

Bước 2

Khuyến khích các bữa ăn nhỏ thường xuyên. Cho phép con ăn vặt và ăn thành các bữa nhỏ ngoài những bữa chính trong ngày. Cứ sau mỗi một hoặc hai giờ, hãy hỏi xem con có đói không và cho con ăn một số loại thực phẩm lành mạnh đối với trẻ em như trái cây sấy khô, sinh tố, pho mát, sữa chua và bánh quy giòn ngũ cốc nguyên hạt…

Bước 3

Tránh cho trẻ em ăn các loại thực phẩm ăn vặt có hàm lượng calo cao ăn. Không cho con liên tục ăn những đồ ăn ít dinh dưỡng những có lượng đường cao như kẹo, khoai tây chiên, bánh quy nướng và bánh ngọt… vì nếu ăn nhiều các loại thực phẩm này, trẻ sẽ tự hình thành thói quen ăn chúng suốt đời, như vậy thì không tốt chút nào. Đó là ý kiến cảnh báo của Tiến sĩ Stephen Daniels, một giáo sư của khoa nhi tại Bệnh viện Nhi ở Mỹ và là thành viên của Ủy ban về dinh dưỡng, trẻ em của Mỹ.

Bước 4

Cho con uống ít nước trái cây. Nước trái cây có chứa rất ít giá trị dinh dưỡng. Nhưng nước lọc thì được khuyến khích, vì nước lọc không làm cho trẻ quá no nên trẻ không chán ăn các món ăn khác. Tăng cường sữa cho con, thậm chí cho thêm sữa vào sinh tố trái cây hoặc các đồ uống có hàm lượng calo cao khác. Ngoài ra, các bậc cha mẹ cũng cần lưu ý là trẻ uống nước trái cây quá nhiều có thể gây tiêu chảy, cản trở sự tăng cân.

Bước 5

Tăng hàm lượng calo của các loại thực phẩm mà con ăn. Không cần tăng quá nhiều, chỉ cần tăng một chút một. Bạn có thể khuấy đều dầu ô liu vào mì, bơ vào bánh mì nướng và bột yến mạch, pho mát lên bánh sandwich hoặc trong trứng và cho sữa vào súp thay vì cho nước hoặc nước dùng.

Bước 6

Cho phép trẻ ăn các món tráng miệng lành mạnh, ví dụ như bánh pudding có lượng chất béo thấp, sữa chua hoặc bánh nướng xốp đông lạnh, và bánh được làm từ ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và đường tối thiểu. Trái cây kem cũng tốt cho trẻ.

]]>
https://meyeucon.org/19863/giup-con-tang-can-theo-6-buoc-don-gian/feed/ 3
Bé 2 tuổi nặng 10kg có phải là suy dinh dưỡng? https://meyeucon.org/14828/be-2-tuoi-nang-10kg-co-phai-la-suy-dinh-duong/ https://meyeucon.org/14828/be-2-tuoi-nang-10kg-co-phai-la-suy-dinh-duong/#comments Sat, 18 Dec 2010 00:09:03 +0000 https://meyeucon.org/?p=14828 Hỏi: Bé nhà em 2 tuổi nặng 10kg có bị xem là suy dinh dưỡng không?

Trả lời: Bé 2 tuối nặng 10 kg,cân nặng của bé đang ở mức dọa suy dinh dưỡng , bạn cấn đo chiều cao cho bé nữa xem bé có phát triển cân đối không, có bị suy chiều cao không? Do đó bạn nên co chế độ ăn phù hợp với bé.

Trẻ bị suy dinh dưỡng, nhẹ cân thường kém ăn, hay bị rối loạn tiêu hóa hoặc mắc bệnh. Việc nuôi dưỡng chỉ có hiệu quả khi bệnh của trẻ đã được điều trị một cách triệt để. Cần phải cho ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa một ít để bảo đảm số lượng thức ăn cần thiết cho trẻ đồng thời phải cung cấp năng lượng cao hơn trẻ bình thường. Đối với bé 2 tuổi ngoài bú mẹ cần ăn thêm 4 bữa/ngày.Trong chế độ ăn, ngoài gạo để nấu bột, cháo hoặc cơm và các thức ăn như bé khác cần phải thêm thịt hoặc cá, trứng, đậu đỗ, rau xanh và mỡ hoặc dầu. Cho ăn thêm hoa quả chín. Nên cho dầu mỡ quấy vào bột cháo hoặc cho dầu mỡ vào nước canh, rau xào… để tăng đậm độ nhiệt trong bữa ăn của trẻ. Cách chế biến bữa ăn phải phù hợp với khẩu vị của trẻ, luôn thay đổi món ăn để trẻ ăn ngon miệng.

Vì bé đang nhẹ cân chị có thể cho bé uống thêm sữa Pedia plus đến khi bé đạt được cân nặng tốt thì quay trở lại uống sữa công thức dành cho lứa tuối của bé như: Nuti IQ3…., tránh trường hợp trẻ tăng cân quá nhiều sẽ dẫn đến béo phì. Thân ái!

]]>
https://meyeucon.org/14828/be-2-tuoi-nang-10kg-co-phai-la-suy-dinh-duong/feed/ 12
Làm sao tăng cân cho bé (12 tháng tuổi) https://meyeucon.org/14627/lam-sao-tang-can-cho-be-12-thang-tuoi/ https://meyeucon.org/14627/lam-sao-tang-can-cho-be-12-thang-tuoi/#comments Mon, 13 Dec 2010 00:11:18 +0000 https://meyeucon.org/?p=14627 Hỏi: Bé trai được 12 tháng, chỉ nặng 9,2kg dài 76cm. Làm cách nào tăng cân cho bé khi bé rất lười bú bình chỉ thích ăn thôi. Ngoài ra bé rất hiếu động, ra nhiều mồ hôi thì phải làm sao? Hiện nay bé vẫn chưa tự đi được chỉ bò, leo trèo cầu thang và vịn thành để đi vậy bé có bị chậm phát triển không?

Trả lời: Bé nhà bạn 12 tháng tuổi, chiều cao như vậy là tốt. Nhưng bạn không nói rõ khi sinh ra bé nặng bao nhiêu, thông thường bé 1 tuổi có cân nặng bằng 3 lần khi sinh; nếu con bạn khi sinh ra nặng 3kg thì bây giờ bé nặng 9,2kg là bình thường, nếu không bạn cần xem lại chế độ ăn cho bé.

Bạn nên cho thêm 1-2 muỗng canh dầu ăn (dầu mè, dầu Vio…) vào bột/ cháo cho con để tăng năng lượng và giúp bé tăng cân nhanh hơn. Bạn không cần lo lắng quá về việc bé lười bú bình, có thể thử đổi một vài loại sữa xem có thích hợp với bé hay không, nếu thích thú với một loại sữa nào đó, bé sẽ uống nhiều hơn. Cũng có thể tập cho bé ăn thêm phomai, sữa chua để tăng hàm lượng canxi và giúp bé phát triển tốt hơn.

Bé 1 tuổi chưa tự đi được cũng là điều bình thường, nhiều bé có thể đến 1 tuổi rưỡi mới biết đi. Bạn hãy tập cho bé ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm, sẽ giúp cho bé nhận đủ dinh dưỡng và phát triển.

]]>
https://meyeucon.org/14627/lam-sao-tang-can-cho-be-12-thang-tuoi/feed/ 5
Bé 2 tuổi chiều cao và cân nặng bao nhiêu là cân đối https://meyeucon.org/14472/be-2-tuoi-chieu-cao-va-can-nang-bao-nhieu-la-can-doi/ https://meyeucon.org/14472/be-2-tuoi-chieu-cao-va-can-nang-bao-nhieu-la-can-doi/#comments Wed, 08 Dec 2010 13:39:16 +0000 https://meyeucon.org/?p=14472 Hỏi: Thưa BS, Bé nhà em 2 tuổi, chiều cao và cân nặng bao nhiêu là cân đối?

Trả lời: Theo chuẩn tăng trưởng mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới, bé trai 2 tuổi có cân nặng 12,2kg, bé gái 2 tuổi có cân nặng 11,5kg, là bình thường. Nếu vượt quá 20% cân nặng ở trên thì bé bị thừa cân, nếu thấp hơn 20% cân nặng ở trên, bé bị suy dinh dưỡng.

Chiều cao phải cân đối với mức cân nặng. Ở 2 tuổi, chiều cao bình thường của bé trai là 87 cm, chiều cao của bé gái là 86,4 cm; nếu cả chiều cao và cân nặng đều thấp thì bé bị suy dinh dưỡng thể thấp còi; nếu chiều cao và cân nặng đều cao, bé phát triển tốt.

]]>
https://meyeucon.org/14472/be-2-tuoi-chieu-cao-va-can-nang-bao-nhieu-la-can-doi/feed/ 36
Bé ăn nhiều sao không lên cân? https://meyeucon.org/14460/be-an-nhieu-sao-khong-len-can/ https://meyeucon.org/14460/be-an-nhieu-sao-khong-len-can/#respond Wed, 08 Dec 2010 12:39:19 +0000 https://meyeucon.org/?p=14460 Hỏi: Em tự cảm thấy là bé nhà em ăn uống khá đầy đủ. Mỗi ngày 2 cữ cháo xay, mỗi chén gồm 50gr thịt cá các loại, 2 muỗng rau củ, gạo tấm thơm, 1 muỗng dầu ăn Kiddy. Bữa trưa thì ăn 1 chén bột mặn. Ngoài ra thêm 5,6 cữ sữa mỗi ngày, 120ml/lần và 3 bánh ăn dặm Rusk. Mỗi tuần:2 viên phômai, 3 hũ sữa chua, 1 hũ váng sữa, 4 cữ trái cây. Em không hiểu sao bé lại lên cân rất chậm.Hiện nay chỉ 8kg. Rất mong sự tư vấn từ bác sĩ!

Trả lời: Bạn không cho biết số tháng tuổi của bé vì vậy bác sĩ khó trả lời cụ thể được. Tuy nhiên theo trình bày thì chế độ ăn của bé như thế là được nhưng lượng sữa dành cho bé như thế là hơi ít, vì vậy bé rất khó tăng cân. Bác sĩ khuyên bạn là tăng lượng sữa cho con, mỗi lần ít nhất là 150ml nước pha với sữa đúng theo chỉ dẫn. Chú ý là không nên pha đặc hoặc pha loãng. Mỗi ngày bé nên uống 5 cữ sữa, và chú ý theo dõi cân nặng, nếu loại sữa này không giúp bé tăng cân thì bạn có thể chuyển đổi loại sữa khác phù hợp với con hơn, để giúp cho bé tăng cân. Bạn nên giảm bớt sữa chua lại và tăng lượng phô mai lên 4 lần trong tuần, 1 lần váng sữa, cho bé uống nước trái cây ngọt như: bơ, nhãn, dưa hấu, chuối…hạn chế dùng nước trái cây có vị chua. Như vậy sẽ giúp bé dễ tăng cân.

]]>
https://meyeucon.org/14460/be-an-nhieu-sao-khong-len-can/feed/ 0
Bé không tăng cân nhưng tăng chiều cao https://meyeucon.org/14367/be-khong-tang-can-nhung-tang-chieu-cao/ https://meyeucon.org/14367/be-khong-tang-can-nhung-tang-chieu-cao/#comments Sun, 05 Dec 2010 19:19:51 +0000 https://meyeucon.org/?p=14367 Hỏi: Chào Bác Sĩ! Con em được 18 tháng, khoảng 2 tháng trở lại đây bé không tăng cân (11kg) nhưng chiều cao phát triển rất tốt (bé hiện nay cao 85cm) mặc dù bé vẫn ăn uống bình thường, xin hỏi BS bé không tăng cân nhưng phát triển chiều cao bình thường thì có vấn đề gì về dinh dưỡng hay không? Cảm ơn BS nhiều!

Trả lời: Nói chung là bé có cân nặng dưới trung bình nhưng chưa bị suy dinh dưỡng, bác sĩ chỉ khuyên bạn là để giúp tăng cân nặng cho bé thì bạn nên tăng lượng chất béo vào mỗi suất ăn của con khoảng 2 muỗng dầu mè hoặc dầu nành. Trong ngày bé ăn ít nhất 6 bữa, trong đó 2 bữa chính là cơm nát, mì nui, hũ tiếu, còn lại là nên bổ sung bằng sữa cho bé, ít nhất bé phải được uống trên 800 – 1000ml sữa, trước khi đi ngủ, bạn nên cho bé bú thật no. Bạn nên chọn loại sữa giúp bé phát triển trí não, cân nặng và chiều cao tốt. Một tuần lễ bạn nên cho con ăn thêm 2 -3 trứng gà chiên hoặc luộc lòng đào. Bạn cũng nên cho bé ăn bơ hoặc phô mai xen kẽ vào bữa ăn thêm của bé. Được như vậy, hy vọng sẽ giúp con bạn tăng cân và tăng chiều cao thật tốt.

]]>
https://meyeucon.org/14367/be-khong-tang-can-nhung-tang-chieu-cao/feed/ 11
Loay hoay giải bài toán cải thiện tầm vóc người Việt https://meyeucon.org/13872/loay-hoay-giai-bai-toan-cai-thien-tam-voc-nguoi-viet/ https://meyeucon.org/13872/loay-hoay-giai-bai-toan-cai-thien-tam-voc-nguoi-viet/#respond Wed, 17 Nov 2010 22:34:39 +0000 https://meyeucon.org/?p=13872 So với chuẩn quốc tế, chiều cao, cân nặng của người Việt Nam vẫn còn thấp hơn nhiều. Nguyên nhân của vấn đề này xuất phát từ tình trạng suy dinh dưỡng (đặc biệt là ở trẻ em).

Người Việt thấp, bé hơn nhiều so với chuẩn quốc tế

Theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch, tầm vóc và thể lực người Việt Nam có sự phát triển rõ rệt so với thời điểm sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng. Tuy nhiên, do chậm phát triển so với chuẩn quốc tế nên chiều cao nam thanh niên Việt Nam hiện nay chỉ đạt 163,7cm, thấp hơn 13,1cm so với chuẩn và chiều cao trung bình của nữ Việt Nam là 153cm, thua kém 10,7cm so với chuẩn.

So với tầm vóc của thanh niên các nước trong khu vực như Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, tầm vóc thân thể của thanh niên nước ta đều thua kém.

Ngoài ra do thiếu vận động nên tố chất thể lực, đặc biệt là sức bền và sức mạnh của thanh niên Việt Nam được xếp vào mức kém và rất kém so với chuẩn quốc tế.

Không những thua kém về chiều cao, sức bền, sức mạnh (cơ bắp) thì cân nặng của người Việt cũng thấp hơn so với chuẩn quốc tế khá nhiều. Đặc biệt là tuổi càng nhiều thì khoảng cách chênh lệch này (giữa chỉ số thực tế của Việt Nam với chỉ số chuẩn của quốc tế) càng lớn.

Một nghiên cứu về theo dõi chiều sâu và sự phát triển trẻ em từ sơ sinh đến 18 tuổi của Viện Dinh dưỡng trên 218 trẻ Hà Nội đã chỉ ra: mức tăng cân của trẻ em trong 3 tháng đầu không khác gì với tiêu chuẩn quốc tế, thậm chí còn cao hơn, nhưng sau đó kém dần. Có 2 thời kì sự thua kém biểu hiện cao nhất: từ 6 – 12 tháng và 6 – 11 tuổi (lứa tuổi tiểu học).

Đây là hệ quả tất yếu của việc không đảm bảo dinh dưỡng cho lứa tuổi học đường – lứa tuổi phát triển mạnh nhất về thể lực.

Nghiên cứu khẩu phần ăn của nhóm trẻ lưa tuổi học đường của Viện Dinh dưỡng cho thấy mức đáp ứng nhu cầu năng lượng chỉ bằng 61,9%, vitamin A là 45,8%, vitamin C là 56,7%, sắt là 48% và protein là 95% so với khuyến cáo của Bộ Y tế.

Bà Lê Bạch Mai, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng cho biết: Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ ở lứa tuổi học đường, cụ thể là học sinh tiểu học, như sau: nhu cầu glucid từ 61 – 70% tổng năng lượng, trong đó đường tinh chế không quá 10%. Nhu cầu chất xơ tối thiểu là 14g/1.000 kcal, nhu cầu các chất khoáng và vitamin như canxi (mg) là 700, sắt (mg) là 11,9, vitamin A (mcg) là 500, vitamin D (mcg) là 5…

“Với một khẩu phần ăn bình thường thì không thể đáp ứng được. Bằng chứng là có tới 28% học sinh bị thiếu máu do thiếu sắt, 3% bị thiếu iốt, rất nhiều HS thiếu vitamin A. Vì vậy cần phải triển khai hoạt động can thiệp lồng ghép về dinh dưỡng và giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe trong trường học.

Cụ thể, đưa giáo dục dinh dưỡng thành nội dung ngoại khóa; thực hiện bổ sung vi chất dinh dưỡng cho học sinh bằng các loại bánh quy, sữa; tiến hành chăm sóc sức khỏe thiết yếu như tẩy giun, vệ sinh…”, TS. Lê Nguyễn Bảo Khanh – Trưởng khoa Dinh dưỡng học đường, Viện Dinh dưỡng Quốc gia nói.

Nâng cao tầm vóc người Việt: Phải bền bỉ mới thành công

PGS.TS Trần Chí Liêm – nguyên thứ trưởng Bộ Y tế đánh giá: “Dinh dưỡng học đường cho đến nay chưa được triển khai đầy đủ và có chất lượng trên diện rộng, đây là một can thiệp quan trọng vào giai đoạn tăng trưởng nhanh, đóng góp quan trọng vào sự phát triển thể lực của trẻ em.

Vì một đất nước với những công dân khỏe mạnh, cần thiết phải có những chiến lược và giải pháp tổng thể về dinh dưỡng trong giai đoạn tới, trong đó các vấn đề về tình trạng dinh dưỡng trẻ em cần quan tâm và xử lý kịp thời”.

Theo ông Liêm, các can thiệp cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em cần tiến hành liên tục, bền bỉ trong nhiều năm vì mục tiêu phát triển lâu dài. Cần thiết phải đẩy mạnh các hoạt động dinh dưỡng trên toàn quốc, đồng thời có những giải pháp đặc thù cho từng vùng, đặc biệt ở vùng khó khăn.
Mô tả ảnh.

Để nhanh chóng nâng cao tầm vóc, sức khoẻ, thể lực của người Việt Nam, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ Đề án Chương trình tổng thể nâng cao thể lực và tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2010-2030.

Nội dung đề án đưa ra 2 giải pháp là trực tiếp tiến hành đồng thời là thể dục thể thao và chăm sóc dinh dưỡng học đường, nhằm đạt mục tiêu đến năm 2020 chiều cao trung bình của nam đạt 167cm và 157cm đối với nữ.

Về thể lực, đặc biệt là sức bền, sức mạnh phấn đấu thu hẹp khoảng cách so với các nước phát triển ở châu Á.

Theo lộ trình thực hiện, từ năm 2011-2015 sẽ nghiên cứu triển khai những yếu tố chủ yếu tác động đến thể lực, tầm vóc, và chăm sóc dinh dưỡng đối với học sinh từ 6-18 tuổi; thí điểm giải pháp đồng bộ về dinh dưỡng và thể dục thể thao.

Từ năm 2016-2020 thực hiện mở rộng các giải pháp đồng bộ. Giai đoạn 2021-2030 phổ cập, giáo dục nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi xã hội về nâng cao tầm vóc, thể lực của người Việt Nam.

]]>
https://meyeucon.org/13872/loay-hoay-giai-bai-toan-cai-thien-tam-voc-nguoi-viet/feed/ 0
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với sự phát triển của trẻ https://meyeucon.org/13534/che-do-dinh-duong-rat-quan-trong-voi-su-phat-trien-cua-tre/ https://meyeucon.org/13534/che-do-dinh-duong-rat-quan-trong-voi-su-phat-trien-cua-tre/#respond Wed, 03 Nov 2010 09:47:54 +0000 https://meyeucon.org/?p=13534 Tại buổi lễ phát động Tuần lễ Dinh dưỡng và phát triển mới đây, Viện Dinh dưỡng quốc gia đưa ra con số: Trẻ em trai và gái Việt Nam đã cao thêm trung bình 13,6cm trong một thế kỷ qua, nhưng thanh niên Việt Nam hiện vẫn thấp hơn chuẩn quốc tế 13,1cm ở nam và 10,7cm ở nữ.

Các chuyên gia dinh dưỡng nhận định, ngoài yếu tố di truyền thì điều kiện kinh tế, sức khỏe, nhất là chế độ dinh dưỡng, trong đó có việc bú sữa mẹ đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển chiều cao của trẻ.

Bảo đảm chiều cao từ bào thai

Theo kết quả điều tra của Bộ Y tế, hiện chỉ có 31% trẻ sơ sinh được bú mẹ hoàn toàn trong một tháng đầu, 75% trẻ được bú mẹ sớm trong vòng một giờ đầu sau khi sinh, 21,9% trẻ dưới 12 tháng không được tiếp tục bú sữa mẹ.

Theo phân tích của Viện Dinh dưỡng quốc gia, chiều cao của con người chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, trong đó yếu tố cơ bản nhất là dinh dưỡng (chiếm 32%), tiếp đến là yếu tố di truyền (23%), vận động (20%), sau đó mới đến môi trường sống, tình hình bệnh tật, giấc ngủ… Còn ba giai đoạn có tính chất quyết định về chiều cao của một người là giai đoạn trong bào thai, giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tuổi và giai đoạn dậy thì.

Đối với giai đoạn trong bào thai, ngay từ khi mang thai, các bà mẹ phải có chế độ dinh dưỡng tốt, phong phú, không nên quá kiêng khem để bảo đảm đạt được chiều cao hợp lý của bé khi sinh ra là 50cm (chỉ số thường thấy đối với bé nặng khoảng 3kg khi mới lọt lòng). Để đạt được số đo cân nặng cũng như chiều cao của trẻ như trên, cân nặng của một bà mẹ trong 9 tháng mang thai phải tăng tối thiểu từ 10-12kg. Giai đoạn sơ sinh đến 3 tuổi, ngay năm đầu, chiều cao của trẻ tăng thêm khoảng 25cm; hai năm sau đó, mỗi năm sẽ tăng 10cm và từ 4 tuổi đến tuổi dậy thì, mỗi năm tăng trung bình 5-6cm. Như vậy, khi trẻ tròn một tuổi, trung bình bé trai cao khoảng 76 cm và bé gái là 75cm. Giai đoạn tuổi dậy thì (10-16 tuổi) có thể được coi là giai đoạn cuối cùng quyết định chiều cao của trẻ. Theo tính toán của giới khoa học, chiều cao của một người trưởng thành gấp 2 lần chiều cao của họ vào lúc 2 tuổi. Đây cũng là cách để chúng ta có thể dự đoán trước được chiều cao của một đứa trẻ sau này.

Cân đối chế độ dinh dưỡng

PGS-TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, mỗi năm Việt Nam có 7.000 trẻ em tử vong vì các nguyên nhân liên quan đến dinh dưỡng. Mặc dù trong vòng 5 năm qua, tỷ lệ suy dinh dưỡng đã giảm 1,5-2% mỗi năm nhưng năm 2010 vẫn còn 31,9% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, trẻ mới sinh phải được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu vì sữa mẹ rất giàu dinh dưỡng và chất đề kháng chống lại bệnh tật, tạo tiền đề cho cả quá trình phát triển của cơ thể sau này, đặc biệt là về chiều cao.

Đến tháng ăn dặm và các giai đoạn tuổi tiếp theo, bữa ăn của trẻ bao giờ cũng phải bảo đảm đủ 4 nhóm chất chính là chất đạm, chất béo, chất bột, rau quả, trong đó chất bột nên chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng năng lượng nói chung (khoảng 60-65%), rồi tới chất đạm (10-15%), chất béo (10%). Bên cạnh việc cung cấp đủ năng lượng mỗi ngày vào khoảng 100-110 kcal/kg cân nặng, cơ thể trẻ cũng còn cần được cung cấp nhiều chất khác hỗ trợ cho việc phát triển chiều cao như các loại vitamin, nhất là vitamin A và khoáng chất. Việc thiếu vitamin A tiền lâm sàng sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh do nhiễm khuẩn và giảm sự tăng trưởng ở trẻ nhỏ. Ở nước ta, với những trẻ bị thiếu vitamin A, nguyên nhân chủ yếu là do khẩu phần ăn thiếu hụt lượng vitamin A có trong thức ăn chế biến từ thịt động vật, rau xanh, quả chín. Tập quán cho trẻ ăn bổ sung chỉ với bột gạo, đường hoặc muối thể hiện quan niệm sai lầm về chế độ dinh dưỡng.

Để giúp trẻ có được chiều cao lý tưởng thì ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý cho mỗi bữa ăn, đủ chất theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, người lớn cần giúp trẻ tạo lập lối sống năng động, thường xuyên chơi thể thao, bảo đảm giấc ngủ ngon làm hormone tăng trưởng tiết ra nhiều, từ đó kích thích xương phát triển.

]]>
https://meyeucon.org/13534/che-do-dinh-duong-rat-quan-trong-voi-su-phat-trien-cua-tre/feed/ 0