Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 23 Dec 2024 14:55:04 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Biến chứng nguy hiểm nhất của tăng huyết áp thai nghén? https://meyeucon.org/26161/bien-chung-nguy-hiem-nhat-cua-tang-huyet-ap-thai-nghen/ https://meyeucon.org/26161/bien-chung-nguy-hiem-nhat-cua-tang-huyet-ap-thai-nghen/#respond Sat, 12 Jan 2013 23:00:40 +0000 https://meyeucon.org/?p=26161 Tăng huyết áp thai nghén là bệnh lý rất nguy hiểm thường gặp và là nguyên nhân chính gây ra các biến chứng, thậm chí có thể gây tử vong cho cả mẹ và thai nhi. Vậy chứng tăng huyết áp thai nghén được hiểu như thế nào? Biến chứng và cách đề phòng?

Đối với người phụ nữ mang thai được coi là tăng huyết áp thai nghén khi trị số huyết áp đo được ở mức 140/90mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm thu tăng trên 30mmHg, huyết áp tâm trương tăng trên 15mmHg so với mức huyết áp đo được ở thời điểm trước khi mang thai.

Bà bầu cần khám thai định kỳ để phòng tăng huyết áp.

Có khoảng 15% phụ nữ mang thai bị tăng huyết áp và là dấu hiệu của một thai kỳ nguy cơ cao cho mẹ và thai nhi. Tăng huyết áp thai nghén thường xuất hiện vào thời gian nửa sau thai kỳ và khỏi hoàn toàn khi hết thời kỳ hậu sản. Biến chứng nguy hiểm nhất của tăng huyết áp thai nghén là tiền sản giật và sản giật.

Tiền sản giật thường gặp ở những phụ nữ mang thai con so nhỏ tuổi hoặc con so lớn tuổi, xuất hiện từ tuần thứ 20 của thai kỳ. Tuy nhiên, cũng có thể xuất hiện sớm hơn, trong những trường hợp đa thai và thai trứng. Tăng huyết áp cùng với các yếu tố di truyền, dinh dưỡng kém hoặc béo phì, nghiện thuốc lá, bệnh tim mạch, bệnh thận hay bệnh đái tháo đường có thể góp phần trong sự xuất hiện của tiền sản giật.

Trước đây, người ta chẩn đoán tiền sản giật dựa vào 3 yếu tố: chứng tăng huyết áp, phù và protein niệu nhưng quan niệm hiện đại thì cho rằng, chỉ cần có tăng huyết áp thai nghén kèm protein niệu nhiều là đủ để chẩn đoán tiền sản giật. Tiền sản giật gây nguy cơ thai nhi chậm phát triển trong buồng tử cung, đẻ non và tổn thương nhiều cơ quan khác. Đặc biệt nghiêm trọng là để lại hậu quả lâu dài trên hệ tim mạch của trẻ. Những người bị tăng huyết áp ở lần mang thai đầu, có nguy cơ tăng huyết áp ở lần mang thai sau, nguy cơ cao mắc bệnh tăng huyết áp và đột quỵ sau này.

Tiền sản giật có thể dự phòng hoặc giảm bớt biến chứng nhờ theo dõi thai nghén tốt, chú ý các yếu tố thuận lợi đưa đến tiền sản giật qua bệnh sử gia đình, bệnh sử nội khoa và bệnh sử thai kỳ lần này. Cần tuân thủ việc điều trị đường nghiêm ngặt hoặc các bệnh nội khoa khác đang có sẵn.

Sản phụ có thể nghỉ ngơi tại nhà nếu bệnh nhẹ, tự đếm cử động thai, tự theo dõi phát hiện các dấu hiệu bất thường như phù tăng, lên cân nhanh, nhức đầu nặng, mắt nhìn mờ, đau vùng gan, buồn nôn, nôn nhiều. Cần nhập viện ngay khi có một trong các dấu hiệu trên bởi thực tế tiền sản giật biến thành sản giật rất khó đoán trước được. Nếu xảy ra sản giật, sản phụ có thể rơi vào hôn mê, phù não, xuất huyết não, phù phổi cấp, suy tim, bong nhau non gây tử vong cho mẹ và con.

]]>
https://meyeucon.org/26161/bien-chung-nguy-hiem-nhat-cua-tang-huyet-ap-thai-nghen/feed/ 0
Bà bầu cần cảnh giác với chứng tăng huyết áp https://meyeucon.org/19137/ba-bau-can-canh-giac-voi-chung-tang-huyet-ap/ https://meyeucon.org/19137/ba-bau-can-canh-giac-voi-chung-tang-huyet-ap/#comments Tue, 20 Sep 2011 04:15:39 +0000 https://meyeucon.org/?p=19137 Có khoảng 15% phụ nữ mang thai bị tăng huyết áp và 25% trường hợp đẻ non là do tăng huyết áp ở sản phụ. Tăng huyết áp là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ mang thai và cũng là nguyên nhân chính gây ra các biến chứng, trong đó tiền sản giật là nguy hiểm nhất, thậm chí cả tử vong cho mẹ và thai nhi.

Thế nào là tăng huyết áp khi mang thai?

Một phụ nữ bình thường khi mang thai có huyết áp bằng hoặc trên 140/90mm Hg được gọi là tăng huyết áp. Tăng huyết áp có thể do nguyên nhân độc lập với tình trạng mang thai hoặc nguyên nhân do thai. Tăng huyết áp có thể có sẵn trước lúc mang thai hoặc có sẵn và nặng thêm khi có thai, thậm chí chỉ xuất hiện khi có thai nếu đi kèm với phù và đạm niệu (có đạm trong nước tiểu) tạo nên một bệnh cảnh đặc biệt trong sản khoa gọi là hội chứng tiền sản giật – sản giật.

Phụ nữ mang thai cần khám thai định kỳ để phòng tăng huyết áp.

Những dấu hiệu của bệnh

Tiền sản giật rất nguy hiểm cho thai phụ. Nếu HA không được kiểm soát có thể đưa đến cơn sản giật – cơn co giật: ban đầu có thể là nhức đầu, sau đó cơn co giật cả người trong vài giây đến vài phút. Bệnh nhân lơ mơ trong cơn co giật rồi tỉnh lại một cách chậm chạp. Cơn co giật có thể xảy ra một lần hay nhiều lần liên tục nếu HA vẫn tăng cao. Càng co giật nhiều lần thì càng nguy hiểm cho mẹ và con. Những dấu hiệu cho thấy bệnh nặng là: nhức đầu, mờ mắt, đau vùng thượng vị hay vùng hạ sườn phải, tri giác tăng huyết ápy đổi.

Ai dễ mắc bệnh?

Tiền sản giật thường gặp ở những thai phụ quá trẻ (nhỏ hơn 15 tuổi) hay quá lớn tuổi (lớn hơn 35 tuổi), người có con so dễ mắc hơn khi có con rạ, đa thai dễ mắc hơn một thai, bệnh đái tháo đường, yếu tố di truyền, yếu tố dinh dưỡng… cũng là những yếu tố nguy cơ. Bệnh sẽ khỏi nhanh chóng sau khi sinh, HA sẽ giảm dần tới ổn định. Tuy nhiên, nếu có các biến chứng (tai biến mạch máu não, tổn thương các cơ quan nội tạng mà thường nhất là gan, mật) thì chắc chắn sẽ có di chứng, tùy theo mức độ tổn thương.

Dự phòng tiền sản giật

Tiền sản giật có thể dự phòng hoặc giảm bớt biến chứng nhờ khám thai tốt. Cần tuân thủ việc điều trị đái tháo đường nghiêm ngặt hoặc các bệnh nội khoa khác đang có sẵn. Sản phụ có thể nghỉ ngơi tại nhà nếu bệnh nhẹ, tự đếm cử động thai, tự theo dõi các dấu hiệu trở nặng như phù tăng, lên cân nhanh, nhức đầu nặng, mắt nhìn mờ, đau vùng gan, buồn nôn, nôn nhiều.

Cần nhập viện ngay khi có một trong các dấu hiệu trên bởi thực tế lúc nào tiền sản giật biến thành sản giật khó đoán trước được. Nếu xảy ra sản giật, sản phụ có thể rơi vào hôn mê, phù não, xuất huyết não, phù phổi cấp, suy tim, rau bong non gây tử vong cho mẹ và con.

]]>
https://meyeucon.org/19137/ba-bau-can-canh-giac-voi-chung-tang-huyet-ap/feed/ 2
Tăng huyết áp khi mang thai, nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con https://meyeucon.org/18142/tang-huyet-ap-khi-mang-thai-nguy-hiem-cho-ca-me-lan-con/ https://meyeucon.org/18142/tang-huyet-ap-khi-mang-thai-nguy-hiem-cho-ca-me-lan-con/#respond Wed, 27 Jul 2011 20:09:27 +0000 https://meyeucon.org/?p=18142 Tăng huyết áp khi mang thai là bệnh lý nguy hiểm thường gặp và cũng là nguyên nhân chính gây ra các biến chứng, thậm chí tử vong cho cả mẹ và thai nhi. Có tới 15% phụ nữ mang thai tăng huyết áp và 25% trường hợp đẻ non cũng do nguyên nhân nói trên

Được coi là tăng huyết áp thai nghén khi trị số huyết áp đo được ở mức 140/90mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm thu tăng trên 30mmHg, huyết áp tâm trương tăng trên 15mmHg so với mức huyết áp đo được ở thời điểm trước khi mang thai.

Phụ nữ mang thai cần kiểm tra huyết áp đều đặn

Tăng huyết áp vô căn: Chiếm 3 – 5% số lần mang thai của phụ nữ và có xu hướng ngày càng gia tăng do phụ nữ ngày nay thường sinh con muộn (từ 30 – 40 tuổi). Nếu những phụ nữ này được kiểm soát huyết áp tốt thì quá trình mang thai vẫn có thể diễn ra bình thường. Tuy nhiên, nếu tăng huyết áp vô căn nặng (huyết áp tâm trương trên 110mmHg) trước tuần thứ 20 của thai kỳ nguy cơ tiền sản giật tăng lên đến 46% và cũng làm tăng nguy cơ cho cả mẹ và thai nhi.

Tăng huyết áp thai nghén: Khi tăng huyết áp xảy ra vào nửa sau của thai kỳ ở các phụ nữ có số đo huyết áp trước lúc mang thai hoàn toàn bình thường. Tăng huyết áp thai nghén chiếm 6 – 7% số lần mang thai của phụ nữ và khỏi hoàn toàn khi hết thời kỳ hậu sản. Nguy cơ tiền sản giật là 15 – 26%. Nếu tăng huyết áp xuất hiện vào tuần thứ 36 của thai kỳ thì nguy cơ chỉ còn 10%.

Tiền sản giật thường xảy ra từ tuần thứ 20 của thời kỳ thai nghén và gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau. Trước đây, người ta chẩn đoán tiền sản giật dựa vào chứng: tăng huyết áp, phù và protein niệu nhưng quan niệm hiện đại thì cho rằng, chỉ cần có tăng huyết áp thai nghén kèm protein niệu nhiều là đủ để chẩn đoán tiền sản giật. Nguy cơ của thai nhi là chậm phát triển trong buồng tử cung và bị đẻ non. Đặc biệt nghiêm trọng là để lại hậu quả lâu dài trên hệ tim mạch. Những người bị tăng huyết áp ở lần mang thai đầu, có nguy cơ tăng huyết áp ở lần mang thai sau. Họ còn có nguy cơ bị tăng huyết áp và đột quỵ cao sau này.

Để an toàn cho cả mẹ và con, những phụ nữ bị tăng huyết áp trước khi mang thai cần đánh giá kỹ lưỡng để loại trừ những nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát như bệnh lý thận, nội tiết, đánh giá hiệu quả điều trị huyết áp và chỉnh liều thuốc để đạt hiệu quả hạ áp tối ưu, tư vấn nguy cơ tiền sản giật và thay đổi thuốc để mang thai an toàn. Phần lớn những phụ nữ bị tăng huyết áp đều có thể mang thai và sinh nở bình thường nếu họ được kiểm soát huyết áp tốt và được theo dõi chặt chẽ.

]]>
https://meyeucon.org/18142/tang-huyet-ap-khi-mang-thai-nguy-hiem-cho-ca-me-lan-con/feed/ 0
Huyết áp cao và nguy cơ tiền sản giật khi mang thai https://meyeucon.org/14226/huyet-ap-cao-va-nguy-co-tien-san-giat-khi-mang-thai/ https://meyeucon.org/14226/huyet-ap-cao-va-nguy-co-tien-san-giat-khi-mang-thai/#respond Mon, 29 Nov 2010 17:41:51 +0000 https://meyeucon.org/?p=14226 Hỏi: Chào meyeucon.org! Em mang thai được 33 tuần. Tính từ lúc mang thai đến giờ em đã lên khoảng 18kg. Mà bé có 2.2kg 74gr thôi. Như vậy bé có gầy quá ko ạ ? Lúc đi khám thai BS bảo hiện tại huyết áp của em là 120/80 chân có hiện tượng bị sưng phù, có thể do huyết áp của em hơi cao nên hạn chế ko cho em ăn nhiều muối & đường. Nhưng ko cho em dùng thuốc dưỡng hay hạ huyết áp gì hết ạ. Em nghe nói nếu huyết áp cao khi mang thai có thể gây tiền sản giật khi sinh phải ko ạ ? Xin meyeucon giải thích ngắn gọn dùm em là tiền sản giật xảy ra trong trường hợp nào? Và nó có nguy hiểm ko ạ? Triệu chứng của tiền sản giật là gì ạ?

Hiện tại em rất lo lắng nhưng ko biết phải ăn uống thế nào nữa để huyết áp hạ xuống nữa? Nói thật là em ko uống đc sữa dành cho bà mẹ mang thai, chủ yếu là ăn cơm, uống viên sắt obimin và ăn những gì mình thích thôi ạ. Meyeucon cho em hỏi huyết áp thế nào mới gọi là cao? và có cách nào làm huyết áp hạ xuống đc ko? Và cho em xin 1 chế độ dinh dưỡng mới cho em và bé để giúp bé an toàn đến khi chào đời.

Trong thời gian chờ đợi sự hồi đáp của meyeucon. Em thành thật biết ơn. Mong sớm nhận đc hồi âm của meyeucon.

Trả lời: Huyết áp của bạn ở chỉ số bình thường. Bạn cần so sánh với huyết áp khi chưa mang thai. Đúng là bạn tăng cân hơi nhiều mà bé lại nhỏ so với mức độ tăng cân của mẹ. Tuy nhiên khi đủ tháng (hơn 1 tháng nữa) con bạn vẫn trên 2,5 kg.

Bạn không uống được sữa bà bầu thì uống sữa bò tươi, sữa đậu nành cũng tốt. Ngoài ra nên ăn nhiều tôm cá, trái cây… thì tốt cho sức khỏe. Bạn vẫn cần ăn muối, đường nhưng giảm lượng bằng 1/2 so với bình thường.

Sản giật và tiền sản giật là 1 trong 5 tai biến sản khoa nguy hiểm. Dấu hiệu tiền sản giật là huyết áp cao từ 140/100 trở lên, chân phù nhiều, nước tiểu có nhiều Albumin, sản phụ hay nhức đầu, hoa mắt…. Nếu không kịp thời điều trị thì sẽ chuyển sang sản giật. Trong căn bệnh này thai nhi có thể chết bất kỳ, không điều trị tích cực và hiệu quả sẽ dễ mắc bệnh suy thận. Đã có trường hợp tử vong do sản giật, do vậy bạn nên vận động tập thể dục nhẹ nhàng, nên nghỉ làm (nếu bạn đi làm công sở, doanh nghiệp) trước sinh 2 tuần để chuẩn bị sức khỏe và tinh thần cho cuộc vượt cạn. Chúc bạn “Mẹ tròn con vuông”.

Tư vấn được thực hiện bởi BS. Thanh Hương – Meyeucon.org

]]>
https://meyeucon.org/14226/huyet-ap-cao-va-nguy-co-tien-san-giat-khi-mang-thai/feed/ 0
Phụ nữ châu Á nên tăng mấy cân khi mang thai? https://meyeucon.org/13204/phu-nu-chau-a-nen-tang-may-can-khi-mang-thai/ https://meyeucon.org/13204/phu-nu-chau-a-nen-tang-may-can-khi-mang-thai/#respond Sat, 16 Oct 2010 06:40:48 +0000 https://meyeucon.org/?p=13204 Các bà mẹ tương lai nên xem việc tăng cân của mình để tránh các nguy cơ về biến chứng khi sinh, tiểu đường và cao huyết áp.

Một nghiên cứu mới đây tại Singapore đã đưa ra được mức tăng trọng lượng tối ưu khi mang thai cho phụ nữ châu Á nhằm tránh việc sử dụng các chỉ số dành cho phụ nữ châu Âu như hiện nay.

Nhóm nghiên cứu từ Bệnh viện phụ nữ và trẻ em KK (KKH) và Trường dược Duke-NUS đã theo dõi 1.592 phụ nữ người Ấn Độ, người Hoa và người Malaysia đến thăm khám lần đầu trong ba tháng đầu mang thai tại KKH. Việc theo dõi những người phụ nữ này được tiến hành trong suốt thời gian mang thai và sau khi sinh.

Qua theo dõi và đánh giá kết quả, nghiên cứu đã chỉ ra rằng một phụ nữ châu Á có chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) bình thường, từ 18,5-23, có thể tăng đến 12,7kg một cách an toàn.

Những phụ nữ thiếu cân, hoặc có BMI thấp hơn 18,5, có thể đủ điều kiện để tăng khoảng 15,1kg khi mang thai. Trong khi đó, phụ nữ béo phì, có BMI hơn 27,5, nên tăng không quá 7,6kg.

Tờ Mypaper dẫn lời bác sỹ Tan Thiam Chye, một chuyên gia tư vấn tại Khoa Phụ sản của KKH cho biết, mục đích của nghiên cứu này là tạo ra một tập hợp các dữ liệu phù hợp với phụ nữ ở Singapore. Bởi vì, trước đây, các bác sỹ ở KKH thường sử dụng dữ liệu chủng người châu Âu để xác định mức tăng trọng lượng tối ưu. Tuy nhiên, việc tăng cân đối với phụ nữ châu Âu có thể là cao hơn so với phụ nữ châu Á.

Ông cho biết phụ nữ mang thai thiếu cân nên ăn nhiều hơn vì em bé lấy nguồn dinh dưỡng từ mẹ. Họ có thể dùng chất bổ sung như các đa vitamin, canxi, sắt, và omega 3. Nhưng những người thừa cân nên cắt giảm lượng calo và bổ sung việc giảm cần bằng tập thể dục vừa phải, như đi bộ nhanh và bơi lội, vào các chế độ chăm sóc thai của mình.

Nghiên cứu cũng thấy rằng phụ nữ tăng cân không tương xứng có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Khoảng 135 trong số 1.592 phụ nữ qua theo dõi đã thấy phát triển bệnh tiểu đường thai kỳ. Bác sỹ Tan cho rằng, những phụ nữ bị tình trạng này có nguy cơ gia tăng bất thường về tim thai và trẻ chết non.

Trong khi đó 85 phụ nữ trong nghiên cứu trên cũng bị tăng huyết áp thai kỳ hoặc huyết áp cao, mà theo bác sỹ Tan, họ có thể bị đột quỵ hoặc có các cơn choáng ngất. Cao huyết áp cũng có thể gây ra tình trạng thai nhi kém phát triển. Ông khuyên phụ nữ mang thai nên đến các bác sỹ và các chuyên gia dinh dưỡng để theo dõi việc tăng cân của mình.

]]>
https://meyeucon.org/13204/phu-nu-chau-a-nen-tang-may-can-khi-mang-thai/feed/ 0
Phát hiện cơ chế làm tăng huyết áp khi mang thai https://meyeucon.org/12947/phat-hien-co-che-lam-tang-huyet-ap-khi-mang-thai/ https://meyeucon.org/12947/phat-hien-co-che-lam-tang-huyet-ap-khi-mang-thai/#respond Fri, 08 Oct 2010 07:08:03 +0000 https://meyeucon.org/?p=12947 Theo một kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature, các nhà khoa học Anh đã phát hiện ra cơ chế làm tăng huyết áp gây tiền sản giật – một triệu chứng có thể gây chết người thường xảy ra trong quá trình mang thai.

Các nhà khoa học tại đại học Cambridge và đại học Nottingham của Anh nói rằng họ đã giải mã được bước đầu tiên trong tiến trình kiểm soát huyết áp – sự thải ra một loại hormone được gọi là angiotensin từ protein nguồn của chúng (angiotensinogen).

Trong thí nghiệm nghiên cứu, các nhà khoa học đã sử dụng một chùm tia X-quang cường độ cao nhằm phân tích cấu trúc của angiotensinogen và nhận thấy rằng nó có thể bị oxy hóa và thay đổi hình dạng thâm nhập vào một enzyme gọi là renin (thận tố). Sau đó, renin này tương tác với loại protein sản xuất ra hormone angiotensin, từ đó gây ra chứng tăng huyết áp.

Qua phân tích các mẫu máu của những phụ nữ bị tiền sản giật và những những phụ nữ có huyết áp bình thường, các nhà khoa học phát hiện ra nồng độ các chất angiotensiogen bị oxy hóa cao hơn ở những phụ nữ bị tiền sản giật.

Tiền sản giật là tình trạng cao huyết áp do thai kỳ đi kèm với đạm niệu. Tiền sản giật thường xảy ra sau tuần lễ thứ 20 của thai kỳ và biến mất hoàn toàn sau sinh. Tuy nhiên, tiền sản giật có thể xuất hiện sớm hơn, trước tuần thứ 20 của thai kỳ, trong những trường hợp đa thai và thai trứng.

Tiền sản giật là nguyên nhân chính gây tử vong mẹ, tử vong thai nhi, thai chậm phát triển trong tử cung. Nếu các bà mẹ và thai nhi sống sót thì người mẹ sau đó cũng có nhiều nguy cơ bị huyết áp cao, bệnh tim mạch, đột quỵ hay tiểu đường. Trong khi đó, thai nhi cũng dễ bị sinh non và có thể chậm phát triển tâm thần sau này.

Các chuyên gia ước tính rằng chi phí điều trị những phụ nữ mang thai bị tiền sản giật ước tính lên tới 45 tỷ USD mỗi năm ở Mỹ, châu Âu, châu Á, Australia và New Zealand. Ở các nước đang phát triển, có khoảng 75.000 phụ nữ tử vong vì triệu chứng này mỗi năm.

]]>
https://meyeucon.org/12947/phat-hien-co-che-lam-tang-huyet-ap-khi-mang-thai/feed/ 0
Ngủ ít hay quá nhiều khi mang thai đều không có lợi https://meyeucon.org/12930/ngu-it-hay-qua-nhieu-khi-mang-thai-deu-khong-co-loi/ https://meyeucon.org/12930/ngu-it-hay-qua-nhieu-khi-mang-thai-deu-khong-co-loi/#comments Fri, 08 Oct 2010 05:18:53 +0000 https://meyeucon.org/?p=12930 Các nhà khoa học Mỹ tại Đại học Washington đã phát hiện ra rằng ngủ quá ít hay ngủ quá nhiều trong giai đoạn đầu của thời kỳ mang thai đều không tốt vì nó có thể làm tăng nguy cơ bị huyết áp cao trong ba tháng cuối.

Các kết quả của thí nghiệm cho thấy huyết áp tâm thu trung bình trong 3 tháng mang thai cuối là 114mm Hg ở những phụ nữ có thời lượng ngủ ban đêm bình thường khoảng 9 tiếng đồng hồ trong giai đoạn đầu mang thai; 118,05mm Hg ở những phụ nữ ngủ khoảng 6 tiếng đồng hồ hoặc ít hơn mỗi đêm và 118,90mm Hg ở những phụ nữ ngủ từ 10 tiếng đồng hồ trở lên.

Sau khi điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu tiềm năng như tuổi tác, chủng tộc hay trọng lượng cơ thể trước khi mang thai thì huyết áp tâm thu cao hơn 3,72mm Hg ở những người ngủ ít và 4,21mm Hg ở những người ngủ nhiều so với những người ngủ bình thường trong giai đoạn đầu mang thai.

Các kết quả tương tự cũng được phát hiện thấy đối với huyết áp tâm trương.

Tiến sỹ Michelle A. Williams, chủ nhiệm công trình nghiên cứu, nói rằng ngủ quá ít hay quá nhiều trong giai đoạn đầu mang thai đều có nguy cơ làm tăng huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương trong ba tháng cuối.

Ngoài ra, trong nghiên cứu của mình, tiến sỹ Williams và các đồng nghiệp còn phát hiện thấy mối liên hệ giữa thời lượng giấc ngủ và chứng tiền sản giật. Nguy cơ mắc chứng tiền sản giật cao hơn khoảng 10 lần ở những người ngủ quá ít (dưới 5 tiếng đồng hồ mỗi đêm trong thời kỳ đầu mang thai).

Vì vậy, tiến sỹ Williams đã khuyên các phụ nữ mang thai hay những người có ý định mang thai cần phải thực hiện các thói quen lành mạnh giúp có được các giấc ngủ ngon.

Chẳng hạn như phải xây dựng một lịch trình ngủ nhất quán vào ban đêm, tạo môi trường ngủ thỏa mái, đưa các thiết bị công nghệ như tivi hay máy tính ra khỏi phòng ngủ, ăn ít nhất 2 đến 3 tiếng trước khi ngủ, tập thể dục thường xuyên trong ngày, và tránh các chất caffeine và rượu trước khi đi ngủ và bỏ thuốc lá

]]>
https://meyeucon.org/12930/ngu-it-hay-qua-nhieu-khi-mang-thai-deu-khong-co-loi/feed/ 2
Phù chân có bị sản giật? https://meyeucon.org/12782/phu-chan-co-bi-san-giat/ https://meyeucon.org/12782/phu-chan-co-bi-san-giat/#comments Tue, 28 Sep 2010 15:40:35 +0000 https://meyeucon.org/?p=12782 Hỏi: Vợ tôi mang thai tuần thứ 33, mấy hôm nay cô ấy bị phù chân. Tôi nghe nói nếu bị phù rất dễ bị sản giật. Xin hỏi bác sĩ trường hợp của vợ tôi phải làm thế nào?

Trả lời: Vào cuối thời kỳ mang thai, thai phụ có thể xuất hiện tăng huyết áp, nước tiểu có abulmin và phù thũng. Tăng huyết áp có thể dẫn đến chóng mặt, nặng đầu. Khi xuất hiện những triệu chứng này cần chú ý đến khả năng chảy máu cuống rốn, tình trạng đông máu trong mạch máu.

Khi bị phù, chóng mặt, váng đầu ở thời kỳ cuối của quá trình thai nghén cần phải đi khám ngay ở các cơ sở sản khoa tin cậy, vì rất có thể là dấu hiệu của tiền sản giật và không được tự ý uống bất kỳ loại thuốc nào dù là Đông hay Tây y.

Vào cuối thời kỳ mang thai, dung lượng huyết tương tăng nhanh hơn tổng hợp gia tăng của huyết sắc tố và hồng cầu khiến máu bị loãng, tỉ lệ hồng cầu bị hạ thấp, làm thai phụ xuất hiện hiện tượng thiếu máu do thiếu sắt. Khi thiếu máu nặng sẽ khiến đại não và tai trong bị trở ngại do không được cung cấp đủ máu và xuất hiện các triệu chứng như váng đầu, ù tai, mất thăng bằng, mất sức, mặt xanh tái. Để chăm sóc và kiểm soát tốt quá trình mang thai, vợ anh cần đi khám thai định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ và cần đi khám khi thấy bất kỳ dấu hiệu nào bất thường.

BS. Nguyễn Cảnh Chương

]]>
https://meyeucon.org/12782/phu-chan-co-bi-san-giat/feed/ 4
Kiểm soát huyết áp trước khi mang thai https://meyeucon.org/12666/kiem-soat-huyet-ap-truoc-khi-mang-thai/ https://meyeucon.org/12666/kiem-soat-huyet-ap-truoc-khi-mang-thai/#respond Sat, 25 Sep 2010 10:27:33 +0000 https://meyeucon.org/?p=12666 Huyết áp cao trong suốt thời kỳ mang thai có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con. Các bác sĩ khoa sản Mỹ đã đưa ra những lời khuyên giúp kiểm soát huyết áp trước và trong khi mang thai.

Đó là:

1. Hợp tác cùng bác sĩ lên kế hoạch kiểm soát huyết áp;

2. Trước khi mang thai, ăn uống đầy đủ dưỡng chất, vận động nhẹ nhàng và giảm cân ở mức hợp lý;

3. Dùng thuốc liên quan tới huyết áp trước khi mang thai;

4. Nên hỏi ý kiến bác sĩ liệu những loại thuốc bạn đang dùng có an toàn hay không;

5. Đi khám sức khỏe định kỳ trong suốt thời gian mang thai để kiểm tra huyết áp;

6. Thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất cứ vấn đề gì về bệnh thận;

7. Hãy báo bác sĩ biết ngay nếu bạn nhận thấy có dấu hiệu của tiền sản giật, huyết áp tăng cao trong thời gian mang thai.

Với 7 lời khuyên nói trên, việc kiểm soát và điều chỉnh huyết áp sẽ trở nên đơn giản hơn, giúp các bà bầu có thể chủ động đối với sức khỏe của mình, tránh được những nguy cơ do cao huyết áp lúc mang bầu.

]]>
https://meyeucon.org/12666/kiem-soat-huyet-ap-truoc-khi-mang-thai/feed/ 0
Vitamin C, E không giúp giảm nguy cơ tăng huyết áp https://meyeucon.org/1490/vitamin-c-e-khong-giup-giam-nguy-co-tang-huyet-ap/ https://meyeucon.org/1490/vitamin-c-e-khong-giup-giam-nguy-co-tang-huyet-ap/#respond Sat, 10 Apr 2010 16:06:20 +0000 https://meyeucon.org/?p=1490 Rất nhiều phụ nữ trong thời kỳ đầu mang thai đã bắt đầu bổ sung vitamin C và E với hy vọng giúp dự phòng biến chứng tăng huyết áp trong thai kỳ.

Tuy nhiên, một nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Mỹ phát hiện, biện pháp này không mang lại hiệu quả nào.

http://mst.eva.vn/upload/news/2009-07-29/son-tieu-khi-mang-thai1.jpg

Báo cáo đăng trên “New England Journal of Medicine” số ra mới nhất của các nhà khoa học thuộc Đại học Pittsburgh cho biết, rất nhiều nghiên cứu trên quy mô nhỏ trước kia đã từng đưa ra kết luận bổ sung vitamin thời kỳ mang thai có thể hạ thấp nguy vơ biến chứng tăng huyết áp trong thai kỳ của phụ nữ mang thai.

Tuy nhiên, sau khi tiến hành nghiên cứu trên quy mô lớn đối, các nhà khoa học Mỹ lại phát hiện, bổ sung vitamin về cơ bản không làm hạ thấp nguy cơ biến chứng tăng huyết áp thai kỳ.

Các nhà khoa học đã lựa chọn 10 nghìn phụ nữ mang thai từ 9 tuần đến 16 tuần, sau đó phân thành hai nhóm, nhóm thí nghiệm và nhóm đối chiếu.

Thai phụ thuộc nhóm thí nghiệm hàng ngày bổ sung vitamin C và E, thai phụ thuộc nhóm đối chiếu sử dụng thuốc placebo. Những thai phụ này đều có sức khỏe tốt và lần đầu tiên mang thai.

Các nhà khoa học tiến hành theo dõi và điều tra những thai phụ trên cho đến khi họ sinh đẻ. Kết quả phát hiện, xác suất mắc biến chứng tăng huyết áp trong thai kỳ của những thai phụ thuộc hai nhóm trên không có sự khác biệt rõ rệt

]]>
https://meyeucon.org/1490/vitamin-c-e-khong-giup-giam-nguy-co-tang-huyet-ap/feed/ 0