Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 23 Dec 2024 14:55:04 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Công nghệ giúp phát hiện sớm chấn thương não ở trẻ https://meyeucon.org/26780/cong-nghe-giup-phat-hien-som-chan-thuong-nao-o-tre/ https://meyeucon.org/26780/cong-nghe-giup-phat-hien-som-chan-thuong-nao-o-tre/#respond Sun, 17 Mar 2013 02:00:17 +0000 https://meyeucon.org/?p=26780 Theo thông tin mới nhất đây, các nhà khoa học của Mỹ đã phát triển được một công nghệ mới có khả năng giúp phát hiện sớm những chấn thương não ở trẻ sơ sinh, điều này sẽ giúp giảm tỷ lệ tử vong do chấn thương não ở trẻ.

Trẻ sinh non, nhẹ cân có nguy cơ chấn thương não.
Trẻ sinh non, nhẹ cân có nguy cơ chấn thương não.

Tiến sĩ Maria Angela Franceschini dẫn đầu một nhóm các nhà khoa học tại Bệnh viện đa khoa Massachusetts và Trường Y Harvard (Mỹ) nghiên cứu để tìm ra cách phát hiện sớm những chấn thương não ở trẻ sơ sinh.

Nhóm nghiên cứu đã phát triển được một công nghệ có thể đo lường lượng oxy được chuyển hóa ở não bằng cách xác định lượng oxy bão hòa trong máu và dòng chảy của máu.

Công nghệ này giúp giám sát và phát hiện được trẻ sơ sinh nào có thể bị tai biến, xuất huyết, hoặc mắc các tình trạng nguy hiểm ở não và cho phép tiến hành điều trị ngay, Science Daily ngày 14.3 dẫn lời tiến sĩ Franceschini.

Nghiên cứu được công bố trên Journal of Visualized Experiments.

]]>
https://meyeucon.org/26780/cong-nghe-giup-phat-hien-som-chan-thuong-nao-o-tre/feed/ 0
Một số điều về chấn thương sọ não ở trẻ em https://meyeucon.org/14635/mot-so-dieu-ve-chan-thuong-so-nao-o-tre-em/ https://meyeucon.org/14635/mot-so-dieu-ve-chan-thuong-so-nao-o-tre-em/#respond Tue, 14 Dec 2010 00:01:51 +0000 https://meyeucon.org/?p=14635 Dù rất lo lắng khi con mình bị ngã và nghi chấn thương sọ não, bạn cũng không nên đòi chụp X-quang hay CT-scan bằng mọi giá. Các kỹ thuật này chỉ nên thực hiện khi bác sĩ yêu cầu vì tia X. rất có hại đối với trẻ em.


Chấn thương sọ não (CTSN) gây những tổn hại nào?

Chính vì vậy, việc chụp X-quang hay CT-scan chỉ Tổn thương nhẹ nhất là tụ máu dưới da đầu mà dân gian thường gọi là “u đầu”, khi sờ sẽ thấy một cục nhỏ mềm dưới da. Khối tụ máu này tự tan sau vài ngày đến vài tuần. Nếu chấn thương nặng, trẻ có thể bị xẹp hay nứt, vỡ xương sọ. Trầm trọng hơn là các thương tổn trong hộp sọ như máu tụ hay chấn động não và dập não.

Những biểu hiện của CTSN ở trẻ?

Sau chấn thương, trẻ thường quấy khóc, đôi khi vật vã hoặc lừ đừ, rên rỉ và bỏ bú. Trẻ có thể buồn nôn hay nôn nhiều lần, ngay cả khi không ăn uống gì. Than đau đầu là triệu chứng chỉ gặp ở trẻ lớn. Ở các trường hợp nặng, thương tổn trong sọ, trẻ có các dấu hiệu thần kinh như co giật, yếu liệt chân, giãn đồng tử và đi vào hôn mê, ngủ gọi không tỉnh dậy. Trong một số trường hợp, lỗ tai hay lỗ mũi trẻ có thể bị chảy máu hoặc chảy dịch trong vài giờ hay vài ngày sau tai nạn.

Cần làm gì khi trẻ bị tai nạn hay nghi ngờ có CTSN?

Trước tiên, cha mẹ phải thật sự bình tĩnh, không được sợ hãi, la khóc bởi điều này càng làm cho trẻ hoảng sợ. Không được vắt chanh vào miệng khi trẻ co giật như nhiều người vẫn làm. Phải nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện nhi có chuyên khoa ngoại thần kinh để được thăm khám, tư vấn và nếu cần có thể phải nhập viện theo dõi.

Khi nào cần chụp X-quang hay CT-scan?

Việc chụp X-quang hay CT-scan chỉ nên thực hiện khi có các triệu chứng như bất tỉnh sau chấn thương, chảy máu hay nước ở mũi, tai, da đầu bị tụ máu to hay bị rách rộng do vật nhọn đâm… Nhiều người muốn thực hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh này dù bác sĩ không yêu cầu để được yên tâm; điều đó là không cần thiết và gây hại. Thực ra, việc chẩn đoán một trường hợp CTSN bao gồm nhiều yếu tố như theo dõi sự thay đổi tri giác, thăm khám trẻ nhiều lần để tìm các dấu hiệu thần kinh.

Nếu trẻ được bác sĩ cho về nhà thì phải theo dõi điều gì?

Trong một số trường hợp, CTSN không có triệu chứng gì khi thăm khám; lúc đó trẻ sẽ được bác sĩ cho về nhà. Trẻ phải được theo dõi trong ít nhất một tuần lễ và đưa đi tái khám ngay nếu có một trong các dấu hiệu: quấy khóc nhiều, than đau đầu, buồn nôn hay nôn ói nhiều lần, co giật tay chân, lúc tỉnh lúc mê, ngủ gọi không thức, lỗ mũi hay lỗ tai chảy máu hay nước trong, yếu liệt chân.

Khi nào phải phẫu thuật?

Trẻ sẽ được phẫu thuật khi bị vết thương sọ não, lún sọ hay có khối máu tụ to trong sọ… Nếu có nhiều thương tổn nặng như máu tụ dưới màng cứng, dập não, sau khi phẫu thuật, trẻ dễ bị di chứng như yếu liệt chi, chậm phát triển tâm thần vận động, rối loạn ngôn ngữ. Trong trường hợp này, trẻ phải được tập vật lý trị liệu sau khi xuất viện. Do hệ thần kinh của trẻ đang trong giai đoạn phát triển nên sự hồi phục của các di chứng sau CTSN thường cho kết quả tốt hơn so với người lớn.

Làm gì để phòng ngừa?

CTSN, dù nặng hay nhẹ, đều có thể để lại di chứng về tâm lý cũng như thực thể cho trẻ, Vì vậy, cha mẹ cần hạn chế tối đa các yếu tố nguy cơ gây tai nạn. Trong sinh hoạt hay vui chơi, lúc nào trẻ cũng phải trong tầm kiểm soát của người lớn, tránh cho trẻ chơi gần cầu thang, gác lửng hay ban công không có lưới rào an toàn. Nên đội mũ bảo hiểm, thắt dây an toàn cho trẻ khi ngồi trên các phương tiện giao thông.

]]>
https://meyeucon.org/14635/mot-so-dieu-ve-chan-thuong-so-nao-o-tre-em/feed/ 0
Cẩn thận nguy cơ chấn thương sọ não ở trẻ em https://meyeucon.org/1841/can-than-nguy-co-chan-thuong-so-nao-o-tre-em/ https://meyeucon.org/1841/can-than-nguy-co-chan-thuong-so-nao-o-tre-em/#comments Wed, 14 Apr 2010 15:07:28 +0000 https://meyeucon.org/?p=1841 Trong sinh hoạt và chơi đùa hàng ngày, trẻ rất dễ gặp phải những sự cố tai nạn bất ngờ làm tổn thương vùng đầu. Và chấn thương sọ não là một trong những nguy cơ luôn rình rập trẻ lúc này.

Khoa ngoại thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã phẫu thuật hai trường hợp chấn thương sọ não ở trẻ em. Một là bé trai 3 tuổi được cha mẹ chở trên xe gắn máy bị xe gắn máy khác tông phải. Bé không đội mũ bảo hiểm, bị té đập đầu, gây vết thương sọ não và lõm sọ. Trường hợp thứ hai là bé gái 7 tuổi té từ trên cao gây máu tụ ngoài màng cứng.

Bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Thành Đô, tổ trưởng tổ ngoại thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 2, cho biết chấn thương sọ não ở trẻ em thường do bất cẩn trong sinh hoạt (chiếm 60% trường hợp), thường gặp nhất là té cầu thang, té giường, té võng hay do người lớn bồng ẵm tuột tay.

Các lý do tiếp theo là té xe đạp, tai nạn giao thông, vật nặng va đập trúng đầu. Chấn thương sọ não thường gặp ở bé trai nhiều hơn bé gái do hiếu động hơn, đa số ở lứa tuổi 1-6. Trẻ càng nhỏ càng dễ bị chấn thương sọ não do phần đầu còn to và nặng, thường rơi xuống trước, các bé lại chưa có khả năng điều chỉnh tư thế cân bằng khi ngã.

Chấn thương sọ não nhẹ nhất là tụ máu dưới da đầu, thường gọi là u đầu hay sưng da đầu. Khi sờ sẽ thấy một cục nhỏ mềm dưới da đầu. Khối u sẽ tự tan sau vài ngày đến vài tuần. Nặng hơn là các tổn thương ở xương sọ như nứt xương, lõm sọ hay vết thương sọ não. Trầm trọng hơn là các thương tổn trong hộp sọ như máu tụ ngoài hay dưới màng cứng, dập não.

Nếu chấn thương nhẹ, bé hoàn toàn tỉnh táo, không có dấu hiệu gì lạ thì cha mẹ có thể chăm sóc bé tại nhà, nhưng cần theo dõi chặt chẽ mỗi hai giờ một lần trong suốt 24 giờ đầu tiên.

Những dấu hiệu cần phải theo dõi là:

  • Tình trạng lúc tỉnh lúc mê.
  • Ngủ mê kêu không thức dậy.
  • Nhức đầu dữ dội.
  • Lỗ tai hoặc lỗ mũi chảy nước trong.
  • Ói mửa nhiều lần.
  • Co giật tay chân.
  • Sưng lớn nơi da đầu.

Nếu bé có những dấu hiệu trên hoặc sau té mà bé bất tỉnh ngay thì cần đưa nhanh tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, tư vấn, nếu cần có thể phải nhập viện theo dõi. CT scan sọ là phương pháp tối ưu để phát hiện chấn thương sọ não. Tuy nhiên việc chụp CT scan chỉ nên thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ vì tia X dù cường độ nhỏ cũng nên tránh cho trẻ nhỏ. Tránh tâm lý yêu cầu bác sĩ phải chụp phim X-quang hay CT scan bằng mọi giá để yên tâm.

Theo bác sĩ Đô, chẩn đoán và theo dõi một trường hợp chấn thương sọ não còn bao gồm nhiều yếu tố quan trọng khác như theo dõi sự thay đổi tri giác, thăm khám trẻ nhiều lần để tìm các dấu hiệu thần kinh, chứ không đơn thuần là chụp một phim X-quang hay CT scan.

Biện pháp phòng ngừa:

Để tránh những hậu quả nghiêm trọng do chấn thương sọ não gây ra, các bậc phụ huynh có con nhỏ chú ý những lời khuyên sau đây:

  • Trông nom cẩn thận khi trẻ mới biết bò, biết đi.
  • Giường nằm của trẻ cần có tấm chắn, dưới chân giường trải nệm để nếu ngã trẻ đỡ bị chấn động.
  • Không để trẻ tự ý leo lên gác cao, cửa sổ đang mở hoặc lần bước xuống thang gác.
  • Khi chở các trẻ lớn đi xe hai bánh nên đội mũ bảo hiểm cho trẻ.
  • Khi xảy ra chấn thương ở đầu cần cho trẻ đi khám ngay. Nếu bác sĩ cho về nhà, trẻ vẫn phải được theo dõi sát theo hướng dẫn trong vòng một tuần.

Hiện nay, tại TP.HCM có hai bệnh viện có chuyên khoa ngoại thần kinh nhi để điều trị chấn thương sọ não ở trẻ em là Bệnh viện Nhi Đồng 2 và Bệnh viện Chợ Rẫy.

]]>
https://meyeucon.org/1841/can-than-nguy-co-chan-thuong-so-nao-o-tre-em/feed/ 1
Xử trí chấn thương sọ não ở trẻ em https://meyeucon.org/1848/xu-tri-chan-thuong-so-nao-o-tre-em/ https://meyeucon.org/1848/xu-tri-chan-thuong-so-nao-o-tre-em/#respond Sun, 14 Mar 2010 16:16:35 +0000 https://meyeucon.org/?p=1848 Chấn thương này hay xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi do ngã hoặc va đụng trong nhà. Trẻ càng nhỏ càng dễ bị chấn thương sọ não do phần đầu còn to và nặng, thường rơi xuống trước; các cháu lại chưa có khả năng điều chỉnh tư thế cân bằng khi ngã.


Nếu trẻ vẫn tỉnh táo sau khi ngã, thăm khám thấy bình thường, có thể chăm sóc ở nhà nhưng phải theo dõi chặt chẽ 3 giờ một lần trong suốt 24 giờ (nếu trẻ ngủ cũng phải đánh thức dậy). Hãy đưa trẻ đi khám cấp cứu ngay tại một cơ sở điều trị gần nhất nếu thấy xuất hiện một trong những triệu chứng sau:

  • Rối loạn ý thức hoặc tâm thần.
  • Đồng tử không đều 2 bên.
  • Co giật.
  • Nôn dễ dàng nhiều lần.
  • Mất tư thế thăng bằng.
  • Rối loạn vận động một chi hoặc một phần của chi.

Nếu sau khi ngã, trẻ bị bất tỉnh thì phải đưa đi cấp cứu ngay (tai biến loại này chiếm 4% các ca chấn thương sọ não, thường xảy ra với trẻ nhỏ). Tại bệnh viện, phương pháp duy nhất có giá trị để chẩn đoán tổn thương là chụp cắt lớp hộp sọ.

Chấn thương sọ não có thể gây những biến chứng nguy hiểm như dập não, chảy máu não, tụ máu hoặc chảy máu nội sọ, tụ máu ngoài hoặc dưới màng cứng. Ở trẻ nhỏ, biến chứng tụ máu ngoài màng cứng có thể xảy ra mà không kèm theo biểu hiện mất ý thức ban đầu.

Để phòng tránh chấn thương sọ não và những hậu quả nghiêm trọng do nó gây ra, những người có con nhỏ cần lưu ý:

  • Trông nom cẩn thận khi trẻ mới biết bò, biết đi.
  • Giường nằm của trẻ cần có tấm chắn, dưới chân giường trải đệm để nếu ngã, trẻ đỡ bị chấn động.
  • Không để trẻ tự ý leo lên gác cao, cửa sổ đang mở hoặc lần bước xuống thang gác.
  • Giải thích dần cho trẻ hiểu những điều nguy hiểm có thể xảy ra khi mò mẫm đi lại.
  • Khi xảy ra chấn thương ở đầu, cần cho trẻ đi khám ngay. Nếu bác sĩ cho về nhà, trẻ vẫn phải được dõi sát theo hướng dẫn.
]]>
https://meyeucon.org/1848/xu-tri-chan-thuong-so-nao-o-tre-em/feed/ 0
Nhận biết trẻ chấn thương sọ não https://meyeucon.org/1852/nhan-biet-tre-chan-thuong-so-nao/ https://meyeucon.org/1852/nhan-biet-tre-chan-thuong-so-nao/#comments Sun, 14 Feb 2010 16:22:43 +0000 https://meyeucon.org/?p=1852 Thấy đứa con 8 tháng tuổi ngủ li bì từ 7h tối đến tận sáng hôm sau không dậy, chị Hoa (TP HCM) vội đưa con đến Bệnh viện Nhi Đồng 2. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán cháu bé bị chấn thương sọ não.


Buổi chiều trước đó, bác của bé Đoan Trang (tên con gái chị Hoa) đón cháu bé từ nhà trẻ về, đến 7 giờ tối thì bé ngủ. Sáng hôm sau, người bác định đưa Trang đến nhà trẻ thì thấy bé vẫn ngủ li bì. Lo lắng, gia đình vội đưa cháu đi khám. Thấy bệnh nhi đã ở tình trạng hôn mê sâu, các bác sĩ chẩn đoán cháu bị chấn thương sọ não, chụp C.T phát hiện máu tụ dưới màng cứng. Qua tìm hiểu, gia đình mới biết bé Trang bị ngã ở nhà trẻ.

Bác sĩ Đặng Ngọc Dũng, thuộc khoa Ngoại Bệnh viện Nhi Đồng 2, cho biết, chấn thương sọ não ở trẻ thường do tai nạn trong sinh hoạt hoặc giao thông. Các tai nạn sinh hoạt thường gặp ở trẻ là ngã cầu thang, ngã võng, bế trượt tay, ngã do sàn nhà trơn… Nạn nhân thường ở độ tuổi 1-3, đang chập chững tập đi. Còn tai nạn giao thông thường gặp nhiều ở lứa tuổi đi học, trong lúc trẻ tự đạp xe hoặc do người lớn chở…

Không ít trẻ đã bị tử vong hoặc có di chứng sau mổ do cha mẹ không phát hiện trẻ bị chấn thương, hoặc chủ quan nghĩ trẻ không hề gì nên không đưa đến bệnh viện điều trị sớm. Bác sĩ Dũng nhấn mạnh, khi bị chấn thương sọ não, bệnh nhân phải được chuyển đến bệnh viện càng nhanh càng tốt. Hiệu quả điều trị phụ thuộc nhiều vào thời gian cấp cứu. Nếu điều trị sớm, trẻ sẽ phục hồi như bình thường; ngược lại sẽ tử vong hoặc mang di chứng nặng nề.

Các dấu hiệu chấn thương sọ não

Trong trường hợp bị chấn thương đầu, nếu thấy trẻ có một trong những dấu hiệu kể sau, các bậc cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay:

  • Ngay sau ngã, trẻ bất tỉnh hơn 1 phút.
  • Ngay sau ngã, trẻ vẫn tỉnh táo nhưng sau đó một thời gian lại xuất hiện những dấu hiệu tri giác bất thường (kích động khó dỗ; ngủ nhiều; lơ mơ, tiếp xúc kém hoặc bất tỉnh hoàn toàn).
  • Sau chấn thương đầu, trẻ nôn trên 5 lần trong một thời gian ngắn hoặc nôn kéo dài hơn 6 giờ (mà trước đó trẻ bình thường).
  • Thóp của trẻ sau một thời gian chấn thương bị phồng, căng lên, kèm theo vẻ mặt xanh xao.
  • Trẻ bị chấn thương nhiều nơi, có máu chảy nhiều.

Theo bác sĩ Phạm Thị Kim Loan, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2, để hạn chế tai nạn chấn thương cho trẻ, cha mẹ nên cho con đội mũ bảo hiểm khi chở bằng xe máy. Tránh đặt trẻ nhỏ nằm ở giường quá cao so với mặt đất; phía dưới giường hoặc võng nên lót nệm. Gia đình có cầu thang cần làm cửa ngăn lại. Nhà có chấn song cầu thang thì nên làm với khoảng cách hẹp để trẻ không chui qua được. Sau khi lau nhà, sàn nhà thường rất trơn, vì nên canh chừng không cho trẻ đi lại trong lúc này. Đối với trẻ hiếu động thì phải chỉ cho trẻ biết những mối nguy hiểm có thể xảy ra khi chơi đùa, tránh leo cây, đến những nơi đang sửa chữa…

]]>
https://meyeucon.org/1852/nhan-biet-tre-chan-thuong-so-nao/feed/ 1