Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Jul 2024 02:18:03 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Chảy máu cam ở trẻ – Xử lý ra sao? https://meyeucon.org/14641/chay-mau-cam-o-tre-xu-ly-ra-sao/ https://meyeucon.org/14641/chay-mau-cam-o-tre-xu-ly-ra-sao/#respond Tue, 14 Dec 2010 00:20:43 +0000 https://meyeucon.org/?p=14641 Chảy máu cam là tình trạng xuất huyết ở mũi, đây không phải là hiện tượng hiếm gặp ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Hiện tượng này gây ra rất nhiều khó chụi, thậm chí còn gây ra hoảng sợ, tuy nhiên chảy máu cam ở trẻ không phải là tình huống trầm trọng cần cấp cứu nhưng bạn cũng cần có kiến thức cơ bản để có thể sơ cứu khi trẻ nhà bạn bị chảy máu cam.


Niêm mạc mũi dễ chảy máu vì có nhiều mạch máu tập trung với mạng lưới mao mạch rất dày. Chảy máu cam là do có sự rối loạn vận mạch, hay tổn thương niêm mạc hốc mũi hoặc do đường thở bị khô.

Trẻ nhỏ bị chảy máu cam là do thành mạch máu mỏng và sát với niêm mạc mũi hơn so với ở người lớn. Khi trẻ bị chảy máu cam thì đa số vị trí chảy máu thường ở gần phía trước của mũi, ở vách ngăn chia hai bên mũi và thường chảy máu ở một bên mũi nhưng cũng có trường hợp chảy máu cũng có thể xuất phát ở sâu hơn trong khoang mũi.

Nguyên nhân gây hiện tượng chảy máu cam:

Mũi là cửa ngỏ đầu tiên để đưa lượng khí hô hấp vào bên trong cơ thể. Do vậy, tất cả các nguyên nhân làm thay đổi hoặc tổn thương khoang mũi đều là các nguyên nhân gây chảy máu cam ở trẻ. Có rất nhiều nguyên nhân có thể kiến trẻ bị chảy máu cam và có thể phân thành các nguyên nhân như:

  • Chấn thương ở mũi: do tai nạn hay do va đập mạnh, do đánh nhau. Khi bị tác dụng lực vào mũi thì có khả năng làm vỡ các mạch máu lớn trong hốc mũi gây chảy máu và nếu nặng có thể gây mất máu với số lượng lớn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
  • Do trẻ bị mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên: như cảm cúm, viêm xoang hay do hít phải hơi độc.
  • Do các dị vật đường thở mà trẻ mắc phải: như nhét hạt cườm, hòn bi hay hạt lạc… vào trong hốc mũi.
  • Do thời tiết quá lạnh: khiến đường thở bị khô hoặc bị dị ứng trong trường hợp viêm mũi dị ứng gây ho và hắt hơi quá mức.
  • Do có sự xuất hiện của khối u trong mũi trẻ.

Xử trí

  • Khi trẻ bị chảy máu cam thì trước tiện bạn phải thật bình tĩnh, cho trẻ ngồi xuống ghế và hơi ngã ra phía trước (gập người về phía trước) sao cho vị trí mũi cao hơn vị trí tim. Vì khi ở vị trí này, máu sẽ chảy ra ngoài hai lỗ mũi mà không chảy ngược vào họng trẻ.
  • Dùng hai ngón tay (ngón cái & ngón trỏ) để bóp chặt liên tục hai cánh mũi của trẻ để chúng chụm lại với nhau trong khoảng 10 phút. Khi ấy, cho trẻ thở bằng miệng.
  • Bạn có thể sử dụng khăn lạnh đắp ở phần sống mũi củ trẻ để cầm máu.
  • Bạn nên dặn trẻ thật kỹ rằng tuyệt đối không được nuốt máu bởi nếu trẻ nuốt vào thì có thể gây nôn hoặc tiêu chảy ở trẻ sau đó.
  • Nhỏ một giọt chanh vắt vào trong lỗ mũi trẻ. Máu sẽ nhanh chóng ngừng chảy.
  • Dùng một miếng gạc lạnh hay một túi đá chườm để chườm lên trên cánh mũi. Khi máu đã ngưng chảy bạn dặn trẻ không nên khụt khịt, hắt hơi hay ngoáy mũi vì sẽ rất dễ khiến cho máu chảy lại.
  • Sau khi bạn đã cầm được máu cho trẻ, hãy rửa mặt cho trẻ thật sạch với nước lạnh, thái một củ hành và cho trẻ ngửi. Tiếp đó, bạn cũng có thể cho trẻ ăn một chút mật ong hoặc đường.
  • Sử dụng dấm rượu táo cũng là một cách hữu hiệu giúp bạn trong việc cầm máu khi trẻ nhà bạn bị chảy máu cam. Bằng cách bạn hãy ngâm một chiếc bông nhỏ trong dấm và dùng nó để nhét vào lỗ mũi. Dấm sẽ giúp máu đông lại.
  • Không để trẻ móc vào lỗ mũi hoặc là chọc bất kỳ vật gì khác vào trong hai lổ mũi. Nếu như trẻ nhà bạn bị viêm mũi dị ứng thì nên đi khám bác sĩ để được uống thuốc chữa và phòng những cơn dị ứng.

Khi nào cần đến sự can thiệp của bác sĩ?

Các trường hợp sau đây cần thiết phải đi BS ngay lập tức:

  • Lượng chảy máu nhiều và nhanh hoặc cảm thấy cơ thể trẻ đang bị mất máu (trên 15 phút).
  • Chảy máu cam ngay sau khi cho trẻ sử dụng một loại thuốc nào đó hoặc sau một chấn thương vùng đầu, mặt.
  • Có những triệu chứng khác lạ kèm với chảy máu cam như yếu mệt toàn thân, tiêu tiểu, hoặc nôn ói ra máu, xuất hiện các đốm đỏ lấm tấm dưới da, mặt xanh nhợt hoặc chảy máu cam gây bít nghẹt 2 lỗ mũi làm trẻ khó thở. Trẻ cảm thấy choáng váng, hoa mắt và yếu trong người và có biểu hiện mệt mỏi.
  • Nếu bạn đang cho trẻ sử dụng loại thuốc kháng sinh nào đó, hãy nên kiểm tra lại, bởi thuốc kháng sinh đôi khi cũng là “thủ phạm” gây nên chứng chảy máu cam ở trẻ. Trong trường hợp này tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng loại thuốc kháng sinh này cho trẻ.
  • Bạn cần hết sức chú ý bởi việc chảy máu cam thường xuyên ở trẻ có thể là dấu hiệu sớm các bệnh như của ung thư máu, rối loạn đông máu và u bướu ở vùng mũi.

Phòng tránh

  • Thường xuyên cắt móng tay cho trẻ để hạn chế khả năng trẻ tự gây tổn thương niêm mạc mũi của mình khi đùa nghịch hay có thể do vô ý.
  • Tránh lui tới thường xuyên hai trạng thái không khí nóng lạnh (như ra vào phòng lạnh liên tục) vì khi đó thời tiết thay đổi đột ngột không những kiến trẻ dễ bị chảy máu cam mà còn có nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.
  • Ngừng hút thuốc khi trong nhà có trẻ nhỏ nhằm giúp cho trẻ không bị ảnh hưởng bởi khói thuốc vì khi đó nếu bạn hút thuốc thì trẻ sẽ nhiễm khói thuốc do hút thuốc thụ động không những giúp trẻ phòng tránh được chảy máu cam mà còn giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ.
  • Khi thời tiết quá oi bức hoặc quá lạnh lẽo, bạn nên bảo vệ mũi cho trẻ bằng cách cho trẻ ở trong phòng và làm gì đó để cho không khí trong phòng được ổn định, ví dụ như bật quạt hay máy điều hòa nhiệt độ…
  • Luôn đảm bảo điều kiện thở trong không khí có duy trì độ ẩm nhất định. Môi trường và không khí khô chính là nguy cơ khiến trẻ nhà bạn dễ bị chảy máu cam.
]]>
https://meyeucon.org/14641/chay-mau-cam-o-tre-xu-ly-ra-sao/feed/ 0
Bệnh mùa nóng: Chảy máu cam https://meyeucon.org/2601/benh-mua-nong-chay-mau-cam/ https://meyeucon.org/2601/benh-mua-nong-chay-mau-cam/#comments Wed, 21 Apr 2010 12:01:45 +0000 https://meyeucon.org/?p=2601 Chảy máu cam (hay chảy máu mũi) là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, ít gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng rất dễ làm trẻ và người nhà lo lắng, sợ hãi.

Mỗi ngày, có hàng trăm ca chảy máu cam ở trẻ được bố mẹ đưa đến bệnh viện, nhưng chỉ 6 đến 10% trong số đó cần ở lại bệnh viện điều trị.

Trẻ em thường bị chảy máu cam nhiều hơn người lớn do mạch máu mỏng và sát với niêm mạc mũi. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, không ngoại trừ nguyên nhân bệnh lý.

Nóng trong người

Mũi là nơi đưa lượng khí vào bên trong cơ thể. Do vậy, tất cả các nguyên nhân làm thay đổi hoặc tổn thương khoang mũi đều dẫn tới việc chảy máu cam ở trẻ.

  • Chấn thương ở mũi: do tai nạn hay do va đập mạnh, đánh nhau. Khi bị tác dụng lực vào mũi, sẽ làm vỡ các mạch máu trong hốc mũi gây chảy máu và nếu nặng có thể gây mất máu với số lượng lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
  • Nguyên nhân sinh lý thứ 2 rất thường gặp trong mùa hè, trẻ bị nóng trong người làm cho các mạch máu, cấu trúc trong lỗ mũi bị vỡ, gây ngứa ngáy. Trẻ em thường có tật hay ngoáy mũi vô tình làm vỡ mạch máu và chảy máu cam.

Có phải là bệnh lý?

Khi không có tác động gì mà bé chảy máu cam thì phụ huynh cần kiểm tra xem trẻ có bệnh lý gì về máu không, bằng cách cho bé kiểm tra các xét nghiệm huyết học.

Theo BS Duy Long (khoa Huyết học BV Nhi Đồng 1), có rất nhiều trường hợp (nhất là bé trai) hay bị chảy máu cam, khi đã bị thì rất lâu và khó cầm máu, khi đó có thể trẻ mắc bệnh hemophilie hoặc xuất huyết giảm tiểu cầu. Đây là hai bệnh lý về huyết học tương đối thường gặp ở trẻ nhỏ. Cần phải được xét nghiệm để chẩn đoán chính xác và điều trị theo phác đồ phù hợp.

Nguyên nhân bệnh lý thứ hai là tình trạng viêm mũi ở trẻ, hiện tượng này làm cho lớp chất nhầy bảo vệ bề mặt niêm mạc mũi bị thương tổn, vì thế các mạch máu nằm ngay dưới đó và niêm mạc mũi cũng bị trầy xước hoặc rách. Viêm mũi gây kích thích tạo ra các dịch rỉ viêm, gây đau, ngứa ngáy, khó chịu, làm trẻ càng cho tay vào mũi ngoáy, gây chảy máu.

Thêm một nguyên nhân rất nguy hiểm mà phụ huynh thường bỏ qua hoặc xem thường, đó là u xơ vòm mũi họng – một bệnh lý có thể gây tử vong và nhiều tai biến nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh u xơ vòm mũi họng chỉ xảy ra ở trẻ em, thường gặp ở trẻ 6-15 tuổi, phần lớn là bé trai. Triệu chứng ban đầu là chảy máu cam, tái phát nhiều lần, số lượng máu chảy ngày càng nhiều. Sau một thời gian, nếu không được điều trị, khối u sẽ phát triển lớn và trẻ có thêm nhiều triệu chứng khác như tắc mũi, ù tai. Trường hợp nặng, có thể dẫn đến tử vong. Điều mà các bác sĩ lo ngại nhất ở bệnh này là nguy cơ chảy máu ồ ạt khi đụng vào khối u. Nếu can thiệp không khéo, máu từ khối u sẽ chảy dữ dội, khó cầm lại được. Không ít bệnh nhân đã tử vong trên bàn mổ hoặc trong giai đoạn thay gạc mũi sau phẫu thuật. Khối u càng lớn thì nguy cơ tử vong trong phẫu thuật của bệnh nhân sẽ càng cao. Nếu được phát hiện sớm khi khối u còn nhỏ, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp phẫu thuật nội soi để cắt bỏ u một cách dễ dàng. Nhưng khi khối u đã lớn, bác sĩ phải cắt xương mặt để tiến vào hốc mũi loại bỏ khối u, điều này vừa gây nguy hiểm vừa ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ cho trẻ.

Vì vậy, khi thấy trẻ em (nhất là các bé trai) có triệu chứng chảy máu cam nhiều lần, lượng máu chảy ngày càng lớn, cha mẹ nên đưa trẻ đến chuyên khoa tai mũi họng để khám và điều trị ngay, tránh để khối u phát triển lớn.

Xử lý khi chảy máu cam

Khi bị chảy máu cam, trẻ thường có tâm lý rất sợ hãi và hoảng loạn, vì vậy việc đầu tiên là giúp trẻ quên đi nỗi sợ bằng cách kể một câu chuyện, hoặc xem tivi trong lúc chờ cầm máu. Sau đó, cho bé cúi đầu ra phía trước, dùng khăn tay hoặc bông gòn để bịt lỗ mũi ngăn không cho máu chảy ra. Giữ mũi của trẻ trong vòng 10 phút, nhớ để ý thời gian chính xác, đừng giữ lâu quá. Tránh để cho bé ngửa đầu ra đằng sau trong lúc đang chảy máu cam. Làm như vậy sẽ khiến cho máu chảy xuống phía sau hốc mũi vào bao tử và có thể gây khó chịu và ói mửa. Nếu sau 20 phút, máu trong mũi của trẻ vẫn không ngừng chảy, cần phải đưa bé đến bác sĩ ngay, tránh để bé mất nhiều máu, xây xẩm.

Bố mẹ cần thường xuyên cắt móng tay cho trẻ để tránh tổn thương mũi. Mùa nóng, cho bé ăn nhiều rau, hoa quả để tăng cường vitamin C, nhắc bé uống đủ nước để tránh bị nóng và khô niêm mạc.

]]>
https://meyeucon.org/2601/benh-mua-nong-chay-mau-cam/feed/ 1