Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Jul 2024 02:18:03 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Những “công dụng” của việc cho trẻ nghe nhạc https://meyeucon.org/21236/nhung-cong-dung-cua-viec-cho-tre-nghe-nhac/ Fri, 10 Feb 2012 00:37:24 +0000 https://meyeucon.org/?p=21236 Chắc hẳn mỗi người trong chúng ta đều đã biết việc cho trẻ nghe nhạc là rất tốt, nhưng chúng ta lại có thể chưa thật sự hiểu hết những “công dụng”  của âm nhạc đối với cho trẻ.

Trí tuệ

Đúng vậy, âm nhạc có thể làm cho trẻ càng thông minh hơn. Đó là bởi vì âm nhạc có tác dụng kích thích sự phát triển của đại não, làm cho các tiểu não càng nhạy cảm hơn, càng điều hòa hơn, không những có thể rèn luyện cho khả năng ghi nhớ và cảm thụ của chúng mà còn có tác dụng nâng cao khả năng ngôn ngữ, logic và toán học.

Tính lương thiện

Âm nhạc là thứ gần gũi với tâm hồn chúng ta nhất, âm nhạc vừa đẹp đẽ lại vừa rung động lòng người. Đặc biệt là trẻ em, tâm hồn của các bé thuần khiết như một tờ giấy trắng, âm nhạc có thể dễ dàng khắc sâu vào kí ức đẹp đẽ của các bé. Bạn thử nghĩ xem, một tâm hồn nhỏ bé được thấm nhuần những nốt nhạc đẹp đẽ thì sao có thể bị vấy bẩn được chứ?

Sự nhạy cảm

Cảm xúc trong âm nhạc biểu hiện rất tinh tế, những nốt nhạc sắp xếp khác nhau sẽ cho ra những bản nhạc khác nhau. Những trẻ thích nghe nhạc không những sẽ có một thính lực nhạy bén mà còn có cảm giác nhạy bén, điều này càng thể hiện rõ hơn khi trẻ đã tập qua một nhạc cụ nào đó.

Trí tưởng tượng

Có lẽ trên thế giới này không có thứ gì trừu tượng hơn âm nhạc, nó chỉ là sự tổ hợp của âm thanh, trôi qua rất nhanh chóng, nhưng âm nhạc cũng là thứ hàm chứa rất nhiều thứ trong đó, bởi vì nó đưa đến cho ta một không gian tưởng tượng vô hạn. Vì vậy, âm nhạc là thứ giúp trẻ nuôi dưỡng trí tưởng tượng rất phong phú.

Khả năng sáng tạo

Âm nhạc hòa vào sự cảm thụ và kí ức của trẻ, kích thích khả năng sáng tạo của trẻ. Bạn có thấy đôi khi con bạn tự hát vu vơ những bản nhạc mà tự trẻ nghĩ ra không? Đó chính là khả năng sáng tạo tự phát của trẻ đối với âm nhạc đấy.

Tình cảm phong phú

Trên thế giới này có biết bao giai điệu đẹp đẽ, những giai điệu khác nhau sẽ mang đến cho con người những cảm xúc khác nhau! Sự phong phú của thế giới âm nhạc sẽ tạo ra những tâm hồn giàu tình cảm.

Tính cách thanh tao

Những nốt nhạc nhẹ nhàng cũng sẽ khiến tâm hồn của trẻ trở nên mềm mại, nhẹ nhàng, trẻ sẽ nhạy cảm hơn với những cái đẹp trong cuộc sống…

Vui vẻ

Khi trẻ nghe những bản nhạc mà trẻ yêu thích, trẻ sẽ cảm thấy vui tươi, thậm chí là còn “khoa chân múa tay” cùng những giai điệu đó, đây là sự hưởng thụ niềm vui mà trẻ không cần phải học mà vẫn có được.

]]>
Một số phương pháp giáo dục thai nhi theo tháng https://meyeucon.org/17417/mot-so-phuong-phap-giao-duc-thai-nhi-theo-thang/ https://meyeucon.org/17417/mot-so-phuong-phap-giao-duc-thai-nhi-theo-thang/#comments Sun, 12 Jun 2011 23:57:27 +0000 https://meyeucon.org/?p=17417 Bạn có biết rằng từ 4 tháng tuổi trở đi là giai đoạn não bộ của thai nhi phát triển rất nhanh. Như vậy việc giáo dục thai nhi trong giai đoạn này là cần tạo cho thai nhi nhiều động tác tích cực nhằm phát triển các giác quan và trí lực của thai nhi. Sau đây là một số phương pháp đưa ra để bạn có thể tham khảo

Giáo dục thai nhi tháng thứ 4

Thai nhi đã được 4 tháng tuổi, thai phụ nên giữ tinh thần ổn định, hài hoà, điều tiết ăn uống để mang lại lợi ích cho cả mẹ và thai nhi. Thai nhi lúc này tuy chưa mở được mắt, nhưng thị giác cơ bản đã hình thành, đặc biệt não bộ của thai nhi phát triển rất nhanh. Giáo dục thai nhi bây giờ là cần tạo cho thai nhi nhiều động tác tích cực, cần huấn luyện đối với thị lực và trí tuệ của thai nhi. Bạn có thể tham khảo các phương pháp sau đây:

Giáo dục thai nhi bằng cách chiếu sáng: Trong phòng ấm áp, người phụ nữ mang thai để lộ bụng, bạn dùng đèn pin chiếu ánh sáng ra khắp bụng, làm nhiều lần tắt bật đèn pin như thế để thai nhi có quá trình thích ứng dần dần, giảm thiếu các kích ứng không tốt cho thị lực của thai nhi. Mỗi ngày, bạn nên định chuẩn thời gian chiếu 1 – 2 lần, mỗi lần khoảng 5 phút. Có thể dùng đèn ánh sáng nhiều màu sắc, chiếu theo thứ tự, cứ 1 – 2 phút lại thay đổi màu sắc một lần. Đèn chiếu từ gần đến xa, hoặc đa dạng về hình thức nhưng tránh ánh sáng quá mạnh.

Giáo dục thai nhi bằng ngôn ngữ: Khi thai nhi được 4 tháng, bạn có thể dùng ngôn ngữ trực tiếp tiến hành giáo dục thai nhi. Giáo dục thai nhi bằng ngôn ngữ khi thai nhi đang tỉnh, đang hoạt động, mỗi ngày từ 1 – 2 phút, mỗi lần 10 phút.

Các hình thức cụ thể:

– Mở băng đĩa cho thai nhi nghe, có lời lẽ đơn giản, sinh động và hình tượng.
– Kể chuyện cổ tích cho thai nhi nghe, người mẹ có thể tự biên tập các câu chuyện cổ, hoặc đọc theo sách, hoặc đọc to các bài thơ, bài hát thiếu nhi với ngôn ngữ đơn giản, gần gũi, thân thiết, vừa để kích thích thính giác của thai nhi, vừa gắn kết tình cảm mẹ con.
– Đọc cho thai nhi nghe các tác phẩm văn học có âm vần đẹp đẽ, du dương.

Giáo dục thai nhi bằng âm nhạc: Phụ nữ mang thai có thể chọn các tác phẩm âm nhạc mà mình thích nghe để tiến hành giáo dục thai nhi bằng âm nhạc. Trước khi bắt đầu, bạn hãy nói với con của bạn: “Chúng ta cùng nghe nhạc nhé con yêu!”.

Phụ nữ mang thai nằm theo tư thế nghiêng mình, tốt nhất nằm trên ghế sofa hoặc trên tràng kỉ, không nên nằm lâu quá để tránh tử cung bị đè nén, gia tăng áp lực xuống tĩnh mạch khiến thai nhi thiếu không khí. Khi nghe nhạc, bạn nên giữ khoảng cách với loa là 1,5 – 2m, âm lượng vừa đủ, mỗi ngày 3 lần vào các buổi sáng, trưa, chiều, tối, khoảng 5 – 10 phút/lần. Nếu thời gian gấp gáp thì mỗi ngày nên nghe 2 lần là sáng và tối. Mỗi lần nghe không nên nghe quá lâu, nghe quá nhiều loại nhạc. Khi người phụ nữ mang thai nghe nhạc, nên tuỳ theo khúc nhạc mà tưởng tượng các hình ảnh tốt đẹp liên quan đến thai nhi.

Chú ý: Các bà mẹ nên chọn các loại nhạc thích hợp, có tác dụng ru ngủ, trấn tĩnh tâm hồn, loại trừ phiền não âu lo, giúp tinh thần phấn chấn, tạo cảm giác kích thích khả năng ăn uống, nâng cao trí lực.

Giáo dục thai nhi bằng vận động: Phương pháp này chính là dựa trên cơ sở vận động tự phát của người mẹ theo từng giai đoạn để có những kích thích vận động hợp lí, thúc đẩy sự phát triển của thai nhi.

Phương pháp cụ thể:

– Người mẹ nằm ngửa, toàn thân thư giãn, hai tay vuốt ve thành bụng, sau đó dùng tay vuốt lên các vị trí khác quanh bụng và quan sát sự phản ứng của thai nhi, mỗi lần 5 phút. Khi bắt đầu, các động tác nên nhẹ nhàng, trong thời gian ngắn. Qua vài lần thai nhi có phản ứng thì có thể tạo các phản ứng khác tích cực hơn. Tốt nhất bạn nên cố định thời gian hàng ngày vào buổi tối, thích hợp để tiến hành giáo dục thai nhi bằng vận động.

Giáo dục thai nhi bằng vuốt ve, vỗ về: Giai đoạn này, cha mẹ nên kế tiếp các bước giáo dục thai nhi bằng vuốt ve ở các giai đoạn trước. Nhưng điều cần chú ý là vuốt ve giai đoạn này cần kết hợp đối thoại với thai nhi, đòi hỏi tâm lí cha mẹ tham gia cần tích cực hơn. Người chồng xoa nhẹ nhàng lên bụng vợ, vuốt ve nhẹ nhàng đứa con qua bụng vợ. Người chồng tham gia gọi thai nhi sẽ tạo nên hiệu quả giáo dục thai nhi về sau càng thực tế hơn.

Giáo dục thai nhi tháng thứ 5

Khi mang thai tháng thứ 5, người mẹ nên ăn uống cho thật tốt, tạo tâm trạng thoải mái, tinh thần vui vẻ, ngoài việc ăn uống, dưỡng thai còn cần tập luyện thể thao cho thai nhi, nói chuyện… Khi mang thai được 5 tháng, cấu tạo của thai nhi cơ bản đã hoàn thành, cơ quan xúc giác tại da thịt và cơ quan cảm giác cũng hoàn thiện. Vì thế, giáo dục thai nhi nên lấy trọng điểm là cảm giác hoạt động và huấn luyện khả năng nghe. Các phương pháp cụ thể:

Giáo dục thai nhi bằng đùa vui: Khi thai nhi đạp vào thành bụng, người mẹ nên vỗ nhẹ vào nơi thai nhi vừa đạp, đợi đến lúc thai nhi đạp thì người mẹ lại vỗ nhẹ vào đó và cứ tiếp tục làm như thế. Khi mới bắt đầu, thai nhi không có phản ứng trước việc vỗ nhẹ của người mẹ, nhưng sau một thời gian nhất định, những cử động qua lại này sẽ tạo nên phản ứng tích cực cho thai nhi, thai nhi sẽ hình thành cử động đạp vào vị trí nơi người mẹ vỗ lên. Sau đó, người mẹ có thể thay đổi vị trí vỗ trên bụng, thai nhi cũng biết chuyển vị trí theo để đạp vào nơi người mẹ vỗ nhẹ tay lên. Sau này, người mẹ và thai nhi sẽ có một trò chơi để cùng vui đùa với nhau.

Giáo dục thai nhi bằng vuốt ve, tiếp xúc: Việc tiếp xúc, vuốt ve nên thực hiện khi thai nhi được khoảng 5 tháng tuổi. Người mẹ nằm trên giường, đầu không cần gối quá cao, toàn thân thư giãn, thoải mái, hai tay ôm lấy phía đầu của thai nhi, từ trên đảo xuống dưới, từ trái qua phải, cứ qua lại như thế và xoa vuốt một cách nhẹ nhàng. Bạn cần tuỳ thời gian mà chú ý phản ứng của thai nhi, nếu thai nhi cựa quậy mạnh hay đạp chân biểu hiện rõ phản ứng không thích của mình đối với sự vuốt ve và kích thích của người mẹ thì nên ngừng xoa bóp.

Nếu thai nhi thể hiện phản ứng nhẹ nhẹ thì lại tiếp tục xoa bóp, sau vài phút thì dừng hoặc thay đổi phương pháp khác như ngôn ngữ, âm nhạc… để kích thích. Thông thường, thời gian thích hợp là sáng sớm, buổi tối, khi thai nhi vận động nhiều lần thì tiến hành phương pháp này, mỗi lần nên thực hiện từ 1 – 2 lần, mỗi lần từ 5 – 10 phút.

Giáo dục thai nhi bằng âm nhạc: Khi thai nhi được 5 tháng tuổi, khả năng nghe đã được thiết lập hoàn toàn. Giáo dục thai nhi bằng âm nhạc ngoài việc nghe nhạc, thai phụ nên hát cho thai nhi nghe. Phụ nữ mang thai nên chọn các loại ca khúc trữ tình thể hiện tình cảm, cùng tưởng tượng với thai nhi.

Giáo dục thai nhi bằng ngôn ngữ: Ngoài việc người mẹ kể chuyện cổ tích cho thai nhi, còn cần mở các băng có các câu chuyện với ngôn ngữ sinh động, tình tiết thú vị, âm thanh phong phú để kích thích một cách toàn diện đại não và khả năng nghe của thai nhi. Khi mở băng đĩa không nên để máy gần bụng người mẹ và gần thai nhi.

Giáo dục thai nhi tháng thứ 6

Khi mang thai tháng thứ 6, thai nhi phát triển rất nhanh, thai phụ cần hoạt động nhiều hơn, chú ý đi bộ và đảm bảo chất dinh dưỡng cho cả mẹ và con. Lúc này, không những thai nhi hoạt động rất rõ ràng, nhịp tim cũng thể hiện rõ nét hơn, khả năng nghe cũng phát triển đến một mức hoàn thiện nhất định. Giáo dục thai nhi trong tháng này tập trung ở việc tăng cường huấn luyện khả năng nghe, mở mang trí tuệ cho thai nhi. Các phương pháp cụ thể:

Giáo dục thai nhi bằng đối thoại: Khi tiến hành giáo dục thai nhi bằng đối thoại, cha mẹ nên coi thai nhi là một đứa trẻ đã có hiểu biết, cùng con nói chuyện, bàn chuyện vui, có thể miêu tả, thuật lược lại các chi tiết trong cuộc sống gia đình như hôm nay bố mẹ đã làmgì, ăn gì, đọc gì, đi chơi ở đâu… Bạn nên chú ý những câu chuyện kể nên giản đơn và tốt nhất là lặp lại câu chuyện nhiều lần trong một thời gian để thai nhi ghi nhớ được sâu sắc.

Giáo dục thai nhi bằng âm nhạc: Người mẹ ngồi nơi thích hợp, tạo được cảm giác thoải mái về tinh thần và cơ thể để tập trung tinh thần và trí lực. Bạn hãy đặt máy phát nhạc ở cách người mẹ một khoảng cách cố định, rồi mới mở nhạc cho thai nhi nghe. Bạn nên điều chỉnh phương hướng và âm lượng của âm thanh phù hợp với thai nhi. Mỗi ngày nên cố định thời gian nghe nhạc, mỗi lần khoảng 5 – 10 phút. Nên chọn các loại âm nhạc nhẹ nhàng, vui tươi để tạo cho bạn và thai nhi cảm giác thoải mái, thư thái để bước vào giấc ngủ. Đặc biệt chú ý, khi bạn muốn thai nhi nghe thì người mẹ cũng cần chủ động cảm thụ âm nhạc.

Giáo dục thai nhi bằng vận động: Vào mỗi buổi tối, khi người mẹ nằm nghỉ trên giường, bạn nên thoải mái và nhẹ nhàng vuốt ve bụng mình, mỗi lần khoảng 5 – 10 phút. Bạn cũng có thể dùng tay đỡ nhẹ thai nhi để thai nhi tiến hành đi bộ trong bụng mẹ. Nếu có thể, bạn hãy phối hợp âm nhạc và nói chuyện để tạo hiệu quả giáo dục tốt hơn.

Giáo dục thai nhi bằng ngôn ngữ: Ngoài việc kể chuyện cổ tích, nếu có điều kiện, người mẹ nên mở băng đĩa để tự bản thân nghe và tạo cơ hội để thai nhi sớm tiếp xúc với các nguồn tin tức bên ngoài.

Giáo dục thai nhi bằng hành vi: Hành vi, cử chỉ của bố mẹ sẽ có ảnh hưởng nhất định đến thai nhi. Khi mang thai, bạn nên để cảm xúc luôn dạt dào, những hi vọng thật tốt đẹp, ăn nói nhẹ nhàng, lễ độ, sinh hoạt ổn định, giữ gìn sức khoẻ tốt… để giúp thai nhi có môi trường sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Giáo dục thai nhi tháng thứ 7

Lúc này, thần kinh cuả thai nhi được hoàn thiện thêm một bước, cảm giác cũng nhanh nhạy hơn, vì thế các “bài học” về âm nhạc, nghệ thuật mà bố mẹ dành cho thai nhi có thể nên tăng thêm.

Ngoài ra, các bà bầu còn nên đọc những tác phẩm văn học vào lúc rảnh rỗi, tuy nhiên tránh những tiểu thuyết dài và đau buồn. Những áng văn xuất sắc, cổ kim vẫn là sự lựa chọn hay của các bà bầu. Nên đi tham quan triển lãm mĩ thuật, triển lãm văn vật lịch sử, mua tranh về treo ở nhà… Bà bầu cũng nên tự làm một số đồ thủ công như đan mũ, khăn… để thể hiện tình yêu dành cho con, những điều ấy thai nhi có thể cảm nhận được.

Giáo dục thai nhi tháng thứ 8

Vào tháng thứ 8, các tổ chức cơ quan chủ yếu trong cơ thể của thai nhi đã bước đầu phát triển hoàn tất, thai nhi băt đầu “ vì sắc đẹp của mình” trở nên đầy đặn và xinh đẹp hơn. Bà mẹ mang thai thường do bụng nổi to nên thường không chú ý trang điểm, làm như vậy không lợi cho vóc dáng cơ thể, nên bỏ ra một chút công sức cho toc cho quần áo, thai nhi có thể cảm nhận được đièu ấy. Đặc biệt bà mẹ mang thai không nên lo âu vì nó rất ảnh hưởng đến thai nhi.

Nhà tâm lý học Sanmeroff và Kelly sau khi tiến hành nghiên cứu ở hơn 300 trẻ sơ sinh đã đưa ra những biến đổi của 3 khả năng để chứng minh cho việc tâm trạng lo ấu của người mẹ sẽ ảnh hưởng đến thai nhi:

–  Tâm trạng lo lắng của người mẹ gây ra những biến đổi sinh lý của hệ thống nội tiết tố, ảnh hưởng đến thai nhi bên trong tử cung
–  Tâm trạng lo lắng của người mẹ ảnh hưởng đến quá trình sinh nở đồng thời dễ bị mắc các bệnh kèm theo, từ đó mà ảnh hưởng đến thai nhi.
–  Tâm trạng lo lắng của phụ nữ mang thai trong thời gian kéo dài đến sau khi sinh nở, ảnh hưởng đến việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Ở một mức độ nào đó thì cũng có thể di truyền.

Giáo dục thai nhi tháng thứ 9

Lúc này trong cơ thể người mẹ,thai nhi tăng trưởng sức lực và trọng lượng, hoạt động ngày càng nhiều thêm, sức lực cũng lớn dần. Tuy vậy thai nhi vẫn có lúc yên tĩnh. Bà mẹ mang thai cần chú ý để nghỉ ngơi, không được kích thích thai nhi quá nhiều, nên cho thai nhi nghe tiếng nhạc du dương. Đồng thời, bà mẹ mang thai cần giảm bớt tầm trạng lo lắng, sự căng thẳng, tâm lý sợ hãi đều là những kích thích không tốt đối với thai nhi.

Các nhà khoa học cho rằng, thai nhi rất nhạy cảm với âm thanh trái tim của ngừời mẹ. Ở trong bụng mẹ, thai nhi có thể nghe thấy rất nhiều âm thanh như ruột sôi, tiếng nhu động của dạ dày…Thai nhi nghe âm thanh trái tim của ngừoi mẹ từng giờ từng phút dần dần thành hiệu ứng đồng bộ về tâm lý giữa mẹ và thai nhi

Giáo dục thai nhi tháng thứ 10

Tháng mang thai thứ 10, là lúc “ người mẹ chuẩn bị sinh con, tinh thần lạc quan, tràn đầy hi vọng, mong chờ cho sự ra đời cảu đứa con” tích cực chuẩn bị việc sinh nở, tuy nhiên không được chờ đợi một cách tích cực.

Vai trò của người chồng

Thông thường, ý thức làm bố của người chồng thể hiện muộn hơn so với ý thức làm mẹ ở người vợ. Người bố chỉ cảm thấy trách nhiệm của mình sau khi con khóc chào đời, lúc đó mới thực sự thấy yêu con và có ý thức làm bố. Nhưng nếu khi vợ có thai, người chồng chăm sóc và quan tâm tới vợ, luôn luôn quan tâm tới sự phát triển của thai nhi, chia sẻ những khó khăn nhọc nhằn với vợ ở các giai đoạn có thai thì ý thức làm bố sẽ nảy nở sớm hơn.

Nếu việc giáo dục thai nhi ở giai đoạn đầu khi mới có thai, trách nhiệm người chồng chủ yếu là làm cho tính tình người mẹ ôn hòa vui vẻ, tạo mọi điều kiện hoàn cảnh tốt cho mẹ và con thì đến giai đoạn giữa kì, thông qua phương pháp cụ thể để gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai, làm tốt vai trò người chồng, người cha.

Khi giáo dục thai, người chồng phải hỗ trợ với vợ để đặt ra nội dung giáo dục, cùng nhau nuôi dưỡng đứa con yêu với mong muốn nó vừa khỏe mạnh lại vừa thông minh.

Vai trò của người chồng

Thông thường, ý thức làm bố của người chồng thể hiện muộn hơn so với ý thức làm mẹ ở người vợ. Người bố chỉ cảm thấy trách nhiệm của mình sau khi con khóc chào đời, lúc đó mới thực sự thấy yêu con và có ý thức làm bố. Nhưng nếu khi vợ có thai, người chồng chăm sóc và quan tâm tới vợ, luôn luôn quan tâm tới sự phát triển của thai nhi, chia sẻ những khó khăn nhọc nhằn với vợ ở các giai đoạn có thai thì ý thức làm bố sẽ nảy nở sớm hơn.

Nếu việc giáo dục thai nhi ở giai đoạn đầu khi mới có thai, trách nhiệm người chồng chủ yếu là làm cho tính tình người mẹ ôn hòa vui vẻ, tạo mọi điều kiện hoàn cảnh tốt cho mẹ và con thì đến giai đoạn giữa kì, thông qua phương pháp cụ thể để gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai, làm tốt vai trò người chồng, người cha.
Khi giáo dục thai, người chồng phải hỗ trợ với vợ để đặt ra nội dung giáo dục, cùng nhau nuôi dưỡng đứa con yêu với mong muốn nó vừa khỏe mạnh lại vừa thông minh.

]]>
https://meyeucon.org/17417/mot-so-phuong-phap-giao-duc-thai-nhi-theo-thang/feed/ 2
Nhạc cho trẻ sơ sinh – Lovely Baby Classics https://meyeucon.org/15298/nhac-cho-tre-so-sinh-lovely-baby-classics/ https://meyeucon.org/15298/nhac-cho-tre-so-sinh-lovely-baby-classics/#comments Sun, 02 Jan 2011 13:19:14 +0000 https://meyeucon.org/?p=15298 Lovely Baby là dòng nhạc piano được sáng tác đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh cho tới 36 tháng tuổi. Những bản nhạc giao hưởng được chọn lọc và chuyển thể không chỉ giúp các bé sơ sinh tận hưởng không gian âm nhạc ngay từ khi chào đời, mà còn giúp các bé sớm nhận biết thế giới xung quanh thông qua ngôn ngữ âm nhạc.

Các nghiên cứu khoa học về tác động của âm nhạc với trẻ sơ sinh đã chứng minh rằng, âm nhạc chọn lọc không chỉ tác động cảm xúc của trẻ, giúp phát triển trí tuệ mà còn góp phần giúp bé thư giãn, thoải mái để hỗ trợ cho sự phát triển thể chất. Âm nhạc còn giúp cho sự gắn bó trong gia đình ngày càng khăng khít khi những điệu nhạc êm dịu giúp cho bố mẹ vượt qua những căng thẳng mệt mỏi, cùng vui với bé. Tình yêu – đó là điều mà các bạn đang mang lại cho bé thông qua những bản nhạc đó.

Nhưng hãy lưu ý, không nên bật nhạc quá to hoặc trong lúc bé ngủ bởi sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Ngoài ra cũng chưa có nghiên cứu cụ thể là bé nên nghe nhạc bao nhiêu giờ/ngày, tuy nhiên các bạn có thể cho bé nghe 2h/ngày là đủ nhé.

Dưới đây là album Nhạc cho trẻ sơ sinh – Lovely Baby Classics

Bạn có thể tải toàn bộ album tại link sau đây –> Tải nhạc

01. Fur Elise – Theme (Beethoven)
02. Minuet (Bach)
03. Ode To Joy – Theme (Beethoven)
04. Sonata Pathetique (Beethoven)
05. Theme (Mozart)
06. Air (Bach)
07. Moonlight Sonata (Beethoven)
08. Ave Maria (Bach, Gounod)
09. Jesu, Joy of Man’s Desire (Bach)
10. Lullaby (Brahms)

Bạn có thể nghe thử bản nhạc Minuet của nhạc sĩ Bach:

]]>
https://meyeucon.org/15298/nhac-cho-tre-so-sinh-lovely-baby-classics/feed/ 15
Bé có thể bị điếc do nghe nhạc từ trong bụng mẹ https://meyeucon.org/12037/be-co-the-bi-diec-do-nghe-nhac-tu-trong-bung-me/ https://meyeucon.org/12037/be-co-the-bi-diec-do-nghe-nhac-tu-trong-bung-me/#respond Tue, 07 Sep 2010 11:33:40 +0000 https://meyeucon.org/?p=12037 Hậu quả của việc cho trẻ nghe nhạc qua tai nghe đã được cảnh báo từ lâu nhưng vẫn còn rất nhiều các ông bố bà mẹ làm ngơ vì nghĩ rằng sản phẩm riêng dành cho thai nhi và trẻ em sẽ chỉ giúp con thông minh, không có tác dụng phụ.


Săn lùng sản phẩm cho con

Hiện nay không ít ông bố, bà mẹ trẻ cho rằng: Cho thai nhi nghe nhạc hoặc trò chuyện với thai nhi sẽ giúp đứa trẻ thông minh hơn khi ra đời. Chính vì vậy, những sản phẩm giúp các ông bố, bà mẹ có thể trò chuyện được cho với thai nhi và những sản phẩm tai nghe cho trẻ em trở nên đắt đỏ. Giá của các sản phẩm này có khi lên đến hàng triệu đồng nhưng không ít ông bố, bà mẹ vẫn sẵn sàng rút hầu bao với hi vọng có thể giúp con mình thông minh hơn.

Để tìm mua được bộ sản phẩm tai nghe về cho con trai bé bỏng của mình, anh Hà Văn Thuận (Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội) đã phải mất cả buổi chiều chạy đôn chạy đáo qua tất cả các shop phần mềm, tai nghe mới mua được một bộ. Anh hồ hởi cho biết: Nghe bạn bè trong cơ quan nói hiệu quả cao lắm nên anh cố lùng mua bằng được. Con trai anh đang trong thời kỳ ăn dặm, hi vọng với chiếc tai nghe này chưa quá muộn cho sự phát triển trí tuệ của bé.

Chị Lê Thị Thanh Hiên (phố Chiến Thắng, Hà Đông, Hà Nội) đang mang bầu tháng thứ 8, từ tháng thứ 4 chị đã cho con nghe nhạc thính phòng, nhạc Mozart. Mỗi khi đặt tai nghe vào bụng chị có cảm giác đứa trẻ cũng cảm nhận được nên nó đạp mạnh hơn. Quá thích thú, mỗi ngày chị lại cho con nghe nhiều hơn. Chị khoe từ ngày mang bầu chị đã thay hai lần bộ tai nghe dành cho thai nhi. Chị rinh sẵn một bộ tai nghe có giá 750 nghìn đồng dành cho trẻ sơ sinh và trẻ 3 tháng tuổi.

Anh Ngô Đức Hùng, chủ của một shop USB, tai nghe trên phố Xuân Thuỷ, Hà Nội cho biết: Khoảng hơn năm trở lại đây sản phẩm này luôn luôn đắt hàng. Khách muốn mua đều phải gọi điện đặt hàng trước. Các sản phẩm này đều chủ yếu do Trung Quốc sản xuất và được bảo hành 1 năm nên nhiều người ưa chuộng.

Giảm 30% thính giác vì thích nghe nhạc to

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những trẻ sống trong môi trường âm thanh được bật suốt ngày sẽ ít tập trung hơn và khả năng nhận thức cũng như phát triển trí tuệ, tư duy kém hơn các trẻ khác. Những đứa trẻ này sẽ rất khó dạy, tiếp thu kém. Nghe nhạc bằng tai nghe thì cả người lớn và trẻ nhỏ đều bị ảnh hưởng đến thính lực, nhưng ở trẻ nhỏ thì mức độ ảnh hưởng nặng nề hơn rất nhiều. Những trường hợp trẻ bị giảm thính lực khi đến viện khám đều chưa rõ lý do, nhưng sau tìm hiểu thì phần lớn nguyên nhân là do trẻ có nghe nhạc nhiều và nghe to.

Chị Chu Thị Nhài (TP. Nam Định) đưa con trai là cháu Bảo 4 tuổi đi khám bệnh vì thính lực giảm. Chị than thở, bạn bè đồn thổi cho trẻ nghe nhạc có thể giúp bé thông minh hơn nên từ khi mới sinh ra bé Bảo đã được bố cho nghe nhạc thay vì hát ru. Dần dần bé rất thích nghe nhạc và có thể tự điều chỉnh âm lượng.

Gần đây, Bảo có biểu hiện nói to hơn mọi người. Cháu thích nghe nhạc mạnh, vừa nghe vừa nhảy theo, chẳng để ý xung quanh. Nhiều khi mọi người thử nói bình thường nhưng Bảo vẫn không có phản ứng. Ban đầu tưởng con cố tình giả vờ không nghe nhưng dần dần chị thấy lo. Đi khám bệnh, bác sĩ cho biết Bảo bị giảm thính lực trầm trọng.

Nhiều trẻ chỉ thích nghe nhạc khi ăn, nghe càng to càng thích. Bé Nguyễn Văn Lâm (3 tuổi) ở khu đô thị Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội cũng giống với Bảo, thích nghe những bài hát trong DJ và nhạc trong Game Audition. Mẹ Lâm còn cho biết, nếu nghe thấy tiếng nhạc nhỏ là Lâm khóc thét lên, mọi người thử cho bé nghe qua tai nghe thì Lâm mới thôi khóc và nghe đến khi ngủ say. Sau một thời gian nghe nhạc mạnh, Lâm trở nên ăn to nói lớn. Tại bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán Lâm bị giảm thính lực tới 30%, bị điếc nhẹ, nếu nghe nhạc lâu ngày, Lâm có thể bị điếc tạm thời.

Cho con nghe nhạc chưa chắc đã thông minh

Theo PGS, TS Nguyễn Viết Tiến (Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương): “Cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào khẳng định vai trò của những kích thích bằng âm nhạc đến sự phát triển trí tuệ của thai nhi. Thông thường đến tháng thứ tư, thai nhi có thể phản ứng với những âm thanh bên ngoài nhưng không phải thai đạp mạnh là biểu hiện thích nghe nhạc. Chủ yếu thời gian trong bụng mẹ thai nhi đều ngủ. Khi nghe âm thanh bất ngờ làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ do vậy có thể gây rối loạn nhịp sinh học. Nhiều ông bố bà mẹ có thói quen mở nhạc thật to vì sợ con không nghe thấy là sai lầm. Bởi lẽ, nước ối có khả năng khuyếch đại âm thanh, nếu nghe to sẽ ảnh hưởng đến thính lực của đứa bé sau khi ra đời”.

Theo TS. Lương Hồng Châu – PGĐ – Trưởng khoa Tai thần kinh – Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, tuyệt đối không được cho trẻ nghe nhạc quá lớn nhất là nghe qua tai nghe. Khi cho trẻ nghe qua tai nghe, người lớn không thể kiểm soát được cường độ âm thanh lớn hay nhỏ nên trẻ dễ bị ảnh hưởng tới thính lực.

TS. Châu cho rằng: Để dễ hình dung nhất về thính lực, chúng ta nên hình dung bằng chính mắt của mình. Mắt người nhìn ở một cường độ sáng bình thường, nếu sáng quá sẽ dẫn đến chói mắt, ảnh hưởng đến thị lực. Tai người cũng vậy. Tai cũng có ngưỡng của nó nếu vượt quá sẽ ảnh hưởng đến thính lực.

“Chỉ cho trẻ nghe khi có sự kiểm soát được âm thanh, và chỉ nghe trong một thời gian nhất định. Thực tế đã có nhiều người bị điếc vì nghe nhạc qua tai nghe” -TS. Châu nhấn mạnh.

]]>
https://meyeucon.org/12037/be-co-the-bi-diec-do-nghe-nhac-tu-trong-bung-me/feed/ 0
Cho bé nghe nhạc từ trong bụng mẹ https://meyeucon.org/11405/cho-be-nghe-nhac-tu-trong-bung-me/ https://meyeucon.org/11405/cho-be-nghe-nhac-tu-trong-bung-me/#comments Mon, 16 Aug 2010 11:29:04 +0000 https://meyeucon.org/?p=11405 Nghe nhạc trong khi mang thai hiện đang là một phong trào khá phổ biến. Tuy nhiên trước khi quyết định đưa nhạc vào trong cuộc sống thời kỳ mang thai, các mẹ hãy xem một vài điều lưu ý sau đây:

Cho bé nghe nhạc từ khi còn trong bụng mẹ có đem lại hiệu quả tích cực?

Khi Smriti mang thai, cứ 2 lần một ngày cô đều nghe đĩa nhạc bhajancs, một lần vào buổi sáng, một lần vào buổi tối. Khi con trai cô ra đời, mỗi làn cậu bé khóc, cô bật lại đĩa nhạc đó lên và cậu bé nín ngay. Khi mang thai, cô đã nghe nhạc, một loại nhạc du dương, êm dịu. Có thể nói đây chính là điều thông minh nhất cô đã làm. Con trai của cô cũng là một đứa trẻ khá điềm đạm và hiền lành, khi cô chứng kiến cảnh các bạn bè của mình đánh vật với con khi con khóc, cô đã thầm cảm ơn mẹ vì mẹ đã đưa ra lời khuyên thật sáng suốt cho cô.

Có cần thiết phải nghe nhạc thật êm dịu, nhẹ nhàng không?

Các nghiên cứu cho thấy, bạn không nhất thiết phải nghe các loại nhạc có tiết tấu chậm. Nhạc pop cũng có thể trấn an tinh thần bé yêu, vì con bạn sẽ dễ tìm nhận thấy nhịp và giải điệu của âm nhạc. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng nhịp thở của bé sẽ thay đổi theo nhịp của bản nhạc, nghe nhạc với nhịp đập nhanh và mạnh có thể khiến bé bị căng thẳng.

Loại nhạc nào tốt nhất?

Rất nhiều nghiên cứu khác nhau cho thấy cây cối đặt trong môi trường bật nhạc cổ điển liên tục sẽ phát triển và tốt tươi. Mặt khác, các cây đặt trong môi trường có âm nhạc ồn ào như rock sẽ héo hon, ủ rũ. Loại nhạc ồn ào, mạnh mẽ có tác động tiêu cực hoàn toàn với thực vật.

Mặc dù điều này không có nghĩa là nó sẽ có tác động tiêu cực tương tự đối với bé, nhưng loại nhạc này không êm dịu, nó không có tác dụng tích cực cho cả mẹ và bé. Hơn nữa, các nhịp đập lộn xộn và đột ngột có thể khiến bé giật mình. Nhạc tôn giáo hoặc kinh mang đến những rung động tích cực sẽ rất tốt cho bé. Có thể nghe hỗn hợp các loại nhạc cổ điển, pop, nhạc tôn giáo hoặc thánh ca.

Nhạc có giúp trẻ thông minh hơn?

Không có bằng chứng nào hỗ trợ cho giả thuyết rằng bé nghe nhạc từ trong bào thai sẽ thông mình hơn, mặc dù các nghiên cứu đã khuyến khích trẻ ở độ tuổi 3 – 4 tuổi nghe một loại nhạc nào đó, đặc biệt là các bản nhạc có thể kích thích kỹ năng học toán.

Giúp trẻ nghe nhạc như thế nào?

Đừng mong chờ bé sẽ nghe nhạc nếu bạn nghe nhạc bằng ipod với tai nghe. Bạn cần bật nhạc bằng dàn đĩa, hoặc có thể đặt tai nghe vòng qua bụng nếu bạn không thích nghe nhạc. Không được bật nhạc quá to. Nhau thai truyền âm thanh rất tốt và bé có thể nghe nhạc dù bạn bật ở volume nhỏ.

Trẻ nghe nhạc bao nhiêu là đủ?

Mọi thứ quá lên đều không tốt. Dĩ nhiên, mặc dù bạn có thể nghe nhạc trong khoảng thời gian dài, nhưng nếu bạn cho tai nghe vào bụng để con bạn trực tiếp nghe, thì hãy chỉ hạn chế trong 2 tiếng 1 ngày để không cản trở quá nhiều đến giấc ngủ và nhịp thở của bé.

]]>
https://meyeucon.org/11405/cho-be-nghe-nhac-tu-trong-bung-me/feed/ 7
Thai nhi có thể điếc do nghe nhạc phát triển thông minh https://meyeucon.org/6604/thai-nhi-co-the-diec-do-nghe-nhac-phat-trien-thong-minh/ https://meyeucon.org/6604/thai-nhi-co-the-diec-do-nghe-nhac-phat-trien-thong-minh/#respond Tue, 06 Jul 2010 08:21:02 +0000 https://meyeucon.org/?p=6604 Chưa có bằng chứng khoa học khẳng định cho thai nhi nghe nhạc sẽ giúp phát triển trí thông minh của bé sau này. Ngược lại, nghe nhạc không đúng có thể khiến trẻ có nguy cơ về thính giác.

Lợi ích mơ hồ

Mặc dù giá khá cao, từ vài trăm nghìn đến hàng triệu đồng một sản phẩm, nhưng các thiết bị nghe nhạc hoặc trò chuyện với thai nhi vẫn được nhiều ông bố bà mẹ săn lùng. Theo quảng cáo của nhà sản xuất, những sản phẩm này giúp em bé phát triển trí tuệ từ trong bụng mẹ và sau này sẽ thông minh, hoạt bát hơn.

Nhưng theo TS Janet DiPietro, chuyên gia Tâm lý học Đại học Johns Hopkins (Anh), thông tin này hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Đến nay, chưa có nghiên cứu nào khẳng định vai trò của những kích thích bằng âm nhạc đến sự phát triển trí tuệ của thai nhi. Một số bà mẹ cho rằng, thai nhi tỏ ra vui vẻ, thư giãn khi được nghe các giai điệu quen thuộc. Nhưng TS DiPietro cho biết, đó chỉ là cảm giác chủ quan của thai phụ.

Hiện tại, các nhà khoa học đã ghi nhận rằng, thai nhi từ tháng thứ tư đã có phản ứng với các giai điệu âm nhạc cũng như những âm thanh khác của thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, người ta không biết đó là biểu hiện của sự thích thú hay khó chịu.

Một số nghiên cứu cho thấy, thai nhi cử động, hít thở theo nhịp nhạc. Nhưng giới chuyên môn cũng chưa biết liệu điều này có tốt cho bé hay không. Dù sao, âm nhạc vẫn có thể mang lại những lợi ích nhất định đối với thai nhi. Dễ thấy nhất là âm nhạc giúp bà mẹ mang thai thư giãn, ngủ ngon hơn và điều này tốt cho sự phát triển của bào thai.

Tối đa 1h/ngày, mỗi lần khoảng 20 phút

TS Nguyễn Viết Tiến, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản TW cũng cho hay, hiện nay ở Việt Nam chưa hề có tài liệu, nghiên cứu nào chính thống về vấn đề trẻ có thông minh hay không khi nghe nhạc từ trong bụng. Người dân vẫn chỉ làm theo một cách mơ hồ mà không có hướng dẫn cụ thể. Việc lạm dụng quá mức hoặc không biết cách sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ hơn đối với trẻ khi được sinh ra.

Ảnh hưởng đến thính giác và giấc ngủ của thai nhi

Ngoài ra, TS Tiến cũng nhấn mạnh rằng, thai nhi như trẻ vừa sinh hay cũng như người lớn chỉ tiếp nhận một lượng âm thanh nhất định. Nếu to quá, khi sinh ra thính giác của trẻ có thể không tốt. Đấy là chưa kể đến sẽ ảnh hưởng đến sự xáo trộn về sinh lý của trẻ trong bụng.

Thai nhi ngủ phần lớn thời gian trong bụng mẹ. Nếu bật nhạc cho bé nghe nhiều sẽ làm gián đoạn giấc ngủ, ảnh hưởng đến nhịp sinh học của bé.

Ngoài ra, nước ối có khả năng khuếch đại rất tốt những âm thanh trầm (như tiếng guitar bass) và tiếng nói của người mẹ. Thói quen bật nhạc thật to vì sợ thai nhi không nghe rõ, nhất là khi áp sát tai nghe vào thành bụng hoặc dùng các thiết bị truyền âm đặc biệt để nói chuyện với thai nhi có thể gây hại cho thính giác non nớt còn đang phát triển của bé.
Nguy hiểm hơn, mức độ an toàn của các thiết bị hỗ trợ giáo dục thai nhi từ trong bụng mẹ như máy nghe nhạc, thiết bị trò chuyện với thai nhi… đều chỉ là thông tin do nhà sản xuất cung cấp, chưa được kiểm chứng bằng các nghiên cứu khoa học hay cơ quan có thẩm quyền – một nghiên cứu của TS Janet DiPietro chỉ rõ như vậy.

Tối đa 1h/ngày, mỗi lần khoảng 20 phút

Các chuyên gia khuyên, nếu nghe nhạc hãy để ở mức độ nhẹ nhàng, du dương, không quá 70dB. Nếu cho thai nhi nghe nhạc bằng cách dùng tai nghe áp vào thành bụng thì mỗi ngày chỉ tối đa 1 giờ, mỗi lần khoảng 20 phút. Nên nghe lúc thai nhi tỉnh dậy. Tránh để loa ngoài gần bụng. Nếu để tai nghe gần bụng chỉ để âm lượng khoảng 70dB vì những âm thanh ở quá gần nếu kéo dài có thể khiến thai nhi bị giật mình, kích thích.

]]>
https://meyeucon.org/6604/thai-nhi-co-the-diec-do-nghe-nhac-phat-trien-thong-minh/feed/ 0
Âm nhạc ảnh hưởng đến tư duy logic và toán học của bé https://meyeucon.org/6206/am-nhac-anh-huong-den-tu-duy-logic-va-toan-hoc-cua-be/ https://meyeucon.org/6206/am-nhac-anh-huong-den-tu-duy-logic-va-toan-hoc-cua-be/#respond Tue, 22 Jun 2010 07:46:51 +0000 https://meyeucon.org/?p=6206 Hỏi: Con gái tôi được một tuổi, bé sớm tỏ ra nhanh nhẹn và rất tinh nghịch. Tôi thường cho con nghe rất nhiều thể loại nhạc khác nhau vào mỗi sáng khi bé thức giấc và buổi tối trước khi bé ngủ. Tôi để ý, khi bé ngủ, tôi cho nghe nhạc thì bé ngủ sâu hơn. Những khi bé khóc, tôi bật nhạc một lúc là bé không khóc nữa và bắt đầu tập trung chú ý. Xin hỏi bác sĩ cho bé nghe nhạc nhiều như thế có ảnh hưởng gì không? Ở lứa tuổi của bé, tôi nên lựa chọn những loại nhạc gì và cho bé nghe như thế nào cho hợp lý?

Trả lời: Nhiều nghiên cứu cho thấy âm nhạc có tác dụng rất lớn đến sự phát triển trí não của trẻ. Vì khi nghe nhạc, vùng não được kích thích cũng chính là vùng có ảnh hưởng đến khả năng tư duy logic và toán học nên sẽ rất tốt cho khả năng học hỏi của bé sau này.

Đặc biệt, khi trẻ chơi một nhạc cụ nào đó sẽ có sự phối hợp của nhiều chức năng trong hoạt động não bộ: tế bào thần kinh thị giác, thính giác được kích thích dẫn truyền xung động thần kinh về não. Thông tin được não xử lý sẽ truyền về cơ quan đáp ứng giúp các ngón tay của bé sử dụng nhạc cụ chính xác hơn khéo léo hơn.

Hơn nữa, một phân tích tổng hợp với 15 nghiên cứu về tác động của âm nhạc cho thấy rằng, trẻ em học nhạc có khả năng về không gian và thời gian tốt hơn những trẻ không học nhạc (Hetland, 2000). Em bé 2 ngày tuổi đã nhận biết được âm thanh và phản ứng lại. Hai tháng tuổi, trẻ đã thích nghe nhạc hòa tấu và tiếng hát.

Việc cho trẻ làm quen với âm nhạc là hoàn toàn cần thiết, bạn nên lựa chọn những loại nhạc phù hợp với độ tuổi. Với trẻ một tuổi, trò chơi âm nhạc ngoài việc phát triển các giác quan còn phát triển thêm khả năng phối hợp mắt – tay, sử dụng các kỹ năng của ngón trỏ như dàn đàn gỗ, trống gõ, chuông lắc các loại…. Hợp lý nhất là loại nhạc bé thích, không giới hạn thời gian trừ lúc ngủ nhưng có thể nghe trước khi đi ngủ với loại nhạc êm dịu, như thế sẽ giúp bé thoải mái hơn, từ đó dễ ngủ hơn.

Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến dinh dưỡng hợp lý cho bé vì đây là nền tảng cho mọi sự học hỏi và phát triển của trẻ.

Bác sĩ Thái Thanh Thủy – Trưởng khoa Tâm lý, Bệnh viện Nhi Đồng 2

]]>
https://meyeucon.org/6206/am-nhac-anh-huong-den-tu-duy-logic-va-toan-hoc-cua-be/feed/ 0
Nghe nhạc Mozart có giúp trẻ thông minh hơn? https://meyeucon.org/3758/nghe-nhac-mozart-co-giup-tre-thong-minh-hon/ https://meyeucon.org/3758/nghe-nhac-mozart-co-giup-tre-thong-minh-hon/#respond Sat, 08 May 2010 10:37:31 +0000 https://meyeucon.org/?p=3758 Từ trước đến nay, nhất là các bà bầu luôn rỉ tai nhau rằng nghe nhạc Mozart trong lúc mang thai sẽ giúp đứa trẻ thông minh hơn. Thực tế có đúng như vậy không?


Năm 1993, nhà tâm lý học người Mỹ thuộc Đại học California ông Frances H.Rauscher đã công bố kết quả nghiên cứu của mình về những tác dụng của nghe nhạc Mozart. Tài liệu có tên là “Hiệu ứng Mozart” của ông nói rằng nghe nhạc Mozart giúp chúng ta thông minh hơn. Ngay lập tức những cửa hàng băng đĩa trên toàn thế giới đã tràn ngập bộ đĩa “collection” nhạc cổ điển và lời quảng cáo vô cùng hấp dẫn “nhạc Mozart giúp chúng ta thông minh hơn”

Tuy nhiên, các nhà tâm lý thuộc đại học Viên (Áo) mới đây đưa ra kết luận phủ nhận một phần kết quả mà ông Frances H.Rauscher đã công bố. Dựa vào 39 công trình nghiên cứu quốc tế về tác động của nhạc Mozart với trí thông minh của con người, các nhà khoa học Áo cho rằng, âm nhạc Mozart là rất tốt và có nhiều tác động tích cực, nhưng nó không phải là yếu tố quyết định giúp cho chúng ta thông minh hơn.

Ông Jakob Pietschnig trưởng nhóm nghiên cứu đã phát biểu trên tờ Thời báo Áo (Austrian Times) rằng “Nhạc Mozart là một thứ âm nhạc bác học, điều đó không sai, chúng ta nên nghe nhạc Mozat, nhưng nghe nhạc Mozart giúp ta thông minh hơn thì điều đó còn cần thêm rất nhiều nghiên cứu khoa học để rút ra kết luận”.

Dù sao thì những bản nhạc dành cho bà bầu, nhất là những giai điệu du dương nhẹ nhàng cũng làm giảm căng thẳng cho cả mẹ và bé, gián tiếp góp phần giúp cho sức khỏe tâm lý của bé khi chào đời được tốt đẹp hơn.

]]>
https://meyeucon.org/3758/nghe-nhac-mozart-co-giup-tre-thong-minh-hon/feed/ 0
Để bé sinh ra cứng cáp và thông minh https://meyeucon.org/370/de-be-sinh-ra-cung-cap-va-thong-minh/ https://meyeucon.org/370/de-be-sinh-ra-cung-cap-va-thong-minh/#comments Sun, 21 Mar 2010 07:46:22 +0000 https://meyeucon.org/?p=370 Mun mới 8 tháng nhưng ai gặp cũng khen cứng cáp và thông minh. Bà nội bảo đó là nhờ việc mẹ Mun ăn uống và chăm sóc bé đúng cách từ khi mới mang bầu được 1 tháng.

Cho bé nghe nhạc nhưng phải đúng cách

Điều này các mẹ nghe thấy có vẻ quá nhàm chán và cũ rích rồi. Nhưng phải cho bé nghe nhạc đúng cách thì mới phát huy được hiệu quả một cách tối ưu.

Để âm nhạc kích thích sự phát triển về thể chất của bé, mẹ nên đặt tai nghe lên trên vùng bụng, chọn những giai điệu nhẹ nhàng. Ngày nào mẹ cũng nên cho bé nghe nhạc vào một giờ cố định, tốt nhất là vào tầm 6 giờ sáng và 9 giờ tối. Điều này rất tốt cho việc cổ vũ em bé hoạt động và xây dựng đồng hồ sinh học cho bé.

amnhacgiuphoant3.jpg image by trumcongngheso

Cho bé nghe những đĩa/băng ghi âm truyện cổ tích và phát âm tiếng Anh

Theo rất nhiều các tài liệu sách báo mà mẹ Mun tham khảo và được bác sỹ tư vấn, khi bé được khoảng 8 tháng tuổi, ngoài âm nhạc, nên cho bé nghe giọng đọc các chữ cái tiếng Anh, các truyện cổ tích, những bài ca dao, đồng dao, hát ru tiếng Việt… Điều này giúp cho hệ thần kinh của bé sau khi ra đời sẽ phát triển rất tốt và tiếp thu rất nhanh.

Điều quan trọng nhất là tâm lý mẹ phải luôn vui vẻ, lạc quan, yêu đời. Điều này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tính tình và tâm lý của bé.

Chế độ ăn đa dạng, đảm bảo đúng và đủ chất dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng cho các mẹ trong thời kỳ mang bầu cũng rất quan trọng. Thực đơn phải đảm bảo đúng và đủ chất dinh dưỡng, đa dạng giúp bé phát triển một cách toàn diện nhất.

  • 3 tháng đầu tiên, mẹ cũng chưa cần tẩm bổ nhiều quá, vì lúc này bé chưa cần nhiều chất dinh dưỡng.
  • 6 tháng tiếp theo, bé phát triển nhanh, mẹ cần ăn uống đầy đủ và đầy đủ dưỡng chất.
  • Mẹ nên ăn theo nhu cầu của cơ thể nhưng mỗi tuần nên ăn đủ ít nhất là 40 loại thức ăn gồm các loại rau, thịt, cá… khác nhau.
  • Ưu tiên các loại thức ăn tự nhiên, sau đó mới tiếp tục chọn các thức ăn chế biến sẵn.
  • Nên ăn các loại rau có màu xanh đậm như súp lơ, mùng tơi… để cung cấp cho em bé lượng axit folic cần thiết để phát triển hệ thần kinh. Axit folic là chất cơ thể không dự trữ được, nên phải ăn liên tục, thường xuyên.
  • Uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ tránh bị táo bón trong thai kỳ.
  • Tránh ăn đồ cay, nóng, lạnh, tiết canh.
  • Khám thai định kì hàng tháng. Nên bổ sung thêm Mageum và chất sắt để đỡ bị chuột rút và tê chân, tay.

Một số mẹo dân gian mẹ Mun cũng áp dụng và thấy rất hiệu quả:

  • Mua lươn về nấu cháo ăn liên tục để con sinh ra không nhiều mồ hôi trộm.
  • Ăn nhiều tôm, cua, ghẹ, cá, trứng vịt lộn để con phát triển cứng cáp và nhanh biết đi.

Theo Mẹ Mun – aFamily.vn

]]>
https://meyeucon.org/370/de-be-sinh-ra-cung-cap-va-thong-minh/feed/ 1