Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Jul 2024 02:18:03 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Thừa canxi và thừa vitamin D nguy hại thế nào? https://meyeucon.org/14353/thua-canxi-va-thua-vitamin-d-nguy-hai-the-nao/ https://meyeucon.org/14353/thua-canxi-va-thua-vitamin-d-nguy-hai-the-nao/#comments Sun, 05 Dec 2010 18:38:38 +0000 https://meyeucon.org/?p=14353 Hỏi: Tôi muốn hỏi dấu hiệu của thừa canxi như thế nào? Tôi biết thừa Vitamin D sẽ gây ngộ độc? Thừa Canxi có thể gây xương cứng sớm, kiểu như thóp mụ liền sớm không?

Trả lời: Canxi khó hấp thu trong cơ thể hoàn toàn, thông thường chỉ 40 – 60% canxi được hấp thu vào cơ thể so với lượng canxi được đưa vào. Ở những bệnh lý như ung thư, u đa tủy, bệnh ký thượng thận… thì canxi mới được hấp thu vào nhiều. Khi canxi nhiều trong cơ thể thì em bé sẽ bị táo bón, giảm chức năng thận, giảm hấp thu các chất khoáng khác như sắt, kẽm, magie, photpho…

Vitamin D có vai trò quan trọng trong vấn đề hấp thu canxi, tuy nhiên nếu vitamin D được cung cấp nhiều thì có thể gây ngộ độc như: bứt rứt, tăng động, co giật, do đó tốt nhất không nên tự động uống vitamin D, nên dùng vitamin D từ thiên nhiên (tắm nắng cho bé). Thóp trước đóng ở trẻ từ 8 tháng đến 1 tuổi là bình thường. Nếu đóng sớm có thể là do nguyên nhân khác chứ chưa hẳn là do thừa canxi.

]]>
https://meyeucon.org/14353/thua-canxi-va-thua-vitamin-d-nguy-hai-the-nao/feed/ 1
Trẻ thiếu vitamin D dẫn đến béo phì https://meyeucon.org/13908/tre-thieu-vitamin-d-dan-den-beo-phi/ https://meyeucon.org/13908/tre-thieu-vitamin-d-dan-den-beo-phi/#respond Sun, 21 Nov 2010 12:54:47 +0000 https://meyeucon.org/?p=13908 Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học thuộc Trường đại học Michigan cho biết, những trẻ em thiếu vitamin D thường tăng cân nhanh hơn so với những trẻ khác có đủ vitamin D.

Eduardo Villamor, tác giả chính của nghiên cứu và các đồng nghiệp bắt đầu đo lượng vitamin D trong máu của một nhóm gồm 479 trẻ ở độ tuổi từ 5-12, đến từ Bogota, Colombia vào năm 2006. Họ cũng đo ba chỉ số chất béo của cơ thể theo thời gian: chỉ số cơ thể, chu vi vòng eo và tỷ lệ gấp da từ dưới xương vai cho đến cơ ba đầu.

Kết quả cho thấy, những trẻ có lượng vitamin D thấp nhất vào lúc bắt đầu nghiên cứu có xu hướng tăng cân nhanh hơn so với những đứa trẻ có hàm lượng vitamin D cao hơn.

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí American Journal of Clinical Nutrition cho thấy hàm lượng vitamin D thấp có thể làm cho trẻ em trên toàn cầu có nguy cơ bị béo phì, ngay cả Colombia – một vùng cận nhiệt đới nơi người ta thường không nghĩ là bị thiếu hụt vitamin D vì cho rằng ánh nắng mặt trời rất nhiều ở đây.

Tuy nhiên, Villamor nói rằng cũng có nhiều lý do người dân ở khí hậu cận nhiệt đới không tiếp xúc đủ với ánh nắng mặt trời, và các nghiên cứu trước đây cũng cho thấy, người dân ở các vùng cận nhiệt đới khác như Brazil, Costa Rica cũng thiếu vitamin D.

]]>
https://meyeucon.org/13908/tre-thieu-vitamin-d-dan-den-beo-phi/feed/ 0
Bổ sung canxi cho trẻ thế nào? https://meyeucon.org/13347/bo-sung-canxi-cho-tre-the-nao/ https://meyeucon.org/13347/bo-sung-canxi-cho-tre-the-nao/#comments Tue, 26 Oct 2010 16:44:42 +0000 https://meyeucon.org/?p=13347 Hỏi: Con trai em 6 tháng tuổi. Cháu nặng 8,7 kg. Lúc mới sinh trông tóc cháu rất rậm và đậm màu nhưng nay tóc cháu lại thưa và nhạt màu hơn. Tóc cháu cũng mọc rất chậm, em có cắt tóc cho cháu 1 lần từ lúc cháu gần 3 tháng tuổi và tóc cháu mọc không đều. Chỉ có phần đỉnh đầu là tóc mọc tốt, còn lại hầu như tóc không mọc. Em nghe nói các mẹ hay cho con uống vitamin D Aquadetrim. Xin bác sỹ tư vấn em có thể cho con uống được không? Liều lượng thế nào? Cháu có cần bổ sung chất gì nữa không? Cháu bú mẹ hoàn toàn từ lúc sinh. Khoảng 1 tháng nay em đi làm nửa ngày nên cháu mới ăn thêm 2 bình sữa ngoài. Em cho cháu ăn 2 bữa bột ngọt, ăn váng sữa.

Trả lời: Với các dấu hiệu em mô tả thì có khả năng cháu bị còi xương. Em có thể cho con uống Aquadetrim 3 giọt/ngày x 3 tuần sau đó giảm 2 giọt/ngày cho đến khi bé 2 tuổi.

Ngoài ra cho cháu uống thêm khoảng 300mg canxi và 5 mg kẽm mỗi ngày trong 2 – 3 tuần. Nên cho bé tắm nắng vào buổi sáng trước 9h mỗi ngày 30 phút. Chế độ ăn hiện tại như vậy là được, cháu có thể ăn được bột mặn rồi, em nên đổi bữa để cháu ăn ngon miệng hơn.

Bác sỹ Lê Thị Hải – Viện dinh dưỡng Quốc gia

]]>
https://meyeucon.org/13347/bo-sung-canxi-cho-tre-the-nao/feed/ 21
Trẻ nhỏ thiếu vitamin D, tăng nguy cơ mắc chứng tâm thần phân liệt https://meyeucon.org/12789/tre-nho-thieu-vitamin-d-tang-nguy-co-mac-chung-tam-than-phan-liet/ https://meyeucon.org/12789/tre-nho-thieu-vitamin-d-tang-nguy-co-mac-chung-tam-than-phan-liet/#respond Tue, 28 Sep 2010 15:53:53 +0000 https://meyeucon.org/12789/tre-nho-thieu-vitamin-d-tang-nguy-co-mac-chung-tam-than-phan-liet/ Các nghiên cứu về tác dụng của vitamin D đều chỉ ra rằng: vitamin D rất cần thiết cho sự phát triển não bộ ở trẻ nhỏ.

Song không chỉ đơn giản là cần thiết, việc thiếu vitamin D còn có thể làm gia tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh về xương và thậm chí là gia tăng nguy cơ mắc chứng tâm thần phân liệt khi đứa trẻ lớn lên. Kết luận này do nhóm các nhà khoa học thuộc Viện não Queensland – Đan Mạch đưa ra sau khi so sánh nồng độ vitamin D ở các trẻ em bị mắc chứng tâm thần phân liệt với nồng độ vitamin D trong máu ở các trẻ khoẻ mạnh, nhóm khoa học Queensland đã nhận định: chính sự thiếu hụt vitamin D khi còn nhỏ đã làm tăng gấp hai lần nguy cơ mắc chứng tâm thần phân liệt cho trẻ khi lớn lên.

]]>
https://meyeucon.org/12789/tre-nho-thieu-vitamin-d-tang-nguy-co-mac-chung-tam-than-phan-liet/feed/ 0
Sử dụng vitamin D phòng bệnh còi xương cho trẻ em https://meyeucon.org/11060/su-dung-vitamin-d-phong-benh-coi-xuong-cho-tre-em/ https://meyeucon.org/11060/su-dung-vitamin-d-phong-benh-coi-xuong-cho-tre-em/#comments Mon, 09 Aug 2010 07:27:08 +0000 https://meyeucon.org/?p=11060 Hỏi: Tôi có con nhỏ 1 năm tuổi. Nhân một lần cháu bị ho, tôi cho cháu đi khám và được biết cháu còn bị còi xương nữa, mặc dù trông cháu cũng không bé lắm. Khi có thai, tôi vẫn ăn uống bình thường mà sao cháu vẫn bị còi xương. Vậy bệnh còi xương có nguy hiểm không? Cách phòng bệnh này ra sao?

Trả lời: Còi xương là một bệnh loạn dưỡng xương có liên quan tới rối loạn chuyển hoá canxi và phospho do thiếu vitamin D, là bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ. Còi xương là một bệnh toàn thân, không những chỉ ảnh hưởng tới hệ xương mà còn ảnh hưởng tới các cơ quan khác: hệ thần kinh, cơ, máu… Ngoài ra trẻ bị còi xương rất hay mắc các bệnh về hô hấp như viêm phổi…

Vitamin D là một yếu tố cần thiết để cơ thể hấp thu đủ canxi. Khi thiếu vitamin D sẽ làm giảm hấp thu canxi ở ruột, gây tình trạng canxi ở máu giảm làm tăng tiết hormon cận giáp sẽ dẫn tới hậu quả: Giảm tái hấp thu phosphat ở thận, làm giảm phosphat máu gây ra các dấu hiệu rối loạn chức năng của hệ thần kinh như kích thích, vã mồ hôi… và huy động canxi ở xương vào máu gây loãng xương.

Có hai nguồn chủ yếu cung cấp vitamin D cho cơ thể:

– Ngoại sinh:

Các thức ăn chỉ cung cấp rất ít vitamin D, khoảng từ 20 – 40 đơn vị/ngày(10 đơn vị/1 lít sữa bò, trên 50 đơn vị/1 lít sữa mẹ). Chỉ có dầu gan cá là giàu vitamin D. Nguồn vitamin D này được hấp thu ở hỗng tràng, hồi tràng nhờ có vai trò của mật.

– Nội sinh:

Đây là nguồn cung cấp vitamin D chủ yếu cho cơ thể. Vitamin D được tổng hợp từ chất 7-Dehydrocholesteron ở dưới da dưới tác dụng bức xạ của tia cực tím trong ánh sáng mặt trời thành cholecalciferol (vitamin D3). Mức độ tổng hợp rất khác nhau tuỳ theo điều kiện khí hậu, mức độ ô nhiễm không khí, mức độ chiếu nắng của mặt trời và sắc tố trên da. Với mức độ chiếu sáng của chúng, cơ thể ta có thể tổng hợp đủ nhu cầu vitamin D cho cơ thể (50-100 đơn vị vitamin D/ngày). Vì vậy cho trẻ tắm nắng hàng ngày là cần thiết để cơ thể trẻ tự tổng hợp vitamin D.

Để phòng bệnh còi xương ở trẻ, với người mẹ trong thời gian mang thai và cho con bú cần phải tắm nắng, nghĩa là cần có thời gian hoạt động ngoài trời, có chế độ ăn uống đầy đủ. Vào những tháng cuối của thời kỳ mang thai nên ăn thêm các thức ăn có chứa vitamin D hoặc uống thêm dầu cá hoặc có thể bổ sung vitamin D bằng thuốc.

Với con: về mặt dinh dưỡng tốt nhất là cho trẻ bú bằng sữa mẹ. Khi cho trẻ ăn sam cần đảm bảo đủ chất. Tận dụng các yếu tố thiên nhiên, có chế độ cho trẻ chơi ngoài trời với thời gian thích hợp, nên cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng sớm, ngồi chỗ có ánh nắng mặt trời, không có gió lùa, bỏ bớt quần áo và tã lót và cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng ngay từ tháng đầu sau đẻ. Bổ sung vitamin D khi cần thiết, theo chỉ định của bác sĩ.

TS. Đinh Văn Thức – Sức Khỏe & Đời Sống

]]>
https://meyeucon.org/11060/su-dung-vitamin-d-phong-benh-coi-xuong-cho-tre-em/feed/ 9
Phòng ngừa còi xương – Cách gì? https://meyeucon.org/10406/phong-ngua-coi-xuong-cach-gi/ https://meyeucon.org/10406/phong-ngua-coi-xuong-cach-gi/#comments Sat, 17 Jul 2010 05:04:47 +0000 https://meyeucon.org/?p=10406 Còi xương là bệnh loạn dưỡng xương do thiếu vitamin D hoặc do rối loạn chuyển hóa vitamin D trong cơ thể. Là bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 1 tuổi. Tỷ lệ còi xương ở trẻ dưới 3 tuổi ở nước ta là 9,4% (theo Bệnh viện Nhi Trung ương).

Theo số liệu thống kê tại Trung tâm Khám tư vấn Viện Dinh dưỡng năm 2007 thì bệnh còi xương là bệnh hay gặp nhất tại trung tâm, chiếm tới gần một nửa số trẻ, đạt tỷ lệ 45,5%, đáng lo là bệnh còi xương có xu hướng không giảm qua nhiều năm theo số liệu thống kê từ năm 2003 tại trung tâm và thậm chí năm 2007 còn đạt tỷ lệ cao hơn những năm trước.

Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân tại sao bệnh còi xương do thiếu vitamin D lại vẫn tồn tại qua nhiều năm nay và có xu hướng tăng lên?

Nguồn vitamin D của con người

Có 2 nguồn: ngoại sinh và nội sinh

Ngoại sinh: từ thức ăn. Nguồn này chỉ cung cấp rất ít vitamin D, khoảng 20-40UI/ngày (10UI/1 lít sữa bò, < 50 UI/lít sữa mẹ). Từ đó cho thấy nồng độ vitamin D trong sữa mẹ cao hơn hẳn và cũng dễ hấp thu hơn sữa bò, vì vậy tỷ lệ trẻ còi xương ở trẻ bú mẹ thấp hơn hẳn trẻ bú sữa ngoài.

Nội sinh: Khi da được tiếp xúc với tia cực tím, ví dụ ánh sáng mặt trời thì 7-dehydro cholesterol ở trong da sẽ chuyển đổi thành vitamin D3.

Nguyên nhân còi xương

Thiếu ánh nắng mặt trời: đây là nguyên nhân hay gặp nhất do thói quen kiêng cữ, sợ trẻ tiếp xúc nắng sớm sẽ hay bị ốm. Điều này rất đáng buồn vì nước ta là nước nhiệt đới, hầu như quanh năm ánh sáng thừa thãi vậy mà tỷ lệ còi xương vẫn cao chỉ vì thiếu hiểu biết không cho con trẻ phơi nắng.

Các bà mẹ cần lưu ý trẻ 2 tuần tuổi đã cần được tắm nắng: tốt nhất là vào buổi sáng sớm (trước 8 giờ) nếu không có thời gian thì buổi chiều muộn. Trung bình yêu cầu 2 tiếng/tuần hay 10-15 phút/ngày tùy vào khả năng của trẻ và mức độ phát triển xương vận động (nếu trẻ ít ốm hoặc trẻ có biểu hiện của chớm còi xương có thể tắm nắng lâu hơn).

Sai lầm trong chế độ ăn dặm của trẻ: ăn sữa bò ở trẻ dưới 1 tuổi: là lứa tuổi nhu cầu vitamin D đang rất cao và nguồn dự trữ canxi hay thiếu hụt ở trẻ đẻ nhẹ cân, đẻ non, vì vậy ở những trẻ này rất thiếu vitamin D dẫn đến còi xương. Hoặc những trẻ ăn quá nhiều chất bột, đạm (thịt) gây tình trạng toan chuyển hóa – tăng đào thải canxi ra nước tiểu. Hoặc do trong chế độ ăn dặm hằng ngày không cho hoặc cho quá ít dầu/mỡ dẫn đến không có dung môi hòa tan để hấp thu được vitamin D.

Các yếu tố thuận lợi khác: tuổi (càng nhỏ càng dễ bị còi xương), đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, bệnh nhiễm khuẩn, trẻ rối loạn tiêu hóa kéo dài.

Chẩn đoán

Dựa vào các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng.

Triệu chứng lâm sàng:

Các biểu hiện ở hệ thần kinh: Trẻ ra mồ hôi nhiều kể cả ban đêm (mồ hôi trộm); Trẻ kích thích khó ngủ, hay giật mình; Rụng tóc gáy (do trẻ ra mồ hôi nhiều); Đối với còi xương cấp có thể gặp: tiếng thở rít thanh quản, cơn khóc lặng, hay nôn, nấc khi ăn. Có thể co giật do hạ canxi máu; Trẻ chậm phát triển vận động: chậm biết lẫy, chậm biết bò.

Các biểu hiện ở xương: Thóp chậm liền, bờ thóp mềm, bướu trán, bướu đỉnh; Chậm mọc răng, răng hay bị sâu, răng mọc lộn xộn; Lồng ngực hình gà, chuỗi hạt sườn; Vòng cổ chân, vòng cổ tay, xương chi cong.

Toàn thân: nếu không được điều trị, trẻ chán ăn, suy dinh dưỡng, da xanh thiếu máu, lách to.

Xét nghiệm cận lâm sàng:

Phosphatase kiềm tăng (bình thường 40-140UI/l). Phosphatase kiềm về bình thường khi còi xương điều trị khỏi.

Canxi máu: bình thường hoặc giảm (hay gặp trong còi xương cấp, nếu canxi ion giảm dưới 0,75mmol/l có thể gây co giật).

Phospho máu: giảm nhẹ.

25 (OH) cholecalciferol giảm dưới 25nmol/l (bình thường 25-105nmol/l).

X-Quang xương:

Xương chi: Xương mất chất vôi. Đầu xương to bè. Đường cốt hóa nham nhở, lõm. Điểm cốt hóa chậm.

Xương lồng ngực: có hình nút chai.

Điều trị

Nên theo đơn thuốc điều trị của bác sĩ chuyên khoa, vì vitamin D rất dễ bị quá liều gây ngộ độc thần kinh nguy hiểm cho trẻ.

Điều trị bằng vitamin D: ergocalciferol, cholecalciferol kéo dài từ 4-6 tuần (đặc biệt có bệnh cấp tính hoặc nhiễm khuẩn). Sterogyl (ergocalciferol tan trong cồn) 1 giọt chứa 400UI vitamin D. Infadin (ergocalciferol tan trong dầu) 1 giọt chứa 800UI vitamin D. Vitamin D 200.000UI 1 liều duy nhất. Dùng theo chỉ định của bác sĩ.

Điều trị phối hợp: uống thêm các loại vitamin, muối canxi.

Nếu có co giật do thiếu canxi: calcium gluconat truyền tĩnh mạch.

Ths.BS. Phan Bích Nga

(Phó Giám đốc TT Khám tư vấn Dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng)

]]>
https://meyeucon.org/10406/phong-ngua-coi-xuong-cach-gi/feed/ 15
Xương sọ của con bị gồ lên https://meyeucon.org/5216/xuong-so-cua-con-bi-go-len/ https://meyeucon.org/5216/xuong-so-cua-con-bi-go-len/#respond Wed, 09 Jun 2010 06:31:57 +0000 https://meyeucon.org/?p=5216 Hỏi: Con em được 5,5 tháng tuổi. Từ khoảng 3 tháng, em đã thấy xương sọ ở 2 bên của bé nhô lên, gần đây càng ngày càng thấy nổi rõ.

Em cho bé uống Vitamin D3 (Aquadetrim) hàng ngày. Trong vòng 3 tuần cháu cho uống 4 giọt 1 ngày chia 2 lần, sau đó đều đặn uống 1 giọt 1 ngày. Tuy nhiên do trời lạnh, em không cho bé ra ngoài trong thời gian gần đây.

Đọc các tài liệu, em nghĩ là bé bị còi xương. Em có phải đưa bé đi bác sỹ khám và chữa trị cho bé không ạ? Nếu khám thì em nên đi khám ở đâu. Liệu sau này 2 xương sọ của cháu có bị nổi mãi lên như thế không bác sĩ?

Vitamin D cho bé

Trả lời: Bệnh còi xương rất dễ chẩn đoán nếu BS được trực tiếp khám cho cháu bé vì vậy tốt nhất em nên đưa cháu đi khám BS.

Em nên đưa cháu đến khám tại Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng Viện Dinh Dưỡng tại Số 2 – Yecsin Hà nội vào tất cả các ngày trong tuần kể cả sáng thứ 7 và chủ nhật.

Nếu bị còi xương thì ngoài Vitamin D trẻ cần được bổ sung thêm Canxi và Kẽm nhưng liều lượng thì tùy vào mức độ còi xương. Nếu tình trạng còi xương của cháu được cải thiện thì sau này xương sọ của cháu sẽ bớt gồ đi.

Bác sỹ Lê Thị Hải – Viện Dinh dưỡng Quốc gia

]]>
https://meyeucon.org/5216/xuong-so-cua-con-bi-go-len/feed/ 0
Còi xương sớm ở trẻ sơ sinh https://meyeucon.org/10396/coi-xuong-som-o-tre-so-sinh/ https://meyeucon.org/10396/coi-xuong-som-o-tre-so-sinh/#comments Fri, 21 May 2010 04:56:45 +0000 https://meyeucon.org/?p=10396 Hiện nay, sau khi sinh, vẫn nhiều phụ nữ áp dụng chế độ kiêng cữ quá kỹ như kiêng ra ngoài nắng, kiêng tắm, phòng ngủ phải kín gió, không có ánh sáng… Chế độ ăn của mẹ phải kiêng tôm, cua, ăn khô… Việc kiêng nhiều loại thực phẩm khiến sữa mẹ thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin D. Đây là những nguyên nhân khiến bé sơ sinh bị mắc bệnh còi xương sớm.

Biểu hiện của còi xương

Bệnh có thể xuất hiện ở tuần thứ 2 sau khi sinh. Biểu hiện của bệnh thông thường là hạ canxi máu, thể hiện bằng các triệu chứng: Trẻ giật mình và quấy khóc khi đang ngủ. Các cơn co thắt kéo dài làm bé khan tiếng, ngạt thở và có thể ngừng thở ngắn. Khi thở, có tiếng rít nhẹ. Dễ bị ọc sữa khi bú. Đi tiểu và tiêu són nhiều lần trong ngày.

Nên cho trẻ tắm nắng thường xuyên để tránh bị còi xương.

Nặng hơn, có thể xuất hiện những biến dạng xương như bẹp hộp sọ do tư thế nằm. Nếu nằm ngửa, bé sẽ bẹp vùng dưới đỉnh đầu. Nếu nằm nghiêng, bé sẽ bị bẹp một bên thái dương. Do hộp sọ của bé còn mềm, não lại phát triển nhanh nên những nơi chưa được vôi hóa tốt, hộp sọ sẽ bị đẩy ra ngoài tạo thành bướu.

Phòng bệnh đơn giản

Để phòng bệnh còi xương sớm sau sinh, cách tốt nhất là sau sinh, các bà mẹ hãy thực hiện một chế độ sống khoa học, chứ không nên kiêng cữ theo những điều không còn phù hợp với điều kiện sống hiện tại.

Mẹ có thể uống thêm sữa, ăn các thực phẩm giàu canxi để bổ sung canxi cho bé thông qua nguồn sữa mẹ. Tắm nắng cho con vào lúc sáng sớm, nếu là mùa đông, từ 7h – 9h trong vòng 10 – 30 phút. Nếu là mùa hè, nên cho trẻ tắm sớm hơn, từ 7h – 8h và trong vòng 10 – 15 phút. Khi tắm nắng cho trẻ, cần chọn nơi thoáng mát, sạch sẽ, có nhiều ánh sáng mặt trời (không được ngồi sau cửa kính để tắm nắng vì ánh sáng mặt trời khi chiếu qua kính sẽ mất tác dụng của tia cực tím).

Sau 6 tháng, nếu sữa mẹ ít dần những chất dinh dưỡng, mẹ cũng tập cho con ăn thêm những thức ăn giàu canxi (các loại gan động vật, trứng, bơ, sữa) để bổ sung dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho sự phát triển của bé. Bổ sung vitamin D 400 đơn vị/ngày cho trẻ đẻ non, đẻ thấp cân nhưng phải theo chỉ định của bác sĩ.

Bác sĩ Bùi Phương

]]>
https://meyeucon.org/10396/coi-xuong-som-o-tre-so-sinh/feed/ 2
Bệnh còi xương ở trẻ https://meyeucon.org/10388/benh-coi-xuong-o-tre/ https://meyeucon.org/10388/benh-coi-xuong-o-tre/#respond Mon, 26 Apr 2010 04:51:53 +0000 https://meyeucon.org/?p=10388 Hỏi: Chị tôi có con gái 4 tuổi nhưng cháu rất gầy yếu, thấp bé so với bạn cùng tuổi, nhiều người nói cháu bị còi xương. Nhờ bác sĩ tư vấn cách chăm sóc để cháu phát triển bình thường?

Trẻ còi xương cần bổ sung vitamin D

Trả lời: Bệnh còi xương thường gặp ở trẻ nhỏ do xương chậm phát triển vì thiếu vitamin D. Hậu quả là xương của trẻ bị cong, dễ gãy xương khi có chấn thương như té ngã. Biểu hiện của bệnh là trẻ hay đổ mồ hôi, hay bị giật mình khi ngủ, kém ăn hay quấy khóc, gầy yếu, chậm lớn. Ở một số trẻ đầu có vẻ to so với thân mình. Nếu trẻ nhỏ bị còi xương thì thóp chậm kín, răng chậm mọc, dễ bị sún răng. Trường hợp nặng có thể thấy xương sống bị vẹo, cong xương tay, chân, chậm biết lẫy, chậm biết ngồi, chậm biết đi. Có khi trẻ bị co giật do thiếu canxi.

Việc chăm sóc điều trị chủ yếu ở tại nhà: cho trẻ ăn nhiều bữa, đủ các chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa, các loại gan động vật; chất đường như cơm, cháo, khoai, sắn, ngô, đậu, bánh kẹo; chất mỡ như dầu thực vật dùng xào nấu thức ăn, mỡ lợn, gà… Thuốc chữa bệnh còi xương dùng theo chỉ định của bác sĩ gồm: vitamin D, canxi – gluconat, vitamin B1, B6, B12, hay poly vitamin. Hằng ngày nên cho trẻ tắm nắng khoảng 30 phút, tốt nhất là lúc mặt trời mới lên. Nếu có điều kiện bạn nên đưa cháu đi khám ở phòng khám tư vấn dinh dưỡng nhi.

BS. Tống Thị Hiền Trang

]]>
https://meyeucon.org/10388/benh-coi-xuong-o-tre/feed/ 0
Phát hiện sớm bệnh còi xương https://meyeucon.org/10410/phat-hien-som-benh-coi-xuong/ https://meyeucon.org/10410/phat-hien-som-benh-coi-xuong/#respond Thu, 22 Apr 2010 05:11:03 +0000 https://meyeucon.org/?p=10410 Hỏi: Con tôi 3 tuổi nhưng rất yếu, trông cháu quá thấp nhỏ so với trẻ cùng lứa, đi khám thì bác sĩ nói cháu bị còi xương. Mong quý báo cho biết cách phát hiện sớm bệnh còi xương?

Trẻ hay quấy khóc, đổ mồ hôi trộm khi ngủ có thể là dấu hiệu bệnh còi xương

Trả lời: Bệnh còi xương là do trẻ chậm phát triển xương, hay gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, vì bị thiếu vitamin D. Bệnh làm cho trẻ bị biến dạng xương như cong vẹo, dễ gãy xương, nứt xương.

Muốn phát hiện sớm bệnh còi xương cần dựa vào các triệu chứng như sau: trẻ quấy khóc, hay đổ mồ hôi khi ngủ (đổ mồ hôi trộm), ngủ luôn bị giật mình; một số cháu đầu như bị to ra so với thân mình. Nếu trẻ nhỏ bị còi xương thì chậm liền thóp. Trẻ chậm mọc răng, dễ bị sún răng, sâu răng. Xương sống của trẻ có thể bị cong vẹo. Xương tay chân cũng dễ bị cong vẹo nên một số trẻ có “chân vòng kiềng”, “chân chữ bát”. Trẻ nhỏ thì chậm biết lẫy, chậm biết đi. Trẻ dưới 2 tuổi dễ bị co giật. Khi thấy trẻ có một hay nhiều triệu chứng nêu trên bạn nên đưa cháu đi khám bệnh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bệnh còi xương chủ yếu được điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Một số thuốc có thể dùng như: vitamin D, canxi gluconat. Nếu trẻ chưa bị còi xương bạn có thể phòng bệnh cho trẻ bằng cách: nên cho trẻ tắm nắng khoảng 30 phút buổi sáng khi mặt trời mới lên hằng ngày. Cho trẻ ăn các loại thực phẩm có nhiều vitamin D như: các loại gan động vật, trứng, bơ, sữa…

BS. Phú Vinh – SKĐS

]]>
https://meyeucon.org/10410/phat-hien-som-benh-coi-xuong/feed/ 0