Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Sat, 27 Apr 2024 13:40:12 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Sữa mẹ – Món quà vô giá cho cuộc sống! https://meyeucon.org/35056/sua-mon-qua-vo-gia-cho-cuoc-song/ https://meyeucon.org/35056/sua-mon-qua-vo-gia-cho-cuoc-song/#respond Wed, 06 Aug 2014 08:05:22 +0000 https://meyeucon.org/?p=35056 Bộ Y tế phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Dự án Alive & Thrive (A&T), tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Thế giới Nuôi con bằng sữa mẹ 2014. Với chủ đề “Sữa mẹ – Món quà vô giá cho cuộc sống!”, Tuần lễ Thế giới Nuôi con bằng sữa mẹ năm nay tập trung vào việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của sữa mẹ và kêu gọi cộng đồng chung tay cùng Ngành Y tế đẩy mạnh các hoạt động nhằm bảo vệ, khuyến khích và hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ.

UntitledThứ trưởng Bộ Y tế, PGS. TS. Nguyễn Viết Tiến chia sẻ: “Đúng như chủ đề của Tuần lễ nuôi con bằng sữa mẹ năm 2014, Sữa mẹ là món quà vô giá cho cuộc sống. Nuôi con bằng sữa mẹ có thể cứu sống được 1,3 triệu trẻ dưới 5 tuổi trên toàn thế giới mỗi năm. Để tăng cường thực hành nuôi con bằng sữa mẹ, điều quan trọng nhất là chúng ta phải tạo ra một môi trường hỗ trợ và bảo vệ cho bà mẹ và trẻ em để đảm bảo trẻ em được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu đời. Chúng ta cần tiếp tục cam kết thực hiện việc bảo vệ, thúc đẩy và hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ bằng cách giúp cho các bà mẹ, gia đình, cộng đồng hiểu được những ích lợi của nuôi con bằng sữa mẹ cũng như những rủi ro của việc nuôi dưỡng thiếu tự nhiên”.

Thế giới đang chuẩn bị tiến tới thời hạn tổng kết các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ vào năm 2015. Tuần lễ Thế giới Nuôi con bằng sữa mẹ năm nay là cơ hội để chúng ta khẳng định tầm quan trọng của việc bảo vệ, khuyến khích và hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ trong chương trình nghị sự sau năm 2015 và vận động sự tham gia của nhiều nhóm đối tượng vào vấn đề này. “Tuần lễ Thế giới Nuôi con bằng sữa mẹ năm nay là dịp để mọi người thấy được mối liên quan mật thiết giữa việc nuôi con bằng sữa mẹ với việc đạt được cũng như là duy trì những thành tựu trong suốt 14 năm thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ”, Ông Roger Mathisen, Trưởng Chương trình Dinh dưỡng của UNICEF Việt Nam phát biểu. “Thông qua việc bảo vệ, khuyến khích và hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ, tôi tin rằng tất cả chúng ta đều có thể đóng góp tích cực vào việc thực hiện thành công các Mục tiêu Thiên niên kỷ”.

Bộ Luật Lao động sửa đổi và Luật Quảng cáo có hiệu lực từ năm 2013 đã tạo ra một khung pháp lý vững chắc để hỗ trợ, bảo vệ và thúc đẩy nuôi con bằng sữa mẹ ở Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức trong thời gian tới, đó là số trẻ dưới 6 tháng tuổi được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ chỉ đạt 19,6% trong khi số trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi lại chiếm tới gần 1/3(Nguồn: Điều tra Viện Dinh dưỡng Quốc gia 2010). Tỷ lệ trẻ ăn sữa bột thay thế sữa mẹ và ăn bổ sung trước 6 tháng đang có xu hướng ngày càng tăng. Chỉ tính riêng năm 2013, các nhà sản xuất, kinh doanh sữa đã chi hơn 35 triệu USD cho việc quảng cáo sản phẩm sữa cho trẻ dưới 5 tuổi và trở thành một trong 5 ngành quảng cáo nhiều nhất ở Việt Nam(Nguồn: Kantar Media).

“Mỗi người và tất cả chúng ta đều đóng một vai trò vô cùng quan trọng góp phần xây dựng một môi trường hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ. Gánh nặng không nên chỉ đặt lên vai phụ nữ, những người đang lưu giữ món quà vô giá này của cuộc sống. Những người mẹ cần các nhà hoạch định chính sách đưa ra một khung pháp lý bảo vệ việc nuôi con bằng sữa mẹ và thực thi nó một cách hiệu quả, họ cần các nhân viên y tế cung cấp thông tin chính xác và hỗ trợ kịp thời, họ cần sự thấu hiểu và tương trợ của người chủ sử dụng lao động và đồng nghiệp tại nơi làm việc, và họ cần tình yêu, sự chăm sóc,động viên và khuyến khích của gia đình và bạn bè để có thể hoàn thành tối ưu việc nuôi con bằng sữa mẹ” – Bà Nemat Hajeebhoy, Giám đốc Quốc gia, Dự án Alive & Thrive tại Việt Nam, phát biểu.

Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện Kế hoạch Hành động Quốc gia về Nuôi dưỡng Trẻ nhỏ giai đoạn 2012 – 2015. Kế hoạch tập trung vào việc chăm sóc trẻ trong “1000 ngày đầu đời” để đảm bảo phát triển tối đa tiềm năng của trẻ; kế hoạch cũng nhấn mạnh cách tiếp cận đa ngành liên quan tới các cơ quan của chính phủ, các tổ chức quốc tế và các nhà hoạch định chính sách, tập trung vào 6 giải pháp quan trọng để đạt được mục đích và các mục tiêu đã đề ra. Những mục tiêu này bao gồm tăng tỷ lệ trẻ được bú sữa mẹ sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh, tỷ lệ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và tỷ lệ tiếp tục cho trẻ bú tới khi trẻ được 24 tháng tuổi; qua đó cải thiện tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng của bà mẹ – trẻ em; góp phần thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ về sức khỏe bà mẹ – trẻ em của Việt Nam đến năm 2015.

Quyền Trưởng Đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Ông Jeffery Kobza, phát biểu “Bằng chứng khoa học chỉ ra rằng dinh dưỡng tối ưu là một điều quan trọng để đảm bảo khi lớn lên trẻ sẽ học tập được nhiều hơn, làm việc hiệu quả hơn và đạt được chiều cao tối đa khi trẻ trưởng thành. Khi trẻ được cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ, nghĩa là cộng đồng cũng thoát khỏi đói nghèo”.

Từ ngày 1đến ngày 7 tháng 8 năm 2014, Bộ Y tế sẽ phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Dự án Alive & Thrive (A&T), thực hiện hàng loạt các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Thế giới Nuôi con bằng sữa mẹ nhằm nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng về nuôi con bằng sữa mẹ như: Chỉ đạo các địa phương, các cơ sở y tế tăng cường hoạt động truyền thông, tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ, dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ; chú trọng các hoạt động tư vấn và truyền thông trực tiếp tại các bệnh viện tỉnh/huyện, trạm y tế xã; triển lãm ảnh; trình chiếu các bộ phim ngắn cổ động cho việc nuôi con bằng sữa mẹ;chiếu phóng sự truyền hình về các mô hình can thiệp hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ; triển khai các hoạt động truyền thông tích cực trên các trang mạng xã hội và các trang web đại chúng tại các tỉnh/thành phố.

Để biết thêm thông tin, xin liên hệ:

  • Ông Trịnh Ngọc Quang, Phó Giám đốc, Trung tâm Truyền thông GDSK Trung ương – Bộ Y Tế (ĐT: 84-4-38328994, Email: tnquang8@gmail.com)
  • Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Chuyên gia truyền thông, Phòng Truyền thôngLiên hiệp quốc (ĐT: 84-4-39425705 – máy lẻ: 401; Email: ntthuong@unicef.org)
  • Bà Vũ Thị Thu Hà, Chuyên gia Truyền thông và Vận động Chính sách, Dự án Alive & Thrive (ĐT: 84(0)93 663 0589; Email: vha@fhi360.org).
]]>
https://meyeucon.org/35056/sua-mon-qua-vo-gia-cho-cuoc-song/feed/ 0
Những điều cần biết khi cho con bú mẹ và bú bình https://meyeucon.org/34624/nhung-dieu-can-biet-khi-cho-con-bu-va-bu-binh/ https://meyeucon.org/34624/nhung-dieu-can-biet-khi-cho-con-bu-va-bu-binh/#respond Wed, 30 Apr 2014 15:00:31 +0000 https://meyeucon.org/?p=34624 Mỗi cách bú đều có ưu điểm riêng, và dưới đây là những lợi ích hàng đầu cũng như những lưu ý cần nhớ khi cho con bú bình và bú mẹ mà bạn nên biết.

Bú bình:

Lợi ích

1. Bạn luôn luôn biết số lượng con bú được là bao nhiêu.

2. Bạn có thể uống chút bia và rượu vang nếu bạn thích.

bb2

3. Sữa công thức thường khó tiêu hóa hơn sữa mẹ nên bé nhà bạn sẽ có giấc ngủ dài hơn vì no lâu hơn.

5. Bạn có thể mặc bất cứ trang phục nào bạn muốn vì bạn không cần phải lo lắng về bộ ngực luôn căng mọng của mình.

Lưu ý:

1. Sử dụng chai thủy tinh.

2. Nếu dùng chai nhựa, bạn nên chọn loại chai không chứa BPA (một loại hóa chất công nghiệp độc hại). Sử dụng chai nhựa đục được làm từ polyethylene hoặc polypropylene với các chỉ số tái chế từ 2 hoặc 5.

3. Vì có hàng chục loại hóa chất khác nhau trong chất dẻo tạo bình, tốt nhất bạn nên thận trọng sử dụng với tất cả chai nhựa – ngay cả khi bình đó có dán nhãn không chứa BPA.

4. Không để sữa sẵn trong chai nhựa. Chỉ đổ sữa vào bình ngay trước khi cho con uống và vứt bỏ phần uống thừa đi.

5. Không đun quá nóng bình với sữa bên trong.

6. Không để chai nhựa vào lò vi sóng vì chất BPA và các loại hóa chất khác có thể xuất hiện khi được hâm nóng.

7. Vứt bỏ những bình đã cũ hoặc bị trầy xước vì từ đó một số loại hóa chất có thể xuất hiện.

Bú sữa mẹ:

Lợi ích:

1. Theo đúng bản năng, việc cho con bú là thiên chức của mỗi bà mẹ.

2. Rất tiết kiệm.

3. Thuận tiện và nhanh chóng – không có gì giúp một đứa trẻ đang khóc có thể yên lặng bằng một bầu sữa mẹ.

4. Vì sữa mẹ dễ tiêu hóa hơn so với sữa ngoài nên bé nhà bạn sẽ ít quấy khóc hơn.

bb3

5. Các kháng thể của bạn được truyền cho con để giúp con tăng cường hệ miễn dịch của mình.

Lưu ý:

1. Bạn không nên lo ngại với những chất có thể dị ứng cho trẻ. Ngoài việc cho con bú sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời, bạn cũng nên kết hợp thêm sữa ngoài để làm giảm nguy cơ con mắc bệnh chàm, dị ứng với sữa bò cũng như bị khó thở.

2. Bạn cũng có thể xem xét hoãn cai sữa nếu thấy mình không khỏe. Bạn và con sẽ dễ dàng đói phó với các quá trình chuyển đổi hơn nếu cả hai cùng có sức khỏe tốt.

3. Tránh cai sữa cho con trong khoảng thời gian của sự thay đổi lớn trong gia đình. Nếu nhà bạn gần đây mới chuyển nơi ở hoặc bạn vừa thay đổi cách chăm con khác, thì bạn nên hoãn cai sữa lại cho tới khoảng thời gian ít căng thẳng hơn.

Cả hai đều là những cách thức hoàn toàn chấp nhận được để nuôi con, thậm chí bạn có thể dùng đồng thời cả hai cách. Vì thế, tùy vào lượng sữa mẹ, tình hình tài chính cũng như khả năng hấp thụ của bé mà bạn có thể chọn ra cách cho con bú hợp lý nhất nhé.

]]>
https://meyeucon.org/34624/nhung-dieu-can-biet-khi-cho-con-bu-va-bu-binh/feed/ 0
7 trường hợp tuyệt đối không được cho trẻ bú sữa mẹ https://meyeucon.org/33741/7-truong-hop-tuyet-doi-khong-duoc-cho-tre-bu-sua-me/ https://meyeucon.org/33741/7-truong-hop-tuyet-doi-khong-duoc-cho-tre-bu-sua-me/#respond Mon, 24 Mar 2014 08:00:18 +0000 https://meyeucon.org/?p=33741 Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trong 7 trường hợp sau thì tuyệt đối không được cho trẻ bú sữa mẹ.

Mẹ mắc phải các bệnh truyền nhiễm

Khi mẹ bị mắc phải các bệnh truyền nhiễm, ví dụ như viêm gan, viêm phổi, lao… thì tuyệt đối không được cho con búsữa mẹ để tránh nguy cơ bệnh lây lan sang con

Mẹ đang uống thuốc

Khi mẹ có triệu chứng như sốt, cảm lạnh và cần phải điều trị bằng thuốc thì không nên cho con bú vào thời điểm đó. Khi cho bé dùng sữa ngoài, nên chú ý đảm bảo đúng giờ để bé không bị đói.

bm

Mẹ bị bệnh tim, tiểu đường…

Khi mẹ bị mắc bệnh tim, thận, tiểu đường, cần tới gặp bác sĩ để chẩn đoán và xin lời khuyên của bác sĩ là có nên cho con bú hay không. Thông thường thì mẹ bị mắc các bệnh trên vẫn có thể cho con bú, tuy nhiên phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng và thời gian nghỉ ngơi thích hơp. Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyên rằng, khi bị mắc các bệnh trên thì tốt nhất là người mẹ nên rút ngắn thời gian cho con bú mà nên cai sữa sớm cho bé hoặc chuyển sang dùng sữa ngoài.

Mẹ bị viêm núm vú

Những người mẹ có dấu hiệu bị viêm núm vú, đầu vú có dấu hiệu bị loét… thì nên dừng cho con bú.

Điều trị i-ốt phóng xạ

Khi mẹ đang điều trị i-ốt phóng xạ, rất có thể i-ốt sẽ nhiễm vào sữa gây tổn hại tới chức năng tuyến giáp của bé. Bởi vậy, sau khi đã điều trị xong, người mẹ nên đi kiểm tra mức độ chất phóng xạ có trong sữa mẹ, nếu mức độ đó không gây ảnh hưởng thì mới tiếp tục cho con bú.

Tiếp xúc với các chất hóa học hoặc thuốc trừ sâu

Bé có thể bị ngộ độc khi bú phải sữa mẹ có nhiễm những chất trên. Vì vậy, khi cho con bú thì tốt nhất người mẹ không nên tiếp xúc với những hoạt chất như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ… và tránh xa môi trường độc hại.

Sau khi vận động

Trong quá trình vận động, cơ thể sẽ sản sinh ra axit lactic, sữa có chứa axit lactic sẽ bị chua và khiến bé chán ăn. Theo các xét nghiệm thì nhìn chung, ở chế độ luyện tập vừa phải, cơ thể vẫn sản sinh ra loại axit này. Do đó, người mẹ khi đang trong thời kỳ cho con bú nên hạn chế vận động mạnh, và nghỉ ngơi sau khi tập thể dục rồi mới cho con ăn.

]]>
https://meyeucon.org/33741/7-truong-hop-tuyet-doi-khong-duoc-cho-tre-bu-sua-me/feed/ 0
Trẻ bú mẹ không làm ngực mẹ chảy xệ hay xấu đi https://meyeucon.org/33738/tre-bu-me-khong-lam-nguc-me-chay-xe-hay-xau-di/ https://meyeucon.org/33738/tre-bu-me-khong-lam-nguc-me-chay-xe-hay-xau-di/#respond Mon, 24 Mar 2014 07:00:03 +0000 https://meyeucon.org/?p=33738 Theo BS Nguyễn Duy Hợp (Khoa sản BV Việt Nhật), trẻ bú mẹ không làm ngực mẹ chảy xệ hay xấu đi.

“Chị em ơi, có phải là càng cho con bú lâu, ngực sẽ càng hỏng hơn không ạ? Có phải nếu em cai ngay từ lúc 1 tháng, ngực sẽ đỡ hơn mẹ cho con bú 12 tháng không?”

Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Nguyễn Duy Hợp (Khoa sản – Bệnh viện Việt Nhật) cho rằng: “Tôi chưa thấy ai sinh con mà mới được hơn 1 tháng đã có dự định cai sữa. Không nên cai sữa sớm như vậy, 1 tháng là cháu bé vẫn đang cần tiếp tục được bú mẹ. Nếu điều kiện không cho phép cũng nên đợi đến lúc bé 1 tuổi”.

Việc ngực xấu hay không, không phải do bé bú mà là do trong quá trình mang thai kích thước vú đã có sự thay đổi
Việc ngực xấu hay không, không phải do bé bú mà là do trong quá trình mang thai kích thước vú đã có sự thay đổi

Về vấn đề lo lắng cho con bú có thể khiến ngực mẹ chảy xệ, bác sĩ Hợp cho rằng: Việc cho trẻ bú mẹ không gây chảy xệ hay không làm xấu ngực của mẹ”. Trong sữa mẹ có các chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng bé nên cần phải cho bé bú đầy đủ.
Theo bác sĩ Hợp khuyến cáo, nếu trẻ bú sữa mẹ quá ít sẽ dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng… “Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá nhất”, bác sĩ Hợp khẳng định.

Một số bác sĩ khác cho rằng, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời và duy trì cho trẻ bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi. Cho nên, mẹ không vì ích kỷ cá nhân mà cai sữa sớm quá khiến bé thiếu hụt chất dinh dưỡng.

Việc ngực xấu hay không, không phải do bé bú mà là do trong quá trình mang thai kích thước vú đã có sự thay đổi. Ngực không bao gồm các cơ bắp và dây chằng. Thay vào đó, ngực chỉ có các mô mỡ và đó là lý do khiến ngực dễ bị chảy xệ. Trong thời gian mang thai, nội tiết tố thay đổi ảnh hưởng đến vòng 1 để chuẩn bị cho quá trình chúng ta cho con bú. Số lượng các ống dẫn sữa phát triển khiến ngực trở nên lớn hơn làm ngực giãn nở, thậm chí rạn da. Vú bị căng sữa liên tục có thể làm ngực biến dạng sau khi cai sữa. Mặt khác, cũng tùy theo cơ địa của từng người, vú sẽ có hình dạng khác nhau sau sinh.

Trong sữa mẹ có đủ các vi chất cũng như chất dinh dưỡng với tỷ lệ phù hợp trên cơ sở hoạt động của các cơ quan trong cơ thể trẻ, giúp trẻ dễ hấp thu. Trong sữa mẹ đặc biệt sữa non còn có kháng thể giúp tăng cường sức đề kháng của trẻ.

Sau sinh, việc quan trọng của các bà mẹ là cần có chế độ ăn uống hợp lý, khoa học để con có thêm sữa. Các món ăn như chân giò ninh đu đủ, cháo hạt sen đỗ xanh… kích thích sữa về sớm. Chế độ ăn uống giúp cơ thể khoẻ mạnh, cũng đồng nghĩa với việc mẹ sẽ có làn da ngực tươi trẻ, đàn hồi, săn chắc hơn.

Ngoài ra, có những yếu tố làm ảnh hưởng đến số lượng sữa như tâm trạng bà mẹ, thuốc kháng sinh… Sau khi sinh, nếu người phụ nữ không được hỗ trợ từ chồng, phải thức đêm nhiều để chăm con, cuộc sống gặp nhiều căng thẳng và lo lắng làm ảnh hưởng đến lượng sữa. Cũng có người sau sinh do mắc bệnh nên phải uống thuốc kháng sinh cũng làm cho sữa ít hơn.

Việc chăm sóc bầu ngực khi cho con bú, đặc biệt trong tháng đầu tiên là vô cùng quan trọng. Bởi vì, trong tháng đầu tiên, lượng sữa tiết ra nhiều trong khi bé bú không hết. Vì vậy, nếu không giữ vệ sinh hay chăm sóc có thể gây tắc tuyến sữa, viêm tuyến vú để lại ảnh hưởng xấu về sau.

]]>
https://meyeucon.org/33738/tre-bu-me-khong-lam-nguc-me-chay-xe-hay-xau-di/feed/ 0
Cho con bú mẹ trên hai tuổi dễ bị sâu răng https://meyeucon.org/33735/cho-con-bu-me-tren-hai-tuoi-de-bi-sau-rang/ https://meyeucon.org/33735/cho-con-bu-me-tren-hai-tuoi-de-bi-sau-rang/#respond Mon, 24 Mar 2014 06:00:34 +0000 https://meyeucon.org/?p=33735 Mới đây, những nhà nghiên cứu Mỹ đã chỉ ra rằng mẹ vẫn cho con trên 2 tuổi bú thì đứa trẻ càng dễ bị sâu răng.

Benjamin Chaffee – người đứng đầu các nhà khoa học của trường Đại học California, thành phố Berkeley đã tổ chức nghiên cứu mối liên hệ giữa cho con bú lâu dài và vấn đề sâu răng cho 458 bé tại các gia đình có thu nhập thấp ở Porto Alegre, Brazil.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học tập trung vào các em bé ở các độ tuổi vào khoảng 6, 12 và 38 tháng. Đây là độ tuổi đủ cứng cáp để có thể ăn được những thức ăn cứng cũng như bú mẹ bình thường.

Tại mỗi thời điểm đến tận nhà các bé lấy thông tin, đi cùng các nhà nghiên cứu luôn là hai nha sĩ rất giỏi trong ngành. Cụ thể, lần 1 là vào thời điểm các bé 6 tháng tuổi, đội nghiên cứu thu thập thông tin về số lượng sữa mẹ cũng như những chất lỏng khác các bé tiêu thụ trong một ngày. Lần 2 là khi những em bé này được 12 tháng thì họ nhận được thắc mắc của cha mẹ các bé rằng liệu con họ đã có thể được ăn 29 loại thực phẩm điển hình như hoa quả, thịt, đậu, nội tạng, sữa socola, bánh quy, mật ong, nước ngọt hay bánh quy ngọt hay không.

Cho con bú mẹ trên hai tuổi dễ bị sâu răng.
Cho con bú mẹ trên hai tuổi dễ bị sâu răng.

Từ các thông tin thu thập được trên, các nhà nghiên cứu đã trình bày trong cuốn Biên niên sử về dịch tễ học rằng gần một nửa số bé đã tiêu thụ một loại sữa bột pha sẵn lúc tầm 6 tháng tuổi nhưng lại chỉ còn sót lại vài bé vẫn tiếp tục uống sữa bột lúc 1 tuổi. Ngoài ra, vào giai đoạn cuối của quá trình nghiên cứu, họ cũng để ý thấy, có khoảng 40% trẻ em bú sữa mẹ ở độ tuổi từ 6 đến 24 tháng bị sâu răng. Còn những bé bú sữa mẹ lâu hơn 2 năm và thường xuyên, liên tục thì con số đó tăng lên 48%.

Trả lời câu hỏi liệu có phải sữa mẹ là nguyên nhân gây sâu răng của trẻ, tiến sĩ Chaffee cho biết nghiên cứu của họ không cho rằng cho con bú gây sâu răng. Mà nguyên nhân có thể do sữa mẹ kết hợp với dư thừa đường tinh luyện trong các loại thực phẩm hiện đại ngày nay, đã góp phần lớn vào sự sâu răng nhìn thấy được của trẻ bú sữa mẹ lâu và thường xuyên nhất.

Tuy nghiên cứu này cần được nghiên cứu kỹ lưỡng thêm nhưng tiến sĩ Chaffee cho hay những phát hiện này hoàn toàn phù hợp với hướng dẫn của những nhà nha khoa chuyên nghiệp là tránh cho con bú sau khi trẻ mọc răng.

Tiến sĩ William Bowen, giáo sư danh dự tại Trung tâm Sinh học luận tại Đại học Trung tâm Y tế Rochester, New York giải thích với tờ Reuters Health: “Có hai khía cạnh của việc bú sữa mẹ là trong sữa của một số ít bà mẹ có khả năng thúc đẩy sâu răng. Khía cạnh thứ hai là khía cạnh vật lý cho con bú hay thậm chí là bú bình, và đây là nguyên nhân gốc rễ của vấn đề”.

Bởi theo ông khi một em bé bú sữa trực tiếp từ ti mẹ hay ti bình thì lượng nước bọt tiết ra cũng không nhiều, mà nước bọt góp phần làm giảm vi khuẩn trong khoang miệng. Vì vậy, việc cho con bú quá lâu có thể làm tăng nguy cơ sâu răng. Cộng thêm những thói quen xấu như lười vệ sinh răng miệng sẽ càng thúc đẩy vi khuẩn tấn công răng sữa của bé. TS. William Bowen khuyên các bậc cha mẹ nên ngăn ngừa bệnh sâu răng của trẻ bằng cách lau trong miệng bé bằng một miếng vải sạch và ẩm.

Kết hợp với lời giải thích của tiến sĩ Bowen, tiến sĩ Chaffee cho biết sức khỏe răng miệng là một trong những vấn đề quan trọng nên các bậc cha mẹ nên cùng với sự trợ giúp của bác sĩ nhi khoa để tìm đúng độ tuổi cai sữa và cho con bú đúng cách.
Tuy nhiên, ông cũng lưu ý với độc giả, tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến cáo trẻ nên bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên và ăn bổ sung thêm một số loại thực phẩm rắn. Không những thế, WHO cũng khuyến nghị các bậc cha mẹ nên cho con bú tới 2 tuổi hoặc lâu hơn nữa.

]]>
https://meyeucon.org/33735/cho-con-bu-me-tren-hai-tuoi-de-bi-sau-rang/feed/ 0
Để luôn dồi dào sữa cho con bú https://meyeucon.org/33397/de-luon-doi-dao-sua-cho-con-bu/ https://meyeucon.org/33397/de-luon-doi-dao-sua-cho-con-bu/#respond Mon, 10 Mar 2014 06:00:02 +0000 https://meyeucon.org/?p=33397 Từ ngày sinh con ra, mình chưa bao giờ phải đau đầu vì lo thiếu sữa cho con tu ti.

Khi mang bầu, mình đã tìm hiểu rất nhiều kiến thức về việc nuôi con bằng sữa mẹ. Mình hiểu rằng, việc cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là vô cùng quan trọng. Vì vậy mình đã lên quyết tâm sẽ phải ăn uống để sao cho có nhiều sữa nhất. Thật may mắn kèm với những nỗ lực không mệt mỏi mà đến bây giờ, khi con đã 7 tháng tuổi, mình vẫn đủ sữa cho con.

Điều quan trọng hơn cả là vì chăm chỉ cho con bú sữa mẹ nên vóc dáng của mình thon gọn rất nhanh sau sinh. Mình không ăn kiêng nhưng cũng không ăn uống quá thoải mái. Nhờ cách ăn uống khoa học mà mình vẫn đủ sữa còn vóc dáng thì không hề sồ sề một chút nào. Xin chia sẻ với chị em kinh nghiệm của mình.

Chăm chỉ hút sữa

Mình nghĩ rằng việc quan trọng nhất để gọi sữa nhanh về sau sinh và có dư sữa để con tu ti là chăm chỉ cho con bú mẹ và hút sữa thường xuyên. Khi mới sinh Thóc, mặc dù mình sinh mổ nhưng chỉ 15 giờ sau sinh là mình đã có sữa cho con bú rồi. Sau phẫu thuật sinh mổ, mình phải nằm trong phòng chăm sóc sau sinh 5 giờ rồi mới được về với con. Ngay khi về bên con, dù lúc ấy mình còn đau vết mổ lắm lắm nhưng vẫn cố gắng cho con bú. Các mẹ thường hay rỉ tai rằng không nên cho con bú ngay sau sinh mổ bởi mẹ mổ đẻ bị tiêm nhiều kháng sinh, sẽ không tốt cho con chút nào. Thế nhưng không phải như vậy. Hôm đó, mình đã hỏi trực tiếp bác sĩ ở Bệnh viện phụ sản và được trả lời rằng những loại thuốc này không hề ảnh hưởng đến em bé. Vậy là mình yên tâm cho con tu ti mặc dù khi ấy hình như sữa còn chưa về.

 Chăm chỉ hút sữa và cho con bú giúp mình luôn nhiều sữa cho con.
Chăm chỉ hút sữa và cho con bú giúp mình luôn nhiều sữa cho con.

Mỗi lần cho con ti mẹ xong, mình lại cho bé bú bình. Cho con ti chỉ là để kích thích sữa về thôi và cách này cực hiệu quả các mẹ ạ. Chỉ sau vài lần cho con bú chay, những giọt sữa non đầu tiên của mình đã về. Mình mừng lắm và càng tích cực cho con bú hơn.

Thế nhưng ngay từ ban đầu mình đã không phải là người có nhiều sữa. Sữa chỉ đủ cho con tu ti thôi nhưng mình nghĩ nếu mới tháng đầu mà chỉ đủ cho con bú thì sau này con lớn hơn sẽ thiếu sữa mất. Vậy là công cuộc hút sữa của mình bắt đầu. Cứ hai giờ/lần mình lại hì hụi ngồi hút sữa để kích thích sữa nhiều hơn. Ban đầu, mỗi lần hút sau một cữ tu ti của con chỉ được 30-50ml. Rồi dần dần lên được 70ml và 100ml. Chỉ một tuần sau khi chăm chỉ kích thích sữa bằng cách này, sữa mình đã về căng ngực và mình còn hút để dự trữ vào ngăn đá sau này cho con ăn.

Ăn nhiều chất đạm

Về chế độ ăn uống khi cho con bú cũng vô cùng quan trọng. Nhờ ăn uống đúng cách mà mình không hề béo lên trong thời gian nuôi con nhỏ như nhiều mẹ. Mình không ăn nhiều cháo móng giò hay canh móng giò hầm mà mình ưu tiên những thực phẩm có chất.

Quan điểm của mình là ăn nhiều thịt, cá và ít chất bột, đường thì sẽ không gây tăng cân cho người mẹ. Thịt nạc chứa nhiều chất đạm lại giúp cho bé cứng cáp và chắc bắp thịt mà không bị béo tròn, phúng phính. Nhờ chế độ ăn này mà con mình rất cứng cáp nhé. Chỉ 1,5 tháng bé đã biết lật, biết ngóc đầu, 5 tháng đã ngồi vững lắm rồi. Còn mình, dù vẫn thoải mái sữa cho con nhưng không hề béo. Mình giảm cân rất nhanh sau sinh cũng nhờ ăn uống hạn chế tinh bột và đồ ngọt đấy.

Uống nhiều nước

Một điều cần ghi nhớ nữa để nguồn sữa luôn dồi dào cho con tu ti là các mẹ phải uống nhiều nước. Từ hồi mang bầu, mình đã được mẹ mách rằng uống chè vằng sẽ rất lợi sữa. Vì vậy ngay sau sinh, mẹ đã nấu nước chè vằng cho mình uống thay nước lọc mỗi ngày. Mỗi ngày mình uống tầm 2 lít nước chè vằng + 1 lít sữa tươi và công nhận là hiệu quả lắm lắm.

Các mẹ cần ghi nhớ là trước khi cho con bú hoặc hút sữa thì nên uống một ly nước ấm để nguồn sữa ra nhiều nhé.
Với những cách này, mình đã luôn dồi dào sữa cho con mặc dù bé Thóc đã 7 tháng tuổi rồi. Các mẹ đang thiếu sữa hay băn khoăn về sữa mẹ thì có thể tham khảo những bí kíp của mình nhé!

]]>
https://meyeucon.org/33397/de-luon-doi-dao-sua-cho-con-bu/feed/ 0
Xin sữa mẹ cho bé và những điều cần lưu ý https://meyeucon.org/33388/xin-sua-me-cho-be-va-nhung-dieu-can-luu-y/ https://meyeucon.org/33388/xin-sua-me-cho-be-va-nhung-dieu-can-luu-y/#respond Mon, 10 Mar 2014 01:00:56 +0000 https://meyeucon.org/?p=33388 Nhiều bà mẹ vì không có sữa cho con bú nên chấp nhận đưa con đi “bú nhờ” có tiền bồi dưỡng, tưởng như thế là tốt cho con, nhưng theo các bác sĩ, việc làm này vô hình chung đẩy bé yêu vào vòng nguy hiểm…

Bú nhờ có… trả công

Sữa mẹ được coi là nguồn dinh dưỡng an toàn và rất tốt cho trẻ, sữa mẹ có chứa các chất kháng khuẩn và chống dị ứng nên trẻ bú sữa mẹ ít bị nhiễm khuẩn, dị ứng và tỷ lệ tử vong thấp hơn so với trẻ được nuôi bằng sữa nhân tạo. Trong sữa mẹ còn có chất bổ dưỡng trợ giúp, kiến tạo não bộ và thần kinh, đó là đặc trưng cao cấp của con người mà sữa động vật, sữa nhân tạo không có được. Không những vậy, sữa mẹ có những chất dinh dưỡng hoàn hảo và dễ hấp thu rất phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh. Chính vì những lợi ích từ sữa mẹ mà các loại sữa ngoài không có nên nhiều bà mẹ dù sau khi sinh không có sữa cho con bú vẫn tìm cách để con mình được hưởng loại sữa diệu kì này.

Tại nước ngoài, mua- bán sữa mẹ rất phổ biến công khai trên mạng
Tại nước ngoài, mua- bán sữa mẹ rất phổ biến công khai trên mạng

Tại một số nước: Mỹ, Trung Quốc,… việc mua-bán sữa mẹ diễn ra khá công khai trên mạng xã hội. Nhưng tại Việt Nam, hoạt động này diễn ra theo một “nguyên tắc ngầm” là cơ chế xin-cho nhưng… có tiền bồi dưỡng.

Chị Thảo (Gia Lâm, HN) cho biết: Tôi sinh mổ nên mấy ngày đầu không có sữa, ngoài cho bé uống 1 ít sữa ngoài, mấy ngày ở bệnh viện tôi đều tranh thủ “xin” sữa của các bà mẹ mới sinh cùng phòng cho con uống. Sau khi sinh, dù được bồi bổ nhưng tôi không có sữa. Để con không bị “thiệt thòi” so với những bạn khác, tôi bắt đầu đi hỏi xem có bà mẹ nào gần nhà đang trong giai đoạn cho con bú mà có nguồn sữa tốt thì cho bé nhà tôi bú nhờ. Tất nhiên gọi là bú nhờ những mỗi lần bé bú xong tôi đều bồi dưỡng cho người này 50-100 nghìn, ngoài ra thỉnh thoảng lại mua chân giò, các loại thức ăn bổ dưỡng để chị ấy ăn nhằm tăng cường chất lượng sữa…”.

Cũng giống như chị Thảo, nhiều bà mẹ khác cũng rất “chuộng” hình thức xin sữa có “bồi dưỡng” của những bà mẹ nhiều sữa để về cho con mình dùng.

“Gần nhà tôi có một chị cũng vừa sinh bé như tôi, nhưng chị ấy có cái may mắn là có nguồn sữa dồi dào, còn tôi thì vắt đau cả tay cũng chả được giọt nào. Vậy nên cứ buổi tối là tôi đem bình trữ sữa của con sang “xin” chị ấy rồi để vào tủ lạnh cho bé nhà tôi bú đủ trong cả ngày tôi đi làm. Xin không mãi thì ngại, mà người ta cũng sẽ khó chịu, nên mỗi lần sang xin sữa tôi lại rúi vào tay chị ấy ít tiền, “có qua có lại mới toại lòng nhau” chứ…”, chị Hạnh (Cầu Giấy, HN) cho biết.

Tại Việt Nam, nhiều bà mẹ thiếu sữa đã không ngần ngại đăng tin “xin sữa và có bồi dưỡng” cho con mình.

Cẩn thận rước bệnh cho con

Không thể phủ nhận lợi ích từ sữa mẹ, nhưng việc “xin” sữa cho con từ người khác lại là việc làm vô cùng nguy hiểm.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc đi xin sữa từ người khác cho con bú là cực kỳ nguy hiểm bởi rất có thể trong sữa có nhiễm mầm bệnh gây hại cho trẻ. Một nghiên cứu mới đây cho thấy, trong tổng số 100 mẫu sữa gửi đến phân tích, thì có tới 75% mẫu có hàm lượng vi khuẩn cao trong sữa; 63% mẫu sữa dương tính với khuẩn tụ cầu, một loại vi khuẩn thường gây các bệnh lở loét, chóc da ở trẻ nhỏ; 36% nhiễm liên cầu khuẩn thường gây ra các bệnh về đường tiêu hóa.

Một bác sĩ cho biết, sữa mẹ vô cùng quý giá, việc các bà mẹ muốn con mình đủ dinh dưỡng cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, các bà mẹ muốn xin sữa cho con cần tìm hiểu kỹ về thể trạng, sức khoẻ, đặc biệt tình trạng bệnh tật của người cho sữa. Vì trong quá trình nhận sữa, trẻ có thể bị nhiễm nhiều bệnh truyền nhiễm như virus gây viêm gan, HIV, hóa chất độc hại từ một số ma túy, một số loại thuốc hạn chế, cấm dùng cho phụ nữ giai đoạn có sữa nuôi con. Người hiến, tặng sữa vì vậy cần được kiểm tra sức khỏe kỹ lưỡng trước khi cho. “Nhiều bà mẹ có nhiều sữa, con nhỏ nếu dùng không hết thì có thể vắt ra cho con lớn hơn uống hoặc cho đứa trẻ khác đang thiếu nguồn sữa mẹ uống. Điều này rất tốt, đỡ lãng phí nguồn sữa mẹ quý giá.

]]>
https://meyeucon.org/33388/xin-sua-me-cho-be-va-nhung-dieu-can-luu-y/feed/ 0
Giúp mẹ bầu luôn căng sữa cho con https://meyeucon.org/32624/giup-me-bau-luon-cang-sua-cho-con/ https://meyeucon.org/32624/giup-me-bau-luon-cang-sua-cho-con/#respond Sun, 09 Feb 2014 01:00:17 +0000 https://meyeucon.org/?p=32624 Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá giúp bé yêu của bạn khỏe mạnh và thông minh. Tuy vậy, sữa mẹ lại là một “phạm trù” vô cùng khó hiểu và phức tạp, không phải ai cũng hiểu tường tận về nó.

Rất có thể bạn chưa hề biết về những thông tin dưới đây, nhưng chắc chắn nó là những kiến thức cần thiết bạn cần biết để việc nuôi và chăm con trở nên đơn giản và khoa học hơn.

Nên cho bé bú sữa mẹ ngay trong 24 tiếng đầu tiên sau sinh.
Nên cho bé bú sữa mẹ ngay trong 24 tiếng đầu tiên sau sinh.

Phải cho trẻ bú sữa non trong 24 giờ đầu

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, bạn cần cho trẻ bú sữa non của mẹ ngay trong 24 giờ đầu tiên sau sinh. Sữa non chứa lượng kháng thể và các yếu tố tăng trưởng cao hơn gấp 10 lần sữa mẹ hàng ngày.

Những ngày đầu sau sinh, sữa mẹ có màu vàng sậm và sánh đặc, gọi là sữa non (colostrum). Sữa non giàu đạm, kháng thể IgA, IgG, IgM, DHA, các vitamin, canxi…giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch chống lại virus, vi khuẩn gây bệnh và tăng cường hệ tiêu hóa ở trẻ. Tuy nhiên, lượng kháng thể này sẽ giảm dần và mất đi sau 7 ngày sinh.

Trên thế giới, các bà mẹ thường bổ sung kháng thể cho bé bằng nguồn sữa non từ bò mẹ. Trong đó, sữa non của bò có xuất xứ Châu Âu và New Zealand được ưa chuộng nhất. Bạn có thể nhận dạng sữa non trong bảng ghi thành phần với tên colostrum.

Hiện nay thị trường Việt Nam đã bán một số chế phẩm có thành phần sữa non. Vì thế bạn có thề bổ sung dinh dưỡng cho bé dễ dàng. Khi mua, bạn nên chọn loại có thành phần colostrum cao. Ngoài ra, sữa non dễ hút ẩm, bạn nên chọn các chế phẩm ở dạng gói nhỏ, mỗi lần cho bé uống một gói để đảm bảo chất lượng.

Chú ý đến cách ngậm vú và tư thế bế cho con

Tư thế bế con và cách cho bé ngậm núm vú cũng quyết định đến việc bé có nhận đủ lượng sữa mẹ hay không. Nếu bé ngậm vú không đúng cách thì ngay cả khi mẹ có nhiều sữa, bé cũng không tiếp cận được tối đa nguồn sữa mẹ.

Khi bú, bé cần há miệng to, môi dưới cong ra ngoài, cằm chạm vào vú mẹ để ngậm được cả quầng vú chứ không phải chỉ ngậm núm vú. Tư thế này giúp miệng và lưỡi bé ép được vào các xoang sữa, giúp sữa chảy ra dễ dàng.

Những điều cần biết để mẹ bầu luôn căng sữa cho con2
Tư thế bế bé và cách bé ngậm núm vú cũng ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ mà bé bú được

Ngoài ra trong tư thế bú cũng cần chú ý đến thân mình của bé. Phần đầu, thân mình và mông bé phải nằm trên cùng một đường thẳng và phải được nâng đỡ, bụng bé phải được áp sát với bụng mẹ, khuôn mặt bé sẽ đối diện với vú mẹ.

Việc cho bé ngậm vú không đúng cách sẽ làm mẹ bị đau ở núm vú, nếu kéo dài có thể gây tổn thương núm vú. Ngoài ra, thì tư thế không đúng và thoải mái sẽ làm bé không chịu bú sữa và quấy khóc, sữa sẽ bị ứ lại gây cương tức vú, dẫn đến việc tạo sữa ít dần và mất dần sữa. Để tránh tình trạng này, sau khi cho bé bú, nếu mẹ vẫn còn sữa thì nên vắt bớt sữa để làm trống bầu vú.

Khi nào nên cho trẻ cai sữa?

Lúc còn trong bụng mẹ, bé được bảo vệ nhờ hệ thống miễn dịch tự nhiên của mẹ và nhận kháng thể mẹ truyền cho qua nhau thai. Khi bé chào đời, nguồn kháng thể đó được viện trợ qua việc bú mẹ. Nguồn kháng thể dồi dào đó giúp bé tăng cường miễn dịch và phòng bệnh rất hiệu quả.

Chính vì vậy, việc cai sữa cho bé chẳn khác nào “cắt nguồn viện trợ” của bé. Cai sữa có thể khiến lượng kháng thể giảm đột ngột, từ đó, sức miễn dịch ở trẻ suy yếu, bé dễ nhiễm virus, vi khuẩn gây bệnh, bệnh khó hết và hay tái phát. Bé nào hay bệnh vặt, thể chất sẽ kém phát triển.

Khi cai sữa mẹ sớm, trẻ sẽ bú bình và ăn dặm. Lúc này cơ quan tiêu hóa của bé chỉ tiếp nhận sữa, chưa thích nghi và tiết ra đủ men tiêu hóa, giúp phân rã thức ăn dạng này. Thức ăn chưa phân rã hết sẽ khó hấp thu làm trẻ thiếu hụt dưỡng chất gây sụt cân, gầy yếu, đi phân sống, nôn trớ, tiêu chảy. Ngoài ra, bé còn có nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp như ho gà, viêm phổi, viêm phế quản. Đó là nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng cân và có thể bị suy dinh dưỡng.

Tổ chức Y tế Thế giới WHO và UNICEF đã khuyến cáo những người mẹ sau khi sinh nên kiên trì cho trẻ bú 24 tháng trở lên. Hiệp hội dinh dưỡng quốc gia căn cứ vào tình trạng sức khỏe cơ thể trẻ và hệ tiêu hóa đã chỉ ra rằng trẻ hai tuổi là khoảng thời gian cai sữa tốt nhất cho các bé.
Những loại thực phẩm mẹ bầu nên kiêng khi đang cho con bú

– Cà phê: Không chỉ cà phê, khi bạn uống bất cứ đồ uống có chứa caffeine, ngay cả sô-cô-la, đồng nghĩa với việc bạn đã cho con mình nạp caffeine qua sữa mẹ. Cơ thể bé lại không thể đào thải caffeine nhanh và hiệu quả như người lớn nên bé tiếp nhận quá nhiều caffeine qua sữa mẹ sẽ dễ bị kích thích, khiến bé trở nên cáu kỉnh, bứt rứt và không ngủ được.

– Trái cây họ cam chanh: Một số chất được tìm thấy trong trái cây họ cam chanh có thể gây kích thích đường ruột còn non nớt của bé, khiến bé khó chịu, nôn trớ và có thể hay bị hăm tã hơn.

Nếu việc giảm tiêu thụ các loại trái cây này có hiệu quả, hãy bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C khác để bù đắp dinh dưỡng cho bạn (và cũng là cho con), chẳng hạn đu đủ và xoài.

– Thức uống có cồn: Sẽ khiến bé có thể bị uể oải, buồn ngủ cả ngày, ngủ sâu và nhiều quá mức, tăng cân bất thường và người mẹ giảm phản xạ tiết sữa. Nếu bạn uống các loại thức uống này chỉ để xoa dịu căng thẳng, hãy nhớ là có nhiều cách khác để thư giãn như tắm, massage hoặc uống một chén trà cúc.

Món ăn giúp tăng tiết sữa

Các mẹ bầu có thể ăn những món dưới đây để tăng tiết sữa cho con:

Theo Đông y, có thể dùng một số dược liệu, rau, ngũ cốc chế biến thành những món ăn rất đơn giản giúp mẹ lợi sữa.

– Cây đinh lăng lá nhỏ: Lá đinh lăng tươi nấu với cá đồng hoặc thịt nạc giúp tăng dinh dưỡng và tăng lượng sữa; Rễ đinh lăng lâu năm (40g) nấu với 6 – 8g gừng tươi trị tắc tia sữa.

– Đậu đỏ nấu với mè đen: Giúp nhuận trường và tăng lượng sữa.

– Rong biển nấu nước uống: Cung cấp axít amin, khoáng chất, vitamin… giúp tăng lượng sữa.

– Trái đu đủ (vừa chín) hầm với giò heo: Nhờ chất enzyme papain trong đu đủ giúp cải thiện tình trạng tắc tia sữa và tăng chất đạm, béo cho mẹ.

– Trái mướp hương: Nấu với thịt hoặc cá giúp tăng lượng sữa và cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho mẹ.

– Một số dược liệu khi nấu uống cũng giúp tăng lượng sữa hoặc dễ tiết sữa: Trái trâu cổ, cây cỏ sữa, cây thông thảo, ngó sen, tảo Spirulina…

]]>
https://meyeucon.org/32624/giup-me-bau-luon-cang-sua-cho-con/feed/ 0
Khi trẻ bị lồng ruột https://meyeucon.org/32167/khi-tre-bi-long-ruot/ https://meyeucon.org/32167/khi-tre-bi-long-ruot/#respond Wed, 08 Jan 2014 01:00:18 +0000 https://meyeucon.org/?p=32167 Vừa cố ép con ti nốt cho no, mẹ bỗng tái mặt khi thấy con đôt nhiên gập bụng, khóc thét, sữa phun trào kín cả mắt mũi.

Chủ nhật vừa rồi quả là một ngày kinh hoàng của mình. Hôm đấy là cữ bú trưa của Thỏ. Vì đã khá mệt mỏi sau cả buổi sáng cuối tuần hì hục dọn nhà nên khi cho con bú, dù thấy bé đã có vẻ hơi no nhưng mình vẫn cố ép bé bú nốt. Một phần là vì muốn Thỏ bú được sữa cuối cho nhiều chất, phần cũng vì để con bú đẫy thì ngủ cho sâu, mẹ còn nghỉ ngơi.

Đang cố ép Thỏ bú thêm theo thói quen, mình bỗng hoảng hốt, tái mặt khi thấy con đột nhiên gập bụng, khót thét, sữa phun ra trào kín mặt mũi, ướt cả áo mẹ. Bố nó và bà nội ở nhà dưới cũng sợ quá, chạy vội vào phòng hai mẹ con. Cả nhà thay phiên nhau bế dỗ, nựng nịu nhưng Thỏ vẫn khóc, trớ ra hết sạch. Bế ngửa thì con gập cong người, bế đứng thì con đạp thẳng vào bụng mẹ. Hoảng hốt, mình nước mắt như mưa vừa bảo chồng gọi taxi vừa gói ghém đồ đạc vào viện Nhi.

Hôm đấy sau khi siêu âm, bác sĩ chuẩn đoán Thỏ bị lồng ruột, phải bơm tháo lồng gấp. Vậy là, con ngây ngô chẳng biết gì, chỉ biết đau nên khóc đỏ cả mặt. Mình và bố Thỏ mỗi người một bên giữ con để bác sĩ thực hiện. Nhìn con đau đớn mà tim mình khi ấy như có hàng vạn mũi kim đâm. Đến buổi tối đã về nhà rồi, con vẫn bỏ ăn, bỏ uống. Đút được thìa sữa nào là nôn ra thìa đấy. Có khi ở trên đang ăn, ở dưới đã đi ngoài, phân lỏng toàn màu nâu đỏ. Mãi đến đêm thì mệt mỏi lả đi. Mấy hôm sau mới khỏi hoàn toàn.

Lồng ruột thường xảy ra ở trẻ còn bú mẹ, hay gặp nhất ở lứa tuổi 4 - 9 tháng
Lồng ruột thường xảy ra ở trẻ còn bú mẹ, hay gặp nhất ở lứa tuổi 4 – 9 tháng

Khi ấy nhớ lại, Thỏ trước đấy mấy hôm cũng đã có biểu hiện đau bụng và trớ sữa, khóc gào sau khi ăn. Vậy nhưng bế ẵm dỗ dành con một lúc lại thôi nên mình cũng chủ quan không theo dõi sát sao. Bác sĩ mắng mình “té tát” vì tội ham ép con ăn, thấy bé có biểu hiện đau bụng nhưng không đưa đi khám kịp thời. “Để chậm chút nữa thì mất con”, lời bác sĩ hôm đấy vẫn khiến mình sợ đến thắt ruột khi nghĩ lại.

Trẻ nhỏ dưới 24 tháng tuổi, nhất là những bé bú mẹ và bụ bẫm thì thường có khả năng cao xảy ra lồng ruột. Vì vậy, các mẹ cần lưu ý rõ về căn bệnh này để còn kịp đưa con đi cấp cứu, nhất là khi thấy bé có biểu hiện đau bụng. Mình muốn viết ra đây những thông tin mình tìm hiểu được về căn bệnh này. Một là để bản thân phải nhớ, hai cũng là muốn chia sẻ với các chị em đang chăm con nhỏ

Lồng ruột là gì?

Trong quá trình phát triển của bào thai, đoạn đầu của ruột già bao gồm manh tràng và đại tràng được cố định vào thành bụng, còn ruột non thì không. Nhưng trong trường hợp manh tràng và đại tràng không được cố định, không dính vào thành bụng, cộng với nhu động quá mạnh của ruột khiến cho ruột non chui vào lòng ruột già sẽ gây ra lồng ruột.

Nguyên nhân

Lồng ruột thường xảy ra ở trẻ còn bú mẹ, hay gặp nhất ở lứa tuổi 4 – 9 tháng. Đặc biệt ở trẻ khoẻ mạnh, bụ bẫm, ham ăn do nhu động ruột mạnh nên càng dễ bị lồng ruột. Ngay cả trong trường hợp cha mẹ, người trông trẻ nô đùa với trẻ làm trẻ cười quá nhiều, hoặc tung trẻ lên cao, rung lắc mạnh… cũng có thể khiến trẻ bị lồng ruột. Tuy nhiên, tới 90% trẻ bị lồng ruột lần đầu tiên không rõ nguyên nhân. Có một số giả thiết cho rằng kích thước của ruột có sự mất cân đối hoặc do quá sản tế bào lympho, trẻ có polip, bị viêm đường hô hấp trên và viêm ruột cũng có thể khiến trẻ bị lồng ruột.

Biểu hiện của trẻ bị lồng ruột

Lồng ruột là một trạng thái bệnh lý, khi một đoạn ruột chui vào lòng của một đoạn ruột kế cận. Khi chui vào kèm theo các mạch máu cũng bị cuốn vào trong lòng đoạn ruột chứa lồng, hậu quả là tạo nên sự thắt nghẹt các mạch máu này khiến tổn thương đoạn ruột bên dưới và chảy máu, có khi khiến ruột bị tắc, dẫn đến đoạn ruột lồng sẽ bị hoại tử nếu không can thiệp kịp thời. Dưới đây là những biểu hiện khi bé bị lồng ruột:

– Khi đang ăn chơi bình thường, bé bỗng nhiên khóc thét lên từng cơn. Trong cơn khóc bé thường ưỡn người, bỏ bú, khóc kéo dài độ vài phút sau đó nằm yên 10 – 15 phút lại tỉnh dậy, có thể bú một ít rồi khóc tiếp.

– Khi khóc mặt bé thường trắng bệch, lưng cong ưỡn lên, hai tay nắm chặt, chân co lại hay đạp lung tung.

– Nếu không được phân biệt và phát hiện sớm, sau lần quấy khóc đầu, ở lần khóc thứ hai, cách lần đầu khoảng 5 – 6 tiếng, bé sẽ bắt đầu nôn. Ở giai đoạn sớm, bé nôn ra thức ăn chưa kịp tiêu hóa, giai đoạn muộn hơn bé sẽ nôn ra mật xanh vàng, sau đó nôn ra dịch dạng phân.

Điều trị

Khi trẻ có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh lồng ruột thì cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để việc xử trí được đơn giản và không để lại hậu quả nghiêm trọng. Nếu trẻ bị lồng ruột được phát hiện sớm thì có thể áp dụng phương pháp tháo lồng: bơm hơi qua hậu môn để đẩy chỗ ruột lồng ra.

Còn nếu sau 24 tiếng, khi khối ruột lồng đã bị hoại tử, thủng ruột, viêm phúc mạc, thì phải phẫu thuật cắt đại tràng ngoài ổ bụng hoặc cắt nửa đại tràng phải.

]]>
https://meyeucon.org/32167/khi-tre-bi-long-ruot/feed/ 0
Để mẹ nhanh có sữa hơn sau sinh https://meyeucon.org/32112/de-me-nhanh-co-sua-hon-sau-sinh/ https://meyeucon.org/32112/de-me-nhanh-co-sua-hon-sau-sinh/#respond Mon, 06 Jan 2014 04:00:11 +0000 https://meyeucon.org/?p=32112 90% các bà mẹ được khảo sát đều biết đến lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ và mong muốn nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng biết cách để có nhiều sữa ngay sau sinh. Những con số đáng kinh ngạc về ích lợi của việc nuôi con bằng sữa mẹ:

– Trẻ đẻ mổ hệ miễn dịch sẽ phát triển chậm hơn trẻ đẻ thường là 6 tháng, còn nếu trẻ đẻ mổ và không được bú sữa mẹ thì hệ miễn dịch gần như không phát triển.

– Trẻ được bú sữa non trong 3 ngày đầu sẽ phòng tránh hoàn toàn các bệnh về võng mạc.

– Trẻ bú mẹ được cung cấp hàm lượng lợi khuẩn probiotics đến 10^10 trong khi hàm lượng này đối với trẻ uống sữa ngoài là 10^2.

Để giúp các mẹ vượt qua những lo lắng này, Viet-Care xin chia sẻ với các mẹ mẹ bí quyết “gọi” sữa về sau sinh để an tâm rằng các bé yêu của mình luôn khỏe mạnh.

Sản phẩm men sữa - giúp mẹ nhiều sữa ngay sau sinh
Sản phẩm men sữa – giúp mẹ nhiều sữa ngay sau sinh

1. Ngay sau sinh, cho bé bú và massage liên tục

Trong vòng 24h đầu tiên, các mẹ cố gắng kích thích để sữa về cho bé bú và tránh tắc tia sữa bằng cách sau:

– Dùng cơm nếp nóng, bọc hành khô rồi massage xung quanh ngực. Giúp kích thích tuyến sữa và sữa sẽ thơm hơn. Sau đó, bôi Men sữa- Sản phẩm làm từ rượu và hạt ý dĩ, giúp nở tia sữa, thúc đẩy lượng sữa về nhanh hơn.

– Sau đó dùng nước lá mít (đã đun sôi), lấy khăn xô lau sạch bầu ngực (tránh để mùi hành nồng- em bé sẽ không chịu bú), đồng thời massage ngực tiếp từ 5-10 phút. Lá mít sẽ giúp các mẹ tránh tắc tia sữa khi sữa đang về.

– Tiếp tục cho bé bú, mẹ nhớ rằng, liên tục phải massage và cho bé bú trong những ngày sữa về để thông tia và tránh tắc tia sữa nhé

2. Dinh dưỡng

Sau sinh, cơ thể mẹ rất cần các chất dinh dưỡng giúp phục hồi sức khỏe và tiết sữa cho con bú, nên mẹ cần phải ăn đa dạng thức ăn. Mẹ ăn gì bé bú nấy, nên “Nguyên liệu đầu vào có tốt thì thành phẩm ra mới tốt được”.

Nếu mẹ đẻ thường, thì có thể uống sữa nóng trong những ngày đầu tiên vừa sinh xong, sẽ giúp sữa về nhanh hơn.

Ăn đủ chất – thức ăn phải ấm, nóng: cháo thịt thăn, cháo móng giò y dĩ… (tuy nhiên không ăn quá nhiều), cháo móng giò và đu đủ xanh, trong đu đủ xanh có thành phần giúp mẹ có nhiều sữa và sữa đặc hơn.

]]>
https://meyeucon.org/32112/de-me-nhanh-co-sua-hon-sau-sinh/feed/ 0