Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Jul 2024 02:18:03 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Những điều cần biết về thuốc dạng hỗn dịch https://meyeucon.org/23169/nhung-dieu-can-biet-ve-thuoc-dang-hon-dich/ https://meyeucon.org/23169/nhung-dieu-can-biet-ve-thuoc-dang-hon-dich/#comments Sat, 26 May 2012 02:45:51 +0000 https://meyeucon.org/?p=23169 Những năm gần đây, các nhà sản xuất thuốc đã cho ra đời các loại thuốc dạng hỗn dịch với khá nhiều loại và thường được sử dụng cho đối tượng là trẻ em hoặc người cao tuổi. Dạng thuốc này có hiệu quả sử dụng rất tốt nếu dùng thuốc đúng theo hướng dẫn. Vì những đặc điểm riêng của thuốc nên cách sử dụng và bảo quản ảnh hưởng rất lớn đến tính khả dụng của thuốc trong điều trị bệnh.

Ưu điểm của thuốc uống dạng hỗn dịch

Hỗn dịch thuốc uống là dạng thuốc lỏng để uống có chứa dược chất rắn không hòa tan ở dạng hạt thật nhỏ được phân tán đồng nhất trong một dẫn chất thích hợp. Cần phân biệt với dạng hỗn dịch dùng để tiêm hoặc dùng ngoài. Thường thì dạng hỗn dịch để uống được dùng nhiều trong các khoa nhi hoặc lão khoa và được hướng dẫn cho người bệnh hoặc người nhà của họ tự sử dụng mà không cần sự trợ giúp của nhân viên y tế. Các chất dẫn thường dùng trong thuốc hỗn dịch là: nước, nước thơm, dung dịch dược chất…

Ưu điểm của thuốc hỗn dịch là hạn chế được nhược điểm của một số dược chất khi hòa tan kém bền vững hoặc có mùi vị khó uống và gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hoá. Thông thường, các chế phẩm dạng này thường là các lọ bột thuốc, kèm theo hướng dẫn để người dùng thêm nước vào cho thành dạng hỗn dịch. Cần lắc kỹ trước khi sử dụng các thuốc dạng hỗn dịch. Tuy nhiên, chỉ lắc cho đến khi chai (lọ) thuốc thành một dung dịch đồng nhất chứ không phải là trong suốt vì có nhiều dược chất không hòa tan hoàn toàn. Thuốc dạng hỗn dịch rất hay được sử dụng cho người cao tuổi hoặc trẻ em vì dễ chia liều, dễ uống.

Pha thuốc và dùng thuốc đúng theo hướng dẫn để đạt được hiệu quả điều trị.

Một số dạng bào chế hỗn dịch uống

Dạng keo (gel):

Là một dạng hỗn dịch đặc biệt, trong đó các thuốc bị hydrate hóa trong môi trường nước. Thuốc có thể ở dạng keo đặc hay lỏng, trong suốt hay hơi đục… Thường được dùng để giảm viêm, kháng acid trong điều trị viêm loét dạ dày hay đường tiêu hoá. Chế phẩm dùng qua đường uống hiện nay có bán khá nhiều loại tại các nhà thuốc như phosphalugel, pepsane, sucrate… Người dùng thuốc cần phải đọc kỹ hướng dẫn để sử dụng thuốc có hiệu quả nhất.

Thuốc bột dùng để pha uống:

Có nhiều loại như dạng bột, dạng hạt nhỏ hay cốm (nếu là thuốc nhập ngoại trên nhãn có chữ powder hoặc granules). Thường được đóng trong gói nhỏ (cho một liều uống) hoặc trong chai, lọ nhựa hay thủy tinh… (cho nhiều liều uống, pha xong phải bảo quản đúng cách để dùng cho một số ngày sau đó). Khi sử dụng các loại hỗn dịch uống này, gói thuốc hoặc chai, lọ thuốc sẽ được hòa tan với nước lọc và dùng để uống.

Dạng dịch lỏng (solution/fluid/liquid):

Là một hỗn hợp gồm một hay nhiều thuốc dạng đặc hòa tan trong một dung dịch chuyên chở lỏng. Phân tử của các chất hòa tan thuần nhất với nhau nhưng không thay đổi tính chất hóa học của mỗi loại. Một số chế phẩm nhập ngoại có ghi chữ dung dịch uống bằng tiếng Anh: oral solution. Chế phẩm thường gặp như tanakan, arginine, tot’hema, heptamyl, neopeptine, mylanta liquid…

Dạng hỗn dịch hay dịch treo (suspension hay viết tắt susp):

Nhiều loại thuốc không thể hòa tan được trong những dung môi phù hợp với việc dùng thuốc, nên những thuốc này phải được dùng dưới dạng đặc hay dạng hỗn dịch (dịch treo). Hỗn dịch có cấu tạo hóa học bền vững hơn dạng dung dịch, luôn luôn gồm một hay nhiều thuốc ở dưới dạng các hạt đặc, nhỏ nằm lơ lửng trong dung dịch nền. Các dịch treo thường được dùng để uống thường gặp như klacid, ceclor, cipro, omnicef, motilium, tylenol, rocgel…

Lưu ý cách sử dụng

Cách pha các lọ thuốc có in chữ: Bột pha hỗn dịch để uống là phải cho nước đun sôi để nguội vào trong lọ bột. Tùy theo loại thuốc để lấy đúng lượng nước thích hợp. Phần lớn mỗi lọ thuốc này đều có in hay dán mũi tên (có thể nằm ngang hay thẳng đứng) hay một vạch ngang, chúng ta chỉ cần đổ nước tới dấu chỉ đó là được. Sau đó cần phải lắc để bột phân tán đều và cho thêm nước cho đúng vạch. Mỗi lần cho trẻ uống cũng phải lắc đều. Sau khi pha nước với bột như hướng dẫn, ta sẽ được một lọ thuốc nước có thể tích đúng như trên nhãn in.

Vì đây là hỗn dịch không phải dung dịch nên chỉ cần bột trộn đều với nước, không vón cục là được. Trong mỗi lọ thuốc đều có kèm một dụng cụ để lấy thuốc. Có thể là một bơm lấy thuốc, một cốc nhỏ (có chia vạch theo thể tích) hay một cái thìa nhỏ (thường gọi là thìa cà phê). Theo quy ước 1 thìa cà phê = 5ml. Còn nếu dùng thìa to (gọi là thìa canh) thì 1 thìa canh =10ml. Chú ý dùng dụng cụ của lọ thuốc để lấy đủ lượng thuốc khi cho người bệnh uống mỗi lần bao nhiêu ml.

Cần phải chú ý bảo quản thuốc sau khi pha theo hướng dẫn riêng của nhà sản xuất in trong tờ hướng dẫn kèm theo hộp thuốc. Sau khi pha nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Kết thúc đợt điều trị, lượng thuốc không dùng hết nên bỏ đi. Thường thì mỗi lọ thuốc dạng hỗn dịch cũng chỉ đóng gói sao cho thể tích vừa đủ dùng của khoảng 4-5 ngày. Không được để quên quá lâu sau lại đem ra dùng thì khi đó thuốc đã mất hoạt tính hoặc bị biến chất có thể gây các phản ứng không mong muốn.

]]>
https://meyeucon.org/23169/nhung-dieu-can-biet-ve-thuoc-dang-hon-dich/feed/ 1
Bé không chịu uống thuốc và 5 “không” cho mẹ https://meyeucon.org/22660/be-khong-chiu-uong-thuoc-va-5-khong-cho-me/ https://meyeucon.org/22660/be-khong-chiu-uong-thuoc-va-5-khong-cho-me/#respond Fri, 27 Apr 2012 02:45:06 +0000 https://meyeucon.org/?p=22660 Với nhiều mẹ, việc cho trẻ uống thuốc là một thử thách thực sự. Để “dụ” bé uống thuốc, họ đã phải sáng tạo ra những biện pháp “‘đặc biệt” nhưng lại không biết rằng làm như vậy là phản tác dụng.

Con cô bạn mới hơn 3 tuổi bị ốm nên mẹ Num tranh thủ ghé qua thăm. Ngồi chơi một lúc thấy bạn “rục rịch” đi lấy thuốc cho con. Lát sau, bạn cầm ra cốc sữa, giọng vừa đe dọa, vừa nịnh nọt “Con không uống hết, mẹ không chơi với con…”. Thế là bé mặt mày bí xị, rùng mình uống cố hết cốc sữa. Cô bạn quay sang phân bua với mình “Phải dùng chiêu này chị ạ…!”.

Mẹ Num biết, việc cho trẻ uống thuốc là một vấn đề đầy thử thách với các bậc cha mẹ. Thế nên, để ‘dụ’ con, nhiều người đã sáng tạo ra những cách “đặc biệt” như: trộn thuốc vào sữa hay đồ ăn hoặc nói rằng thuốc là kẹo… thậm chí, có người còn ép con uống bằng cách bóp mũi, cạy miệng con… Nhưng những cách đó rất dễ gây phản tác dụng, khiến bé sợ thuốc.

Có nhiều bé nhất định không chịu uống thuốc nên mẹ rất vất vả

Để trẻ uống thuốc dễ dàng hơn và không sợ hãi, mẹ Num xin chia sẻ một số điều:

– Trước hết, cần chọn dạng thuốc thích hợp cho trẻ. Đó là dạng thuốc lỏng như siro, hỗn hợp, nhũ dịch (hỗn hợp, nhũ dịch là dạng thuốc lỏng có phần trắng đục như sữa, trước khi uống phải lắc kỹ chai để thuốc trộn đều) hoặc thuốc giọt hòa vào nước để uống. Đây là các thuốc đã được bào chế thơm, ngọt nên trẻ rất thích uống. Ngoài các thuốc này còn có dạng thuốc bột, thuốc cốm đựng trong gói, khi uống sẽ hòa với nước thành dạng lỏng có mùi thơm, vị ngọt, dễ uống đối với trẻ. Thuốc dạng viên uống chỉ nên dùng cho những trẻ lớn.

– Không trộn thuốc vào thức ăn hoặc sữa nếu đó chưa phải biện pháp duy nhất để trẻ uống thuốc. Thuốc vào cơ thể trẻ cùng với sữa hoặc thức ăn sẽ chuyển hóa chậm hơn và có nhiều trường hợp, trẻ sợ thuốc sợ luôn cả thức ăn. Đặc biệt lưu ý, khi nghiền thuốc trộn với thức ăn, bạn phải điều chỉnh lượng thức ăn sao cho trẻ ăn hết, nếu không sẽ không đủ liều thuốc.

– Không nên nghiền nhỏ viên thuốc cho trẻ uống vì có một số loại thuốc chứa dược chất rất đắng, sẽ làm trẻ sợ hãi.

– Không được gọi thuốc là kẹo. Trẻ không được nghĩ rằng thuốc là thứ ăn được. Lưu ý cất giữ thuốc ở những nơi trẻ không thể với tới.

– Không nên cho trẻ uống quá nhiều loại thuốc cùng một lúc. Trường hợp trẻ phải uống nhiều loại thuốc, các bà mẹ nên phân chia thời gian uống thuốc cho con em mình, mỗi loại thuốc nên uống cách nhau khoảng 1 giờ.

– Không phải tất cả các thìa cà phê đều có khối lượng giống nhau. Hãy sử dụng thìa tiêu chuẩn ở các hiệu thuốc.

– Điều cần lưu ý nữa là không nên hù dọa, tạo không khí căng thẳng mà cần mềm mỏng, kiên trì thuyết phục khi cho trẻ uống thuốc.

Lưu ý: Với những trẻ mà bất kỳ loại thuốc nào cũng không dung nạp được và nôn mửa thì cần đưa đến bệnh viện để nhờ bác sĩ tư vấn.

]]>
https://meyeucon.org/22660/be-khong-chiu-uong-thuoc-va-5-khong-cho-me/feed/ 0
Cho bé uống thuốc dạng bột và những lưu ý https://meyeucon.org/18153/cho-be-uong-thuoc-dang-bot-va-nhung-luu-y/ https://meyeucon.org/18153/cho-be-uong-thuoc-dang-bot-va-nhung-luu-y/#respond Wed, 27 Jul 2011 20:33:18 +0000 https://meyeucon.org/?p=18153 Thuốc kháng sinh dạng bột được đóng gói hoặc đóng chai dùng để pha thành dung dịch uống là một dạng bào chế thường dùng cho trẻ em. Khi cho trẻ uống thuốc, phụ huynh cần phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.

Cách pha thuốc dạng bột thông dụng nhất là dùng bột thuốc để pha với nước đun sôi để nguội. Tỷ lệ thuốc và nước pha như thế nào cần phải đọc kỹ hướng dẫn in trên bao bì.

Trước khi pha thuốc, phụ huynh cần rửa tay thật sạch và chuẩn bị một cốc nước đun sôi để nguội, để tránh nhiễm khuẩn vào dung dịch thuốc sắp pha. Dụng cụ pha thuốc (thìa, cốc) cũng cần phải sạch sẽ.

Đối với thuốc kháng sinh dạng bột đóng gói: các phụ huynh pha thuốc với một ít nước nguội. Tháo gói thuốc bằng cách cắt một bên để đổ thuốc ra cốc. Cần lấy kéo cắt hoặc xé bao cẩn thận tránh làm thuốc rơi ra ngoài. Chú ý bao gói thường làm bằng loại vật liệu chống ẩm nên rất dai, nếu xé bằng tay phải cẩn thận.

Thông thường những thuốc này đã được bào chế trong thành phần có vị ngọt dễ uống. Tuy nhiên, không nên pha thêm đường hoặc các chất làm ngọt khác vì sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt tính của thuốc, nhất là với những thuốc dễ bị ảnh hưởng của độ pH. Thuốc bột kháng sinh đóng gói chỉ pha đủ uống mỗi lần theo liều quy định.

Đối với thuốc dạng bột đóng chai: các phụ huynh phải đọc kỹ tờ hướng dẫn pha thuốc có trong chai. Trên chai có vạch mũi tên hướng dẫn in màu để dễ nhận biết hoặc vạch ngang để giới hạn mực nước khi pha. Thoạt đầu cần cho một ít nước vào chai, đậy nắp và lắc kỹ để hòa tan bột thuốc, sau đó thêm nước đến vạch quy định trên chai, lắc mạnh cho bột thuốc tan hết hoặc toàn bộ dung dịch đồng nhất rồi cho trẻ uống theo hướng dẫn về số thìa hoặc số mililit.

Có hai loại kháng sinh dạng bột pha uống: hay dùng cho trẻ em là cefuroxime 125mg/5ml và azithromycin 200mg/5ml. Thông thường đi kèm với chai thuốc cefuroxime có một cốc đo bằng nhựa có vạch chỉ vị trí 20ml. Phụ huynh thêm nước đến vạch này sau đó cho vào chai. Đậy nắp, dốc ngược chai và lắc mạnh (trong 15 giây).

Đối với kháng sinh azithromycin 200mg/5ml, phụ huynh phải chuẩn bị 9ml nước (có thể đong bằng ống tiêm có sẵn trong hộp thuốc) cho vào chai thuốc, lắc đều. Phụ huynh tiếp tục cho trẻ uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc cách dùng thuốc ghi trên đơn thuốc có kèm theo hộp thuốc. Lắc đều chai trước mỗi lần cho trẻ uống thuốc để tránh tình trạng thuốc lắng xuống phía dưới. Sau khi pha thuốc, nếu bảo quản ở nhiệt độ phòng thuốc chỉ sử dụng được trong vòng 7 ngày, nếu bảo quản trong tủ lạnh thì có thể dùng trong vòng 14 ngày sau khi pha.

Những lưu ý: các dạng bào chế thuốc kháng sinh dạng bột dùng để pha uống có rất nhiều loại và cũng thường được các thầy thuốc kê đơn cho phụ huynh mua về cho trẻ uống tại nhà. Vì vậy khi dùng thuốc cần tuân theo quy định về liều lượng, cách sử dụng để tránh tai biến và cách bảo quản để tránh làm hỏng thuốc. Đối với trẻ đã lớn cũng không nên để trẻ tự rót thuốc uống, người lớn phải trực tiếp cho trẻ uống với sự giám sát chặt chẽ để tránh những sai sót đáng tiếc có thể xảy ra.

]]>
https://meyeucon.org/18153/cho-be-uong-thuoc-dang-bot-va-nhung-luu-y/feed/ 0
Lưu ý khi cho trẻ uống thuốc https://meyeucon.org/17992/luu-y-khi-cho-tre-uong-thuoc/ https://meyeucon.org/17992/luu-y-khi-cho-tre-uong-thuoc/#respond Mon, 18 Jul 2011 21:04:16 +0000 https://meyeucon.org/?p=17992 Cho trẻ uống thuốc không có sự chỉ định của bác sĩ là hết sức nguy hiểm bởi cơ thể của trẻ chưa chắc đã phù hợp với loại thuốc bạn sử dụng. Nếu lạm dụng về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ, thậm chí gây ngộ độc hoặc những phản ứng sốc không thể lường trước được. Chính vì vậy cho dù là bệnh nhẹ, bạn cũng phải hết sức lưu ý khi con bé uống thuốc nhé.

Có nên sử dụng các loại thìa thông thường trong sinh hoạt hàng ngày để đo lượng thuốc uống không?

Tốt nhất là không vì loại thìa gia đình sử dụng hàng ngày không đúng với kích cỡ tiêu chuẩn mà mỗi loại thuốc (dạng siro như thuốc ho, thuốc giảm sốt…) bé cần phải uống. Vì thế, bạn nên sử dụng đúng chiếc thìa đi kèm trong mỗi chai thuốc hoặc loại mà bác sĩ đã đồng ý cho bạn sử dụng.

Trường hợp bé không thích uống thuốc, có thể trộn lẫn thuốc vào trong sữa, nước hoa quả… cho bé uống cùng không?

Nhiều loại thuốc không thể trộn lẫn được với các chất lỏng và các loại đồ ăn khác vì có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Nếu buộc phải hòa tan thuốc vào nước trái cây, sữa… nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé uống. Tốt nhất, hãy thử cho bé tự uống thuốc “nguyên bản” trước đã. Nếu bé không chịu uống, bạn mới cần hòa thêm một ít sữa, nước lọc, nước hoa quả… (nhớ chỉ một ít) để bé uống chung với thuốc. Tuy nhiên, cách này không được khuyến khích.

Việc uống thuốc trước hoặc sau bữa ăn có thực sự cần thiết không hay uống bất cứ lúc nào cũng được?

Một số loại thuốc có thể gây đau dạ dày nên bạn cần cho bé ăn trước khi uống thuốc để tránh trường hợp này xảy ra. Với những loại thuốc khác, thức ăn lại có thể làm giảm tác dụng của thuốc đối với bệnh nên cần phải được uống trước khi ăn ít nhất là nửa giờ. Vì thế tùy vào mỗi loại thuốc, chúng ta nên đọc kỹ hướng dẫn và hỏi ý kiến bác sĩ.

Nếu bé đang uống thuốc bổ, có nhất thiết phải ngưng dùng khi cần phải uống thuốc điều trị?

Điều đó còn phụ thuộc vào loại thuốc điều trị và thuốc bổ bé đang sử dụng. Bạn cần phải hỏi ý kiến bác sĩ để biết xem liệu những loại thuốc ấy có dùng cùng lúc được với nhau hay không. Nếu không được, nên cho bé tạm thời ngừng uống thuốc bổ để uống thuốc điều trị trước đã.

Các loại thuốc Bắc có thể được uống cùng thời điểm với các loại thuốc Tây y được không?

Câu trả lời hoàn toàn “không” bởi một số loại thuốc bắc sẽ không phát huy hết khả năng nếu bị kết hợp với các loại thuốc tây y trong cùng một thời gian. Ngoài ra, thuốc bắc và thuốc tây y có thể cùng phản ứng với nhau và gây ra sự phản tác dụng trên cơ thể người bệnh.

Có nên đánh thức bé dậy để uống thuốc đúng giờ hay để bé ngủ và đợi tới khi bé tự thức giấc?

Điều này cũng phụ thuộc vào loại thuốc bé uống và cả thời gian bé ngủ nữa. Nếu bạn cảm thấy con ngủ đủ rồi thì việc đánh thức bé vào đúng giờ uống thuốc là có thể được. Nhưng nếu bé vừa mới ngủ thì hãy cho bé ngủ thêm chút nữa vì thiếu ngủ sẽ khiến bé bực mình, cáu gắt và không muốn uống thuốc. Trường hợp buộc phải tuân theo giờ giấc uống thuốc nghiêm ngặt, bạn vẫn phải cho bé thức dậy để uống thuốc đúng giờ.

Làm thế nào nếu chẳng may quên cho bé uống thuốc? Có thể bù lại lượng thuốc vào lần uống sau không?

Hãy cho bé uống thuốc ngay sau khi bạn nhớ ra là mình đã quên. Trường hợp lúc nhớ ra thì đã đến giờ uống thuốc kế tiếp, bạn có thể bỏ qua cữ thuốc trước.

Làm thế nào để tự nhỏ mắt, mũi cho bé?

Để bé mở mắt cho bạn nhỏ thuốc, hãy “đánh lạc hướng” bằng những món đồ chơi để bé tập trung vào đó. Bạn có thể đợi lúc bé đi ngủ để nhỏ mũi cho con. Giữ lọ thuốc nhỏ mắt, mũi ở nhiệt độ vừa phải, tránh cất trong tủ lạnh vì nhiệt độ lạnh sẽ khiến bé thấy khó chịu với thuốc. Trước khi nhỏ, cần xoa lọ thuốc trong lòng bàn tay một vài phút để lọ thuốc ấm hơn.

Nếu liều thuốc cần uống là ba lần một ngày, điều đó có nghĩa là cứ mỗi 8 giờ hoặc vào các giờ ăn chính, cần phải cho bé uống thuốc?

Thông thường, mỗi cữ thuốc được uống cách nhau từ 6 – 8 tiếng, trùng hợp luôn đúng vào ba bữa ăn chính. Tất nhiên, bạn cũng nên hỏi thêm ý kiến bác sĩ nếu loại thuốc đang sử dụng cần phải được uống vào một giờ giấc chính xác, cụ thể.

]]>
https://meyeucon.org/17992/luu-y-khi-cho-tre-uong-thuoc/feed/ 0
Cẩn trọng khi dùng thuốc cho trẻ em https://meyeucon.org/17826/can-trong-khi-dung-thuoc-cho-tre-em/ https://meyeucon.org/17826/can-trong-khi-dung-thuoc-cho-tre-em/#respond Wed, 06 Jul 2011 22:17:57 +0000 https://meyeucon.org/?p=17826 Trong sử dụng thuốc, người ta chỉ chú ý tới lứa tuổi trẻ em từ khi sinh ra (trẻ sơ sinh) cho tới 12 tuổi (trẻ lớn). Ở giai đoạn này, các chức năng của trẻ phát triển chưa hoàn chỉnh ảnh hưởng nhiều tới việc dùng thuốc cho trẻ.

Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ

Trẻ dưới 1 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh (dưới 1 tháng tuổi) sự hấp thu, phân bố, chuyển hoá và thải trừ của thuốc bị ảnh hưởng nhiều nhất vì mọi chức năng của cơ thể như việc bài tiết acid của dạ dày, hệ enzym phân tách thuốc để hấp thu, chức năng của gan, thận của trẻ chưa hoàn chỉnh. Hơn nữa, nhu động ruột của trẻ dưới 1 tháng tuổi hoạt động mạnh, trẻ đi ngoài rất nhiều lần trong ngày. Vì thế, không dùng những thuốc uống ở dạng tác dụng kéo dài cho trẻ trong giai đoạn này (vì nếu dùng thuốc chưa kịp hấp thu, phát huy tác dụng đã bị nhu động ruột tống ra ngoài theo phân rồi).

Nếu cơ thể người lớn có 60-70% là nước thì ở trẻ em nước chiếm tới 80%. Do cơ thể chứa nhiều nước (nhất là ở trẻ sơ sinh) nên ở lứa tuổi này cơ bắp chưa phát triển. Điều này giải thích vì sao ở giai đoạn sơ sinh người ta không dùng thuốc cho trẻ em theo đường tiêm bắp, đến 1 tuổi đường tiêm cho trẻ em vẫn là tĩnh mạch. Cũng do cơ thể trẻ chứa nhiều nước nên những thuốc tan trong nước có thể tích phân bố rất rộng. Bởi vậy, rất nhiều thuốc ở trẻ em phải dùng liều cao hơn người lớn thì mới đủ liều.

Do da trẻ em vô cùng mỏng, hàng rào biểu mô chưa trưởng thành, hơn nữa, diện tích bề mặt da so với trọng lượng cơ thể trẻ lớn (đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ) nên khả năng hấp thu thuốc qua da rất lớn, đặc biệt ở vùng bẹn hoặc mặt. Những thuốc bôi ngoài dễ bị kích ứng hoặc dị ứng, có thể có tác dụng toàn thân gây độc. Vì vậy, trẻ dưới 2 tuổi không bôi, xoa các loại tinh dầu lên da của trẻ, đặc biệt là vùng mũi. Nếu bôi thuốc mà băng lại, khả năng hấp thu thuốc qua da tăng và có thể gây độc. Ví dụ, trẻ em hay bị hăm, các bà mẹ hay bôi thuốc corticoid lại mặc bỉm ra ngoài sẽ làm tăng hấp thu thuốc có thể bị tác dụng phụ toàn thân gây hại cho trẻ.

Thận trọng khi dùng thuốc

Gan và thận của trẻ cũng phát triển chưa hoàn chỉnh nên việc thải trừ thuốc kém hơn và thuốc có thể bị tích lũy trong cơ thể dẫn đến gây độc. Vì thế khi dùng thuốc cho trẻ phải tính toán liều lượng hợp lý. Trước hết phải đọc kỹ hướng dẫn. Trường hợp trong hướng dẫn không nói liều cho trẻ em là bao nhiêu thì câu đầu tiên chúng ta cần hỏi thuốc có được dùng cho trẻ em hay không? Thực tế có những thuốc không có liều dùng cho trẻ em và ghi thận trọng dùng cho trẻ em (có nghĩa là cho đến thời điểm hiện tại kinh nghiệm sử dụng thuốc này cho trẻ em chưa đầy đủ nên thận trọng khi dùng). Khi dùng, bác sĩ phải căn cứ vào cân nặng, diện tích bề mặt cơ thể… để tính toán liều lượng phù hợp. Đặc biệt là đối với những trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng.

Đối với trẻ dưới 6 tuổi nên dùng đường uống, dạng lỏng. Với các loại bình xịt phải có dụng cụ thích hợp.

Một số thuốc không nên dùng cho trẻ em: nhóm cyclin như tetracyclin (vì sẽ làm hỏng răng trẻ), corticoid (gây chậm lớn), androgen (gây dậy thì sớm), các kháng sinh quinolon, ciproxacin, ofloxacin, fluoroquinolon… không dùng cho trẻ em vì ảnh hưởng tới xương, sụn của trẻ.

]]>
https://meyeucon.org/17826/can-trong-khi-dung-thuoc-cho-tre-em/feed/ 0
Cho trẻ dùng kháng sinh như thế nào? https://meyeucon.org/16982/cho-tre-dung-khang-sinh-nhu-the-nao/ https://meyeucon.org/16982/cho-tre-dung-khang-sinh-nhu-the-nao/#respond Sat, 07 May 2011 20:43:18 +0000 https://meyeucon.org/?p=16982 Thuốc kháng sinh là một sản phẩm tiên tiến của y học hiện đại với khả năng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, giúp nâng cao đề kháng của cơ thể. Tuy nhiên không phải lứa tuổi nào cũng phù hợp với thuốc kháng sinh, dùng kháng sinh cho trẻ luôn phải lưu ý, đặc biệt đối với trẻ nhỏ bởi đặc điểm sinh lý của trẻ hoàn toàn khác với người trưởng thành, do đó việc dùng thuốc nói chung và thuốc kháng sinh nói riêng cho trẻ không giống như người lớn.

Phải hết sức cẩn thận khi cho trẻ dùng thuốc kháng sinh

Tại sao phải dùng kháng sinh?

Kháng sinh bao gồm nhiều nhóm khác nhau, cơ chế tác dụng của từng nhóm lên vi khuẩn cũng khác nhau. Tuy vậy trong mỗi một nhóm kháng sinh có nhiều loại biệt dược cùng chung cơ chế tác dụng lên vi khuẩn nhưng đôi khi tác dụng không mong muốn lại không giống nhau. Muốn sử dụng một loại kháng sinh nào đó người bác sĩ khám bệnh phải biết được kháng sinh đó thuộc nhóm nào, cơ chế tác dụng của chúng ra sao (tác dụng chính và tác dụng không mong muốn – tác dụng phụ), đặc biệt khi muốn kết hợp kháng sinh.

Mặt khác liều lượng, hàm lượng của thuốc kháng sinh dùng cho trẻ cũng hoàn toàn khác so với người lớn. Vai trò của kháng sinh đã được xác định rõ là chỉ dùng trong các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc vi nấm. Kháng sinh còn được dùng để phòng các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gây thành dịch. Người ta cũng có thể dùng kháng sinh trước và sau phẫu thuật để phòng nhiễm trùng bệnh viện. Nếu dùng kháng sinh đúng, hợp lý thì bệnh sẽ chóng khỏi nhưng ngược lại khi dùng kháng sinh không hợp lý, không đúng thì sẽ rất nguy hiểm, đặc biệt đối với trẻ em.
Làm kháng sinh đồ để lựa chọn kháng sinh thích hợp.

Cho trẻ dùng kháng sinh như thế nào?

Tự ý mua kháng sinh không cần đơn thuốc của bác sĩ rất nguy hiểm cho người dùng, nhất là trẻ em. Hầu hết mọi người đều biết kháng sinh là một loại thuốc cực kỳ hữu hiệu dùng để cứu sống trẻ mỗi khi mắc bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn gây nên nhưng không vì thế mà lạm dụng.

Hiện tượng tự mua thuốc kháng sinh để điều trị cho trẻ dù không biết thuốc đó là thuốc gì, nhóm nào, tác dụng ra sao và cũng không biết trẻ đang mắc bệnh gì, nghĩa là người mẹ thấy con mình có ho, hắt hơi, sổ mũi hoặc hơi sốt (người mẹ cảm nhận được do tự phán đoán) là cho dùng kháng sinh. Việc dùng kháng sinh như vậy thì bệnh không những không khỏi mà có khi còn nặng thêm và đặc biệt nguy hiểm nếu trẻ uống quá liều hoặc bị dị ứng thuốc.

Một số thuốc kháng sinh không được dùng cho trẻ nhỏ, nếu cứ tự động mua cho trẻ dùng thì sẽ lợi bất cập hại như chloramphenicol sẽ gây hội chứng xanh xám ở trẻ sơ sinh và nếu dùng kéo dài có thể gây ngộ độc cho tuỷ xương là cơ quan tạo máu. Hoặc tetracyclin không được dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 8 tuổi. Kháng sinh nhóm aminozid như streptomycin, gentamycin nếu dùng cho trẻ sơ sinh có thể gây điếc. Hoặc việc dùng thuốc nhóm quinolon cũng phải hết sức cảnh giác với trẻ em, nhất là trẻ nhỏ do ảnh hưởng đến quá trình phát triển của sụn xương.

Vì vậy muốn biết trẻ có nên dùng thuốc kháng sinh hay không và dùng loại nào thì nhất thiết phải có ý kiến của bác sĩ, nhất là bác sĩ chuyên khoa nhi. Chỉ dùng kháng sinh cho trẻ khi bác sĩ thấy trẻ có các triệu chứng lâm sàng nhiễm khuẩn nghi do vi khuẩn (hoặc vi nấm), ví dụ có dấu hiệu viêm nhiễm như sưng, nóng, đỏ, đau trong một số bệnh viêm cơ, áp-xe cơ hoặc trong các bệnh về đường hô hấp (viêm phế quản – phổi…), trong các bệnh về tai, mũi, họng như VA, amidan, viêm tai… hoặc mắc bệnh do virut nhưng có bội nhiễm thêm vi khuẩn như viêm phế quản sau sởi, nhiễm trùng da do thủy đậu.

Ở các cơ sở y tế có điều kiện thì bác sĩ còn cho xét nghiệm xem là trẻ mắc bệnh do vi khuẩn gì và thực hiện kháng sinh đồ để lựa chọn kháng sinh thích hợp. Khi bác sĩ đã tìm ra nguyên nhân và chẩn đoán chắc chắn trẻ có mắc bệnh nhiễm khuẩn thì bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể dùng thuốc kháng sinh gì, mỗi ngày dùng bao nhiêu là đủ, thuốc đó dùng bằng cách nào (uống, tiêm hay đặt hậu môn). Khi đã có đơn của bác sĩ, người mẹ cần tuân thủ dùng đúng chỉ định, tuyệt đối không tự ý đổi tên thuốc (việc này có thể gặp ở một số quầy thuốc tư nhân, dược tá muốn bán được loại thuốc mình có cho nên cứ tư vấn theo hướng đó để bệnh nhân hay người nhà bệnh nhân mua thuốc của mình bất chấp người bệnh đã có đơn của bác sĩ).

Trường hợp sử dụng kháng sinh không hoặc kém hiệu quả như do vi khuẩn đã kháng lại thuốc kháng sinh hoặc loại thuốc đó không phù hợp như uống vào buồn nôn, thậm chí bị dị ứng thì trước tiên phải ngừng ngay, không tiếp tục cho trẻ uống loại thuốc đó nữa và báo ngay cho bác sĩ đó khám bệnh và kê đơn biết để được thầy thuốc tư vấn và có hướng xử lý thích hợp.

]]>
https://meyeucon.org/16982/cho-tre-dung-khang-sinh-nhu-the-nao/feed/ 0
Không nên dùng thìa để đong thuốc cho trẻ https://meyeucon.org/16962/khong-nen-dung-thia-de-dong-thuoc-cho-tre/ https://meyeucon.org/16962/khong-nen-dung-thia-de-dong-thuoc-cho-tre/#respond Sat, 07 May 2011 15:23:36 +0000 https://meyeucon.org/?p=16962 Một nghiên cứu được xuất bản trên chuyên san International Journal of Clinical Practice đã chỉ rõ sự khác biệt về dung tích của các loại thìa trong nhà, qua đó các chuyên gia y tế đã báo động sử dụng thìa trong nhà bếp làm dụng cụ đong thuốc cho trẻ em có thể dẫn đến quá liều hoặc không đủ liều bởi các loại thìa có dung tích khác nhau.

Ly uống thuốc có vạch chia giúp đong thuốc đúng liều

Những người tham gia cuộc nghiên cứu khảo sát 71 thìa cà phê và 49 thìa canh được thu gom từ 25 hộ gia đình ở Attica (thuộc Hi Lạp) và nhận thấy có sự chênh lệch về thể tích các loại thìa. Chẳng hạn như đối với loại thìa cà phê thì dung tích thay đổi từ 2,5ml tới 7,3ml và loại thìa canh thì biến động từ 6,7ml tới 13,4ml.

Như vậy, nếu một người mẹ dùng loại thìa cà phê lớn nhất (vì theo chỉ dẫn là bao nhiêu thìa cà phê) sẽ đong thuốc nhiều hơn một người mẹ dùng loại thìa cà phê nhỏ nhất là 2,92 lần. Tương tự, nếu chỉ dẫn sử dụng bao nhiêu thìa canh thì một bà mẹ dùng thìa canh lớn nhất sẽ đong nhiều thuốc hơn một bà mẹ dùng loại thìa canh nhỏ nhất gấp hai lần. Có nghĩa là liều lượng thuốc mà trẻ nhận được sẽ có những biến đổi lớn khi sử dụng các loại thìa khác nhau và dẫn đến quá liều hoặc thiếu liều.

Đối với loại thìa đã ghi sẵn mililit kèm theo chai thuốc thì sự đong thuốc của các phụ nữ cũng có sự khác nhau. Một nghiên cứu đã dùng loại thìa đính kèm theo chai thuốc có ghi sẵn 5ml và yêu cầu năm phụ nữ thực hiện việc đong thuốc trên chiếc thìa này rồi sẽ bỏ vào một dụng cụ đo lường chính xác. Các nhà nghiên cứu nhận thấy chỉ có một phụ nữ đong chính xác 5ml trên chiếc thìa ấy. Ba người đong 4,8ml và một người đong 4,9ml.

Sự quá liều thuốc hoặc không đủ liều thuốc đều rất nguy hại cho trẻ em (và cho cả người trưởng thành). Chẳng hạn như các loại thuốc trị cảm ho có nhiều thành phần hoạt chất rất độc hại cho trẻ em khi cơ thể chúng chưa phát triển hoàn chỉnh. Sự quá liều sẽ gây ra những tai họa khó lường. Ngay cả loại thuốc giảm đau thông thường là paracetamol nếu quá liều sẽ gây họa cho lá gan mong manh của trẻ.

Trường hợp đong thiếu liều cũng nguy hiểm. Ví dụ với một loại thuốc kháng sinh dạng lỏng, nếu liều thấp thì không diệt được vi khuẩn mà trái lại càng làm vi khuẩn có thêm nhiều yếu tố để đề kháng kháng sinh.

Hiện các nhà thuốc tây đã có bán các ly, tách có vạch chia mililit. Nên sử dụng những dụng cụ này để đong thuốc sẽ có liều lượng chính xác hơn. Hoặc cũng có thể sử dụng các ống tiêm mới có chia vạch thể tích để đong thuốc.

]]>
https://meyeucon.org/16962/khong-nen-dung-thia-de-dong-thuoc-cho-tre/feed/ 0
Không nên cho trẻ dùng nhiều kháng sinh https://meyeucon.org/16865/khong-nen-cho-tre-dung-nhieu-khang-sinh/ https://meyeucon.org/16865/khong-nen-cho-tre-dung-nhieu-khang-sinh/#respond Wed, 27 Apr 2011 15:26:04 +0000 https://meyeucon.org/?p=16865 Hỏi: Xin chào bác sỹ, xin bác sỹ tư vấn giúp trường hợp của con tôi (dưới 10 tuổi) thường xuyên dùng kháng sinh thì có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ hay không? Con tôi hay bị viêm mũi, viêm họng… phải dùng thuốc kháng sinh liên tục.

Trả lời: Trong một số trường hợp bị bệnh, cần thiết phải dùng đến thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, việc dùng thuốc kháng sinh nhiều và thường xuyên cho trẻ là không tốt, có ảnh hưởng đến cơ thể trẻ. Khi dùng nhiều thuốc kháng sinh, sẽ gặp một số biến chứng như: vàng men răng, hư răng do dùng kháng sinh Tetracycline; loạn khuẩn đường ruột do dùng các kháng sinh phổ rộng, lờn thuốc hay đề kháng với thuốc kháng sinh, viêm gan do dùng thuốc bừa bãi… Tuy nhiên, có lẽ do tình trạng bệnh nhân viêm nhiễm kéo dài và thường xuyên; hay do áp lực mong khỏi bệnh nhanh của người nhà bệnh nhân, nên nhiều thầy thuốc vẫn cho dùng nhiều kháng sinh.

Cách tốt nhất trong điều trị các bệnh về tai mũi họng ở trẻ em là phải kết hợp giữa điều trị bằng thuốc với cải tạo môi trường sống cho trẻ, không cho trẻ uống nước đá lạnh, cho trẻ ngủ chỗ ấm, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng… Nếu bị viêm VA hay viêm xoang nặng phải phẫu thuật, nạo VA, dẫn lưu tốt các ổ nhiễm trùng thì mới cho kết quả tốt và không phải sử dụng kháng sinh nhiều, liên tục. Cần lưu ý, không được tự ý mua và dùng thuốc cho trẻ (kể cả người lớn), nhất là với thuốc kháng sinh, vì dễ rơi vào việc dùng thuốc sai, dùng không hợp lý, dẫn đến tình trạng kháng (lờn) thuốc rất nguy hiểm! Cần tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, hay người có chuyên môn.

]]>
https://meyeucon.org/16865/khong-nen-cho-tre-dung-nhieu-khang-sinh/feed/ 0
Lưu ý đặc biệt khi dùng thuốc cho trẻ https://meyeucon.org/15804/luu-y-dac-biet-khi-dung-thuoc-cho-tre/ https://meyeucon.org/15804/luu-y-dac-biet-khi-dung-thuoc-cho-tre/#comments Tue, 25 Jan 2011 11:13:24 +0000 https://meyeucon.org/?p=15804 Có một số khác biệt thực sự giữa thuốc dành cho trẻ em và những trẻ sơ sinh. Điều quan trọng là các mẹ phải biết những khác biệt đó để khi con bị bệnh để xử lý kịp thời.


Một tuần nay cu Bin lại phát bệnh cũ, ốm nằm bẹp giường, chị Linh nhắng nhặng hết cả lên vì cái đơn thuốc mà chị Linh đưa cho bà nội cu Bin giữ để đề phòng cháu ốm thì mua thuốc cho cháu nay không có tác dụng. Sợ con gặp biến chứng gì, chị vội vàng mang con đến bác sĩ.

Khi mang đơn thuốc ra cho bác sĩ xem để dò hỏi tại sao con uống mà không có biến chuyển gì, chị Linh mới được bác sĩ thông báo rằng thuốc trong đơn chị vẫn dùng cho cu Bin không còn sử dụng được nữa vì nó chỉ dành cho trẻ sơ sinh mà cu Bin đã qua tuổi ấy được hơn 1 năm.

Có một số sự khác biệt thực sự giữa thuốc dành cho trẻ em và những trẻ sơ sinh. Điều quan trọng là các mẹ phải biết những khác biệt đó để khi con bị bệnh, các mẹ có thể xử lý kịp thời, hiệu quả nhất và giúp bé của mình thoát khỏi những bệnh mùa lạnh.

Dưới đây là một vài cách nhanh chóng để các mẹ có thể phân biệt được sự khác biệt giữa các loại thuốc cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đồng thời sẽ hướng dẫn cho các mẹ một số lưu ý để các mẹ biết khi nào nên thực hiện việc chuyển đổi thuốc uống cho trẻ từ trẻ sơ sinh sang lứa tuổi trẻ em.

Liều lượng

Cho trẻ sơ sinh bị bệnh uống thuốc khó khăn hơn rất nhiều so với cho trẻ lớn hơn uống thuốc vì để thực sự cho trẻ uống đúng liều lượng và đủ để tăng cơ hội điều trị bệnh dứt điểm của một trẻ sơ sinh, các mẹ phải tập trung tập trung tinh thần nhiều hơn một loại thuốc tương tự dành cho trẻ em. Điều này có nghĩa rằng các mẹ cần phải rất cẩn thận với liều lượng của thuốc của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bởi ở hai độ tuổi khác nhau mỗi trẻ phải tuân theo những liều lượng thuốc nhất định.

Ứng dụng

Thuốc của trẻ em và trẻ sơ sinh căn bản khác nhau về ứng dụng. Thuốc của trẻ sơ sinh thường là dạng lỏng và đi kèm với một ống nhỏ để đo giọt chính xác cần cho trẻ uống. Đối với thuốc của trẻ em thì dạng thuốc lỏng thường được ước chừng liều lượng thông qua một chén, thìa, đo đi kèm trong các gói, hộp thuốc. Ngoài ra đối với trẻ em còn có dạng thuốc dạng viên nang như dành cho người lớn nhưng có vị ngọt của kẹo và không cần phải đo liều lượng bằng thìa, chén…

Giá

Trong khi bạn nhận được một đơn thuốc giành cho trẻ sơ sinh nhà bạn, bạn đừng quá ngạc nhiên khi mang ra so sánh với đơn thuốc cùng loại dành cho trẻ lớn hơn vì thực tế bao giờ thuốc dành cho trẻ sơ sinh thường đắt hơn so với thuốc dành cho trẻ em.

Độ tuổi sử dụng

Thông thường, thuốc dành cho trẻ em được hướng dẫn cho trẻ uống khi trẻ em từ hai tuổi trở lên. Nếu con bạn còn nằm trong độ tuổi dưới 24 tháng thì bạn vẫn phải áp dụng đơn thuốc dành cho trẻ sơ sinh khi trẻ ốm.

Trọng lượng

Mặc dù sự khác biệt giữa trẻ sơ sinh và trẻ em là căn cứ theo độ tuổi. Khi nói đến liều lượng thuốc, cũng có nghĩa chính xác hơn nó phải đi kèm với trọng lượng cơ thể. Trong hầu hết các trường hợp, khi con bạn được hơn 11,3 kg, thì đây là thời điểm để bé “tốt nghiệp” với các loại thuốc của trẻ sơ sinh.

Trên đây chỉ là những nhận biết cơ bản để các mẹ có thể dễ dàng hơn trong việc sử dụng thuốc cho con. Tuy nhiên để việc sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả nhất là mỗi khi con ốm, các mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa là tốt nhất.

]]>
https://meyeucon.org/15804/luu-y-dac-biet-khi-dung-thuoc-cho-tre/feed/ 4
Trẻ sốt, khi nào được dùng kháng sinh? https://meyeucon.org/14542/tre-sot-khi-nao-duoc-dung-khang-sinh/ https://meyeucon.org/14542/tre-sot-khi-nao-duoc-dung-khang-sinh/#respond Thu, 09 Dec 2010 22:58:40 +0000 https://meyeucon.org/?p=14542 Sốt là một phản ứng của cơ thể, sốt có thể có ở mọi lứa tuổi khác nhau. Nguyên nhân gây sốt cũng có nhiều loại, có thể do nhiễm khuẩn, cũng có thể không do nhiễm khuẩn.

Chúng ta biết rằng kháng sinh là một chất mà ngay ở nồng độ thấp nhất cũng có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế vi khuẩn hoặc vi nấm (đối với kháng sinh chống vi nấm) và kháng sinh không có tác dụng đối với các loại virut. Như vậy, khi trẻ bị sốt mà nguyên nhân gây sốt không phải do vi khuẩn hoặc vi nấm thì không được dùng kháng sinh.

Khi trẻ bị sốt, bố mẹ của trẻ cũng nên nắm được một số nguy cơ cao làm cho trẻ có thể bị sốt mà không phải do nhiễm khuẩn như vừa đi ngoài nắng về hoặc mặc quần áo quá chật hoặc trẻ phải ở trong phòng kín, chật chội hoặc trẻ đang mọc răng hoặc do thay đổi thời tiết (chẳng hạn trẻ bị hen phế quản).

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên tìm hiểu xem xung quanh hàng xóm có trẻ nào cũng bị sốt tương tự như con mình hay không, nếu có thì có nhiều trẻ sốt hay không. Tất cả các thông tin này rất có lợi để cung cấp cho bác sĩ khám bệnh biết, giúp cho việc chẩn đoán chính xác và thuận lợi hơn.

Khi được xác định là trẻ sốt do căn nguyên gì thì bác sĩ khám bệnh sẽ có chỉ định dùng kháng sinh hay không. Như vậy, việc dùng kháng sinh cho trẻ nhất thiết phải được chỉ định của bác sĩ. Việc dùng thuốc kháng sinh phải đạt được 3 mục tiêu: hiệu quả, an toàn và hợp lý. Người nào không có những hiểu biết cơ bản về kháng sinh và không hiểu được mục tiêu dùng kháng sinh mà vẫn dùng thì lợi bất cập hại cho trẻ.

Trong vấn đề dùng kháng sinh, người nhà của trẻ cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ, không được tự động mua thuốc kháng sinh hoặc tự đổi thuốc, tự tăng hoặc giảm liều kháng sinh khi chưa có ý kiến của bác sĩ khám bệnh.
Tự giảm liều hoặc chưa đủ ngày tức là chưa đủ lượng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, có khi mới dùng 2 – 3 ngày thấy trẻ hết sốt cứ tưởng là trẻ khỏi và ngừng việc dùng thuốc nhưng thật ra vi khuẩn chưa bị tiêu diệt hết hoặc thuốc kháng sinh chỉ mới ức chế sự tác động của vi khuẩn mà thôi, khiến bệnh không những không khỏi mà có khi làm cho vi khuẩn kháng lại thuốc kháng sinh (nhờn thuốc). Nếu lần sau trẻ bị bệnh lại và cũng chính do loại vi khuẩn đó gây nên thì rất khó điều trị.

Hiện tượng nhờn thuốc kháng sinh cũng còn có nguyên nhân do dùng kháng sinh mạnh ngay từ đầu, ví dụ dùng thế hệ 2 hoặc thế hệ 3 của nhóm cephalosporin thì những lần mắc bệnh nhiễm khuẩn sau này sẽ khó điều trị. Nếu dùng quá liều kháng sinh sẽ gây ngộ độc thuốc rất nguy hiểm cho tính mạng của trẻ.

Ngoài ra, việc sử dụng kháng sinh cần có chỉ định của bác sĩ vì thuốc kháng sinh ngoài tác dụng chính diệt vi khuẩn thì chúng còn có khả năng gây tác dụng phụ, do đó bác sĩ sẽ có sự cân nhắc và căn dặn khi cho trẻ dùng kháng sinh. Việc này người nhà của trẻ nếu tự động mua thuốc cho trẻ dùng thì không biết để loại trừ các tác dụng phụ.

Trong việc chỉ định dùng kháng sinh cho trẻ, bác sĩ còn biết nên dùng loại kháng sinh gì phù hợp nhất với từng loại vi khuẩn, nếu dùng sai sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị. Trong một số trường hợp, mặc dù sự viêm nhiễm là do virut nhưng bác sĩ vẫn phải cho dùng kháng sinh bởi vì bác sĩ thấy có hiện tượng bội nhiễm vi khuẩn làm cho trẻ bệnh nặng thêm hoặc mắc thêm một số bệnh khác.

Kháng sinh nào dùng được cho trẻ?

Do đặc điểm sinh lý của trẻ là sự phát triển chưa đầy đủ, cho nên sinh lý của trẻ rất khác với sinh lý của người trưởng thành và vì vậy không thể gọi “trẻ em là người lớn thu nhỏ lại”.

Có một số kháng sinh không thể dùng cho trẻ em ở một độ tuổi nhất định. Kháng sinh cấm dùng cho trẻ em trong một số độ tuổi nhất định như là tetracyclin. Tetracyclin được khuyến cáo là làm hỏng men răng; chloramphenicol có thể gây suy tủy dẫn đến thiếu máu; kháng sinh thuộc nhóm fluoroqinolon (ciprofloxacin, norfloxacin,…) làm ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của sụn xương.

Vì vậy không được dùng tetracyclin cho trẻ dưới 12 tuổi; không dùng fluoroquinolon cho trẻ dưới 16 tuổi và chloramphenicol cho trẻ dưới 6 tháng tuổi (trẻ lớn hơn có thể dùng khi không có thuốc thay thế nhưng phải theo dõi về huyết học).

]]>
https://meyeucon.org/14542/tre-sot-khi-nao-duoc-dung-khang-sinh/feed/ 0