Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Sat, 27 Apr 2024 13:40:12 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Hãy để trẻ tham gia một cách tích cực vào các trò chơi https://meyeucon.org/22560/hay-de-tre-tham-gia-mot-cach-tich-cuc-vao-cac-tro-choi/ https://meyeucon.org/22560/hay-de-tre-tham-gia-mot-cach-tich-cuc-vao-cac-tro-choi/#respond Tue, 24 Apr 2012 00:49:01 +0000 https://meyeucon.org/?p=22560 Chúng ta có thể mang đến cho trẻ niềm vui trực tiếp từ những trò chơi, hay những món đồ chơi mà trẻ nhận được trong dịp sinh nhật… Tuy nhiên, như vậy là chưa đủ, trẻ còn cần có được những niềm vui khi chơi cùng bạn bè, khi tự mình vượt qua được những thử thách trong cuộc sống và cả khi học được thêm nhiều kỹ năng mới.

Đôi khi trẻ cảm thấy hứng thú khi đã lập được một “sào huyệt” bí mật trong vườn để bắt đầu cho hành trình khám phá thế giới tự nhiên của mình. Tất cả những kinh nghiệm này giúp trẻ nhận thức được năng lực của bản thân, chẳng hạn như khi lần đầu tiên trẻ ngồi xe đạp và đi được một cách tự nhiên mà không cần người đỡ.

Sở thích của trẻ luôn thay đổi

Sở thích về trò chơi của trẻ luôn thay đổi khi trẻ lớn lên. Điều đáng quan tâm là trẻ chơi những món đồ chơi hay trò chơi mà trẻ thật sự thấy hứng thú hay chưa? Vì chỉ có sự hứng thú mới khơi gợi được lòng nhiệt thành của trẻ, nó sẽ giúp trẻ phát triển tư duy khá rõ. Chúng ta nên biết rằng, đôi khi chỉ vì chịu áp lực từ bạn bè mà trẻ phải từ bỏ những trò chơi ưa thích của mình. Trong trường hợp đó, chúng ta nên giúp bé duy trì những sở thích cá nhân theo từng độ tuổi có ích hơn là cố gắng thay đổi những ý thích đó.

Cùng chơi với trẻ

Khi trẻ dần lớn lên, chúng ta rất dễ “quên” đi thói quen cùng chơi với chúng. Tuy nhiên, nếu cả gia đình có thể sắp xếp được thời gian để vui chơi cùng trẻ thì trẻ sẽ cảm thấy vui hơn nhiều. Đó có thể là thời gian mà chúng ta chơi bóng cùng với trẻ trong công viên, hoặc những trò chơi: chơi cờ, thi hát… mà chúng ta có thể chơi trong nhà vào khoảng thời gian rảnh rỗi trong ngày. Mặc dù trong quá trình trẻ chơi cùng với anh chị em, không thể tránh khỏi những lúc xảy ra tranh cãi, song nguy cơ này không đáng kể so với thuận lợi là tạo ra được những cơ hội để mọi người trong gia đình hiểu rõ và gắn bó với nhau hơn. Bên cạnh đó, về mặt tâm lý trẻ cũng sẽ hăng hái hơn khi thấy chúng ta thích thú chơi cùng trẻ.

]]>
https://meyeucon.org/22560/hay-de-tre-tham-gia-mot-cach-tich-cuc-vao-cac-tro-choi/feed/ 0
Bé luôn vui vẻ nhờ những trò chơi giả vờ https://meyeucon.org/21463/be-luon-vui-ve-nho-nhung-tro-choi-gia-vo/ Thu, 22 Mar 2012 01:08:14 +0000 https://meyeucon.org/?p=21463 Nếu bạn ở nhà với con cả ngày, sự kiên nhẫn và tính sáng tạo của bạn sẽ bị thử thách thực sự. Bạn có thể làm cho bé yêu luôn mỉm cười với những trò chơi vận động đơn giản sau:

1. Tạo ra một ngày nghỉ mới. Chẳng hạn có thể báo cho bé biết hôm nay là Lễ Màu tía hoặc Lễ các cậu bé.

2. Tạo ra sinh nhật cho búp bê. Gói một vài “món quà’ mới, trang trí bóng bay và cờ, và vui đùa với một chiếc bánh giả (hoặc thật).

3. Mặc đồ theo thời tiết. Lấy ra một loạt quần áo cho các thời tiết khác nhau, mô tả một ngày nào đó và đề nghị bé chọn đúng đồ cho thời tiết hôm ấy.

4. Mở một vườn thú. Hãy đặt các con thú đồ chơi xung quanh phòng, đi đến từng con và nói chuyện về món ăn ưa thích của chúng.

5. Cắm trại trong phòng khách. Chui vào một cái lều và túi ngủ. Bật đèn pin và giả vờ ăn hoặc thêm nữa.

6. Lập một nhóm nhạc gia đình. Cho mỗi người trong nhà chơi một nhạc cụ và tải vào một đĩa CD.

7. Bắt chước các con thú. Giả vờ nhảy như ếch, trườn như sâu, lạch bạch chân như chú vịt, và ưỡn người như một con mèo.

8. Chơi đồ hàng. Trong gian bếp thật hoặc một cái bếp giả, đổi vai giữa khách hàng và người phục vụ.

9. Chơi trò cưỡi ngựa. Để bé cưỡi nhong nhong trên lưng bạn trong khi bạn đang “hí” như ngựa hoặc “nhai cỏ”.

10. Lái một “chuyến xe bus đến trường”. Bé là hành khách, và bạn là tài xế. Thi thoảng dừng lại để đón các bé khác, và vẫy tay bai bai với mẹ mỗi lần dừng lại.

]]>
Phát triển trí thông minh, sáng tạo cho trẻ qua 7 trò chơi đơn giản https://meyeucon.org/21440/phat-trien-tri-thong-minh-sang-tao-cho-tre-qua-7-tro-choi-don-gian/ Wed, 07 Mar 2012 03:14:00 +0000 https://meyeucon.org/?p=21440 Để bé có thể được rèn luyện tư duy logic và khả năng sáng tạo cũng như khả năng phản xạ nhanh chóng với các tình huống bất ngờ thì cha mẹ nên cho trẻ chơi 7 trò chơi đơn giản dưới đây.

Làm cha mẹ, đôi khi bạn cũng cần thay đổi phương pháp chơi với trẻ, bắt đầu từ những gì trẻ thích hoặc đã có chút kinh nghiệm, chẳng hạn trò chơi siêu nhân: Vẽ hoặc dùng tranh, hình siêu nhân, vật tưởng tượng là siêu nhân… Có 2, 3 hay 4 siêu nhân (để trẻ có hứng thú làm quen với các biểu tượng con số, mỗi siêu nhân có một mật mã là các con số). Từng siêu nhân này được trẻ đặt tên (viết tên siêu nhân, gồm mấy chữ cái, bắt đầu từ chữ nào..). Lúc này, bài học chữ cái được chuyển thành trò chơi, trẻ phải nhớ tên siêu nhân bằng một chữ cái đầu/cuối… coi là mật mã. Chính điều này giúp trẻ tập trung nhớ tốt hơn, nhận mặt chữ cái nhanh hơn rất nhiều lần so với phương pháp chỉ từng chữ cái cho trẻ học thuộc. Cũng có thể hỏi siêu nhân có đặc điểm gì (mặc áo màu gì, thích ăn gì… để buộc trẻ tập trung chú ý mà không cảm thấy bị áp đặt, bị nhắc nhở). Cứ như vậy, thông qua trò chơi để học. Dưới đây là một số trò chơi có thể kích thích phát triển trí thông minh, sáng tạo của trẻ.

Phân chia đồ vật theo nhóm

Trò chơi này rất có sức hút với bé đồng thời kích thích trí thông minh của bé phát triển. Bạn đặt lên bàn khoảng 10 đồ vật nhỏ, chia theo cụm hoặc nhóm (ví dụ 2 chiếc bút chì, 1 đôi tất, 3 hình lập phương, 4 quyển sách…). Sau đó, bạn “nhờ” bé đưa cho bạn một món đồ, rồi ba món, rồi sáu, rồi chín…cùng lúc với bạn đếm các ngón tay. Với những bé từ 3 tuổi trở lên, bạn có thể đặt lên bàn các món đồ khác nhau rồi bảo bé đưa cho bạn, ví dụ ba chiếc tất, một cây bút chì hay đồ chơi Lego…

Nhận thức màu sắc

Dạy bé nhận thức về màu sắc cũng là điều hết sức cần thiết, và bài luyện tập này nên bắt nguồn từ những trò chơi để tạo hứng thú cho trẻ. Bạn hãy chỉ cho bé một đồ vật có một màu cơ bản như xanh, đỏ, vàng hoặc đen…sau đó bạn yêu cầu bé chỉ ra cho bạn những đồ vật xung quanh bé có màu tương tự. Đối với những bé 3-4 tuổi thì bạn có thể nói tên một màu nào đó và bé sẽ chỉ ra cho bạn những đồ vật đó.

Trò chơi giúp trẻ phản xạ nhanh hơn

Bạn hãy nghĩ đến một đồ vật hay một con vật nào đó. Sau đó, bạn đưa ra ba dấu hiệu nhận biết đồ vật hay các con vật vô danh đó, ví dụ dấu hiệu thứ nhất là nó có bốn chân, dấu hiệu thứ hai : đó là một con vật. dấu hiệu thứ ba là nó kêu meo meo, và từ đó câu trả lời sẽ được bé đưa ra. Cần lưu ý là ở khoảng thời gian đưa ra các gợi ý hay các dấu hiệu, bạn hãy để bé tự diễn đạt ý của miìh, giúp bé nói lên được những nhận thức thoáng qua trong đầu bé. Trò chơi này giúp trẻ phản xạ nhanh hơn.

Bạn cũng có thể giúp bé làm giàu thêm vốn từ vựng của mình và giúp bé phát triển khả năng nghe, phản xạ bằng cách yêu cầu bé nêu tên cho bạn tất cả những đồ vật mà bé biết bắt đầu bằng chữ cái mà bạn nêu ra. Ví dụ với chữ B – bố, cái bình…

Cùng vui với những quả bóng

Những quả bóng sẽ rất hay cho trò chơi trong nhà vì chúng di chuyển chậm để bé có thể đuổi theo và tương đối dẽ bắt. Bạn có thể thổi một quả bóng lên và tung nhẹ nó trong không khí, sau đó đếm xem nó lơ lửng trên mặt đất được bao lâu hay để cho bé thử bắt bóng. Đây là một trò chơi giúp phát triển kỹ năng đếm và sự kết hợp tai-mắt của bé. Các phần xẹp hay mảnh vỡ của những quả bóng cao su có thể là nguy cơ gây ngạt cho trẻ. Vì thể, bạn không nên để bé ở quá gần bóng và nhặt bỏ ngay các phần nhỏ nếu bóng nổ. Nếu có thể, chọn những quả bóng bằng giấy hay bằng mylar để thay thế.

Ngoài ra, bạn có thể tự làm bong bóng bằng cách pha một phần nước rửa bát với 10 phần nước sạch và một ít glycerin hay nước đường bắp. Sau đó, hai mẹ con chỉ việc kiếm một cái ống thổi và thổi. Bạn cần lưu ý nhắc nhở và để ý để bé không được uống hỗn hợp nước tạo ra bong bóng

Tạo các tác phẩm nghệ thuật từ thực phẩm

Nếu đã mệt với việc vẽ bằng bút màu và xây gạch, hai mẹ con có thể sáng tạo và biến những sản phẩm từ thiên nhiên thành các tác phẩm nghệ thuật. Bạn cắt mỏng cà rốt, cà chua, cần tây hay các loại rau quả khác và giúp bé sắp xếp chúng thành một bức tranh trên một cái đĩa to. Hai mẹ con sẽ tạo ra một đám mây, chiếc xe lửa hay nàng tiên cá xinh đẹp… Bạn có thể sử dụng hạt đậu, hạt vừng để làm mắt, lấy bánh quy tròn làm bánh xe, dùng phó mát tạo thành cửu sổ… Cuối cùng, cũng là phần vui vẻ nhất, bạn và bé có thể… ăn những “kiệt tác” hai mẹ con đã sáng tạo.

Kể chuyện với nhạc nền

Các bé đều thích nghe mẹ kể chuyện. Bạn có thể kích thích trí tuệ của con và tăng khả năng cảm thụ âm nhạc của bé bằng cách ghi âm chính giọng nói của mình hay sưu tập một đĩa CD và kể chuyện theo… nhạc. Ban đầu, bạn hãy tìm những câu chuyên đơn giản lồng với nhạc không lời. Bạn không cần kể câu chuyện chính xác, có thể thêm thắt một chút, thay đổi nhân vật chính (bằng tên của bé). Bạn có thể cho con tự sáng tác thêm các tình tiết nếu bé thích. Không chỉ bé thích thú, chính bạn sẽ bất ngờ vì âm nhạc sẽ tạo nên hiệu ứng đặc biệt cho câu chuyện của mình, chẳng hạn, tiếng trống dồn giống như ai đó đang phi ngựa qua rừng, tiếng sáo như âm thanh khi một con chim nhỏ vút qua bầu trời, tiếng violin có nghĩa như mặt trời thức dậy…

Cắm trại trong nhà

Trò chơi lều trại luôn rất hấp dẫn với lũ trẻ. Bạn có thể chuẩn bị bằng việc trải các tẩm thảm, đệm lên nền phòng khách, phòng ngủ rồi căng lên trên đó một cái lều che nhỏ hay đơn giản hơn, phủ tấm vỏ chăn lên một thanh tre cố định sẵn. Sau đó, hai mẹ con mang theo vào lều chiếc túi ngủ, gối và một chiếc đèn pin. Bạn và bé có thể ở trong “lều” bao lâu tùy thích, cùng hát, kể chuyện hay tâm sự với nhau.

]]>
“Trò chơi” nhận diện các loại quả dành cho bé https://meyeucon.org/21470/tro-choi-nhan-dien-cac-loai-qua-danh-cho-be/ Tue, 28 Feb 2012 00:13:10 +0000 https://meyeucon.org/?p=21470 Hoa quả là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe mọi người và cha mẹ thường muốn khuyến khích bé sử dụng hoa quả nhiều hơn. “Trò chơi” nhận diện các loại quả vừa giúp bé biết nhận diện các loại quả vừa có tác dụng khuyến khích sở thích ăn hoa quả của bé.

Giúp bé nhận diện hoa quả theo màu sắc

Trước tiên, bạn có thể chọn cùng một loại quả nhưng có màu sắc khác nhau; chẳng hạn, táo xanh – táo đỏ, dưa vàng – dưa đỏ, nho xanh – nho tím… Đồng thời, bạn cũng có thể chọn những loại quả khác nhau nhưng có màu sắc tương đồng như quả cam và quả quýt, quả mận đỏ và quả nho đỏ… Sau đó, bạn xếp các loại quả này trên cùng một đĩa.

Bạn yêu cầu bé “Lấy cho mẹ quả táo” hoặc “Lấy cho mẹ những quả có màu đỏ”… Bé sẽ phân biệt được hai khái niệm:

– Khái niệm thứ nhất, cùng một loại quả nhưng có nhiều màu sắc khác nhau.

– Khái niệm thứ hai, cùng một màu nhưng có nhiều loại quả khác nhau.

Trò chơi cầu vồng sắc màu: Bạn có thể sử dụng màu vàng của dứa, xoài; màu cam của cam, quýt, carrot; màu đỏ của dâu tây, dưa hấu; màu xanh của quả kiwi; màu trắng của sữa chua. Bạn xếp các loại quả đã được cắt miếng thành hình cầu vồng trên một chiếc đĩa thật lớn. Sau đó, bạn đưa cho bé một miếng hoa quả và yêu cầu bé gọi tên. Nếu bé trả lời chính xác, bé sẽ được phép “măm măm” món quả này.

Bé sẽ biết cách nhận diện hoa quả cho dù chúng được thái lát. Ngoài ra, bé còn được làm quen với món sữa chua nhúng hoa quả ngon miệng.

Trò chơi ghép hoa quả theo tranh: Trước tiên, bạn chuẩn bị một giỏ hoa quả với nhiều loại khác nhau như cam, táo, lê, dưa hấu, dâu tây… Đồng thời, bạn để sẵn một quyển sách có hình minh họa các loại quả bên cạnh. Khi bạn chỉ tay vào một hình trong sách, bé sẽ tự chọn một loại quả trong giỏ sao cho phù hợp.

Bé sẽ nhận diện được những loại hoa quả có trong sách và những loại hoa quả ngoài đời thực.

Giúp bé nhận diện hoa quả theo mùi vị

Bạn có thể chế biến cam theo 2 kiểu: cắt thành miếng và vắt thành nước cam để cho bé uống. Tiếp đến, bạn pha thêm một cốc nước chanh (hoặc một cốc nước hoa quả khác) và để cạnh nhau.

Bạn có thể gợi ý với bé: “Mẹ con mình cùng chơi trò bí mật với hoa quả nhé”. Sau đó, bạn gợi ý để bé uống một ngụm nước cam và một ngụm nước chanh. Cuối cùng, bạn mới cho bé ăn cam và đưa ra câu hỏi trắc nghiệm với bé: “Đố con biết, mùi vị của miếng cam này giống với cốc nước nào con vừa uống nhất?”.

Cách này cũng có tác dụng lớn trong việc kích thích bé ăn hoa quả. Nhiều cha mẹ tin việc chế biến hoa quả thành những món đẹp mắt sẽ lôi cuốn được bé mà họ quên rằng, dạy bé cách phân biệt mùi vị thực phẩm cũng khiến bé thích thú.

]]>
9 mẹo để có tiếng cười của bé https://meyeucon.org/19991/9-meo-de-co-tieng-cuoi-cua-be/ https://meyeucon.org/19991/9-meo-de-co-tieng-cuoi-cua-be/#respond Fri, 11 Nov 2011 02:46:03 +0000 https://meyeucon.org/?p=19991 Tiếng cười trong veo, nụ cười thiên thần của con trẻ đối với cha mẹ có những giá trị nhất định, không gì thay thế được. Khi nghe tiếng cười giòn tan của bé, những nhọc nhằn sau một ngày làm việc sẽ tan biến. Bạn hãy tham khảo những cách đơn giản dưới đây để có liều thuốc hữu hiệu với mọi triệu chứng stress nhé.

Lưu ý: Những bí quyết sau đặc biệt hiệu nghiệm đối với những bé dưới 2 tuổi!


1.Trò chơi “chi chi chành chành”: Khoảnh khắc bạn chụp bàn tay bé xíu của con khi chơi trò “chi chi chành chành” sẽ khiến bé cười vang thích thú. Hoặc để bé nằm xuống, giơ hai chân lên, cùng bé tập thể dục và đếm, vừa đếm vừa hát với con.

2. Nhong nhong cưỡi ngựa: Để bé trên lưng và chơi trò cưỡi ngựa, những bé hiếu động sẽ rất thích trò này. Vừa bò vòng quanh, mẹ (hoặc bố) vừa nói lớn: nhong, nhong liên tục sẽ khiến bé phấn khích.

3. Làm chú hề: Mẹ có thể làm trò hề, giả thành những khuôn mặt ngộ nghĩnh với những tiếng kêu lạ tai sẽ khuấy động, kích thích và làm bé bật cười sảng khoái. Có thể tận dụng bằng những khăn choàng trong nhà, hoặc những tờ báo có màu sặc sỡ để làm mặt nạ chú hề. Thậm chí có thể tô đỏ chiếc mũi của bố.

4. Mẹ giả đánh rơi đồ vật: Vừa làm rớt đồ, mẹ vừa nói “rớt rồi” với gương mặt hớt hải. Sau đó, mẹ lại nhanh chóng lượm lên và lại tiếp tục làm rớt một cách vụng về. Làm liên tục nhiều lần với động tác của mẹ càng lúc càng nhanh.

5. Chơi trò ú tìm: Bé đã có thể tham gia cùng với bạn khi bé bò cứng cáp hoặc biết đi chập chững. Thường xuyên thay đổi khoảng thời gian bạn đưa mặt ra là một cách hiệu quả để làm tăng sự thích thú, ngạc nhiên với bé. Thay đổi chỗ núp cố định để bé tự đi tìm mẹ và thích thú khi phát hiện ra mẹ.

6. Những hành động ngớ ngẩn: Ví dụ, bạn cố gắng mặc áo của bé, hoặc cố gắng mang tất (vớ) của bé vào chân. Hoặc giả bộ như đang bị đau, đang muốn khóc nhè trước mặt bé cũng khiến bé thấy buồn cười!

7. Chơi trò đuổi bắt: Nỗi sợ hãi khi bị đuổi và niềm vui sướng lúc thoát được khỏi tay mẹ giúp gia tăng sự hào hứng cho bé. Nếu bé đang bò, hãy bò sát theo phía sau. Nếu bé đang đi chập chững, hãy chậm chạp tiến bước đuổi theo. Rồi lúc bạn bắt được con và có thể nói “ơ, bắt được rồi”, bé sẽ cười do vừa thích thú xen chút sợ hãi.

8. Trò chơi cảm giác mạnh: Bé sẽ thích mê khi được bạn bế quay tròn trên không trung, ẵm tung hứng lên xuống trên tay hay lắc lư vòng vòng. Trò chơi này nên đặc biệt dành cho các ông bố.

9. Cọng mì đáng ghét: Mẹ vừa cho bé ăn, vừa mút một cọng mì dài. Mẹ cố hết sức nuốt cọng mì vào nhưng không được, nên cọng mì cứ lắc lư trên miệng mẹ. Vừa làm vừa nói: “Ôi, cọng mì này kỳ quá, kỳ quá”! Bé sẽ chụp lấy cọng mì giúp mẹ và cười sảng khoái.

]]>
https://meyeucon.org/19991/9-meo-de-co-tieng-cuoi-cua-be/feed/ 0
Một số nguyên tắc khi vui chơi với trẻ https://meyeucon.org/19378/mot-so-nguyen-tac-khi-vui-choi-voi-tre/ https://meyeucon.org/19378/mot-so-nguyen-tac-khi-vui-choi-voi-tre/#respond Wed, 05 Oct 2011 12:51:04 +0000 https://meyeucon.org/?p=19378 Chơi đùa với người khác sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp, đồng thời nó cũng thúc đẩy sự hứng thú với các đồ chơi, kích thích sự sáng tạo.

Nguyên tắc khi chơi với trẻ

Tỏ ra vui thích khi cùng trẻ chơi đùa

Quan trọng nhất khi chơi với bé là cha mẹ phải tỏ ra hứng thú. Nếu thấy cha mẹ chơi một cách miễn cưỡng, bé sẽ có suy nghĩ tiêu cực rằng “chẳng lẽ chơi với mình lại chán ngắt như vậy”. Đây là điều hoàn toàn không nên tạo ra trong suy nghĩ của trẻ.

Dịu dàng với bé

Khi bạn hỏi trẻ những câu hỏi đơn giản, nhưng lại quan trọng, trẻ thường không muốn trả lời. Tuy nhiên nếu bạn hỏi trẻ với một giọng dịu dàng và nựng bé: “Con tên là gì? Con bao nhiêu tuổi? Con đang sống ở đâu?”, bé sẽ tỏ ra thích thú khi trả lời về mình.

Khen đúng lúc

Khi trẻ làm được điều tốt đừng ngại ngần khen trẻ. Với những trò chơi phát triển và đồ chơi lắp ráp, bạn hãy tỏ thái độ khuyến khích: “Con giỏi lắm, mẹ đã làm được, con hãy thử làm như mẹ xem. Mẹ rất vui nếu con làm được như mẹ”. Và bạn đừng quên vỗ tay khuyến khích trẻ hành động.

Phát triển trí tưởng tượng ở trẻ

Có rất nhiều định hướng sáng tạo có thể phát triển ở trò chơi nặn hình. Bé sẽ tỏ ra rất thán phục nếu từ một mẩu đất nặn thành hình con cún, và từ con cún lại nặn thành hình cây nấm…

Bạn có thể vận dụng hội họa để dạy trẻ biết cách tưởng tượng. Hãy hỏi xem bé đang vẽ cái gì. Nếu bé không trả lời được, hãy đưa ra những giả thuyết gợi ý cho bé.

Không phân biệt các trò chơi

Không nên phân biệt các trò chơi chỉ dành cho bé gái hay bé trai: búp bê, ôtô hay xếp hình… Tránh bắt các bé trai chỉ được hạn chế chơi các đồ thuộc về kỹ thuật. Lý do là khi chơi búp bê, các bé thường có xu hướng đồng nhất mình với nó. Bé sẽ tưởng tượng khi cho búp bê đi trên ôtô, cho búp bê ngủ hay tắm…

Mang lại cho trẻ niềm vui thích nhất

Ví dụ như trẻ muốn chơi các đồ chơi về ôtô, máy móc, hãy vừa chơi, vừa trò chuyện với trẻ: Ôtô thì như thế nào, nó có thể đi đến đâu. Khi thích chơi một trò nào, bé nhận biết được nhiều hơn về các vấn đề liên quan đến trò chơi đó.

Đồ chơi cần được xếp gọn gàng

Tốt nhất là hình thành thói quen này cho trẻ trước 4-5 tuổi. Khi nào hết giờ chơi, hãy hướng dẫn bé xếp đồ vào giỏ, hộp.

Tạo mong muốn được chơi

Khi bạn mua cho bé một món đồ chơi quá phức tạp hoặc bé không thích, hãy tạm thời đưa nó cho một người bạn hàng xóm của bé, hoặc cất ở một vị trí nào đó mà bé thường nhìn thấy. Chính điều đó sẽ tạo cho bé mong muốn được chơi đồ chơi này.

Đồ chơi phong phú và đa dạng

Các đồ chơi khác nhau có tác dụng giúp bé phát triển toàn diện. Đặc biệt bạn nên chú ý đến các trò chơi liên quan đến âm nhạc, nghệ thuật, toán học, ngôn ngữ, địa lý. Hãy giúp bé làm quen với những khái niệm bé chưa biết. Tuy nhiên, bạn cần tính đến sự phù hợp của đồ chơi với lứa tuổi của bé.

Trò chơi độc lập

Không nên tỏ ra vội vàng và buồn phiền khi bé không thích tự chơi một mình. Tốt nhất, bạn nên hướng dẫn bé chơi, chắc chắn bé sẽ học được cách chơi, từ đó rèn được tính độc lập.

Lưu ý:

– Giới hạn thời gian tối đa mỗi trò chơi chỉ 5 – 10 phút, quá thời gian đó trẻ sẽ không còn tập trung nữa (trẻ càng nhỏ tuổi thì thơi gian tập trung sẽ càng ngắn hơn).

– Chọn những thời điểm trẻ thoải mái và sẵn sàng để chơi, sau khi tắm hay sau khi ngủ trưa.

– Không quá nhiều, chỉ hai hoặc 3 trò chơi liên tục. Trẻ rất phấn khích mỗi khi chơi và cần được nghỉ ngơi.

– Khi trẻ tỏ ra không hào hứng, hãy dừng trò chơi lại, và sẽ bắt đầu vào lúc khác.

– Đừng sợ sự lặp lại. Đôi khi trẻ chỉ thích một trò chơi thôi, vẫn cứ chơi trò chơi đó với trẻ, đừng e ngại, trẻ thích như vậy.

– Nếu trẻ không thích chơi, đừng buộc tội hay mắng mỏ trẻ.

– Điều quan trọng là biết chia sẻ với trẻ những giây phút vui vẻ. Tô màu một bức tranh, cùng hát một bài hát cũ, đó cũng là cách để xây dựng tình cảm gắn bó giữa bố, mẹ và con.

– Hãy cho trẻ thơi gian để làm quen với những trò chơi mới, và để trẻ sáng tạo, trẻ phát minh ra những trò chơi mới, khi đó bạn hãy chơi cùng trẻ.

Một số trò chơi nên tránh

Một số cha mẹ không lường trước được những động tác nguy hiểm khi chơi với con, gây nên những hậu quả không đáng có. Bạn nên hết sức tránh những trò chơi nguy hiểm khi vui đùa cùng con.

Bạn có thể sáng tạo ra những trò chơi đơn giản, sinh động để cùng chơi với con. Điều này không chỉ giúp bố mẹ và con cái gần gũi với nhau hơn mà còn kích thích sự sáng tạo và trí tưởng tượng của trẻ.

Dưới đây là một số trò chơi bạn nên tránh:

Trò chơi tung hứng đi máy bay:

Có một số ông bố thích tung con lên cao rồi đỡ lấy, hoặc dỗ con khóc bằng cách dùng tay nâng cổ trẻ, tay kia nâng chân quay vòng như “đi máy bay”.

Những trò chơi này rất nguy hiểm bởi nếu lỡ tay là bé yêu rơi xuống đất, hậu quả khôn lường. Mặt khác còn làm cho trẻ chóng mặt, dễ gây nứt vỡ mạch máu nhỏ trong đại não, gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ.

Trò đu đưa:

Khi con quấy khóc, nhiều ông bố, bà mẹ thích bế lên đu đưa để trẻ nín khóc.

Cách làm này rất có hại cho con bạn bởi hộp sọ của trẻ rất mềm, chưa phát triển thành thục, tổ chức não còn mềm yếu, rất dễ bị chấn thương. Các mạch máu của não lại rất nhỏ, dễ dàng bị nứt vỡ gây xuất huyết. Đu đưa quá mạnh khiến cho đại não của trẻ luôn bị va chạm với vách trong hộp sọ, làm tổn thương tổ chức não.

Trò cù léc:

Để con vui, nhiều người ra sức cù nách, cù gan bàn chân trẻ làm trẻ cười.

Cách “cưỡng bức” trẻ cười này không khoa học và cũng không kém phần nguy hiểm chút nào. Cười to do bị cù cưỡng làm cho áp lực trong bụng trẻ tăng cao, không có lợi cho sức khoẻ. Nếu trẻ vừa ăn cơm, làm thế có thể dẫn tới viêm ruột thừa, lồng ruột, thậm chí tắc ruột. Nếu trẻ còn đang ăn thức ăn, làm vậy sẽ khiến trẻ bị sặc đường hô hấp, có thể tắt thở.

]]>
https://meyeucon.org/19378/mot-so-nguyen-tac-khi-vui-choi-voi-tre/feed/ 0
Giúp con không sợ tới trường bằng trò chơi trốn tìm https://meyeucon.org/18703/giup-con-khong-so-toi-truong-bang-tro-choi-tron-tim/ https://meyeucon.org/18703/giup-con-khong-so-toi-truong-bang-tro-choi-tron-tim/#respond Thu, 25 Aug 2011 22:21:03 +0000 https://meyeucon.org/?p=18703 Trò chơi trốn tìm, một trò chơi rất đơn giản, rất trẻ con nhưng có thể giúp giải tỏa cảm xúc lo lắng và sợ hãi của trẻ. Đây là nghiên cứu mới của một nhà tâm lý học người Costa Rica.

Nhà tâm lý học Blanco người Costa Rica cho biết rằng: “Trẻ em tới độ tuổi đi mẫu giáo, khi phải tách khỏi cha mẹ để vào lớp học thì thường không ngừng khóc lóc. Nguyên nhân của việc này chính là do trẻ lo lắng và hoảng sợ khi không có người thân ở bên cạnh. Để giúp trẻ thích nghi với việc đi học mẫu giáo mà không khóc lóc, người lớn có thể cho trẻ chơi trốn tìm để bé giải tỏa tâm lý”.

Chơi trốn tìm có thể giúp giải tỏa cảm xúc lo lắng và sợ hãi của trẻ.

Nhà tâm lý học này cũng cho biết rằng, việc rối loạn cảm xúc xảy ra ở trẻ em mẫu giáo là hiện tượng thường thấy. Khi bị tách ra khỏi môi trường quen thuộc hàng ngày bé tiếp xúc, không nhìn thấy bố hoặc mẹ hay người thân sẽ khiến trẻ vô cùng lo lắng và có phản ứng sợ hãi. Nếu người lớn không giúp bé cởi bỏ tâm lý này thì rất có thể sẽ gây ảnh hưởng tới cuộc sống và việc học tập của trẻ về sau.

Vậy để trẻ vượt qua nỗi lo lắng và sợ hãi đó thì người lớn nên làm thế nào? Nhà tâm lý học Blanco đã nghiên cứu và chỉ ra rằng việc cùng trẻ chơi trốn tìm sẽ có hiệu quả trong việc giúp trẻ ổn định tâm lý và không còn sợ hãi nữa. Trò chơi này sẽ giúp trẻ nghĩ rằng: “Cha mẹ không có ở trước mắt thì không có nghĩa là cha mẹ đã biến mất”.

Ngoài ra, bạn cũng có thể để trẻ là người đầu tiên thực hành việc tách khỏi cha mẹ, để bé quen với cảm giác lạ lẫm này. Người lớn cũng có thể gửi trẻ cho ông bà chăm sóc hay chơi cùng trẻ, kéo dài thời gian ra sẽ giúp trẻ thích nghi dần và không còn quá bất ngờ với việc làm quen với một môi trường hoàn toàn mới mà không có người thân bên cạnh.

Các chuyên gia cũng cho rằng, khi trẻ lớn lên, người lớn nên khuyến khích trẻ có thói quen tự lập, tự khám phá thế giới quanh mình. Ngay cả khi trẻ ở nhà hoặc hoặc lớp mẫu giáo, người lớn nên tập cho trẻ thói quen tự chăm sóc mình, chẳng hạn như tự mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và tự ăn. Thói quen này sẽ rất có lợi cho sự phát triển của trẻ sau này.

Khi rèn thói quen tự lập cũng như chơi trốn tìm với trẻ, người lớn cần phải kiên nhẫn, tránh nổi nóng và không được trách mắng trẻ. Nếu trẻ bị mắng nhiều lần sẽ có tâm lý sợ hãi, không dám làm nữa và ỷ lại.

Nhà tâm lý học Blanco cũng nhấn mạnh rằng, rất nhiều bậc cha mẹ thường muốn con mình không được tỏ ra lo lắng hay sợ hãi. Tuy nhiên chính bản họ lại là những người bộc lộ tâm lý lo lắng trước mặt con. Từ đó, trẻ sẽ bị ám ảnh. Vì vậy các chuyên gia khuyên rằng, người lớn nên che giấu cảm xúc cuả mình trước mặt trẻ em hoặc học cách dạy trẻ biết vượt qua khó khăn.

]]>
https://meyeucon.org/18703/giup-con-khong-so-toi-truong-bang-tro-choi-tron-tim/feed/ 0
Đánh thức tiềm năng não bộ của bé https://meyeucon.org/18636/danh-thuc-tiem-nang-nao-bo-cua-be/ https://meyeucon.org/18636/danh-thuc-tiem-nang-nao-bo-cua-be/#respond Sun, 21 Aug 2011 03:46:08 +0000 https://meyeucon.org/?p=18636 Bà Janet Doman – chuyên gia về phát triển não bộ trẻ em, tác giả cuốn sách ‘”Bé của bạn thông minh như thế nào?” nhận định: “Lúc mới chào đời, bé sơ sinh mù, điếc và vô tri vô giác về mặt chức năng. Nhưng các giác quan của trẻ sẽ phát triển dần khi có được nhiều kích thích nhìn, nghe, sờ mó… thích hợp với tần suất và thời gian từ bố mẹ”.

Vì vậy, để não bộ của trẻ phát triển một cách tối ưu nhất, bạn nên:

1. Trò chuyện với bé hàng ngày

Có cha mẹ kề bên, được thường xuyên nựng nịu và cảm nhận tình yêu thương của cha mẹ sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho trẻ nhỏ. Dù bé chưa hiểu những gì cha mẹ nói và chưa nhận thức được nhiều nhưng thông qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, bé có thể nhận ra cảm xúc vui, buồn, giận dữ hay hạnh phúc của cha mẹ. Hơn thế nữa, việc thường xuyên được cha mẹ trò chuyện ngay từ bé giúp nâng cao khả năng ngôn ngữ của trẻ khi trưởng thành.

Bé nhận thức và học hỏi nhanh hơn rất nhiều nếu được chuyện trò thường xuyên. Vì vậy, ngay cả khi bé không hiểu những gì bạn nói thì bạn vẫn nên dành thời gian trò chuyện hàng ngày với bé“, Nancy Slessenger – chuyên gia phát triển trí não khẳng định.

Có cha mẹ kề bên, được thường xuyên nựng nịu và cảm nhận tình yêu thương của cha mẹ sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho trẻ nhỏ.

2. Chuyển động

Mỗi chuyển động ảnh hưởng đến sự phát triển của bé theo một cách nào đó. Chuyển động tạo sự kết nối trong các tế bào thần kinh và dây thần kinh, trong não tới khắp cơ thể, từ sơ sinh đến khi trưởng thành và già yếu.

Sự phát triển của não bộ có mối liên hệ khăng khít với sự chuyển động. Bằng cách vỗ về, đong đưa, va chạm, lắc nhẹ tay hay chân của bé…, bạn sẽ nhận được phản ứng tích cực của bé. Khi bạn “đáp lại” phản ứng của bé bằng hành động hay lời nói, sẽ có tác động đến não bộ của bé và bé sẽ lặp lại những hành động.

3. Cung cấp DHA cho bé

DHA là một axit béo không no chuỗi dài, là thành phần quan trọng làm nên cấu trúc não bộ như hệ thần kinh trung ương, vỏ não và võng mạc. Vì vậy, DHA là thành phần không thể thiếu giúp phát triển và hoàn thiện não của trẻ.

Những trẻ được bú sữa giàu DHA từ khi sinh ra đến khi 18 tháng tuổi sẽ có điểm phát triển trí tuệ cao hơn so với trẻ bú sữa không có DHA từ 7 – 8 điểm. Với các bà mẹ cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 4 – 6 tháng đầu thì chế độ dinh dưỡng của mẹ sẽ quyết định chất lượng sữa của bé. Do đó, người mẹ có thể bổ sung DHA thường xuyên bằng các thực phẩm như: trứng, sữa, thịt gà, đậu lăng…

4. Nghỉ ngơi

Cũng giống như người lớn, sức khỏe và trí tuệ của trẻ sẽ bị tổn hại nếu không được ngủ nghỉ hợp lý. Nên đặt bé ngủ ở tư thế nằm ngửa vì tư thế này toàn bộ các phần trên cơ thể bé đều được thả lòng, áp lực lên nội tạng của bé như tim, dạ dày, đường ruột… sẽ được giảm thiểu.

]]>
https://meyeucon.org/18636/danh-thuc-tiem-nang-nao-bo-cua-be/feed/ 0
Đồ chơi nhựa: cẩn thận với những nguy cơ https://meyeucon.org/18509/do-choi-nhua-can-than-voi-nhung-nguy-co/ https://meyeucon.org/18509/do-choi-nhua-can-than-voi-nhung-nguy-co/#respond Wed, 17 Aug 2011 01:23:11 +0000 https://meyeucon.org/?p=18509 Hiện nay, đa số đồ chơi của trẻ em được làm bằng các loại chất dẻo khác nhau. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chất dẻo có chứa lượng phthalates dù ở mức độ nào cũng gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

Nguy hiểm hơn, chất phthalates còn có thể tác động làm biến đổi ADN của tinh trùng. Với những bé có tật nhai đồ chơi bằng nhựa thì còn có thể bị ảnh hưởng tới chức năng sinh sản sau này.

Chất dẻo có chứa lượng phthalates dù ở mức độ nào cũng gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của trẻ.

Đồ chơi bằng nhựa của trẻ em thường được làm bằng nhựa tái chế

Đồ chơi trẻ em được làm từ nhựa tái chế từ lâu đã được cảnh báo là không an toàn cho trẻ nhỏ. Rất nhiều các tổ chức bảo vệ sức khỏe trẻ em đã cho rằng, trong nhựa tái chế còn có chứa rất nhiều chất hóa học chưa được lọc ra và hoàn toàn có thể gây hại cho trẻ.

Nhiều thí nghiệm đã cho thấy rằng, những chất hóa học tồn tại trong đồ chơi nhựa có thể gây ra các dị tật bẩm sinh, bệnh ung thư và một vài triệu chứng bệnh khác. Tuy nhiên, bất chấp cảnh báo trên, một số hãng sản xuất đồ chơi trẻ em vẫn cho rằng đồ chơi nhựa do họ sản xuất là an toàn với trẻ nhỏ.

Năm 1999, liên minh EU đã cung cấp rất nhiều bằng chứng mới về tác hại của đồ chơi nhựa đối với sức khỏe của trẻ em. Có tới hơn 1 nửa số nước thuộc liên minh này đã đưa ra luật để xem xét sự an toàn và mức độ ảnh hưởng của các loại đồ chơi nhựa tới sức khỏe của trẻ em.

Tác hại của chất phthalates

Tác hại của chất phthalates từ lâu đã được biết đến. Chất phthalates có thể gây ra chứng rối loạn nội tiết tố, ảnh hưởng tới của estrogen và kích thích tố androgen. Hàng trăm thí nghiệm đã được tiến hành và cho thấy ảnh hưởng xấu của loại chất này có thể gây ra bệnh ung thư tiền liệt tuyến, ung thư vú, tác động xấu tới bộ phận sinh dục, gây ra chứng dậy thì sớm và ít nhiều là một trong những nguyên nhân gây ra căn bệnh tiểu đường.

Mới đây, một bài báo được đăng tải trên ấn phẩm “Sức khỏe và môi trường” của Đại học Harvard đã cho thấy rằng, các trẻ em nam bị nhiễm chất phthalates có thể mắc chứng teo tinh hoàn và có chất lượng tinh trùng không được tốt, thậm chí còn có thể mắc chứng vô sinh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Để đảm bảo sức khỏe cũng như sự phát triển toàn diện của con mình, tốt nhất, người lớn nên hạn chế cho trẻ chơi đồ chơi bằng nhựa và phải chú ý tìm hiểu rõ nguồn gốc, xuất xứ của loại đồ chơi đó.

]]>
https://meyeucon.org/18509/do-choi-nhua-can-than-voi-nhung-nguy-co/feed/ 0
Giúp bé phát triển ngôn ngữ bằng 6 cách đơn giản https://meyeucon.org/18420/giup-be-phat-trien-ngon-ngu-bang-6-cach-don-gian/ https://meyeucon.org/18420/giup-be-phat-trien-ngon-ngu-bang-6-cach-don-gian/#respond Tue, 09 Aug 2011 16:41:35 +0000 https://meyeucon.org/?p=18420 Từ 2 – 3 tuổi, trẻ có nhu cầu giao tiếp mạnh mẽ và rất tò mò về thế giới xung quanh. Đây là thời điểm “nhạy cảm” với sự phát triển ngôn ngữ của bé. Nếu có phương pháp thích hợp, cha mẹ có thể giúp ích rất nhiều cho trẻ phát triển ngôn ngữ từ giai đoạn này.

Từ 2 - 3 tuổi, trẻ có nhu cầu giao tiếp mạnh mẽ và rất tò mò về thế giới xung quanh.

Một vài gợi ý nhỏ dưới đây, bạn nên tham khảo để giúp bé phát triển ngôn ngữ hiệu quả.

1. Đọc cho trẻ nghe:

Thông qua việc đọc, trẻ sẽ học được rất nhiều ngữ pháp và ngôn ngữ mới. Đặc biệt, những cuốn sách dành cho thiếu nhi, luôn có những hình ảnh sinh động đi kèm ngôn từ, vì thế trẻ sẽ dễ dàng bị “mê hoặc” trong thế giới của ngôn ngữ. Hơn thế nữa, thời gian nghe mẹ đọc sách có thể đem lại bước ngoặt hoàn toàn mới cho khả năng ngôn ngữ của trẻ. Đọc to giúp trẻ “hấp thụ” được vốn tự vựng sâu sắc và khả năng bật ra tiếng nói nhanh hơn.

2. Miêu tả và gọi tên đồ vật:

Miêu tả và gọi tên đồ vật là biện pháp tuyệt vời giúp bạn củng cố ngôn từ cho bé. Tập cho trẻ thói quen mô tả hình ảnh xung quanh sẽ giúp trẻ phản ứng nhanh nhạy hơn.

Trước tiên, cha mẹ sẽ làm mẫu miêu tả một đồ vật nào đó trong nhà, rồi khuyến khích trẻ làm theo. Có thể đầu tiên, bé sẽ hơi ngô nghê nhưng dần dà bé sẽ linh hoạt hơn, và bạn sẽ phải “tròn mắt” về vốn từ vựng phát triển vượt bậc theo thời gian của bé.

3. Giao tiếp với bạn bè:

“Học thầy không tày học bạn”, những đứa trẻ chính người thầy tốt nhất của nhau. Khi chơi với bạn, bé sẽ sớm học được cách để truyền tải những suy nghĩ hay cảm nhận của mình thành lời nói.

4. Trò chơi đóng vai:

Trò chơi “đóng vai” sẽ giúp bé phát triển trí tưởng tượng và nâng cao khả năng nhận thức, giao tiếp một cách nhanh chóng.

5. Hàng ngày, bạn nên giới thiệu cho trẻ một số từ mới nhất định:

Đó có thể là tên của một loại hoa, tên một loài động vật, tên một quyển sách hay một món ăn. Khi nói với trẻ, hãy tỏ ra là bạn đang rất chăm chú và cho bé biết là bé quan trọng với bạn.

6. khuyến khích để trẻ tư duy, tự khám phá trước:

Thay vì giải thích ngay những thắc mắc của trẻ, bạn nên khuyến khích để trẻ tư duy, tự khám phá trước.

Lưu ý: Nếu bé nhà bạn không nhìn bạn khi bạn gọi tên hay không có phản ứng gì khi nghe giọng bạn, bạn nên đưa con đến bác sĩ chuyên khoa để xin tư vấn thêm, vì rất có thể bé gặp vấn đề về ngôn từ.

]]>
https://meyeucon.org/18420/giup-be-phat-trien-ngon-ngu-bang-6-cach-don-gian/feed/ 0