Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Sat, 27 Apr 2024 13:40:12 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Một số việc bố mẹ cần rèn cho con khi bé vào lớp một https://meyeucon.org/27200/mot-so-viec-bo-me-can-ren-cho-con-khi-be-chuan-bi-vao-1/ https://meyeucon.org/27200/mot-so-viec-bo-me-can-ren-cho-con-khi-be-chuan-bi-vao-1/#respond Mon, 15 Apr 2013 03:00:54 +0000 https://meyeucon.org/?p=27200 Hướng dẫn cho con cách tự mặc quần áo, uống nước, đi vệ sinh,… là những điều đơn giản, nhưng lại rất cần thiết, các bậc cha mẹ nên thực hiện trước khi cho con vào lớp 1.

Chị Xuân Hà (khu đô thị Mỹ Đình, Hà Nội) cho biết, thời điểm này năm ngoái, bên cạnh nỗi lo tìm trường, xin học cho con, chị còn sợ bé khó thích nghi vì thiếu tập trung khi học bài, lại hay ốm vặt. Hiện tại con gái chị sắp hết lớp 1, kết quả tốt, hòa nhập nhanh với môi trường mới.

Chị Hà chia sẻ, có những chuyện nho nhỏ cũng phải dạy con kỹ, như tự mặc quần áo, uống nước, đi vệ sinh…., bởi điều này nhiều người không để ý nhưng lại rất cần thiết. “Có hôm đón về thấy con lạnh như que kem vì không biết mặc áo rét. Cô giáo lớp 1 ít quan tâm được đến việc chăm sóc, ăn mặc của các con như cô mầm non nên nếu bé không biết tự mặc – cởi đồ cho phù hợp thời tiết… sẽ dễ ốm”, chị nói.

Ngoài ra, việc đi vệ sinh của trẻ cũng cần quan tâm, hướng dẫn kỹ. Con chị Hà, thời gian đầu đi “nặng” ở trường hay khóc, vì vòi xịt ở trường mạnh hơn ở nhà, khiến bé hay bị ướt quần áo. Đi tiểu bé cũng vẫn hay để ướt quần vì vội vàng, đến chiều về ngứa ngáy khó chịu.

Để con hào hứng với môi trường học mới là bố mẹ phải thật thoải mái, không tạo áp lực cho bé.
Để con hào hứng với môi trường học mới là bố mẹ phải thật thoải mái, không tạo áp lực cho bé.

Ngay cả việc uống nước, nếu không được cô nhắc, cả buổi bé có thể quên. Về sau đưa con đi học, chị phải hỏi cô giáo nơi để bình nước, dẫn con tới, hướng dẫn con cách lấy nước và dặn con mỗi ngày nhớ uống nước vài lần lúc ra chơi. Các bé cũng nên học cách ăn nhanh gọn khi ở nhà, tránh đến lớp ăn chậm, mặc cảm với các bạn và cô giáo.

Ngoài ra, một điều quan trọng nữa, theo chị Hà, bố mẹ cần tìm hiểu chương trình học của con để biết được khi nào con học chữ cái, quá trình chuyển từ viết bút chì sang bút mực thế nào, các mốc học toán ra sao, … “Nếu mình biết trước sẽ bình tĩnh hơn và giúp con nhanh thích nghi, còn nếu không, chính bố mẹ cũng sốc, cuống lên vì nghĩ chương trình nặng”, chị chia sẻ.

Có cậu con trai đang học lớp 2, chị Lê Thị Thanh Loan (Tây Hồ, Hà Nội) cho biết, khi con chuẩn bị vào tiểu học, chị rất lo, nhất là bé chưa học được chữ nào, trong khi các bạn cùng lớp đều đã biết đọc, biết viết gần hết. Thế nhưng, sau một thời gian bỡ ngỡ, con nhanh chóng hòa nhập vào môi trường mới và bắt kịp các bạn.

Theo chị, có một số việc bố mẹ cần rèn cho con và cho chính mình khi bé chuẩn bị vào tiểu học.

Thứ nhất

Nên tạo cho trẻ thói quen đại tiện vào buổi tối hay sáng, khi ở nhà.

Con trai chị, hồi mới vào lớp 1, cứ đi học về là lao vào toilet vì “nhà vệ sinh của trường bẩn, con ghê lắm không dám vào”. Ở trường mẫu giáo, mỗi lớp có nhà vệ sinh riêng, sạch sẽ, còn ở một số trường tiểu học, khu vệ sinh chung cho cả trường. Sau này, cô giáo chủ nhiệm lớp bé có lần dẫn cả lớp đi vệ sinh, hướng dẫn tỉ mỉ nên các con bớt sợ hơn, nhưng bé vẫn không dám đi “nặng” ở trường.

Thứ hai

Để con hào hứng với môi trường học mới là bố mẹ phải thật thoải mái, không tạo áp lực cho bé phải đạt điểm cao hay danh hiệu nào đó.

Người mẹ trẻ cho biết, vì không đi học thêm trước khi vào lớp 1 nên thời gian đầu, cu cậu toàn được 4-5 điểm. Mỗi lần kèm con học, chị thấy mình sắp nổi điên vì con hay viết sai, kể cả những điều đơn giản nhất. Nhưng mẹ càng cáu, bé càng sợ, càng làm sai. Sau đó, nghe lời khuyên của một đồng nghiệp, chị cố gắng tạo không khí vui vẻ khi hướng dẫn con học và kết quả tốt hơn.

Sang học kỳ 2, chị không ngồi sát kèm con học mà chỉ hướng dẫn những bài nào khó, con chưa hiểu rồi để bé tự làm trong một khoảng thời gian do mẹ quy định. “Mình ngồi cạnh vừa tạo áp lực cho con, rồi con cái gì cũng quay sang hỏi mẹ khiến mình căng thẳng thêm”, chị Loan nói.

Chị Loan cho biết, những việc nho nhỏ như hướng dẫn con soạn sách vở, bơm mực, gọt bút chì cũng rất quan trọng. Khi biết làm, bé sẽ cảm thấy tự tin hơn và chủ động trong mọi lúc, kể cả khi ở trên lớp.

Có hai con, đều đã qua lớp 1, chị Tuyết (Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội) thì cho rằng điều quan trọng nhất là phải tập dần được cho bé thói quen ngồi yên ở bàn học vìmột khác biệt lớn ở lớp một so với mầm non là trẻ phải ngồi nhất ít 30 phút nghe cô giáo giảng.

“Bé đầu mình để tự nhiên. Đến tuổi thì đi học, cả kỳ đầu bị cô nhắc nhở vì trong lớp toàn ngồi nói chuyện, đang giờ học thì đi lại nghênh ngang… Bé hai rút kinh nghiệm, từ lúc mẫu giáo lớn là ăn xong ngồi vào bàn học, ban đầu chỉ tô màu, vẽ vời 5-10 phút thôi, sau tăng dần”, chị Tuyết kể.

Theo cô Đặng Hoàng Hương, giáo viên lớp 1 một trường tiểu học ở quận Cầu Giấy, Hà Nội, trẻ bước vào lớp một thường gặp một số khó khăn như giờ giấc sinh hoạt thay đổi vì phải dậy sớm hơn để đến trường, nhiều em vào lớp buồn ngủ, chưa kịp ăn sáng; Chưa thích nghi với nề nếp học tập (đi lại, nói chuyện tự do trong giờ học) hay nếp sinh hoạt ăn, ngủ, nhiều em học mầm non (nhất là các bé ở trường tư thục) vẫn được cô giáo bón cho ăn…

Ngoài ra, khả năng tập trung trong giờ học của các em cũng chưa tốt: đang ngồi nghe giảng thì lơ đãng nhìn ra ngoài cửa sổ, thò tay vào trong ngăn bàn để nghịch sách vở… Các emchưa biết đọc nên không hiểu yêu cầu của bài toán, nếu không tập trung nghe cô giáo nêu yêu cầu của đề bài các con không biết cách làm.

Theo cô giáo Hương, để giúp con sớm thích nghi khi bắt đầu vào lớp 1, phụ huynh nên giải thích và trao đổi trước với con về việc bé chuẩn bị chuyển đến trường học mới, có bạn bè, thầy cô mới và việc học tập sẽ khác so việc khi còn ở trường mầm non. Bố mẹ nói sao để bé hiểu khi vào lớp 1con sẽ học nhiều hơn chơi, phải hoàn thành nghiêm túc những yêu cầu của cô giáo… nhưng không khiến trẻ sợ.

Ngoài ra, phụ huynh nên giúp con hình thành thói quen ngồi vào bàn học sau khi ăn tối, biết sắp xếp ngăn bàn và đồ dùng học tập, đi ngủ đúng giờ để hôm sau dậy sớm đi học vì trường tiểu học vào lớp sớm hơn mầm non. Phụ huynh cũng cần chuẩn bị tâm lý cho mình để giải quyết những vấn đề của các cháu khiến mình dễ cáu như: buổi tối ngồi học thì vừa học vừa chơi, đang học lại đi vệ sinh, uống nước liên tục…

“Bố mẹ nên trao đổi kịp thời với giáo viên chủ nhiệm và phải sát sao với việc học tập của con, đừng cho rằng đó là trách nhiệm riêng của nhà trường và giáo viên”, cô giáo chia sẻ.

]]>
https://meyeucon.org/27200/mot-so-viec-bo-me-can-ren-cho-con-khi-be-chuan-bi-vao-1/feed/ 0
Học chữ trước khi vào lớp 1: dễ viết sai, rất khó sửa https://meyeucon.org/24290/hoc-chu-truoc-khi-vao-lop-1-de-viet-sai-kho-sua/ https://meyeucon.org/24290/hoc-chu-truoc-khi-vao-lop-1-de-viet-sai-kho-sua/#respond Mon, 06 Aug 2012 23:00:23 +0000 https://meyeucon.org/?p=24290 Ở các thành phố thị xã, nhiều phụ huynh tỏ ra không yên tâm khi mà con chưa biết đọc, biết viết trước khi vào lớp 1. Thực tế thì nhiều giáo viên “gạo cội” cho rằng những học sinh được học trước lại thường gặp những bất lợi nhiều hơn.

Bà Võ Thành Tuyết Hạnh, giáo viên Trường tiểu học Hòa Bình (Q.1, TP.HCM) có thâm niên 20 năm dạy lớp 1, cho hay: “Ngày càng nhiều trẻ học trước khi vào lớp 1, lớp có 40 học sinh thì thông thường khoảng 35 em có thể viết thành thạo và đã biết đọc”.

Tuy nhiên, bà Tuyết Hạnh chỉ ra rằng: “Hầu như những bé học trước, biết trước lại là những học sinh có nhiều bất lợi hơn, chẳng hạn như viết sai nét, 3 ngón tay cầm viết cong lên thay vì tư thế đúng là 3 ngón tay phải thẳng, để vở ở vị trí không phù hợp dẫn đến phải tì ngực khi viết ở đầu trang, hay rút vai khi viết dòng cuối cùng.

Do đó, việc sửa lại tư thế cũng như hướng dẫn lại các nét cho những bé này rất khó. Còn những bé chỉ khi vào học lớp 1 mới bắt đầu tập viết sẽ dễ dàng vượt qua và chữ viết khá tự tin”.

Tập viết trước khi vào lớp 1 có thể là điều không nên?

Tương tự, bà Lê Thị Ngọc Điệp, Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1, TP.HCM), cũng cho biết: “Những học sinh này hầu như viết sai quy cách, dấu sắc xổ từ trên xuống thì lại viết từ dưới lên, đặt dấu không đúng trật tự… Khi đã thành thói quen thì sửa lại khó lắm, thà rằng không biết lại dễ dàng”.

Bà Điệp giải thích: “Cùng là giáo viên tốt nghiệp ngành sư phạm tiểu học như nhau nhưng không phải ai cũng dạy được lớp 1, và các trường đều phải chọn lựa rất kỹ. Các cô vừa phải thuộc lòng từng nét chữ, cách phát âm… mà còn phải kiên nhẫn, hiểu tâm lý trẻ”.

Hiệu trưởng một trường tiểu học tại Q.3 cũng đồng tình: “Đội ngũ giáo viên lớp 1 của trường thường cố định. Có thể không đòi hỏi nhiều về kiến thức như giáo viên lớp cuối cấp nhưng giáo viên của lớp nhỏ này lại vô cùng quan trọng”.

Còn bà Nguyễn Thị Kim Ân, Hiệu trưởng Trường tiểu học Trần Bình Trọng (Q.5, TP.HCM), khẳng định: “Học trước là sự đốt cháy giai đoạn dẫn đến học sinh “gãy” về những kiến thức cơ bản như ngữ âm, chính tả, đặc biệt các chữ phải đảm bảo đúng về chiều cao, bề rộng chứ không phải viết theo cảm tính”.

Thế nên, bà Kim Ân quả quyết: “Có thể trong vòng 2 tháng đầu, trẻ không đi học sẽ gặp khó khăn, nhưng chắc chắn trẻ đi từng bước một sẽ vững chắc về kiến thức hơn so với trẻ học nhồi nhét trong tháng hè”.

]]>
https://meyeucon.org/24290/hoc-chu-truoc-khi-vao-lop-1-de-viet-sai-kho-sua/feed/ 0
Chuẩn bị hành trang cho con vào lớp 1 https://meyeucon.org/24204/chuan-bi-hanh-trang-cho-con-vao-lop-1/ https://meyeucon.org/24204/chuan-bi-hanh-trang-cho-con-vao-lop-1/#comments Sun, 29 Jul 2012 00:00:06 +0000 https://meyeucon.org/?p=24204 Có nhiều phụ huynh luôn cố gắng trang bị cho trẻ thật nhiều kiến thức, để giúp con biết đọc, biết viết trước. Họ luôn sợ nếu con chưa biết những cái đó thì sẽ sợ học, sẽ không theo kịp các bạn, mặc cảm…

Vì vậy, khi các bé mầm non vừa được nghỉ hè, cha mẹ đã tìm chỗ gửi con đến nhà giáo viên dạy tiểu học để nhờ các cô rèn chữ, tập đọc, làm toán. Thực ra, việc lo trước tưởng có lợi, nhưng đôi khi lại phản tác dụng. Vì khi biết trước, đến trường học lại, các bé sẽ thấy nhàm chán, không chú ý, dẫn đến sự thiếu tập trung. Mặt khác, khi học ở nhà, giáo viên chỉ chú ý đến việc dạy sao để học sinh đọc được, viết được mà không chú ý rèn cho các cháu kỹ năng học tập, kỹ năng làm việc trong tập thể, nhóm, dẫn đến sự thiếu thống nhất trong phương pháp dạy học, làm trẻ thiếu tự tin.

Phụ huynh luôn quan tâm, mong muốn con biết thật nhiều khi trẻ đang học mầm non.

Khó khăn không ở việc học chữ

Các nhà giáo dục đã chỉ ra rằng, khó khăn của các bé khi vào lớp 1 không phải là học chữ, học tính, học đọc, học viết… mà là học cách hoà nhập với môi trường mới, hoạt động mới – môi trường hoạt động học tập là chủ đạo. Vì thế, một trong những yêu cầu quan trọng để giúp trẻ vào học tốt chương trình tiểu học, các bậc cha mẹ cần chuẩn bị cho trẻ các điều kiện về thể chất, trí tuệ, tình cảm – xã hội, ngôn ngữ, một số kỹ năng cần thiết cho hoạt động học tập.

Tiên học lễ

Dạy các bé biết cách ứng xử với mọi người xung quanh, lễ phép, kính trọng người lớn để trẻ thích ứng với những quan hệ xã hội ở nhà trường. Ngay khi trẻ còn học mầm non, cha mẹ cần kết hợp với giáo viên để biết cách dạy trẻ phát âm 29 chữ cái trong chương trình mẫu giáo, làm quen với các mẫu chữ in thường, viết thường, in hoa.

Tạo cho trẻ một góc học tập gọn gàng, đẹp mắt, phù hợp với điều kiện sẵn có của mình nhằm giúp trẻ thích thú đối với việc ngồi vào bàn học. Giúp trẻ chọn lựa sách, đọc sách cho trẻ nghe và trẻ có thể “đọc vẹt” sách, nhưng việc đọc như thế có một ý nghĩa quan trọng và rất cần thiết cho việc học đọc sau này. Giúp trẻ diễn đạt điều mình muốn nói một cách mạch lạc, rõ ràng.

Tạo cho trẻ thói quen tự lập và khuyến khích trẻ tự học

Phụ huynh cũng cần tạo cho trẻ thói quen tự lập bằng cách khuyến khích trẻ thực hiện trọn vẹn vài việc nhà đơn giản, tự tạo thời gian biểu học tập, vui chơi và nghiêm túc thực hiện thời gian biểu ấy. Có thể dẫn trẻ đến thăm trường tiểu học và chỉ cho trẻ biết các phòng, lớp học, sân chơi; nói cho trẻ những điều mới lạ sẽ được học ở đó để trẻ có mong muốn được đi học…

Những ngày đầu, khi trẻ từ trường về, cha mẹ nên hỏi trẻ những câu hỏi như: Hôm nay ở trường (lớp) con có gì vui nào, kể mẹ nghe được không? Bạn nào được cô khen?… Không nên hỏi: Hôm nay con được điểm mấy? Mỗi buổi tối, cha mẹ cần dành thời gian hướng dẫn trẻ cách sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập cho buổi học ngày mai, hướng dẫn trẻ cách học ở nhà để từng bước xây dựng thói quen học tập tự giác, đặc biệt là biết cách tự học.

]]>
https://meyeucon.org/24204/chuan-bi-hanh-trang-cho-con-vao-lop-1/feed/ 2
Phải có giấy chứng nhận tốt nghiệp mầm non mới được nhận vào lớp 1? https://meyeucon.org/23667/phai-co-giay-chung-nhan-tot-nghiep-mam-non-moi-duoc-nhan-vao-lop-1/ https://meyeucon.org/23667/phai-co-giay-chung-nhan-tot-nghiep-mam-non-moi-duoc-nhan-vao-lop-1/#respond Fri, 22 Jun 2012 08:00:34 +0000 https://meyeucon.org/?p=23667 Hơn hai tuần nay, người dân một số phường ở quận Bình Tân nháo nhào vì thông tin: trường tiểu học tại Bình Tân không nhận hồ sơ vào học lớp 1 nếu thiếu giấy chứng nhận hoàn thành chương trình mầm non 5 tuổi.

“Không có giấy chứng nhận hoàn thành chương trình mầm non thì không được vào học lớp 1”, thông tin này đang khiến phụ huynh nhiều quận, huyện tại TP.HCM xôn xao, lo lắng. Nhiều người đã “vắt chân lên cổ” tìm một chỗ học mầm non cấp tốc hoặc bỏ tiền ra mua giấy chứng nhận trước khi trường tiểu học thông báo nộp hồ sơ.

Hơn hai tuần nay, người dân một số phường ở quận Bình Tân nháo nhào vì thông tin: trường tiểu học tại Bình Tân không nhận hồ sơ vào học lớp 1 nếu thiếu giấy chứng nhận hoàn thành chương trình mầm non 5 tuổi.

Một số phụ huynh cho biết muốn có giấy chứng nhận này, chỉ còn cách đăng ký học phổ cập cấp tốc tại một trường mầm non công lập trong thời gian hai tháng. Lại có thông tin một số trường tư không có chức năng cấp giấy chứng nhận nhưng có thể… “chạy” với giá 2-3 triệu đồng.

Khổ vì tin đồn

Chị Minh, phụ huynh P.Bình Hưng Hòa A, bức xúc: “Lâu nay gia đình không cho con đi học mầm non vì ở nhà đã có người chăm, nay nghe nói phải có giấy chứng nhận mới được học tiểu học. Tôi đã đi hỏi hiệu trưởng trường tiểu học ở địa bàn thì được biết phải có giấy chứng nhận mới được nộp hồ sơ. Nếu vậy giờ phải đăng ký học ở trường công trong hai tháng, đóng 1,8 triệu đồng, gia đình lấy đâu ra”.

Tương tự, một phụ huynh có con theo đúng tuyến vào Trường tiểu học Bình Trị Đông cũng cho biết cán bộ trường nói hồ sơ phải có giấy chứng nhận mới đầy đủ.

Tại quận Gò Vấp chuyện còn lạ lùng hơn. Chị Liên ở phường 12 cho biết: “Cán bộ phường thông báo cháu nào có giấy chứng nhận mới được cấp giấy gọi vào lớp 1.

Gia đình không cho bé đi học vì không có tiền. Nhưng tháng trước tổ trưởng ở khu phố nói phải có biên lai đóng học phí ở trường mầm non, học một tháng cũng được, thì sẽ được học lớp 1.

Thấy vậy, tôi đành đóng 900.000 đồng cho con vào học một tháng tại Trường tư thục TT và nộp hóa đơn cho tổ trưởng. Nhưng đến giờ vẫn chưa biết liệu con mình có được gọi đi học hay không. Nếu không đành cho con nghỉ một năm rồi năm sau đi học lớp 1”.

Tương tự đầu tháng 6, phụ huynh ở phường 4, quận Tân Bình cũng tá hỏa vì một cán bộ địa phương cho hay: các cháu 6 tuổi trên địa bàn phải vào học hè hai tháng ở trường mầm non quận mới được vào lớp 1 đúng tuyến.

Người dân nháo nhào vì thông tin này nhưng khi gặp trường mầm non nói trên và trường tiểu học đúng tuyến để hỏi thì đều được trả lời: thông tin đó hoàn toàn không có.

Hiện ở Trường mầm non Phong Lan, quận Bình Tân, TP.HCM có gần 80 em đăng ký học khóa hai tháng để lấy giấy chứng nhận hoàn thành bậc mầm non. Trong ảnh: học sinh được phụ huynh đón về nhà sau giờ học chiều 21-6. Ảnh: Thuận Thắng
Hiện ở Trường mầm non Phong Lan, quận Bình Tân, TP.HCM có gần 80 em đăng ký học khóa hai tháng để lấy giấy chứng nhận hoàn thành bậc mầm non. Trong ảnh: học sinh được phụ huynh đón về nhà sau giờ học chiều 21-6. Ảnh: Thuận Thắng.

Phổ cập “cấp tốc”

Chiều 21-6, một giáo viên Trường mầm non Phong Lan, P.Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, cho biết: “Lớp phổ cập mầm non 5 tuổi trong hai tháng hè của trường, khai giảng từ ngày 11-6 và kéo dài đến 11-8, hiện rất đông con em phường Bình Hưng Hòa và Bình Hưng Hòa A. Tuy đã khai giảng được 10 ngày nhưng nếu phụ huynh có nhu cầu xin học thì cứ nộp hồ sơ, trường sẽ xem xét”.

Là trường mầm non công lập duy nhất trên địa bàn phường có chức năng cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục mầm non 5 tuổi, nên khi có thông tin về việc phải có giấy chứng nhận mới được vào lớp 1, hàng loạt phụ huynh trên địa bàn đã kéo đến trường này xin cho con học lớp phổ cập trong hè. Trong số đó, nhiều phụ huynh đang cho con học trường tư thục hoặc nhóm trẻ gia đình cũng xin chuyển sang trường này.

Tuy nhiên, giáo viên này cũng cho biết: “Để chắc ăn, phụ huynh nên hỏi trường tiểu học xem có cần giấy này không vì có trường cần, có trường không. Còn đa số phụ huynh ở đây đều xin vào học vì nghĩ có giấy mới yên tâm, có giấy thì khi xét hồ sơ sẽ được ưu tiên”.

TP.HCM là một trong số mười địa phương trên cả nước đăng ký hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi vào cuối năm 2012. Bên cạnh nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trường lớp và giáo viên, việc hoàn thành chỉ tiêu này còn gặp thách thức hơn cả ở việc huy động trẻ ra lớp, khi một bộ phận phụ huynh cho rằng “không nhất thiết phải cho con học mầm non”.

Thông tin “phải có giấy chứng nhận mới được vào lớp 1” là không chính xác nhưng trên thực tế, để hoàn thành chỉ tiêu “phổ cập mầm non 5 tuổi” và đối phó với những phụ huynh “bảo thủ”, nhiều địa phương đã triển khai đủ hình thức để huy động trẻ ra lớp.

Thậm chí, giữa những phụ huynh kiên quyết không cho con đi học mầm non với cán bộ phường, tổ dân phố còn xảy ra xung đột về vấn đề này. Nhiều quận mở ra hình thức “lớp phổ cập mầm non cấp tốc” trong hè, kéo dài 36 buổi, để kịp cấp giấy chứng nhận cho trẻ trước khi vào lớp 1, tăng chỉ tiêu phổ cập mầm non 5 tuổi trên địa bàn mình.

Nhiều tổ dân phố đi từng nhà giới thiệu trường mầm non công lập để phụ huynh cho con đi học cấp tốc càng làm phụ huynh tin vào những lời đồn thổi.

Tại quận Gò Vấp, quận 6, nhiều phường còn tổ chức các lớp phổ cập miễn phí hoặc tặng thêm quà, tiền để “vét” tất cả trẻ trong độ tuổi nhưng chưa hoàn thành phổ cập mầm non đưa ra lớp.

Một cán bộ phường tại Gò Vấp cũng bức xúc cho biết: “Nhiều phụ huynh không cho con đi học mầm non mà bắt trẻ đi học chữ trước, lại có người bắt con ở nhà trông nhà, như vậy trẻ mất đi quyền lợi được học tập, vui chơi theo đúng độ tuổi, và chưa chuẩn bị sẵn sàng cho việc vào lớp 1. Thế nên nhiều khi động viên không được, cán bộ phường phải dùng đến biện pháp… dọa không cấp giấy gọi vào lớp 1 mới mong phụ huynh đổi ý”.

Tại Bình Tân, Phòng GD-ĐT khẳng định “giấy chứng nhận là vận động chứ không bắt buộc” nhưng cũng cho biết “nếu có thì cứ nộp vì có những trường hợp phải xem xét hồ sơ cụ thể mới quyết định”.

Chính những quy định lập lờ cùng với nhiều lời đồn thổi của những phụ huynh luôn lo sợ con mình thiếu chỗ học đã làm không khí chuẩn bị vào lớp 1 thêm căng thẳng, bên cạnh vấn nạn chạy trường năm nào cũng gây đau đầu cho các nhà quản lý giáo dục.

Không bắt buộc nộp giấy chứng nhận

Ông Nguyễn Tiến Đạt, phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, khẳng định: “Tất cả học sinh đến tuổi đều được huy động vào lớp 1. Việc phân chỗ học theo tuyến không dựa vào điều kiện hoàn thành phổ cập mầm non.

Trong hồ sơ nhập học cũng không bắt buộc nộp giấy chứng nhận. Tuy nhiên, sở cũng mong muốn nâng cao ý thức của phụ huynh trong việc cho con học tròn lớp lá, không nên cho con nghỉ học mầm non để đi học chữ trước, cố gắng huy động tất cả trẻ được phổ cập chương trình giáo dục mầm non 5 tuổi trước khi vào lớp 1”.

]]>
https://meyeucon.org/23667/phai-co-giay-chung-nhan-tot-nghiep-mam-non-moi-duoc-nhan-vao-lop-1/feed/ 0
Phụ huynh xếp hàng thâu đêm để mua hồ sơ vào lớp 1 cho con https://meyeucon.org/22910/phu-huynh-xep-hang-thau-dem-de-mua-ho-so-vao-lop-1-cho-con/ https://meyeucon.org/22910/phu-huynh-xep-hang-thau-dem-de-mua-ho-so-vao-lop-1-cho-con/#respond Sat, 12 May 2012 09:44:03 +0000 https://meyeucon.org/?p=22910 Có hàng trăm phụ huynh vì muốn kiếm một suất cho con vào học ở trường Phổ thông cơ sở Thực nghiệm (Ba Đình, Hà Nội) mà đã phải mặc áo mưa, che ô ngồi dưới cơn mưa tầm tã suốt một đêm để xếp hàng mua hồ sơ dự thi vào lớp 1.

Theo kế hoạch, 7h sáng 12/5, PTCS Thực nghiệm ở phố Liễu Giai, quận Ba Đình, sẽ bán hồ sơ dự thi vào lớp 1. Số đơn bán ra là 200, chỉ tiêu năm 2012 là 140. Ngay trước cổng, ban giám hiệu dán thông báo, nhấn mạnh “không chấp nhận danh sách xếp hàng từ trước”. Ai cũng đọc được nội dung trên, song do sốt ruột, ngồi nhà sợ mất suất, con không có chỗ học, nên phụ huynh cứ xếp hàng cho yên tâm.

23h, mưa bắt đầu nặng hạt, sấm chớp liên hồi, hàng chục phụ huynh vẫn kiên nhẫn xếp hàng đợi mua đơn. Có người chép miệng: “Nếu cả đêm mưa thế này thì khổ quá, đúng là ngang với đi đày”. Một người khác phụ họa: “Cho con đi học lớp 1 mà còn khó hơn học tiến sĩ”. Ngay lập tức một người đàn ông trấn an: “Mưa thì đã có áo mưa, ngồi đây khổ một, không cho con vào được thì còn khổ mười”.

Một số phụ huynh cẩn thận mang ghế từ nhà đi lấy chỗ ngồi, những người khác trải túi nylon ngồi tạm. Nhiều bà mẹ đeo khẩu trang, mặc áo dài tay, cầm ô để chống chọi với hơi lạnh ban đêm và cơn mưa. Các ông bố thì xúm lại bên những lon bia, vừa uống vừa bàn chuyện rôm rả. Một vài người mở điện thoại, chơi trò chơi để giết thời gian.

Từ 22h ngày 11/5 phụ huynh đã dầm mưa xếp hàng trước cổng trường để mua đơn vào lớp 1.

“Alo, ở đây đang mưa, nhưng không sao, mẹ nó ở nhà chuẩn bị giấy tờ đi, sổ hộ khẩu ở trong tủ, sáng mai Quân sẽ qua lấy sớm”. Kết thúc cuộc điện thoại với vợ, anh Bùi Quang Tiến (Văn Chương, Đống Đa) cho biết, quyết tâm có được suất hồ sơ cho con thi vào Tiểu học thực nghiệm, gia đình anh đã huy động từ người thân đến bạn bè đi xếp hàng ở cổng trường từ khoảng 21h.

“Ở đây có tôi và hai người anh em xếp hàng, vợ ở nhà lo giấy tờ, một đứa em làm chân chạy lăng xăng. Chúng tôi quyết mua được một bộ hồ sơ cho con thi vào đây”, anh Tiến nói và cho biết, bản thân chỉ học hết lớp 8 rồi đi làm đủ nghề. Anh luôn mong con học thành tài để bố mẹ nở mày nở mặt. Biết trường Thực nghiệm của Bộ GD&ĐT có phương pháp giảng dạy tốt nên anh muốn con học tại đây.

23h30, thấy số người xếp hàng ngày càng đông, lên tới hàng trăm, một số đề nghị phải ghi danh sách theo thứ tự để đảm bảo công bằng. “Trường có quy định của trường, chúng ta có nguyên tắc của chúng ta”, một người đàn ông lên tiếng. Đa số phụ huynh có mặt đồng tình, danh sách được lập ghi tên các cháu, bắt đầu từ người đến xếp hàng đầu tiên.

Mặc chiếc áo mưa giấy, tay cầm tập giấy tờ được gói ghém trong vài lớp túi nylon, ông Đào Tạo (ở phố Đào Tấn) cho biết, 50 năm trước ông đi thi đại học cũng không cảm thấy lo lắng, hồi hộp như lúc này. Có ba người con đều từng học Thực nghiệm, ông muốn cháu mình tiếp tục được giáo dục ở đây nên đã thăm dò thông tin vào lớp 1 trước cả tháng.

“Chiều nay chơi cầu lông ở sân trường, bảo vệ bảo không cần xếp hàng vô ích, nhưng không yên tâm nên thi thoảng tôi lại ra cổng trường xem thử, thấy người ta xếp hàng, mình cũng ra cho đỡ lo”, ông Tạo nói.

Để hỗ trợ lẫn nhau, gia đình ông có hai người túc trực ở cổng. Thấy người ta ghi danh sách, ông cũng chen vào đọc tên cháu dù “chẳng hy vọng là nó có tác dụng”. 70 tuổi, mái tóc đã bạc nhưng ông Tạo tâm sự, vì tương lai của cháu nên khổ cực chút vẫn cảm thấy vui.

“Bố mẹ cháu đã tính đến phương án hai, tìm một trường gần nhà ở khu Trung Yên cho cháu học. Vì mua được đơn rồi còn phải qua khâu thi tuyển nên chúng tôi cũng xem đây là cơ hội để cháu được trải nghiệm và kiểm tra xem cháu có thông minh không”, ông Tạo cho hay.

Tay cầm điện thoại quay lại cảnh vợ đang quấn chăn, lụp xụp ngồi dưới đất cầm ô che và khung cảnh mọi người xung quanh, anh Lê Văn Đạt (phố Đội Cấn) giải thích ghi lại những hình ảnh này để khi con lớn cho xem. Cũng như những phụ huynh khác, vợ chồng anh thấp thỏm trước cổng trường cả tuần nay để tìm hiểu thông tin.

“Chiều nay vợ tôi chuẩn bị mọi thứ cần thiết để chiến đấu suốt đêm ở cổng trường. Nào chăn, áo mưa, ô, thức ăn, nước uống, đề phòng mọi trường hợp có thể xảy ra”, anh Đạt nói. Có con lớn đang học lớp 6 tại trường, anh Đạt cho hay rất tâm đắc với phương pháp dạy ở đây. Con anh rất chủ động trong mọi việc và thể hiện cá tính độc lập. Vì vậy, Tiểu học Thực nghiệm là lựa chọn đầu tiên cho đứa thứ hai.

6h sáng 12/5, khi bảo vệ mở cổng, phụ huynh xô đổ cổng để chạy vào nhanh hơn.

Nhà ở quận Thanh Xuân cách trường hàng chục kilomet nhưng chị Lê Minh Nguyệt và chị gái cũng muốn con được học tại trường. Từ 22h, 4 người trong nhà đã đến xếp hàng mua đơn cho hai cháu. “Nuôi con vất vả, giờ chỉ đứng dưới mưa một đêm thì bõ bèn gì”, chị Nguyệt cười tươi.

Càng về sáng, những người đến xếp hàng mua đơn càng đông. Phụ huynh có mặt từ đêm hôm trước đã thấm mệt nhưng vẫn cố gắng “giữ vững vị trí” gần cổng sắt. Cả đoạn đường Liễu Giai trước cổng trường chật kín. May mắn là sáng thứ bảy nên không xảy ra tình trạng tắc đường.

Đúng 6h sáng 12/5, bảo vệ mở cửa trường. Cánh cổng sắt chưa kịp mở hết người dân đã chen lấn chạy vào, xô đổ cả cổng. 4-5 công an đứng nhìn bất lực. Thoát được “cửa ải” đầu tiên là cổng trường, ai cũng vắt chân lên chạy. Việc xếp hàng đêm hôm trước và tờ danh sách ghi tên các cháu lúc này không còn tác dụng. Mạnh ai nấy chạy đến cửa ải tiếp theo là tấm cửa kính để nhận tích kê vào phòng mua hồ sơ.

Đang chen lấn để tìm chỗ gần khu vực trung tâm, hàng trăm con người tiu nghỉu khi ban giám hiệu thông báo: “Dừng phát hồ sơ và chuyển sang ngày khác vì phụ huynh xô đẩy nhau khiến nhà trường không thể kiểm soát”.

Ông Nguyễn Văn Tài (Cầu Giấy) bực bội nói: “Nếu tôi biết phải khổ sở, tranh giành nhau thế này thì tôi không bao giờ đi xếp hàng từ đêm hôm trước. Có đứa con thứ hai tôi sẽ tìm trường nào đó vào học đơn giản hơn”.

7h30 sáng nay, phụ huynh đã về gần hết. Cổng trường Thực nghiệm còn lại ngổn ngang rác là lon bia, vỏ đồ ăn, áo mưa và dép do người ta xô nhau chạy bỏ lại.

]]>
https://meyeucon.org/22910/phu-huynh-xep-hang-thau-dem-de-mua-ho-so-vao-lop-1-cho-con/feed/ 0
Chọn trường cho con vào tiểu học: cha mẹ rối bời công – tư https://meyeucon.org/22767/chon-truong-cho-con-vao-tieu-hoc-cha-me-roi-boi-cong-tu/ https://meyeucon.org/22767/chon-truong-cho-con-vao-tieu-hoc-cha-me-roi-boi-cong-tu/#respond Sat, 05 May 2012 00:38:26 +0000 https://meyeucon.org/?p=22767 Sắp cho con học lớp 1, cất công đi tìm hiểu để đăng ký, khi ghé vào trường công, chị Xuyên tá hỏa khi thấy lớp học quá đông và cô giáo thì đang gõ đầu học sinh. Đã định cho con học ở một trường tư có tiếng gần nhà nhưng khoản đóng góp gần 5 triệu/tháng khiến vợ chồng chị toát mồ hôi hột.

Cô con gái chuẩn bị vào lớp 1 sau hè này, nửa tháng nay, chị Xuyên (khu đô thị Mỹ Đình, Hà Nội) chạy đôn đáo tìm hiểu các trường và căng thẳng đứng trước các lựa chọn.

Chị Xuyên kể, cả hai vợ chồng chị đều có thu nhập ổn định, lại mong con luôn được chăm sóc tốt nhất và không bị nhồi nhét kiến thức nên từng đinh ninh bé vào lớp 1 sẽ theo học trường tư cùng hệ thống với trường mầm non đã học. Thế nhưng, khi đi mua hồ sơ đăng ký học cho con, chị toát mồ hôi khi biết, riêng tiền học phí của cháu đã là 2.800.000 mỗi tháng, cộng thêm cả tiền bán trú, ăn uống thì chi phí lên tới gần 5 triệu đồng.

“Hiện tại, gia đình mình vẫn có khả năng để trang trải chi phí này cho con học, nhưng sau này thì chưa nói trước được điều gì, nhất là lại sắp có bé thứ hai”, chị Xuyên chia sẻ.

Vì lý do này, chị tìm tới một trường tiểu học công lập gần nhà để tham khảo, nhưng tá hỏa khi chứng kiến cảnh một lớp có gần 60 học sinh đang mướt mải ghi chép và cô giáo thì sẵn sàng gõ đầu từng em.

“Lớp mầm non của con mình có gần 30 bạn, cháu đã quen được các cô đối xử mềm mỏng, nhẹ nhàng rồi, giờ mà phải học như thế này thì con bé không thể chịu được”, chị Xuyên thổ lộ.

Cuối cùng chị đành quyết định cố gắng tiết kiệm các khoản khác để dành tiền cho con được học trường tư.

Chọn trường cho con vào tiểu học: cha mẹ rối bời công – tư

Cũng đau đầu về việc chọn trường cho con, chị Nguyệt (Phạm Ngọc Thạch, Hà Nội) cho biết, ban đầu, chị thích cho con vào một trường công thuộc diện “điểm” gần nhà nhưng nhưng khi tham khảo ý kiến bạn bè, chị nhận được nhiều lời khuyên trái ngược.

“Cô bạn có con đang học trong trường đó khuyên mình nên chọn trường tư vì cô ấy phát hoảng khi lúc nào cũng thấy con căng thẳng bởi lớp sĩ số đông, cô giáo lại chạy theo thành tích, luôn ép học sinh học thêm. Bởi thế, mình cũng đâm lo vì bé gái nhà mình hơi nhút nhát, lại hay ốm”, chị Nguyệt kể.

Khi tìm hiểu một số trường tư định cho con vào học, chị yên tâm hơn vì các lớp đều ít và các cô chăm sóc tốt nhưng lại nảy sinh một mối lo khác: Sau này nếu chuyển con sang trường công thì có thể cháu sẽ thấy hụt hẫng, thậm chí sốc vì không thể thích nghi được.

“Bố mẹ chồng mình muốn cháu theo học trường điểm này vì có người quen biết, hơn nữa, các cụ cho rằng giáo dục trong các trường này mới chuẩn và quy củ. Thế nên tới giờ mình vẫn lăn tăn”, chị Nguyệt bộc bạch.

Có hộ khẩu ở Nghĩa Tân nhưng gia đình lại đang sống ở Cầu Diễn, chị Thanh, kế toán một công ty về xây dựng ở Hà Nội cũng đầy do dự khi quyết định địa điểm học của cô con gái lớn.

“Nếu cho con đi học trường công đúng tuyến thì phải đi xa, mà hai vợ chồng đều đi làm về muộn, không tiện đưa đón. Mà xin cho cháu vào trường công gần nhà thì khá tốn kém vì phải lót tay, mà lớp lại quá đông, không được ăn sáng tại trường, rồi chưa gì đã thấy các cô gợi ý cho con đi học thêm chữ”, chị Thanh bày tỏ.

Cũng muốn cho con học trường tư, nhưng vợ chồng chị lo ngại khoản chi phí quá lớn, khi chỉ hai năm nữa, cô con gái thứ hai cũng bước chân vào tiểu học. “Mỗi tháng thu nhập của hai vợ chồng chưa đầy 20 triệu, vẫn phải tiếp tục trả góp tiền mua nhà năm ngoái, nên tốn cả chục triệu tiền học cho hai con là quá nặng”, chị nói.

Chia sẻ nỗi lo của không ít phụ huynh có con sắp vào tiểu học, tiến sĩ tâm lý Nguyễn Kim Quý, Hội tâm lý Giáo dục Việt Nam, cho rằng, lớp 1 vẫn được coi là cửa ải đầy khó khăn với trẻ, và việc đắn đo lựa chọn một môi trường tốt cho con học tập là hoàn toàn dễ hiểu và chính đáng.

Theo bà, từ mẫu giáo lên tiểu học là một bước ngoặt lớn đối với trẻ, khi hoạt động chủ đạo của các em thay đổi từ vui chơi sang học tập. Môi trường học tập giai đoạn này có thể ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lý, hình thành những đặc điểm tính cách của trẻ, liên quan tới cả quá trình theo đuổi việc học, như tính kỷ luật, sự chăm chỉ, óc sáng tạo, tư duy…

“Tiêu chí quan trọng nhất khi chọn trường cho con lúc này là tìm được nơi tốt để trẻ thích nghi nhanh chóng, có hứng thú học tập”, nhà tâm lý nói.

Tuy nhiên, bà cũng cho rằng, trước thực tế giáo dục hiện nay thì việc lựa chọn thực sự khó khăn với các bậc phụ huynh. Trường công với ưu điểm là dạy theo bài bản, quy chuẩn và có chi phí rẻ, nhưng thường lại quá đông, chương trình học nặng nề nên bố mẹ lo con bị quá tải, không được chăm sóc tốt. Các trường tư thường sĩ số lớp ít hơn, học sinh sẽ được ngồi học thoải mái, chương trình học nhẹ nhàng và cô giáo có thể quan tâm sát sao hơn, nhưng chi phí không dễ gánh, nhất là với các gia đình có thu nhập trung bình.

“Bài toán lựa chọn trường nào vẫn luôn khó giải, và phải phụ thuộc vào từng điều kiện gia đình. Tuy nhiên, để lựa chọn nơi phù hợp với con, bố mẹ nên đến tận trường để xem xét cơ sở vật chất, cách dạy, đồng thời tham khảo ý kiến những phụ huynh từng có con học ở đó”, nhà tâm lý chia sẻ.

Về vấn đề này, tiến sĩ giáo dục Đinh Thị Kim Thoa, Đại học quốc gia Hà Nội, cho rằng, cả hệ thống công và tư đều có trường tốt và không. Và việc chọn trường cho con, ngoài phụ thuộc vào điều kiện kinh tế gia đình, khoảng cách từ trường tới nhà thì điều quan trọng nhất chính là dựa vào đặc điểm thể chất, tính cách của trẻ.

“Những bé ‘lành tính’, có khả năng tuân thủ kỷ luật cao và dễ thích nghi có thể sẽ không bị áp lực nếu học trường công và nhanh chóng hòa nhập môi trường mới. Ngược lại, ở cùng môi trường đó, nếu trẻ đã ‘cá biệt’ sẽ càng dễ bị coi là ‘bất bình thường’ và khó đạt được kết quả học tập tốt”, bà dẫn chứng.

Tiến sĩ Thoa cũng cho rằng, thực tế, với trẻ nhỏ, cả mẫu giáo và mới vào tiểu học, thì cách giáo dục của gia đình, ứng xử của bố mẹ vẫn là quan trọng nhất. Thực tế, việc trẻ bị nhồi nhét kiến thức hay không nhiều khi không phải vì bé học ở trường công hay tư, mà do chính phụ huynh, vì quá kỳ vọng vào con nên tạo áp lực, vô tình gây quá tải cho trẻ.

“Tạo lập cho con sự tự tin, chủ động từ nhỏ, có khả năng thích nghi với nhiều điều kiện khác nhau và chuẩn bị tâm thế vào lớp 1 thật tốt sẽ giúp bé nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới, dù đó là trường công hay tư. Đó là việc tốt nhất bố mẹ có thể làm cho con”, bà chia sẻ.

]]>
https://meyeucon.org/22767/chon-truong-cho-con-vao-tieu-hoc-cha-me-roi-boi-cong-tu/feed/ 0
Tiếng Việt lớp 1 “đánh đố” học sinh https://meyeucon.org/20343/tieng-viet-lop-1-danh-do-hoc-sinh/ https://meyeucon.org/20343/tieng-viet-lop-1-danh-do-hoc-sinh/#comments Mon, 28 Nov 2011 18:22:34 +0000 https://meyeucon.org/?p=20343 Chương trình giáo dục từ trước tới nay luôn là chủ đề “nóng” của các bậc phụ huynh, nhất là khi con em họ lần đầu tiên cắp sách tới trường. Thế nhưng dù đã cải cách giáo dục rất nhiều lần và sửa đổi sách giáo khoa tránh việc “nhồi nhét” con trẻ, những vấn đề đau đầu lớn nhất của nhiều bậc cha mẹ ở thành phố là nếu không cho con đi học thêm, rất khó học tốt được môn Tiếng Việt 1. Trẻ vừa vào lớp một đã phải làm quen và học những từ rất khó bởi nhà soạn sách dường như quên mất tâm lý lứa tuổi.

Sách Tiếng Việt lớp 1

Qua nửa học kỳ một, bác Trần Toàn (quận 5, TP.HCM) một cán bộ về hưu than thở: “Tôi đã cho cháu đi học thêm tuần ba buổi cô giáo của cháu ở lớp, lại học ở trường điểm ở quận, vậy mà hai ông cháu hàng ngày vẫn “đánh vật” với môn tiếng Việt. Có lẽ phải thuê gia sư mất”.

Theo lý giải của bác Toàn, có những từ trong sách giáo khoa Tiếng Việt 1 mà ông không sao diễn tả cho cháu hiểu được. Nếu chỉ đọc như một con vẹt thì cháu sẽ chóng quên. Bác thắc mắc, tại sao khi dạy ghép vần, các nhà sư phạm không chọn những từ dễ hiểu, gần gũi trong cuộc sống và dễ hình dung.

Bác bức xúc:  ở bài 11 ôn tập, có từ “vơ cỏ”, làm sao trẻ con thành phố có thể hiểu nghĩa từ này là gì? Tiếp đến bài 21 có từ “xe chỉ”, từ này phải ở thời các cụ, còn nghề dệt vải thì mới hiểu được, còn bây giờ, sao không lấy những từ ngữ thường dùng nhất trong đời sống hàng ngày? Chị Thu Hà, Quận 1, cũng liệt kê một loạt từ mà chị cho rằng, các nhà soạn sách đã không hề chú ý đến việc ở tuổi bỡ ngỡ đến trường, các cháu không thể hiểu
được: từ “phố xá” bài 22, đây là một từ khá trừu tượng, ngay cả với em ở thành phố, nói gì đến nông thôn và miền núi, giá như người ta thay bằng từ “phố cổ” còn đỡ tức!

“Liệu các nhà soạn sách có thể thay giùm chúng tôi những từ như “ý nghĩ” (bài 27), “xưa kia” (bài 30), “trỉa đỗ” (bài 31), “lau sậy” (bài 39), “kêu gọi” (bài 40), “mưu trí” (bài 42)”vun xới” (bài 48), “vườn ươm”, “cháy đượm” (bài 66)…bằng những từ đơn giản và dễ hiểu hơn không?”, chị Hà cho biết.

Một số tính từ khó hiểu mà nên dành cho học sinh lớp 2 trở lên như “mơn mởn” (bài 46), “yên vui” (bài 49), “cuồn cuộn” (bài 51), “phẳng lặng” (bài 53), “đông nghịt” (bài 73), “bát ngát” (bài 75), “chênh chếch” (bài 82). Các nhà giáo dục có thể nghĩ được những tính từ mà trẻ con 6 tuổi hình dung dễ dàng hơn không?

Có cần thiết có những câu văn vẻ và quá dài cho trẻ ngay trong học kỳ đầu của lớp 1?

Theo chị Hà, cho bé đọc một câu dài quá 5 chữ ngay từ những bài đầu lớp 1 là quá sức. Vừa vào lớp 1, bé đột ngột chuyển từ việc chơi sang học một lúc quá nhiều môn, tập viết, tập đọc, làm toán mà khối lượng học tập lớn như vậy thì không tránh khỏi gia đình phải cho con đi học thêm thì mới theo kịp được bạn bè. Chả trách, người ta đã phải cho con đi học chữ từ bậc mẫu giáo.

“Chẳng hạn như bài 18, các cháu lớp một đã gặp ngay một câu dài ngoằng: “bò bê có cỏ, bò bê no nê”, đó là chưa kể, khó mà giải thích cho các con từ “no nê” là gì. Bài 14 cũng tương tự: “dì na đi đò, bé và mẹ đi bộ”, là một câu phức vì có dấu phảy, tại sao không là một câu đơn cho dễ dàng cho các con?”

“Có những câu rất hay như “Gà mẹ dẫn đàn con ra bãi cỏ…”, rất dễ hình dung với trẻ thì các nhà soạn sách lại đưa vào ít, họ lại đưa vào bài những câu văn vẻ dài dòng: “Mùa thu, bầu trời như cao hơn. Trên giàn thiên lí, lũ chuồn chuồn ngẩn ngơ bay lượn”. Xin hỏi các nhà giáo dục, sao không làm câu văn gọn gàng hơn, sao lại làm trí tưởng tượng của các em quá sức thế?”, anh Xuân Trường, quận Đống Đa, Hà Nội cho biết. Chị Thu Hà cho biết, năm nay TP.HCM đang triển khai giáo trình tiếng Anh tăng cường có tên “Family and friends” của nhà xuất bản Oxford, dành cho trẻ học từ lớp 1. Khi dạy con học, chị nhận ra, nhà viết sách chỉ dùng những từ rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày, khối lượng vốn từ không nhiều và rất dễ hình dung. Đó là chưa kể, các bài học đều có một bài hát, hoặc đọc từ theo nhạc (gọi là “chant”) để bớt nhàm chán. “Có lẽ trong tương lai, chúng ta cũng cần có audio kèm theo sách tiếng Việt để bài học sinh động hơn, hấp dẫn trẻ con hơn”, chị Hà nói.

]]>
https://meyeucon.org/20343/tieng-viet-lop-1-danh-do-hoc-sinh/feed/ 4
Bé sợ học thêm trước khi vào lớp 1 https://meyeucon.org/18449/moi-lan-di-hoc-them-de-vao-lop-1-be-thuong-so-hai-co-nen-tiep-tuc-dua-chau-di-hoc-them-sau-do-cho-vao-lop-1-chuyen/ https://meyeucon.org/18449/moi-lan-di-hoc-them-de-vao-lop-1-be-thuong-so-hai-co-nen-tiep-tuc-dua-chau-di-hoc-them-sau-do-cho-vao-lop-1-chuyen/#respond Tue, 09 Aug 2011 00:24:16 +0000 https://meyeucon.org/?p=18449 Hỏi: Tôi có bé trai năm nay vào lớp 1. Tôi đã cho cháu đi học thêm trước khi vào lớp 1 nhưng mỗi khi tôi đưa cháu đi học, cháu đều có cảm giác lo lắng, sợ hãi vậy tôi có nên tiếp tục cho cháu đi học thêm? Với học lực của cháu không xuất sắc liệu tôi có nên cho cháu vào lớp chuyên?

 

Không phải tất cả mọi bé đều sẵn sàng tâm lý để đi học

Trả lời: Chương trình học ở lớp mẫu giáo lớn trẻ đã được làm quen với chữ cái, với số, do vậy, trẻ đã được chuẩn bị để sẵn sàng vào học chữ ở lớp 1. Cha mẹ không nên cho con học trước chương trình lớp 1, đặc biệt là học viết chữ đẹp bởi vì viết chữ thường tạo ra sự nhàm chán gây stress cho trẻ. Khi vào lớp học, nhiệm vụ này thường được các giáo viên chia nhỏ để trẻ quen dần, cha mẹ không nên ép trẻ khi trẻ chưa sẵn sàng tham gia vào các lớp học thêm. Tốt nhất, nên chuẩn bị cho trẻ tâm lý thích đến trường, có kỹ năng giao tiếp với bạn, có kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ khi trẻ gặp khó khăn, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng điều chỉnh nhận thức, hành vi… Đây là những kỹ năng giúp trẻ thành công học đường, những trẻ thiếu hụt kỹ năng này, đặc biệt là thiếu sự tự tin, khó hòa nhập có nguy cơ dễ gặp thất bại học đường.

Việc cho trẻ vào học các lớp chọn, trường chuyên phải dựa trên năng lực vượt trội của chính trẻ, điều này có thể quan sát qua các hành vi thông minh hằng ngày của trẻ như trẻ hay đặt những câu hỏi dí dỏm, trẻ hay có những câu trả lời sáng tạo, trẻ thích thú với việc đọc sách, kể chuyện, thích tương tác với các bạn, có trí nhớ tốt, thích chơi với những trẻ lớn tuổi hơn hay có những quyết định phù hợp trong những tình huống khó xử. Những trẻ này nếu thích thú với các lớp học năng khiếu, cha mẹ có thể đưa con đến trường để các bé được các chuyên gia, các nhà giáo kiểm tra phỏng vấn, nếu cháu đủ điều kiện có thể yên tâm gửi con vào học các trường này. Tuyệt đối không vì kỳ vọng của cha mẹ mà ép trẻ vào học trường chuyên lớp chọn khi trẻ không đủ năng lực theo học những chương trình này, vì điều đó có thể làm trẻ sợ học, chán nản vì mình không có những thành tích tốt như các bạn.

]]>
https://meyeucon.org/18449/moi-lan-di-hoc-them-de-vao-lop-1-be-thuong-so-hai-co-nen-tiep-tuc-dua-chau-di-hoc-them-sau-do-cho-vao-lop-1-chuyen/feed/ 0
Dạy con tập viết trước khi đến trường https://meyeucon.org/18046/day-con-tap-viet-truoc-khi-den-truong/ https://meyeucon.org/18046/day-con-tap-viet-truoc-khi-den-truong/#respond Thu, 21 Jul 2011 15:56:14 +0000 https://meyeucon.org/?p=18046 Cho bé sớm tiếp xúc với chữ cái sẽ khiến bé thông minh hơn, vì vậy bạn đừng ngần ngại hướng dẫn bé nhận biết chữ và tập viết sớm. Tuy nhiên cũng lưu ý rằng đừng thúc ép bé quá nhiều, hãy coi luyện chữ cho trẻ như một trò chơi thú vị. Phương pháp hay dưới đây sẽ giúp bạn dạy trẻ nhận diện và tập viết hiệu quả

1. Trước tiên, bạn dạy trẻ nhận diện các chữ cái trong bảng chữ cái (hiện có rất nhiều bộ chữ cái màu sắc giúp trẻ nhận diện nhanh hơn). Trước khi bắt đầu dạy con tập viết, bạn kiểm tra lại một lượt để đảm bảo con đã nhận diện được mặt chữ.

2. Dùng ngón tay để viết chữ cái mà bạn muốn dạy con. Cho trẻ nhìn và bắt chước theo động tác của bạn. Cảm giác được kích thích giúp trẻ học chữ và ghi nhớ lâu hơn.

3. Khi bé đã hình dung ra cách viết, mẹ bắt đầu cho bé thực hành với bút chì và giấy. Đảm bảo con bạn cầm bút đúng cách để dễ dàng học viết hơn.

4. Sau khi theo dõi, khuyến khích bé ghép các chữ cái với nhau để thành từ có nghĩa. Đừng vội đưa cho bé ví dụ, như: “B+ A=BA”, mà hãy dành cho bé một chút thời gian suy nghĩ trước khi hướng dẫn bé ghép từ.

5. Cha mẹ cần kiên nhẫn và không nên quá thúc ép khi dạy bé tập viết. Mỗi chữ cái bé cần thời gian khác nhau để tập viết và ghi nhớ. Ví dụ, bé học thuộc chữ O chỉ trong “nháy mắt” nhưng để nhớ chữ K bé cần thời gian lâu hơn. Hãy để bé hoàn toàn thoải mái và kiên nhẫn nhắc đi nhắc lại cho bé nhớ.

Lưu ý:

– Cha mẹ có thể để bé tập tô trước khi tập viết trên giấy trắng. Và, nên sử dụng giấy ô ly cho bé bắt đầu tập viết.

– Dành cho bé một khu vực yên tĩnh để bé ít bị phân tâm

– Cho trẻ nghỉ ngơi hoặc chơi trò chơi để giải trí giữa giờ tập viết. Đừng mong đợi khả năng tập trung lâu dài ở trẻ nhỏ, vì đó là điều không tưởng.

– Không viết lên giấy của bé. Cha/ mẹ nên sử dụng một tờ giấy riêng để hướng dẫn bé cách viết.

]]>
https://meyeucon.org/18046/day-con-tap-viet-truoc-khi-den-truong/feed/ 0
Hệ lụy từ học viết chữ đẹp https://meyeucon.org/13568/he-luy-tu-hoc-viet-chu-dep/ https://meyeucon.org/13568/he-luy-tu-hoc-viet-chu-dep/#respond Thu, 04 Nov 2010 14:04:22 +0000 https://meyeucon.org/?p=13568 Viết chữ đẹp để oai, để khoe với chúng bạn, bắt con đi học viết chữ đẹp bằng dọa nạt, đánh mắng… là thực tế diễn ra ở nhiều gia đình hiện nay. Th.S Phạm Mạnh Hà, Phó giám đốc trung tâm hỗ trợ và tư vấn tâm lý, Đại học KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội cho rằng, các bậc phụ huynh đừng để trẻ phải lo lắng sợ hãi vì bị ép đi học viết chữ đẹp. Đừng đòi hỏi quá mức so với khả năng, trẻ sẽ phản ứng lại, có thể dẫn đến stress, tức giận, trầm cảm…

TS Nguyễn Công Khanh, chuyên gia giáo dục Trường mầm non Hoàng Gia (Hà Nội) lưu ý, đặc biệt là với các cháu nhỏ chưa vào lớp 1, không nên cho đi luyện chữ đẹp như lời quảng cáo của các trung tâm. Việc luyện chữ cũng có nguy cơ khiến mắt quá tải vì khi tập trung viết, trẻ thường cúi gằm mặt sát vở, tần suất chớp mắt giảm trung bình 50%, gây thiệt hại cho sự phát triển thị lực và dẫn đến cận thị, loạn thị. Nhiều trẻ nhoài cả người lên bàn mới viết được do bàn ghế ở các lớp học gia đình thường không chuẩn. Điều này ảnh hưởng xấu đến hệ cơ, xương, đặc biệt là cột sống.

Chỉ cần viết đúng chính tả

Theo các chuyên gia, không nên không yêu cầu tất cả học sinh phải viết chữ đẹp mà điều quan trọng nhất là dạy các em viết đúng chính tả. Việc trẻ em viết chữ xấu không phải là quá nghiêm trọng. Ngay cả giáo viên không phải ai cũng viết được chữ đẹp, nên yêu cầu hay bắt buộc trẻ phải viết đẹp là không đúng.

Cũng theo Th.S Phạm Mạnh Hà, viết chữ đẹp chỉ nên coi là một hoạt động trợ giúp, mang tính chất ngoại khóa. Trẻ thích đi học thì sẽ cho đi, bởi bản thân việc viết chữ đẹp không phải hoàn toàn có hại. Tuy nhiên việc viết chữ đẹp trong thời đại ngày nay là không thực sự cần thiết. Giờ, việc ngồi nắn nót theo từng đường nét chữ sẽ khiến trẻ không để tâm, không viết kịp bài trên lớp.

GS Hồ Ngọc Đại, chuyên gia giáo dục thực nghiệm, nguyên Giám đốc trung tâm giáo dục thực nghiệm, Bộ GD&ĐT cũng cho rằng, việc viết chữ đẹp không bắt buộc, chỉ cần viết đúng và chữ thuần Việt. Dạy học sinh biết viết là nhiệm vụ của nhà trường chứ không phải việc của các trung tâm luyện chữ đẹp. Chỉ nên khuyến khích học đối với những em có hoa tay. Để trẻ được học cái chúng thích là một sự giáo dục lành mạnh. Đừng coi “vở sạch chữ đẹp” là yêu cầu bắt buộc để học sinh bị áp lực về tâm lý.

]]>
https://meyeucon.org/13568/he-luy-tu-hoc-viet-chu-dep/feed/ 0