Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Jul 2024 02:18:03 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Những nguyên nhân khiến bạn bị đau bụng lúc mang thai https://meyeucon.org/14826/nguy-hiem-tu-dau-bung-khi-mang-thai/ https://meyeucon.org/14826/nguy-hiem-tu-dau-bung-khi-mang-thai/#comments Thu, 23 Oct 2014 13:00:57 +0000 https://meyeucon.org/?p=14826 Trong thời kỳ mang thai, đau bụng ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi? Nguyên nhân và triệu chứng như thế nào? Mời các chị em cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Đau bụng khi mang thai thường khiến thai phụ phải lo lắng nhiều hơn

Những nguyên nhân có nhiều nguy cơ

Đau bụng dưới do chửa ngoài dạ con

Chửa ngoài dạ con nếu không được phát hiện kịp thời thì sẽ rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Sau khi ngừng kinh khoảng 6 – 12 tuần, nếu chị em cảm thấy một bên của bụng dưới đau như bị xé hoặc đau từng cơn, cơn đau kéo dài hoặc lên cơn nhiều lần, thường có cảm giác buồn nôn, nôn mửa, âm đạo chảy máu bất thường… thì phải đến bệnh viện ngay để được các bác sĩ chuyên khoa khám và có biện pháp chữa trị.

Đau bụng do sảy thai

Hiện tượng này thường xảy ra trong vòng 7 tháng đầu. Nếu chị em thấy xuất hiện một số biểu hiện như đau bụng, đau lưng, âm đạo ra nhiều máu… Tiếp theo đó là máu ở âm đạo ra ngày càng nhiều, hoặc trong tử cung có máu hoặc máu cục, gây đau bụng dữ dội… thì nguy cơ bị xảy thai là rất cao.

Đau bụng do sinh non

  • Chị em có thể sẽ sinh non nếu có những cơn co trong khoảng từ tuần thứ 20 – 36 của thai kỳ. Hãy đến bệnh viện ngay nếu chị em có những biểu hiện như:
  • Các cơn co thắt diễn ra đều đặn, mỗi 5 – 10 phút/lần, kéo dài 30 giây.
  • Âm đạo chảy máu, vỡ ối sớm, đau lưng, chuột rút v.v…
  • Cảm thấy áp lực ở vùng xương chậu.
  • Đau bụng do nhau thai bị gãy

Đây là một trong những triệu chứng nguy hiểm nhất cho cả mẹ và thai nhi, nhất trong thời điểm trước khi bé chuẩn bị chào đời.

Hãy gọi ngay cho bác sĩ, nếu chị em có các biểu hiện như:

  • Hiện tượng này xảy ra bất ngờ và chị em có thể bị ra máu. Khi đi tiểu sẽ có thể bị đau rát và cảm thấy có cơn co thắt liên tục.
  • Cảm thấy thai nhi hoạt động ít đi
  • Trong một số trường hợp đặc biệt, chị em thay vì hiện tượng ra máu đầu tiên, chị em có thể bị bị vỡ nước ối.
  • Bên cạnh đó, chị em cũng có thể gặp các triệu chứng như tử cung mềm, nhiều cơn co cơ liên tục…

Đau bụng đo nhiễm khuẩn đường tiểu

Nếu chị em thấy mình có những triệu chứng như: nhiễm khuẩn bàng quang, khi đi tiểu cảm thấy đau, rát; đau bụng dưới và bị áp lực ở vùng xương chậu; thường xuyên đi tiểu; nước tiểu có mùi khó chịu, vẩn đục hoặc có thể lẫn với máu… hãy đến bệnh viện để được kiểm tra và chữa trị, tránh để ảnh hưởng đến thai nhi.

Tiền sản giật

Đây là hiện tượng rất nguy hiểm, bắt đầu từ tuần 19 trở đi chị em cần cảnh giác cao với hiện tượng này. Tiền sản giật bao gồm các rối loạn như tăng huyết áp và protein niệu kèm theo các rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương như đau đầu, nhìn mờ, cơn co giật, hôn mê.
Nếu chị em thấy mình gặp phải bất kỳ hiện tượng nào như sau, hãy đi khám ngay lập tức!

  • Đầu đau kèm theo mờ mắt, hoa mắt hay hiện tượng đom đóm bay trước mắt
  • Buồn nôn, mặc dù hiện tượng này có thể là do ốm nghén
  • Mặt, bàn tay, cổ chân hay bàn chân bị sưng phù do tích nước
  • Tăng cân nhanh đột ngột

Các nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân phổ biến là do chị em bị ngộ độc thực phẩm, táo bón, cơn co Braxton – Hicks, căng dây chằng, sỏi thận, rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày… Do đó, với những cơn đau bụng thì chị em càng không được chủ quan, phải đi khám sớm để có trị liệu hiệu quả.

Những lưu ý quan trọng khi chị em bị đau bụng trong thai kỳ:

– Chị em không được tự ý dùng thuốc mà chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.

– Trong thai kỳ, do sự thay đổi của hormone nên hệ tiêu hóa kém hơn. Vì vậy, chị em nên cẩn thận ăn uống.

– Mặc dù chuyện quan hệ vợ chồng không gây ảnh hưởng cho chị em nhưng nó làm gia tăng cơn co thắt, gây đau bụng. Chính vì vậy, tốt nhất chị em nên kiêng quan hệ vợ chồng trong giai đoạn đầu thai kỳ.

– Cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.

]]>
https://meyeucon.org/14826/nguy-hiem-tu-dau-bung-khi-mang-thai/feed/ 32
Tìm hiểu về 3 vấn đề sức khỏe thường gặp ở bà bầu https://meyeucon.org/1445/giai-ma-cac-dau-hieu-suc-khoe-o-ba-bau/ https://meyeucon.org/1445/giai-ma-cac-dau-hieu-suc-khoe-o-ba-bau/#comments Sun, 31 Aug 2014 01:00:31 +0000 https://meyeucon.org/?p=1445 Những dấu hiệu nào cảnh báo tình trạng nguy hiểm của mẹ bầu? Dưới đây là một số dấu hiệu các mẹ bầu nên lưu ý trong suốt thai kỳ. Hãy tham khảo để có thêm kinh nghiệm cho mình nhé!

1. Chảy máu âm đạo

Giai đoạn 3 tháng đầu mang thai

  • Trường hợp 1

Nếu bạn bị ra vài giọt máu màu hồng hoặc có thể là màu nâu tùy theo sức khỏe của mỗi người và hiện tượng này thường xuất hiện khoảng từ 1 tuần đến 2 tuần kể từ khi trứng được thụ tinh, không phải kỳ kinh nguyệt thì bạn không phải quá lo lắng. Hiện tượng này chỉ là do thụ tinh cấy vào màng trong dạ con. Có khoảng gần 30% thai phụ gặp phải điều này. Tình trạng này trở nên chỉ nghiêm trọng nếu bạn bị ra máu nặng kèm theo cảm giác bị đau(như bị kinh nguyệt).

  • Trường hợp 2

Nếu bạn bị ra máu nặng và kèm theo các cơn co thắt ở bụng thì nguy cơ bị sảy thai là rất cao, có nhiều trường hợp bạn có thể còn chưa biết mình đang mang thai. Hiện tượng này thường xuất hiện trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên. Đặc biệt là trường hợp này không có cách phòng tránh, thậm trí nhiều khi còn không có lý do chính xác.

  • Trường hợp 3

Nếu thấy mình bị ra máu bất thường, choáng váng, hoa mắt hoặc là xuất hiện một số cơn đau nhói ở vùng bụng, đau khi đi tiểu… thì có thể bạn đang mang thai ngoài tử cung. Đây cũng chính là trường hợp nguy hiểm nhất và cần được can thiệt sớm.

Giai đoạn 3 tháng cuối mang thai

  • Trường hợp 1

Nếu bạn bị ra máu kèm theo một số biểu hiện như đau bụng, nôn, thấy khát liên tục, choáng váng hoặc là cảm thấy tần suất thai máy giảm… thì có thể nhau thai đã bị đứt rời khỏi thành tử cung. Đây là trường hợp rất hiếm gặp. Nếu nhau thai bị đứt nhẹ thì mẹ bầu chỉ cần nghỉ ngơi hoàn toàn và được bác sĩ theo dõi. Còn nếu nghiêm trọng hơn thì cần phải sinh mổ gấp để an toàn cho cả mẹ và bé.

  • Trường hợp 2

Nếu bạn bị ra máu và kèm vài cơn co tử cung sớm thì điều này chứng tỏ thai nhi có thể mang ngôi ngược và tử cung của mẹ đang mở rộng. Hiện tượng này xảy ra là do nhau thai bao phủ một phần hoặc là phủ lên toàn bộ cổ tử cung, cách gọi khác của hiện tượng này là nhau thai bám thấp, với tỷ lệ 1/250 bà bầu. Nếu được kiểm tra sau 5 tháng đầu, bà bầu không bị ra máu thì khá đơn giản, chỉ cần cố gắng nghỉ ngơi là đủ. Nhau thai bám thấp có thể tự thay đổi (không còn bám thấp nữa). Tuy nhiên, nếu trường hợp bị ra máu nhiều, bà bầu cần nhập viện ngay.

2. Tiết dịch âm đạo

Nếu âm đạo tiết dịch màu nâu và có kèm theo buồn nôn và nôn. Bạn cần đi khám bác sĩ ngay, Bởi vì triệu chứng này chỉ được chẩn đoán qua xét nghiệm và siêu âm, tiến hành trong 8-10 tuần đầu tiên. Đây là trường hợp khá hiếm, nguyên nhân chính là do bất thường ở nhiễm sắc thể ngăn cản bào thai phát triển như bình thường.

3. Bị đau ở bụng

  • Trường hợp 1

Nếu trong giai đoạn 3 tháng giữa bạn thấy đau ở 1 hoặc 2 bên bụng dưới (hoặc kéo xuống háng) kèm theo một số cơn đau nhói, ngắn… thì đây là hiện tượng đau dây chằng. Trường hợp này bạn không cần quá lo lắng vì dây chằng bị kéo giãn khi phải nâng đỡ bụng bầu để phù hợp với sự phát triển của bào thai. Lời khuyên giúp bạn giảm đau ngay lập tức là hãy thật thở sâu, gập người theo cơn đau.

  • Trường hợp 2

Nếu bạn thấy khó chịu ở bụng hoặc đi tiêu thành hòn thì đây chính là biểu hiện của bệnh táo bón. Khi mang thai quá trình tiêu hóa thức ăn hàng ngày của bạn sẽ bị chậm lại, cộng thêm các áp lực từ bào thai xuống trực tràng sẽ càng khiến tình trạng táo bón của bạn trở nên nặng hơn.

  • Trường hợp 3

Đau bụng dưới hoặc khi đi tiểu cảm thấy khó chịu và nóng bừng, nước tiểu thì có màu trắng đục hoặc trong, có mùi… là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường tiểu. Đây là tình trạng khá phổ biến ở các bà bầu. Bạn cần đi khám ngay nếu thấy mình có triệu chứng của bệnh nhiễm trùng đường tiểu. Nếu thấy hiện tượng này mà bạn không đi khám ngay nó sẽ ảnh hưởng đến thận, bàng quang thậm chí là gây ra chuyển dạ sớm.

]]>
https://meyeucon.org/1445/giai-ma-cac-dau-hieu-suc-khoe-o-ba-bau/feed/ 12
Đau bụng đi ngoài khi mang thai và cách phòng tránh https://meyeucon.org/19842/dau-bung-di-ngoai-khi-mang-thai-va-cach-phong-tranh/ https://meyeucon.org/19842/dau-bung-di-ngoai-khi-mang-thai-va-cach-phong-tranh/#comments Sun, 06 Nov 2011 09:37:13 +0000 https://meyeucon.org/?p=19842 Hỏi: Xin chào Mẹ Yêu Con. Mình đang mang thai tuần 20 đêm hôm trước mình có những cơn đau bụng lâm râm, khó chịu, mình liên tục bị nôn ói không hấp thụ được bất kì thức ăn hay sữa, kế cả nước vào cơ thể, do lo lắng cho con lên mình càng cố gắng ăn nhưng cứ ăn vào là lại nôn sạch ra (tối đó mình đã ăn rất nhiều thức ăn và hoa quả). Sau đó mình bị đi ngoài và đi toàn nước, qua một ngày mình đã đỡ rất nhiều nhưng điều làm mình lo lắng hơn cả đó là thai nhi, liệu bé của mình có bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển không? Những lần khám thai trước bác sĩ có nói bé phát triển tốt cân nặng và chiều dài cũng như các bé khác. Qua lần ăn uống không được cẩn thận vừa rồi mình rất lo lắng cho con, hãy giúp mình bớt phần lo lắng và căng thẳng. Xin cảm ơn rất nhiều.

Cần hết sức cẩn thận với đau bụng khi ngoài khi mang thai

Trả lời: Việc bạn đau bụng đi ngoài khi mang thai cũng là một nguy cơ không tốt, nguy hiểm nhất là nguy cơ ngộ độc thực phẩm, rồi kế đó là làm cho mẹ mất sức, mệt mỏi, không ăn uống được… thì sẽ ảnh hưởng tới con.

Giai đoạn mang thai bạn phải rất cẩn thận với chế độ dinh dưỡng, đặc biệt là vệ sinh an toàn thực phẩm bởi thực phẩm sạch bây giờ không phải dễ kiếm. Phải ngâm rửa hết sức cẩn thận trước khi cho bà bầu ăn.

Còn về tình trạng đau bụng đi ngoài hiện tại thì tạm thời có ảnh hưởng chút ít cho mẹ thôi, bạn mới bị như vậy thì chưa ảnh hưởng tới thai nhi, điều cần thiết là bạn cần có biện pháp điều trị thích hợp, có thể gặp bác sĩ nếu cảm thấy nặng, bạn cần uống Oresol để bù nước và điện giải sẽ chóng hồi phục hơn. Luôn nhớ rằng chú ý lựa chọn thức ăn và ngâm rửa kỹ trái cây nhé. Nên ăn bưởi, cam, na, thanh long… (loại có vỏ dầy) và thường xuyên rửa tay xà phòng.

Chúc 2 mẹ con vui khỏe

]]>
https://meyeucon.org/19842/dau-bung-di-ngoai-khi-mang-thai-va-cach-phong-tranh/feed/ 10
Viêm ruột thừa cấp trong thai kỳ https://meyeucon.org/19045/viem-ruot-thua-cap-trong-thai-ky/ https://meyeucon.org/19045/viem-ruot-thua-cap-trong-thai-ky/#respond Thu, 15 Sep 2011 01:33:04 +0000 https://meyeucon.org/?p=19045 Viêm ruột thừa là do nhiễm khuẩn trong lòng ruột thừa, đoạn ruột này sẽ bị bít tắc. Đây là một trong những bệnh cấp tính ngoại khoa thường gặp trong thời gian có thai, gây ảnh hưởng lớn xấu đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Sự quá sản tổ chức limpho ở thành ruột thừa là nguyên nhân chính gây tắc lòng ruột thừa. Ngoài ra có thể gặp các nguyên nhân tắc khác như: sỏi phân, ký sinh trùng (giun đũa chui vào ruột thừa), các dị vật (hạt quả)…

Triệu chứng

Tỷ lệ gặp viêm ruột thừa ở phụ nữ có thai tương đương với người bình thường. Trong 6 tháng đầu của thai kỳ, triệu chứng không có nhiều khác biệt so với phụ nữ bình thường. Tuy nhiên do lúc này tử cung mở rộng, vị trí ruột thừa nhíc lên trên, điểm ấn thấy đau có thể lên cao và không điển hình. Mức độ căng của cơ thành bụng không được nhiều nên gây khó khăn cho việc chẩn đoán, có thể bị nhầm lẫn với bệnh thận hoặc gan, mật.

Trong 3 tháng cuối, dấu hiệu lâm sàng có thay đổi do tử cung to đẩy manh tràng lên cao và xoay ra ngoài nên điểm đau dâng cao và lệch ra thắt lưng. Do ảnh hưởng của nội tiết tố gây giữ nước làm phản ứng thành bụng giảm độ nhạy cảm dẫn tới chẩn đoán chậm.

Ảnh hưởng của bệnh

Ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ: Khi phụ nữ mang thai bị viêm ruột thừa, chứng viêm rất dễ lan tỏa vì khi mang thai sự cung ứng máu cho khoang chậu nhiều, đồng thời tử cung to làm cho võng mạc mở rộng, khiến khả năng hạn chế chứng viêm của cơ thể giảm. Do đó dễ làm ruột thừa hoại tử và bị thủng.

Ảnh hưởng đến thai nhi: Chất độc do vi khuẩn tạo ra đi vào máu rồi tác động đến thai nhi, làm cho thai nhi thiếu oxy, đồng thời ruột thừa bị viêm cũng có thể trực tiếp kích thích đến tử cung, làm cho tử cung co thắt, dễ dẫn đến sảy thai, đẻ non.

Viêm phúc mạc do ruột thừa bị thủng gây nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi.

Xử trí với bệnh

Cần phải chẩn đoán sớm và tiến hành phẫu thuật kịp thời đối với bệnh viêm ruột thừa cấp tính trong thời kỳ mang thai. Khi chẩn đoán đúng bệnh, dù thời hạn mang thai và mức độ bệnh tình như thế nào cũng phải phẫu thuật ngay, tránh để bệnh tình phát triển nhanh.

Sau khi làm phẫu thuật có thể dẫn đến tình trạng sảy thai hoặc đẻ non, do vậy bạn cần lưu ý nghỉ ngơi, giữ gìn sức khỏe và dùng thuốc theo đơn của bác sỹ để tránh tình trạng trên. Đồng thời sau khi phẫu thuật ổn định, bạn cần phải thường xuyên thăm khám thai để xác định xem có biến chứng nào tới thai nhi không? Và không tự ý uống bất kỳ loại thuốc nào khi không có chỉ định của bác sĩ.

Đối với những trường hợp viêm ruột thừa nhẹ, qua theo dõi khắt khe bác sỹ có thể chỉ định cho bạn điều trị bằng thuốc để hoãn giải thời gian bệnh, chờ đến khi sinh xong thì xử lý tiếp.

]]>
https://meyeucon.org/19045/viem-ruot-thua-cap-trong-thai-ky/feed/ 0
Đau bụng dưới khi mang thai https://meyeucon.org/17722/dau-bung-duoi-khi-mang-thai/ https://meyeucon.org/17722/dau-bung-duoi-khi-mang-thai/#comments Sun, 26 Jun 2011 13:30:24 +0000 https://meyeucon.org/?p=17722 Hỏi: Xin chào bác sĩ. Em đang mang thai bé đầu lòng và cũng biết rằng mang thai rất cần phải cẩn thận giữ gìn. Trong thời gian gần đây em có một số hiện tượng thỉnh thoảng đau bụng dưới. Xin bác sĩ tư vấn giúp là như vậy có nguy hiểm gì không? Và nếu có thì em nên làm thế nào? Cảm ơn bác sĩ.

Hãy lưu ý các dấu hiệu đi kèm nếu bạn đau bụng dưới khi mang thai

Trả lời: Đau bụng dưới khi mang thai có nguy hiểm hay không còn tùy vào các triệu chứng hoặc dấu hiệu đi kèm với nó. Trong những tuần đầu của thai kỳ, thường bạn sẽ thấy bụng dưới có cảm giác tưng tức khi thai đang tìm cách bám vào tử cung. Bạn cũng có thể đau bụng nếu bạn ốm nghén và nôn ọe. Đây là điều rất bình thường.

Khi thai lớn hơn, cảm giác đau thường là do sự căng cơ và dây chằng vì đang phải nâng đỡ tử cung đang ngày càng lớn. Bạn có thể cảm thấy điều này khi thay đổi tư thế, khi ho hay khi ngồi xổm và đứng dậy. Dịch vị tăng, cảm giác đầy bụng cũng có thể gây ra cảm giác đau trong những tháng cuối trước sinh. Vấn đề này cũng hết sức bình thường.

Tuy nhiên nếu đau bụng dưới có kèm theo các dấu hiệu sau thì bạn phải ngay lập tức đi gặp bác sĩ:

  • Đau kéo dài và đau dữ dội
  • Có chảy máu âm đạo
  • Sốt cao, co giật
  • Đi tiểu thấy rát, khó chịu và tức ở khu vực xương chậu

Nếu là những cơn đau bình thường và không thường xuyên bạn có thể thực hiện một số động tác sau sẽ rất có ích:

– Hãy ngồi xuống, nhấc cao chân và thư giãn. Khi cảm thấy đau nhói, nghỉ ngơi sẽ giúp giảm bớt sự khó chịu.

– Khi trở dậy, hãy nghiêng người và dậy từ từ. Dùng tay làm điểm tựa. Điều này sẽ giúp giảm áp lực chơ cơ bụng dưới.

– Nếu tính chất công việc phải ngồi nhiều thì hãy thường xuyên đứng dậy đi lại.

– Vào những tháng mùa hè nóng nực, hãy luôn uống nước để tránh bị khử nước.

– Hạn chế tối đa các thực phẩm cay nóng mà có thể gây trở ngại cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là vào bữa tối.

Ngoài ra hãy luôn nhớ thông báo đầy đủ tình trạng sức khỏe của bạn cho bác sĩ khám trực tiếp

]]>
https://meyeucon.org/17722/dau-bung-duoi-khi-mang-thai/feed/ 76
Phòng tránh đau bụng và tiêu chảy khi mang thai https://meyeucon.org/15331/phong-tranh-dau-bung-va-tieu-chay-khi-mang-thai/ https://meyeucon.org/15331/phong-tranh-dau-bung-va-tieu-chay-khi-mang-thai/#comments Sun, 02 Jan 2011 17:29:30 +0000 https://meyeucon.org/?p=15331 Hỏi: Tôi đang mang thai 9 tuần, tuy nhiên trong thời gian mang thai bụng tôi rất yếu, ăn gì cũng dễ bị đau bụng tiêu chảy. Xin cho hỏi các cách để phòng tránh căn bệnh này, nên ăn uống thế nào cho hợp lý và nếu lỡ bị tiêu chảy khoảng 4 lần một ngày trở lên thì nên uống thuốc gì mà không có hại cho bé.

Trả lời: Khi có thai sẽ có sự thay đổi về hệ tiêu hóa. Muốn đề phòng tiêu chảy, thai phụ cần nên tuân thủ nguyên tắc lựa chọn các thức ăn hợp vệ sinh và dễ tiêu hóa (không nên ăn thức ăn nhiều đường, mỡ, gia vị…). Khi bị tiêu chảy, bạn nên uống bù nước nhiều và cho thêm chút muối vào thức uống. Nếu tiêu chảy tự cầm sau 4 – 5 lần thì bạn không cần phải uống thuốc gì, còn nếu nhiều hơn bạn phải đến cơ sở y tế để được điều trị mà không nên tự động dùng bất cứ loại thuốc gì.

]]>
https://meyeucon.org/15331/phong-tranh-dau-bung-va-tieu-chay-khi-mang-thai/feed/ 7
Đau bụng dưới khi mang thai 15 tuần có đáng lo ngại? https://meyeucon.org/15114/dau-bung-duoi-khi-mang-thai-15-tuan-co-dang-lo-ngai/ https://meyeucon.org/15114/dau-bung-duoi-khi-mang-thai-15-tuan-co-dang-lo-ngai/#comments Fri, 24 Dec 2010 15:46:31 +0000 https://meyeucon.org/?p=15114 Hỏi: Em thường cảm thấy hơi đau đau ở bụng dưới, thời gian đau rất ngắn, ngoài ra không có bất thường nào khác. Xin cho em hỏi đau như vậy có phải là có vấn đề gì không? em đang mang thai 15 tuần.

Trả lời: Trong những tháng đầu mang thai, thường thai phụ hay có cảm giác đau chằng nhẹ vùng bụng dưới.

Nếu tình trạng này xuất hiện thường xuyên, cơn đau kéo dài vài phút, và nhất là nếu có kèm ra máu thì nên đi khám ngay.

Th.s, BS Đặng Lê Dung Hạnh

Trưởng khoa khám bệnh A Bệnh viện Hùng Vương TP.HCM

]]>
https://meyeucon.org/15114/dau-bung-duoi-khi-mang-thai-15-tuan-co-dang-lo-ngai/feed/ 12
Co thắt bụng trong 3 tháng đầu thai kỳ https://meyeucon.org/6105/co-that-bung-trong-3-thang-dau-thai-ky/ https://meyeucon.org/6105/co-that-bung-trong-3-thang-dau-thai-ky/#comments Fri, 25 Jun 2010 05:17:11 +0000 https://meyeucon.org/?p=6105 Trong thời gian mang thai, càng đến cuối thai kì bạn càng phải chịu những cơn đau, co thắt, khó chịu. Tuy nhiên, có một số rắc rối sẽ đến sớm hơn vào quý I của thai kì.

Co thắt là một hiện tượng thường gặp khi bạn trải qua quý I trong thai kì. Có khi sự co thắt này nhẹ nhàng như khi bạn có kinh nguyệt và nó chỉ khác ở điểm, nó đến thường xuyên hàng ngày trong những tháng đầu khi bạn mang thai.

Có rất nhiều phụ nữ mang thai trong cơn co thắt có một ít máu nhẹ lấm tấm ở quần lót trong những tháng đầu này. Khi những cơn co thắt không còn nhẹ nhàng nữa, nó gây ra rất nhiều sự khó chịu. Phần lớn sự co thắt này bình thường trong quý I song trong một số trường hợp, nó là biểu hiện của những rắc rối lớn hơn. Nếu cơn co thắt có thể chịu đựng được, nhẹ nhàng và không gây phiền toái lắm thì bạn không cần phải tới khám bác sĩ. Song nếu nó đau tới mức không chịu được thì bạn nên đi khám.

Có một vài lí do khiến bạn bị co thắt trong quý I như sau:

  • Sự xáo động của hệ tiêu hóa như bị táo bón, đầy hơi, chướng khí. Hiện tượng táo bón, đầy hơi này do sự thay đổi liên tục của mức hormone trong cơ thể bà bầu.

Hiện tượng co thắt trong quý I là bình thường nếu nó đau nhẹ nhàng

  • Bà bầu bị ốm nghén quá nghiêm trọng dẫn tới bị co thắt khi toàn bộ vùng bụng được dùng cho hoạt động nôn mửa.
  • Sự căng thẳng của bụng và vùng cơ xương chậu. Sự căng sức này có thể dẫn tới hiện tượng thiếu ngủ, thay đổi thói quen và thay đổi dáng điệu.
  • Sự tăng lên của hormone progesterone.

Nếu bạn trải qua những cơn co thắt nhẹ nhàng trong quý I thì có lẽ do những nguyên nhân trên. Tuy nhiên, những cơn co thắt không bình thường, thường xuyên và đau đớn thì nên sớm tới gặp bác sĩ.

Co thắt kèm theo ra máu nhiều và đau thì hãy nghĩ tới những trường hợp xấu hơn. Có thể là dấu hiệu của việc bị sảy thai.

Cuối cùng, những cơn co thắt nhẹ nhàng thường xuyên là những trải nghiệm mà bạn cần trải qua trong thai kì, bạn không cần phải dùng bất kì loại thuốc nào. Bạn có thể sử dụng các phương pháp đơn giản giảm đau thông thường như dùng bình chườm nóng, nghỉ ngơi điều độ.

]]>
https://meyeucon.org/6105/co-that-bung-trong-3-thang-dau-thai-ky/feed/ 6