Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 23 Dec 2024 14:55:04 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Tắc ruột ở trẻ nhỏ https://meyeucon.org/17859/tac-ruot-o-tre-nho/ https://meyeucon.org/17859/tac-ruot-o-tre-nho/#respond Fri, 08 Jul 2011 11:45:11 +0000 https://meyeucon.org/?p=17859 Tắc ruột là hiện tượng đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu không xử trí kịp thời, bệnh có thể dẫn đến biến chứng khó lường như thủng ruột, ăn kém, sụt cân, viêm ruột…


Nguyên nhân

Tắc ruột là hiện tượng đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của trẻ sơ sinh, do hệ thống bài tiết không thể làm việc, khuyết tật bẩm sinh (ruột xoắn, dính ruột, lồng ruột, thoát vị…). Theo các chuyên gia Nhi khoa, 40% ca tắc ruột sơ sinh thường rơi vào các trường hợp trẻ đẻ non và người mẹ bị cúm trong khi mang thai.

Với trẻ đang mọc răng hoặc thay răng, trẻ bị tắc ruột do khả năng nhai kém và chưa biết nhằn hạt, nhất là khi trẻ ăn các loại trái cây có nhiều xơ bã hay hạt nhỏ và cứng (như sơ-ri, hồng xiêm, sung, hồng ngâm, cam, ổi, ngô rang, dâu da xoan, mít, tóc, sợi len, quần áo rách…

Biểu hiện

Biểu hiện lâm sàng khi trẻ sơ sinh bị tắc ruột là: Có thể bắt đầu với đau bụng, khóc vì đau, kéo chân lên đến ngực của họ, có thể bị sốt… Không bài tiết phân su, nôn nhiều, bụng chướng, có trẻ không thấy lỗ hậu môn hoặc lỗ hậu môn bị bịt kín.

Trẻ tuổi mọc răng bị táo bón kinh niên, phân chảy nước, bụng phình to, nôn mửa, chán ăn, tăng cân chậm, và không phát triển mạnh.

Các trường hợp tắc ruột do thức ăn ở trẻ lớn hơn rất khó chẩn đoán sớm vì phương pháp siêu âm bụng và chụp X-quang bụng không chuẩn bị sẽ không cho thấy bã thức ăn.

Nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời, chứng tắc ruột có thể dẫn đến những biến chứng như kém ăn, bỏ ăn, mất nước, sụt cân, viêm ruột, thậm chí tắc ruột, thủng ruột (biểu hiện là nôn mửa nhiều, đau bụng, đôi khi đau rất dữ dội).

Bạn cần làm gì

Đối với trẻ sơ sinh, khi trẻ lọt lòng, bạn cần lưu ý, thông thường trẻ sẽ thải phân su sau 6 – 8 tiếng (thường là chất dẻo nhão đen). Nếu trong thời gian này không có hiện tượng trên xảy ra, cần báo ngay với bác sĩ chuyên khoa để theo dõi chặt chẽ sức khoẻ của trẻ.

Đối với trẻ đang mọc răng hoặc thay răng, chứng tắc ruột do bã thức ăn thường khó xác định do dễ nhầm với táo bón hoặc rối loạn tiêu hóa thông thường. Nếu không xử trí kịp thời, bệnh có thể dẫn đến biến chứng khó lường như thủng ruột, ăn kém, sụt cân, viêm ruột.

Do đó, nếu sau khi ăn, trẻ đau bụng, nôn mửa, đại tiện ra máu hoặc không thể đi tiểu, cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện nhằm ngăn ngừa biến chứng kịp thời.

Đề phòng

Để phòng tắc ruột, bạn nên kiểm soát thật kỹ khi cho trẻ nhỏ ăn những loại thực phẩm nói trên.

Cho trẻ một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây, rau, ngũ cốc, uống đủ lượng nước mỗi ngày, để giúp giữ cho đường ruột khỏe mạnh và đi tiêu thường xuyên.

Nếu thấy trẻ có những biểu hiện như tiêu chảy, táo bón, đau bụng, nôn, cần đưa trẻ đi khám bác sĩ nhi khoa chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời để không có biến chứng.

]]>
https://meyeucon.org/17859/tac-ruot-o-tre-nho/feed/ 0
Trẻ cũng có thể bị đau dạ dày https://meyeucon.org/16792/tre-cung-co-the-bi-dau-da-day/ https://meyeucon.org/16792/tre-cung-co-the-bi-dau-da-day/#respond Thu, 21 Apr 2011 09:41:34 +0000 https://meyeucon.org/?p=16792 Cứ đến bữa ăn là bé Tuấn Anh (2 tuổi ở đường Chiến Thắng, Hà Đông) kêu đau bụng. Lúc đầu, bố mẹ tưởng con giả vờ để trốn ăn, nên cứ kè kè cây roi bên cạnh là cu cậu vẫn vươn cổ nuốt…

“Đến cả tháng trời như thế, cứ đến bữa ăn là kêu đau, rồi có hôm ăn xong là cu cậu nằm vật xuống, ôm bụng kêu đau, nôn vọt ra lại đỡ đau liền… nên mình đã đưa con tới phòng khám tư khám. Bác sĩ ghi đau dạ dày, nhưng hiện tại chỉ kê men tiêu hoá và thuốc làm mềm phân (do bé táo bón, đi ngoài như phân dê) 10 ngày, sau tình trạng không khắc phục sẽ phải nội soi dạ dày để kiểm tra”, chị Hải, mẹ bé Tuấn Anh nói.

Trẻ em cũng bị đau dạ dày

Chị Hải cho biết, khi bác sĩ nói “khả năng bị đau dạ dày”, chị rất ngạc nhiên, còn “chất vấn” lại bác sĩ, bé mới ăn sữa, cháo, toàn đồ ăn mềm sao đau dạ dày. Nhưng bác sĩ không giải thích gì, chỉ dặn 10 ngày đến khám lại, không đỡ đi nội soi.

Trường hợp của chị Lan ở thành phố Vinh, Nghệ An cũng tương tự. Con gái chị 7 tuổi nhưng rất hay kêu đau bụng vùng quanh rốn, khi đau, khi không như người giả vờ. Chị đã tẩy giun cho con, cho con uống men tiêu hoá cả tuần mà không đỡ. Rất đỗi lo lắng, chị đã cất công đưa con ra tận bệnh viện Nhi TƯ khám. Tại đây, bác sĩ không chẩn là rối loạn tiêu hóa như chị tưởng, mà cho bé nội soi dạ dày (gây mê) để xác định tình trạng viêm dạ dày, chị mới “ngã ngửa” vì luôn nghĩ bệnh dạ dày chỉ gặp ở người lớn.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, trưởng khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai, đau dạ dày trẻ em không phải ít gặp mà là phổ biến và đang có xu hướng tăng nhiều ở trẻ em. Tuy nhiên nhiều người vẫn quan niệm rằng chỉ có người lớn mới bị đau dạ dày.

Cùng quan điểm này, bác sĩ Nguyễn Quang Duật, khoa Tiêu hoá Viện 103 cho biết, mọi đối tượng từ em bé đến người trưởng thành đều có thể bị viêm dạ dày. Dù chế độ ăn của trẻ ổn định, nhưng những yếu tố về tâm lý như bị ép ăn, bị mắng mỏ… gây ảnh hưởng rất nhiều đến dạ dày.

“Chính vì đau không thường xuyên, chỉ thỉnh thoảng đau rồi lúc sau lại khỏi, rồi bé hay kêu đau vào thời điểm “nhạy cảm” là đang ăn cơm, khiến nhiều phụ huynh lầm tưởng con giả vờ đau để trốn ăn”, TS Dũng nói.

Bé đau dạ dày vì stress

BS Dũng cho biết, có rất nhiều nguyên nhân gây nên đau dạ dày nhưng ở trẻ, yếu tố tâm lý bị ảnh hưởng nhiều nhất. “Đa phần cha mẹ các bé khi đưa đến khoa khám được chẩn đau dạ dày đều không hiểu vì sao con bé thế đã bị viêm dạ dày. Nhưng qua thực tế thăm khám các bé bị đau dạ dày, phần lớn các bé bị yếu tố tâm lý như ép ăn, ép học, áp lực điểm 10 nặng nề”, TS Dũng nói.

Như trường hợp của bé Tuấn Anh, lúc nào cũng bị cha mẹ “nhồi nhét” ăn bằng đủ kiểu từ đi ăn rong, quát mắng đến roi vọt. “Chỉ vì con mình còi hơn các bạn nhiều quá, có thời gian tôi không ép thì bé sút cân rõ rệt, sốt ruột quá lại phải “nhồi, ép”, chỉ nghĩ để con lên cân, chứ không nghĩ lại gây hậu quả nặng nề như vậy”, chị Hải nói.

Theo TS Dũng, viêm dạ dày ở trẻ em thường khó nhận biết vì dấu hiệu không điển hình như ở người lớn. Người lớn thường có dấu hiệu đau vùng thượng vị, đau âm ỉ, có trường hợp đau cồn cào, nóng rát không theo một quy luật thời gian nào cả, đau liên tục, kèm theo là triệu chứng đầy bụng, ậm ạch, khó tiêu, ợ hơi. Còn ở trẻ em, kiểu đau như giả vờ, khi đau khi không. Vừa kêu đau, lúc sau mải chơi, mải xem lại hết đau. Vì thế, cha mẹ cần quan sát kỹ sắc thái của trẻ để nhận biết cơn đau của con, kịp thời đưa đi khám để kịp thời được phát hiện, điều trị.

Tuy nhiên, căn bệnh đau dạ dày ở trẻ phát hiện sớm điều trị nội khoa sẽ ổn định trong thời gian ngắn, vì thế, cha mẹ không nên quá lo lắng. Còn để càng lâu, viêm càng nặng có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Đã có trường hợp trẻ phải đi cấp cứu vì xuất huyết dạ dày, khi đó sẽ rất nguy hiểm.

“Điều trị ổn định chỉ cần thời gian một vài tháng, nhưng để phòng đau dạ dày ở trẻ thì cha mẹ cần hết sức chú ý trong cách cho con ăn, cách dạy con học. Không nên tạo những áp lực căng thẳng cho trẻ, khiến trẻ vì sợ mà ăn, vì sợ mà căng thẳng học hành. Phải loại bỏ được những yếu tố tâm lý xấu tác động mới phòng được nguy cơ tái lại ở trẻ bị đau dạ dày. Ngoài ra, ở trẻ bị đau dạ dày nên chia nhỏ bữa ăn, nhai kỹ”, TS Dũng nói.

Ngoài ra, TS Dũng cũng đưa ra lời khuyên với các bà mẹ có con biếng ăn, không nên quá căng thẳng, vội vàng để ép bé ăn. Vì ép ăn không chỉ gây áp lực khiến bé bị đau dạ dày, mà lâu dần, bé sẽ mất cảm giác thèm ăn. Khi đó, tình trạng biếng ăn càng nghiêm trọng hơn, càng khó khắc phục hơn.

]]>
https://meyeucon.org/16792/tre-cung-co-the-bi-dau-da-day/feed/ 0
Trẻ đau bụng bất thường: Coi chừng viêm ruột thừa https://meyeucon.org/15672/tre-dau-bung-bat-thuong-coi-chung-viem-ruot-thua/ https://meyeucon.org/15672/tre-dau-bung-bat-thuong-coi-chung-viem-ruot-thua/#respond Sun, 16 Jan 2011 22:06:04 +0000 https://meyeucon.org/?p=15672 Các bậc cha mẹ thường hay chủ quan khi thấy trẻ đau bụng bất thường. Điều này hết sức nguy hiểm. Nếu trẻ bị đau bụng ngoại khoa như viêm tắc ruột, viêm ruột thừa mà không được phát hiện sớm, điều trị dễ dẫn tới biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị đau bụng mà dễ bị bỏ qua là viêm ruột thừa…

Ruột thừa (ruột dư) là một đoạn ruột hẹp, kín, tận cùng, dài khoảng vài centimet và bám dính vào manh tràng (đoạn đầu tiên của ruột già). Lớp lót bên trong lòng ruột thừa tiết ra ít chất nhầy và chảy vào manh tràng. Thành của ruột thừa chứa mô bạch huyết, là một phần của hệ miễn dịch sản xuất kháng thể. Giống như những đoạn còn lại của đại tràng (ruột già) thì thành của ruột thừa cũng có chứa lớp cơ nhưng lớp cơ này phát triển kém. Khi hoạt động mở của chiếc túi cùng này bị cản trở, ruột thừa sưng lên và có thể dễ bị nhiễm khuẩn bởi vi khuẩn.

Ruột thừa bị viêm chính là do lỗ thông giữa ruột thừa và manh tràng bị tắc nghẽn. Sau khi hiện tượng tắc nghẽn xảy ra, các vi khuẩn bình thường thường trú trong lòng ruột thừa bắt đầu xâm lấn vào thành ruột thừa. Cơ thể đáp ứng với hiện tượng xâm lấn này bằng cách tấn công các vi khuẩn. Hiện tượng tấn công các vi khuẩn đó được gọi là viêm. Nếu hiện tượng viêm và nhiễm khuẩn lan rộng đến thành ruột thừa thì ruột thừa sẽ bị vỡ ra. Sau khi ruột thừa vỡ, nhiễm khuẩn sẽ lan rộng vào trong ổ bụng. Tuy nhiên hiện tượng nhiễm khuẩn này thường giới hạn thành một vùng nhỏ xung quanh ruột thừa được gọi là áp xe quanh ruột thừa. Nếu ruột thừa bị nhiễm khuẩn không được cắt bỏ, nó có thể vỡ và truyền vi khuẩn đi, gây nhiễm khuẩn khắp vùng bụng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Biểu hiện viêm ruột thừa

Đối với trẻ nhỏ, dấu hiệu nhân biết viêm ruột thừa khá đặc trưng: đau bụng. Trẻ kêu đau bụng tự nhiên, lúc đầu có thể đau vùng thượng vị hay quanh rốn, nhưng sau đau khu trú ở vùng hố chậu phải, đau âm ỉ. Trẻ buồn nôn và nôn. Ở trẻ em có khi thấy đi tiêu lỏng hay bị tiêu chảy. Sốt nhẹ khoảng 37,5o – 38,5oc; trẻ sẽ bị sốt cao khi ruột thừa sắp vỡ hoặc đã vỡ. Môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi đó là trẻ bị đau bụng vùng xung quanh rốn, sốt nhẹ, không muốn ăn, buồn nôn, nôn. Bụng trẻ trương cứng. Do chủ quan nên nhiều bậc cha mẹ tự chẩn đoán bệnh cho con dẫn tới tình trạng ruột thừa bị vỡ, gây những biến chứng khôn lường.

Biến chứng do viêm ruột thừa

  • Vỡ ruột thừa: Biến chứng này có thể gây ra áp xe quanh ruột thừa hoặc nặng hơn là viêm phúc mạc lan tỏa.
  • Tắc ruột: Biến chứng này ít gặp hơn. Tắc ruột xuất hiện khi hiện tượng viêm xung quanh ruột thừa làm cho cơ của thành ruột ngưng hoạt động, ngăn cản không cho các thành phần bên trong lòng ruột được đẩy đi.
  • Nhiễm khuẩn huyết: Là hiện tượng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn từ ruột thừa vào dòng máu và đi khắp cơ thể. Đây là một biến chứng nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng.

Không có cách nào để ngăn ngừa viêm ruột thừa, nhưng với các phương pháp kiểm tra và xét nghiệm hiện đại hiện nay, cùng với kháng sinh, hầu hết các trường hợp bệnh viêm ruột thừa có thể được xác định và điều trị mà không gây biến chứng. Trẻ càng nhỏ, viêm ruột thừa càng nguy hiểm. Hiện nay, mổ viêm ruột thừa là một phẫu thuật rất đơn giản. Đặc biệt với phương pháp mổ nội soi, khả năng hồi phục sau mổ của bệnh nhân rất nhanh, đảm bảo thẩm mỹ và tránh được những biến chứng sau mổ. Các bác sĩ khuyến cáo, viêm ruột thừa không thể phòng nên việc phát hiện sớm để giải quyết kịp thời trước khi ruột thừa vỡ là rất quan trọng, đặc biệt với trẻ nhỏ. Vì vậy khi thấy trẻ có dấu hiệu đau bụng nhói ở vùng quanh rốn, hãy đưa trẻ tới bệnh viện để được bác sĩ khám, chẩn đoán và can thiệp kịp thời.

]]>
https://meyeucon.org/15672/tre-dau-bung-bat-thuong-coi-chung-viem-ruot-thua/feed/ 0
Đau bụng ở trẻ là biểu hiện của những bệnh gì? https://meyeucon.org/14666/dau-bung-o-tre-la-bieu-hien-cua-nhung-benh-gi/ https://meyeucon.org/14666/dau-bung-o-tre-la-bieu-hien-cua-nhung-benh-gi/#respond Wed, 15 Dec 2010 16:14:33 +0000 https://meyeucon.org/?p=14666 Đau bụng có thể là triệu chứng của nhiều căn bệnh (ở trong, ngoài ổ bụng hoặc toàn thân) từ nhẹ đến cực kỳ nguy hiểm như: nhiễm ký sinh trùng, dị ứng hoặc ngộ độc thức ăn, lồng ruột, vỡ nội tạng… Việc nhận biết các biểu hiện đặc trưng của từng bệnh lý sẽ giúp cha mẹ có được cách xử trí thích hợp, đảm bảo an toàn cho trẻ.


Đau bụng ở trẻ có thể là dấu hiệu của các bệnh sau:

  • Lồng ruột: Thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, nhất là những cháu bụ bẫm. Trẻ đau bụng từng cơn, trong mỗi cơn đau đều khóc thét, uốn người, nôn, có khi nôn hoặc đi ngoài ra máu. Cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế có chuyên môn sâu.
  • Ngộ độc thức ăn: Nôn, tiêu chảy và đau bụng; có khi đi phân lẫn máu.
  • Viêm ruột thừa: Đau bụng có kèm theo sốt và nôn (nôn ít).
  • Thoát vị bẹn: Khi khối thoát vị bị nghẹt, trẻ đau bụng kèm theo sưng vùng bẹn hoặc bìu.
  • Giun chui ống mật: Đau bụng từng cơn, vật vã, ở tư thế trồng cây chuối thì bớt đau hơn.
  • Tắc ruột do giun: Đau bụng kèm theo nôn, bí đại tiện. Những trẻ này thường có cơ thể gầy.
  • Viêm dạ dày cấp hoặc loét dạ dày, tá tràng: Đau bụng sau khi ăn những thực phẩm không thích hợp.
  • Vỡ các nội tạng (gan, lách, thận…) do sang chấn: Đau bụng dữ dội kèm theo mất máu.
  • Viêm phổi: Thường sốt cao, đau bụng và khó thở.
  • Viêm cơ thành bụng: Cơ bụng sưng đỏ, đau.
  • Gãy xương sườn: Đau, khó thở.
  • Viêm vùng ngoài tim: Đau, khó thở, sốt, mệt mỏi…
  • Động kinh thể bụng: Trẻ hay kêu đau bụng, nhiều khi đau dữ dội, không theo chu kỳ (lúc đau, lúc không), có khi sốt. Chứng đau đôi khi liên quan đến trạng thái thần kinh. Bệnh thường kéo dài, khó phát hiện. Muốn chẩn đoán chính xác, phải làm một số xét nghiệm, đặc biệt là điện não đồ.

Cha mẹ cần theo dõi sát nếu trẻ đau bụng. Đưa trẻ đi cấp cứu ngay ở cơ sở y tế có chuyên môn cao nếu chứng đau bụng kèm theo các biểu hiện sau:

  • Sốt, mệt mỏi.
  • Nôn, buồn nôn.
  • Chướng bụng, co giảm nhu động ruột.
  • Không đi ngoài được hoặc không trung tiện được.
  • Nôn ra máu hoặc đi phân đen.
  • Sưng vùng bìu, bẹn.
  • Thiếu máu (da xanh, niêm mạc nhợt).

Phụ huynh không được tự ý cho trẻ dùng thuốc, nhất là thuốc giảm đau hoặc kháng sinh vì những dược phẩm này sẽ làm lu mờ triệu chứng của bệnh, gây khó khăn cho bác sĩ trong việc chẩn đoán. Đã có nhiều trẻ bị đau bụng do viêm ruột thừa (nếu được mổ trong vòng 6 giờ sẽ khỏi và không có biến chứng) được cha mẹ cho uống kháng sinh và thuốc giảm đau, đến khi bệnh không khỏi mới đi bệnh viện. Lúc này, ruột thừa đã vỡ, rất khó điều trị và dễ dẫn đến các biến chứng viêm phúc mạc, viêm ruột, tắc ruột sau mổ, thậm chí tử vong.

]]>
https://meyeucon.org/14666/dau-bung-o-tre-la-bieu-hien-cua-nhung-benh-gi/feed/ 0
Trẻ đau bụng từng cơn dễ là bị lồng ruột https://meyeucon.org/14664/tre-dau-bung-tung-con-de-la-bi-long-ruot/ https://meyeucon.org/14664/tre-dau-bung-tung-con-de-la-bi-long-ruot/#respond Wed, 15 Dec 2010 16:05:11 +0000 https://meyeucon.org/?p=14664 Nhiều phụ huynh thấy trẻ đau bụng lầm tưởng con bị đầy hơi hay đi ngoài bình thường mà không biết đó có thể là triệu chứng của bệnh lồng ruột, một bệnh nguy hiểm đến tính mạng nếu phát hiện chậm.

Theo các bác sỹ chuyên khoa: Nguyên nhân hay gặp nhất của bệnh lồng ruột ở trẻ em là do trước đó trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, đường ruột hoặc tiêu chảy do thời tiết giao mùa, mưa nắng thất thường, sức đề kháng của trẻ lại yếu.

Những cơn đau lặp đi lặp lại – dấu hiệu của lồng ruột

Đang chơi ngoài sân với bạn, bé Bin (ngõ 195, Đội Cấn, Hà Nội) chốc chốc lại chạy vào nhà nhăn nhó kêu đau bụng và bắt mẹ xoa quanh rốn. Chưa đầy 1 phút sau, bé lại hất tay mẹ với vẻ mặt tươi tỉnh: “Con khỏi rồi!” và chạy ào ra chơi tiếp. Sự việc này lặp đi lặp lại gần 10 lần trong 12 giờ đồng hồ khiến mẹ bé Bin lo lắng. Đưa con vào viện khám, các bác sỹ kết luận bé bị lồng ruột, phải nhập viện ngay.

Nằm cùng phòng số 6 khoa cấp cứu, bệnh viện Nhi trung ương cùng bé Bin còn có gần 10 em khác cũng có dấu hiệu tương tự.

Chị Hoa, mẹ bé Nhím (đường Nguyễn Tam Trinh, Hà Nội) kể: Nhím cũng thi thoảng kêu đau bụng nhưng một lúc lại khỏi ngay nên chị cũng chủ quan. Qua một ngày, bé vẫn bình thường nhưng sang ngày thứ hai, bé kêu đau bụng nhiều hơn, cơn đau lặp đi lặp lại trong khoảng thời gian 45 phút/1 lần. Chị Hoa lúc đó mới đưa con đi khám, rất may là ruột của cháu vẫn chưa đến mức bị hoại tử.

Bác sỹ Hoàng Thanh Sơn, bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, cả hai bé trên đã được tháo lồng ruột bằng phương pháp áp lực hơi, dưới sự hướng dẫn của máy soi X – quang. Hơi được bơm vào ruột già, với một áp lực vừa phải cho đến khi khối ruột lồng được tháo ra hoàn toàn. Rất may chỉ sau 10 phút thao tác, cả hai bé đều được bác sỹ tháo lồng ruột an toàn.

Cứ 10 trẻ mắc lồng ruột thì 8 trẻ bị hoại tử ruột sau 72 giờ

Bác sỹ Sơn cho biết, trẻ bị lồng ruột được đưa đến viện kịp thời thì việc tháo lồng khá đơn giản. Tuy nhiên, nếu đến viện quá muộn thì bắt buộc phải phẫu thuật vì ruột đã bị hoại tử.

Cũng theo bác sỹ Sơn, thời gian để trẻ đau càng dài, hai đoạn ruột lồng càng chui sâu vào nhau, làm cho đoạn ruột bị lồng sưng nề, các mạch máu nuôi ruột bị nghẽn, khiến ruột bị tắc gây nhiễm trùng huyết, hoại tử ruột, thủng ruột…

Bác sỹ Thanh Nga, bệnh viện Nhi đồng 1 cảnh báo: Nếu không được điều trị kịp thời, khối lồng sẽ bị hoại tử dẫn đến thủng ruột, sau đó dịch và phân trong lòng ruột xì ra ổ bụng gây nên viêm màng bụng, nhiễm trùng nặng nề. Thống kê cho thấy 2,5% khối lồng bị hoại tử trước 48 giờ và 82% hoại tử sau 72 giờ.

Một lý do hay gặp ở trẻ bị lồng ruột là trước đó trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, tai mũi họng và nhiễm khuẩn đường ruột hoặc bị tiêu chảy. Đặc biệt là thời điểm giao mùa, sức đề kháng của trẻ yếu nên hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp.

Nhận biết trẻ đau vì lồng ruột

Bác sĩ Hoàng Thanh Sơn cho biết, bệnh lồng ruột dễ xảy ra ở trẻ nhỏ do kích thước của ruột non và ruột già quá chênh lệnh nhau. Tuy nhiên, với những trẻ lớn hơn, cha mẹ cũng không nên chủ quan vì bệnh vẫn xảy ra với một số bé 2 – 3 tuổi.

Với những trẻ đã biết nói, cha mẹ có thể dễ dàng đoán bệnh thông qua việc kêu đau bụng ở trẻ nhưng bệnh lồng ruột lại thường hay gặp ở bé còn bú mẹ, trong độ tuổi từ 4 đến 9 tháng. Rất khó phân biệt trẻ khóc bình thường với khóc do bị lồng ruột.

Theo bác sỹ Nguyễn Văn Lộc, nguyên phó giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương, khi trẻ bị đau do lồng ruột sẽ có những biểu hiện như: bỏ bú, da tím tái, không chú ý đến xung quanh mà khóc thét từng cơn, có thể ưỡn người hoặc co 2 chân về phía trước do đau bụng dữ dội.

Việc đau bụng thường diễn ra từng cơn, kéo dài khoảng 15-20 phút. Bên cạnh triệu trứng đau bụng, trẻ thường bị nôn ra dịch nhầy màu xanh hoặc vàng. Sau khi nôn trẻ rất mệt, nằm li bì hoặc kích thích vật vã, thở khò khè… Trẻ cũng có thể đại tiện ra máu và thường lẫn với chất nhầy màu đỏ hoặc nâu, có khi cả máu đen. Khi thấy trẻ có những biểu hiện này cần đưa ngay đến bệnh viện chụp X quang, siêu âm để chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị phù hợp.

Bác sỹ Lộc cũng lưu ý, lồng ruột là chứng bệnh nguy hiểm đến tính mạng nếu phát hiện chậm trễ. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhi đưa đến bệnh viện trong tình trạng nguy cấp do người lớn lầm tưởng trẻ bị đầy bụng hoặc đi ngoài thông thường.

]]>
https://meyeucon.org/14664/tre-dau-bung-tung-con-de-la-bi-long-ruot/feed/ 0
Một số trường hợp đau bụng ở trẻ em cần lưu ý https://meyeucon.org/14663/dau-bung-o-tre-em/ https://meyeucon.org/14663/dau-bung-o-tre-em/#comments Wed, 15 Dec 2010 15:46:33 +0000 https://meyeucon.org/?p=14663 Chẩn đoán đau bụng ở trẻ em là một việc không dễ, ngay cả với các bác sĩ. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những triệu chứng đau bụng ở trẻ em nhằm giúp cha mẹ mau chóng đưa con em mình đi khám bác sĩ; đồng thời có thái độ bình tĩnh, nhận biết đúng bản chất nặng nhẹ của chứng đau bụng và xử trí an toàn những trường hợp đau bụng không cần thiết phải đến bác sĩ.


Các triệu chứng của đau bụng cấp

Ðau bụng cấp là tình trạng cần phẫu thuật khẩn cấp. Mổ sớm sẽ có tác dụng tốt cho sức khỏe của trẻ. Thậm chí tính mạng của bé có thể bị đe dọa nếu điều trị trễ vài giờ.

Các triệu chứng sau đây là biểu hiện của tình trạng đau bụng cấp. Khi có hoặc nghi ngờ là một trong những triệu chứng này, cần đưa bé đến bệnh viện ngay:

  • Ðau bụng dữ dội.
  • Ðau bụng khiến bé không dám cử động.
  • Ðau bụng có kèm ói mửa, chất ói có màu xanh rêu hoặc nâu, đen.
  • Bé có những biểu hiện như bụng cứng, bụng đau khi sờ đến và có đề kháng (cơ thành bụng co lại, cản trở tay người ấn bụng không thể ấn sâu).
  • Bé đau bụng cộng với toàn trạng có vẻ rất bệnh hoạn, sức khỏe toàn thân suy sụp nhanh chóng, lừ đừ hoặc kích thích, hốt hoảng.

Trong số các bé bị đau bụng, những biểu hiện đau bụng cấp như trên tuy hiếm nhưng đòi hỏi phải luôn cảnh giác.

Ðau bụng do tiêu chảy

Khi bé đau bụng có kèm tiêu chảy rõ ràng, phân tóe nước và đi nhiều lần, có thể kết luận là đau bụng do tiêu chảy. Tùy mức độ tiêu chảy, gia đình có thể chăm sóc bé ở nhà nếu nắm vững cách xử trí tiêu chảy (có thể tìm hiểu vấn đề này ở các cơ sở y tế) hoặc đưa bé điều trị tại bệnh viện.

Ðau bụng do nhiễm giun

Những trường hợp đau bụng đã kéo dài nhiều tuần, các cơn đau tái đi tái lại, vị trí đau ở vùng quanh rốn và không khu trú cụ thể thường được cho là đau bụng do giun đũa. Chẩn đoán nhiễm giun dựa vào xét nghiệm phân thấy có trứng giun. Rất nhiều trường hợp đau bụng như thế cuối cùng đã được kết luận là đau bụng cơ năng; và không thấy ảnh hưởng gì đáng kể đối với sức khỏe của bé.

Ðau bụng do nhiễm trùng

Các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là viêm amiđan, viêm phổi, sốt rét, viêm gan cũng có kèm triệu chứng đau bụng. Nguyên nhân hay gặp nhất của những cơn đau bụng mới chỉ xuất hiện vài ba ngày là nhiễm trùng. Dĩ nhiên, khi điều trị dứt nhiễm trùng thì đau bụng cũng sẽ hết.

Nhiễm trùng đường tiểu cũng gây đau bụng. Bé bị nhiễm trùng đường tiểu đau bụng ở vùng trên xương mu, đi tiểu đau (bé khóc khi đi tiểu), tiểu lắt nhắt nhiều lần, mỗi lần một ít hoặc đau ở vùng hông. Bé gái hay bị nhiễm trùng tiểu hơn bé trai. Nhiễm trùng tiểu đòi hỏi phải điều trị kỹ lưỡng, dài ngày nhằm tránh tác hại lâu dài.

Tóm lại:

  • Ðau bụng là biểu hiện của tình trạng đau bụng cấp, tuy hiếm gặp nhưng đòi hỏi cha mẹ phải cảnh giác và đưa bé đến bệnh viện ngay khi có một trong các triệu chứng nghi ngờ.
  • Bé đau bụng do tiêu chảy có thể tự điều trị ở nhà nếu người chăm sóc nắm vững cách thức xử trí tiêu chảy.
  • Ðau bụng mạn tính (tức đau bụng xuất hiện đã nhiều lần, tái đi tái lại khó chẩn đoán ra căn nguyên), nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm giun đũa. Mức độ đau không nhiều cũng như không ảnh hưởng đáng kể đối với sức khỏe của bé.
  • Ðau bụng mới xuất hiện vài ngày có nguyên nhân thường gặp nhất là nhiễm trùng. Phụ huynh có thể yên tâm rằng đau bụng sẽ được điều trị dứt khi bé hết nhiễm trùng.
]]>
https://meyeucon.org/14663/dau-bung-o-tre-em/feed/ 1
Bé hay bị đau bụng khi uống sữa tươi https://meyeucon.org/14630/be-hay-bi-dau-bung-khi-uong-sua-tuoi/ https://meyeucon.org/14630/be-hay-bi-dau-bung-khi-uong-sua-tuoi/#respond Mon, 13 Dec 2010 00:16:28 +0000 https://meyeucon.org/?p=14630 Hỏi: Thưa bác sĩ, bé nhà em thường hay bị đau bụng khi uống sữa tươi, uống sữa bột thì không sao. Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân. Cảm ơn bác sĩ.

Trả lời: Bé thường đau bụng khi uống sữa tươi,nhưng uống sữa bột thì không sao,bé thích sữa nào bạn nên cho uống loại đó, có thể bé không thích hợp với sữa tươi thì bạn cũng không nên ép bé uống, sữa tươi dùng cho trẻ trên 1 tuổi thì phù hợp hơn nhưng cũng không bằng sữa công thức. Tuy nhiên, với các sản phẩm làm từ sữa như sữa chua và phô mai, có thể cho trẻ từ 10 tháng tuổi tập ăn chút ít cho quen dần rồi từ từ tăng lên. Mặc dù bé có thể thèm sữa tươi trước khi chúng được 1 năm tuổi nhưng đây là lúc bạn cần phải rất kiên định bởi vì nguồn dinh dưỡng từ sữa công thức lúc này vẫn rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Dưới đây là những lý do thực tế, rất khoa học mà bạn nên nghe theo:

Đầu tiên, sữa bò tươi cũng có các vitamine, nhưng lại thiếu sắt và thiếu các yếu tố giúp phát triển trí não như sữa mẹ hay sữa công thức vì thế sữa tươi chưa phù hợp với tuổi con bạn.

Thứ 2, trong giai đoạn tiến tới 12 tháng tuổi, bộ máy tiêu hóa của bé vẫn chưa phát triển hoàn thiện để chuyển hóa các loại protein phức hợp có trong sữa bò tươi. Khi đó, chúng không chỉ gây “quá tải” cho dạ dày mà còn cho thấy chúng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh không lợi cho sức khỏe của trẻ như : mắc các bệnh dị ứng, eczema, hen, hoặc đau bụng v.v…

Rất mong bạn chọn những gì tốt nhất cho con bạn. Thân ái chào bạn.

]]>
https://meyeucon.org/14630/be-hay-bi-dau-bung-khi-uong-sua-tuoi/feed/ 0
Ngừa ngộ độc thực phẩm cho bé https://meyeucon.org/9233/ngua-ngo-doc-thuc-pham-cho-be/ https://meyeucon.org/9233/ngua-ngo-doc-thuc-pham-cho-be/#respond Sat, 24 Jul 2010 09:34:06 +0000 https://meyeucon.org/?p=9233 Điều này đặc biệt quan trọng, cần được các mẹ bé lưu tâm vì thời tiết nóng nực của mùa hè rất dễ làm cho thực phẩm bị ôi thiu, nhiễm khuẩn.

Tại sao bạn nên thực sự lo lắng về điều này?

Bé hoặc ngay cả bạn, những người trong gia đình có những triệu chứng khó chịu ở bụng, tiêu chảy, nôn mửa… bạn nên nghĩ ngay tới việc bị ngộ độc thực phẩm. Triệu chứng này có thể kéo dài tới 2 ngày. Vi khuẩn trong thực phẩm sẽ nhân đôi số lượng mỗi 20 phút với nhiệt độ bình thường và khiến ngay cả bạn cũng phải chịu khuất phục. Bé yêu càng dễ bị hơn vì sức đề kháng của bé không được như người lớn.

Nếu bé thấy khó chịu ở bụng, tiêu chảy, nôn mửa… bạn nên nghĩ ngay tới việc bị ngộ độc thực phẩm.

Vi khuẩn tới từ đâu?

Bạn không thể nhìn, ngửi và nếm chúng nhưng hàng triệu triệu vi khuẩn có ở xung quanh bạn. Phần lớn là chúng vô hại, một số loại như vi khuẩn E.coli hoặc vi khuẩn salmonella sẽ gây ra rắc rối ở hệ tiêu hóa. Chúng có ở trong thịt tươi sống, thịt gia cầm, cá, trứng. Chúng lớn nhanh trong protein và bạn có thể bị nhiễm chúng khi bạn quên rửa tay sau khi cầm nắm những loại thực phẩm này. Khi bạn bị nhiễm vi khuẩn này thì bé cũng có nguy cơ bị mắc phải.

Nhà bếp có đủ sạch?

Vi khuẩn có thể sống sót trên bề mặt các dụng cụ làm bếp khoảng vài giờ và lan rộng sang các loại thực phẩm khác. Vì thế, bạn nên rửa sạch bất kì dụng cụ nào liên quan tới thịt tươi sống, trứng trước khi sử dụng. Không sử dụng một đĩa chung để đựng thịt tươi sống và thịt đã nấu chín. Rửa tay sạch cùng với xà bông và nước ấm là đủ. Nên thay đồ dùng để cọ rửa bát thường xuyên hoặc tiệt trùng bằng nước nóng hàng ngày.

Những thực phẩm dành cho bé yêu cần được chế biến và bảo đảm quy trình sạch sẽ, an toàn.

Đun chín thực phẩm có diệt được vi khuẩn?

  • Phần lớn vi khuẩn trong thực phẩm khi được đun chín tới 160 độ F đều có thể bị tiêu diệt (một vài loại thịt cần đun chín hơn). Tuy nhiên, khi để thực phẩm đã đun chín trong phòng sau khoảng
  • 2 giờ thì vi khuẩn có thể trở lại và thâm nhập vào.
  • Nếu có điều kiện, bạn nên để trong tủ lạnh những thực phẩm đã nấu chín ngay nếu chưa ăn hết.

Tủ lạnh thế nào là đủ lạnh?

Tủ lạnh của bạn nên để nhiệt độ không quá cao 40 độ F. Khí lạnh sẽ làm chậm quá trình phát triển của vi khuẩn có trong thực phẩm đặc biệt là khi bạn bảo quản sữa cho bé.

Nên làm gì khi trẻ đau bụng?

  • Cần ghi nhớ rằng đau bụng ở trẻ là biểu hiện chung của nhiều loại bệnh, không riêng gì ngộ độc thực phẩm.
  • Khi thấy trẻ có dấu hiệu nguy hiểm như: nôn, trớ, đầy bụng, chướng hơi, lười ăn, khóc thét hoặc đi ngoài ra máu, đi tiểu khó, tiểu dắt, tiểu đau… cần ngay lập tức đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế, không nên chủ quan vì có thể trẻ sẽ bị nặng hơn.
  • Khi chưa được khám và chưa có ý kiến của bác sĩ thì không nên dùng bất cứ một loại thuốc gì bởi nếu cho trẻ dùng thuốc trước khi đi khám thì sẽ làm lu mờ các triệu chứng đau bụng của trẻ, đặc biệt là đối với các trường hợp đau bụng cần cấp cứu ngoại khoa như: tắc, lồng ruột, viêm ruột thừa, thoát vị nghẽn…
]]>
https://meyeucon.org/9233/ngua-ngo-doc-thuc-pham-cho-be/feed/ 0
Xử trí khi trẻ đau bụng https://meyeucon.org/1429/xu-tri-khi-tre-dau-bung/ https://meyeucon.org/1429/xu-tri-khi-tre-dau-bung/#respond Thu, 08 Apr 2010 09:14:08 +0000 https://meyeucon.org/?p=1429 Trẻ bị đau bụng tưởng rất bình thường, nhưng đôi khi có những bệnh lý nếu không phát hiện và chẩn đoán sớm, chính xác thì tính mạng của trẻ có thể bị đe dọa.

Một số nguyên nhân chính gây đau bụng ở trẻ

Trẻ rất hay gặp các cơn đau bụng. Đau bụng ở trẻ em có nhiều nguyên nhân khác nhau, có loại đau bụng cấp tính nhưng cũng có loại đau bụng mạn tính kéo dài.

Đau bụng cấp tính ở trẻ em thường quằn quại, trẻ khóc thét, mặt tái xanh, vã mồ hôi. Vì vậy, người nhà cần bình tĩnh để nghe bác sĩ hỏi bệnh và thăm khám cho trẻ một cách thuận lợi nhất. Một trong những bệnh đau bụng cấp tính ở trẻ hay gặp nhất là viêm ruột thừa. Thường viêm ruột thừa ở trẻ em trên 2 tuổi cũng có những dấu hiệu tương tự như người lớn, ví dụ như: đau ở hố chậu phải, lúc đầu đau nhẹ, sau đó đau tăng lên, đau liên tục, kèm theo đau thường có buồn nôn, nôn, sốt nhẹ (khoảng 37 – 38oC). Khi khám, trẻ kêu đau và gạt tay bác sĩ không cho sờ vào vùng hố chậu phải hoặc vùng bụng. Đặc biệt điểm ruột thừa rất đau (điểm Mac Burney). Với trẻ dưới 2 tuổi thường chẩn đoán viêm ruột thừa khó hơn nên phát hiện cũng sẽ chậm hơn, vì các triệu chứng không điển hình như trẻ lớn hoặc người trưởng thành, do đó rất dễ gây biến chứng như thủng ruột thừa, viêm phúc mạc (viêm màng bụng) để lại hậu quả rất nặng nề. Các triệu chứng thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi bị viêm ruột thừa là: có sốt nhẹ, nôn, trớ hay quấy khóc, trông bộ mặt lờ đờ, xanh tái. Khi thấy đầy hơi, chướng bụng, khi sờ vào bụng cháu khóc thét là có nguy cơ vỡ ruột thừa gây viêm phúc mạc. Một điều mà các nhà ngoại khoa cũng nhắc nhở là đau bụng do viêm ruột thừa ở trẻ lúc đầu có thể là đau ở vùng thượng vị, vùng quanh rốn, sau đó mới khu trú ở hố chậu phải.

Khám một trẻ bị tắc ruột.

Lồng ruột ở trẻ cũng là một bệnh cấp tính thường hay gặp ở trẻ bụ bẫm, cháu trai gặp nhiều hơn cháu gái, tuổi từ 3 tháng đến 2 tuổi, đặc biệt là trẻ từ 6 – 9 tháng tuổi. Triệu chứng chính của lồng ruột là: trẻ đau bụng, nôn, đi ngoài ra máu. Khám có thể thấy búi lồng ruột, thăm trực tràng có thể thấy máu dính theo găng tay. Đau bụng ở trẻ cũng rất hay gặp trong trường hợp giun chui ống mật (GCOM) ở trẻ có giun ở đường tiêu hóa đặc biệt là sau tẩy giun, nhất là tẩy giun không đủ liều lượng. Cơn đau trong GCOM trẻ lăn lộn, khóc thét, vã mồ hôi và chổng mông. GCOM có thể gây nên áp-xe gan, sỏi đường dẫn mật, tắc đường mật.

Đau bụng ở trẻ trong dạng cấp cứu còn có thể do thoát vị bị nghẽn. Trong trường hợp này nếu không phát hiện kịp thời thì rất có thể làm đoạn ruột nghẽn bị hoại tử. Thoát vị nghẽn ngoài cơn đau bụng cũng có thể xuất hiện nôn, bí trung và đại tiện.

Tắc ruột do lồng ruột.

Đau bụng ở trẻ còn có thể do tắc ruột với các lý do khác nhau. Triệu chứng gặp là: nôn ra thức ăn, có mật xanh, mật vàng, bụng chướng. Nếu bị tắc ruột ở thấp thì bụng chướng càng nhiều.

Trẻ đau bụng cũng còn có thể do ngộ độc thức ăn. Ngộ độc thức ăn là một loại bệnh cấp cứu. Ngộ độc thức ăn có thể do vi sinh vật hoặc do hóa chất. Ngộ độc thức ăn do vi khuẩn thường có sốt, đau quặn bụng, đi lỏng nhiều lần có khi phân có máu hoặc nhờ nhờ như máu cá (trường hợp ngộ độc thức ăn do vi khuẩn shigella).

Đau bụng giun ở trẻ cũng là loại hay gặp. Đau bụng giun thường tái đi tái lại nhiều lần, đau bụng quanh rốn, đặc biệt xét nghiệm phân tìm trứng giun thấy có trứng giun. Trong một số trường hợp nhiều giun đũa thì siêu âm có thể phát hiện thấy hình ảnh của giun đũa.

Trẻ em cũng có thể bị sỏi đường tiết niệu gây đau bụng có khi rất dữ dội, tuy nhiên, tỷ lệ trẻ bị sỏi đường tiết niệu không nhiều. Ngoài sỏi tiết niệu, trẻ em cũng có thể đau bụng do viêm đường tiết niệu, trẻ em gái bị viêm đường tiết niệu nhiều hơn trẻ em trai gây nên cơn đau bụng dưới.

Khi trẻ bị đau bụng nên làm gì?

Bố mẹ, ông bà, thầy cô giáo khi thấy trẻ kêu đau bụng (trẻ lớn) hoặc có rối loạn tiêu hóa như: nôn, trớ, đầy bụng, chướng hơi, lười ăn hoặc không chịu ăn, hay khóc thét hoặc đi ngoài ra máu, đi tiểu khó, tiểu dắt, tiểu đau (tiểu buốt)… cần nhanh chóng đưa cháu đi khám ở cơ sở y tế nơi gần nhất, không nên chần chừ, không nên chủ quan hoặc không nên xem thường cho là trẻ giả vờ. Khi chưa được khám và chưa có ý kiến của bác sĩ thì chưa nên dùng bất cứ một loại thuốc gì dù là thuốc Tây hoặc thuốc Nam, bởi vì nếu cho trẻ dùng thuốc trước khi đi khám thì sẽ làm lu mờ các triệu chứng đau bụng của trẻ, đặc biệt là đối với các trường hợp đau bụng cần cấp cứu ngoại khoa như: tắc, lồng ruột, viêm ruột thừa, thoát vị nghẽn… Khi đã được khám và được chỉ định điều trị của bác sĩ thì nên tuyệt đối tuân thủ. Nên cho trẻ đi khám bệnh định kỳ để phát hiện bệnh của trẻ như: viêm tiết niệu, nhiễm giun…

]]>
https://meyeucon.org/1429/xu-tri-khi-tre-dau-bung/feed/ 0
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ https://meyeucon.org/1395/roi-loan-tieu-hoa-o-tre/ https://meyeucon.org/1395/roi-loan-tieu-hoa-o-tre/#respond Thu, 08 Apr 2010 01:53:23 +0000 https://meyeucon.org/?p=1395 Táo bón hoặc tiêu chảy ở trẻ em đều được xem là bệnh lý của rối loạn tiêu hóa, cần được điều trị sớm.

Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), rối loạn tiêu hóa là nguyên nhân chính (chiếm đến 30%) gây nên tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em trên toàn thế giới.

Rối loạn tiêu hóa là gì?

Trong cơ thể con người có hàng nghìn loại vi khuẩn cùng cư trú, có những loại có lợi và những loại có hại. Do một vài nguyên nhân như chế độ ăn uống không hợp lý, nhiều chất đạm, đường, chất béo mà ít chất xơ, vitamin hay dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài mà các vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt, các vi khuẩn có hại dễ dàng xâm nhập gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, đầy hơi, trướng bụng, miễn dịch kém, mệt mỏi, dị ứng và đặc biệt thường gặp nhất là triệu chứng táo bón.

Hai dạng táo bón

Đối tượng dễ mắc phải táo bón nhất là trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi, vì ở độ tuổi này hệ tiêu hóa của bé còn rất yếu và chưa hoàn chỉnh. Theo bác sĩ Đào Trung Hiếu (khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi đồng 2), táo bón ở trẻ có 2 dạng: nếu trẻ thỉnh thoảng mới bị táo bón và chỉ vài ngày là khỏi thì đó chỉ là táo bón sinh lý, xuất hiện do dùng sữa hay thức ăn nhiễm khuẩn.

Dạng thứ 2 là trẻ có triệu chứng táo bón kéo dài 3 tháng trở lên, mỗi lần đi ngoài trẻ rất đau đớn, đó là dấu hiệu của bệnh lý phình đại tràng bẩm sinh, cần phải được điều trị.

Các bác sĩ cảnh báo rằng, mắc phải bệnh phình đại tràng bẩm sinh, trẻ có thể bị sa trực tràng khi cố rặn để đi ngoài, hoặc bị rách hậu môn, viêm nhiễm từ vết rách. Thêm vào đó trẻ dễ có tâm lý sợ ăn uống vì sợ phải đi vệ sinh và đây là một trong những nguyên nhân gây suy dinh dưỡng…

Tiêu chảy cũng thường gặp

Tiêu chảy cũng là một hiện tượng thường gặp ở căn bệnh rối loạn tiêu hóa. Nguyên nhân gây ra vấn đề này là do hệ vi sinh bị mất cân bằng trong đường ruột, các men vi sinh và men tiêu hóa có ích bị thiếu hụt hoặc không hoạt động bình thường. Để bổ sung men vi sinh, men tiêu hóa, bố mẹ có thể cho trẻ ăn nhiều yaourt, cốm vi sinh…

Ngoài ra, cần cho trẻ ăn nhiều chất xơ, rửa tay sạch để tránh những vi khuẩn gây hại, tẩy giun định kỳ… để đảm bảo hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt, tránh hiện tượng tiêu chảy.

Dùng men tiêu hóa theo chỉ định

Ngày nay, nhịp sống hối hả, bận rộn khiến đôi khi bố mẹ không dành nhiều thời gian chăm sóc bé trong chế độ ăn uống, khiến chức năng tiêu hóa cũng như hệ miễn dịch non yếu của bé không kịp thích nghi dẫn đến các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.

Để tránh trường hợp này, bố mẹ cần chú ý đến chế độ ăn hợp lý và đúng giờ của con, cho bé ăn đồ ăn tươi và dễ tiêu hóa, uống nhiều nước, ăn nhiều rau quả, sữa chua và các thực phẩm có nhiều chất bổ sung men tiêu hóa. Hạn chế những thức ăn nhiều chất béo, đường và đạm cũng như những thức ăn để lâu ngày, dễ nhiễm khuẩn.

Khi phát hiện bé có những triệu chứng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón kéo dài phải đưa bé vào bệnh viện ngay lập tức, tránh trường hợp tự ý dùng kháng sinh tại nhà, vì kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn tiêu diệt luôn cả vi khuẩn có lợi khiến bệnh của bé càng tồi tệ thêm.

Thông thường bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn phù hợp, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng men tiêu hóa để lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hoặc sử dụng những loại thuốc thích hợp hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu, táo bón… cho bé một hệ tiêu hóa khỏe mạnh và sức đề kháng tốt.

]]>
https://meyeucon.org/1395/roi-loan-tieu-hoa-o-tre/feed/ 0