Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 23 Dec 2024 14:55:04 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Cần chú ý khi trẻ kêu đau đầu https://meyeucon.org/23385/can-chu-y-khi-tre-keu-dau-dau/ https://meyeucon.org/23385/can-chu-y-khi-tre-keu-dau-dau/#respond Thu, 07 Jun 2012 23:13:37 +0000 https://meyeucon.org/?p=23385 Hiện đang có xu hướng gia tăng chứng đau đầu ở trẻ, đặc biệt là ở lứa tuổi vị thành niên. Tỷ lệ trẻ bị đau đầu được đưa đến khám tại các khoa thần kinh có thời điểm lên đến khoảng trên 10%. Chứng bệnh này có thể là đơn thuần nhưng cũng có nhiều trường hợp là biểu hiện của một căn bệnh nào đó hoặc là sự kết hợp của nhiều bệnh với nhau.

Trẻ nhỏ bị đau đầu có thể do nhiều nguyên nhân gây nên.

Nhiều nguyên nhân dẫn đến đau đầu ở trẻ

Nguyên nhân hàng đầu của đau đầu ở trẻ là viêm đường hô hấp, nhất là đường hô hấp trên (mũi, họng, hầu, thanh quản, xoang, tai…) hoặc do bệnh ở thần kinh trung ương như viêm não, u não, não úng thủy, tăng áp lực sọ não. Đau đầu do viêm tai ở trẻ làm cho trẻ hay quấy khóc nhất là khóc đêm vì càng về đêm tai trẻ càng đau. Một số trẻ bị tăng huyết áp (nên lưu ý rằng trẻ em vẫn có thể bị bệnh tăng huyết áp, chứ không riêng gì người trưởng thành). Đau đầu ở trẻ còn có thể do bệnh ở răng (sâu răng, viêm quanh răng, áp-xe chân răng…). Đau đầu cũng có thể do một số bệnh ở mắt như cận thị, loạn thị, viễn thị không phát hiện kịp thời nên không dùng kính hỗ trợ hoặc dùng kính nhưng không đúng tiêu cự. Ngoài ra cũng có thể gặp một số bệnh do viêm nhiễm ở mắt như viêm kết mạc, viêm tuyến lệ cấp. Ở trẻ nhỏ còn có thể gặp bệnh đau nửa đầu do rối loạn vận mạch mà người ta gọi là hội chứng Migraine. Đây là bệnh được xếp vào tốp 5 bệnh hàng đầu hay gặp ở trẻ có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ sau bệnh hen suyễn, dị ứng, béo phì và trầm cảm. Trong một số trường hợp do bị dị dạng mạch máu (động mạch, tĩnh mạch) cũng có thể gây nên chứng đau đầu ở trẻ. Trong giai đoạn hiện nay trẻ bị đau đầu do yếu tố thần kinh cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể như bị stress, lo lắng thái quá, học tập quá căng thẳng (học quá nhiều môn, chiếm nhiều thời gian trong ngày và kéo dài…) hoặc căng thẳng, bất hòa trong cuộc sống gia đình hoặc trẻ bị nhiễm độc chì. Đối với một số trẻ lớn có thể đau đầu do sử dụng cà phê thường xuyên hoặc giai đoạn đầu của cai nghiện cà phê.

Tính chất đau đầu ở trẻ có gì đặc biệt?

Đau đầu ở trẻ không phải là chuyện hiếm thấy nhưng khi trẻ còn bé quá chưa mô tả được chứng đau đầu mà thường trẻ đã lớn mới cảm nhận được đau đầu để nói cho phụ huynh biết. Có 2 loại đau đầu điển hình nhất là: đau đầu cấp tính và đau đầu tái diễn (tái phát). Đau đầu cấp tính thường xuất phát từ các bệnh mang tính chất cấp tính như viêm nhiễm do vi sinh vật gọi là bệnh nhiễm trùng, như viêm họng cấp, viêm amidan cấp, viêm tai cấp, viêm xoang cấp hoặc một số bệnh như sốt xuất huyết, viêm não, màng não. Triệu chứng hay gặp nhất là sốt và đau đầu (sốt có thể chỉ sốt nhẹ nhưng đôi khi sốt cao hoặc rất cao). Tùy theo tính chất và bản chất của từng bệnh nhiễm trùng mà còn nhiều triệu chứng kèm theo, ví dụ bệnh u não, viêm màng não thì ngoài triệu chứng đau đầu có thể có buồn nôn, nôn vọt, sợ ánh sáng, sợ tiếng động hoặc bị mờ mắt hoặc liệt… Loại đau đầu tái diễn có thể gặp lặp đi lặp lại nhiều lần, điển hình nhất là hội chứng Migraine. Hội chứng Migraine ở trẻ là thường bị đau nửa đầu khá nhiều lần (cơn) trong 1-2 ngày (thường có từ 5 cơn trở lên). Đau nửa đầu có thể hai bên hoặc chỉ một bên ở trán, 2 thái dương (hoặc chỉ một bên thái dương). Đau nửa đầu thường có kèm theo buồn nôn hoặc nôn thực sự, đặc biệt nhất là rất sợ tiếng ồn (tiếng hò reo, nhạc quá to, ánh sáng chói chang…). Ngoài ra người ta còn thấy đau đầu có khi chỉ âm ỉ và kéo dài suốt ngày đêm (đau đầu do bệnh tăng huyết áp, đau đầu do rối loạn tiền đình) hoặc đau từng cơn và cũng có loại đau đầu hay xảy ra vào lúc nửa đêm gần sáng.

Cần chú ý khi trẻ kêu đau đầu

Khi trẻ kêu đau đầu thì các bậc phụ huynh cần hết sức quan tâm và xem xét các biểu hiện kèm theo. Cần cặp nhiệt độ cho trẻ xem trẻ có bị sốt không, hỏi xem trẻ có đau họng, đau răng, đau nhói trong tai hay không. Bên cạnh đó xem trẻ có hiện tượng chảy máu cam, chảy máu chân răng hoặc màu da của trẻ có thay đổi không (xuất huyết, sung huyết, nổi mẩn…). Cũng cần hỏi xem trẻ có buồn nôn và có bị nôn lần nào không (nhất là các bậc phụ huynh luôn bận công việc không có thời gian ở thường xuyên bên trẻ). Cha mẹ cũng cần hỏi xem hằng ngày ngồi học trên lớp có thấy mỏi mắt, nhức đầu khi nhìn vào các chữ, số trên bảng và nhìn có rõ nét không. Những thông tin về trẻ là hết ức cần thiết và quan trọng. Khi đã biết được các thông tin nghi có liên quan đến chứng đau đầu của trẻ thì nên cho trẻ đi khám bệnh càng sớm càng tốt. Khi đưa trẻ đi khám bệnh thì các bậc phụ huynh cần nắm rõ các biểu hiện của trẻ như đau đầu ở vùng nào, đau khi nào, đau trong thời gian bao lâu và đau đầu có liên quan đến sự kiện nào không (tiếng ồn, khi ngồi học tập trung nhìn lên bảng,…). Tùy theo các biểu hiện của trẻ mà các bậc phụ huynh nên lựa chọn nên đi khám bệnh gì trước, khám bệnh gì sau đó. Ví dụ thấy trẻ đau đầu mà mắt nhìn không rõ chữ thì nên cho trẻ khám chuyên khoa mắt để đo lại thị lực (nếu trước đó đã dùng kính hỗ trợ) hoặc đo thị lực để biết có mắc bệnh gì về khúc xạ của mắt không (cận, viễn, loạn thị…) để có sự tư vấn của bác sĩ khám bệnh cho trẻ. Khi phát hiện và được chẩn đoán là trẻ bị đau đầu thì cần tìm nguyên nhân để việc điều trị cũng như phòng tái phát bệnh cho trẻ gặp thuận lợi hơn.

]]>
https://meyeucon.org/23385/can-chu-y-khi-tre-keu-dau-dau/feed/ 0
Trẻ nhức đầu nhẹ và chóng mặt, nguyên nhân? https://meyeucon.org/14102/tre-nhuc-dau-nhe-va-chong-mat-nguyen-nhan/ https://meyeucon.org/14102/tre-nhuc-dau-nhe-va-chong-mat-nguyen-nhan/#respond Sat, 27 Nov 2010 09:03:13 +0000 https://meyeucon.org/?p=14102 Hỏi: Con tôi 13 tuổi, đang học lớp 8. Cháu thường xuyên bị nhức đầu nhẹ kèm chóng mặt làm ảnh hưởng đến việc học tập. Trước đây khi cháu bị viêm xoang thì có triệu chứng nhức đầu nhiều và cảm giác buồn ngủ khi tập trung vào việc học; tuy nhiên đã chữa khỏi từ năm ngoái, do đó khả năng nhức đầu kèm chóng mặt do viêm xoang có thể bị loại trừ.

Chế độ dinh dưỡng của cháu tương đối đầy đủ và ngủ 8 giờ/ngày. Trường hợp cháu nhịn uống nước do sợ phải đi vệ sinh trong trường và không có thời gian vận động (chơi thể thao hay tập thể dục) có ảnh hưởng đến bệnh nhức đầu, chóng mặt hay không? Tôi nên đưa cháu đi tư vấn, kiểm tra sức khỏe ở đâu để chữa bệnh cho cháu. Trước đây cháu đã được khám bệnh và kiểm tra xoang, não nhưng chưa tìm ra được nguyên nhân bệnh.

Trả lời: Nhức đầu ở trẻ em thường là do migren và stress. Nếu xảy ra thường xuyên, có nghĩa là hơn 15 ngày trong 1 tháng hay trên 3 tháng, thì được gọi là nhức đầu mạn tính mỗi ngày.

– Migren ở trẻ em gây nhức đầu, mắc ói, ói, đau bụng, nhạy cảm với ánh sáng và tiếng động. Trong khi migren ở người lớn gây đau nửa đầu thì ở trẻ em gây đau ở cả hai bên đầu. Những cơn nhức đầu thường kéo dài khoảng một tiếng hay hơn.

– Nhức đầu do stress cho cảm giác đầu bị ép lại ở cả hai bên, kéo dài từ 30 phút đến nhiều ngày.

Ngoài những nguyên nhân thường gặp trên, nhức đầu ở trẻ em còn do:

  • Chấn thương nhẹ ở đầu.
  • Nhiễm trùng: viêm tai, viêm xoang, cúm.
  • Yếu tố di truyền nếu trong gia đình có bệnh sử nhức đầu.
  • Yếu tố môi trường (thay đổi thời tiết).
  • Thiếu nước.
  • Cận thị chưa phát hiện.
  • Bột ngọt hay thực phẩm chứa caffein (soda, sôcôla, cà phê, trà ).

Trường hợp con bạn có một chi tiết đáng chú ý là cháu ít uống nước vì sợ đi vệ sinh. Thiếu nước nhẹ (1-2% trọng lượng cơ thể) có thể gây mệt, nhức đầu, chóng mặt nhưng thiếu nước nhiều hơn (3-5% trọng lượng cơ thể) có thể gây phản ứng chậm, mất tập trung, khó phán đoán. Vậy chị nên cho cháu uống nhiều nước hơn, khoảng 2 lít mỗi ngày hay 8 ly nước, uống rải đều trong ngày. Uống nước nhiều còn giúp ngừa táo bón, nhiễm trùng tiểu, sỏi thận và bệnh thận.

Ngoài ra nên cho cháu kiểm tra thị lực, tạo điều kiện để cháu vận động thường xuyên, giảm stress, tránh các thực phẩm gây nhức đầu.

Nếu những biện pháp trên không cải thiện được tình trạng của cháu thì nên đưa cháu đi khám bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh tại Bệnh viện.

BS. Nguyễn Xuân Cẩm Huyên

]]>
https://meyeucon.org/14102/tre-nhuc-dau-nhe-va-chong-mat-nguyen-nhan/feed/ 0
Khi trẻ bị nhức đầu, lưu ý nguy cơ bướu não https://meyeucon.org/10927/khi-tre-bi-nhuc-dau-luu-y-nguy-co-buou-nao/ https://meyeucon.org/10927/khi-tre-bi-nhuc-dau-luu-y-nguy-co-buou-nao/#respond Thu, 05 Aug 2010 09:50:29 +0000 https://meyeucon.org/?p=10927 Nhức đầu là một triệu chứng thường gặp trong đời sống hằng ngày. Trẻ bị đau đầu, quấy khóc có thể do đau ăng, cảm sốt, viêm amiđan cấp… Nhức đầu cũng có thể là biểu hiện ban đầu của bệnh bướu não ở trẻ em, một dạng ung thư ở trẻ em.


Bướu não do đâu, có mấy loại, cách điều trị?

Tuy chưa biết rõ nguyên nhân gây bệnh, nhưng y học đã xác định được một số nguy cơ phát sinh bướu não như ảnh hưởng các tia bức xạ, một số bệnh di truyền gia đình (bệnh đa bướu sợi thần kinh, bệnh xơ cũ…), các hợp chất N-nitrosamin…

Bướu não là loại ung thư đứng thứ 2 trong số 10 ung thư trẻ em thường gặp. Có 4 loại chính: Bướu sao bào (50%), bướu nguyên tủy bào thần kinh (20%), bướu tế bào đệm thần kinh (15%), bướu tế bào ống nội tủy (9%).

Bên cạnh việc thăm khám lâm sàng, chụp cắt lớp điện toán (CT scan) sọ não và chụp cộng hưởng từ (MRI) là 2 phương tiện chính để chẩn đoán bướu não. Hai kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh này có thể giúp phát hiện 95% các tổn thương bướu của hệ thần kinh, với các đặc điểm như: Vị trí, số lượng, kích thước, tính chất của khối u não và mức độ tổn thương của mô não lân cận.

Việc điều trị chủ yếu là phẫu thuật cắt bỏ khối u não. Đây là phương thức điều trị hết sức quan trọng có giá trị chẩn đoán bệnh, chữa trị và tương lai bệnh. Tốt nhất là mổ cắt trọn vẹn khối bướu não và làm xét nghiệm giải phẫu bệnh để biết rõ bản chất, nguồn gốc mô học của khối bướu.

  • Nếu bướu lành tính, trẻ chỉ cần được theo dõi thêm một thời gian sau mổ.
  • Đối với khối bướu não ác tính hoặc bướu to không cắt hết được, xạ trị bổ sung thêm sau mổ là vô cùng cần thiết. Việc xạ trị cho trẻ nhỏ dưới 36 tháng tuổi được cân nhắc thận trọng để phòng tránh biến chứng của tia bức xạ lên mô não.

Hiện nay, hóa trị cũng có vai trò củng cố kết quả phẫu thuật cắt bỏ khối u não cho trẻ nhỏ dưới 36 tháng tuổi hoặc các bướu não có nhạy cảm với thuốc hóa trị. Dao gamma (knife) là kỹ thuật xạ trị bằng chùm tia gamma tập trung. Dao gamma được xem xét sử dụng cho một số trường hợp bướu não và tổn thương dị dạng mạch máu não có kích thước nhỏ, nằm ở vị trí sâu, khó với tới một cách an toàn bằng lưỡi dao mổ. Dao gamma không thay thế được vai trò của phẫu trị bướu não trẻ em.

Làm sao phát hiện sớm?

Cha mẹ và người chăm sóc trẻ nhỏ cần chú ý khi trẻ kêu nhức đầu có kèm theo một trong những bất thường sau:

  • Nhức đầu lặp đi lặp lại và thường xuyên hơn, nặng dần thêm.
  • Buồn nôn, nôn ói vọt vào buổi sáng.
  • Co giật hoặc lừ đừ buồn ngủ.
  • Mắt nhìn kém, không thấy rõ tăng dần.
  • Đi chệnh choạng hoặc dễ té ngã.
  • Đầu to nhanh (gặp ở trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi).

Nên đưa trẻ đi khám bệnh ở BV có chuyên khoa ngoại thần kinh, nhi thần kinh để phát hiện và chẩn đoán sớm bướu não trẻ em. Cho đến nay, mặc dù y học có nhiều tiến bộ đáng kể về chẩn đoán và điều trị nhưng bướu não trẻ em vẫn còn là dạng bệnh ung thư xấu. Do đó cần chú ý phát hiện những triệu chứng nhức đầu bất thường, chẩn đoán bệnh sớm và điều trị đúng đắn ở BV chuyên khoa, trẻ nhỏ bị bướu não có nhiều cơ may chữa trị đạt kết quả tốt hơn…

BS. Trần Khánh Phương

]]>
https://meyeucon.org/10927/khi-tre-bi-nhuc-dau-luu-y-nguy-co-buou-nao/feed/ 0