Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Fri, 28 Mar 2025 01:31:29 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 2 bệnh răng miệng bà bầu thường gặp nhất trong thai kì https://meyeucon.org/26862/2-benh-rang-mieng-ma-cac-ba-bau-thuong-gap-nhat-trong-thai-ki/ https://meyeucon.org/26862/2-benh-rang-mieng-ma-cac-ba-bau-thuong-gap-nhat-trong-thai-ki/#respond Mon, 25 Mar 2013 23:00:31 +0000 https://meyeucon.org/?p=26862 Trong thời kỳ mang thai, do thay đổi về hooc môn, chế độ dinh dưỡng,… nên nhiều thai phụ thường gặp phải những vấn đề về răng miệng, gây nhiều phiền toái khó chịu, điển hình là 2 bệnh răng miệng phổ biến như sau.

Rất nhiều phụ nữ mang thai thường bị các bệnh răng miệng khác. Nguyên nhân xuất phát chính là do sự cẩu thả trong chăm sóc răng miệng. Khi bị mắc bệnh răng miệng, các kháng thể của vi khuẩn dễ dàng thông qua máu mà xâm nhập vào tế bào thai và khiến cho thai nhi bị tim bẩm sinh. Không chỉ có vậy, các bác sĩ cho rằng, phụ nữ mang thai nếu bị mắc bệnh về răng miệng thì sẽ sinh ra những em bé bị nhẹ cân.

Hãy đánh răng sau khi ăn.
Hãy đánh răng sau khi ăn.

Dưới đây là 2 bệnh răng miệng mà các bà bầu thường gặp nhất trong thai kì.

1. Sâu răng

Trong thời kỳ mang thai, nhiều phụ nữ thường hay cảm thấy buồn nôn từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 12 của thai kỳ. Điều này khiến lượng pH trong nước bọt bị giảm đi gây ra sự kháng axit và sự khử các chất khoáng ở răng gây ra các bệnh răng miệng.

Ngoài ra, chế độ ăn uống khi mang thai cũng làm tăng sự thèm ăn vào khoảng thời gian đặc biệt như nửa đêm hoặc sáng sớm. Bên cạnh đó, nhiều thai phụ cẩu thả trong việc đánh răng là những nguyên nhân chính gây ra sâu răng.

Trong quá trình mang thai, sức đề kháng của cơ thể cũng bị giảm sút khiến bệnh sâu răng nhanh chóng phát triển. Bởi vậy, để ngăn ngừa căn bệnh sâu răng, các bà bầu hãy đánh răng kỹ và dùng nước súc miệng sau mỗi lần ăn.

2. Viêm nướu

Khi mang bầu, lượng estrogen trong cơ thể người phụ nữ tăng lên, có thể dẫn đến hình thành tế bào bị viêm đặc biệt là viêm nướu và dẫn đến nhiều bệnh răng miệng khác. Các tế bào này phát triển gây tắc nghẽn dịch nướu và sưng, dễn chảy máu khi bị chạm vào.

Giai đoạn này, răng miệng của bà bầu rất yếu và làm tăng sự tích tụ mảng bám, hình thành cao răng. Thói quen nhai kẹo cao su cũng là nguyên nhân làm căn bệnh này thêm trầm trọng. Ngoài ra, những thay đổi về miễn dịch trong suốt thai kỳ có liên quan đến sự giảm số lượng bạch cầu trung tính và hoạt động thực bào, giảm sự đáp ứng của lympho bào và làm sức đề kháng. Đó chính là những lý do khiến các sản phụ dễ bị viêm, đặc biệt là viêm nướu.

Chăm sóc răng miệng khi đang mang bầu

  • Để đảm bảo sức khỏe và tránh các bệnh răng miệng trong thời kỳ mang thai, các mẹ bầu nên nhớ những lưu ý sau:
  • Hãy đánh răng sau khi ăn. Ngay cả khi bị viêm nướu hay sâu răng thì bà bầu cũng không được bỏ qua việc vệ sinh răng miệng.
  • Mẹ bầu nên sử dụng chỉ nha khoa và hạn chế việc dùng tăm để tránh gây tổn thương lợi.
  • Nên uống nhiều sữa và hạn chế dùng thực phẩm có chứa nhiều đường.
  • Sau khi sinh con, mẹ bầu không nên dùng những thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh. Hãy tăng cường ăn rau xanh và uống sữa để giúp răng chắc khỏe hơn.
  • Nên đi khám răng định kỳ.
]]>
https://meyeucon.org/26862/2-benh-rang-mieng-ma-cac-ba-bau-thuong-gap-nhat-trong-thai-ki/feed/ 0
Lấy cao răng khi mang thai có được không? https://meyeucon.org/20139/lay-cao-rang-khi-mang-thai-co-duoc-khong/ https://meyeucon.org/20139/lay-cao-rang-khi-mang-thai-co-duoc-khong/#comments Wed, 16 Nov 2011 22:17:40 +0000 https://meyeucon.org/?p=20139 Hỏi: Meyeucon ơi, cho mình hỏi là mình mới mang thai được 6-7 tuần thì có được lấy cao răng không? Mình đã đặt lịch khám và lấy cao răng định kỳ rồi mà vẫn còn lăn tăn quá nên chưa dám đi. Meyeucon trả lời cho mình yên tâm và biết cách nhé. Cảm ơn meyeucon rất nhiều.

Cần giữ răng miệng sạch sẽ khi mang thai

Trả lời: Trong thời kỳ mang thai, lượng hoócmôn trong cơ thể bạn có rất nhiều thay đổi ảnh hưởng đến hàm răng, ngoài ra do lượng canxi bị thiếu hụt, do vậy các bệnh về răng miệng rất dễ xảy ra.

Vào đầu thai kỳ, bạn nên đến bác sĩ nha khoa để rửa răng, lấy cao răng và giữ vệ sinh răng miệng tối đa. Cần nói rõ cho bác sĩ biết tình trạng răng của bạn và bác sĩ sẽ chỉ chụp X quang chừng nào thấy thật cần thiết vì thai nhi rất nhạy cảm với tia X nhất là trong 3 tháng đầu.

Những cách xử lý răng khác có thể áp dụng trong 3 tháng tiếp theo của thai kỳ. Việc gây tê cục bộ khi xử lý răng sẽ không gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên, một số loại thuốc có thể gây nguy hiểm. Do đó, bạn nhất thiết phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

Bạn hãy đến bác sĩ nha khoa để khám răng và nếu bị mắc các bệnh về lợi, hãy chữa triệt để.

Tóm lại, bạn đi khám và lấy cao răng không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi, nhưng nhớ thông báo đầy đủ thông tin cho bác sĩ nha khoa.

Chúc bạn mạnh khỏe

]]>
https://meyeucon.org/20139/lay-cao-rang-khi-mang-thai-co-duoc-khong/feed/ 3
Chăm sóc răng miệng khi mang thai https://meyeucon.org/17740/cham-soc-rang-mieng-khi-mang-thai/ https://meyeucon.org/17740/cham-soc-rang-mieng-khi-mang-thai/#respond Mon, 27 Jun 2011 21:26:28 +0000 https://meyeucon.org/?p=17740 Tuy việc mang thai không liên quan nhiều đến các bệnh răng miệng, nhưng nếu thai phụ bị bệnh răng miệng thì lại có ảnh hưởng tới thai nhi nếu không biết điều trị đúng cách. Các vấn đề thường là: chảy máu răng, sung huyết, ngứa lợi hay đau răng…

Những vấn đề răng miệng hay gặp ở phụ nữ có thai

Bệnh thường gặp nhất là viêm lợi, có thể không do nhiễm khuẩn mà là do rối loạn tuần hoàn máu ở lợi. Hiện tượng này hay thấy từ tháng thứ 3 và giảm dần đến tháng thứ 8. Người ta thấy rằng một nửa các rối loạn kiểu này cũng như những biến đổi khác trong cơ thể khi mang thai sẽ tự động biến mất sau khi sinh. Nhưng nếu cứ để tự nhiên, cộng thêm với vấn đề vệ sinh răng miệng không tốt rất có thể răng của những phụ nữ này sẽ bị sâu và bị bệnh nha chu. Những trường hợp chảy máu khi đánh răng, nhức răng rất có thể do chân răng đã bị lộ từ trước, giờ đây những tác động cơ học và rối loạn tuần hoàn làm cho trầm trọng hơn cùng với những viêm nhiễm nếu có đi kèm. Đó chính là hiện tượng sâu răng, người bệnh cần được đi khám và điều trị.

Chăm sóc răng miệng thế nào?

Trước khi mang thai: Nếu trước khi mang thai bạn bị các bệnh răng miệng thì có thể nguy cơ mắc các bệnh này khi mang thai, vì vậy cần phải chăm sóc răng miệng ngay từ khi có ý định mang thai. Điều quan trọng là luôn duy trì vệ sinh răng miệng thật tốt. Chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ, nên sử dụng kem đánh răng có chứa fl uor. Nên dùng chỉ nha tơ để làm sạch các kẽ răng thay cho dùng tăm. Kiểm tra định kỳ răng miệng và điều trị triệt để các bệnh răng miệng nếu đã mắc phải.

Trong thời kỳ mang thai

Trong thời kỳ này người phụ nữ thường có những thay đổi trong cơ thể, hay bị ợ chua, mệt và khó thở, thay đổi thói quen ăn uống… Để tình trạng này không ảnh hưởng đến sức khoẻ nói chung và đến răng miệng nói riêng nên dùng một miếng băng gạc có kem đánh răng để lau sạch răng và súc miệng lại bằng nước sạch vì phụ nữ mang thai thường hay bị nôn trong mấy tháng đầu, nhất là khi chải răng, dịch axít trong dạ dày lưu lại dễ gây sâu răng. Hơn nữa thời kỳ thai nghén cũng làm cho phụ nữ ăn uống thất thường, nhiều người ăn đồ ngọt nhiều hơn bình thường nên rất dễ bị sâu răng. Do vậy để tránh mắc bệnh răng miệng, cố gắng ăn những chế phẩm có chứa ít đường mà thay vào đó ăn vị ngọt từ trái cây tươi, nên uống nhiều sữa, ăn ít muối, vừa phải chất béo.

Thay đổi nội tiết cũng làm cho lợi dễ bị viêm và chảy máu, làm nhiều người sợ không đánh răng, nhưng như thế sẽ làm cho tình trạng này trầm trọng hơn. Khi khám bệnh nên báo cho bác sĩ biết người bệnh đang mang thai ở giai đoạn nào để bác sĩ có các biện pháp điều trị phù hợp. Tuyệt nhiên không nên tự ý dùng thuốc, nhất là không nên sử dụng tetracyclin, vì thuốc này sẽ làm cho răng con bạn sau này có màu nâu hoặc đen. Để những đứa trẻ sẽ có hàm răng khoẻ đẹp nên ăn uống đầy đủ các chất bổ dưỡng, đặc biệt là canxi, cũng không nên ăn nhiều đồ ngọt, chất béo.

Sau khi sinh

Với các quan niệm tiến bộ về dinh dưỡng nên sau khi sinh các sản phụ không phải có chế độ kiêng khem ngặt nghèo như trước, tuy nhiên đối với răng không nên ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh. Cũng như trong thời kỳ mang thai luôn phải giữ gìn răng miệng thật tốt. Khi nuôi con một lượng canxi của cơ thể người mẹ được tập trung trong sữa, do vậy cần phải uống sữa thường xuyên và ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung canxi cho chính cơ thể mẹ và trong sữa cho con bú. Trẻ mới sinh ra không có vi khuẩn gây sâu răng, để giữ vệ sinh cho trẻ người lớn không nên hôn vào miệng trẻ và không nên mớm thức ăn cho bé.

Nên đi khám răng miệng định kỳ 6 tháng lần để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh mắc phải.

]]>
https://meyeucon.org/17740/cham-soc-rang-mieng-khi-mang-thai/feed/ 0
Bệnh răng miệng khi mang thai https://meyeucon.org/16594/benh-rang-mieng-khi-mang-thai/ https://meyeucon.org/16594/benh-rang-mieng-khi-mang-thai/#respond Thu, 07 Apr 2011 21:32:52 +0000 https://meyeucon.org/?p=16594 Từ xưa dân gian thường nói “mỗi đứa con một cái răng” – ý nói khi mang thai, răng của người mẹ sẽ bị ảnh hưởng. Sau này, nhờ tiến bộ của y khoa, người ta hiểu rõ hơn tại sao dân gian lại nói như trên. Đó là vì trong thời gian mang thai, các bà mẹ hay gặp một số bệnh ở răng miệng như:

Sâu răng – có thể là do phụ nữ có thai hay nôn và buồn nôn (nhất là từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 12 của thai kỳ). Ngoài ra, các thay đổi sinh lý bao gồm cả sự thay đổi chế độ ăn như thèm ăn một số loại thức ăn đặc biệt, và thường xuyên ăn bữa phụ giữa các bữa ăn chính, điều này ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, dễ gây sâu răng. Các thức ăn, thức uống dễ gây sâu răng là đồ ngọt và các nước uống có ga chứa carbonate. Các thức ăn này có thể làm dịu cảm giác buồn nôn, tuy nhiên nguy cơ sâu răng rất cao.

Viêm lợi – các nghiên cứu lâm sàng chỉ ra rằng, sự tích lũy các loại hormone ở mô lợi ảnh hưởng đến hệ thống mạch máu ở lợi, hệ thống miễn dịch tại chỗ và phản ứng của nó với vi khuẩn trong mảng bám răng. Những thay đổi về miễn dịch trong suốt thai kỳ có liên quan đến sự giảm số lượng bạch cầu trung tính và hoạt động thực bào, giảm đáp ứng của lympho bào và làm giảm sinh kháng thể. Sự tích tụ các mảng bám răng có thể gây viêm lợi, thấy rõ từ tháng thứ hai đến tháng thứ tám thai kỳ, sau đó thì giảm xuống. Hậu quả của những thay đổi này trên mô nha chu thể hiện ở gia tăng sưng tấy lợi, tăng chảy máu lợi.

Mòn răng cũng hay xảy ra ở phụ nữ mang thai do nôn ói xảy ra nhiều ở thai phụ dẫn đến làm mòn bề mặt răng, vì dịch trong dạ dày có tính a-xít cao, thai phụ được khuyên dùng nước hoặc sữa sau khi nôn và không nên chải răng ngay sau khi nôn để tránh mòn răng.

Bệnh nha chu – có thể tiển triển trong thời kỳ mang thai. Những phụ nữ mang thai mắc bệnh nha chu nặng có thể gặp nguy cơ cao sinh ra những đứa trẻ có cân nặng thấp hay sinh non (sinh trước 37 tuần). Bệnh nha chu làm xuất hiện trong máu những yếu tố viêm có vai trò kích thích quá trình chuyển dạ. Các nghiên cứu cho thấy, phụ nữ bị bệnh nha chu nặng hay bệnh nha chu tiến triển trong thời kỳ thai nghén sẽ có nguy cơ bị tiền sản giật cao hơn…

]]>
https://meyeucon.org/16594/benh-rang-mieng-khi-mang-thai/feed/ 0
Có nên đi trám răng khi đang mang thai? https://meyeucon.org/14950/co-nen-di-tram-rang-khi-dang-mang-thai/ https://meyeucon.org/14950/co-nen-di-tram-rang-khi-dang-mang-thai/#comments Sun, 19 Dec 2010 23:50:43 +0000 https://meyeucon.org/?p=14950 Hỏi: Tôi bị sâu răng định đi trám lại thì phát hiện có thai. Tôi đi khám sản phụ khoa thì được bác sĩ khuyên không nên trám răng, vì thuốc tê sẽ ảnh hưởng không tốt cho thai dù răng của tôi không phải lấy tủy. Bác sĩ nói phải chờ cho em bé ra đời mới được đi trám răng. Nay thai đã được 21 tuần, tôi đọc trong sách chăm sóc thai thì khuyên nên đi gặp nha sĩ để không bị nhiễm trùng (…). Xin cho tôi lời khuyên là nên gặp nha sĩ hay không?

Trả lời: Nếu chỉ trám răng mà không dùng đến thuốc tê thì bạn không có gì phải lo lắng. Răng sâu trong thời kỳ này hoàn toàn có thể và nên được trám sớm để tránh tình trạng sâu răng lan đến tủy gây viêm tủy. Đặc biệt trong giai đoạn thai nhi được 21 tuần tuổi (ba tháng giữa của thai kỳ) là giai đoạn mà nhiều thai phụ có thể chịu đựng được các can thiệp khó hơn như nhổ răng hoặc tiểu phẫu.

Trong thời kỳ mang thai, sự lơ là trong việc vệ sinh răng miệng do sức khỏe toàn thân có nhiều xáo trộn; cùng sự thay đổi hormon nên thai phụ rất dễ bị viêm nướu gây chảy máu nướu. Bạn nên nhờ nha sĩ lấy sạch vôi răng, mảng bám đóng trên răng và duy trì việc chải răng ngay sau bữa ăn.

Nếu bạn giữ vệ sinh răng miệng đúng cách thì tình trạng chảy máu nướu sẽ không còn. Bạn đừng quá lo lắng, hãy đến bệnh viện răng hàm mặt để được khám và chẩn đoán chính xác tình trạng sâu răng và viêm nướu trước khi có can thiệp trên răng và nướu tổn thương.

]]>
https://meyeucon.org/14950/co-nen-di-tram-rang-khi-dang-mang-thai/feed/ 5
Có nên nhổ răng khi đang mang thai không? https://meyeucon.org/14948/co-nen-nho-rang-khi-dang-mang-thai-khong/ https://meyeucon.org/14948/co-nen-nho-rang-khi-dang-mang-thai-khong/#comments Sun, 19 Dec 2010 23:42:48 +0000 https://meyeucon.org/?p=14948 Hỏi: Hiện tại răng (hàm) của em đang bị sâu nặng và đang có có hiện tượng đau trở lại mà em thì lai đang mang bầu (2tháng) .Cách đây 3tháng em đi khám răng bác sỹ bảo rằng răng em không chữa được nữa đến khi nào đau thì đến nhổ . Mà em nghe một số người bảo rằng khi đang mang bầu thì không được nhổ răng.Vậy cho em hỏi khi mà đau quá và cái răng không thể giữ lại được thì em có được nhổ răng không?

Trả lời:

Trên thực tế, những phụ nữ mang bầu có nguy cơ cao mắc các bệnh về răng miệng do lượng can xi trong cơ thể thay đổi liên tục. Đối với những phụ nữ hoàn toàn khỏe mạnh, sự thay đổi này rất khó nhận thấy, còn đối với những phụ nữ sức khỏe yếu thì khi mang bầu lượng canxi trong cơ thể người mẹ sẽ giảm đi rất nhiều.

Thai nhi ở 24 – 25 tuần tuổi là thời điểm hệ xương đang hình thành mạnh mẽ. Lượng canxi cần thiết để hình thành xương của trẻ được lấy từ cơ thể của mẹ. Trong máu của người mẹ khi ấy không đủ canxi và cơ thể đòi hỏi phải cung ứng thêm lượng canxi. Và “sự hy sinh đầu tiên” cho quá trình này là các mô xương ở hàm trên và hàm dưới.

Hơn nữa, khi mang bầu, tuyến nước bọt trong cơ thể người mẹ có sự thay đổi. Trong nước bọt chứa những chất làm chắc men răng, ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh sâu răng. Trong thời gian mang bầu, lượng nước bọt tiết ra giảm và hậu quả là bị sâu răng.

Nếu trì hoãn việc khám răng trong thời gian mang thai, người phụ nữ sẽ có nguy cơ phải nhổ một vài cái răng hoặc khiến cho các bệnh về răng trở nên trầm trọng hơn. Răng sâu chính là ổ nhiễm khuẩn nguy hiểm.

Các nhà khoa học khẳng định, những người mẹ có răng sâu sẽ sinh ra những đứa trẻ có hệ miễn dịch kém và bộ máy tiêu hóa làm việc không tốt, chưa kể còn xuất hiện một loạt các bệnh khác. Người mẹ bị sâu răng sẽ khiến trẻ cũng bị sâu răng và viêm vòm họng.

Vì thế, đối với những phụ nữ mang bầu, điều quan trọng là phải thường xuyên đi khám răng miệng và có những biện pháp chữa trị kịp thời.

Thường trong thời gian mang thai không nên nhổ răng vì có thể gây nhiễm trùng huyết ảnh hưởng đến thai nhi. Hiện bạn đang bị đau nhức răng hàm, bạn có thể uống thuốc kháng sinh do bác sĩ nha khoa chỉ định để giảm đau nhức. Thai của bạn đang ở tháng thứ hai nên việc uống kháng sinh sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến thai nhi, vì vậy bạn tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc mà nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Bạn cũng không nên lo lắng quá, lúc này cần tập trung nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý để thai nhi phát triển tốt.

]]>
https://meyeucon.org/14948/co-nen-nho-rang-khi-dang-mang-thai-khong/feed/ 1
Có nên chữa răng khi đang mang thai? https://meyeucon.org/9769/co-nen-chua-rang-khi-dang-mang-thai/ https://meyeucon.org/9769/co-nen-chua-rang-khi-dang-mang-thai/#respond Wed, 28 Jul 2010 03:31:01 +0000 https://meyeucon.org/?p=9769 Theo kinh nghiệm được nhiều người truyền tai nhau thì các bà mẹ khi mang thai không nên đi khám và chữa răng, dễ ảnh hưởng đến thai nhi. Thực hư về kinh nghiệm này thế nào?

Trên thực tế, những phụ nữ mang thai chính là những người có nguy cơ cao mắc nhiều bệnh về răng miệng nhất bởi lượng canxi trong cơ thể luôn thiếu hụt do phải cung cấp cho con.

Thông thường, những phụ nữ có sức khỏe tốt thì sẽ khó nhận biết được những thiếu hụt canxi này, nhưng ngược lại, những người vốn yếu thì khi mang thai, lượng canxi trong cơ thể sẽ sụt giảm đáng kể.

Thời kỳ thai nhi được khoảng 25 tuần tuổi, hệ xương đang được hình thành mạnh mẽ thì lượng canxi cần thiết phải cung cấp cho em bé cao hơn bình thường các tháng trước đó. Nếu người mẹ không đủ canxi và không bổ sung được canxi qua ăn, uống thì nhiều khả năng thiếu hụt canxi nghiêm trọng, và bệnh đầu tiên gặp phải là các bệnh răng miệng.

Đánh răng thường xuyên để chống sâu răng khi mang thai.

Nếu áp dụng các phương pháp dân gian, thời gian mang thai không được khám chữa răng thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến em bé sau này bởi vì nếu viêm lợi quá nặng có thể dẫn tới sinh non. Việc mẹ bị sâu răng cũng sẽ khiến con bị sâu răng theo và viêm vòm họng.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, những bà mẹ khi mang thai bị sâu răng thì sinh con ra sẽ có bộ máy tiêu hóa kém hiệu quả, hệ miễn dịch không tốt, ngoài ra còn bị ảnh hưởng bởi nhiều căn bệnh khác.

Do đó, không nên vì các kinh nghiệm truyền tai nhau mà tránh đến gặp nha sĩ khám răng mỗi khi thấy dấu hiệu sâu răng, răng ngả màu… Điều quan trọng khi mang thai là phải thường xuyên đi khám răng để phòng ngừa và điều trị bệnh.

Tuy nhiên, giai đoạn khoảng từ 30 tuần trở đi, bào thai đã quá lớn, việc đi lại và nằm chữa răng lâu dễ gây ra chóng mặt cho thai phụ nên có thể hạn chế khám răng từ giai đoạn này.

Phòng chống sâu răng khi mang thai

Để không phải đối mặt với các chứng bệnh về răng miệng khi mang thai, dẫn đến ảnh hưởng cho thai nhi, các bà mẹ nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

  • Mỗi ngày đánh răng ít nhất 2 lần, sau bữa ăn để giữ vệ sinh răng miệng.
  • Nếu ở giai đoạn ốm nghén, sau mỗi lần bị nôn cần súc miệng lại bằng nước sạch để giảm axit trong miệng.
  • Nếu đánh răng gây buồn nôn cho các bà mẹ mang thai, thì có thể đánh nhẹ nhàng sau đó xúc miệng lại bằng dung dịch vệ sinh.
  • Ăn thực phẩm giàu vitamin C, B12, canxi… và hạn chế ăn đồ ngọt, đồ có ga.

Theo aFamily

]]>
https://meyeucon.org/9769/co-nen-chua-rang-khi-dang-mang-thai/feed/ 0
Bị sâu răng, bà bầu có nguy cơ đẻ non cao https://meyeucon.org/1310/bi-sau-rang-ba-bau-co-nguy-co-de-non-cao/ https://meyeucon.org/1310/bi-sau-rang-ba-bau-co-nguy-co-de-non-cao/#comments Tue, 06 Apr 2010 04:05:25 +0000 https://meyeucon.org/?p=1310 Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng những phụ nữ bị sâu răng và các bệnh răng miệng trong quá trình mang thai có nguy cơ đẻ non cao.

Mô tả ảnh. Phụ nữ cần vệ sinh răng miệng tốt, đặc biệt trong thời kỳ đang mang thai.

Các nhà khoa học tin rằng những phụ nữ bị bệnh sâu răng có nguy cơ đẻ non cao gấp 3 lần so với những bà mẹ mang thai có sức khỏe răng miệng tốt. Họ cũng thống kê được rằng 25% số những phụ nữ bị bệnh sâu răng được điều tra, đẻ non trước tuần thứ 35.

Nghiên cứu được tiến hành với hơn 1.000 phụ nữ đang mang thai từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 20. Trong đó, có 160 phụ nữ bị bệnh về răng miệng, 872 phụ nữ mang  thai còn lại có sức khỏe răng miệng tốt. Kết quả cho thấy, những phụ nữ có sức khỏe răng miệng tốt có nguy cơ đẻ non thấp hơn, không có trường hợp nào đẻ non trước 35 tuần tuổi.

Tiến sĩ Nigel Carter, Giám đốc Tổ chức Sức khỏe răng miệng của Anh, đánh giá nghiên cứu trên giúp làm sáng tỏ hơn nữa về sự liên quan giữa bệnh răng miệng và vấn đề đẻ non ở phụ nữ.

“Đây là một bằng chứng rõ ràng nhất chứng minh rằng phụ nữ cần vệ sinh răng miệng tốt, đặc biệt trong thời kỳ đang mang thai. Trong trường hợp, các bà bầu bị bệnh răng miệng, họ cần được điều trị ngay để giảm tối đa nguy cơ đẻ non”, Tiến sĩ  Carter nói.

Để tránh bị bệnh răng miệng trong quá trình mang thai, các nha sĩ khuyên các bà bầu ngoài việc vệ sinh răng miệng đều đặn, cũng nên đi khám răng miệng thường xuyên vì trong thời kỳ mang thai hóc môn của cơ thể phụ nữ thay đổi khiến một số loại vi khuẩn gây bệnh dễ xâm nhập vào cơ thể hơn.

Một nghiên cứu khác được công bố đầu năm 2010 cũng đã chỉ ra sự liên quan giữa nguy cơ thai nhi bị chết lưu và việc bà mẹ bị bệnh răng miệng khi mang thai.Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng những phụ nữ bị sâu răng và các bệnh răng miệng trong quá trình mang thai có nguy cơ đẻ non cao.

Các nhà khoa học tin rằng những phụ nữ bị bệnh sâu răng có nguy cơ đẻ non cao gấp 3 lần so với những bà mẹ mang thai có sức khỏe răng miệng tốt. Họ cũng thống kê được rằng 25% số những phụ nữ bị bệnh sâu răng được điều tra, đẻ non trước tuần thứ 35.

Nghiên cứu được tiến hành với hơn 1.000 phụ nữ đang mang thai từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 20. Trong đó, có 160 phụ nữ bị bệnh về răng miệng, 872 phụ nữ mang  thai còn lại có sức khỏe răng miệng tốt. Kết quả cho thấy, những phụ nữ có sức khỏe răng miệng tốt có nguy cơ đẻ non thấp hơn, không có trường hợp nào đẻ non trước 35 tuần tuổi.

Tiến sĩ Nigel Carter, Giám đốc Tổ chức Sức khỏe răng miệng của Anh, đánh giá nghiên cứu trên giúp làm sáng tỏ hơn nữa về sự liên quan giữa bệnh răng miệng và vấn đề đẻ non ở phụ nữ.

“Đây là một bằng chứng rõ ràng nhất chứng minh rằng phụ nữ cần vệ sinh răng miệng tốt, đặc biệt trong thời kỳ đang mang thai. Trong trường hợp, các bà bầu bị bệnh răng miệng, họ cần được điều trị ngay để giảm tối đa nguy cơ đẻ non”, Tiến sĩ  Carter nói.

Để tránh bị bệnh răng miệng trong quá trình mang thai, các nha sĩ khuyên các bà bầu ngoài việc vệ sinh răng miệng đều đặn, cũng nên đi khám răng miệng thường xuyên vì trong thời kỳ mang thai hóc môn của cơ thể phụ nữ thay đổi khiến một số loại vi khuẩn gây bệnh dễ xâm nhập vào cơ thể hơn.

Một nghiên cứu khác được công bố đầu năm 2010 cũng đã chỉ ra sự liên quan giữa nguy cơ thai nhi bị chết lưu và việc bà mẹ bị bệnh răng miệng khi mang thai.

]]>
https://meyeucon.org/1310/bi-sau-rang-ba-bau-co-nguy-co-de-non-cao/feed/ 5