Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Fri, 28 Mar 2025 01:31:29 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Hỗ trợ để bé tập viết dễ dàng hơn https://meyeucon.org/20185/ho-tro-de-be-tap-viet-de-dang-hon/ https://meyeucon.org/20185/ho-tro-de-be-tap-viet-de-dang-hon/#respond Fri, 25 Nov 2011 22:22:35 +0000 https://meyeucon.org/?p=20185 Nếu bé nhà bạn có gặp khó khăn khi viết các chữ cái, không thể nhớ được chúng, không viết đúng dòng, hay viết ngược chữ… thì đó cũng là hiện tượng rất phổ biến ở trẻ tiểu học. Bạn hoàn toàn có thể hỗ trợ bé khắc phục được khó khăn này.

Mẹ có thể vận dụng nhiều cách để hỗ trợ bé tập viết một cách hiệu quả

Chúng tôi xin giới thiệu tới các bậc cha mẹ một số cách đơn giản giúp bé tập viết.

Trước tiên bạn hãy mua cho bé những chữ cái bằng nhựa, để bé nhắm mắt lại và cảm nhận hình dạng của chữ cái bằng tay hoặc mua đất sét để bé nặn những hình khác nhau, có thể là con rắn, chữ cái hoặc tên của bé.

Bảng chữ cái được dựa trên những hình khối toán học cơ bản như: tròn, vuông, gạch ngang và tam giác. Bạn hãy kiếm một tấm bảng đen lớn, và chọn một vị trí thích hợp để treo nó. Sau đó, bạn hãy để bé tập vẽ những hình học thật đẹp và lớn.

Bạn hãy kiếm tạp dề cho bạn và bé. Bạn hãy bảo bé sơn những đường tròn thật lớn, như thế không chỉ tay mà cả khuỷu tay và vai cũng bé cũng hoạt động theo. Vẽ những hình như thế sẽ khiến bé rất vui và còn giúp bé phát triển nhận thức về những hình khối.

Khi bé không thể viết hoặc sơn thẳng hàng, bạn hãy lấy một chiếc bút màu đỏ vẽ một đường thẳng và nói với bé rằng đó là chân của các chữ cái. Bạn cũng có thể dùng bút màu xanh dương để nhắc bé điểm bắt đầu của các nét, những chữ cái cơ bản thường bắt đầu viết từ đỉnh rồi đi xuống.

Bạn cũng có thể mua đất sét nhiều màu và để bé nặn thành những hình dạng khác nhau. Bé có thể nặn hình con rắn, tạo những chữ cái, thậm chí là tên của mình.

Nếu bé giữ bút chì và bút màu bằng một cử chỉ lóng ngóng, vụng về. Bạn có thể giúp bé tăng cường sức mạnh của tay và các ngón bằng các hoạt động liên quan đến việc giữ hoặc treo. Bạn có thể để bé luyện xà đơn để phát triển sức khỏe của vai và tay hoặc đơn giản như bóp các đồ vật như quả bóng cao su hoặc chơi với kẹp chơi bằng gỗ.

Điều kiện quan trọng nhất để bé viết tốt là khả năng của mắt phối hợp với tay. Điều này có nghĩa rằng, mắt phải di chuyển linh hoạt và có thể di chuyển theo sự chuyển động của nét chữ. Những vận động phối hợp các cơ quan như giữ thăng bằng, nhảy, chạy, trượt… cần thiết để tạo nền tảng giúp bé có thể điều khiển hoạt động của các cơ dễ dàng.

Nếu bé vẫn viết ngược các chữ cái, dù chữ viết đã tiến bộ nhiều thì bạn hãy tạo cho bé cơ hội để phân biệt bên trái và phải trên trước hết trên cơ thể bé. Hoặc chơi những trò chơi chỉ sử dụng tay trái hoặc tay phải, hoặc chân trái hoặc chân phải…

Ngoài ra bạn cần khuyến khích bé sử dụng những gì đã học. Bé có thể giúp bạn lên danh sách những thứ cần mua hoặc cần trong ngày sinh nhật. Có hàng tá những cách khác nhau để bé có thể vận dụng những điều đã học vào thực tế.

Bạn có thể mua cho trẻ bộ chữ cái in hoa và thường bằng nhựa để giúp bé học. Để viết được chữ bé phải có khả năng hình dung hình dạng của chữ cái. Bạn hãy để bé cầm một trong những chữ cái và cảm nhận nó không phải bằng mắt mà bằng tay và bằng trí tưởng tượng.

]]>
https://meyeucon.org/20185/ho-tro-de-be-tap-viet-de-dang-hon/feed/ 0
Tạo hứng thú để trẻ yêu thích học chữ https://meyeucon.org/12917/tao-hung-thu-de-tre-yeu-thich-hoc-chu/ https://meyeucon.org/12917/tao-hung-thu-de-tre-yeu-thich-hoc-chu/#respond Sat, 02 Oct 2010 16:22:38 +0000 https://meyeucon.org/?p=12917 Hỏi: Con em 5 tuổi nhưng vẫn chưa biết mặt chữ và số dù vợ chồng em đã tìm đủ cách để cháu vừa chơi vừa học. Trong lúc chơi, cháu có thể nhớ nhưng chỉ sau vài phút lại quên. Cháu rất mất tập trung và không chơi một trò nào quá 5 phút, trừ việc xem đĩa siêu nhân và hoạt hình. Cháu rất sợ đi học, mỗi lần đến trường là nôn trớ và căng thẳng. Em có hỏi chuyện ở lớp nhưng không bao giờ cháu nói. Cô giáo thì bảo cháu ngoan và bình thường, nhưng gần đây hay nhắc em rèn cháu học vì không theo kịp bạn bè. Em cần làm gì để cháu tập trung, nhớ những gì đã được học?

Trả lời: Nôn trớ, căng thẳng khi tới trường là những phản ứng có nguyên nhân từ sự không thích đến trường, sợ đi học. Đây có thể là một cái vòng lẩn quẩn. Có thể chính từ những bài học không mấy hứng thú hoặc chán ngắt liên quan đến nhận mặt chữ, mặt số mà bé không theo kịp. Bé bị cô nhắc nhở nên dần mất tự tin và không thích thú. Nếu điều này thường xuyên xảy ra mà bé lại không tìm được niềm vui nào khác khi đến trường, khi chơi cùng bạn, không có sự động viên thì sẽ dần hình thành sự ám ảnh “mình không có khả năng”, “mình không có giá trị” và dẫn tới sợ học.

Người lớn cần thay đổi phương pháp chơi với trẻ, bắt đầu từ những gì trẻ thích hoặc đã có chút kinh nghiệm, chẳng hạn trò chơi siêu nhân: Vẽ hoặc dùng tranh, hình siêu nhân, vật tưởng tượng là siêu nhân… Có 2, 3 hay 4 siêu nhân (để trẻ có hứng thú làm quen với các biểu tượng con số, mỗi siêu nhân có một mật mã là các con số). Từng siêu nhân này được trẻ đặt tên (viết tên siêu nhân, gồm mấy chữ cái, bắt đầu từ chữ nào..). Lúc này, bài học chữ cái được chuyển thành trò chơi, trẻ phải nhớ tên siêu nhân bằng một chữ cái đầu/cuối… coi là mật mã. Chính điều này giúp trẻ tập trung nhớ tốt hơn, nhận mặt chữ cái nhanh hơn rất nhiều lần so với phương pháp chỉ từng chữ cái cho trẻ học thuộc. Cũng có thể hỏi siêu nhân có đặc điểm gì (mặc áo màu gì, thích ăn gì… để buộc trẻ tập trung chú ý mà không cảm thấy bị áp đặt, bị nhắc nhở). Cứ như vậy, thông qua trò chơi để học.

]]>
https://meyeucon.org/12917/tao-hung-thu-de-tre-yeu-thich-hoc-chu/feed/ 0
Chuẩn bị cho con vào lớp 1 – 10 cách giúp bé phát triển kỹ năng đọc ! https://meyeucon.org/2089/chuan-bi-cho-con-vao-lop-1-10-cach-giup-be-phat-trien-ky-nang-doc/ https://meyeucon.org/2089/chuan-bi-cho-con-vao-lop-1-10-cach-giup-be-phat-trien-ky-nang-doc/#respond Fri, 16 Apr 2010 05:10:11 +0000 https://meyeucon.org/?p=2089 Dù con bạn đã biết đọc hay mới biết đọc, cũng nên áp dụng theo những cách đã được thực nghiệm dưới đây để giúp trẻ tập đọc thêm ở nhà để khuyến khích các em mới tập đọc và tạo sự say mê đọc sách.

http://mevabe.net/Images/2008/73/5-2008/hocdoc/hocdoc.jpg

1) Chỉ cho bé những chữ cái và từ vựng then chốt

Lần đầu tiên cho con tập đọc, hãy chỉ tay vào một chữ cái của 1 từ vựng đặc biệt nào đó. Nhớ đừng chỉ vào hình.
Ví dụ : Chúng ta hãy tìm từ “GẤU” trong trang này. Con có thấy chữ G trong từ GẤU không ?
Trẻ em thường nhớ những chữ cái trong tên của mình, cho nên hãy bắt đầu với các chữ cái có trong tên của bé.

2) Đọc theo mẫu

Khi bé đã biết đọc một số từ, hãy cho đọc lại những từ đó, trong các truyện đơn giản.

3) Cùng bé đọc truyện

– Đọc 1 câu truyện quen thuộc rồi cho bé đọc lớn tiếng một mình.
– Giọng đọc của bạn sẽ giúp bé hiểu được những điều tinh tế
– Đừng để bé đọc hết. Nên chia nhau mỗi người đọc 1 trang để bé có thời gian nghỉ ngơi và nghe bạn đọc.

4) Đừng vội vàng

– Khi bé chuẩn bị đọc truyện, bạn hãy xem coi quyển đó có quá khó với bé khó. Nếu cứ 10 từ mà bé mắc kẹt 1 từ thì quyển đó khó với bé, nên đổi quyển khác
– Cứ để bé đọc đi đọc lại 1 quyển truyện nếu bé thích thế. Điều này giúp bé tạo sư tự tin

5) Diễn tập trước

Trẻ muốn coi trước quyển truyện mới trước khi đọc cho cha mẹ nghe, giống như diễn viên phải đọc kịch bản & diễn thử trước khi diễn thật.

6) Giúp đỡ khi gặp từ khó

Nếu bé vấp từ khó, đừng ép trẻ đọc cho được. Trước tiên, hãy bỏ qua và đọc tiếp cho hết câu. Sau đó, quay lại từ đó và bảo bé thử đoán nghĩa của từ đó xem sao. Chỉ trẻ nhìn vào chữ cái đầu và cuối của từ đó để đoán chữ.

7) Tránh xao lãng

– Nếu bạn tập trung vào chuyện dạy trẻ đọc, trẻ sẽ ý thức được tầm quan trọng của việc tập đọc.
– Việc tập đọc với con 30 phút mỗi ngày là cần thiết, nhưng cũng đừng nên đọc liên tục quá 10 phút

8) Trò chuyện

– Trò chuyện với bé bằng cách kể chuyện sẽ làm giàu vốn từ và sự hiểu biết của bé.
– Đọc sách xong, bé thích thảo luận về những gì trong đó. Lúc đó, bạn có thể hỏi bé “Theo con thì sau đó chuyện gì sẽ xảy ra ?” hoặc khích lệ bé nêu cảm xúc về câu truyện.

9)Gọt bút chì

– Trước đây, người ta cho rằng bé nên biết đọc trước rồi mới học viết. Nhưng ngày nay, các nhà nghiên cứu nhận ra rằng : viết cũng là một cách học đọc.
– Khuyến khích con viết ra giấy những đồ vật xung quanh mình hoặc bạn hãy đọc cho bé viết một lá thư cho bà ngoại

10) Duy trì việc đọc

– Khoảng 12-13 tuổi trẻ mới có thể hiểu hết những quyển sách khá phức tạp mà chúng tự đọc.
– Hãy duy trì việc đọc để giúp bé mở rộng vốn từ và khả năng suy luận

]]>
https://meyeucon.org/2089/chuan-bi-cho-con-vao-lop-1-10-cach-giup-be-phat-trien-ky-nang-doc/feed/ 0
Phương pháp nào để dạy con khi vào lớp 1 https://meyeucon.org/2083/phuong-phap-nao-de-day-con-khi-vao-lop-1/ https://meyeucon.org/2083/phuong-phap-nao-de-day-con-khi-vao-lop-1/#respond Fri, 16 Apr 2010 05:06:03 +0000 https://meyeucon.org/?p=2083 Việc giáo dục con trong các gia đình hiện nay đang có nhiều xu hướng khác nhau, người thì cho rằng muốn con ngoan thì phải đe cho con biết sợ ! Phải thật nghiêm ! Có quan điểm ngược lại giáo dục không phải dùng đến biện pháp “đánh” ! Vậy đâu là phương pháp tốt để dạy con khi vào lớp 1?

http://doanhnghiep.od.ua/uploads/News/pic/small_1266086686.nv.jpg

Thực tế trong nhiều gia đình, bố mẹ thường có những cách day con không giống nhau, ở gia đình chị H cũng vậy. Khi con gái lớn bắt đầu vào học lớp 1, là lúc công việc dậy kèm con học ôn bài ở nhà trở thành chủ đề thường được đưa ra tranh luận. Ai cũng có quan điểm riêng của mình và cho rằng quan điểm của mình là đúng hơn cả.

Con gái mới thay đổi môi trường học tập từ trường mầm non sang học lớp 1, một môi trường mới mẻ, có kỷ luật khắt khe hơn so với mầm non. Một kho kiến thức mới và đầy ắp. Với những bài học mới thường có cách học khác so với trước đòi hỏi con gái phải cần tư duy nhiều hơn để làm bài.

Mỗi khi con gái làm bài sai hoặc viết chữ xấu, mẹ lại quát và doạ đánh con nếu như còn viết hoặc làm sai ! Bố thì cho rằng làm điều đó là sai lầm ! Làm bố mẹ, khi dậy con phải đặt địa vị của mình vào chỗ của con, hiểu được tâm lý của con, con đang trong quá trình chuyển giai đoạn từ chỗ vui chơi tự do sang học tập nghiêm túc, đòi hỏi phải có thời gian nhất định để làm quen. Khi dậy con học ở nhà nên hoà cùng với con, hướng dẫn con học bằng nhiều cách như dùng hình ảnh để minh hoạ cho bài học, có phải chăng là do chị T quá mệt mỏi với công việc của mình ở cơ quan ! Hay là chưa thật sự hiểu tâm lý của con trẻ. Chị Hương Ths khoa tiểu học trường Đại học sư phạm cho rằng :

– Chương trình học của các bé là chương trình phổ cập nên không khó, các bé đều có thể tiếp thu dễ dàng. Điều căn bản khó ở chỗ là làm sao để cho các bé có hứng thú lâu dài với việc học tập, hiểu rõ được trách nhiệm của mình, sẵn sàng tiếp nhận kiến thức và chịu trách nhiệm với việc học tập của mình.

Vậy phương pháp thích hợp là gì ?

Chị Hương đưa ra phương pháp sau :

– Xác định trách nhiệm cho con ngay từ buổi đầu bằng cách kể chuyện cho con nghe về tuổi thơ, về trường tiểu học của mình. Con trẻ rất thích nghe bố mẹ kể chuyện ngày xưa, nhất là kể về những vấn đề của bố mẹ gặp phải và cách giải quyết vấn đề của bố mẹ. Con sẽ nhanh chóng hiểu ra vai trò và trách nhiệm của mình.

– Luôn bày tỏ sự quan tâm cũng như cảm thông với con bằng việc lắng nghe nghiêm túc những giãi bày của con về chuyện trường lớp. Đưa ra lời khuyên dưới dạng tôn trọng, không áp đặt, kiểu:

  • Mẹ nghĩ là…..
  • Theo mẹ thì…
  • Hay con thử…
  • Nếu là mẹ thì…

– Luôn hỏi con về những khó khăn con gặp phải. Khi con gặp 1 bài toán khó, đừng vội vàng giảng ngay cho con mà sẽ nói. Nào, hai chúng mình cùng nghĩ xem nào. Theo mẹ thì có 1 cách là…. còn theo con thì sao. Hoặc là cách này…., con thấy thế nào.

– Nếu con ngại chia sẻ thì cần phải điều chỉnh ngay bằng cách đặt ra 1 loạt các bài tập gần giống các bài con sẽ phải học ở lớp cả về môn toán, lẫn các môn học khác, rồi đố con. Nếu con ko làm được thì ko nên cuống lên, cần bình tĩnh giúp con giải giống như cách ở trên. Sau đó con sẽ hiểu bài học hơn.

– Không được công khai kiểm tra bài vở con khi con chưa đồng ý. Nếu lo sợ thì có thể kiểm tra khi con đã ngủ say.

– Không làm ầm lên khi phát hiện con có điểm xấu, hoặc đánh mắng con. Cần giúp con tìm hiểu tại sao con lại ko được điểm tốt.

– Tuyệt đối tránh đánh mắng, có thể thay bằng các hình thức phạt khác như ngày nghỉ tới không được đi chơi công viên ….

Để con trẻ học tập tốt hơn và không bị ảnh hưởng đến tâm lý, bố mẹ cần hợp tác với con trong việc dậy con học ở nhà, tìm hiểu tâm lý, khả năng của con tạo ra một môi trường học tập vui vẻ, đạt hiệu quả, lựa chọn những biện pháp phù hợp với lứa tuổi của trẻ đẻ giúp đỡ con trẻ học tập tốt hơn.

]]>
https://meyeucon.org/2083/phuong-phap-nao-de-day-con-khi-vao-lop-1/feed/ 0
Dạy trẻ học chữ trước khi vào lớp 1 https://meyeucon.org/409/day-tre-hoc-chu-truoc-khi-vao-lop-1/ https://meyeucon.org/409/day-tre-hoc-chu-truoc-khi-vao-lop-1/#comments Mon, 22 Mar 2010 07:37:49 +0000 https://meyeucon.org/?p=409 Tháng 9 này, bé bước vào lớp 1. Ngay từ bây giờ, mẹ hãy chuẩn bị giáo án để dạy bé đọc viết trơn tru nhé!

Học từ khi nào?

Có lẽ đây là câu hỏi mà nhiều mẹ quan tâm nhất. Tùy theo quan điểm và cách giáo dục của từng gia đình, nhưng thời điểm thích hợp nhất để bé nhận biết chữ cái là từ khi bé lên 3.

Quá trình giúp bé làm quen với chữ cái, mẹ cần thực hiện từng bước, thông qua những trò chơi giúp bé nhận biết, ghi nhớ chữ cái, chữ số, ghi nhớ từ đơn giản một cách thích thú. Khi bước vào lớp 1, bé chỉ cần tập trung vào ghép vần và tập viết, tập đọc.

Học chữ nào trước?

Khi cho bé chơi với chữ cái, mẹ nên dạy bé phân biệt các nguyên âm và phụ âm trong bảng chữ cái. Rất đơn giản thôi, mẹ chỉ cần lưu ý trình tự dạy bé đọc chữ cái:

  • Đầu tiên dạy bé các nguyên âm: A, Ă, Â, O, Ô, Ơ, E, Ê, I, U, Ư.
  • Sau đó, làm quen với các phụ âm. Nên bắt đầu bằng những chữ cái có ít nét viết như: L, T… hoặc những chữ có sự khác biệt rõ nhất: H, K. Không nên dạy bé cùng một lúc các chữ cái dễ nhầm lẫn với nhau như: D và B, M và N, P và Q.
  • Có thể cho bé làm quen trước với những chữ cái có những nét lên, rồi xuống. Điều đó sẽ khiến bé thích thú hơn rất nhiều, vì chúng đã hiểu được khái niệm “lên” và “xuống” từ những hành động. Ví dụ, mẹ có thể chỉ cho bé thấy chữ M “lên, xuống, lên, xuống” và việc tập viết có thể liên hệ với một vận động cơ thể thú vị.

http://files.myopera.com/kimcuong_thaomy_30_3/blog/ImageView.aspx.jpg

Đọc là bê hay bờ?

Bảng chữ cái có 29 chữ cái, mỗi chữ có một cách phát âm và đọc tên riêng, nhưng không đồng nhất. Ví dụ chữ B, nhiều mẹ phân vân không biết dạy con đọc là chữ bê hay bờ.

Tốt nhất, mẹ nên dạy các con cách đọc: a, bờ, cờ, dờ, đờ… thay cho cách đọc a, bê, xê, dê, đê,…. Vì cách đọc này còn ảnh hưởng đến việc bé ghi nhớ và ghép vần.

Mẹ cùng học với bé

Mẹ đừng ép bé học chữ một cách quá nghiêm chỉnh nhé! Hãy để con được thoải mái chơi và nghịch với chữ cái, coi bảng chữ cái như một món đồ chơi thông thường, tựa như con búp bê, chiếc ô tô…

Khoảng 2 tuổi, mẹ có thể dạy bé vẽ những chữ đơn giản như O, A, B… Từ 3 tuổi trở lên, mẹ hãy giúp bé tập tô màu chữ cái. Tô chữ sẽ hỗ trợ cho khả năng viết chữ ở bé sau này; bởi vì, các thông tin về chữ cái sẽ được lập trình trong bộ não của bé.

Hàng ngày, mẹ cùng bé đọc sách/truyện có hình ảnh minh họa hoặc hướng dẫn bé tự “đọc”. Hai mẹ con có thể cùng xem tranh, mẹ gợi ý cho con tự kể theo sự tưởng tượng của bé. Tìm những chữ cái mà con đã được mẹ dạy trong quyển sách đó.

Làm giàu cho vốn từ của bé bằng cách liên tục đặt câu hỏi về những đồ vật, con người xung quanh để bé trả lời.

Khi dạy bé các chữ cái, mẹ giúp bé ghi nhớ theo trí tưởng tượng của mình. Ví dụ: chữ O tròn như quả trứng gà, tròn giống bánh xe ô tô… Hoặc chữ B là chữ đứng đầu của chữ Bố, Bà, Bác…

Cùng bé học chữ cái qua các bài hát, các biển quảng cáo trên tivi hay ngoài đường, đồ chơi, chữ cái in trên quần áo.

Theo aFamily

]]>
https://meyeucon.org/409/day-tre-hoc-chu-truoc-khi-vao-lop-1/feed/ 2