Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Sat, 27 Apr 2024 13:40:12 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Làm thế nào để bé đánh răng vui vẻ? https://meyeucon.org/27131/lam-the-nao-de-be-danh-rang-vui-ve/ https://meyeucon.org/27131/lam-the-nao-de-be-danh-rang-vui-ve/#respond Thu, 11 Apr 2013 23:00:33 +0000 https://meyeucon.org/?p=27131 Đánh răng là cách tốt nhất để giữ gìn vệ sinh răng miệng và chống sâu răng cho bé. Vậy khi dạy bé đánh răng mẹ phải làm thế nào để bé vui vẻ “hợp tác”? Hãy cùng tham khảo những gợi ý dưới đây nhé!

Để bé học đánh răng thật tự nhiên

Muốn dạy bé đánh răng bạn cần phải kiên trì, mỗi bé có cách phản ứng với việc đánh răng khác nhau, để bé tự nguyện, bạn cần làm cho bé thích, chứ không phải cảm giác bị ép buộc.

Mua những chiếc bàn chải răng màu sắc

Các bé (1-2 tuổi) rất thích bắt chước những gì bố mẹ làm, trong đó có cả việc đánh răng. Trước tiên, hãy mua những chiếc bàn chải khác màu, cho bố mẹ và cho bé.

Đánh răng là cách tốt nhất để giữ gìn vệ sinh răng miệng và chống sâu răng cho trẻ.
Đánh răng là cách tốt nhất để giữ gìn vệ sinh răng miệng và chống sâu răng cho trẻ.

Dạy trẻ cách ngồi quan sát bố/ mẹ chải răng

Tiếp đến, thử ngồi xổm với bé trên sàn nhà tắm để bé dễ dàng quan sát cách bạn đánh răng và bắt chước theo. Dùng một chiếc cốc chứa nước sạch để tráng miệng, một chậu nhỏ để đựng nước khi bé vừa nhổ ra. Mỗi lần bé chải răng, bé lại biết nhổ ra đúng cách.

Dạy trẻ các bước chải răng

Khi bé đã đồng ý đặt bàn chải vào miệng, hãy chuyển sang bước 2: Để bé giữ bàn chải và đánh răng cho mẹ trong khi bạn làm ngược lại với con. Nhưng nhớ là không được dùng chung bàn chải vì vi khuẩn gây sâu răng có thể chuyển từ miệng của mẹ sang miệng của bé.

Nếu “mánh khóe” này không hiệu quả, cũng đừng ép buộc bé. Bạn không nên cố nhét bàn chải vào miệng bé hoặc dọa nạt con.

Một số mẹo hay

Có thể dùng mẹo khác: Để bé đứng trên cái bục kê chân (bạn cần đứng cạnh con để đảm bảo an toàn). Ở tư thế này, bé có thể soi gương trong lúc đánh răng. Khi bé chăm chú với khuôn mặt của mẹ và bé trong gương nhà tắm, hãy chỉ và đếm răng cùng bé. Sau đó, bạn nhẹ nhàng chạm vào từng chiếc răng với bàn chải có quệt sẵn kem đánh răng. Với bé dưới 2 tuổi, chưa cần dùng kem đánh răng chứa fluoridated, chỉ cần đánh răng của bé với nước lọc là được.

Để bé tự quệt kem đánh răng bé thích

Dùng loại kem đánh răng bé yêu thích nhất nhưng bạn cần trực tiếp quệt kem lên bàn chải. Chỉ cần một vài chấm kem nhỏ là đủ cho một lần đánh răng của bé.

Lúc đầu chải hộ con, sau đó hướng dẫn con tự chải răng

Lúc đầu thì mẹ đánh cho con. Mỗi lần mẹ đánh cho con thì cũng hướng dẫn cho con để con tự đánh. Chỉ vài ba lần là bé có thể tự đánh răng được rồi. Khi mẹ muốn con đánh răng mặt ngoài thì mẹ bảo: Con I..i…

Cho em xem cái răng xinh nào. Thế là bé cứ I..i…, khoe hết cả răng cửa ra. Mẹ tha hồ chải. Muốn chải răng mặt trong thì mẹ lại bảo: Con A…a… đi nào. Thế là con cứ A..a cho me đưa cái bàn chải vào bên trong. Vậy là sạch cả trong lẫn ngoài.

Đừng quên khen ngợi

Hãy nhớ cổ vũ động viên con kèm theo những lời khen ngợi mỗi khi trẻ hoàn thành công việc đánh răng. Một phương pháp hay mà các ông bố bà mẹ thường áp dụng là mỗi lần bé đánh răng thật sạch xong, cha mẹ sẽ tặng một ngôi sao. Bảng gắn những ngôi sao này nên treo trong phòng bé hoặc trước cửa nhà tắm.

Cuối tuần khi trẻ nhận được rất nhiều ngôi sao, cha mẹ nên tặng thưởng cho bé một món đồ chơi mà bé thích, cùng đi chơi theo sự lựa chọn của bé hoặc kể thêm một câu chuyện hay trước giờ đi ngủ. Bằng cách này trẻ sẽ đánh răng tự giác và hào hứng.

]]>
https://meyeucon.org/27131/lam-the-nao-de-be-danh-rang-vui-ve/feed/ 0
Chăm sóc răng miệng cho bé và 5 thắc mắc thường gặp https://meyeucon.org/21471/cham-soc-rang-mieng-cho-be-va-5-thac-mac-thuong-gap/ Wed, 29 Feb 2012 09:18:01 +0000 https://meyeucon.org/?p=21471 Trong 3 năm đầu đời là khoảng thời gian cho sự phát triển và hoàn thiện răng cho bé. Việc chăm sóc răng miệng cho trẻ sẽ gặp phải không ít khó khăn do quá trình phát triển kéo dài của bộ răng và trẻ chưa tự chủ với bảo vệ sức khỏe răng miệng. Những kiến thức sau đây sẽ giúp bạn chăm sóc bé được tốt hơn ở khía cạnh này.

Chiếc răng đầu tiên của trẻ mọc khi nào?

Không thể trả lời chính xác thời điểm chiếc răng đầu tiên của trẻ xuất hiện, vì đối với mỗi trẻ khoảng thời gian mọc răng lại khác nhau.

Tuy nhiên, thông thường thì chiếc răng đầu tiên sẽ xuất hiện ở giữa của hàm dưới vào khoảng tháng tuổi thứ 6 của trẻ. Sau đó trẻ sẽ không mọc thêm một chiếc răng nào nữa cho tới khi trẻ được trên 1 tuổi.

Khi được 2 – 2 tuổi rưỡi thì hầu như trẻ đã mọc được đủ 20 chiếc răng, chiếc răng hàm vĩnh cửu đầu tiên sẽ xuất hiện khi bé được khoảng 6 tuổi.

Trẻ từ 3 tuổi trở cần được hướng dẫn cách đánh răng bằng bàn chải và kem đánh răng.

Cách chăm sóc răng cho trẻ ra sao?

Việc chăm sóc răng cho trẻ nên được bắt đầu từ khi chiếc răng đầu tiên của bé xuất hiện. Tại thời điểm đó trẻ chưa thể tự đánh răng hay sử dụng bàn chải đánh răng, nhưng bạn có thể giúp trẻ vệ sinh răng miệng bằng cách dùng khăn vải mềm lau xung quanh chiếc răng mới mọc và lợi của bé sau mỗi khi ăn.

Sau đó khi trẻ từ 3 tuổi trở lên bạn hãy hướng dẫn bé cách đánh răng bằng bàn chải và kem đánh răng. Nên nhớ hãy mua đúng loại bàn chải và kem đánh răng dành cho trẻ em để đảm bảo chắc chắn rằng lợi của bé không bị tổn thương. Còn với kem đánh răng bạn cần chọn loại có chứa florua dành cho trẻ em.

Tại sao phải chọn mua kem đánh răng có chứa florua?

Bởi lẽ florua là một loại khoảng chất có nguồn gốc tự nhiên, có tác dụng bảo vệ răng miệng khỏi nguy cơ gây sâu răng.

Mọc răng có làm cho trẻ bị ốm?

Khi chiếc răng đầu tiên nhú lên khỏi lợi có thể bị sốt nhẹ, mệt là nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ quấy, khóc.

Tuy nhiên nếu bạn thấy bé có dấu hiệu sốt nặng, tiêu chảy, hay những biểu hiện bất thường nguy hiểm khác thì đừng chần chừ mà hãy nhanh chóng đưa trẻ tới gặp bác sĩ để ứng phó kịp thời.

Khi nào nên đưa trẻ đi khám răng?

Theo các chuyên gia nhi khoa thì thời điểm thích hợp nhất để đưa trẻ tới gặp bác sĩ nha khoa là khi trẻ được 1 tuổi. Cũng xin nói thêm với bạn rằng việc sớm đưa trẻ tới gặp bác sĩ nha khoa sẽ giúp trẻ sớm được phát hiện những bất thường về răng miệng có thể gặp lại sau này.

Không những thế, các bác sĩ nha khoa có thể đưa ra cho bạn những lời khuyên hữu ích về chế độ ăn uống, cách vệ sinh răng miệng, sử dụng kem đánh răng… để việc vệ sinh và chăm sóc răng được hiệu quả hơn.

]]>
Bảo vệ bé khỏi răng sún và ngả màu https://meyeucon.org/17627/bao-ve-be-khoi-rang-sun-va-nga-mau/ https://meyeucon.org/17627/bao-ve-be-khoi-rang-sun-va-nga-mau/#respond Wed, 22 Jun 2011 21:09:09 +0000 https://meyeucon.org/?p=17627 Để giúp cho bé có một hàm răng trắng, đều và đẹp là cả 1 quá trình chăm sóc của bố mẹ. Hàm răng trắng đều giúp trẻ có nụ cười tươi và hình thành sự tự tin trong giao tiếp. Răng ngả màu hoặc bị sún không chỉ là vấn đề sức khỏe mà còn ảnh hưởng lớn đến thẩm mĩ khiến trẻ thiếu tự tin.

Thông thường trẻ mọc 2 chiếc răng cửa đầu tiên vào lúc 6 tháng tuổi. Đây cũng là thời điểm đánh dấu mẹ phải bắt đầu quá trình chăm sóc răng cho trẻ. Thời điểm răng sữa, trẻ rất dễ bị sún hoặc ngả màu răng nếu không được chăm sóc. Các lưu ý sau sẽ giúp răng trẻ không bị ngả màu hoặc sún:

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Bình thường, răng sữa của trẻ có màu trắng nhạt hoặc trắng ngà. Răng sữa bị ngả màu hoặc sâu phần lớn do vệ sinh răng miệng không đúng cách.

Với trẻ sơ sinh mới mọc 1 chiếc răng thì sau khi trẻ uống sữa, mẹ nên cho bé uống nước lọc để ngăn ngừa hình thành mảng bám ở lưỡi và men răng. Hàng ngày, mẹ dùng gạc sạch, thấm nước tinh khiết hoặc nước muối loãng để vệ sinh răng và khoang miệng cho trẻ.

Trẻ từ 2 tuổi, mẹ có thể dạy bé cách tự đánh răng bằng bàn chải và kem đánh răng dành cho trẻ nhỏ ngày 2 lần. Thông thường, từ 3 tuổi, bé mới có thể đánh răng thành thạo hơn mỗi ngày.

Lưu ý nguồn thực phẩm

Flour giúp men răng cứng chắc, chống đỡ vi khuẩn gây sâu răng. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý cho con ăn những thức ăn giàu fluor như cá (đặc biệt là cá biển), trứng, sữa tươi, gan… Nên cho trẻ ăn thức ăn có xơ, những sợi xơ cùng nước bọt tiết ra có khả năng cuốn đi thức ăn còn vướng ở kẽ răng, đó cũng là một cách phòng tránh sâu răng cho trẻ. Ngược lại, một số thực phẩm không tốt cho răng của trẻ như: nước ngọt, bánh kẹo, nước lạnh… thì cần hạn chế.

Loại bỏ những thói quen xấu

Không cho trẻ bú bình hay ngậm bình sữa khi ngủ. Không để trẻ dùng răng cắn vật cứng. Hạn chế cho bé ăn kẹo và uống nước có ga.

Với những trẻ có thói quen ngậm cơm, cần kiểm tra miệng bé sau khi ăn.

Chú ý sử dụng thuốc

Các loại thuốc có chứa sắt, sử dụng quá nhiều flour, người mẹ mang thai sử dụng các loại kháng sinh tetracyclin, minocyclin, oxytetracyclin và doxycyclin có thể gây ra hiện tượng răng ngả màu xỉn ở trẻ. Bởi vậy, mẹ cần hết sức chú ý việc sử dụng thuốc.

Khám răng định kỳ

Đối với những trẻ trên 1 tuổi, cha mẹ nên cho trẻ đi khám răng định kỳ 6 tháng/1 lần để phát hiện sớm những bất thường ở răng và có biện pháp xử trí thích hợp.

]]>
https://meyeucon.org/17627/bao-ve-be-khoi-rang-sun-va-nga-mau/feed/ 0
Chăm sóc răng miệng cho con ngay từ những năm đầu đời https://meyeucon.org/16278/cham-soc-rang-mieng-cho-con-ngay-tu-nhung-nam-dau-doi/ https://meyeucon.org/16278/cham-soc-rang-mieng-cho-con-ngay-tu-nhung-nam-dau-doi/#respond Sat, 02 Apr 2011 19:14:38 +0000 https://meyeucon.org/?p=16278 Việc mẹ chú ý chăm sóc răng miệng tốt cho con ngay từ những năm đầu đời có thể giúp trẻ ngăn ngừa các vấn đề răng miệng ảnh hưởng về sau này.

Nói một cách đơn giản thì, chăm sóc răng miệng tốt chỉ bao gồm việc đánh răng, dùng chỉ nha khoa và thường xuyên khám nha sĩ theo định kì và khi có vấn đề không ổn.

Ở từng lứa tuổi, trẻ cần có những biện pháp chăm sóc răng miệng phù hợp khác nhau.

Trẻ sơ sinh và trẻ em

Gần như sau sinh, hàm răng của trẻ đã được hình thành, chỉ là chúng ta chưa thấy rõ mà thôi. Lúc đầu, những chiếc răng được “ẩn” dưới nướu. Các răng này rất quan trọng, bởi vì sau khi chúng mọc lên, trẻ có thể nhai thức ăn, trẻ có một nụ cười đẹp và nói chuyện tốt. Những chiếc răng đầu tiên này cũng định hình cho lần mọc răng về sau (sau khi thay răng sữa). Nó sẽ giúp những chiếc răng sau này được mọc thẳng lên hoặc mọc xiên.

Bạn có thể chăm sóc răng của bé bằng cách làm theo những gợi ý sau:

– Làm sạch răng mới mỗi ngày. Khi những chiếc răng đầu tiên của trẻ đã mọc, bạn có thể làm sạch chúng bằng cách dùng khăn ướt cọ xát chúng nhẹ nhàng. Khi răng có kích thước lớn thì mới sử dụng bàn chải đánh răng loại dành cho trẻ con để chải răng cho trẻ.

– Trẻ em dưới 2 tuổi không nên sử dụng kem đánh răng. Thay vào đó, sử dụng nước để đánh răng của con bạn.

– Không để trẻ ngậm bình sữa (nước trái cây) khi ngủ. Vì như vậy có thể để sữa hoặc nước trái cây dính vào răng và gây sâu răng.

– Hạn chế cho con ăn nhiều đồ ăn có lượng đường cao. Thay vào đó nên ăn các loại thức ăn có lượng đường thấp hơn như pho mát, trái cây và rau quả. Tránh cho trẻ em ăn nhiều kẹo, dù là kẹo cứng hay kẹo mềm.

– Dạy con làm thế nào để đánh răng và tầm quan trọng của việc giữ răng sạch sẽ.

– Đưa con đến nha sĩ thường xuyên. Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng trẻ em xem nha sĩ của họ bắt đầu từ 1 tuổi.

Khi con đã trưởng thành

Chăm sóc tốt răng miệng sẽ giúp con bạn có hơi thở dễ chịu, một nụ cười đẹp và không bị sâu răng. Dưới đây là một số điều đơn giản, bạn có thể giúp con thực hiện:

– Đánh răng ít nhất hai lần một ngày với kem đánh răng có fluoride.

– Dùng chỉ nha khoa để vệ sinh răng ít nhất một lần một ngày.

– Không hút thuốc hoặc nhai thuốc lá, vì nó sẽ khiến cho hơi thở bị hôi và gây ra bệnh ung thư.

– Dùng vật bảo vệ răng khi chơi thể thao

– Thường xuyên đi khám nha khoa theo định kì.

Nếu thấy con có bất kỳ vấn đề gì với răng miệng, cha mẹ nên sớm đứa con đến khám để có thể chẩn trị kịp thời.

]]>
https://meyeucon.org/16278/cham-soc-rang-mieng-cho-con-ngay-tu-nhung-nam-dau-doi/feed/ 0
Ngừa sâu răng ở trẻ nhỏ, không để quá muộn https://meyeucon.org/15698/ngua-sau-rang-o-tre-nho-khong-de-qua-muon/ https://meyeucon.org/15698/ngua-sau-rang-o-tre-nho-khong-de-qua-muon/#comments Tue, 18 Jan 2011 11:05:13 +0000 https://meyeucon.org/?p=15698 Sâu răng là bệnh ngày càng phổ biến ở trẻ em. Bệnh sâu răng không chỉ xuất hiện ở những trẻ đang ở tuổi học đường mà cả những trẻ vẫn còn ẵm ngửa trên tay. Thói quen ăn uống, sự thiếu ý thức trong việc vệ sinh răng miệng là nguyên nhân khiến tỷ lệ sâu răng ở trẻ nhỏ ngày càng tăng. Bởi vậy, làm thế nào để trẻ có một hàm răng khoẻ, không bị sâu ngay từ lúc nhỏ là vấn đề đang được các bậc phụ huynh và xã hội quan tâm.


Tại Hội nghị quốc gia ngành răng hàm mặt và khai mạc Triển lãm Nha khoa quốc tế lần thứ 3 diễn ra tại Hà Nội, PGS.TS Trịnh Đình Hải, Giám đốc Bệnh viện Răng hàm mặt trung ương cho biết, có khoảng 85% trẻ sáu đến tám tuổi bị sâu răng sữa với tỷ lệ trung bình là 6 răng/trẻ. Riêng ở trẻ lớn, tỷ lệ răng sâu vĩnh viễn rất đáng ngại, gia tăng theo tuổi (50% ở trẻ trên mười hai tuổi). Tuy nhiên đây mới chỉ là con số thống kê ở những trẻ đang ở lứa tuổi học đường, còn những trẻ nhỏ hơn thì ngành y tế vẫn chưa có một số liệu cụ thể.

Trẻ có thể mắc bệnh từ thói quen ăn uống

Rất nhiều bậc phụ huynh có con ở lứa tuổi từ 1-3 tuổi cho rằng, chỉ những trẻ lớn hay thích ăn đồ ngọt, có thói quen ngậm đồ ăn khi đi ngủ mới có nguy cơ bị sâu răng. Đây là quan điểm sai lầm. Bởi ngay cả trẻ ở tuổi mọc răng sữa, không ăn đồ ngọt hay ngậm đồ ăn khi ngủ nhưng các thực phẩm hàng ngày như cơm, cháo, hoa quả cũng chứa vi khuẩn lên men khiến trẻ bị sâu răng.

Khi bị sâu răng, trẻ thường có các triệu chứng lâm sàng như răng ê buốt thoáng qua. Nặng hơn một chút, trẻ bị ê buốt nhiều sau mỗi lần uống nước lạnh hay khi nhai. Nếu không được chữa trị kịp thời, sâu răng nặng sẽ lan tới tủy răng, gây viêm tủy. Trẻ bị viêm tủy răng sẽ bị đau nhức từng cơn ngay cả khi không nhai, đặc biệt là đau nhiều về đêm.

Theo TS Phạm Như Hải, Trưởng khoa Răng, Bệnh viện Việt Nam – Cuba, ngày càng có nhiều trẻ nhỏ trong giai đoạn răng sữa, chưa thay răng nhưng vẫn bị sâu răng. Thậm chí, có những trẻ mới 1-2 tuổi nhưng răng sâu cả hàm, lợi sưng đau, chảy máu, khiến trẻ quấy khóc.

TS Hải cũng cho biết, chính thói quen ăn đồ xay nhuyễn cũng là một nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ sâu răng ở trẻ nhỏ. Cha mẹ thường xay nhuyễn thập cẩm các loại rau, củ, quả, thịt, cá để ép trẻ ăn, vô tình tạo thói quen xấu cho trẻ là nuốt luôn, không nhai. Thói quen này rất nguy hiểm, bởi khi răng miệng ít hoạt động, nước bọt tiết ra ít hơn thì khả năng sâu răng sẽ nhiều hơn.

Bởi vậy, theo các bác sĩ, răng miệng là cơ quan rất quan trọng của trẻ, trẻ có răng miệng tốt sẽ đảm bảo tiêu hóa tốt. Trẻ từ 6 tháng tới ba tuổi là thời kỳ mọc răng sữa. Đây là giai đoạn trẻ cần được bổ sung canxi để có hàm răng khoẻ sau này.

Chăm sóc răng tốt cho trẻ – Không để quá muộn

Nhiều bậc cha mẹ cũng cho rằng, khi trẻ còn nhỏ, trong giai đoạn ăn sữa việc vệ sinh răng miệng cho trẻ cũng không cần thiết. Vì thế, họ chỉ vệ sinh răng miệng khi trẻ đã mọc đủ răng cả hai hàm và tầm 2 tuổi mới bắt đầu đánh răng cho trẻ. Tuy nhiên, theo PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai mũi họng trung ương, về mặt khoa học, đề ngăn ngừa sâu răng hiệu quả cha mẹ nên cho trẻ đánh răng ngay khi răng bắt đầu nhú, tức là khoảng 6 tháng tuổi. Bởi thời gian để trẻ mọc đủ răng rất dễ khiến trẻ bị sâu răng vì bắt đầu ăn dặm. Nên đánh răng cho trẻ 2 lần/ngày và đánh răng ngay sau khi ăn.

Đối với trẻ nhỏ, nửa đêm phải uống sữa không thể đánh răng được, cha mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước tráng miệng hoặc lấy khăn mềm lau các bề mặt răng của trẻ. Cha mẹ cần chú ý hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách mới có hiệu quả ngừa sâu răng. Không nên chỉ đưa bàn chải đánh ở bề mặt ngang, bên ngoài vì răng dễ bị sâu nhất ở kẽ giữa răng, vùng răng nhấp nhô. Nếu phát hiện vết ố ở răng, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và xử lý sớm, tránh nguy cơ hỏng cả hàm răng vì đi khám muộn.

]]>
https://meyeucon.org/15698/ngua-sau-rang-o-tre-nho-khong-de-qua-muon/feed/ 1
Cách hay để bé có hàm răng khỏe đẹp https://meyeucon.org/15408/cach-hay-de-be-co-ham-rang-khoe-dep/ https://meyeucon.org/15408/cach-hay-de-be-co-ham-rang-khoe-dep/#respond Thu, 06 Jan 2011 12:56:06 +0000 https://meyeucon.org/?p=15408 Không phải cha, mẹ nào cũng biết cách làm thể nào để trẻ có một hàm răng khỏe nhất.Chăm sóc răng miệng cho trẻ là một trong những việc quan trọng mà các bậc cha, mẹ luôn quan tâm để trẻ có một hàm răng đẹp và khỏe mạnh khi lớn lên.

Khi nào thì nên chăm sóc răng cho trẻ

Hầu hết các bậc cha, mẹ thường chỉ quan tâm đến sức khỏe răng miệng cho trẻ khi chúng bắt đầu mọc răng. Điều này hoàn toàn sai lầm.

Cha, mẹ nên bắt đầu quan tâm đến việc chăm sóc răng miệng cho con trẻ ngay cả trước khi chiếc răng đầu tiên của bé xuất hiện. Hãy nhớ rằng không phải vì trẻ chưa có răng mà không cần quan tâm đến việc chăm sóc răng, miệng cho chúng. Ngay từ khi sinh ra răng của trẻ đã được phát triển đầy đủ, nhưng chúng vẫn còn chìm sâu trong hàm. Vì vậy, khi trẻ chưa mọc răng cha, mẹ thay vì việc đánh răng cho trẻ hãy giữ cho trẻ có một bộ nướu khỏe mạnh.

Nên dùng một chiếc khăn ẩm lau nhẹ lên nướu răng của bé sau ăn có thể ngăn ngừa sự tích tụ của các vi khuẩn gây hại. Sau khi con của bạn bắt đầu mọc vài chiếc răng bạn có thể chải chúng bằng bàn chải đánh răng mềm mại của một đứa trẻ hoặc chà xát chúng bằng miếng gạc vào cuối ngày.

Ngay cả trẻ sơ sinh vẫn có thể có vấn đề với sâu răng khi bố mẹ không thực hành thói quen ăn uống tốt. Nhiều bậc cha, mẹ có thói quen cho trẻ ngậm bình sữa khi ngủ điều này gây tác động không tốt cho răng của bé. Khi các chất đường từ nước trái cây hoặc sữa vẫn còn trên răng của bé trong nhiều giờ, nó có thể ăn mòn men răng, tạo ra một tình trạng được gọi là miệng chai, rỗ, hoặc đổi màu men răng của trẻ. Trường hợp nặng dẫn đến sâu răng.

Lời khuyên cho cha mẹ

Việc chăm sóc răng miệng cho trẻ không phải một việc đơn giản, cần có sự kiên trì. Một vài lời khuyên dưới đây sẽ giúp các bậc cha, mẹ dễ dàng hơn trong việc cùng trẻ giũ gìn một hàm răng khỏe mạnh.

Tạo thói quen cho trẻ đến các phòng nha khoa

Điều này giúp phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng cho trẻ. Bên cách đó sẽ giúp trẻ quen dần với việc đến thăm nha sĩ, không sợ hãi mỗi khi phải thăm khám răng.

Tạo thói quen cho trẻ đánh răng thường xuyên

Sự đổi màu men răng của trẻ cũng có thể xảy ra từ việc sử dụng kháng sinh kéo dài, và một số thuốc có chứa một lượng lớn đường. Cha mẹ nên khuyến khích trẻ em để bàn chải sau khi dùng thuốc của họ, đặc biệt nếu có chỉ định sẽ được lâu dài.

Đánh răng ít nhất hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa thường xuyên sẽ giúp duy trì miệng khỏe mạnh. Trẻ ở lứa tuổi 2 hoặc 3 có thể bắt đầu sử dụng kem đánh răng với một lượng nhỏ khoảng bằng hạt đậu. Không nên lấy một lượng kem đánh răng quá lớn khi trẻ mới bắt đầu tập đánh răng. Điều đó dễ khiến trẻ nuốt phải bọt kem đánh răng không tố cho sức khỏe của chúng.

Với trẻ ở lứa tuổi này cha, mẹ nên trực tiếp đánh răng cho trẻ hoặc phải giám sát để trẻ không nuốt phải nước bọt kem đánh răng.

Tạo thói quen đánh răng thường xuyên cho trẻ không phải một việc đơn giản. Thông thường trẻ rất sợ mỗi khi phải đánh răng. Vì vậy cha, mẹ cần phải kiên trì, khuyến khích, động viên để trẻ cám nhận việc đánh răng hàng ngày là khoảng thời gian thú vị của chúng, chứ không phải là lúc chúng bị cha mẹ la mắng.

Tránh cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt vào buổi tối

Các bậc cha, mẹ nên kiên quyết với trẻ trong việc cho phép chúng được sử dụng đồ ăn chứa nhiều chất ngọt trong khoảng thời gian nào trong ngày. Nếu bạn để cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt vào buổi tối sẽ khiến cho con bạn phải đối mặt với nguy cơ bị sâu răng trong tương lai. Hạn chế ăn các loại thực phẩm có đường và thường xuyên đánh răng và dùng chỉ nha khoa là cách tốt nhất để chăm sức khỏe răng miệng của trẻ, giúp đảm bảo cho trẻ một hàm răng khỏe mạnh và một nụ cười xinh đẹp.

]]>
https://meyeucon.org/15408/cach-hay-de-be-co-ham-rang-khoe-dep/feed/ 0
Những mẹo khiến trẻ thích thú với việc đánh răng https://meyeucon.org/14614/nhung-meo-khien-tre-thich-thu-voi-viec-danh-rang/ https://meyeucon.org/14614/nhung-meo-khien-tre-thich-thu-voi-viec-danh-rang/#comments Sun, 12 Dec 2010 16:46:29 +0000 https://meyeucon.org/?p=14614 Làm thế nào để bắt đầu dạy trẻ đánh răng và khiến trẻ thích thú hơn với việc vệ sinh răng miệng hàng ngày đây? Các phụ huynh hãy thực hành theo những mẹo nhỏ sau nhé!

1. Tìm chọn mua cho con một bàn chải đánh răng nhỏ nhắn ngộ nghĩnh đáng yêu. Tốt nhất là bạn nên chọn mua chiếc bàn chải có hình con thú ngộ nghĩnh mà trẻ thích hoặc một nhân vật yêu thích của trẻ giống như Barbie, Scooby Doo, Daffy Duck, Hello Kitty…

2. Mua cho con bạn một ống kem đánh răng riêng phù hợp với độ tuổi của bạn. Kem đánh răng của trẻ nên có một hương vị thơm ngon hoặc có hương vị mà chúng thích.

3. Tạo cho trẻ hứng thú với việc đánh răng bằng cách nếu đánh răng chăm chỉ bạn sẽ kể cho trẻ nghe những câu chuyện trước khi đi ngủ, hoặc trẻ được chọn một trò chơi nào đó để chơi trong ngày.

Khi trẻ đáp ứng được điều này và tạo được thói quen đánh răng, bạn hãy nhớ thưởng cho trẻ. Tuy nhiên đừng lạm dụng nó.

4. Hãy nhớ rằng sau khi trẻ đánh răng, hãy hỏi trẻ xem trẻ có cảm thấy sạch sẽ. Đồng thời bạn cũng nên kiểm tra lưỡi của chúng. Nếu chưa như ý, bạn có thể hướng dẫn trẻ đánh răng một lần nữa.

Mẹo nhỏ:

– Hãy chắc chắn rằng con của bạn có đủ canxi trong chế độ ăn hàng ngày vì canxi giúp thúc đẩy răng và xương phát triển tối ưu.

– Là cha mẹ, bạn nên hướng dẫn trẻ cách đánh răng đúng cách và thói quen chăm sóc răng miệng hàng ngày bởi vì bạn không thể theo sát chúng từng ly từng tý một, nhất là khi bạn bạn rộn.

– Cha mẹ trẻ đừng quên rằng, những vật dụng nhỏ bé gần gũi với trẻ lại có thể là chất xúc tác khiến trẻ thích thú hơn với việc đánh răng. Chẳng hạn như chiếc bàn chải hình con thú ngộ nghĩnh, cốc nước súc miệng đáng yêu hoặc một vật dụng nào đó trẻ quan tâm như một nhân vật hoạt hình, hay anh hùng yêu thích của trẻ…

– Không tiết kiệm những lời khen ngợi dành cho trẻ khi trẻ biết đánh răng hàng ngày. Hãy nói với trẻ rằng hành động này sẽ giúp duy trì sức khỏe răng miệng cho trẻ và là hành động tốt mà trẻ nên duy trì đều đặn.

– Cho con bạn đến thăm khám nha sĩ thường xuyên

Cảnh báo:

– Không bao giờ cho những đứa trẻ đánh răng bằng kem đánh răng của người lớn.

– Hầu hết các nha sĩ khuyên bạn nên tránh các loại kem đánh răng có chứa fluor cho các em bé cho đến khi trẻ đủ tuổi để hiểu họ phải nhổ kem đánh răng ra (thường là sau 3 tuổi). Nuốt quá nhiều fluor có thể gây độc hại cho sức khỏe của trẻ. Do đó, bạn nên kiểm tra nhãn kem đánh răng trước khi mua.

]]>
https://meyeucon.org/14614/nhung-meo-khien-tre-thich-thu-voi-viec-danh-rang/feed/ 1
8 nguyên nhân khiến răng trẻ ngả màu https://meyeucon.org/14128/8-nguyen-nhan-khien-rang-tre-nga-mau/ https://meyeucon.org/14128/8-nguyen-nhan-khien-rang-tre-nga-mau/#respond Sat, 27 Nov 2010 14:26:16 +0000 https://meyeucon.org/?p=14128 Một hàm răng ngả màu không chỉ làm mất thẩm mỹ mà nó còn chứa đựng rất nhiều nguy cơ đe dọa tới sức khỏe. Đối với trẻ em, giữ gìn hàm răng chắc khỏe không chỉ là một thói quen tốt mà còn ảnh hưởng tới quá trình phát triển sau này của bé. Hãy cùng tham khảo những nguyên nhân khiến răng trẻ ngả màu và cách khắc phục.

Triệu chứng của răng bị đổi màu

  • Có những vết ố màu vàng, nâu, xám hay đen trên răng.
  • Hơi thở của trẻ hay miệng có mùi hôi.
  • Tích tụ nhiều chất bẩn trên răng, có nhiều mảng bám vôi răng.
  • Nướu trẻ sẽ có dấu hiệu bị ửng đỏ.
  • Trong miệng trẻ thường có nhiều răng bị sâu.

Các nguyên nhân khiến răng bé ngả màu

Không chải răng thường xuyên

Dễ khiến cho các loại vi khuẩn hay mảng bám hình thành trên bề mặt răng, lâu ngày dẫn tới ngả màu. Trong quá trình ăn uống, các loại màu sắc trong thực phẩm sẽ bám vào bề mặt răng, thường là những trũng, rãnh trên bề mặt. Những vết dính này có thể có nhiều màu khác nhau như vàng đậm, nâu nhạt đến nâu đậm, thậm chí có màu đen. Nếu vệ sinh răng miệng không đúng cách, lâu ngày bề mặt răng trẻ sẽ sậm màu.

Sử dụng quá nhiều fluor

Nhiều bậc cha mẹ cho rằng trẻ sử dụng kem đánh răng chứa càng nhiều florua càng tốt để phòng ngừa sâu răng. Sai lầm này có thể dẫn đến những chấm trắng đục trên răng của trẻ là dấu hiệu đầu tiên cho thấy răng bé bắt đầu ngả màu.

Fluor là một chất hóa học có khả năng chống sâu răng, vì vậy nó thường được thêm vào kem đánh răng, sữa, nước máy… Nhưng khi nồng độ fluor vượt quá mức cho phép sẽ làm răng trẻ không được bóng, răng ngả màu vàng hoặc xỉn đen. Nếu nặng hơn thì răng có nhiều hố rãnh, không còn hình dáng bình thường. Do đó, nếu phụ nữ mang thai hay trẻ em uống phải quá nhiều fluor thì cũng gây đổi màu răng, nhẹ có thể có những vết nâu hay trắng đục, nặng thì có thể gây khiếm khuyết cấu trúc men răng.

Men răng kém

Men răng phát triển không đầy đủ, chất lượng men răng kém có thể do gene thường làm cho răng trẻ bị chuyển màu.

Sâu răng, viêm nướu

Sâu răng sẽ phân huỷ các tế bào men, ngà răng dần dần, kết hợp với màu sắc trong thực phẩm, hoặc răng bị chết tuỷ sẽ tạo nên những lỗ sậm màu hoặc đen trên răng.

Bú bình

Bú bình là thói quen không tốt với răng miệng của bé. Nó không những khiến trẻ dễ bị sâu răng hơn mà còn làm cho răng dễ bị ngả màu.

Uống thuốc dưới dạng dung dịch lỏng có chứa hàm lượng sắt lớn

Hàm lượng sắt có nhiều trong dung dịch của thuốc cũng là một trong những lý do chính khiến cho răng bị ngả màu.

Mẹ mang thai uống các loại thuốc kháng sinh

Các loại kháng sinh như tetracycline, minocycline, oxytetracyclin và doxycycline: Nếu bà mẹ uống các loại thuốc này khi đang mang thai hay trẻ uống thuốc này trước 7 – 8 tuổi thì có thể làm răng trẻ sậm màu.Trong thời gian bị bệnh, trẻ thường được cho uống kháng sinh, đặc biệt là kháng sinh dòng tetracyclin. Tetracyclin sẽ ngấm vào tế bào men răng và tế bào ngà răng làm cho răng bị sậm màu do nhuộm sắc tetracyclin. Do đó, không nên cho bà mẹ mang thai và trẻ nhỏ uống tetracyclin, nếu cần dùng kháng sinh thì nên cho các loại khác.

Tùy thuộc vào thời điểm, thời gian dùng thuốc, liều lượng và loại thuốc kháng sinh mà răng trẻ ngả màu có nhiều mức độ. Màu răng có thể trở nên vàng, nâu hay xám xanh.

Trẻ mắc bệnh vàng da

Chứng bệnh này có thể làm thay đổi màu răng của trẻ sang mầu sậm.

Nên và không nên làm gì để chăm sóc răng bé

Nên

– Chải răng đúng cách và đúng thời điểm. Tốt nhất trẻ nên chải răng ngay sau khi ăn, ngay cả khi chỉ ăn bánh kẹo, hoặc ăn vặt.

– Khi trẻ được 1 tuổi, nên thường xuyên đưa trẻ đi khám răng định kỳ 6 tháng một lần để kịp thời phát hiện bất kỳ những dấu hiệu bất thường ở giai đoạn sớm.

– Nên hạn chế cho trẻ uống các loại đồ uống có đường như: Nước quả sau khi đã đánh răng hoặc uống nước ngọt trước khi đi ngủ.

– Với trẻ dưới 3 tuổi, nên cẩn thận khi sử dụng kem đánh răng trẻ em có chứa fluor, chỉ dùng 1 lượng kem đánh răng nhỏ bằng hạt đậu khi đánh răng, tránh để trẻ nuốt kem đánh răng.

Không nên

– Không nên để cho trẻ có thói quen bú bình và ngậm bình sữa hoặc nước hoa quả ngậm trong miệng những lúc trẻ đi ngủ.

– Không được để trẻ đánh răng mà không có sự giám sát của người lớn. Việc nuốt thường xuyên kem chứa fluor sẽ gây ngộ độc có thể khiến trẻ mắc chứng nhiễm fluor, men răng trở nên đục và có thể bị nhuộm màu. Trường hợp nặng có thể gây khiếm khuyết cấu trúc răng.

– Không được tự ý mua kháng sinh tetracycline cho con uống, không cho trẻ dưới 10 tuổi sử dụng bất kỳ loại tetracycline nào vì những loại thuốc này sẽ ảnh hưởng đến men răng của trẻ.
– Nên uống thuốc (dạng siro) bằng ống hút để tránh răng bị đen do thuốc có chứa sắt.

]]>
https://meyeucon.org/14128/8-nguyen-nhan-khien-rang-tre-nga-mau/feed/ 0
Chăm sóc răng miệng bé theo tháng tuổi https://meyeucon.org/13173/cham-soc-rang-mieng-be-theo-thang-tuoi/ https://meyeucon.org/13173/cham-soc-rang-mieng-be-theo-thang-tuoi/#respond Sat, 16 Oct 2010 05:28:52 +0000 https://meyeucon.org/?p=13173 Dù răng sữa sẽ được thay thế bằng răng vinh viễn nhưng việc chăm sóc răng sữa vẫn cực kỳ quan trọng. Sâu răng sữa có thể khiến bé bị ốm. Mất răng sữa quá sớm cũng có thể khiến răng trưởng thành mọc lệch lạc và dẫn tới các vấn đề về phát âm.

Vì thế, ngay cả khi bé chưa có chiếc răng nào, cha mẹ vẫn cần giữ thói quen vệ sinh răng miệng cho con.

Giai đoạn 0-6 tháng tuổi

Chiếc răng đầu tiên có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào trong giai đoạn 3-12 tháng. Thời điểm mọc răng phổ biến là 6 tháng tuổi. Mầm răng sữa được hình thành ngay từ khi bé còn nằm trong bụng mẹ; do đó, dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai (nhất là canxi và phôtpho) đóng vai trò lớn cho sự phát triển răng của bé.

Dấu hiệu đáng lưu ý: Bạn có thể thấy chỗ lợi (nơi các răng sắp nhú lên) đổi màu. Điều này không có gì đáng lo. Chỗ một cái răng sắp nhú lên trông như một vết tím bầm (tụ máu) và dấu hiệu này sẽ biến mất khi chiếc răng mới xuất hiện.

Vai trò của cha mẹ: Nên lau lợi hàng ngày cho bé với miếng gạc (hoặc khăn mặt sạch) cuốn vào ngón tay của mẹ. Trước khi răng nhô lên khỏi bề mặt lợi, có thể có một vết nứt ở lợi, nơi vi khuẩn dễ cư trú và gây viêm.

Khi một chiếc răng nhú lên, bạn có thể vệ sinh răng cho bé với khăn mặt sạch (hoặc bàn chải nhỏ) cùng với nước ấm. Nên vệ sinh răng cho bé sau bữa ăn sáng và trước giờ đi ngủ hàng ngày.

Khám nha sĩ: Có thể đưa bé nhà bạn đi khám răng lúc 6 tháng tuổi (thời điểm của chiếc răng sữa đầu tiên).

Giai đoạn 6-12 tháng tuổi

Đến sinh nhật đầu tiên, bé thường có ít nhất hai cái răng hoặc có thể là 8 cái răng.

Vai trò của cha mẹ: Nếu bé khó chịu vì mọc răng, bạn có thể chuẩn bị đồ chơi sạch, an toàn để bé gặm; có thể massage răng lợi cho bé với một chiếc gạc hoặc khăn mặt; hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn muốn dùng thuốc giảm đau cho bé mọc răng.

Khám nha sĩ: Cho bé đi khám nha sĩ ở thời điểm 1 tuổi giúp cha mẹ được tư vấn cách chăm sóc răng miệng cho con tốt hơn. Chẳng hạn, bạn sẽ biết việc cho bé mút ti giả hay mút ngón tay có ảnh hưởng đến răng của bé không.

Giai đoạn 12-18 tháng tuổi

Nếu bé nhà bạn chưa có chiếc răng nào dù đã 15 tháng tuổi, bạn cần đưa bé đi khám để bác sĩ kiểm tra lợi cho bé. Bác sĩ có thể nhận biết răng ngay dưới bề mặt lợi và chỉ định cách chà lợi để giúp răng nhú lên.

Vai trò của cha mẹ: Có thể dùng một chiếc bàn chải đánh răng lông mềm để vệ sinh răng cho bé. Thời điểm này, bạn chưa cần sử dụng kem đánh răng cho bé vì bé có thể nuốt phải kem đánh răng. Hãy dạy bé biết cách đánh răng: bạn di chuyển bàn chải trước, bé sẽ nối tiếp theo bạn.

Khám nha sĩ: Nếu bé chưa từng đi khám nha sĩ thì đây là thời điểm phù hợp. Nha sĩ sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn về răng của bé.

]]>
https://meyeucon.org/13173/cham-soc-rang-mieng-be-theo-thang-tuoi/feed/ 0
Hướng dẫn cách đánh răng cho trẻ https://meyeucon.org/12854/huong-dan-cach-danh-rang-cho-tre/ https://meyeucon.org/12854/huong-dan-cach-danh-rang-cho-tre/#respond Sat, 02 Oct 2010 12:22:38 +0000 https://meyeucon.org/?p=12854 Mặc dù răng sữa của trẻ sẽ được thay, nhưng việc chăm sóc răng sữa không đúng cách có thể gây những tổn hại cho hàm răng vĩnh viễn sau này. Thời điểm bắt đầu đánh răng, việc lựa chọn bàn chải, kem đánh răng, cách chải răng cho trẻ là những yếu tố quan trọng để răng sữa phát triển tốt, đảm bảo một hàm răng vĩnh viễn chắc khoẻ.

Chăm sóc từ khi chưa có răng

Trẻ thường mọc chiếc răng đầu tiên vào khoảng 6 tháng tuổi, nhưng theo các bác sĩ của Chương trình Healthy Family (Hoa Kỳ), ngay trước khi trẻ có răng, các bà mẹ cũng nên chú ý chăm sóc, vệ sinh nướu cho trẻ sạch sẽ bằng gạc mềm thấm nước sạch ngay sau khi cho trẻ ăn hoặc bú sữa.

Và khi trẻ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên, các bà mẹ nên dùng gạc hoặc khăn vải ướt quấn quanh ngón tay, lau sạch cả mặt trước, mặt trong và xung quanh chiếc răng mới cho trẻ. Giai đoạn này bạn chỉ nên sử dụng nước sạch hoặc nước muối loãng để “đánh” răng cho trẻ.

Bàn chải đánh răng của trẻ phải loại nhỏ, lông bàn chải mềm, mịn.

Theo TS.BS Phạm Như Hải, trưởng khoa Răng, Bệnh viện Việt Nam – Cu Ba (Hà Nội), lên ba hay bốn tuổi là thời điểm tốt nhất để tập cho trẻ sử dụng kem đánh răng. Lúc đầu, chỉ nên sử dụng một ít kem và hướng dẫn trẻ không được nuốt kem, vì việc tiêu thụ nhiều chất fluor không chỉ gây hại cho sức khoẻ, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng men răng của trẻ sau này.

Bé chưa sẵn sàng tự đánh răng

Dù bé có thích thú với việc tự đánh răng thì bạn cũng chưa nên để bé tự làm, bạn có thể giám sát hoặc giúp bé chải răng vì bé chưa có ý thức để chủ động chải sạch răng và tay bé cũng chưa đủ khoẻ để chà sạch các mảng bám trên mặt răng.

Theo tài liệu của Bệnh viện Nhi Sydney (Australia) thì rất khó cho trẻ em dưới 10 tuổi biết đánh răng đúng cách. Và nếu để vi trùng bám trên răng trong một thời gian dài, nướu răng có thể chảy máu khi đánh răng.

Chứng viêm nướu này là dấu hiệu cảnh báo nướu đang không khoẻ và thậm chí răng bé còn có cả những mảng bám vàng ố và bắt đầu bị sâu. Việc bạn cần làm là giúp bé chải răng và chăm sóc nướu thường xuyên hơn, ngay cả khi nướu chảy máu lúc đang đánh răng.

Dùng đúng kem đánh răng

Nhiều trường hợp trẻ bị xỉn màu răng do cách đánh không đúng. Cách đánh răng đúng phải là cầm bàn chải và cho rung tại chỗ, đánh theo chiều vuốt lên xuống thân răng chứ không phải là chiều ngang.

Theo TS.BS Hải, kem đánh răng dành cho trẻ em phải hoàn toàn khác kem đánh răng người lớn. Kem đánh răng trẻ em phải được sản xuất dựa trên nguyên lý có ít chất gây hại nhất. Ví dụ, chất kiềm sẽ ít hơn để không ảnh hưởng đến men răng và lợi, chất flour ít hơn để giúp răng được bảo vệ chắc khoẻ nhưng không quá nhiều phòng khi trẻ nuốt vào có thể bị độc.

Ngoài ra, kem đánh răng trẻ em cũng cần bổ sung thêm một số chất bảo vệ men răng và lợi, tránh sâu răng. Bạn cũng nên chú ý không chọn kem đánh răng tạo quá nhiều bọt, dễ làm bé khó chịu. Hãy chọn kem đánh răng có mùi vị phù hợp với sở thích của bé, và chọn kem đánh răng phù hợp với tuổi răng. Tránh việc sử dụng quá lâu một loại kem đánh răng và không sử dụng kem đánh răng đã để lâu hoặc hết hạn sử dụng.

Bạn hãy hướng dẫn trẻ chỉ lấy một lượng thích hợp kem đánh răng cho mỗi lần đánh, vừa tiết kiệm, vừa để bảo vệ răng. Bạn chỉ nên thay kem đánh răng trẻ em sang kem đánh răng người lớn khi toàn bộ hàm răng trẻ đã thay vĩnh viễn, tương đương thời điểm trẻ khoảng từ 10 – 12 tuổi.

Bàn chải đúng kích cỡ

Bên cạnh việc sử dụng thuốc đánh răng đúng loại thì việc dùng bàn chải cũng cần được phụ huynh chú ý. Bàn chải đánh răng của trẻ phải là loại nhỏ, lông bàn chải mềm, mịn và đầu lông tròn. Việc sử dụng bàn chải riêng này giúp trẻ đánh răng không bị tổn thương nhưng vẫn sạch và luồn sâu được vào phía trong hàm.

Đối với trẻ lớn, lông của bàn chải cũng cần phải có độ cứng vừa phải, đồng thời phải có độ đàn hồi. Nếu lông bàn chải quá mềm sẽ không thể làm sạch răng một cách tốt nhất. Nhưng nếu lông bàn chải quá cứng sẽ dễ làm tổn thương nướu răng. Thông thường, nên thay bàn chải đánh răng cho trẻ mỗi 3 tháng hoặc khi lông trên bàn chải bắt đầu bị xù, xơ.

]]>
https://meyeucon.org/12854/huong-dan-cach-danh-rang-cho-tre/feed/ 0