Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Apr 2024 02:47:02 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Giúp con tránh dáng đi vòng kiềng https://meyeucon.org/17756/giup-con-tranh-dang-di-vong-kieng/ https://meyeucon.org/17756/giup-con-tranh-dang-di-vong-kieng/#comments Tue, 28 Jun 2011 10:29:35 +0000 https://meyeucon.org/?p=17756 Chân vòng kiềng làm hỏng dáng vẻ từ lúc bé cho tới khi trưởng thành, đây là nỗi lo vô cùng của mọi cha mẹ khi bắt đầu dạy con chập chững những bước đi đầu đời. Vậy bạn phải làm thế nào?

Nhận diện chân vòng kiềng

Người bình thường hai chân sẽ thẳng khít song song khi đứng, hai đầu gối và hai mắt cá bên trong đều sát khít nhau. Nếu khi đứng thắng, khớp gối hai bên nghiêng vào trong làm cho hai đầu gối không thẳng khít, có khe giữa khoảng 1,5cm. Hoặc khớp gối bình thường, cẳng chân cong vào trong hoặc hình cung, có khe giữa trên 1,5 cm thì đó gọi là hiện tượng khác thường, người ta gọi đó là chân vòng kiềng, y học gọi đó là chân chữ O.

Vì sao trẻ xuất hiện chân vòng kiềng?

Trẻ có thể chân vòng kiềng nếu thiếu Vitamin D. Đây là nguyên nhân hay gặp nhất gây ra vòng kiềng chân ở trẻ em. Vitamin D có thể thúc đẩy cơ thể hấp thu canxi, phốtpho đảm bảo cho xương phát triển bình thường. Nếu việc ăn uống hàng ngày bị thiếu vitamin D diễn ra trong thời gian dài thì việc hấp thu sử dụng canxi, phôtpho trong cơ thể làm cho sự phát triển của xương gặp trở ngại. Như xương mềm, không rắn chắc, gây cho trẻ bị bệnh còi xương. Như vậy trẻ khi bắt đầu đứng hoặc tập đi, chân phải chịu lực của cơ thể rất dễ bị chân vòng kiềng.

Phương pháp nuôi không hợp lý: trẻ đứng quá sớm hoặc thời gian đi học quá dài, thiếu rèn luyện sức khoẻ. Trẻ sau khi ốm, cơ thể yếu, thường xuyên đứng hoặc đi quá lâu; thói quen nuôi dạy và thói quen sinh hoạt một số vùng không tốt như thường xuyên địu trẻ trên lưng hoặc trẻ thường xuyên phải cưỡi ngựa, lừa…Như vậy đều dễ làm cho trẻ bị chân vòng kiềng.

Để ý đến sự phát triển xương ở trẻ

Phần lớn, các bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi đều bị cong chân do tư thế nằm ở trong bụng mẹ. Điều đó được gọi là cong chân sinh lý. Nhưng không cần xoa bóp, tác động gì, đến khi bé 1 tuổi, chân bé sẽ tự thẳng. Bởi khi đó bé vận động và đi nhiều, nên xương tự điều chỉnh.

Từ 2 – 4 tuổi, nếu mẹ để ý, sẽ thấy hai gối của bé có thể vẹo vào theo hướng bên trong một chút. Từ 4 – 6 tuổi, hai chân bé sẽ thẳng trục trở lại. Những bé trong trường hợp này hoàn toàn không cần điều trị.

Thông thường khi con mới sinh ra, các bà, các mẹ hãy dùng phương pháp dân gian “nắn chân, nắn tay” cho con được dài rộng. Ngay này, hiện đại hơn, các bé được massage, xoa bóp. Tuy việc này không có tác dụng giúp làm thẳng chân bé mà chỉ giúp cho con cảm thấy đỡ mỏi, thoải mái, điều hòa máu tốt và dễ chịu hơn rất nhiều.

Với những bé lớn mà chân bị cong nhiều, bố mẹ nên nghĩ tới việc cho con đi khám bác sỹ và xin tư vấn về việc phẫu thuật chỉnh trục xương. Vì nếu bé bị chân cong do gối lệch trục vào trong, không chỉ mất thẩm mỹ, bé còn bị đau gối do thoái hóa, dễ bị nguy cơ hư khớp gối sớm.

Phương pháp chữa trị chính cho bệnh vòng kiềng bẩm sinh hiện là phẫu thuật bó (nẹp chân hoặc bó bột) và phẫu thuật sắp lại xương. Tuy nhiên, chỉ khi nào phương pháp bó chân không có kết quả thì các bác sĩ mới can thiệp bằng phẫu thuật.

Theo các bác sĩ vật lý trị liệu Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, 3 tuổi là thời điểm hợp lý nhất để bó bột hoặc đeo nẹp. Khó khăn lớn nhất của việc điều trị là thái độ hợp tác của gia đình, bởi trong thời gian đầu bó – nẹp, trẻ luôn cảm thấy khó chịu trong di chuyển. “Nếu vượt qua được giai đoạn này, chân trẻ có thể thẳng như người bình thường”, một chuyên gia của Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết

Những dáng đi “không đẹp” phổ biến và hay gặp

Đi hai hàng: chân bé đá xa ra hai bên, có những bé vừa kết hợp bị dáng đi hai hàng vừa kiểu nhún gối.

Đi nhón chân (nhón gót): bé hầu như đi bằng nửa đầu bàn chân phía trước hoặc bằng các ngón chân. Tư thế này vừa không được đẹp lại không tạo được bước đi vững chắc vì bé hay chúi về phía trước.

Đi chụm gối: trái ngược với dáng đi hai hàng thì một số bé lại đi chụm gối, gối giật mạnh thoe bước đi trong khi hai chân có xu hướng cách xa nhau về phía sau. Những bé có dang đi như thế này có thể quan sát bằng cách nhìn dưới đế giày dép của bé, thường sẽ hay bị mòn vẹt ở mặt trong của gót giày dép.

Đi nhún nhảy: thường gặp ở bé có tính tình hiếu động.

Luyện cho bé có dáng đi đẹp

Hãy sử dụng các trò chơi để luyện tập cho bé để tạo sự thu hút chứ đừng gây áp lực đây là các bài tập cho bé. Đặt các miếng đề can màu sắc nổi bật hoặc các hình vẽ thu hút, kích thước chiều ngang khoảng 20cm dưới sàn nhà, theo một đường thẳng, yêu cầu bé đi theo đường thẳng đó. Để có dáng đi “mỹ miều” cho toàn cơ thể, hướng dẫn bé ngẩng cao đầu cằm song song với mặt đất, giữ lưng thẳng.

Hoặc một số trò chơi khác, đề nghị bé giữ một cuốn sách trên đầu, đi theo đường thẳng mà không làm rơi cuốn sách.

Ngoài ra bạn cũng có thể cho bé tập các động tác thể dục nhẹ nhàng như vươn vai, chống tay lện hông và nhay theo nhạc để tạo được thói quen giữ thẳng vai, lưng, hông và đôi chân săn chắc

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Bố mẹ có thể phòng tránh chân cong và vòng kiềng cho bé ngay từ khi sinh ra bằng cách cho con bú sữa mẹ hoàn thoàn trong sáu tháng đầu và tắm nắng đầy đủ. Từ tuổi ăn dặm trở đi, bạn nên cho bé ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, cung cấp đủ lượng can-xi và vitamin D cần thiết cho trẻ bằng các sản phảm từ sữa, lòng đỏ trứng… và cho bé tắm nắng. Tránh không nên cho bé ăn nhiều dễ dẫn tới tình trạng béo phì, tạo “áp lực” với chân của bé

Không ép cho bé đứng hoặc đi quá sớm so với độ tuổi, vì trọng lượng của cơ thể sẽ ảnh hưởng đến chân. Mỗi bé có cấu trúc xương, sự phát triển khác nhau nên tuổi tập đi cũng khác nhau. Mẹ không nên sốt ruột so sánh “Tại sao con nhà em từng này tháng tuổi vẫn chưa đi và đứng?”. Ngoài ra, mỗi bé có cấu trúc xương khác nhau nên buổi tập đi cũng sẽ khác nhau, bố mẹ không nên nóng vội

]]>
https://meyeucon.org/17756/giup-con-tranh-dang-di-vong-kieng/feed/ 2
Phòng ngã cho bé tuổi tập đi https://meyeucon.org/12174/phong-nga-cho-be-tuoi-tap-di/ https://meyeucon.org/12174/phong-nga-cho-be-tuoi-tap-di/#respond Sat, 11 Sep 2010 13:23:03 +0000 https://meyeucon.org/12174/phong-nga-cho-be-tuoi-tap-di/ Khi bé bước vào tuổi tập đi, phòng ngã cho bé đòi hỏi cha mẹ phải giám sát con liên tục. Dù vậy vẫn có một số gợi ý giúp bạn hạn chế tối đa tai nạn cho con như sau:

– Đề phòng những vật cao: Không bao giờ được để bé một mình trên giường, bàn hay những đồ nội thất cao khác trong nhà. Nên sử dụng dây đeo an toàn khi bé ngồi trên xe đẩy hoặc ghế dành cho bé. Tránh cho bé chơi một mình ngoài balcon. Dùng những thanh chặn cầu thang, chặn cửa cũng là cách giữ an toàn cho bé.

– Giữ cầu thang gọn gàng: Sự lộn xộn ở nơi đây làm tăng nguy cơ trượt chân và ngã ở bé.

– Đóng cửa sổ và cửa chính: Bé có thể len lỏi qua những khe hở dù là rất nhỏ của cửa và bị ngã nhào. Đề phòng những đồ vật kê gần cửa sổ vì bé sẽ trèo lên những đồ vật ấy để tiếp cận với cửa sổ dễ dàng. Cửa sổ kéo – đầy bằng kính, không có song chắn thực sự nguy hiểm với các bé.

-Không để bé tự ý leo lên bất kỳ loại xe nào.

– Tránh những đồ trơn trượt: Dùng những miếng lót tránh trơn trong nhà tắm và nhà bếp để phòng ngã cho con. Sử dụng những miếng thảm xốp trong phòng khách hoặc phòng ngủ để bảo vệ bé.

– Cẩn thận khi dùng xe tập đi: Bé có thể ngã khỏi xe tập đi hoặc lộn nhào xuống cầu thang cùng với xe tập đi.

Ngoài ra, cần bao bọc những đồ có góc sắc, cạnh sắc trong nhà.

Tránh ngã cho bé ở bên ngoài

– Luôn vặt chặn đai an toàn trên ghế ngồi ôtô dành cho bé. Thận trọng khi cho bé ngồi trong xe đẩy siêu thị khi mua hàng. Không bao giờ được để bé ngồi một mình trong xe đẩy siêu thị, cũng không nên để bé đứng trong xe đẩy vì bé có thể bị lộn nhào ra ngoài.

– Kiểm tra sân chơi: Tránh để bé chơi ở những bề mặt dễ ngã, như bề mặt gồ ghề những đất đá. Cho bé chơi ở những bề mặt bằng gỗ, cát mịn hoặc cao su mềm.

– Coi chừng cầu thang cuốn: Tránh đưa xe đẩy lên cầu thang cuốn. Nên bế hoặc nắm tay bé thật chắc khi đi thang cuốn, chú ý bậc cuối cùng của thang cuốn vì các bé rất dễ bị vấp ngã tạo đây.

]]>
https://meyeucon.org/12174/phong-nga-cho-be-tuoi-tap-di/feed/ 0
Ẩn họa từ những chiếc xe tập đi https://meyeucon.org/11519/an-hoa-tu-nhung-chiec-xe-tap-di/ https://meyeucon.org/11519/an-hoa-tu-nhung-chiec-xe-tap-di/#respond Thu, 19 Aug 2010 14:46:32 +0000 https://meyeucon.org/?p=11519 Trẻ con sáu – bảy tháng tuổi là bắt đầu biết lật, biết bò. Để đỡ “bận rộn” với sự hiếu động của trẻ và để con sớm biết đi, các bậc phụ huynh thường mua xe tập đi cho trẻ. Thế nhưng, ít ai quan tâm đến những tác hại từ vật dụng tưởng như vô hại này. Thực tế, nhiều mẫu xe tập đi đã bị phát hiện là không phù hợp quy định về an toàn.

“Mê hồn trận” xe tập đi

Các loại xe tập đi bày bán trên thị trường hiện nay phần lớn được nhập từ Trung Quốc, chỉ một số ít từ Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia… Chiếm thị phần lớn là loại xe bằng chất liệu nhựa, có 6 – 8 bánh, dành cho trẻ từ sáu tháng tuổi trở lên. Tùy kiểu dáng, mẫu mã, xe có giá từ 220.000đ – 720.000đ/chiếc. Riêng loại xe tập đi đa năng bốn bánh, có thể chuyển thành bập bênh, xe ô tô cho trẻ chơi có giá từ 1.100.000đ – 1.700.000đ/chiếc. Ngoài ra, còn có loại xe tập đi bằng gỗ có tay vịn, bốn bánh xe có vòng cao su giúp bé đẩy đi trên nền trơn mà không bị quá đà, giá từ 260.000đ – 385.000đ/ chiếc. Tuy nhiên, các cửa hàng chuyên bán đồ chơi trẻ em trên đường Hai Bà Trưng (Q.1) chủ yếu trưng bày loại xe nhựa vì bán chạy hơn. Một chủ cửa hàng cho biết, với loại xe nhựa, chỉ cần cho trẻ ngồi vào tự tập đi, còn loại xe tập đi bằng gỗ thường, phải có người lớn đi kèm. Có lẽ vừa muốn con tập đi, vừa muốn đỡ phải trông coi nên phần lớn phụ huynh thường chọn mua loại xe tập bằng nhựa.

Nhiều phụ huynh khi chọn mua xe tập đi cho con thường chỉ để ý đến mẫu mã, kiểu dáng, giá cả mà ít chú ý đến các yếu tố an toàn cho trẻ khi sử dụng. Trong khi đó, xe tập đi là mặt hàng thuộc danh mục đồ chơi trẻ em nên dù là loại nào thì cũng phải đạt các yêu cầu về cơ lý, chống cháy, giới hạn mức thôi nhiễm của một số nguyên tố độc hại, giới hạn về hợp chất hữu cơ độc hại… theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em (QCVN:2009/BKHCN). Tất cả các loại xe tập đi nhập khẩu hay sản xuất trong nước đều phải được công bố phù hợp với các quy định trên cơ sở kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức chứng nhận được chỉ định và trước khi lưu thông trên thị trường, phải được dán tem hợp chuẩn theo quy định.

Tuy nhiên, qua kiểm nghiệm các mẫu xe tập đi cho trẻ, Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (Trung tâm 3) đã phát hiện rất nhiều mẫu xe không phù hợp quy định về an toàn cơ lý (độ sắc cạnh, khe hở, phanh thắng…), với số lượng lên đến hàng ngàn chiếc. Thậm chí, có mẫu xe không phù hợp quy định về giới hạn mức thôi nhiễm của một số yếu tố độc hại. Tất cả các mẫu xe không đạt quy chuẩn đều được cảnh báo trên trang web của Trung tâm 3. Tuy nhiên, ông Hoàng Lâm – PGĐ Trung tâm 3 cho rằng, trước đây quy định cũ không bắt buộc kiểm tra yêu cầu cơ lý nên chắc chắn có rất nhiều mẫu xe không đạt vẫn đang được bày bán trên thị trường. Ngay cả những mẫu xe không đạt mà Trung tâm 3 đã khuyến cáo, nếu các cơ quan chức năng không kiểm soát chặt thì cũng sẽ “lọt cửa”.

Theo ông Lâm, người tiêu dùng khi mua xe nên chú ý đến các chi tiết của xe như: khe hở có quá lớn hay quá nhỏ không, vì trẻ có thể cho tay vào dẫn đến kẹp tay; hay các đầu đinh, ốc, vật sắc cạnh của xe có được bao bọc kỹ lưỡng không để tránh gây thương tích cho trẻ; phanh thắng có đảm bảo an toàn…

Thương tật từ chiếc xe nhiều bánh

Cử nhân Vật lý trị liệu Hà Thị Kim Yến – chuyên viên VLTL BV Nhi Đồng I, khuyến cáo: “Những chiếc xe tập đi can thiệp vào những vận động tự nhiên của đứa trẻ, đặc biệt là dáng đi. Những trẻ ngồi xe tập đi nhiều có dáng đi cứng đơ, bước chân ngắn, thậm chí bàn chân bị lật nghiêng khi đi, nhón nhón chân vì cứ phải bơi bơi trong chiếc xe tập đi trong một thời gian dài. Trong khi đó, bàn chân bước đi bình thường là bàn chân đặt thẳng theo trục của chi dưới”.

Tại Khoa Vật lý trị liệu BV Nhi Đồng I, nhiều bé phải chỉnh lại dáng đi bằng xe chuyên dụng

Phân tích ở khía cạnh y học về mối nguy hiểm đối với trẻ, thì do xe tập đi thường được thiết kế có nhiều bánh nên dễ dàng chuyển động xoay hoặc tăng tốc, trong khi đứa trẻ sáu – bảy tháng tuổi không đủ sức để kiểm soát. Đứa trẻ càng ở lâu trong một chiếc xe tập đi, dù chỉ một giờ/ngày, cũng làm gia tăng khả năng trẻ gặp tai nạn. BV Nhi Đồng I từng tiếp nhận những ca bệnh nhi bỏng do xe tập đi lao thẳng vào nồi nước sôi, hoặc theo đà của xe tập đi, đứa trẻ văng ra khỏi xe và bị chấn thương sọ não vì ngã xuống bậc thềm.

“Vào khoảng sáu – bảy tháng tuổi, bộ xương của đứa trẻ mới chỉ đủ sức chống đỡ cơ thể để ngồi một mình. Đứng đi sớm cho trẻ cứng cáp là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Nếu ép trẻ phải đi sớm khi bộ xương chưa sẵn sàng, có thể dẫn đến nhiều biến chứng. Hầu như tháng nào chúng tôi cũng tiếp nhận những ca có liên quan đến xe tập đi. Những trường hợp chân vòng kiềng đều có yếu tố nguy cơ là sử dụng sớm xe tập đi hoặc đứa trẻ biết đứng từ rất sớm, khoảng bảy tháng tuổi”, cử nhân Kim Yến dẫn chứng.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, nếu có nhu cầu sử dụng xe tập đi, các bậc phụ huynh nên mua chiếc xe càng ít bánh càng tốt và các bánh xe phải có khóa để bảo đảm an toàn cho trẻ. Tuy nhiên, phương pháp giúp con đi đứng tốt nhất là cha mẹ hỗ trợ và để trẻ tự trải nghiệm các vận động tự nhiên như rướn người lên, bò, trèo…

Nhiều nước trên thế giới như Canada đã cấm sử dụng hoàn toàn các loại xe tập đi. Còn tại Mỹ, dù không có lệnh cấm, nhưng các nhà sản xuất bị buộc phải tìm kiếm những thiết kế ngày càng an toàn hơn và tại những bệnh viện nhi đồng, biểu tượng xe tập đi luôn bị gạch bỏ bằng một dấu chéo đỏ.

]]>
https://meyeucon.org/11519/an-hoa-tu-nhung-chiec-xe-tap-di/feed/ 0
Khi nào có thể bắt đầu dạy bé tập đi? https://meyeucon.org/11190/khi-nao-co-the-bat-dau-day-be-tap-di/ https://meyeucon.org/11190/khi-nao-co-the-bat-dau-day-be-tap-di/#respond Wed, 11 Aug 2010 08:27:38 +0000 https://meyeucon.org/?p=11190 Hỏi: Con em 8 tháng tuổi, cháu khá cứng cáp, em đã có thể cho cháu tập đi và ngồi xe tập đi chưa?

Trả lời: Cháu đã được 8 tháng, dù cháu cứng cáp có thể ngồi và dễ dàng chuyển sang các tư thế khác tuy nhiên chưa cần thiết cho cháu tập đi sớm.

Cho bé tập đi phải chọn thời điểm hợp lý vì nếu trẻ nhỏ tháng quá thì chưa nên cho bé tập đi vì lúc này cột sống của bé chưa chắc chắn nên có thể bị tổn thương cột sống và dẫn đến dị tật ở nhiều xương khác. Đối với trẻ từ 6 tháng trở lên, mặc dù đã cứng cổ, biết lật, biết lẫy, biết ngồi nhưng chưa nên cho bé tập đi, thậm chí ngồi xe tập đi.

Theo quá trình phát triển sinh lý bình thường, phải đến 10 tháng tuổi, bé mới có thể dần biết đứng lên và lẫm chẫm biết đi. Tuy nhiên mỗi bé có sự phát triển khác nhau nên độ tuổi bắt đầu tập đi cũng sẽ khác nhau. Vì vậy bố mẹ dựa vào khả năng của bé để chọn thời điểm thích hợp dạy bé tập đi. Nếu bé chưa muốn tập đi thì không nên ép bé.

Khi cháu mới tập đi thì bố mẹ nên đỡ nhẹ nhàng 2 cánh tay từ phía đằng sau bé. Dần dần bố mẹ đứng đằng trước cho bé tự đi một vài bước ngắn rồi có thể đón bé. Lưu ý không nên lạm dụng xe tập đi cho trẻ vì khi trẻ dùng xe tập đi chúng có xu hướng dùng 5 đầu ngón chân để đẩy xe đi, chân thường co lại không có tác dụng nhiều khi trẻ tập đi thực sự bên ngoài.

Tốt nhất để dạy trẻ tập đi là bố mẹ dìu trẻ, cho trẻ đi vịn, tập cho trẻ khi ngồi có thể tự đứng lên… thì trẻ sẽ biết đi nhanh hơn.

]]>
https://meyeucon.org/11190/khi-nao-co-the-bat-dau-day-be-tap-di/feed/ 0
Có nên sử dụng xe tập đi cho trẻ? https://meyeucon.org/2203/co-nen-su-dung-xe-tap-di-cho-tre/ https://meyeucon.org/2203/co-nen-su-dung-xe-tap-di-cho-tre/#respond Sat, 17 Apr 2010 10:44:30 +0000 https://meyeucon.org/?p=2203 Có rất nhiều gia đình không chỉ ở thành phố mà ở cả nông thôn đều mua cho trẻ chiếc xe tập đi từ rất sớm.

Có nhiều trường hợp dù chưa biết đứng, bé đã được đặt vào chiếc xe này, ban đầu được xem như cái ghế đồ chơi để bé chịu ăn bột. Một thời gian sau đó khuyến khích và tập cho bé di chuyển trong xe. Tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều trẻ em dùng xe tập đi bị ngã do xe lao rất nhanh, lăn xuống bậc thềm hoặc cầu thang.

Nguy cơ chấn thương từ xe tập đi là vấn đề quan tâm ở nhiều nước trên thế giới. Mỗi năm Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP. HCM, tiếp nhận 12 – 15 trường hợp trẻ bị tai nạn từ xe tập đi, chủ yếu ở trẻ 6 – 12 tháng tuổi. Thương tích thường gặp là chấn thương tay, sọ não, bỏng hoặc đa chấn thương.

Cần biết rằng sự phát triển của trẻ theo một trình tự tự nhiên là mẫu phát triển bình thường, chẳng hạn khi trẻ lật sấp là lúc chuẩn bị cho khả năng ngồi, khi đã ngồi vững thì trẻ sẽ học bò, khi trẻ hoạt động nhịp nhàng đôi chân bò đi, đó là bài tập rèn luyện hai chân để bé sẵn sàng cho giai đoạn tập đi. Như vậy, trẻ sẽ đi khi trẻ đã sẵn sàng để đi, có nghĩa là trẻ đã có đôi chân đủ mạnh, đôi bàn chân vững chắc, có khả năng kiểm soát thăng bằng. Để có được những khả năng này, hãy cho trẻ trải nghiệm các hoạt động bò, đứng, đi theo cách cổ điển, chắc chắn rằng trẻ sẽ biết đi đúng thời gian của trẻ.

Trong khi đó, thiết kế của xe tập đi không tạo thuận lợi cho kiểu đi bình thường. Trong xe tập đi, trẻ có khuynh hướng ngồi trên miếng lót đỡ khung chậu và dùng các đầu ngón chân để đẩy xe đi. Như vậy, trẻ không có cơ hội để hai bàn chân đứng chịu sức, cơ hội cho hai đầu gối co duỗi kiểu bước đi cũng không xảy ra. Không ít trường hợp trẻ chậm phát triển, khi sử dụng xe tập đi, trẻ vẫn không cải thiện được chức năng đi. Ví dụ mới đây, một bé 18 tháng tuổi đến Khoa Phục hồi chức năng với lý do chưa biết đi mặc dù mẹ bé đã cho bé vào xe tập đi rất sớm lúc 7 tháng tuổi.

Các nhà chuyên môn khuyên các bậc cha mẹ có con nhỏ không nên ỷ lại vào xe tập đi. Thay vào đó, chỉ cho trẻ vào xe tập đi thời gian ngắn, khi trẻ đã chập chững biết đi nên tạo cơ hội cho trẻ có những hoạt động bò, vịn đứng lên… Luôn để mắt đến trẻ, đừng bỏ trẻ một mình vì trẻ dễ gặp tai nạn với xe tập đi. Nên làm cửa chặn ở các đầu cầu thang, bậc tam cấp vì bánh xe tập đi trơn dễ đẩy trẻ đi xa khó kiểm soát làm trẻ dễ bị ngã và chấn thương. Ngoài ra, tuyệt đối không cho trẻ lại gần bếp, vật dụng nóng khi trẻ ngồi trên xe tập đi. Không để trẻ ở gần nhà vệ sinh, hồ nước, thùng nước.

]]>
https://meyeucon.org/2203/co-nen-su-dung-xe-tap-di-cho-tre/feed/ 0