Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Sat, 27 Apr 2024 13:40:12 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Giúp mẹ khắc phục chứng nói ngọng cho con https://meyeucon.org/27117/giup-me-khac-phuc-chung-noi-ngong-cho-con/ https://meyeucon.org/27117/giup-me-khac-phuc-chung-noi-ngong-cho-con/#respond Wed, 10 Apr 2013 01:00:04 +0000 https://meyeucon.org/?p=27117 Nói ngọng là bệnh có thể chữa được và nếu được chữa càng sớm thì hiệu quả càng cao, vì vậy các bậc phụ huynh nên giúp con sửa nhanh tật này để tránh những thiệt thòi trước khi đến trường.

“Dỏng tai” nghe con nói ngọng

Nghe con 5 tuổi líu lo hát “ni ní ni, ní nì ni, thật nà hay hay hay…” – bài Thật là hay theo chị Xuân Mai trên tivi mà chị Thư (Hà Đông, Hà Nội) nẫu hết cả ruột.

Chị nhớ lại trước đây học cấp 3, cùng lớp chị có một cậu bạn thân cũng nói ngọng, mỗi lần cậu phát biểu trước lớp là cả lớp được cậu đãi vài tràng cười nghiêng ngả. Chị biết, dù mọi người trong lớp cười, chẳng có ác ý gì nhưng vẫn làm cậu bạn kia ngại ngùng, xấu hổ lắm.

Biết tình hình sẽ không khá hơn với con mình nếu con cứ suốt ngày líu lo nói ngọng, chị lên kế hoạch tập cho con phát âm đúng đặc biệt là vài âm “nhạy cảm”. Vừa dạy con phát âm, chị vừa chỉ cho con cách điều khiển lưỡi thế nào, khuôn miệng ra sao… để bé phát âm cho chuẩn.

“Con đã biết đọc, biết viết thế nhưng tôi lo lắm, có gần 1 năm nữa là con vào lớp 1 rồi, thế mà ngọng thế này thì học hành ra làm sao?”, chị nói.

Nói ngọng là một tật mà không ít trẻ mắc phải.
Nói ngọng là một tật mà không ít trẻ mắc phải.

Con nói ngọng là một chủ đề rất nóng trên nhiều diễn đàn. Chị Khánh (Quận 3, TP HCM) cũng nằm trong hoàn cảnh này, bé Mun con chị với biệt danh “vua nói ngọng”.

“Con tớ bị ngọng kinh khủng, mất hết chữ cái đầu như “con gà thành on à, mẹ thành ẹ, bố thành ố”… Nghe con nói “ở à án ắm, i ơi i, on ích ơi ơ” mà vợ chồng tớ cười đau cả ruột rồi ngẩn ra phân tích xem “nó nói gì””.

Được một thời gian dài uốn nắn, bé Mun cũng có bước tiến rõ rệt, bé không “vứt” những âm tiết đầu tiên đi nữa mà giờ bé chỉ “ăn gian” vài từ: “siêu thị” thành “siêu ị”, “con chó” thành “con hó”.

Thêm vào đó, âm “r” bé tuyệt đối “bó tay”, “rổ rá” bé toàn nói là “gổ gá”, “con rùa” thành “con gùa”.

Chị Tuyết (Cầu Giấy, Hà Nội) có con bị ngọng nhưng ở mức độ nhẹ hơn, chữ “gh” được bé đổi sạch sang “h”. Lúc thì: “Mẹ lấy cho con cái hế”, “Bố ơi, cuối tuần rồi, cả nhà đi hăm em bé đi”, “Eo ơi, đường hồ hề thế nhở”.

Chị chia sẻ: “Những khi nào nghe con nói ngọng, vợ chồng mình lại tảng lờ hoặc hỏi lại “sao hả con?”, thằng nhóc nói lái ngay sang “mẹ lấy cái ấy cho con”, nhìn mặt con ngộ lắm, con toàn tìm từ khác, để nói tránh cái từ mình không nói được thôi”.

Nhiều khi chị đã cố dạy con nói chuẩn, ép con bắt chước mình, nhìn khẩu hình lưỡi cong lên và bắt con phát âm “r” cho bằng được thế nhưng “Nhìn con cũng cong lưỡi, uốn môi các kiểu, nhưng khi phát thành tiếng cũng loách cha loách choách nghe buồn cười lắm”, chị nói.

Rèn cho con hết hẳn chứng nói ngọng

Rèn cho con hết tật nói ngọng là ước muốn của rất nhiều bậc phụ huynh tuy nhiên điều này không thực sự đơn giản.

Có nhiều nguyên nhân khiến bé nói ngọng: Do sự phát triển thể chất chưa toàn diện, bé nhút nhát, bắt chước người thân nói ngọng, bệnh lý (viêm họng, tắc mũi)…

Đứng trước tình huống này, bậc phụ huynh nên khuyến khích con nói nhiều: điều này giúp bé tăng vốn từ vựng, bạn vừa biết con thường sai ở từ nào và sửa kịp thời.

Giúp bé thoải mái, thả lòng người và thật bình tĩnh trước khi nói.

Làm mẫu cho bé: Dạy bé đặt lưỡi thế nào, hơi bật ra làm sao. Nhìn người thân làm thì bé càng dễ dàng bắt chước học tập theo.

Hay nói chuyện, hát cho con nghe: Ngay từ bé, nếu bạn thực hiện điều này thật chuẩn, thường xuyên, bé sẽ có cả một quá trình để bắt chước theo những bài hát, câu chuyện mà bạn kể. Với những từ nào bé bị ngọng, bạn hát, kể đi kể lại phần đó để bé ghi nhớ và làm theo.

Cho bé tiếp xúc với môi trường rộng lớn bên ngoài hơn là co cụm bé trong không gian ở nhà. Việc tăng cường những hoạt động giao tiếp, nhất là ở chỗ đông người sẽ khiến bé nhanh nhẹn, mau miệng hơn.

Hạn chế để bé tiếp xúc với người hay bị nói ngọng.

Khi con ngọng, tuyệt đối không nhại lại, trêu con, điều này khiến bé sẽ không ý thức được việc phát âm chuẩn là việc nên làm.

Cuối cùng, nếu bạn biết nguyên nhân bé ngọng xuất phát từ yếu tố bệnh lý, bạn cần đưa con đi khám ngay. Cha mẹ nên kiên trì trong việc dạy bé nói, không nôn nóng.

Chị Ngọc (Bạch Mai, Hà Nội) chia sẻ với các mẹ về cách dạy con nói ngọng – theo chị nhờ cách này mà bé Na nhà chị tuyệt nhiên hết hẳn chứng nói ngọng.

Trước đây, Na cũng toàn nói mất chữ cái đầu: “Con tu hú” thành “on u ú”. Những lúc thế, chị bảo: “Na nói nhầm nhé, nghe mẹ nè”. Thế là từng cử động về môi, đặt lưỡi thế nào được bé răm rắp nghe theo. Chị cho bé nói rõ âm đầu trước rồi ghép âm chuẩn sau.

Những hôm “luyện thanh” cho con, cả nhà chị có lúc như cái chợ vỡ. Con thì: “On uồn ụ ồi”, mẹ lại bảo: “Nói thế thì không ngủ nghê gì cả nhé. Ngồi xuống đây, giữ lưỡi như mẹ, há to miệng ra, chúm cha chúm chím như thế thì hơi bật ra bằng cách nào”…

“Tuy mất thời gian, hơi mệt một chút nhưng con tiến triển rõ rệt”, chị tự hào kể.

]]>
https://meyeucon.org/27117/giup-me-khac-phuc-chung-noi-ngong-cho-con/feed/ 0
Phải làm gì khi bé 24 tháng vẫn chưa biết nói? https://meyeucon.org/25900/phai-lam-gi-khi-be-24-thang-van-chua-biet-noi/ https://meyeucon.org/25900/phai-lam-gi-khi-be-24-thang-van-chua-biet-noi/#comments Tue, 25 Dec 2012 00:00:34 +0000 https://meyeucon.org/?p=25900 Hỏi: Con tôi đã được 24 tháng tuổi rồi, nhưng cháu chưa nói được từ nào trong khi những đứa trẻ bằng tuổi đã có thể nói bắt chước người lớn từng từ. Xin hỏi bác sĩ có phải con tôi bị chậm nói hay mắc bệnh gì khác? Tôi có nên đưa cháu đi khám không?

24 tháng tuổi nhưng cháu chưa nói được, có phải cháu bị chậm nói hay mắc bệnh gì khác?

 

Trả lời: Chào bạn!

Theo sự phát triển bình thường về ngôn ngữ và lời nói của trẻ thì khi được 18 tháng tuổi, trẻ sẽ có thể nói khoảng 20 và 50 từ hoặc hơn thế nữa khi được 2 tuổi. Tuy nhiên, thời điểm trẻ học nói không giống nhau. Có trẻ bập bẹ những từ đơn giản đầu tiên vào 12 tháng tuổi, có trẻ tháng thứ 24 mới bập bẹ. Song thường trẻ bắt đầu học nói ở tháng thứ 18. Nếu con bạn lên 2 tuổi mà vẫn chưa nói được thì coi như chậm nói.

Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói có thể do khả năng vận động của miệng như khó khăn trong việc sử dụng lưỡi, răng và hàm để tạo âm thanh. Vấn đề về thính giác đôi khi cũng là nguyên nhân gây chậm nói. Nếu thính giác kém, trẻ sẽ gặp vấn đề về hiểu, bắt chước và sử dụng ngôn ngữ.

Bạn nên tiếp tục theo dõi và khuyến khích trẻ phát âm bằng cách nói chuyện với cháu nhiều hơn, thường xuyên đọc truyện, hát cho cháu nghe và khuyến khích trẻ bắt chước ngôn ngữ của mình, giải thích cho trẻ bạn đang làm gì khi nấu nướng hay dọn dẹp nhà cửa, nói cho trẻ biết tên những thực phẩm: rau, củ, quả hay đồ dùng, đồ uống, đồ chơi…

Bạn nên đưa cháu đến gặp bác sĩ nhi khoa hoặc kiểm tra ở Khoa Thính học để phát hiện nguyên nhân gây chậm nói.

]]>
https://meyeucon.org/25900/phai-lam-gi-khi-be-24-thang-van-chua-biet-noi/feed/ 1
Phản ứng nào là hợp lý khi con nói tục? https://meyeucon.org/25305/phan-ung-nao-la-hop-ly-khi-con-noi-tuc/ https://meyeucon.org/25305/phan-ung-nao-la-hop-ly-khi-con-noi-tuc/#respond Sat, 03 Nov 2012 01:00:59 +0000 https://meyeucon.org/?p=25305 Trong quá trình trưởng thành của con, việc học từ mới và khám phá ranh giới là những việc rất quan trọng,  tuy nhiên, khi bé nói còn chưa sõi mà đã biết văng bậy, làm nhiều bậc phụ huynh rất buồn và không biết phải phản ứng thế nào là hợp lý.

Đau đầu vì con chửi bậy

Cả tuần nay, nhà anh Chiến – chị Mi (Phố Huế, Hà Nội) căng thẳng, hai vợ chồng anh chị to tiếng với nhau suốt.

Chuyện là bé Nhi Ún nhà anh chị hơn 2 tuổi mà đã biết chửi bậy. Anh Chiến là kỹ sư xây dựng, tính chất công việc yêu cầu anh chuyện phải đi tối ngày. Vấn đề là chị Mi cũng chẳng kém, sau khi cai sữa cho con xong, chị cũng dành nhiều thời gian để phát triển sự nghiệp. Và thế là Nhi Ún được cô giúp việc từ dưới quê chồng lên trông.

Một ngày, anh Chiến về sớm, anh chết giấc khi nghe thấy con bé ngoan ngoãn thuở nào của mình… văng tục: “Hãm, mẹ nhà mày”. Lúc đó Nhi đang chơi búp bê thì chị Bông (4 tuổi, hàng xóm) sang giằng co đòi chơi cùng.

Ban đầu, anh nghĩ mình nghe nhầm nhưng một lúc sau câu đó lại được vang lên khi cô Sự (giúp việc nhà anh chị) làm bé không vừa ý. Vợ chồng anh tá hỏa khi bé nói còn chưa sõi mà đã biết văng bậy.

Khi bé nói bậy, hãy bình tĩnh giải thích cho bé rõ.

Nguyên nhân chính là từ hàng xóm nhà anh chị. Tuy ở trên phố, dân trí cao nhưng nhiều dân buôn bán. Anh chị đi làm tối ngày, giao phó Nhi cho cô giúp việc. Cô là người tốt, chân chất thật thà, nhưng vì anh chị ra “yêu sách”: “Không cho Nhi xem tivi nhiều, bé sẽ chậm nói. Cần cho bé ra ngoài tiếp xúc với mọi người”.

Vậy là hàng ngày, cứ ăn xong là cô Sự lại ẵm Nhi lê la khắp khố, đặc biệt là sang nhà bà Khanh – hàng xóm chơi.

Bà Khanh cũng tốt bụng, thích trẻ con nhưng phải cái hay chêm câu đệm. Thế là chẳng ai biết rằng, mỗi ngày, cô bé Nhi lại “đón nhận” thêm vài từ “hot”.

Anh chị nói chuyện, cô Sự cũng chỉ ú ớ, giật mình khi biết chuyện, đến giờ cô cũng không tin: “Sao Nhi lại bắt chước những câu đó nhanh như thế trong khi ngày nào cô cũng dạy bé hát mà mãi bé không chịu học theo?”.

“Mình đau đầu vô cùng khi Nhi ‘nhiễm’ thói xấu này, vợ chồng mình cũng hối hận vì đã dành quá nhiều thời gian cho công việc mà không để ý tới con. Những lúc Nhi nói bậy mình chỉ còn biết quát con: ‘Nhi không nói thế đâu con” – chị Mi bùi ngùi chia sẻ.

Cùng cảnh có con chửi bậy là nhà anh Quang – chị Mai (Phúc Xá, Hà Nội). Bé Tít tròn 3 tuổi, anh chị quyết định gửi bé ở nhà trông trẻ tư nhân gần nhà.

Mấy hôm đầu, anh chị phấn khởi ra mặt vì cu cậu ăn ngoan hơn, nghe lời bố mẹ hơn thế nhưng anh chị lại giật mình thon thót khi bé “nhỡ miệng”: “Mẹ nó chứ”.

Thấy anh Quang định đánh Tít, bà nội xông ra can, bà còn phá lên cười khi nghe cháu bà lần đầu biết… chửi. Dường như thấy bà đồng tình, Tít cũng thi thoảng lại “Mẹ nó chứ”.

“Mình rất sốc và buồn phiền khi con lại thế. Bây giờ, mình không biết phải làm thế nào để dạy con nữa…” – chị Mai tâm sự.

Hãy hiểu và yêu thương con nhiều hơn thế

Trong giai đoạn bé học nói, các bé rất dễ bị “nhiễm” ngôn ngữ không lành mạnh vì trong quá trình phát triển ngôn ngữ, bé có xu hướng nói lại những gì bé nghe được. Bởi vậy chẳng có gì ngạc nhiên khi bạn cho bé tiếp xúc với một môi trường có những ngôn ngữ không sạch.

Vậy phản ứng nào là hợp lý?

Bạn nên nói chuyện, thủ thỉ, tâm sự để bé hiểu được chửi bậy là điều xấu, là không nên. Bạn cần hạn chế cho bé tiếp xúc với môi trường không lành mạnh.

Hãy trao đổi với người trông trẻ và đề ra nguyên tắc sử dụng ngôn ngữ trước mặt bé. Điều này sẽ giúp bé dần dần hiểu ra vấn đề. Nhưng bạn cũng cần tránh thể hiện thái độ bực bội, phản ứng gay gắt với bé vì thực ra bé chưa hiểu được nội dung những gì bé phát ngôn.

Sẽ là sai lầm khi bé nói bậy và bạn cười. Hành động đó chẳng khác nào khuyến khích bé “hãy sai đi con”.

Nếu bé tiếp tục nói bậy, bạn hãy phạt bé bằng cách “không chơi”, bỏ qua bé và rời khỏi phòng. Bé nói bậy, bạn căng thẳng, stress chửi lại con… đó là một cách dạy con sai lầm và vô cùng tai hại. Hành động này khiến bé không nhận ra vấn đề, bé không hiểu phải làm thế nào thì bố mẹ mới hài lòng.

Tóm lại, để ngăn chặn việc bé chửi bậy, tốt nhất người lớn phải gương mẫu trong lời ăn tiếng nói. Bạn nên giúp bé nhận biết những từ nào nên và không nên nói.

Hàng ngày, bố mẹ có thể thông qua các hoạt động như đọc thơ, kể chuyện… để kích thích các bé quan tâm tới những lời nói hay.

]]>
https://meyeucon.org/25305/phan-ung-nao-la-hop-ly-khi-con-noi-tuc/feed/ 0
Trẻ nói lắp nên được sửa trước tuổi đi học https://meyeucon.org/25132/tre-noi-lap-nen-duoc-sua-truoc-tuoi-di-hoc/ https://meyeucon.org/25132/tre-noi-lap-nen-duoc-sua-truoc-tuoi-di-hoc/#respond Sun, 21 Oct 2012 01:00:35 +0000 https://meyeucon.org/?p=25132 Trẻ bị nói lắp cần được chữa trị tích cực trước khi bắt đầu đến trường, vì nếu tật nói lắp kéo dài suốt thời đi học thì trẻ sẽ có nguy cơ chịu tác hại mạn tính và khó uốn nắn suốt cuộc đời.

Nên trị tật nói lắp trước tuổi đi học.

Tật nói lắp thường bắt đầu xuất hiện khi trẻ lên 3-4 tuổi. Bé trai dễ mắc tật này gấp 3 lần bé gái. Nói lắp có thể do một loạt nguyên nhân gây nên bao gồm di truyền, sự cố tín hiệu giữa bộ não – dây thần kinh – cơ; và một vấn đề về phát triển. Một số em khỏi bệnh một cách tự nhiên, song giới chuyên môn cho rằng nên bắt đầu điều trị ngay trước tuổi đi học thì sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

“Nếu tật nói lắp kéo dài suốt thời đi học thì trẻ sẽ có nguy cơ chịu tác hại mạn tính và khó uốn nắn suốt cuộc đời”, tiến sĩ Mark Onslow, Trung tâm nghiên cứu tật nói lắp Australia, Đại học Tổng hợp Sydney, nói.

Hiện nay hoàn toàn không có thuốc chữa chứng bệnh này, song nhóm nghiên cứu của Onslow đã phát triển và kiểm nghiệm một liệu pháp có tên là chương trình Lidcombe. Kết quả rất khả quan. “Sau 9 tháng điều trị bằng Lidcombe, tật nói lắp giảm đáng kể so với sự phục hồi tự nhiên”, Onslow cho biết.

Chương trình Lidcombe là một liệu pháp hành vi, được một phụ huynh thực hiện dưới sự hướng dẫn của một bác sĩ. Người thực hiện sẽ đánh giá tình trạng nói lắp của trẻ bằng thang 10 điểm và sau đó tham vấn bác sĩ hằng tuần để kiểm tra tiến độ. Khi tật nói lắp biến mất hoặc gần khỏi, giai đoạn hai của chương trình sẽ bắt đầu, tập trung duy trì những gì đạt được trong giai đoạn 1 trong vòng một năm.

Onslow và cộng sự đã đánh giá hiệu quả của Lidcombe trên 54 trẻ, trong đó 29 em được điều trị và 25 em làm đối chứng. Kết quả cho thấy chỉ có 15% số trẻ trong nhóm đối chứng có dấu hiệu cải thiện, so với 77% nhóm được điều trị.

]]>
https://meyeucon.org/25132/tre-noi-lap-nen-duoc-sua-truoc-tuoi-di-hoc/feed/ 0
Trẻ nói nhiều cần có cách uốn nắn https://meyeucon.org/20445/tre-noi-nhieu-can-co-cach-uon-nan/ https://meyeucon.org/20445/tre-noi-nhieu-can-co-cach-uon-nan/#respond Mon, 05 Dec 2011 23:50:57 +0000 https://meyeucon.org/?p=20445 Khi bước vào độ tuổi tập nói và khám phá thế giới, có lẽ bạn sẽ rất vui mừng khi con luôn hỏi tại sao, như thế nào hay vì sao lại thế… nhưng cũng sẽ thoáng lo lắng khi bé chỉ biết lặp lại những từ một cách máy móc và vô nghĩa. Vậy trẻ nói nhiều có tốt không? Và nếu phải uốn nắn thì cần phải như thế nào để có hiệu quả đối với sự phát triển trí tuệ và ngôn ngữ của bé?

Ở độ tuổi trên 2, các bé bắt đầu khám phá được rất nhiều điều trong cuộc sống. Các bé không ngừng tò mò tìm hiểu về những điều mới mẻ, và vì thế những câu hỏi “tại sao”, “như thế nào”… luôn thường trực. Bé có thể thường xuyên hỏi “Mẹ ơi, tại sao kiến lại đi thành hàng dài như vậy?” hay “Sao cây này có lá vàng và lá xanh?“… Những câu hỏi của bé đôi khi vô cùng bất ngờ, khiến bạn rởi vào thế bí.

Trẻ nói nhiều bố mẹ cần có cách uốn nắn hợp lý

Đây là điều hết sức bình thường. Với trường hợp trẻ hay nói, hay thắc mắc về thế giới xung quanh, bạn không cần phải lo lắng hay quát mắng bé. Nếu có thời gian, bạn hãy giải thích cho bé thật rõ ràng, dễ hiểu về hiện tượng bé hỏi. Nếu không có thời gian, hãy hẹn bé một lúc khác hoặc bảo bé hỏi bố, hỏi ông bà. Trong trường hợp bạn không rõ câu trả lời thì hãy thành thật: “Câu hỏi này khó quá. Để mẹ tìm hiểu rồi sẽ trả lời con sau nhé“.

Nếu bé liên tiếp lặp lại một câu nào đó trong khoảng thời gian ngắn, có thể là vì bé chưa thực sự hiểu những gì bạn trả lời và cần xác minh. Trong trường hợp đó, bạn cũng nên nhẹ nhàng hỏi lý do bé thắc mắc nhiều lần với một câu hỏi như vậy, sau đó tìm cách tháo gỡ.

Với các bé ưa khám phá thế giới và biểu hiện qua ngôn ngữ nói, bạn hãy khuyến khích bé và dành thời gian trò chuyện cùng con mỗi ngày. Bé sẽ có rất nhiều bất ngờ để bạn có thể phát hiện.

Tuy nhiên, những trường hợp bé nói rất nhiều, nhưng lan man và học theo lời nói của người khác như “vẹt” khá phổ biến.

Trường hợp này, rất có khả năng bé bị rối loạn ngôn ngữ. Hãy làm một phép thử đơn giản để tìm hiểu thực chất tình trạng của bé: hỏi bé về những thứ xung quanh để xem bé có nhận biết được không hoặc yêu cầu bé làm một số việc… Nếu bé không hoàn thành được các yêu cầu, khả năng rất cao là bé có vấn đề về phát triển ngôn ngữ.

Với những bé dưới 5 tuổi, có thể khả năng ngôn ngữ chưa thật tốt, nhưng ở độ tuổi lớn hơn mà con vẫn khó tiếp thu và diễn tả bằng lời nói thì bạn cần đưa con đi khám.

Khi bé nói nhiều và khiến bạn mệt mỏi, cũng đừng vội quát mắng trẻ. Con bạn sẽ dần mất đi hào hứng khám phá xung quanh và thấy rằng những thắc mắc của mình không được lý giải. Tự bé sẽ mặc định mình “không được phép hỏi” vì sợ bị mắng. Dần dần, bé sẽ cố chui mình vào một “ốc đảo” riêng.

Vì thế, lời khuyên tốt nhất dành cho bố mẹ là hãy kiên nhẫn, dành thời gian bên con, khuyến khích con hỏi han và tìm hiểu thế giới xung quanh, tránh tình trạng con nói như vẹt mà đầu óc trống rỗng.

]]>
https://meyeucon.org/20445/tre-noi-nhieu-can-co-cach-uon-nan/feed/ 0
Giúp trẻ phát âm đúng: việc cần của người lớn https://meyeucon.org/20183/giup-tre-phat-am-dung-viec-can-cua-nguoi-lon/ https://meyeucon.org/20183/giup-tre-phat-am-dung-viec-can-cua-nguoi-lon/#comments Wed, 23 Nov 2011 02:09:45 +0000 https://meyeucon.org/?p=20183 Khi trẻ đã có một số vốn từ nhất định thì chúng rất thích giao tiếp với mọi người. Tuy nhiên, khi mới làm quen với ngôn ngữ, sự ngọng ngịu ở trẻ là khó tránh khỏi, nếu cách ứng xử của người lớn không phù hợp sẽ khiến trẻ thiếu tự tin trong giao tiếp. Vì vậy, nếu trẻ có phát âm sai thì mọi người cần động viên trẻ, giúp trẻ chỉnh sửa để bé có thể tự tin trong giao tiếp với mọi người.

Xác định nguyên nhân nói ngọng của trẻ

Thông thường, trẻ nói ngọng do bé chưa phân biệt được các âm vị khác nhau khi phát âm và cử động môi, lưỡi chưa chính xác… Cha mẹ chỉ cần quan tâm, luyện cho trẻ tập phát âm đúng, trẻ sẽ bỏ được tật này.

Nếu trẻ nói ngọng do những biến đổi thực thể của bộ phận phát âm, thần kinh nên sự can thiệp của bố mẹ khó làm thay đổi được tật này ở trẻ. Trong trường hợp này, cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra cơ quan phát âm như: cử động lưỡi, môi, răng… Qua đó, bác sĩ sẽ đánh giá độ ngọng của bé và có các phương pháp điều chỉnh phù hợp.

Cha mẹ cần kiên trì giúp trẻ phát âm đúng trong những năm tháng bé tập nói và tập giao tiếp

Xác định độ ngọng của trẻ

Thông thường, con bạn bị các dạng ngọng như:

– Ngọng khuyết: Bé nói không đúng được các từ, thường là bỏ phần phụ âm. Chẳng hạn, “con thỏ”, bé sẽ nói thành “con ỏ”, hoặc “đi đâu đó” thành “i âu ó”.

– Ngọng thế: Một số phụ âm sẽ bị thay thế bằng phụ âm khác như: “con thỏ” thành “con xỏ”, hoặc “xe đạp” thành “ke cạp”…

– Ngọng thanh điệu: Trẻ không nói được những từ có thanh điệu lên xuống. Do đó, bé buộc phải tìm thanh khác để nói, ví dụ: “mũ” thành “mụ”, “hát” thành “hạt”…

– Ngọng nguyên âm đôi: Thay vì nói “trái chuối”, bé sẽ nói “trái chúi”…

Để điều chỉnh cho trẻ phát âm đúng

– Cha mẹ cần chỉ cho con thấy việc phát âm sai, sau đó dạy trẻ cách phát âm đúng. Đặc biệt, cha mẹ cần làm mẫu để con nhìn và phân biệt cử động môi khi phát các âm như: “ch” thành “tr”, “t” thành “th”… Bạn cũng có thể cho trẻ nhìn vào gương để tập nói. Khi bé bật ra các âm, hơi trong gương sẽ có hình dạng khác như: “o”, “i”…

– Hướng dẫn trẻ các hình mô phỏng nghĩa của từ, để phân biệt âm và nghĩa khác nhau, như “cáo” và “áo”, “sông” và “công”, “thỏ” và “tỏ”…

– Người lớn không được nói theo những từ mà trẻ phát âm sai. Khi nói chuyện với trẻ, cha mẹ phải cố gắng chú ý phát âm thật chính xác. Ví dụ, trẻ nói “Mẹ ơi! Lấy tơm cho con” thì mẹ không nói lại lời của trẻ là “Tơm của con đây”, mà cần nhắc trẻ nói đúng: “con phải nói là mẹ ơi, lấy cơm cho con. Cơm của con đây”.

– Không nên cười đùa, hay mắng trẻ mỗi khi chúng nói sai, mà nhẹ nhàng hướng dẫn trẻ nói đúng và không ngừng khen ngợi, khuyến khích khi trẻ nói đúng. Sau đó, chúng ta hãy nói đi, nói lại từ đúng đó cho trẻ nghe.

– Phối hợp với cô giáo và những người lớn khác để giúp trẻ sửa tật này. Hãy thường xuyên trò chuyện và chữa chứng nói lắp, nói ngọng cho trẻ. Tuyệt đối không chế giễu, mỗi khi trẻ nói sai.

– Nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ: Nếu bạn đã dùng nhiều cách thức để giúp trẻ chữa chứng nói ngọng, lắp nhưng vẫn không hiệu quả thì bạn nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám và chữa trị. Đối với trẻ bị ngọng do dị tật: sứt môi, hở hàm ếch thì cần được phẫu thuật. Sau khi lành, trẻ cần tập chỉnh âm đề dần được hoàn thiện.

]]>
https://meyeucon.org/20183/giup-tre-phat-am-dung-viec-can-cua-nguoi-lon/feed/ 2
Dạy con học nói ngay từ năm đầu đời https://meyeucon.org/19851/day-con-hoc-noi-ngay-tu-nam-dau-doi/ https://meyeucon.org/19851/day-con-hoc-noi-ngay-tu-nam-dau-doi/#respond Sun, 06 Nov 2011 23:41:14 +0000 https://meyeucon.org/?p=19851 Khả năng ngôn ngữ của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau và tất nhiên trong đó có cả cách dạy con học nói của cha mẹ. Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy nếu có sự hỗ trợ, tương tác của mọi người xung quanh, đặc biệt là của mẹ và những người thân trong gia đình, bé sẽ nhanh biết nói hơn rất nhiều.

Hãy nhớ rằng ngay từ những năm tháng đầu đời, trước khi con bạn nói những từ có nghĩa đầu tiên, bé đã có thể có những hình thức khác đối thoại với bạn bằng mắt, bằng cử chỉ, những tiếng bập bẹ, ríu rít và thậm chí là cả khóc nữa. Nên bạn có thể có những trải nghiệm thú vị và dễ dàng giúp trẻ học nói.

Mời các bậc cha mẹ tham khảo thông tin dưới đây để thấy sự phát triển khả năng ngôn ngữ của bé trong năm đầu tiên nhé.

• Giai đoạn từ 1-3 tháng tuổi: Ở giai đoạn này, bé ngủ nhiều hơn thức, nhưng bé vẫn có thể nghe những gì bạn nói. Mẹ hãy kể chuyện cho bé nghe, vì bé rất thích nhịp điệu trong giọng nói của mẹ.

• Giai đoạn từ 4-6 tháng tuổi: Bé đã bắt đầu biết quan sát xung quanh, bé thích nhìn những cử động bằng miệng của mẹ và giao tiếp với mẹ bằng mắt, cử động chân tay tuy chưa rõ rệt. Hãy bế bé ở tư thế thích hợp để bé nhìn thấy khuôn mặt mẹ rõ nhất và lắng nghe mẹ nói nhé. Bé biết tặc lưỡi và khua tay chân để đáp lại đấy mẹ ạ.

• Giai đoạn từ 7-9 tháng tuổi: Bé phân biệt được những tiếng nói khác xung quanh mình (ngoài tiếng mẹ), như tiếng bố, tiếng ông bà… và những âm thanh của cuộc sống. Bé biết hướng sự chú ý về nơi phát ra âm thanh, biết bắt chước nét mặt của mẹ, bé thích nhìn ngắm mọi người đi lại và hóng chuyện nữa. Mẹ nên lặp lại những gì bé nói, bé sẽ rất thích thú vì bé cảm thấy mẹ thực sự quan tâm đến bé.

• Giai đoạn từ 10 tháng -1 tuổi: Ở giai đoạn này, bé đối thoại nhiều hơn, thậm chí nói một mình khi chơi đồ chơi. Bé biết gọi khi mọi người chưa tập trung vào mình. Càng ngày mẹ càng thấy bé đáng yêu hơn vì bé tỏ ra biết nói chuyện với mẹ. Mẹ hãy thường xuyên nói những câu ngắn gọn, bé sẽ hiểu ngay và làm theo mẹ đấy. Bé biết thể hiện thái độ bằng nét mặt, và cử động tay nữa. Mẹ hãy dạy cho bé cả ngôn ngữ cử chỉ nhé, bé sẽ cần nó để diễn đạt ý muốn của mình khi ngôn từ của bé còn hạn chế.

Nghiên cứu này cũng cho thấy trong năm đầu đời, con đã làm được khối lượng công việc đồ sộ là tiếp thu được khoảng 50 đến 250 ngàn từ. Bạn ngạc nhiên chưa nào?

Các bé giỏi quá, thật đáng tự hào các mẹ nhỉ!

Và các mẹ hãy đừng bỏ qua giai đoạn đầu đời này để giúp con học nói nhé, bé sẽ cho mẹ phần thưởng là những tiếng “mẹ ơi!” đầy yêu thương.

]]>
https://meyeucon.org/19851/day-con-hoc-noi-ngay-tu-nam-dau-doi/feed/ 0
Trẻ nói lắp nên được sửa sớm https://meyeucon.org/19080/noi-lap-o-tre-nen-duoc-sua-som/ https://meyeucon.org/19080/noi-lap-o-tre-nen-duoc-sua-som/#respond Mon, 19 Sep 2011 21:04:59 +0000 https://meyeucon.org/?p=19080 Ở độ tuổi từ 2 đến 5, bé hay nhắc lại các từ, cụm từ và thường ngập ngừng khi muốn nói điều gì đó. Có đến 5% trẻ bị nói lắp khi bắt đầu tập nói. Rất nhiều trẻ trong số đó sẽ nói trôi chảy hơn trong thời gian sau đó, số còn lại vẫn gặp các vấn đề khi nói và thường xuyên nói lắp.

Biểu hiện của nói lắp

Bạn cần chú ý khi nhận thấy trẻ có những biểu hiện sau:

  • Phải rất cố gắng mới có thể phát âm được.
  • Nói nhát gừng, dằn mạnh từng tiếng.
  • Ngắt quãng rất lâu khi nói, phải dừng lại vài giây mới có thể nói tiếp những từ tiếp theo.
  • Nói một âm tiết hoặc một từ nhiều lần (Ví dụ: mẹ…)
  • Nhắc lại một phần của từ nhiều lần (Ví dụ: con con con con cá…)
  • Dừng lại khi mới nói được nửa câu.

Những biểu hiện này rất thường gặp ở trẻ. Bạn có thể nhận thấy bé của mình có một vài hoặc tất cả những biểu hiện trên khi tập nói.

 

Trò chuyện thường xuyên với con có thể giúp trẻ vượt qua tật nói lắp.

Bố mẹ có thể làm gì?

Hãy nhớ: Không có bằng chứng nào cho thấy nói lắp là do di truyền, vì thế bạn đừng tự trách mình.

Sau đây là một số cách giúp bạn có thể cải thiện tình trạng nói lắp cho con. Một vài cách có thể dễ dàng thực hiện, số khác đòi hỏi phải có thời gian luyện tập.

Nếu bé của bạn có rất nhiều thời gian bên cạnh những người thân trong gia đình (như ông bà, chú bác, cô dì…) hoặc những người khác (như người trông trẻ, cô giáo ở trường mầm non…), bạn nên nhờ đến sự giúp đỡ của họ bằng cách cho họ đọc và làm theo những thông tin dưới đây để giúp bé cải thiện tình trạng nói lắp:

1. Dành một khoảng thời gian riêng tư mỗi ngày bên trẻ trong một không khí thực sự thoải mái, bình tĩnh và thư thả.

Hãy dành thời gian để chơi đùa và nói chuyện với trẻ, bạn có thể cùng trẻ chơi những trò chơi chúng thích hoặc trò chuyện cùng trẻ về một vấn đề gì đó trẻ yêu thích. Trong khoảng thời gian này, hãy khuyến khích bé trong những việc bé có năng khiếu (ví dụ như “Con giải câu đố giỏi quá!” hay “Con làm tốt lắm!”…). Tóm lại, hãy cho trẻ có tâm trạng thực sự thoải mái.

Mỗi lần dành thời gian bên bé, hãy nói và chơi cùng bé theo một cách khác nhau.

2. Nói chậm và từ tốn khi nói chuyện với bé sẽ giúp bé dễ bắt kịp và hiểu những gì bạn nói. Khi nói chuyện với bé, bạn nên nói chậm, nhắc lại một vài từ khó và nhớ là hãy hít hơi thật sâu trước khi nói nhé!

3. Sẽ có tác dụng hơn khi bạn dừng lại một vài giây trước khi trả lời hoặc hỏi bé một câu gì đó. Nói chậm là phương pháp để bé có thời gian để trả lời các câu hỏi của bạn.

4. Hãy để bé thấy bạn cảm thấy thú vị với những gì bé nói chứ không phải việc bé phát âm như thế nào. Nhìn bé khi bé diễn đạt lời nói là cách để bé biết rằng bạn đang lắng nghe, từ đó bé sẽ bình tĩnh hơn khi nói.

Nếu bạn bận phải làm việc gì đó và không thể dừng lại, bạn hãy nói với bé rằng mặc dù bạn bận, bạn vẫn sẽ lắng nghe bé, hoặc giải thích cho bé hiểu rằng bạn vẫn sẽ dành thời gian cho bé vào ngày hôm sau.

5. Khi nói chuyện cùng bé, hãy cố gắng dùng các câu ngắn và đơn giản. Đừng quá hy vọng rằng bé sẽ hết nói lắp ngay lập tức. Tuy nhiên, áp dụng những cách này một cách thường xuyên sẽ giúp bé hạn chế được tình trạng nói lắp và phát âm dễ dàng hơn.

Những thông tin bạn chưa biết về nói lắp

  • Chưa có sự giải thích rõ ràng nào về nguyên nhân khiến trẻ nói lắp.
  • Không có bằng chứng nào cho thấy, nói lắp là do di truyền.
  • Nói lắp xuất hiện ở các bé trai cao gấp 4 lần các bé gái.
  • Nói lắp là tình trạng xuất hiện phổ biến trên toàn thế giới, mọi nền văn hoá và mọi nhóm dân cư.
]]>
https://meyeucon.org/19080/noi-lap-o-tre-nen-duoc-sua-som/feed/ 0
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 3 tuổi https://meyeucon.org/18048/phat-trien-ngon-ngu-cho-tre-duoi-3-tuoi/ https://meyeucon.org/18048/phat-trien-ngon-ngu-cho-tre-duoi-3-tuoi/#respond Thu, 21 Jul 2011 15:58:03 +0000 https://meyeucon.org/?p=18048 Trẻ em rất thông minh, không chỉ phát triển được phản xạ nghe rất sớm mà kể cả khi nói bạn cũng có thể hướng dẫn bé từ rất sớm. Vậy các mẹ hãy chú ý những phương pháp sau để phát triển ngôn ngữ cho bé từ sớm nhé.

Nói chuyện với bé từ sớm giúp bé nhanh phát triển ngôn ngữ

Các phương pháp cơ bản

– Nói chuyện với bé: bé học ngôn ngữ bằng cách lắng nghe những cuộc trò chuyện.

– Xuôi theo mối quan tâm của bé: Nếu bé chăm chú vào một bông hoa, bạn hãy nói với con về điều đó.

– Liên kết các đối tượng với các từ: bằng cách chỉ tay vào những điều bạn đang đề cập đến.

– Đọc cho bé: những câu chuyện đơn giản và hình minh họa to từ sách giúp ích cho bé. Càng nhiều từ bé được làm quen, vốn từ của bé càng nở rộ.

– Hãy cúi xuống ngang bằng với chiều cao của con. Nhờ thế, bé có thể thấy mẹ nói và lắng nghe mẹ.

– Đừng đánh giá thấp khả năng của bé: sự hiểu biết của bé thường vượt xa khả năng ngôn ngữ. Vì thế, đừng ngại sử dụng các từ và cụm từ khác nhau chỉ vì lo bé không hiểu được.

– Khuyến khích: các bé rất thích làm mẹ vui lòng và bé sẽ cố gắng nhiều hơn nếu được mẹ ca ngợi.

5 tháng

Bé có thể: cười, ré lên khi mừng vui.

Cách trợ giúp: làm những điều buồn cười. Khả năng hài hước của bé được phát huy nếu mẹ làm khuôn mặt buồn cười, cù hoặc chơi trò ú òa.

7 tháng

Bé có thể: bập bẹ.

Cách trợ giúp: bập bẹ trở lại. Bé được khuyến khích để nói chuyện hơn nữa nếu bạn trả lời bé với sự quan tâm và thích thú.

1 tuổi

Bé có thể: nói một vài từ.

Cách trợ giúp: lắng nghe bé. Một vài lời đầu tiên của bé chỉ là âm thanh lộn xộn, không dễ dàng nhận ra nhưng nếu chú ý, bạn sẽ hiểu bé gắng nói điều gì.

2 tuổi

Bé có thể: Liên kết các từ với nhau, ví dụ: “Mẹ về đi”.

Cách trợ giúp: đọc cho bé. Sử dụng các từ và hình ảnh để tăng cường hiếu biết cho bé. Gọi tên đồ vật và để bé chỉ tay vào. Đọc những câu chuyện đơn giản với bé, dạy bé về khái niệm từ và liên kết từ.

3 tuổi

Bé có thể: nói chuyện với những câu dài hơn 3 từ và được hiểu bởi người thân trong gia đình.

Cách trợ giúp: hát cùng con. Sự lặp lại những vần điệu vui vẻ là cách dạy bé ngôn ngữ tốt.

]]>
https://meyeucon.org/18048/phat-trien-ngon-ngu-cho-tre-duoi-3-tuoi/feed/ 0
Bí quyết dạy con tập nói sớm https://meyeucon.org/17949/bi-quyet-day-con-tap-noi-som/ https://meyeucon.org/17949/bi-quyet-day-con-tap-noi-som/#comments Sat, 16 Jul 2011 21:28:21 +0000 https://meyeucon.org/?p=17949 Bạn rất mong nghe được những tiếng gọi mẹ, gọi bố đầu tiên từ bé yêu và luôn cố gắng hướng dẫn để bé mau nói, 10 gợi ý sau đây có thể giúp bạn rất nhiều trong quá trình dạy con tập nói

Theo Mellisa Essenburg (chuyên gia tâm lý trẻ em Mỹ), khoảng 4-6 tháng tuổi, bé bắt đầu biết bập bẹ những từ đôi như “baba”, “mama” và sử dụng âm điệu để bày tỏ điều hài lòng hay không hài lòng. Đây là kỹ năng sơ khai cho những từ đầu tiên ở bé.

1. Khuyến khích đáp lại

Ngay từ khi bé biết “ê a” lần đầu, bạn cũng nên bắt chuyện với con bằng niềm thích thú. Hãy phản ứng lại những âm thanh ngọt ngào bé vừa tạo ra nhưng cũng cần cho bé cơ hội để đáp trả. Bé bắt đầu hiểu, dù từ lúc còn rất nhỏ rằng, giao tiếp là cho đi và nhận lại.

2. Nói chuyện với bé

Nói với “ngôi sao nhỏ” của bạn về mọi thứ hàng ngày giúp xây dựng từ vựng cho bé dù còn phải đợi lâu nữa, bé mới biết dùng từ.

3. Trả lời tiếng khóc của bé

Trước khi bé nói được thì tiếng khóc chính là công cụ bé dùng để giao tiếp với bạn. Khi bạn phản ứng với tiếng khóc của con, điều đó dạy bé rằng, khi bé giao tiếp, bé sẽ được mẹ lắng nghe. Hơn nữa, bạn sẽ biết phân biệt tiếng khóc khi bé đói khác với khi bé mệt mỏi…

4. “Chít chat”

Đôi khi, một điều nhỏ cũng tạo nên sự khác biệt lớn, đặc biệt khi nó đến từ sự giao tiếp với bé nhà bạn. Từ việc kể cho bé nghe chuyện mẹ đang thay tã đến việc để bé biết những bước chân vội vã của mẹ là vì đang chuẩn bị bữa cho bé… – những điều tuy nhỏ nhưng tạo ra hiệu quả lớn, giúp bé hiểu được những gì mẹ nói ra và những gì mẹ đang làm. Điều này giúp bé kết nối tốt hơn với mẹ ngay cả khi bé chưa nói được; vì thế, hãy “chit chat” thường xuyên.

5. Hát một bài ngắn

Ngay cả khi bạn không chắc là đúng giai điệu, âm thanh lặp đi lặp lại cũng trở thành âm nhạc với tai nghe của bé. Trong quá trình này, chính sự lặp lại những từ ngữ trong bài hát bạn ngân nga sẽ bước đầu hình thành trí nhớ cho bé về những từ yêu thích.

6. Đọc cho bé

Các bé quan tâm đến sách sớm hơn cha mẹ tưởng. Thử đọc cho bé một cuốn sách quen thuộc khi bé ngồi chơi. Giống như vần điệu từ bài hát hàng ngày, sự lặp lại bằng cách đọc một cuốn sách cũng giúp bé xây dựng ngôn ngữ cơ bản.

7. Mô tả những gì bé đang làm

Khi bé tiến đến mẹ hào hứng hay khóc vì mệt mỏi, hãy nói thành lời những việc bé đang làm và cảm xúc của bé để giúp bé sử dụng đúng từ ngữ về sau.

8. Yêu cầu lặp lại

Thực hành bằng cách lặp đi lặp lại điều gì đó với bé nhà bạn cũng giúp bé hiểu ngôn ngữ sớm. Lặp lại chính là chìa khóa để học hỏi mọi điều và những từ đầu tiên của bé có thể đến vào lúc bạn ít mong đợi nhất.

9. Khuyến khích bé thử

Khi bé bắt đầu bập bẹ (ngay cả khi từ đầu tiên phải được cha mẹ “dịch”), bạn cần khuyến khích những nỗ lực của bé và giúp bé tự tin.

]]>
https://meyeucon.org/17949/bi-quyet-day-con-tap-noi-som/feed/ 2