Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Jul 2024 02:18:03 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Dấu hiệu nhận biết trẻ suy dinh dưỡng mẹ cần biết! https://meyeucon.org/4629/dau-hieu-nhan-biet-tre-suy-dinh-duong/ https://meyeucon.org/4629/dau-hieu-nhan-biet-tre-suy-dinh-duong/#comments Mon, 26 Jun 2023 07:28:59 +0000 https://meyeucon.org/?p=4629 Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thấy con vui chơi bình thường mà không thường xuyên theo dõi cân nặng của con là một sai lầm dẫn đến việc không phát hiện ra con mình đang bị suy dinh dưỡng.


Dấu hiệu nhận biết trẻ suy dinh dưỡng

Khi con bạn vẫn ăn ngủ và chơi đùa như các bạn cùng trang lứa khác thì chưa hẳn chúng đã hoàn toàn khỏe mạnh. Vậy làm thế nào để phát hiện ra con của bạn đang bị suy dinh dưỡng?.

Tại Phòng khám của Viện dinh dưỡng quốc gia, hàng ngày có khoảng vài chục lượt ông bố bà mẹ đưa con đến khám. Đa số những đứa trẻ khi được đưa đến đây khi đã quá xanh xao.

Trẻ chậm phát triển, răng không mọc đủ, cân nặng không tăng trong thời gian dài, xanh xao gầy yếu… Đó là những biểu hiện trẻ bị suy dinh dưỡng vẫn thường gặp. Tuy nhiên, vẫn còn 2 thể suy dinh dưỡng khác ít được để ý hơn là trẻ bị thấp còi và trẻ béo phì.

So với các nước châu Á, Việt Nam hiện nay vẫn nằm trong số nước có tỉ lệ suy dinh dưỡng cao. Gần 20% trẻ em bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, hơn 32 % trẻ thấp chiều cao theo tuổi và có khoảng gần 4% trẻ em dưới 5 tuổi bị béo phì. Tuy nhiên, không quá khó khăn để nhận ra con mình bị suy dinh dưỡng.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm – Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng quốc gia, đối với suy dinh dưỡng dạng thiếu ăn, thường gặp các cháu không tăng cân có thể trong thời gian 2 tháng 3 tháng. Suy dinh dưỡng thường kèm theo biếng ăn và thiếu các vi chất dinh dưỡng dẫn đến da xanh, niêm mạc nhợt. Các cháu quấy khóc, đêm ngủ không yên giấc.

Theo các chuyên gia, suy dinh dưỡng làm cho thể lực và trí tuệ của trẻ kém phát triển, sức đề kháng của trẻ kém, có nhiều nguy cơ mặc bệnh nhiễm khuẩn. Đồng thời khi trẻ mặc bệnh, trẻ sẽ bị nặng hơn, lâu hồi phục và nguy cơ tử vong cao hơn nhiều trẻ khác. Suy dinh dưỡng để lại hậu quả rất lớn về xã hội và kinh tế nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh được. Cách đơn giản để phát hiện suy dinh dưỡng ở trẻ là thường xuyên quan tâm đến sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ.

Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây suy dinh dưỡng ở trẻ

Chế độ ăn không đủ dưỡng chất: Trẻ bị suy dinh dưỡng do không được cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết trong chế độ ăn hàng ngày. Điều này có thể do gia đình không có điều kiện kinh tế để mua thực phẩm đa dạng hoặc do sự thiếu hiểu biết về dinh dưỡng của các bậc cha mẹ.

Trẻ bị biếng ăn kéo dài: Biếng ăn là một trong những nguyên nhân phổ biến gây suy dinh dưỡng ở trẻ. Không chịu ăn khiến cơ thể không có nguồn dinh dưỡng để hấp thu, lâu dần sẽ dẫn đến thiếu chất, cơ thể suy nhược, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ.

Mắc bệnh lý: Trẻ mắc một số bệnh như nhiễm trùng, tiêu chảy, viêm đường tiêu hóa hoặc các bệnh lý khác có thể làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng. Các bệnh lý nặng hơn như ung thư cũng có thể gây ra suy dinh dưỡng do nó ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng của trẻ.

Ảnh hưởng của môi trường sống: Môi trường sống không hợp lý cũng có thể gây suy dinh dưỡng cho trẻ. Chẳng hạn, nếu trẻ sống trong nghèo đói, môi trường không an toàn với nhiều căn bệnh, hoặc không có điều kiện vệ sinh cá nhân tốt, điều này có thể ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ.

Cải thiện dinh dưỡng cho trẻ bằng cách nào?

Để cải thiện suy dinh dưỡng ở trẻ, các bạn có thể thực hiện các biện pháp sau đây:

Cung cấp chế độ ăn đa dạng và cân đối

Đảm bảo trẻ được cung cấp đủ các nhóm thực phẩm cần thiết bao gồm đạm, carbohydrate, chất béo, vitamin và khoáng chất. Tăng cường sử dụng thực phẩm giàu dinh dưỡng như rau xanh, hoa quả, thịt, cá, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa.

Áp dụng chế độ ăn thường xuyên và đủ lượng

Đảm bảo cho trẻ ăn đúng các bữa ăn chính và bữa phụ trong ngày. Tránh bỏ bữa và không để trẻ đói trong thời gian dài.

Thay đổi cách chế biến thực phẩm

Nấu ăn bằng các phương pháp như hấp, nướng, quay, chưng thay vì chiên, rán để giảm lượng dầu mỡ và giữ được giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.

Tạo môi trường ăn uống tích cực

Tạo ra một môi trường ăn uống thoải mái và tích cực bằng cách ngồi cùng trẻ khi ăn, tạo niềm vui và khuyến khích trẻ tham gia vào quá trình ăn uống.

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Chú ý đến vệ sinh thực phẩm, giữ sạch bát đĩa, đồ ăn và nước uống để tránh nhiễm khuẩn hay nguồn lây bệnh tật.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng dinh dưỡng, tăng trưởng và phát hiện sớm các vấn đề liên quan.

Tư vấn dinh dưỡng

Gặp chuyên gia dinh dưỡng để có các gợi ý và hướng dẫn cụ thể về chế độ ăn phù hợp cho trẻ.

Lưu ý: Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng nặng hoặc kéo dài, hãy đến gặp chuyên gia y tế để được tư vấn và có phương pháp điều trị thích hợp.
]]>
https://meyeucon.org/4629/dau-hieu-nhan-biet-tre-suy-dinh-duong/feed/ 9
Khó khắc phục biếng ăn do tâm lý https://meyeucon.org/13337/kho-khac-phuc-bieng-an-do-tam-ly/ https://meyeucon.org/13337/kho-khac-phuc-bieng-an-do-tam-ly/#respond Sun, 25 Jun 2023 21:44:51 +0000 https://meyeucon.org/?p=13337 Mỗi lần cho con uống sữa, chị Thủy (Phương Mai, Hà Nội) đều phải bế ngang, ghì chặt con. Sữa đổ vào, bé khóc ầng ậc nhưng rồi vẫn nuốt… “Lúc đầu sốt ruột lắm nhưng nếu cho ăn bình thường, thì cả tiếng đồng hồ cũng không hết được 100ml sữa”, chị Thủy nói.

Và chính vì quá biếng ăn, nên đến giờ, đã được 1 năm 20 ngày tuổi, bé Thảo Vy cũng chỉ nặng 7,2kg, kém các bạn cùng trang lứa tới 2kg.

Nặng nề nhất là biếng ăn tâm lý

Tại bệnh viện và các phòng khám, ngoài các bệnh do nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn tiêu hóa, trẻ biếng ăn đến khám là một vấn đề nổi cộm.

“Ngoài nguyên nhân do tình trạng nhiễm trùng (viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, tiêu chảy… dẫn đến ức chế các enzym tiêu hóa), thiếu vi chất (các yếu tố tham gia hình thành các men tiêu hóa trong quá trình chuyển hóa, hấp thu thức ăn), do thức ăn không hợp khẩu vị, do tình trạng nhiễm giun sán… thì việc ép trẻ ăn là một nguyên nhân nổi cộm dẫn đến biếng ăn”, BS chuyên khoa II Nhi Trần Thị Nga, Nguyên trưởng khoa dinh dưỡng, BV Nhi TƯ, cho biết.

Cùng quan điểm này, BS Lê Thị Hải, Viện dinh dưỡng quốc gia cho rằng, yếu tố tâm lý là một trong những yếu tố ảnh hưởng nặng nề đến tình trạng biếng ăn của trẻ và rất khó khắc phục.

Ở những bé lười ăn, ăn ít, cha mẹ thường nghĩ là phải ép ăn, ép đến mức “nhồi nhét”. Ví như có bệnh nhi đến khám, mẹ “khai” ngày cho con uống 3 cốc sữa công thức đặc, 3 bát bột nhưng bữa nào cũng như là 1 cuộc chiến với khóc lóc, quát tháo rồi giữ chặt trẻ đổ đồ ăn, lặp đi lặp lại điệp khúc khóc – nuốt – khóc…

Theo bác sĩ Hải, chính vì không khí bữa ăn quá căng thẳng, bị o ép quá thô bạo khiến trẻ cứ thấy bưng ra cái gì là đã khóc, bịt miệng… Người ta ước tỉnh chỉ khoảng 5% trẻ sinh ra đã lười bú nhưng đến 2 – 3 tuổi thì tỉ lệ này lên đến 30 – 40%. Điều này chứng tỏ nguyên nhân biếng ăn phần nhiều do môi trường sống gây ra (không khí bữa ăn, ăn các món ăn không phù hợp tuổi).

Nếu biếng ăn là do các nguyên nhân thể trạng thì việc điều trị không quá khó nhưng nếu là nguyên nhân tâm lý, bé sợ ăn vì bị ép buộc thô bạo… thì rất khó khắc phục, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức của người mẹ.

☛ Đọc thêm: Biếng ăn tâm lý ở trẻ và những điều cần biết!

Không thuốc nào tốt bằng làm đúng cách và kiên nhẫn

Theo BS Nga, với những trẻ được xác định lười ăn do nguyên nhân tâm lý (thậm chí cả với những trẻ bệnh lý và được điều trị) thì một môi trường ganh đua cho trẻ sẽ kích thích trẻ ăn rất tốt.

“Thay vì gò ép trẻ ăn thì nên cho trẻ ngồi ăn cùng gia đình và cho trẻ bát, thìa để kích thích bé. Khi đó, dù có thể bé hơi phá nhưng ăn uống dễ dàng hơn. Hoặc có thể cho trẻ ăn cùng bạn và kích thích trẻ ăn bằng cách cổ vũ bạn này, khen bạn kia ăn giỏi như sư tử, há mồm to hơn cá sấu… Tất cả những chi tiết rất nhỏ nhặt ấy, thực sự lại là một sự kích thích các tuyến tiêu hóa hoạt động, tăng bài tiết men tiêu hóa giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, trẻ nhai, nuốt nhanh hơn”, BS Nga nói.

Thêm một điểm mà các bậc phụ huynh cần rất lưu ý, không quá nôn nóng trong chữa biếng ăn cho trẻ. BS Nga tâm sự, có bà mẹ đưa con đến chữa biếng ăn và thật thà “khai báo” đã đi đủ mọi nơi, đủ bác sĩ có tiếng… nhưng vẫn không ăn thua.

Thực ra, việc chữa biếng ăn đòi hỏi sự kiên nhẫn, tuyệt đối không nên tạo ngay ra một sự thay đổi quá lớn và không nên uống quá nhiều loại thuốc một lúc nhằm thay đổi triệu chứng lâm sàng. Liều thuốc luôn được kê để bổ sung, khắc phục từ từ nhưng nhiều mẹ quá sốt ruột, ngoài các loại thuốc điều trị của bác sĩ vẫn mua các loại được quảng cáo là kích thích ăn ngon để cho con uống, điều này là không cần thiết và sai lầm. Trẻ đã sợ ăn, lại bị ép trong ngày uống vài ba lần thuốc, men kích thích ăn uống thì bé lại càng sợ hơn. Với biếng ăn tâm lý, người mẹ càng phải kiên nhẫn hơn nữa.

Cuối cùng, đừng quên chế biến đồ ăn hợp khẩu vị, độ tuổi với việc lựa chọn những thực phẩm giàu dinh dưỡng nếu muốn giúp trẻ bắt kịp tăng trưởng.

Phát hiện sớm biểu hiện biếng ăn

– Số lượng thức ăn trẻ ăn vào trong ngày ít hơn nhu cầu theo độ tuổi;

– Trẻ hay táo bón và lượng phân ít hơn bình thường;

– Sự phát triển cân nặng của trẻ chậm hơn bình thường hoặc không tăng cân, thậm chí giảm cân.

Trên đây là một số thông tin về tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ nhỏ. Để biết thêm nhiều kiến thức về cách chăm sóc con cũng như nhưng mẹo hay giúp con hết biếng ăn, tăng cân đều, các mẹ có thể tham khảo.

]]>
https://meyeucon.org/13337/kho-khac-phuc-bieng-an-do-tam-ly/feed/ 0
Biếng ăn tâm lý ở trẻ nhỏ – Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục https://meyeucon.org/15797/bieng-an-o-tre-nho/ https://meyeucon.org/15797/bieng-an-o-tre-nho/#comments Tue, 13 Jun 2023 05:54:02 +0000 https://meyeucon.org/?p=15797 Biếng ăn đôi khi chỉ do tâm lý nhưng có khi do một bệnh lý nào đó. Tuy nhiên không dễ phân biệt bởi ở cả hai trường hợp trẻ đều có biểu hiện thường gặp, chẳng hạn như ăn ít, chậm tăng cân, nôn ói.

Biếng ăn ở trẻ là gì?

Biếng ăn là hội chứng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, theo ước tính ít nhất 25% trẻ phát triển bình thường có biểu hiện biếng ăn ở giai đoạn nhất định nào đó, đặc biệt trong giai đoạn tập ăn từ 6 tháng đến 3 tuổi.

Nếu phát hiện và điều trị trễ các trẻ biếng ăn do bệnh lý (như bệnh trào ngược dạ dày thực quản, dị ứng sữa, rối loạn chức năng nuốt…) sẽ làm tình trạng bệnh trầm trọng và trẻ suy dinh dưỡng nặng. Nhưng nếu trẻ chỉ biếng ăn do tâm lý mà không được tư vấn phù hợp cũng không giải quyết được vấn đề.

Trẻ biếng ăn kéo dài sẽ gây những những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sự phát triển và thể chất của trẻ sau này. Chính vì vậy, cha mẹ cần phải nhận biết sớm tình trạng trẻ biếng ăn và có những biện pháp can thiệp kịp thời.

☛ Đọc thêm: Trẻ biếng ăn kéo dài có nguy hiểm?

Những dấu hiệu gợi ý biếng ăn ở trẻ là do tâm lý

  • Biếng ăn có nguyên nhân khởi phát: nói một cách khác triệu chứng biếng ăn xảy ra đột ngột ở những trẻ trước đây vẫn ăn uống tốt, biếng ăn chỉ xuất hiện sau một thay đổi hay một biến cố. Những thay đổi bao gồm chuyển người chăm sóc, chuyển lịch ăn (tăng giảm bữa ăn, bú), chuyển môi trường (đi học), chuyển từ cách ăn này sang cách ăn khác (ví dụ chuyển từ bú mẹ sang bú bình), chuyển ăn lỏng sang đặc… Bên cạnh đó có thể do biến cố, ví dụ như có lần trẻ bị sặc, hay thức ăn quá nóng, hay qua một đợt trẻ bị đau họng đau miệng do bệnh đường hô hấp, mọc răng hay đau bụng do bệnh đường tiêu hóa… Ngược lại, đối với trẻ biếng ăn do bệnh lý thì thường không có mốc thời gian khởi phát đột ngột, mà các triệu chứng thường xảy ra rất sớm ngay khi mới bắt đầu cho bú hay cho ăn giặm.
  • Có triệu chứng dọa nôn ói: khi cha mẹ mang thức ăn thường ngày từ xa đến (bình sữa hay chén cháo, chén bột), trẻ thường có biểu hiện không thích bằng nhiều mức độ từ nhẹ như quay mặt đi, lấy tay che miệng, buồn nôn, nôn ói hay thậm chí khóc thét ngay cả khi chưa cho trẻ ăn muỗng thức ăn nào. Ngược lại, ở trẻ biếng ăn do bệnh lý, trẻ không có biểu hiện sợ thức ăn mà có khi thích ăn, nhưng ăn vào bị ói hay chỉ ăn vài muỗng rồi không chịu ăn tiếp.
  • Chỉ ăn đơn điệu một số món: trẻ chỉ chấp nhận ăn vài loại thức ăn (ví dụ chỉ chấp nhận ăn trứng mà không chịu ăn cá hoặc thịt, chỉ uống sữa mà không chịu ăn cháo hoặc ngược lại) hoặc chỉ chấp nhận một độ mịn nhất định của thức ăn.
  • Cách cho ăn của cha mẹ hay người chăm sóc chưa phù hợp: người lớn thường ép trẻ ăn, phớt lờ cảm giác no của trẻ: vẫn cho trẻ ăn hết chén cháo hoặc bình sữa đã pha dù trẻ từ chối ăn, kéo dài bữa ăn (trên 60 phút), sử dụng biện pháp gây nhiễu liên tục (xem tivi), cho ăn quá nhiều cữ lắt nhắt trong ngày. Ngoài ra biếng ăn cũng có thể do người lớn qua tìm hiểu tài liệu hoặc so sánh cân nặng và lượng ăn của con mình với con bạn bè hay hàng xóm, thấy con mình không nặng bằng, hay không ăn nhiều bằng con người ta nên tăng số lượng và cữ ăn, vô tình dẫn đến biếng ăn ở trẻ.

Nếu trẻ không thuộc nhóm nào trong các nhóm trên, tức là trẻ biếng ăn ngay từ lúc bắt đầu cho bú hay cho ăn dặm, hoặc trẻ nôn ói nhiều không có dấu hiệu báo trước, trẻ biếng ăn toàn bộ thức ăn chứ không chọn lọc một số loại… thì có nguy cơ biếng ăn do bệnh lý. Trường hợp này bắt buộc phải đưa trẻ đi khám và thực hiện các cận lâm sàng thích hợp để tìm và giải quyết nguyên nhân.

Cải thiện biếng ăn tâm lý ở trẻ

Để cải thiện biếng ăn tâm lý ở trẻ, các bạn có thể tham khảo một số cách sau:

Tạo môi trường ăn uống tích cực

Hãy tạo ra một không gian yên tĩnh, thoải mái và không có áp lực khi trẻ ăn. Sự gương mẫu, khuyến khích từ phụ huynh và gia đình cũng rất quan trọng giúp trẻ không bị áp lực tâm lý khi ăn. Phụ huynh hãy tạo ra một môi trường vui vẻ và thoải mái cho trẻ trong khi ăn.

Khám phá các loại thực phẩm mới

Cho trẻ khám phá các loại thực phẩm mới để kích thích sự hứng thú và khẩu vị của trẻ. Mẹ nên tạo ra các bữa ăn đa dạng với các món ăn mới, màu sắc và hương vị khác nhau. Điều này sẽ giúp trẻ phát triển một khẩu vị đa dạng và khám phá thế giới của thực phẩm.

Cho trẻ tham gia vào quá trình chuẩn bị thức ăn

Hãy cho trẻ tham gia vào quá trình chuẩn bị thức ăn. Khi trẻ tham gia vào việc chọn và chuẩn bị thức ăn, bé sẽ có sự quan tâm và hứng thú hơn đối với việc ăn uống. Hãy để trẻ tham gia vào việc lựa chọn các loại thực phẩm, nấu nướng và trang trí món ăn để bé cảm thấy thú vị và có niềm đam mê với việc ăn uống hơn.

Tạo ra một lịch trình ăn uống đều đặn

Thiết lập một lịch trình ăn uống đều đặn với các bữa ăn và thời gian ăn cố định. Điều này giúp cơ thể của trẻ điều chỉnh và phát triển thói quen ăn tốt. Đồng thời luôn đảm bảo rằng trẻ có đủ thời gian giữa các bữa ăn để cảm nhận đói và nhu cầu ăn uống.

Kiên nhẫn và không buộc trẻ ăn

Điều quan trọng nhất cham mẹ cần lưu ý là không áp lực hay buộc trẻ ăn. Hãy kiên nhẫn và lặng lẽ khuyến khích trẻ. Đừng biến ăn uống thành một cuộc chiến áp đặt lên trẻ. Hãy cho trẻ quyền tự quyết định, tôn trọng sự lựa chọn của trẻ.

Trao đổi và lắng nghe

Cha mẹ hãy trao đổi với trẻ về thức ăn, sở thích và cảm xúc của con liên quan đến ăn uống. Nên lắng nghe và tôn trọng quan điểm của trẻ, khuyến khích trẻ chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc của mình về ăn uống.

Nếu trẻ vẫn tiếp tục biếng ăn kéo dài và bạn lo lắng về sức khỏe của trẻ, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn và hỗ trợ thêm.

]]>
https://meyeucon.org/15797/bieng-an-o-tre-nho/feed/ 2
Biếng ăn: Trẻ dễ mắc các bệnh lý mãn tính https://meyeucon.org/25179/bieng-an-tre-de-mac-cac-benh-ly-man-tinh/ https://meyeucon.org/25179/bieng-an-tre-de-mac-cac-benh-ly-man-tinh/#comments Tue, 13 Jun 2023 01:00:05 +0000 https://meyeucon.org/?p=25179 Biếng ăn là nguyên nhân đầu tiên của việc thiếu hụt dinh dưỡng. Những trẻ biếng ăn thường có biểu hiện xấu rõ rệt về sức khỏe: Chậm tăng cân, hay mệt mỏi, cơ thể ủ rũ; không có khả năng tập trung vào học tập và tư duy, không thích hoạt động thể chất…

Tại Việt Nam, theo nghiên cứu mới cho thấy tỷ lệ bé biếng ăn trong độ tuổi từ từ 1 – 6 là 38%. Quan trọng hơn, có 40% những bé biếng ăn này có dấu hiệu biếng ăn ngay từ khi dưới 3 tuổi.

Theo các nghiên cứu trên thế giới, có 20 – 45% bé biếng ăn trong độ tuổi từ 1- 5, đây là số liệu vừa được công bố tại Hội thảo giới thiệu quyển sách Chẩn Đoán và Điều Trị Các Rối Loạn Nuôi Ăn ở Trẻ Nhũ Nhi và Trẻ Nhỏ tại TPHCM và Hà nội do Viện bào chế Abbott và Hội Dinh Dưỡng đã phối hợp tổ chức vừa qua. Hội thảo thu hút hơn 1.000 các bác sĩ chuyên khoa Nhi và các chuyên gia dinh dưỡng trong toàn quốc.

Trẻ biếng ăn có nguy cơ mắc các bệnh lý mãn tính.

Tác giả, Bác sĩ Irene Chatoor (Phó Chủ tịch Khoa Tâm thần học, Giám đốc điều hành Chương trình Sức khoẻ tâm thần dành cho trẻ nhỏ và nhũ nhi thuộc Trung tâm y học quốc gia dành cho trẻ em Mỹ) đã phân loại và phân tích nguyên nhân gây nên việc từ chối ăn ở trẻ (ví dụ như biếng ăn nhũ nhi, ác cảm với thức ăn, rối loạn nuôi ăn do điều chỉnh trạng thái hoặc do bệnh lý nội khoa, rối loạn nuôi ăn sau chấn thương…).

Chính việc chẩn đoán giúp xác định đúng được nguyên nhân gây nên chứng biếng ăn ở trẻ là cơ sở để Bác sĩ Chatoor đưa ra các hình thức điều trị phù hợp. Kết quả này thu được sau nhiều năm nghiên cứu tâm huyết về đề tài các rối loạn nuôi ăn ở trẻ nhỏ. Sách đã được Giáo sư Chatoor báo cáo tại nhiều hội nghị quốc gia và quốc tế, và dùng để huấn luyện các chuyên gia trong chẩn đoán và điều trị các rối loạn ăn uống.

Có một điều đặc biệt là hầu hết các bậc cha mẹ đều cho rằng thiếu hụt dinh dưỡng hay các dưỡng chất chỉ xảy ra khi trẻ ăn ít. Nhưng, ngay cả việc trẻ chỉ ăn một vài món nhất định như ăn thịt mà không ăn rau… cũng dẫn tới thiếu hụt dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Biếng ăn kéo dài có thể dẫn đến các hệ quả nghiêm trọng về mặt thể chất, chẳng hạn như sút kém trong phát triển và chậm hấp thu dưỡng chất. Ảnh hưởng đến cảm xúc của trẻ cũng là 1 vấn đề đáng quan tâm. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: nếu bố mẹ tỏ ra lo lắng thái quá, và tiến hành các biện pháp cưỡng bức ăn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến mối tương tác giữa họ và trẻ nhỏ.

Hầu hết các bậc cha mẹ cho rằng, biếng ăn chỉ ảnh hưởng đến thể trạng của bé như chiều cao và cân nặng nhưng thực tế, hậu quả của nó còn nguy hiểm hơn nhiều. Biếng ăn ban đầu dẫn tới sụt cân nhưng nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây tác động nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển cả thể chất lẫn trí tuệ, khiến trẻ đánh mất nhiều cơ hội so với bạn bè cùng trang lứa. Một số nghiên cứu còn cho thấy, biếng ăn có thể dẫn tới những biến chứng trong quá trình phát triển của trẻ, gia tăng các bệnh mãn tính.

Do số lần ăn và số lượng ăn không đủ nên biếng ăn sẽ dẫn tới thiếu hụt chất khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển chiều cao và cân nặng; giảm khả năng hấp thụ chất. Biếng ăn cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị giảm sức đề kháng. Vì thế, những bé biếng ăn thường có số ngày bệnh nhiều hơn 29% và có nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp nhiều hơn 45% so với bé bình thường.

Ngay khi thấy con mình có những dấu hiệu biếng ăn, cha mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế để được chuẩn đoán và chữa trị kịp thời nhằm tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Nhưng, điều quan trọng nhất trong quá trình chữa trị, cha mẹ cần tăng cường dinh dưỡng cho trẻ bằng việc bổ sung các loại thức ăn đủ chất, đủ lượng với 4 nhóm thực phẩm: đạm, đường, chất béo, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, vì trẻ đang biếng ăn, khả năng hấp thụ kém nên cha mẹ cần chú trọng bổ sung những thực phẩm giàu dinh dưỡng, chẳng hạn như sữa dành cho trẻ biếng ăn để lắp đầy những “lỗ hổng” về sự thiếu hụt dưỡng chất của bé.

Tác giả Irene Chatoor đã đoạt giải thưởng Irving B. Harris của nhà xuất bản Zero To Three cho quyển sách này vì đã đưa ra những vấn đề mới, quan trọng tạo nên sự khác biệt lâu dài trong cách chăm sóc trẻ nhũ nhi, trẻ nhỏ và gia đình.

]]>
https://meyeucon.org/25179/bieng-an-tre-de-mac-cac-benh-ly-man-tinh/feed/ 1
Nỗi lo của cha mẹ khi tình trạng trẻ biếng ăn kéo dài https://meyeucon.org/43878/noi-lo-cua-cha-me-khi-tinh-trang-tre-bieng-an-keo-dai-2/ https://meyeucon.org/43878/noi-lo-cua-cha-me-khi-tinh-trang-tre-bieng-an-keo-dai-2/#respond Mon, 12 Jun 2023 07:28:33 +0000 https://meyeucon.org/?p=43878 Trẻ biếng ăn – một chủ đề chưa bao giờ hết sự quan tâm của các bậc cha mẹ. Bởi con lười ăn, không chịu ăn không chỉ gây ảnh hưởng cho sự phát triển của con trẻ mà còn là nỗi ám ảnh tâm lý của biết bao phụ huynh. Để có biện pháp khắc phục tốt nhất, việc đầu tiên mà cha mẹ cần phải làm là phải tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bậc phụ huynh những thông tin cần thiết để cải thiện tình trạng này ở trẻ.

Tình trạng biếng ăn kéo dài ở trẻ

Trong điều trị biếng ăn kéo dài hay bất kỳ một căn bệnh nào, điều quan trọng nhất là phải tìm hiểu được nguyên nhân: nếu trẻ biếng ăn do nhiễm khuẩn thì điều trị nhiễm khuẩn; nếu do sai lầm về ăn uống thì thay đổi chế độ ăn và cách chế biến món ăn; còn nếu là nguyên nhân tâm lý thì khích lệ, động viên trẻ trong các bữa ăn.

Hầu hết ở trẻ đều có giai đoạn biếng ăn nên cha mẹ đừng vội lo lắng, đừng vội thúc ép trẻ ăn. Bởi điều này chưa chắc đã đem lại hiệu quả mà còn gây tác dụng ngược làm cho tình trạng biếng ăn kéo dài lâu hơn. Mẹ chỉ nên thực sự lo lắng khi trẻ có những biểu hiện sau:

  • Mẹ phải chuẩn bị đồ ăn vặt cho trẻ thay thế khi bữa ăn chính của trẻ còn nguyên.
  • Lượng thức ăn hàng ngày không thể đáp ứng được nhu cầu về năng lượng cũng như sự phát triển của trẻ.
  • Mẹ phải bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất cho trẻ.
  • Trẻ có các triệu chứng như mệt mỏi, giảm cân, khó ngủ, táo bón, hiếu động thái quá, quấy khóc…

Bình thường một bữa ăn của trẻ sẽ kéo dài trong khoảng từ 15-20 phút, chậm nhất là 30 phút. Nếu thời gian của trẻ kéo dài hơn, lớn hơn 30 phút thì có thể con bạn đang bị biếng ăn. Trái ngược với tình trạng ăn ngon miệng, tinh thần thoải mái trong mỗi bữa ăn thì trẻ biếng ăn thường hay gào khóc, sợ sệt trước mỗi bữa ăn, không chịu há miệng, quay mặt đi, không hợp tác với người cho ăn…

Nhiều mẹ có thói quen cho trẻ nhịn ăn và hi vọng con sẽ cảm thấy đói và ăn nhiều hơn. Điều này là hoàn toàn sai mẹ nhé. Theo nghiên cứu của các chuyên gia hàng đầu, càng nhịn ăn, trẻ càng biếng ăn hơn vì khi không ăn, men tiêu hóa không được tiết ra, gây ảnh hưởng đến đường ruột cũng như sự hấp thu chất dinh dưỡng của trẻ. Mẹ hãy chia nhỏ các bữa ăn và xây dựng một thực đơn ăn uống hợp lý và lành mạnh cho trẻ. Nếu có thể, mẹ nên thay đổi cách chế biến món ăn và tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ khoa nhi để nhận được sự tư vấn tốt nhất. Hãy tìm ra nguyên nhân để lựa chọn phương pháp cải thiện phù hợp cho trẻ.

☛ Đọc thêm: Biếng ăn ở trẻ và những dấu hiệu nhận biết!

Hậu quả khi trẻ biếng ăn kéo dài

Trẻ biếng ăn kéo dài có thể gây ra nhiều hậu quả đối với sức khỏe và phát triển của trẻ, như:

Thiếu hụt dưỡng chất

Khi trẻ không ăn đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, cơ thể sẽ bị suy dinh dưỡng, gây chậm tăng cân, chậm lớn, da xanh xao, tóc rụng, móng tay yếu… Thiếu hụt dưỡng chất cũng làm giảm sức đề kháng của trẻ, khiến trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng

Rối loạn tăng trưởng

Biếng ăn khiến trẻ thiếu các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của xương khớp, cơ bắp và nội tạng, trẻ sẽ bị chậm phát triển chiều cao và cân nặng so với độ tuổi. Biếng ăn kéo dài có thể khiến trẻ bị thấp còi hoặc béo phì do ăn không cân bằng.

Chậm phát triển trí não

Thiếu hụt các chất bột, đường, protein, chất béo omega-3, vitamin nhóm B… trẻ sẽ bị giảm khả năng tư duy, học tập và ghi nhớ. Trẻ biếng ăn kéo dài có thể gây ra các vấn đề về hành vi, tâm lý và cảm xúc.

Bệnh lý về tiêu hóa

Khi trẻ không ăn sáng hoặc ăn không đủ các bữa trong ngày, dịch vị trong dạ dày sẽ tiết ra liên tục và gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Trẻ biếng ăn kéo dài có thể mắc các bệnh về tiêu hóa như viêm loét dạ dày tá tràng, táo bón hoặc tiêu chảy.

Những nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra sự biếng ăn kéo dài ở trẻ:

Thay đổi trong chế độ ăn uống

Sự thay đổi trong chế độ ăn uống cũng là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn. Chẳng hạn như chuyển từ sữa mẹ sang thức ăn đặc hơn, hoặc chuyển từ thức ăn tự nấu sang bột ăn dặm pha sẵn. Điều này có thể gây ra sự biến đổi trong khẩu vị của trẻ và làm cho trẻ khó chấp nhận thức ăn mới.

Môi trường ăn uống không thuận lợi

Môi trường không tốt cũng gây ra tình trạng biếng ăn ở trẻ. Ví dụ, nếu không có thời gian cố định cho bữa ăn, không có một không gian yên tĩnh và thoải mái để trẻ ăn, hoặc không có sự hỗ trợ và khuyến khích từ phụ huynh và gia đình, trẻ có thể không muốn ăn hoặc cảm thấy không thoải mái khi ăn.

Gặp vấn đề sức khỏe

Một số vấn đề sức khỏe có thể là nguyên nhân gây ra sự biếng ăn ở trẻ, chẳng hạn như bệnh lý tiêu hóa, rối loạn tâm thần, tăng động và chậm phát triển…

Sự ảnh hưởng của tâm lý

Lo lắng, sợ hãi hoặc sự thay đổi trong tâm trạng có thể làm cho trẻ biếng ăn. Một sự thay đổi trong môi trường gia đình, như chuyển nhà, cha mẹ cãi nhau hoặc sinh em bé mới, cũng có thể ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ và làm cho trẻ không muốn ăn.

Thói quen ăn uống không tốt

Nếu trẻ ăn quá nhiều thức ăn không lành mạnh, uống nhiều đồ ngọt hoặc dùng các thiết bị điện tử trong khi ăn, trẻ có thể hình thành thói quen ăn uống không tốt và trở nên biếng ăn.

Cách khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn kéo dài

Cách khắc phục tình trạng biếng ăn kéo dài ở trẻ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra chúng. Dưới đây là một số cách các mẹ có thể tham khảo:

1. Nếu trẻ biếng ăn do bệnh lý, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Trẻ sẽ ăn ngon miệng hơn khi khỏi bệnh.

2. Nếu trẻ biếng ăn do tâm lý, cha mẹ nên tôn trọng cảm xúc của trẻ và không ép buộc hoặc quát mắng trẻ khi ăn. Cha mẹ nên tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn, cho trẻ tự cảm nhận và thử nghiệm các món ăn, khen ngợi và động viên trẻ khi ăn hết.

3. Nếu trẻ biếng ăn do chế độ dinh dưỡng không phù hợp, cha mẹ nên xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp với độ tuổi và khả năng ăn uống của bé. Bữa ăn của trẻ cần đầy đủ và cân bằng các nhóm thực phẩm quan trọng như ngũ cốc, thịt cá trứng, sữa hoặc sản phẩm từ sữa, rau hoặc trái cây. Cha mẹ cũng nên chia nhỏ khẩu phần ăn cho trẻ thành nhiều bữa trong ngày, đa dạng hóa các món ăn để giảm bớt áp lực mỗi bữa ăn cho trẻ

4. Cha mẹ có thể bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ dinh dưỡng có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu để đáp ứng nhu cầu về dưỡng chất của trẻ.

☛ Tham khảo thêm: Bé 2 tuổi biếng ăn – cha mẹ phải làm gì?

Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân, hậu quả cũng như cách khắc phục tình trạng biếng ăn kéo dài ở trẻ. Nếu các bạn muốn tham khảo thêm các thông tin liên quan về cách chăm sóc trẻ hay phương pháp hỗ trợ trẻ biếng ăn thì có thể xem thêm tại website Norikidplus.vn 

]]>
https://meyeucon.org/43878/noi-lo-cua-cha-me-khi-tinh-trang-tre-bieng-an-keo-dai-2/feed/ 0
Buồn vì con biếng ăn, còi cọc https://meyeucon.org/30806/buon-vi-con-bieng-an-coi-coc/ https://meyeucon.org/30806/buon-vi-con-bieng-an-coi-coc/#respond Fri, 24 Feb 2023 04:00:52 +0000 https://meyeucon.org/?p=30806 Chứng biếng ăn của trẻ làm đau đầu nhiều bậc cha mẹ khi có con lười ăn, còi cọc. Biếng ăn không chỉ khiến thể lực trẻ suy giảm mà còn khiến trẻ hay mắc bệnh do sức đề kháng kém, kéo theo một loạt các vấn đề về tiêu hóa, hô hấp, vận động, nhận thức ở trẻ, không chỉ trước mắt mà còn về lâu dài.

Buồn vì con biếng ăn, còi cọc

Đi làm thì chớ về đến nhà nhìn đứa con nheo nhóc, gầy nhẳng, nguây nguẩy lắc đầu xua tay khi đưa bát cháo đến, chị Hà Phương (Hoàng Mai, HN) lại thấy buồn bực trong người. Thà lười nhác hay không quan tâm để ý đến con thì phải chấp nhận, đằng này chị cũng đã rất chịu khó, thay đổi thức ăn, bữa tôm bữa thịt bữa trứng, rồi khi cơm nát khi cháo khi mì phở…. Nhưng đáp lại nhiệt tình và công sức của mẹ, cô con gái hứng khởi thì nhấm nháp được non nửa bát, còn không thì ăn vài thìa lấy lệ. Nếu muốn ăn được hơn thì phải làm trò, đi rong….Có khi chán nghe nhạc trên điện thoại hay chơi đồ chơi thì phải lấy chậu nước cho nghịch, ăn xong thì ướt cả áo mẹ áo con, bẩn cả nền nhà. Chưa kể tháng nào cũng điểm danh ốm ít nhất một lần, khi thì sổ mũi ho, khi thì viêm họng cấp, có lúc chuyển nặng thành viêm phế quản….Đã lười ăn càng lười hơn.

Buồn con chưa hết lại đến buồn chồng. Chồng chị đi làm suốt ngày, gần như không giúp được gì. Về nhà thấy cảnh mẹ ép con ăn, con khóc lóc rồi nhà cửa bày biện luộm thuộm là mặt nặng mày nhẹ. Anh bảo không cần phải ép, không ăn thì thôi, bữa ăn mà đày đọa con thế à. Chị kêu không ép thì con anh có gì vào người. Thế là cãi nhau, giận nhau. Đã thế mới gần đây, khi mấy gia đình bạn bè thân thiết tụ tập, anh nói luôn trước mặt mọi người: mẹ nào chăm con khỏe con ngoan không biết, vào tay mẹ này thấy con dặt dẹo, toàn ốm với đau! Chị uất nghẹn, không nói nên lời.

Làm thế nào để con hết biếng ăn?

Có lẽ đây là câu hỏi thường trực, đau đáu trong đầu các ông bố bà mẹ có con bị biếng ăn. Bởi sự sốt ruột, lo lắng là không thể tránh khỏi.

Nhưng có một điều bố mẹ nên nhớ là đối với trẻ biếng ăn, việc ép ăn (với hi vọng cho con đủ lượng dinh dưỡng cần thiết hay tạo thói quen ăn nhiều) thường khiến tình trạng biếng ăn trở nên nặng nề hơn. Ép ăn một cách quá mức mà không quan tâm đến nhu cầu, tâm trạng của trẻ sẽ khiến trẻ ăn trọng ức chế, làm hạn chế khả năng hấp thu dưỡng chất và gây hại đến sự phát triển sức khỏe toàn diện.

Vậy, nguyên tắc thứ nhất là không được cưỡng ép con ăn khi con kiên quyết từ chối. Hãy bắt đầu bằng suy nghĩ: ít cũng được những miễn con được thoải mái. Có thể chia nhỏ bữa để đảm bảo đủ khẩu phần dinh dưỡng. Mặt khác, thường xuyên thay đổi món ăn, cách trang trí để thu hút, tạo sự thích thú cho con trước mỗi bữa ăn.

Nguyên tắc thứ hai là bổ sung vi chất cần thiết để kích thích cảm giác ngon miệng thèm ăn, hỗ trợ tiêu hóa, tăng sức đề kháng. Thông thường, trẻ biếng ăn kéo dài, hay ốm vặt là do thiếu hụt kẽm và selen. Nên thay vì “nhồi nhét” hoặc biến bữa ăn thành nỗi kinh hoàng đối với cả nhà, bố mẹ hãy lựa chọn sản phẩm bổ sung vi chất cho trẻ, để giải quyết tình trạng biếng ăn từ gốc rễ.

Cha mẹ cần lưu ý, không nên tự ý bổ sung vi chất cho bé. Bởi việc thiếu hoặc thừa các vi chất cũng đều gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Bạn hãy cho trẻ đi thăm khám, tùy mức độ thiếu vi chất của bé, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể. Bên cạnh đó, trong hành trình nuôi dạy trẻ cha mẹ cũng nên chuẩn bị cho bản thân hành trang đầy đủ để chăm bé một cách tốt nhất.
]]>
https://meyeucon.org/30806/buon-vi-con-bieng-an-coi-coc/feed/ 0
Không nên tạo thói quen vừa ăn vừa xem TV cho trẻ https://meyeucon.org/9041/khong-nen-tao-thoi-quen-vua-an-vua-xem-tv-cho-tre/ https://meyeucon.org/9041/khong-nen-tao-thoi-quen-vua-an-vua-xem-tv-cho-tre/#respond Mon, 23 Jan 2023 06:39:31 +0000 https://meyeucon.org/?p=9041 Hỏi: Thưa bác sỹ, bé nhà cháu chỉ ăn khi bật đĩa bé Xuân Mai 3 tuối, bé vừa ăn vừa xem. Đây là thói quen của bé, nếu không bật đĩa Xuân Mai hát thì bé ăn không tập trung, mất rất nhiều thời gian. Cháu làm như vậy có đúng không? Bé gái được 16 tháng, 11kg, cao 80cm.

Trả lời: Bạn thân mến, cháu vừa ăn vừa xem ti vi là không đúng. Có rất nhiều cha mẹ có thói quen cho con ăn bằng cách xem các chương trình trên tivi hay điện thoại… Thực tế, đây là thói quen rất có hại đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Những tác hại phải kể tới như:

Tăng nguy cơ béo phì: Thói quen vừa ăn vừa xem khiến bé có xu hướng ăn vặt khi xem tivi ngoài các bữa chính. Việc ăn trong lúc xem tivi khiến trẻ không nhận được khi nào cảm thấy no vì trẻ bị thu hút bởi các chương trình truyền hình khiến tín hiệu báo no trong não bị vô hiệu hóa, trẻ ăn nhiều hơn so với nhu cầu thực tế và hệ quả dẫn tới béo phì.

Mất cảm giác ngon miệng: Trẻ sẽ còn để ý tới việc thưởng thức vị ngon của các món ăn. Thói quen xem tivi khi ăn khiến bé phân tán tư tưởng, vị giác lẫn cảm giác ngon miệng giảm dần, lâu ngày dẫn tới biếng ăn.

Rối loạn tiêu hóa: Vừa ăn vừa xem tivi khiến khả năng tiêu hóa thức ăn bị ảnh hưởng. Dạ dày không sản xuất đủ dịch vị và men tiêu hóa thức ăn được kỹ càng, lâu dần hệ tiêu hóa bị rối loạn khiến trẻ thiếu dưỡng chất và các vấn đề sức khỏe khác.

Gây ra nhiều bệnh lý:

Đau dạ dày là vấn đề thường gặp nhất. Thói quen xem tivi khi ăn uống khiến việc tiêu hóa thức ăn gặp cản trở, thức ăn chưa tiêu hóa hết tồn đọng lại và trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, gây ra các bệnh lý ở dạ dày.

Ngoài ra, trẻ xem quá nhiều chương trình truyền hình sẽ không hứng thú tham gia vào các hoạt động thể chất dẫn tới béo phì và các bệnh lý về rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường. Xem tivi khi ăn uống là thói quen xấu gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh, suy yếu hoạt động của não, tăng động ở trẻ em, tăng nguy cơ gặp các vấn đề về thị lực.

Do đó, chị nên tập dần cho cháu có thói quen tập trung vào bữa ăn, giúp cho hệ tiêu hóa tiết ra đầy đủ các men tiêu hóa, giúp dễ tiêu, trẻ sẽ ngon miệng hơn trong khi ăn.

Cháu được 16 tháng, nặng 11kg và cao 80cm là đã đạt “vượt tiêu chuẩn” rồi, chị có thể xem thêm Bảng tiêu chuẩn về chiều cao và cân nặng của trẻ dưới 5 tuổi để biết cháu có đủ cân không nhé. Chị có thể tham khảo thêm các thông tin về chăm sóc sức khỏe của trẻ tại website Meyeucon.org để hành trình nuôi dạy bé trở nên dễ dàng hơn.

]]>
https://meyeucon.org/9041/khong-nen-tao-thoi-quen-vua-an-vua-xem-tv-cho-tre/feed/ 0
Chế độ ăn cho bé từ 4 tháng tuổi https://meyeucon.org/14892/che-do-an-cho-be-tu-4-thang-tuoi/ https://meyeucon.org/14892/che-do-an-cho-be-tu-4-thang-tuoi/#comments Wed, 18 Jan 2023 18:52:39 +0000 https://meyeucon.org/?p=14892 Hỏi: Bé nhà em được hơn 4 tháng, hiện giờ cháu được 7,1kg. Em cho cháu ăn sữa mẹ và cả sữa ngoài. Hiện giờ chưa có một chế độ ăn rõ ràng, chỉ lúc nào cháu đói thì cho ăn. Nhưng em nhận thấy, ban ngày cháu bú được ít sữa (khoảng 300ml), còn lúc đi ngủ ban đêm, từ 19h-2h, (cháu bú khoảng 400ml). Cháu vừa ngủ vừa bú bình, còn nếu bỏ không cho bú thì cháu khóc không dỗ được. Xin nhờ bác sỹ tư vấn giúp em về chế độ ăn của cháu.

Trả lời: Bé được hơn 4 tháng tuổi, cân nặng 7,1 kg, đối với bé trai hay gái, đây là cân nặng trung bình nhưng chưa phải là tốt, giai đoạn này bé chỉ uống sữa mỗi ngày khoảng 1200 ml sữa, mỗi lần bé bú từ 150 ml đến 180 ml sữa, ngày bú 6-7 lần, sau uống sữa bé chỉ cần uống thêm vài muỗng nước tráng miệng, không nên cho bé uống nhiếu nước bé sẽ lười bú, được như vậy bé sẽ phát triển tốt về trí não ,cân nặng và chiều cao.

Đối với tháng tuổi của bé,chỉ nên bú sữa mẹ khi nào thiếu sữa mẹ mới bú sữa ngoài. Đến 6 tháng tuổi thể chất của bé mới sẵn sàng để ăn dặm.. Hệ tiêu hóa và hệ thần kinh cũng khỏe hơn, thích thú với thức ăn hơn, nên ăn bột từ loảng đến đặc dần, từ ít đến nhiều, từ bột ngọt đến bột mặn như bột cá, thịt v.v… (Xem thêm: Hướng dẫn mẹ cách chọn thực phẩm cho bé ăn dặm)

– Từ tháng thứ 7-8 có thể cho bé ăn dặm thêm bột loãng,khoảng 2/ngày,sau đó tăng dần độ đặc đến khoảng tháng 11 – 12 trở lên đến 1 tuổi ,có thể cho bé ăn cháo đặc nhừ (2-3 chén /ngày), Sữa :180ml- 5- lần/ngày

– Giai đoạn từ 1-2 tuổi, có thể cho bé ăn cháo đặc(1 chén x 3 lần/ngày), Sữa :180-210ml 4 lần/ngày

– Giai đọan 2-3 tuổi, có thể cho bé ăn cơm (3 lần/ngày ), có thể thay thế cơm bằng nuôi ,hủ tiếu, bún, phở … Sữa :200-250ml 4 lần/ngày .

Mẹ cần lưu ý, giai đoạn ăn dặm cho bé rất quan trọng. Cha mẹ cần xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé đa dạng, phong phú, cân đối giữa các thành phần dinh dưỡng để bé nhận đủ những dưỡng chất cần thiết. Bên cạnh đó, cần chế biến món ăn hấp dẫn để bé hứng thú ăn uống. Không nên ép bé ăn quá nhiều, ăn trong thời gian quá lâu… Ăn dặm không đúng cách có thể là một trong những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn.

Với sự chăm sóc bé như trên hy vọng con bạn phát triển tốt. Để tham khảo nhiều hơn các thông tin hữu ích về chăm sóc bé yêu, mẹ hãy thường xuyên ghé thăm website Norikidplus.vn để chuẩn bị hành trang tốt nhất trong hành trình nuôi dạy bé.

]]>
https://meyeucon.org/14892/che-do-an-cho-be-tu-4-thang-tuoi/feed/ 67
5 món cháo ngon cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ. https://meyeucon.org/44188/5-mon-chao-ngon-cung-cap-dinh-duong-day-du-cho-tre-2/ https://meyeucon.org/44188/5-mon-chao-ngon-cung-cap-dinh-duong-day-du-cho-tre-2/#respond Sun, 25 Feb 2018 13:40:20 +0000 https://meyeucon.org/?p=44188 Bé nhà bạn lười ăn, chậm lớn, đừng lo lắng bạn nhé. Bạn hãy nhanh tay bổ sung những món cháo sau vào thực đơn cho con vì cháo không chỉ giúp trẻ hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà còn kích thích vị giác của trẻ.

1.Cháo thịt bò- bí xanh

tải xuống (63)

Nguyên liệu

–  Gạo tẻ: 200g;

– Gạo nếp: 100g;

–  Thịt bò thăn: 200g;

– Bí xanh (bí đao): 150g;

– Pho mai nhỏ: 2 miếng;

– Gia vị: Muối, dầu ăn, hạt nêm, tuyệt đối không sử dụng mì chính (bột ngọt) để nấu thức ăn cho bé nhé vì nó sẽ không tốt cho sự phát triển hệ xương của bé sau này đấy.

Cách làm

– Cho gạo tẻ, gạo nếp đã rang vào một nồi nước (500ml) với 1 thìa hạt nêm, ¼ thìa muối, 1 thìa dầu ăn rồi ninh thành cháo đặc chín nhuyễn;

– Cho bí xanh, thịt bò vào một nồi khác với 300ml nước luộc chín, nêm ½ thìa hạt nêm rồi cho hôn hợp này cùng nước luộc vào máy xay sinh tố xay nhuyễn;

– Trút hỗn hợp đã xay vào nồi cháo, khuấy đều trong 15-20 phút, nêm nếm lại gia vị sao cho vừa ăn rồi cho 2 miếng pho mai vào quấy đều, tắt bếp là bạn đã hoàn thành món cháo cực kỳ dinh dưỡng cho bé yêu rồi đấy.

2. Cháo lươn- cà rốt

tải xuống (64)
Nguyên liệu

-Gạo tẻ: 25g

-Thịt lươn: 10g

-Cà rốt băm nhuyễn: 20g

-Dầu ăn: , 1,5 thìa

-Nước mắm, muối iốt.

Cách làm

-Gạo vo sơ để tránh mất các chất đạm bên ngoài. Nấu chín mềm cùng với cà rốt băm để được một bát cháo đặc. Trong lúc nấu cháo các bạn tranh thủ sơ chế lươn nhé. Bạn gỡ thịt lươn và xé nhỏ ra.

– Bạn cho thêm vào cháo cà rốt trên với 100ml nước sau đó bắc nên bếp nấu sôi, nêm nhạt bằng nước mắm hoặc muối, khuấy đều tay và nấu thêm khoảng 7~10 phút. Sau đó cho lươn vào đảo đều.n Để cháo hơi nguội khoảng 2p rồi tiếp tục cho thêm 1,5 thìa súp dầu ăn và cho bé ăn khi còn nóng ấm.

3.Cháo tôm rau dền

tải xuống (65)

Tôm giàu kẽm – kích thích bé ăn ngon miệng và canxi – giúp xương bé cứng cáp, phát triển chiều cao, kết hợp với loại rau có màu đỏ đậm nhiều vitamin và khoáng chất như rau dền sẽ thành món ăn hấp dẫn đầy màu sắc hương vị lại thúc đẩy sự phát triển thể chất của bé.

Nguyên liệu:

-Bột gạo: 50g

– Thịt tôm: 30g

– Rau dền băm nhuyễn: 10g

– Dầu ăn, gia vị: 1 thìa

– Nước sạch: 200ml

Cách làm:

– Đun nước sôi, cho tôm và rau dền vào nấu chín. Tắt bếp.

– Khi nước còn ấm, cho bột vào khuấy tan đều. Bắc nồi lên bếp, đun nhỏ lửa vừa đun vừa khuấy cho tới khi bột chín.

– Cuối cùng cho dầu ăn vào là xong.

4. Cháo cua
images (26)
Nguyên liệu:

– Bột gạo: 20g

– Bột bông cải: 20g

– Bột năng: 5g

– Cua.

Cách làm:

-Cua luộc chín, lấy thịt, xay nhuyễn. Sau đó hòa cua với ít nước cho tan đều.

-Cho nước và bột năng vào nấu chín, tiếp tục cho bột gạo, cua vào đảo đều khoảng 2 phút. Thấy cháo chín mịn, cua tan trong cháo thì nêm gia vị và tắt bếp.

-Mẹ nên cho trẻ thưởng thức món cháo dinh dưỡng này khi còn ấm để cháo không bị tanh và mất đi hương vị.

5. Cháo cá cà rốt cho trẻ

tải xuống (67)

Nguyên liệu:
– Gạo: 30g
– Cá nạc: 30g
– Cà rốt: 30g
– Dầu: 10g
– Nước mắm, hành…

Cách làm:

– Gạo vo sạch, cho vào xoong thêm nước, nấu nhừ thành cháo.
– Cá luộc chín, vớt ra, ướp nước mắm hành tiêu
– Cà rốt cắt hạt lựu thật nhỏ
– Cà rốt cho vào cháo nấu mềm
– Cho cá vào nêm nhạt. Trút ra chén, cho 2 muỗng cà phê dầu ăn.

]]>
https://meyeucon.org/44188/5-mon-chao-ngon-cung-cap-dinh-duong-day-du-cho-tre-2/feed/ 0
Cách chế biến 8 món canh nhiều dinh dưỡng để bé ăn cùng cơm. https://meyeucon.org/44165/cach-che-bien-8-mon-canh-nhieu-dinh-duong-de-be-an-cung-com/ https://meyeucon.org/44165/cach-che-bien-8-mon-canh-nhieu-dinh-duong-de-be-an-cung-com/#respond Fri, 23 Feb 2018 14:40:18 +0000 https://meyeucon.org/?p=44165 Những món canh thơm ngon, bổ dưỡng là một trong những món không thể thiếu khi mẹ lên thực đơn cho bé. Nó không những cung cấp nhiều dinh dưỡng mà còn giúp bé ăn ngon miệng hơn. Sau đây là 8 món canh rất dễ thực hiện, mẹ cùng làm cho bé yêu của mình nhé.

Canh cà chua, trứng

ca chua

Nguyên liệu:

  • Nửa quả trứng vịt;
  • Một thìa cafe cà chua;
  • Một thìa cafe dầu ăn;
  • Hành, rau mùi.

Cách làm:

  • Trứng đánh tan đều.
  • Cà chua cắt miếng nhỏ.
  • Bắc nước sôi, cho cà chua vào nêm vừa ăn. Cho từ từ trứng vào đảo đều, cho hành, rau mùi và thêm vào 2 thìa cafe dầu ăn.

Canh soup

cach-lam-sup-khoai-tay-thit-bo-thom-lung

Nguyên liệu:

  • 2 thìa cafe thịt bò;
  • Một nửa củ carrot;
  • 1/4 củ susu;
  • Một thìa cafe dầu ăn;
  • Nước mắm, muối, Hành, rau mùi…

Cách làm:

  • Thịt băm nhuyễn.
  • Susu, carrot gọt vỏ, cắt hạt lựu.
  • Bắc xoong cho một thìa cafe dầu vào đợi nóng, cho thịt vào xào sơ, với một thìa cafe dầu, thêm nước vào nấu chín nhừ, hớt bọt. Lần lượt cho carrot, susu vào nấu chín mềm, nêm vừa ăn, nhắc xuống cho hành.

Canh đậu phụ nấu thịt

dau phu

Nguyên liệu:

  • 1/3 miếng đậu phụ nhỏ;
  • Một nắm lá hẹ;
  • Một thìa cafe thịt lợn;
  • Một thìa cafe dầu ăn;
  • Hành, rau mùi, nước mắm, muối…

Cách làm:

  • Thịt băm nhỏ ướp với nước mắm.
  • Đậu phụ xắt khối vuông.
  • Hành lá, hẹ rửa sạch, cắt nhỏ.
  • Bắc nước sôi, cho thịt vào đến khi sôi lại cho đậu phụ, hẹ vào. Nêm vừa ăn, cho hành vào nhắc xuống thêm dầu ăn vào.

Canh bí đao nấu thịt

tải xuống (14)

Nguyên liệu:

  • Một thìa cafe thịt lợn;
  • 10-15 miếng bí đao nhỏ;
  • Một thìa cafe dầu ăn;
  • Hành, rau mùi, nước mắm, muối…

Cách làm:

  • Thịt lợn băm nhuyễn, ướp nước mắm.
  • Bí đao gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng nhỏ.
  • Hành, rau mùi nhặt rửa sạch, cắt nhỏ.
  • Bắc nước cho thịt nấu đến khi sôi, cho bí đao vào nấu chín, nêm cho vừa ăn, cho hành vào nhắc xuống, thêm một thìa cafe dầu ăn.

Canh bầu, cá thác lác

tải xuống (15)

Nguyên liệu:

  • Một thìa cafe đầy cá thác lác; chừng 7-8 lát bầu;
  • Một thìa cafe dầu ăn;
  • Hành, rau mùi, nước mắm, muối, tiêu…

Cách làm:

  • Cá thác lác ướp với muối, tiêu, quết nhuyễn.
  • Bầu gọt vỏ, xắt sợi nhỏ.
  • Hành, rau mùi, nhặt rửa sạch, xắt sợi nhỏ.
  • Bắc nước nấu sôi, dùng thìa múc từng viên cá thác lác thả vào, cho bầu vào nấu mềm, nêm cho vừa ăn, nhắc xuống thêm vào một thìa cafe dầu ăn.

Canh rau dền, thịt lợn nạc băm nhỏ

tải xuống (16)

Nguyên liệu: 

  • Rau dền;
  • Thịt nạc.

 Cách làm:

  • Thịt lợn đem xào với ít dầu ăn, thêm nước vào nấu sôi, hớt bỏ bọt. Tiếp đến, thêm rau dền băm nhỏ vào, nấu sôi lên là được. Nêm gia vị cho vừa miệng bé. Rau dền, tránh đun quá nhừ vì sẽ hăng và nhũn.

Canh rau muống, cua đồng

tải xuống (19)

Nguyên liệu: 

  • rau muống,
  • cua đồng

Cách làm: 

  • Cua đồng sau khi chế biến, đem nấu cho sôi đều. Cho rau muống các mẹ có thể ngắt cọng ngắn hoặc thái nhỏ, sau đó cho vào nấu tiếp đến khi rau muống chín mềm thì các mẹ nêm gia vị vừa ăn.
    Ngoài rau muống, cua có thể đem nấu canh với rau mồng tơi thành món canh cua mồng tơi quen thuộc, giúp bé vui khi tập ăn cơm cho bé.

Canh gà nấu đậu phụ và rau củ

images (1)

Nguyên liệu: 

  • 1/2 hộp đậu phụ non;
  • 1-2 cái đùi gà;
  • 1 củ cà rốt;
  • 200g hạt đậu Hà lan;
  • Muối, hạt tiêu, đường, vài nhánh hành lá.

 Cách làm:

  • Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, cắt khoanh tròn; Hạt đậu Hà Lan rửa sạch, để lên rổ cho ráo nước; Đậu phụ non rửa sạch, thái miếng hình bao diêm hoặc hình vuông.
    – Thịt đùi gà rửa sạch, chặt khúc vừa ăn, cho thịt gà vào nồi đun sôi khoảng 2 phút, đổ bỏ nước luộc gà lần thứ nhất, rửa lại cho thật sạch, cho gà lại vào nồi, thêm nước hầm đun khoảng 30 phút, tắt bếp. Cho cà rốt vào nồi nhỏ, đun sôi khoảng 10 phút thì cho tiếp hạt đậu Hà Lan vào đun cùng.
  • Đổ nồi thịt gà vào nồi cà rốt và đậu, đun sôi, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn; Đun đến khi ăn thử thịt gà và rau củ vừa, cho tiếp đậu phụ non vào, đun khoảng 2 phút thì tắt bếp, thêm hành lá thái nhỏ vào.
]]>
https://meyeucon.org/44165/cach-che-bien-8-mon-canh-nhieu-dinh-duong-de-be-an-cung-com/feed/ 0