Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 23 Dec 2024 14:55:04 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Để chọn được những món quà thực sự có ý nghĩa cho ngày 1/6 của bé https://meyeucon.org/34883/de-chon-duoc-nhung-mon-qua-thuc-su-co-y-nghia-trong-ngay-1-6-cho/ https://meyeucon.org/34883/de-chon-duoc-nhung-mon-qua-thuc-su-co-y-nghia-trong-ngay-1-6-cho/#respond Wed, 28 May 2014 14:30:38 +0000 https://meyeucon.org/?p=34883 Làm cha mẹ ai cũng muốn con cái mình được vui vẻ, sống đầy đủ và hạnh phúc. Ngoài những ngày đặc biệt khác trong năm thì 1/6 là ngày các bé mong chờ nhất vì sẽ được bố mẹ mua những món quà mà bé yêu thích, cho bé đi chơi. Ở trường, lớp và khắp nơi đều có những hoạt động chào mừng ngày mùng 1/6 diễn ra vui như tết…

Sắp đến mùng 1/6 rồi nhưng thị trường quà tặng Trung Quốc cho bé không còn sôi nổi như những năm về trước, một phần do ít nhiều bị ảnh hưởng bởi tình hình trên biển Đông, một phần do lo sợ đồ chơi có chứa những chất độc hại cho trẻ nên cha mẹ phần lớn đã tẩy chay đồ chơi Trung Quốc. Thị trường đồ chơi Trung Quốc đã bị thu hẹp và ế ẩm, các bậc cha mẹ phần đa là chuyển hướng sang những dịch vụ khác.

Thị trường đồ chơi Trung Quốc bị thu hẹp và ế ẩm
Thị trường đồ chơi Trung Quốc bị thu hẹp và ế ẩm

Nhiều gia đình lên kế hoạch cho con đi chơi công viên, tặng con sách, truyện, một số gia đình kết hợp cho con đi thăm quan, nghỉ mát luôn. Mẹ Subill chia sẻ “1.6 năm nào gia đình mình cũng đi thiên đường bảo sơn đó mẹ… cho con đi chơi , con học hỏi thêm về nhiều thứ… biết và làm quen với 1 số loài thú , chơi với cá voi, hải cẩu, vào thủy cung khám phá các loài cá với đầy màu sắc.. “.

Truyện tranh là một trong những lựa chọn của nhiều cha mẹ
Truyện tranh là một trong những lựa chọn của nhiều cha mẹ

Chị Lê Hiền thì cho rằng “Mình nghĩ rằng bé 20 tháng tuổi, chưa ăn uống được gì nhiều thế nên nấu một bữa thịnh soạn tốn thời gian và mệt mỏi cho cả gia đình. Tốt nhất cho bé một chuyến dã ngoại ở công viên hay bể bơi, nếu có nhiều ngày nghỉ thì đi chơi xa. Hoặc có thể tặng sách hay món đồ chơi mà bé thích. Mình cũng đang háo hức lên kế hoạch 1/6 cho con đây. Hi vọng hôm đó thời tiết mát mẻ để con đi chơi đỡ nắng.”. Còn mẹ Ngọc lại muốn “Mua gấu bông tặng con và một chuyến du lịch”, Mẹ Bin có ý kiến “Đúng là mỗi mẹ có một ý tưởng khác nhau. Tớ thích cho con đi chơi hơn, vì đi như thế con chạ người, lại hiểu biết thêm. Nhưng chỉ sợ nắng thôi. hic hic. Mua gấu bông thì nóng lắm. hihi. Tớ vote cho cả nhà đi chơi, hoặc đi mua sách cho con, con cũng có một đống sách ở nhà nè, cũng thích lắm ý.

Vẫn có những phụ huynh đầu tư số tiền không nhỏ cho việc mua đồ chơi cho con. Bình thường chỉ cần bỏ ra hơn 100 đến 200, 300 trăm nghìn là có thể mua cho bé gái những con búp bê xinh xắn. Khoảng 120 nghìn trở lên là có thể mua được bộ lego nhiều màu sắc cho bé trai. Nhưng năm nay nhiều mẹ đã chịu chị chi cả triệu đồng cho một em búp bê của Mỹ, Đức, Nhật với hy vọng tiền nào của ấy và con mình sẽ được an toàn.

Đồ chơi bằng gỗ của Việt Nam là sự lựa chọn an toàn cho bé
Đồ chơi bằng gỗ của Việt Nam là sự lựa chọn an toàn cho bé

Những trò chơi được sản xuất ở việt Nam như các bộ đồ vừa học vừa chơi bằng gỗ, con quay Toshi cũng được cha mẹ lưu tâm hơn vì giá cả phải chăng, mẫu mã và chất lượng tốt lại tiện ích. Các bộ tranh truyện cổ tích, khám phá thế giới cũng được nhiều mẹ mua làm quà cho con.

Trẻ thì háo hức, người lớn thì phải đắn đo, cân nhắc để làm sao có được những món quà thực sự có ý nghĩa lại vừa túi tiền và đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ.

]]>
https://meyeucon.org/34883/de-chon-duoc-nhung-mon-qua-thuc-su-co-y-nghia-trong-ngay-1-6-cho/feed/ 0
Những món đồ chơi dưới nước bắt mắt và ngộ nghĩnh cho bé https://meyeucon.org/29149/nhung-mon-do-choi-duoi-nuoc-bat-mat-va-ngo-nghinh-cho-be/ https://meyeucon.org/29149/nhung-mon-do-choi-duoi-nuoc-bat-mat-va-ngo-nghinh-cho-be/#respond Fri, 09 Aug 2013 12:00:56 +0000 https://meyeucon.org/?p=29149 Với những món đồ chơi dưới nước bắt mắt và ngộ nghĩnh, bé sẽ cảm thấy hào hứng hơn với khoảng thời gian đi tắm mỗi ngày.

2;

Với bộ đồ chơi bóng rổ nước đáng yêu giá 280.000 đồng, bé không chỉ được chơi đùa vui vẻ mà còn có thêm điều kiện để luyện tập sự khéo léo của đôi tay và cách xác định khoảng cách, phương hướng. Đây là một trong những món đồ chơi bổ ích mà bố mẹ có thể yêu tâm sử dụng mỗi khi cùng bé yêu tham gia các hoạt động dưới nước. 3;

Bộ sách nhựa dưới nước giá 220.000 đồng cũng sẽ phát huy tác dụng khi được bé yêu hào hứng học tập trong khoảng thời gian chơi đùa dưới nước. Bộ sách làm bằng chất liệu nilon không thấm nước, được in hình các sinh vật biển và các con số từ một đến 5 với kiểu thiết kế dễ thương, màu sắc bắt mắt. Sản phẩm rất được lòng các bé yêu. 5;

Với bộ đồ chơi phi thuyền giá 85.000 đồng đáng yêu, con bạn sẽ không bao giờ hết hào hứng với khoảng thời gian được vui đùa dưới nước. Với thiết kế đơn gian, kéo thả để phi thuyền chạy trên mặt nước, bộ đồ chơi này mang đến cho bé sự tò mò, thích thú cũng như luyện tập cho bé sự khéo léo của đôi tay. 6;

Với những sắc màu sinh động, bắt mắt, bộ đồ chơi khủng long nhí giá 215.000 đồng sẽ mang đến cho con yêu của bạn sự hào hứng và thích thú. Bộ đồ chơi gồm có 4 chú khủng long kích cỡ vừa tay nắm của bé, với những kiểu dáng, màu sắc sinh động. 7;

Bộ đồ chơi Dora phun nước giá 190.000 đồng giúp bé cảm thấy khoảng thời gian đi tắm mỗi ngày là một trò chơi thú vị và hấp dẫn. Bộ đồ chơi có màu sắc nổi bật, thiết kế mềm mại, vừa tay cầm của bé. 8;

Bộ đồ chơi hình thú trong vườn giá 215.000 đồng với chất liệu nhựa mềm, màu sắc và kiểu dáng ngộ nghĩnh dễ thương sẽ giúp bé tận hưởng khoảng thời gian thú vị khi được chơi đùa dưới nước. Bộ đồ chơi với 4 con vật nhỏ nhắn bé có thể gặp trong vườn nhà như ong, cua, sâu… được đặt trong túi có quai xách, giúp bé yêu có thể mang theo khi sắp đến giờ tắm mỗi ngày.

9;

Với những chiếc xe đồ chơi nổi dưới nước giá 190.000 đồng, bé sẽ cảm thấy thích thú và tò mò mỗi khi được vui chơi dưới nước. Bộ đồ chơi xe gồm có các hình như cá heo, khủng long…  vừa hấp dẫn bé, vừa giúp bé luyện tập khả năng ghi nhớ hình ảnh và âm thanh. 

]]>
https://meyeucon.org/29149/nhung-mon-do-choi-duoi-nuoc-bat-mat-va-ngo-nghinh-cho-be/feed/ 0
Mẹ tự tay làm những món quà tặng con ngày 1/6 https://meyeucon.org/27904/me-tu-tay-lam-nhung-mon-qua-tang-con-ngay-16/ https://meyeucon.org/27904/me-tu-tay-lam-nhung-mon-qua-tang-con-ngay-16/#respond Fri, 31 May 2013 09:00:23 +0000 https://meyeucon.org/?p=27904 Nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi, do lo sợ đồ chơi độc hại có xuất xứ từ Trung Quốc, trong khi giá đồ chơi an toàn lại khá cao nên nhiều bà mẹ đã tự tay làm những món quà rất độc đáo để dành tặng cho con yêu của mình.

Thay vì cặm cụi làm thêm như những ngày nghỉ cuối tuần khác, hai tuần nay, vợ chồng chị Nguyễn Thu Anh ở Đội Cấn (Ba Đình, Hà Nội) đều ở nhà để đi tìm mua nguyên liệu và tự tay làm quà tặng con gái yêu nhân ngày quốc tế thiếu nhi. Chị Thu Anh chia sẻ: “Quà của vợ chồng mình là những con rối tay nhỏ xinh, do cả hai vợ chồng tự tay thiết kế, khâu vá. Chúng có thể chưa hoàn hảo như đồ đi mua nhưng hy vọng cô con gái sẽ thích”.

“Năm trước, dì cháu làm cho một con thú bông nhỏ xíu nhưng cháu chơi cả tháng trời không chán. Thế nên năm nay, vợ chồng mới quyết định tự tay làm cho cháu một bộ đồ chơi mới”, chị nói.

1

Chị Thu Anh cho biết, thường trước đây, cứ có dịp tặng quà cho con chị lại ra cửa hàng mua một món đồ chơi nào đó như búp bê, tranh ghép, thu nhồi bông… Song, nhiều khi cũng cảm thấy lo lắng vì hầu hết đồ chơi bán trên thị trường đều là hàng Trung Quốc, không biết được độ an toàn tới đâu. Năm nay, nghe bạn bè mách cách làm, cả hai vợ chồng đã đầu tư công sức để cho ra đời bộ rối tay với đủ các loại con vật theo đúng sở thích của cô con gái.

Thực ra, để làm được những con rối này không phải quá khó, nhưng mình không phải người khéo tay cho lắm nên phải nhờ chồng trợ giúp rất nhiều. Phải lên mạng mày mò tìm cách, vải làm rối thì phải mua với số lượng gấp đôi vì sợ cắt hỏng. Hai vợ chồng mất nguyên hai cuối tuần để vẽ, cắt rồi khâu… “Nay về cơ bản bộ rối tay đã xong, chỉ còn phải thêm vài chi tiết nhỏ trang trí nữa”, chị vui mừng kể.

Chị Hoàng Thanh Hằng ở Đại Kim (Hoàng Mai, Hà Nội) lại rất khéo tay trong việc khâu vá nên 1/6 này, chị quyết định làm một loạt gấu bông với đủ kiểu dáng cũng như màu sắc dành tặng con gái.

Chị Hằng nói rằng: Việc làm gấu bông không hề khó, chỉ là hơi tốn thời gian, ai kiên trì sẽ thấy rất đơn giản. Nguyên liệu chủ yếu là vải lấy từ quần áo cũ, vật dụng cũ không dùng tới để trang trí. Những chú gấu bông đều do mình thiết kế, không giống bất kỳ chú nào trên thị trường. Nhiều chú gấu bông chỉ cần làm từ những chiếc bít tất cũ nhưng lại có hình dáng khá ngộ nghĩnh.

Những món quà do bố mẹ tự tay làm rất dễ thương, vừa an toàn vừa tiết kiệm, lại thể hiện được tình yêu thương vô bờ bến dành cho con.
Những món quà do bố mẹ tự tay làm rất dễ thương, vừa an toàn vừa tiết kiệm, lại thể hiện được tình yêu thương vô bờ bến dành cho con.

Đồ chơi bán ngoài thị trường phần lớn đều là đồ chơi nhập lậu, mập mờ xuất xứ, không bảo đảm về độ an toàn, không ít đồ chơi còn mang tính bạo lực, nguy hại đến sức khỏe của bé. Trong khi đó, chỉ cần bỏ ra vài ngày các mẹ đã làm được rất nhiều đồ chơi cho con. Một món quà tự tay làm bao giờ cũng ý nghĩa hơn.

Còn con gái chị Hằng, khi nhìn thấy mấy con gấu bông cũng rất thích, cười tít mắt.

Còn anh Tạ Đức Tuấn ở Cầu Diễn (Từ Liêm, Hà Nội) lại quyết định làm cho con chiếc ô tô từ gỗ khá cầu kỳ, phức tạp với hy vọng món quà này sẽ mang lại niềm vui cho cậu con trai.

Theo lời anh Tuấn, anh đã phải mày mò học và nhờ người trong nghề chỉ dạy khá lâu. Để hoàn thành được chiếc ô tô với kích vỡ vừa bằng quyển sách, anh đã phải mất gần hai tháng lần mò, học hỏi.

Tính công sức bỏ ra là không hề nhỏ, song, đồ chơi do tự tay bố mẹ làm ra bao giờ con cũng khoái hơn bởi nó đúng theo sở thích, và quan trọng là bạn bè không ai có như của mình.

Anh Tuấn nói: “Thấy bố làm con trai cũng chạy lên chạy xuống lấy đồ phụ giúp, có người vào chơi còn khoe bố đang làm ô tô tặng con”. Chỉ còn ít ngày nữa, anh hy vọng món quà nhỏ sẽ xong trước ngày 1/6.

Nhiều bậc phụ huynh, nhất là dân công sở, cho hay xu hướng tự tay làm đồ chơi đang lan rộng. Các ông bố bà mẹ tự mày mò học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm làm những món đồ chơi đơn giảm mà các con yêu thích.

Chị Ngọc Ánh làm ở một công ty truyền thông khu vực Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết, hơn nửa tháng nay, cơ quan rộ lên phong trào làm đồ chơi để dành tặng các con ngày Quốc tế Thiếu nhi. Người thì làm thú bông, người làm mô hình, người khác lại làm rô bốt… Mỗi người làm một món đồ chơi nhưng ai cũng muốn qua đó làm con mình vui hơn, và chứng tỏ sự quan tâm của bố mẹ dành cho con. Đây còn là cách tiết kiệm tiền hiệu quả trong thời khó.

]]>
https://meyeucon.org/27904/me-tu-tay-lam-nhung-mon-qua-tang-con-ngay-16/feed/ 0
Giúp bé phát triển tốt khả năng nhận thức màu sắc https://meyeucon.org/26860/giup-be-phat-trien-tot-kha-nang-nhan-thuc-mau-sac/ https://meyeucon.org/26860/giup-be-phat-trien-tot-kha-nang-nhan-thuc-mau-sac/#comments Mon, 25 Mar 2013 03:00:23 +0000 https://meyeucon.org/?p=26860 Dạy cho bé cách phân biệt màu sắc bằng các hoạt động thường ngày và một số trò chơi bổ ích dưới đây, chắc chắn sẽ giúp bé yêu của bạn phát triển tốt khả năng nhận thức màu sắc.

Nói đến màu sắc hàng ngày

Bạn có thể giúp bé làm quen với khái niệm màu sắc trong những cuộc đối thoại hàng ngày. Chẳng hạn như “Hôm nay con thích mặc áo màu gì?”, “Con tìm cho mẹ cái ôtô trắng nhé”…

Khi bạn đọc truyện cho bé nghe, bạn cũng có thể bảo bé tìm cho bạn con chim màu đỏ hay con sư tử màu vàng… trong tranh vẽ. Bạn cũng có thể hỏi bé xem con gà có màu gì? Bông hoa màu đỏ đâu? Đám mây màu trắng ở chỗ nào?…

Bé sẽ biết phân biệt màu sắc nếu được mẹ dạy từ sớm.
Bé sẽ biết phân biệt màu sắc nếu được mẹ dạy từ sớm.

Phối hợp màu sắc

Bạn hãy chuẩn bị một ít đất nặn (hoặc bột bánh) và chia vào một số bát nhỏ. Thêm vào mỗi bát một vài giọt màu thực phẩm khác nhau và trộn đều màu sắc với đất nặn (bột). Sau khi chuẩn bị xong, bạn hãy cùng bé yêu khám phá sự trộn lẫn màu sắc. Bạn hãy giúp bé trộn lẫn những cục đất nặn (bột) nhiều màu với nhau và cùng dự đoán xem màu sắc sẽ thay đổi như thế nào.

Bạn cũng có thể chuẩn bị một số lọ thủy tinh đựng nước sạch và nhỏ vào mỗi lọ một ít màu thực phẩm khác nhau. Đợi lúc trời nắng, bạn và bé hãy cùng nhau mang những chiếc lọ này đặt lên bệ cửa sổ và ngắm sự biến đổi của màu sắc dưới ánh nắng.

Trò chơi sắp xếp

Mặc dù bé chưa có khái niệm về màu sắc hay kích cỡ nhưng bé đã có thể sắp xếp đồ vật theo ý riêng của bé. Vì vậy lúc này bạn có thể bắt đầu dạy bé cách phân loại mọi vật theo màu sắc.

Bạn hãy chuẩn bị một số hình khối nhiều màu sắc và hướng dẫn bé cách sắp xếp chúng theo từng nhóm màu sắc (màu đỏ xếp riêng, màu xanh xếp riêng…). Bạn cũng có thể đề nghị bé giúp bạn tìm và sắp xếp những chiếc tất có màu giống nhau. Bạn sẽ rất vui khi thấy bé dần dần nhận thức được các màu sắc cơ bản.

“Cầu vồng” tự tạo

Bạn hãy tìm mua những chiếc rèm trang trí làm bằng nhựa trong nhiều màu sắc, hình dáng và treo ở cửa phòng bé hoặc ở cửa sổ nơi có ánh nắng chiếu vào. Ánh sáng chiếu vào những ô nhựa đầy màu sắc sẽ tạo nên những chiếc “cầu vồng” rực rỡ trên tường. Điều này sẽ làm cho bé yêu vô cùng thích thú. Bạn cũng có thể chỉ cho bé những màu sắc tạo nên “cầu vồng”.

“Thám tử” tìm đồ vật

Cùng bé chơi trò “Con là thám tử”. Bé sẽ đi quanh nhà và tìm những đồ vật có màu sắc khác nhau, theo yêu cầu của bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự tạo một “quyển sách thám tử”. Cắt những hình khác nhau từ một cuốn tạp chí (hoặc một quyển sách màu); sau đó, dán hình vào một quyển vở trắng. Nhiệm vụ của bé là đếm những màu khác nhau có trong vở.

Những sợi ruy băng nhiều màu sắc

Sưu tập những sợi ruybăng có màu sắc khác nhau từ bữa tiệc (các gói quà sinh nhật). Tiếp đến, thử để cho bé phân loại từng dải ruybăng theo màu riêng biệt.

Tìm màu thiệp

Cắt bìa cứng nhiều màu thành những tấm thiệp. Dải những tấm thiệp lên mặt bàn (sàn nhà) và yêu cầu bé nhặt một tấm thiệp có một màu phù hợp.

Trò chơi câu cá

Sáng tạo hình con cá từ nhiều tấm bìa cứng, với nhiều màu khác nhau. Xếp những con cá nổi trên một chậu nước và đề nghị bé dùng tay vớt con cá có màu sắc theo yêu cầu.

Chơi trốn tìm

Giấu những món đồ chơi có màu khác nhau ở nhiều nơi trong nhà. Nhiệm vụ của bé là đi tìm và gọi tên màu sắc của món đồ chơi đó.

Truy tìm “kho báu”

Chôn những đồ vật có màu khác nhau dưới cát. Sau đó, dạy bé cách đào cát để tìm đồ vật.

Cho bé tô màu theo tranh

Tô màu là cách thực hành lý tưởng giúp bé hứng thú khi biết cách phân biệt màu sắc. Có thể dùng những quyển sách dành cho bé tập tô màu hoặc đưa cho bé vài chiếc bút chì màu cùng một tờ giấy trắng.

]]>
https://meyeucon.org/26860/giup-be-phat-trien-tot-kha-nang-nhan-thuc-mau-sac/feed/ 1
8 trò chơi thú vị giúp bé phát triển trí thông minh https://meyeucon.org/26599/8-tro-choi-thu-vi-giup-be-phat-trien-tri-thong-minh/ https://meyeucon.org/26599/8-tro-choi-thu-vi-giup-be-phat-trien-tri-thong-minh/#comments Mon, 25 Feb 2013 23:00:43 +0000 https://meyeucon.org/?p=26599 Tham gia các hoạt động vui chơi sẽ giúp bé học được nhiều điều, các mẹ hoàn toàn có thể giúp bé hoàn thiện về mặt thể chất và phát triển trí thông minh của bé ngay từ nhỏ thông qua những trò chơi nhỏ thú vị. Vậy những trò chơi nào bé nên được chơi trong năm đầu đời?

1. Trò chơi giúp bé hiểu về sự tồn tại

Mẹ hãy giấu một vật gì đó vào trong hộp như quả bóng chẳng hạn, rồi hỏi bé: “Quả bóng đâu rồi nhỉ”, sau đó mẹ nên tìm cách để khuyến khích bé mở hộp.

Trò chơi này giúp bé hiểu rằng quả bóng vẫn luôn ở đó, ngay cả khi bé không nhìn thấy nó.

2. Trò chơi xây tháp

Mẹ không cần tốn tiền mua lego hay những bộ đồ chơi đắt tiền cho bé trong năm đầu đời này đâu vì điều đó là chưa cần thiết. Mẹ chỉ cần chọn những chiếc hộp có nhiều màu sắc là bé có thể chơi được trò này.

Hãy giúp bé xếp chồng các hộp lên nhau, và với mỗi chiếc hộp được xếp lên, bạn hãy giải thích đơn giản cho bé về kích thước và màu sắc của hộp. Sau khi xây xong tháp, bạn và bé có thể đẩy nhẹ để tháp đổ ụp xuống vào tạo ra tiếng động loảng xoảng vui tai.

Trò chơi này không chỉ dạy cho các bé khái niệm về hình dạng và kích thước mà còn là bài học đầu tiên về nguyên nhân và hệ quả khi bạn nói với bé: “Ồ, con xem này, khi mình chạm vào những chiếc hộp này, chúng đổ xuống và gây ra tiếng động”.

Đối với bé chơi chính là học.

3. Vẫn là trò chơi với bóng

Bố hoặc mẹ có thể ngồi đối diện với bé nhưng cách xa một đoạn, sau đó đẩy quả bóng về phía bé, rồi hướng dẫn con đẩy bóng về phía mình. Bố mẹ cố gắng duy trì trò chơi trong một lúc.

Trò chơi đẩy bóng qua lại này dạy cho bé hiểu về sự luân phiên, điều này sẽ giúp ích cho bé sau này để thiết lập các cuộc đối thoại và hiểu về sự chia sẻ.

4. Trò chơi đoán tiếng động

Mẹ hãy lấy một món đồ chơi nào đó của con có thể phát ra âm thanh và giấu dưới chăn hay chiếc khăn nào đó. Ban đầu mẹ có thể để hở một phần đồ chơi để bé dễ dàng tìm kiếm. Sau đó hãy giấu toàn bộ đồ chơi đi và chỉ cho phát ra âm thanh thôi và khuyến khích bé tìm.

Mẹ hãy thay đổi nơi cất giấu để bé hứng thú hơn trong việc tìm kiếm và nhớ chúc mừng khi bé tìm ra đồ vật đó nhé!

5. Trò chơi mẹ đang ngủ

Mẹ hãy nói với bé rằng: “Mẹ đi ngủ đây” và giả vờ nằm xuống nhắm mắt lại. Sau đó bật dậy mở mắt ra như vừa tỉnh ngủ và nói: “Chào con yêu”. Bé sẽ cười khanh khách với trò này đấy!

Trò chơi này sẽ khuyến khích bé bi bô nhiều hơn vì có nhiều bé tầm 6 tháng thôi đã biết u ơ để gọi mẹ dậy đấy!

6. Tiếng lá cây xào xạc

Nếu đang là mùa lá rụng, mẹ hãy cho bé đến một nơi có tiếng ra cây rơi xào xạc để bé nghe và cảm nhận những âm thanh này.

Hoặc mẹ có thể gom một số loại lá khô có màu sắc, kích thước khác nhau và để bé khám phá chúng bằng tay của mình (nên nhớ là phải có sự giám sát của mẹ nhé).

Mẹ hãy vò nát vài cái lá để bé có thể nghe tiếng lá khô vỡ vụn trong tay và học được rằng việc vò lá cây khô sẽ tạo ra tiếng vỡ giòn tan như thế. Hãy chọn một chiếc lá to đủ để che gần hết khuôn mặt của bạn để chơi trò ú òa vui nhộn và quen thuộc với bé.

7. Vui đùa trong khi tắm

Hãy biến 15 phút tắm mỗi ngày thành khoảng thời gian bé có thể vừa chơi vừa học với nước.

Mẹ hãy giơ cao miếng bọt biển ướt để nước nhỏ giọt lên tay bé, sau đó hãy vắt miếng bọt biển để nước chảy xuống thành dòng, chuyển miếng bọt biển cho bé và xem bé thực hành điều vừa học được như thế nào nhé.

Hoặc lấy chiếc vài chiếc cốc nhỏ rồi rót nước từ cốc này sang cốc khác và hướng dẫn bé làm để rèn luyện sự khéo léo của đôi tay.

8. Bộ sưu tập nhiều màu sắc

Mẹ hãy lấy tất cả đồ chơi của bé ra và phân loại theo màu sắc. Sau đó hãy chơi trò gọi tên đồ vật cùng màu sắc của chúng, ví dụ: quả bóng màu xanh, chú vịt màu vàng, bông hoa màu đỏ…

Trò chơi này giúp bé biết tên gọi của đồ vật và học về màu sắc.

]]>
https://meyeucon.org/26599/8-tro-choi-thu-vi-giup-be-phat-trien-tri-thong-minh/feed/ 2
Trẻ chơi ipad sớm có hại cho mắt https://meyeucon.org/26553/tre-choi-ipad-som-co-hai-cho-mat/ https://meyeucon.org/26553/tre-choi-ipad-som-co-hai-cho-mat/#respond Fri, 22 Feb 2013 01:00:04 +0000 https://meyeucon.org/?p=26553 Mình đang cảm thấy vô cùng hối hận, chỉ vì nuông chiều mà mình đã vô tình hại cậu con trai mới bốn tuổi của mình. Các mẹ giúp mình với, liệu có cách nào hiệu quả để tách con trai mình với chiếc Ipad và làm giảm độ cận thị cho bé được không?

Hôm nay mình nằm mãi mà chẳng thể nào ngủ được bởi tâm trạng vừa lo lắng cho con lại vừa cảm thấy vô cùng ân hận vì sự bất cẩn của chính mình. Giá như mình cẩn thận tìm hiểu kỹ thông tin thêm chút nữa, giá như mình cương quyết thêm chút nữa trong việc cấm con dùng Ipad và máy tính thì chắc chắn cậu con trai mới bốn tuổi của mình đã chẳng cận nặng như thế này.

Trong thời đại công nghệ số như hiện nay thì việc con cái tiếp xúc và sử sụng các thiết bị điện tử đã không phải là chuyện quá xa lạ đối với các bậc cha mẹ và dĩ nhiên là nhà mình cũng vậy. Nhưng khác một điều là vì sự thiếu hiểu biết của bố mẹ mà bé Cò đã vô tình “bị” cho tiếp xúc với ti vi và máy tính từ lúc mới chỉ 10 – 11 tháng tuổi thôi. Cả hai vợ chồng mình đều không ngờ rằng sự dễ dãi khi đó chính là nguyên nhân của bệnh “nghiện” điện thoại và Ipad của Cò bây giờ.

Vì sử dụng Ipad quá nhiều nên con đã bị cận nặng.

Ngày xưa cứ mỗi lần Cò lười ăn bột là mình lại bế con đến bên máy tính rồi mở phim hoạt hình “Tom và Jerry” hoặc nhạc bé Xuân Mai ra cho xem. Mình cũng không suy nghĩ quá nhiều là việc làm ấy lợi hay hại, chỉ biết rằng khi được xem phim hoạt hình, ca nhạc trên máy tính thì con rất thích thú và ăn thun thút. Lâu dần con mình chuyển sang một cấp độ khác là phải được nghịch máy tính thì mới chịu ăn. Mình thì cứ thấy con ăn nhiều, ăn ngoan là vui rồi nên nhiều người khuyên không nên cho con tiếp xúc với đồ công nghệ nhiều thì mình cũng mặc kệ.

Một thời gian sau, ông xã mình “rinh” về nhà cả chiếc Ipad mới tinh. Khi ấy mặc dù còn chưa đầy 2 tuổi nhưng thấy chiếc Ipad vừa nhỏ vừa nhẹ khác hẳn laptop nên Cò nhà mình thích lắm. Cu cậu cứ suốt ngày đòi Ipad mà “làm ngơ” đống đồ chơi, thú nhún hay tranh ảnh khác. Thấy con cả ngày cứ ngóng bố đi làm về để đòi Ipad rồi ngồi chúi đầu vào chém hoa quả, bắn chim, xếp hình…

Rất nhiều lần mình tìm cách tách con khỏi Ipad nhưng kết quả là con ngồi “ăn vạ” khóc ầm nhà lên cả tiếng đồng hồ. Thấy con như vậy mình lại mủi lòng rồi lấy Ipad ra dỗ dành với điều kiện con chỉ được chơi thêm một lúc nữa. Rồi đến lúc ăn cơm cũng vậy, nếu không có chiếc Ipad đặt bên cạnh để vừa ăn vừa chơi thì Cò không chịu ăn. Nhìn con mếu máo, nhai trệu trạo mãi không xong miếng cơm nên mình xót ruột và lại đành phải chiều ý con.

Mẹ đã không cương quyết như thế rồi thì đáng lẽ ra bố phải thật nghiêm khắc, nhưng phải cái ông xã nhà mình lại còn chiều con hơn cả vợ nữa. Hàng ngày đi làm về chỉ cần bố vừa mới đánh tiếng từ phía cổng là con trai đã chạy ùa ra ôm cổ, bá vai, bởi thế nên bất kể con đòi gì chồng mình cũng đều đáp ứng hết, kể cả việc sau khi ôm hôn bố xong rồi cu cậu khẽ khàng hỏi: “Cho con mượn Ipad đi bố” và rồi ngồi dán mắt vào đó cho đến tận giờ đi ngủ mới thôi. Khi mình góp ý thì ông xã lại cười xuề xòa bảo: “Cứ kệ cho nó chơi điện tử một tý, trẻ con phải hiếu động thế thì mai sau lớn mới thông minh được”.

Dạo gần đây mình thấy con trai hay kêu đau mắt, mỏi mắt và thị lực có vẻ kém hẳn nên quyết định nghỉ làm để đưa con đi khám mắt. Lúc nghe bác sĩ thông báo kết quả mình mới tá hỏa bởi vì con bị cận khá nặng, bên mắt trái cận tới 8 độ còn mắt phải thì cận những 9 độ. Con trai mình giờ mới chỉ 4 tuổi thôi, vẫn còn chưa đi học mà đã cận nặng như vậy thì sau này làm sao có thể học theo kịp bạn bè?

Mình thương con lắm, nhưng càng thương con bao nhiêu thì lại càng tự thấy trách mình bấy nhiêu. Giá mà mình chịu khó học hỏi kinh nghiệm của các chị em và cương quyết hơn một chút nữa để hạn chế việc con chơi điện tử ở Ipad thì có lẽ ngày hôm nay con mình đã chẳng cận nặng đến mức này. Các mẹ giúp mình với, liệu có cách nào hiệu quả để tách con trai mình với chiếc Ipad và làm giảm độ cận thị cho bé được không?

]]>
https://meyeucon.org/26553/tre-choi-ipad-som-co-hai-cho-mat/feed/ 0
10 đồ chơi bạn nên mua cho bé yêu của mình https://meyeucon.org/25550/10-do-choi-ban-nen-mua-cho-be-yeu-cua-minh/ https://meyeucon.org/25550/10-do-choi-ban-nen-mua-cho-be-yeu-cua-minh/#comments Tue, 20 Nov 2012 03:00:32 +0000 https://meyeucon.org/?p=25550 Trẻ sinh ra là chơi, thông qua đó trẻ có thể học hỏi được nhiều kỹ năng. Bạn có thể thấy bé yêu của mình lớn lên từng ngày, một phần quan trọng là nhờ đồ chơi. Các hình khối, màu sắc khác nhau làm từ loại gỗ đạt tiêu chuẩn có thể giúp bé tăng khả năng nhận thức, vận động.

Tiến sĩ Keya Lahiri – trưởng khoa nhi, Bệnh viện D.Y. Patil, Mumbai, Ấn Độ, gợi ý những đồ chơi nên mua cho trẻ.

1. Xếp hình

Trong nhiều thập kỷ qua, các mô hình đồ chơi rất tốt cho trẻ phát triển với giá cả phải chăng và rất dễ tìm. Bạn có thể lựa chọn các hình khối, màu sắc khác nhau làm từ loại gỗ đạt tiêu chuẩn, để giúp bé tăng khả năng nhận thức, vận động.

Xếp hình giúp bé tăng khả năng nhận thức, vận động.

2. Điện thoại di động

Tiến sĩ Keya nói rằng trẻ có niềm đam mê khổng lồ với những đồ chơi nho nhỏ. Một chiếc điện thoại di động có thể xen vào cuộc sống làm trẻ thích thú. Thêm vào đó, điện thoại thúc đẩy giác quan của bé phát triển. Cụ thể, nó kiểm soát tầm nhìn của bé, kỹ năng theo dõi trực quan, giúp bé cải thiện tập trung và tăng khả năng nhận biết âm thanh. Nên lựa điện thoại với độ tương phản cao và mẫu mã, cộng khả năng chơi nhạc vì âm nhạc bao giờ cũng thu hút trẻ mới biết đi. Nhưng đừng vì bé thích chơi mà cho trẻ nghịch điện thoại của bạn. Luôn giữ điện thoại di động xa tầm với của trẻ, cho bé ngắm thôi.

3. Gương

Nghệ thuật nhìn vào gương cho các lứa tuổi nên làm ngay sau khi sinh ra. Bé thích nhìn các em bé khác và thậm chí cả bản thân mình. Bạn nên đầu tư những tấm gương an toàn bằng nhựa dẻo có nhiều kích cỡ và hình dáng, đặt ở nhiều nơi như ghế ngồi trên xe đồ chơi với gương nhỏ, sàn nhà có gương hay các gương bên nôi. Gương là nơi giải trí cho bé, cũng giúp bé nhận diện được các khuôn mặt và tốt cho khả năng tập trung tri giác.

4. Xếp ly

Cũng giống trò xếp hình, trò sắp xếp ly giúp bé tăng khả năng vận động, nhanh mắt nhanh tay. Thay vì mua đồ chơi đắt tiền, hãy đầu tư vào các trò xếp ly với đủ các kiểu thời trang hay truyền thống là cách tốt nhất tăng sự phát triển trí tuệ cho bé.

5. Đồ chơi mềm với màu sắc tươi sáng và thiết kế táo bạo

Để cải thiện sự kết hợp tay và mắt của bé, kỹ năng nắm bắt và thừa nhận thì những đồ chơi mềm, có màu sắc tươi sáng và kết cấu khác nhau rất có tác dụng. Trẻ sẽ nhận thấy màu sắc nhanh chóng, việc này sẽ giúp trẻ phát triển nhận thức về xúc giác và kỹ năng nắm chặt tay.

6. Nhạc cụ

Những âm thanh mềm mại có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ và các chức năng của bé. Việc cha mẹ mua một cây đàn piano hay treo một chiếc chuông gió trong nôi với các âm thanh leng keng thì em bé xem và nghe dễ dàng. Việc này có thể hình thành thói quen đi ngủ với âm nhạc và biết đâu khi lớn lên em bé của bạn có thể trở thành một nghệ sĩ vĩ đại.

Những quả bóng luôn là đồ chơi quen thuộc của mọi em bé với màu sắc và kích cỡ đa dạng.

7. Bóng mềm

Những quả bóng luôn là đồ chơi quen thuộc của mọi em bé với màu sắc và kích cỡ đa dạng. Ném bóng sẽ cải thiện kỹ năng lấy bóng, giúp em bé phối hợp nhịp nhàng thị giác và thể chất. Đồ chơi này tốt cho em bé ở mọi lứa tuổi.

8. Chơi với thảm

Tốt nhất với em bé là mua những thảm đồ chơi với kết cấu khác nhau. Bé có thể thoải mái vận động trên thảm mà không sợ bị ngã, chấn thương. Những thảm đồ chơi còn giúp phối hợp thị giác với tay chân, luyện cơ bắp và tăng kỹ năng vận động tổng thể.

9. Bố mẹ

Chơi là làm thế nào để trẻ học và phát triển, do đó hãy chắc chắn bạn chủ động trong các trò chơi. Đọc truyện, cổ vũ bé chơi các trò tương tác… sẽ giúp trẻ học hỏi và phát triển. Đồ chơi tốt nhất để trẻ phát triển kỹ năng chính là bạn.

10. Sách

Đầu tư một cuốn sách không thể phá hủy, không thấm nước cũng là đầu tư tốt nhất cho trẻ, giúp phát triển nhận thức, kỹ năng ghi nhớ và truyền thông, ngôn ngữ. Dĩ nhiên việc này cũng làm bé thích thú lật giở những trang sách để khám phá thêm.

]]>
https://meyeucon.org/25550/10-do-choi-ban-nen-mua-cho-be-yeu-cua-minh/feed/ 1
Chọn đồ chơi cho bé 0 – 18 tháng tuổi https://meyeucon.org/23401/chon-do-choi-cho-be-0-18-thang-tuoi/ https://meyeucon.org/23401/chon-do-choi-cho-be-0-18-thang-tuoi/#respond Fri, 08 Jun 2012 23:00:51 +0000 https://meyeucon.org/?p=23401 Để những ngày tháng đầu đời của bé có nhiều cơ được khám phá thế giới thì những món đồ chơi chính là những gợi ý cho bé. Chúng có tác dụng rất lớn trong việc hoàn thiện các kỹ năng vận động và ngôn ngữ của trẻ.

Các mẹ hãy cùng tìm hiểu bí quyết chọn đồ chơi cho con trong từng giai đoạn nhé!

Giai đoạn từ 0 – 6 tháng tuổi: Đồ chơi thú bông

Lọt lòng, bé bắt đầu bước vào một thế giới hoàn toàn mới lạ mà ở đó, tất cả các giác quan đều được đánh thức. Những ngày đầu, thị lực còn yếu nhưng thính giác và cảm giác của bé lại thích ứng nhanh hơn đối với môi trường bên ngoài.

Do đó, trong giai đoạn này, những món đồ chơi bằng bông mềm mại là sự lựa chọn số một dành cho bé. Những con thú bông khiến bé thích sờ nắn, lúc lắc trên tay, nhìn chăm chú hay thậm chí cho vào mồm để ngậm… Tất cả những hành động đó hình thành những phản xạ đầu tiên trong đời của bé.

Giai đoạn từ 6 – 12 tháng tuổi: Đồ chơi có tiếng

Từ 6 đến 12 tháng tuổi là thời gian trẻ bắt đầu bi bô tập nói. Dù bạn có thể không hiểu bé nói gì nhưng thực chất bé học hỏi được rất nhiều trong giai đoạn này. Vì vậy, chọn cho con những món đồ chơi, kể chuyện cho con nghe sẽ giúp bé phát triển ngôn ngữ trong tương lai.

Những món đồ chơi có tiếng giúp luyện cho bé khả năng phát âm. Sẽ dễ dàng hơn nếu bố mẹ cũng tham gia vào công việc này bằng cách nói và diễn đạt lại tiếng phát ra từ đồ chơi ấy. Ví dụ khi bạn bật một câu chuyện cho bé nghe, sau đó nhắc lại với giọng điệu nhấn mạnh và rõ ràng để bé thấy thích thú. Khi đó, bé sẽ cố gắng bắt chước và nhại lại giọng của bố mẹ, đây cũng chính là cách luyện cho bé phát âm một cách tốt và nhanh nhất.

Giai đoạn từ 12 tháng: Trò chơi xếp hình

Trong giai đoạn này, có thể bé vẫn thích nghịch hay thậm chí vẫn cho vào miệng những món đồ chơi bằng bông mềm mại nhưng thực tế là bé đã khá lớn và hoàn toàn có thể làm chủ được đôi tay của mình. Khi đó những miếng ghép xếp hình sẽ trở nên khá thú vị đối với bé.

Bé sẽ bắt đầu tập xếp, ghép các hình với nhau và bật ra tiếng khi muốn lựa chọn các miếng xếp hình hoặc ngân giọng mỗi khi cần tìm những miếng ghép bị “biến mất”. Dần dần, những bộ đồ chơi xếp hình sẽ trở thành những người bạn thân thiết đối với bé.

Giai đoạn từ 12 – 18 tháng: Truyện tranh màu

Quãng thời gian 1 tuổi là thời điểm để bé bắt đầu học những từ đầu tiên. Lúc này, trí tò mò của bé rất cao, luôn muốn tìm hiểu và khám phá mọi thứ xung quanh, từ những cái đơn giản như chiếc thìa trên mặt bàn, xe đạp đồ chơi cho đến máy bay, vũ trụ. Và đây cũng là lúc bé cảm thấy đặc biệt thích thú truyện tranh màu.

Ngoài ra, những tập truyện tranh màu còn là “đối tượng” để bé luyện các động tác. Bé tập dùng ngón tay để chỉ các hình vẽ khác nhau trên từng trang giấy. Bé bắt đầu biết tìm cách lật giở các trang sau của tập truyện để được tiếp tục xem các hình vẽ khác mà mình thích.

Giai đoạn từ 18 tháng: Truyện cổ tích

Kể từ khi bắt đầu biết nói (từ 18 tháng đến 2 tuổi), truyện cổ tích có ý nghĩa khá lớn cho sự phát triển của bé. Khi nghe, nội dung của truyện cùng cách truyền cảm khi kể mang đến cho bé những cảm xúc mới mẻ: “Và ngay lập tức, con cáo há miệng, để lộ ra hàm răng dữ tợnnnnnn… và nói ta sẽ ăn thịtttt… ngươi!”. Lắng nghe những câu chuyện cổ tích, bé sẽ học được cách đặt câu hỏi, biết tìm câu trả lời, biết giải thích và diễn đạt cảm xúc… Tất cả những điều đó đều góp phần quan trọng cho việc phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ.

Để có thể đọc truyện diễn cảm cho con, bạn hãy lưu ý 3 bí quyết nhỏ sau đây nhé:

– Khi đọc truyện, hãy đặt bé ở gần mình để bé cảm nhận được tình cảm của bố mẹ: đặt bé ngồi trong lòng khi bạn ngồi trên ghế hoặc đặt bé trên chân khi bạn ngồi trên sàn nhà.

– Thay vì đọc, bạn hãy cố gắng kể cho bé nghe một cách ngắn gọn. Hãy luôn chắc rằng mình hiểu rõ toàn bộ nội dung và bài học đằng sau cuốn truyện. Để khi nghe bạn kể, những âm điệu nhấn mạnh sẽ khiến bé cảm thấy câu chuyện như có thật và sinh động hơn. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn đã thuộc lòng, hãy cố gắng tỏ ra đây cũng là lần đầu mình nghe kể câu chuyện này giống bé.

– Trong khi đọc, thỉnh thoảng bạn hãy tạm dừng để nhắc lại những đoạn gay cấn (ví dụ như tiếng gầm của các con thú) để bé thấy thích thú hơn với câu chuyện.

]]>
https://meyeucon.org/23401/chon-do-choi-cho-be-0-18-thang-tuoi/feed/ 0
Lựa chọn đồ chơi cho bé sơ sinh https://meyeucon.org/23184/lua-chon-do-choi-cho-be-so-sinh/ https://meyeucon.org/23184/lua-chon-do-choi-cho-be-so-sinh/#respond Sun, 27 May 2012 00:43:47 +0000 https://meyeucon.org/?p=23184 Với các bậc phụ huynh, nhất là những người cha mẹ lần đầu sinh con, việc chọn lựa đồ chơi cho bé là không đơn giản chút nào. Đồ chơi cho bé phải vừa có tính an toàn, vừa có tính giáo dục lại phải phù hợp với sở thích của bé. Hơn nữa, thị trường đồ chơi của trẻ hiện nay rất đa dạng, nhiều chủng loại và mẫu mã, chọn loại nào phù hợp với túi tiền của mình mà lại có hiệu quả với bé cũng là điều khó khăn với đối với họ.

Lắc cổ tay và cổ chân

Đây là một loại đồ chơi đơn giản, rẻ tiền mà trẻ sơ sinh rất thích. Khi bạn đeo vào tay hoặc chân bé một chiếc lắc có tiếng kêu lục lạc, mặc dù ban đầu bé chưa ý thức được tiếng kêu đó từ đâu ra nhưng bé vẫn rất thích thú và quan tâm đến nó. Đến một lúc nào đó, bạn sẽ rất ngạc nhiên khi phát hiện ra trẻ đã nhận ra được nguyên nhân của những tiếng kêu đó và có thể di chuyển tay chân để tạo ra những âm thanh vui nhộn đó. Bạn cũng có thể giúp bé khám phá ra điều này bằng cách lắc chân hoặc tay bé để cho chúng kêu, sau đó chắc chắn sẽ có lúc bé tự làm điều này mà không cần sự trợ giúp của bạn. Điều này cho thấy, bé của bạn đang có sự phát triển rất tốt.

Chơi với cái gương

Bé rất thích chơi với gương, bạn hãy để cho bé được khám phá hình ảnh bản thân mình thông qua một tấm gương. Tuy nhiên đó phải là cái gương an toàn đối với trẻ. Bạn hãy bế trẻ lại gần cái gương, làm các điệu bộ với gương đó, trẻ sẽ nhanh chóng bị cuốn hút bởi những điệu bộ, cử chỉ và hình ảnh của trẻ và của cha mẹ trong gương. Bạn có thể tương tác với bé bằng cách nhìn vào gương với bé và bắt chước các biểu hiện trên khuôn mặt khác nhau.

Động vật phát sáng

Một món đồ chơi thứ ba rất hấp dẫn trẻ mà giá cả phải chăng đó là động vật phát sáng. Bạn có thể chọn mua những con vật đồ chơi mà trong bụng chúng có bóng đèn sáng, nếu chúng có phát ra tiếng kêu thì càng hấp dẫn trẻ. Đây có thể là món đồ chơi rất hay để dỗ dành bé trước khi bé đi ngủ, để bé có thể yên tâm và không sợ bóng tối khi bé ngủ.

Sách tranh ảnh

Cuối cùng, đồ chơi hay nhất mà bạn có thể mua cho trẻ sơ sinh của bạn là một cuốn sách có nhiều hình ảnh, có điều kiện bạn hãy sắm cho bé nhiều cuốn sách có ảnh. Những hình ảnh tranh truyện với nhiều màu sắc khác nhau gây rất nhiều tò mò với trẻ, bạn hãy lật dở từng tranh và đọc cho trẻ nghe, ban đầu trẻ chưa hiểu những điều bạn nói nhưng việc làm này cũng có thể gây nhiều hứng thú với trẻ. Đây là một việc làm tốt để bạn khơi dậy tình yêu của trẻ với sách. Không có phần thưởng lớn hơn xem con bạn học hỏi và phát triển.

]]>
https://meyeucon.org/23184/lua-chon-do-choi-cho-be-so-sinh/feed/ 0
Những đồ chơi cho từng giai đoạn phát triển của trẻ https://meyeucon.org/21464/nhung-do-choi-cho-tung-giai-doan-phat-trien-cua-tre/ Fri, 23 Mar 2012 00:28:05 +0000 https://meyeucon.org/?p=21464 Từ nhiều chất liệu khác nhau, những con thú hoặc quả bóng chính là những đồ chơi rất phù hợp với bé từ 6 tháng đến 3 tuổi. Các đồ chơi này không chỉ là niềm vui của bé, giúp trẻ năng động hơn mà còn tiết kiệm hơn cho cha mẹ (vì có thể cho bé chơi trong khoảng thời gian dài).

Quả bóng

– Bé 6 tháng tuổi: Bé thích nhìn chằm chằm vào quả bóng. Giai đoạn này, bé cũng phát triển kỹ năng vận động của đôi tay như chộp, với và cầm lấy bóng.

– Bé 12 tháng tuổi: Lúc này, bé có thể ngồi vững trên sàn và trườn người theo quả bóng. Bé đã biết dùng sức của bàn tay để ném bóng rồi lại bước tới để nhặt bóng.

– Bé 18 tháng tuổi: Bé có khả năng chơi trò tung bóng đơn giản với bạn.

– 2 tuổi: Bé phát triển kỹ năng ném, tung bóng. Độ tuổi này, bé cũng hào hứng với hoạt động đá hoặc dắt bóng bằng chân.

– 3 tuổi: Bé có khả năng điều khiển một quả bóng nhựa to hơn. Phần lớn các bé hình thành ý thức đá, sút bóng về một hướng nhất định với ý nghĩa “ghi bàn thắng”.

Lưu ý: Không nên chọn cho bé sử dụng những quả bóng quá nhỏ vì bé dễ bị hóc.

– Khoảng 18 tháng tuổi, bé có thể nhận diện hình quả bóng trong đời sống hoặc qua sách, báo. Bạn nên chỉ tay vào quả bóng và gợi ý để bé nói “bóng, bóng”.

Hình khối

– 6 tháng tuổi: Bé thích gặm những khối hình bằng nhựa. Ngoài ra, bé còn thường giữ chặt hoặc đập mạnh những khối hộp trong tay.

– 12 tháng tuổi: Bé phát hiện khả năng gây tiếng động bằng cách va chạm hai khối hình vào nhau. Bé cũng thích dùng tay “phá hủy” những khối hình bạn vừa xếp được.

– 18 tháng tuổi: Chồng các khối hình vuông lên nhau là kỹ năng thường thấy của bé giai đoạn này. Nhiều bé còn phát huy khả năng cân bằng hai hoặc ba khối hình lên nhau mà không bị đổ.

– 2 tuổi: Bé đã cao lớn hơn; vì vậy, kỹ năng xếp hình khối của bé cũng hoàn thiện hơn. Bé có thể xếp chồng 4-6 hình khối thành công. Bé còn có khả năng phân chia hình khối theo màu sắc; thậm chí, giả vờ những khối hình là món đồ chơi ưa thích như chiếc ôtô hoặc chiếc tàu hỏa.

– 3 tuổi: Bé có khả năng hoàn thiện việc xếp hình theo gợi ý của bạn. Đó có thể là một pháo đài, một cây cầu, đường hầm hoặc tòa nhà cao tầng.

Lưu ý: Chất liệu tốt nhất cho những khối hình của bé là từ gỗ sồi. Chúng không tạo nên những vết lõm hoặc bị bong, tróc trong quá trình chơi. Nhược điểm duy nhất là giá thành của loại đồ chơi này khá cao.

– Bạn có thể chọn những loại khối hình làm bằng gỗ thường nhưng chất lượng tốt cho bé. Nếu không, chất liệu nhựa mềm cũng là gợi ý lý tưởng.

– Nghiên cứu chứng minh, bé càng được làm quen với những trò chơi hình khối sớm, bé càng năng động hơn. Tuy nhiên, cha mẹ không nên để bé chơi một mình mà nên cùng tham gia với bé.

Bút chì màu

– 6 tháng tuổi: Bé còn quá nhỏ để chơi cùng bút chì màu.

– 12 tháng tuổi: Bé có thể nắm một chiếc bút chì màu to trong bàn tay và di chuyển tự do trên một tờ giấy.

– 18 tháng tuổi: Bé sẽ nhìn bạn vẽ mẫu và bắt chước theo.

– 2 tuổi: Bé có thể tự sáng tác hội họa bằng cách nguệch ngoạc trên một tờ giấy.

– 3 tuổi: Nhiều bé phát triển năng khiếu hội họa bắt đầu ở độ tuổi lên 3. Bé có thể tô bút màu theo hình tròn, hình vuông một cách khéo léo. Giai đoạn này, bé có khả năng nhận biết được 3-4 màu cơ bản. Bé cũng có thể tự mình tô theo những chữ cái mẫu được viết hoa.

Lưu ý: Chọn mua cho bé những loại chì màu không chứa độc tố paraffin.

– Được làm quen với bút chì màu sớm, bé sẽ hoàn thiện kỹ năng cầm bút chì ở bậc tiểu học sau này.

Những con thú nhiều chất liệu

– 6 tháng tuổi: Bé thích sờ nắm và nhai những con thú bằng vải mềm.

– 12 tháng tuổi: Bé bắt đầu thể hiện tình yêu thương đặc biệt với những con thú quanh mình. Ở độ tuổi này, nhiều bé có xu hướng coi thú bông là bạn và muốn mang chúng lên giường ngủ cùng.

– 18 tháng tuổi: Những con thú phát ra nhiều âm thanh khác nhau sẽ lôi cuốn bé hơn.

– 2 tuổi: Bé thích những trò chơi đóng kịch như Gấu bông ở chung nhà với Chó bông.

– 3 tuổi: Bé sáng tạo nhiều ngôn ngữ, kỹ năng mới để gán ghép cho thú bông.

Lưu ý: Những loại thú bông thường ẩn chứa nhiều vi khuẩn và bụi bẩn, gây chứng bệnh về da hoặc hô hấp cho bé. Để tránh hiện tượng này, bạn nên vệ sinh đồ chơi cho bé thường xuyên.

Nhạc cụ đồ chơi

– 6 tháng tuổi: Nếu bạn đập tay vào một chiếc trống đồ chơi, bé sẽ rất thích thú với những âm thanh vui vẻ phát ra từ đó.

– 12 tháng tuổi: Bé sẽ “thử sức” với những đồ vật phát ra âm thanh như bàn phím piano, mặt trống, chiếc lục lạc…

– 18 tháng tuổi: Bé thích vỗ tay theo giai điệu âm nhạc. Thậm chí, bé còn thích “ê a” theo điệu nhạc hoặc dùng tay rung, lắc những chiếc lục lạc.

– 2 tuổi: Tiếng du dương từ đàn piano, guitar hoặc tiếng trống rất thu hút bé. Bé có khả năng bắt chước chơi nhạc cụ theo người lớn.

– 3 tuổi: Bé có khả năng làm quen với những loại nhạc cụ phức tạp hơn như biết hà hơi thổi vào sáo…

Lưu ý: Bạn không nên chọn loại nhạc cụ đồ chơi được sơn màu độc hại cho bé. Bởi vì, nhiều bé thích dùng miệng ngậm đồ vật.

]]>