Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 23 Dec 2024 14:55:04 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Đo sự thành công của trẻ qua tư thế ngủ lúc nhỏ https://meyeucon.org/34474/su-thanh-cong-cua-tre-qua-tu-ngu-luc-nho/ https://meyeucon.org/34474/su-thanh-cong-cua-tre-qua-tu-ngu-luc-nho/#respond Sun, 27 Apr 2014 01:00:59 +0000 https://meyeucon.org/?p=34474 Thông tin có thể khiến các bậc cha mẹ nghi ngờ hoặc giật mình nhưng lại là sự thật đấy! Theo nghiên cứu của một nhóm các chuyên gia của trường Đại học Harvard, những đứa trẻ thông minh và dễ đạt được thành công khi lớn một phần là do tư thế ngủ lúc nhỏ quyết định.

Theo đó, nhóm chuyên gia đã tiến hành khảo sát tư thế ngủ của hơn 350 trẻ nhỏ, có sức khỏe và phát triển bình thường. Kết quả, những đứa trẻ yêu thích tư thế ngủ nằm sấp hoặc dang rộng chân tay thường có chỉ số IQ cao hơn, phản xạ tốt hơn những trẻ khác. Những trẻ thích ngủ ở tư thế nằm thẳng và dang rộng chân tay cũng có tốc độ phát triển trí tuệ tương đương.

Những trẻ yêu thích tư thế ngủ nằm sấp hoặc dang rộng chân tay thường có chỉ số IQ cao hơn, phản xạ tốt hơn những trẻ khác.
Những trẻ yêu thích tư thế ngủ nằm sấp hoặc dang rộng chân tay thường có chỉ số IQ cao hơn, phản xạ tốt hơn những trẻ khác.

Dù tư thế ngủ sấp phần nào đó có lợi cho sự phát triển trí tuệ của trẻ, song các chuyên gia này cũng khuyến cáo rằng, đây là thế ngủ nguy hiểm dễ ‘lấy mạng’ trẻ em, đặc biệt là bé sơ sinh vì nguy cơ dẫn đến nghẹt thở cao. “Với trẻ dưới 1 tuổi và sơ sinh, phần đầu của bé to và nặng, trong khi đó sức đỡ của gáy chưa tốt nên bé khó có thể tự xoay mình. Do đó, bé rất dễ bị nghẹt thở do chăn, gối chặn vào mũi”, các chuyên gia nói.

Do vậy, trẻ sơ sinh nên nằm ngủ ở tư thế nghiêng bên phải và đầu thấp xuống, ở dưới cổ nên đệm một khăn bông nhỏ. Sau 1-2 giờ đổi tư thế nằm nghiêng sang bên kia nếu không đầu trẻ có thể bị biến dạng. Trong trường hợp trẻ vừa bú sữa no thì cần lót chăn nằm nghiêng phải, để tránh khỏi nôn trớ.

Với trẻ nhỏ, tốt nhất là nên để ngủ ở tư thế nằm ngửa, vì tư thế nằm này toàn bộ các phần cơ trên người bé đều được thả lỏng, áp lực lên nội tạng như: tim, dạ dày, đường ruột và bàng quang… là rất ít.

]]>
https://meyeucon.org/34474/su-thanh-cong-cua-tre-qua-tu-ngu-luc-nho/feed/ 0
Ngủ ngon giấc giúp bé khỏe mạnh và thông minh hơn https://meyeucon.org/34444/ngu-ngon-giac-giup-khoe-manh-va-thong-minh-hon/ https://meyeucon.org/34444/ngu-ngon-giac-giup-khoe-manh-va-thong-minh-hon/#respond Wed, 23 Apr 2014 03:00:58 +0000 https://meyeucon.org/?p=34444 Có những buổi sớm mai, con yêu thức dậy khóc ngằn ngặt, đôi mắt lờ đờ, mệt mỏi, không chịu ăn, chẳng chịu chơi. Bạn có thể bắt bệnh ngay lý do, tối qua con ngủ không ngon giấc.

Nhưng có những ngày con thức dậy và liền “tỉnh như sáo”, đôi mắt trong veo, tròn xoe, tặng cho mẹ nụ cười toe toét, rồi rất bận bịu, quơ cái lục lạc, ném cái xúc xắc, ngắm nhìn ngón tay, cười và “cha, cha, cha” trò chuyện với mẹ mãi không chán. Đó là vì đêm qua con ngủ đủ giấc, ngủ sâu và liền mạch.

Nếu để ý, bạn sẽ thấy, buổi sáng là thời điểm con vui vẻ, khám phá và học hỏi tinh anh, khỏe khoắn nhất so với các thời điểm khác trong ngày. Điều này chỉ có được khi bé có một giấc ngủ đủ, ngon và liền mạch vào đêm trước.

Ngủ ngon và liền mạch suốt đêm sẽ giúp bé học hỏi, phát triển tốt hơn vào sáng hôm sau.
Ngủ ngon và liền mạch suốt đêm sẽ giúp bé học hỏi, phát triển tốt hơn vào sáng hôm sau.

Cao hơn nhờ ngủ ngon

Tăng trưởng là một quá trình phức tạp đòi hỏi nhiều loại hóc môn kích thích các hoạt động sinh học trong máu, cơ, xương và các cơ quan khác. Các yếu tố tác động đến hóc môn tăng trưởng, nhân tố chính giúp chúng ta cao hơn, gồm có chế độ dinh dưỡng, căng thẳng và việc luyện tập. Tuy vậy, ở trẻ nhỏ, yếu tố quan trọng nhất lại chính là giấc ngủ. Hóc môn tăng trưởng ở trẻ em được phóng thích cả ngày, nhưng thời điểm mạnh mẽ nhất là khi bé đang ngủ.

Nếu giấc ngủ kém, việc sản xuất hormone tăng trưởng chậm lại, không đủ tiếp “năng lượng” cho quá trình tăng trưởng tự nhiên của cơ thể trẻ. Kết quả, trẻ phát triển chậm hoặc phát triển kém.

Nhu cầu ngủ không giống nhau ở mỗi trẻ và càng khác nhau theo độ tuổi. Tuy nhiên, về cơ bản, bạn cần đảm bảo cho con số giờ ngủ theo khuyến cáo dưới đây:

gio

Ngủ ngon giúp não bộ hoạt động tốt hơn

Các chuyên gia về giấc ngủ đến từ University of Wisconsin School of Medicine and Public Health, Mỹ, cho biết, giấc ngủ ngon sẽ giúp bé học hỏi và khám phá tốt hơn vào ngày hôm sau. Khi chúng ta thức và học hỏi, các synap thần kinh trong não kết nối các tế bào thần kinh sẽ hoạt động tối đa và tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Khi bé ngủ, các khớp thần kinh này hoạt động ít hơn, não có thể tiết kiệm năng lượng, được nghỉ ngơi, tái tạo và sẵn sàng để bé học hỏi tốt nhất vào sáng hôm sau.

Một nghiên cứu trên tạp chí New York cũng khẳng định, trẻ ngủ ngon có chỉ số thông minh cao hơn những trẻ ngủ kém. Trẻ thiếu ngủ cũng khó tập trung, dễ bị ốm yếu do suy giảm hệ miễn dịch và không hứng thú với việc tìm tòi, khám phá thê giới rộng lớn xung quanh.

Mỗi đêm ngon giấc, mỗi sáng tinh anh

Để giúp bé ngủ ngon và liền mạch suốt đêm, cần loại trừ hết những yếu tố quấy rầy giấc ngủ của bé. Đây là vài mách nhỏ cùng các bậc cha mẹ:

– Cho con đi ngủ vào giờ nhất định, khi bé bắt đầu có dấu hiệu thèm ngủ như mệt mỏi, không muốn chơi đồ chơi hay đùa giỡn, ngáp, cáu kỉnh, mắt nhìn chăm chăm vào một vị trí. Bạn có thể mát-xa nhẹ nhàng cho bé 15 phút trước khi đi ngủ giúp bé ngủ dễ hơn.

– Đảm bảo phòng ngủ của bé tối, êm dịu, không tiếng ồn khiến bé giật mình và cũng không có vật sắc nhọn dưới giường gây đau cho bé trong khi ngủ.

– Đảm bảo đủ lượng calo trong các bữa ăn để bé không phải thức dậy vì đói bụng. Nếu bé đòi thức dậy giữa đêm bú sữa, bạn chỉ nên bật đèn mở để sau khi nạp năng lượng, bé ngủ lại dễ dàng hơn.

– Nhiệt độ trong phòng không nóng quá hay lạnh quá. Bạn nên duy trì trong khoảng 25 – 28 độ C là tốt nhất. Bạn cũng không quấn bé quá chặt trong những lớp khăn, quần áo, đơn giản vì bạn nghĩ con sẽ lạnh khi ngủ.

– Nếu bé đau do mọc răng, viêm tai giữa, bé sẽ quay khóc suốt đêm. Bạn có thể hỏi bác sỹ cho bé dùng thuốc giảm đau phù hợp theo độ tuổi.

– Một nguyên nhân phổ biến nhất khiến bé khó chịu, thức giấc là do tã ướt hoặc bẩn. Kiểm tra tã là việc đầu tiên bạn nên “nghi ngờ” khi con bất chợt thức giấc và quấy khóc. Do bé vệ sinh nhiều lần trong đêm, bạn nên chọn loại tã có khả năng thấm hút thật tốt, khô thoáng suốt cả đêm.

Chỉ khi có một giấc ngủ ngon, liền mạch, bộ não của bé mới có thể tái tạo năng lượng, hormone tăng trưởng có điều kiện thuận lợi để sản xuất tối đa. Nếu sau một đêm, bé thức dậy khỏe khoắn, vui vẻ, ham khám phá, bạn có thể tự tin rằng, con đã có giấc ngủ ngon và đang lớn hơn, khôn thêm vào mỗi sớm mai thức dậy.

]]>
https://meyeucon.org/34444/ngu-ngon-giac-giup-khoe-manh-va-thong-minh-hon/feed/ 0
Để bé có một giấc ngủ ngon và ngủ liền một mạch đến sáng https://meyeucon.org/34161/de-co-mot-giac-ngu-ngon-va-ngu-lien-mot-mach-den-sang/ https://meyeucon.org/34161/de-co-mot-giac-ngu-ngon-va-ngu-lien-mot-mach-den-sang/#respond Mon, 14 Apr 2014 10:00:29 +0000 https://meyeucon.org/?p=34161 Để bé có một giấc ngủ ngon và ngủ liền một mạch đến sáng, cha mẹ cần lưu ý những điều sau.

Đối với người lớn chúng ta, không có gì tuyệt vời hơn một giấc ngủ ngon để chào đón một ngày làm việc mới. Tuy nhiên, với trẻ nhỏ, giấc ngủ là “kẻ thù cuối ngày” của chúng. Chúng không muốn nhắm mắt lại và bỏ lỡ một thế giới với muôn ngàn điều thú vị. Nhưng, trẻ con lại cần phải ngủ nhiều hơn chúng ta vì những thay đổi không ngừng mà chúng sắp phải trải qua.

Vì vậy, có một câu hỏi mà tất cả các bậc phụ huynh đều quan tâm đó là: “Làm thế nào để con có một đêm ngon giấc?”

Dưới đây là một số điều mà bạn nên làm:

1. Tạo dựng thói quen

Nói thì có vẻ dễ nhưng đây là cách dễ dàng nhất để bé của bạn đi ngủ mà không có những cơn hờn dỗi hay một vở kịch được lặp đi lặp lại mỗi tối. Bằng cách này, con bạn sẽ biết được những gì cần phải làm và nó sẽ trở thành quy tắc.

2. Hãy biến khoảng thời gian đi ngủ trở nên đặc biệt

Hãy làm điều đó vì con bạn, hãy chú ý đến chúng và không được vội vàng. Cho chúng đi tắm trước khi ngủ và kể cho chúng nghe một câu chuyện. Để chúng cầm một thứ đồ chơi đặc biệt hay giả vờ ngủ cùng và ngồi lại với chúng một lúc. Trẻ có rất nhiều “nỗi lo” khi không có người lớn bên cạnh và phải ngủ một mình, vì vậy đơn giản là hãy ở bên cạnh chúng (thậm chí cho đến khi chúng ngủ thiếp đi). Điều này sẽ giúp cho thói quen đi ngủ trở nên nhẹ nhàng hơn

ng

3. Ăn no trước khi đi ngủ

Khi con bạn được ăn no, thì chúng sẽ ít khi thức giấc vào giữa đêm vì đói. Vì vây, bạn nên chắc chắn là con bạn đã được ăn uống đầy đủ trước khi đi ngủ, nhưng không nên cho bé ăn quá no.

4. Giảm dần sự yên tĩnh

Trước khi bạn đưa các con đi ngủ, bạn nên bắt đầu giảm dần sự yên tĩnh trong nhà. Điều này sẽ giúp con bạn biết được rằng chúng sẽ không để lỡ bất kỳ việc gì khi chúng rời khỏi căn phòng đó. Một chút ánh sáng trong phòng ngủ cũng giúp chúng chuyển dần sang trạng thái tĩnh và giúp chúng có một giấc ngủ yên bình.

Những điều bạn không nên làm:

1. Để đồ chơi trên giường của con: Chúng sẽ chỉ tập trung vào chơi hơn là ngủ, vì vậy bạn nên chắc chắn là tất cả đồ chơi đã được cất vào trong hộp.

2. Sử dụng thời gian ngủ như một sự trừng phạt: Nếu bạn bắt con đi ngủ như một sự trừng phạt hay đe doạ, chúng sẽ coi việc đi ngủ với những điều không tốt, tiêu cực. Điều này sẽ chỉ làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn khi đến giờ đi ngủ thật của con mà thôi.

3. Hờn dỗi: Đừng bao giờ chấp nhận những cơn hờn dỗi của con trẻ chỉ vì mong muốn có một cuộc sống yên tĩnh. Điều này chẳng dạy cho chúng điều gì cả và nếu bạn chỉ nhượng bộ một lần thôi, chúng sẽ coi đó như là sự cho phép vào mỗi tối.

Như vậy, bây giờ bạn đã biết mình nên làm gì và không nên làm gì để đưa bé vào giấc ngủ, bạn cũng có thể muốn biết thêm tại sao điều đó lại quan trọng đến thế. Có một giấc ngủ ngon là rất quan trọng đối với trẻ trong độ tuổi tập đi vì giấc ngủ giải phóng hóc môn tăng trưởng giúp tăng cường sức khoẻ và sự phát triển của cơ thể.

Trẻ ở độ tuổi này cần khoảng từ 10 đến 13 tiếng cho một giấc ngủ đêm và 1 đến 3 tiếng để ngủ trưa. Khoảng thời gian này thúc đẩy sự phát triển tích cực của trí não và hỗ trợ cho quá trình tập trung. Điều này cũng giúp trẻ thích nghi với những sự kiện diễn ra trong ngày, những điều chúng học được ở trường…

Để đạt được điều này, bạn phải cố gắng tránh được những thứ có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, ví dụ:

– Cơn đói, cơn khát.
– Con thấy khó chịu.
– Ồn ào quá.
– Sáng quá, tối quá.
– Nóng quá…

Hãy cố gắng giải quyết các vấn đề này ngay từ đầu trước khi con bạn đi ngủ. Ví dụ: giữ yên tĩnh nhất có thể, đảm bảo chúng được ăn uống đầy đủ, giảm ánh sáng…

Không thể phủ nhận rằng đây là môt công việc khá là khó khăn nhưng tạo lập một thói quen đi ngủ hợp lý cho trẻ là cách tốt nhất để bạn giúp con bình tĩnh lại, suy nghĩ về một ngày học tập, khám phá thật bận rộn của chúng và chuẩn bị cho một giấc ngủ ngon. Nhưng điều quan trọng nhất là giúp chúng chuẩn bị cho một ngày mai đầy ắp những điều thú vị đang chờ đón!

]]>
https://meyeucon.org/34161/de-co-mot-giac-ngu-ngon-va-ngu-lien-mot-mach-den-sang/feed/ 0
Vì sao bé mất ngủ? https://meyeucon.org/34071/vi-sao-mat-ngu/ https://meyeucon.org/34071/vi-sao-mat-ngu/#respond Fri, 11 Apr 2014 07:00:13 +0000 https://meyeucon.org/?p=34071 Một số bà mẹ “kêu trời” khi con không chịu ngủ đêm nhưng lại thực sự chưa biết rằng mình chính là nguyên nhân.

Một đứa trẻ bình thường sẽ chỉ có vài hoạt động cơ bản trong ngày là ăn, thay tã và ngủ. Thời gian ngủ của một em bé mới chào đời thường kéo dài từ 10-15 tiếng một ngày. Vậy nhưng có một số em bé lại không đi theo khuôn khổ đấy. Có những trẻ thức xuyên đêm không ngủ, lại có nhiều bé rất khó ngủ nhưng chỉ cần một tiếng động “nhẹ tựa lông hồng” là con sẽ bật dậy, khóc rất to và cha mẹ thường sẽ rất vất vả mới có thể dỗ con ngủ lại lần nữa.

Rất nhiều chị em “kêu trời” khi con không chịu ngủ và cho rằng đấy là lỗi tại con. Tuy nhiên, loại trừ các nguyên nhân bệnh lý nội tại như thiếu hụt canxi thì mẹ nên nghiêm khắc tự “kiểm điểm” lại mình xem mình có mắc một trong những lỗi khiến con mất ngủ này hay không.

Thiếu an toàn

Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh chỉ cần đặt ở một môi trường xa lạ thì ít nhiều đều xuất hiện một sự sợ hãi nhất định. Thiếu cảm giác an toàn chính là một trong những nguyên nhân khiến trẻ mất ngủ khó ngủ.

Đối với những em bé như vậy, cha mẹ nên để con ngủ trong một không gian tương đối nhỏ, chẳng hạn như nôi hay xe đẩy. Ngoài ra, cũng cần phải lưu ý cho bé ngủ giường cố định, sử dụng một bộ ga gối cố định, hướng nằm đồng nhất và nghe những bản nhạc quen thuộc.

ngu

Quá yên tĩnh

Một số gia đình sợ làm xáo trộn giấc ngủ của trẻ, nghĩ trẻ sợ âm thanh nên cố gắng không gây bất cứ một tiếng động nào khi con ngủ. Việc trao đổi của bố mẹ cũng chỉ qua cử chỉ, ánh mắt và đi lại thì “nói khẽ cười duyên”. Tuy nhiên cách làm này hoá ra lại hoàn toàn phản tác dụng. Lớn lên trong một môi trường quá yên tĩnh sẽ khiến em bé trở nên vô cùng nhạy cảm với âm thanh và chỉ cần một tiếng dộng nhỏ là có thể thức giấc. Chính vì vậy, ngay từ khi sinh ra, cha mẹ không nên cố tình sắp xếp để con ngủ trong môi trường hoàn toàn không tiếng động.

Ôm con ru ngủ quá lâu

Cứ mỗi khi ru được con ngủ, vừa đặt xuống giường là bé lại choàng tỉnh – đó là tình cảnh trớ trêu mà rất nhiều cha mẹ gặp phải. Lý do là bởi ôm con quá lâu trên tay mẹ đã vô tình khiến bé trở nên phụ thuộc vào vòng tay mẹ. Theo thời gian, việc đặt con xuống giường sẽ ngày càng khó khăn hơn. Giải pháp để hoá giải tình thế là mẹ nên chịu khó chấp nhận buông con xuống giường vào chính xác một khoảng thời gian nhất định, thường khoảng 5-10 phút trên tay để bé dần quen.

Bị bắt ép đi ngủ

Khi con chưa muốn ngủ mà bố mẹ càng cố gắng ru con, bắt trẻ ngủ thì thường không bao giờ hiệu quả. Người lớn chúng ta cũng vậy, khi chúng ta thức đến một thời điểm nhất định và bỗng thấy buồn ngủ thì sẽ đi vào giấc ngủ rất nhanh. Vậy nhưng nếu chưa buồn ngủ mà cứ cố ép bản thân thì chúng ta sẽ lại càng trằn trọc khó ngủ hơn. Khi trẻ chưa buồn ngủ, mẹ hãy cứ để con chơi thoải mái và đừng tạo sức ép cho bé. Đến thời điểm con sẽ mệt, tự ngủ và ngủ nhanh, ngủ sâu.

Quá nhiều sự chú ý đổ dồn vào trẻ

Trẻ sơ sinh ngay từ nhỏ đã rất nhạy cảm và đủ tỉnh táo để cảm nhận được những đôi mắt của mọi người nhìn vào mình. Nếu ai đó cứ nhìn con chăm chăm thì bé sẽ khó có thể tiếp tục giấc ngủ.

Trẻ đã phải chịu đựng những cú sốc vào ban ngày

Hệ thống thần kinh của em bé tương đối yếu. Nếu ban ngày trẻ bị sợ hãi, bị quát hay mắng thì ban đêm sẽ trở nên khó ngủ. Đối với trường hợp nhẹ, mẹ chỉ cần đánh thức bé dậy, tạo cho trẻ cảm giác bình yên, nhẹ nhàng thoải mái thì chỉ 1,2 ngày là con sẽ trở lại bình thường. Trong trường hợp bé phải chịu những tổn thương tâm lý nghiêm trọng thì mẹ cần đưa con đến bệnh viện kiểm tra và có thể còn phải uống một số loại thuốc an thần đặc biệt theo đơn dành cho trẻ nhỏ.

]]>
https://meyeucon.org/34071/vi-sao-mat-ngu/feed/ 0
Trẻ chập chững biết đi ngủ ít hơn 10 tiếng một ngày có nhiều khả năng thừa cân https://meyeucon.org/33899/tre-chap-chung-biet-di-ngu-it-hon-10-tieng-mot-ngay-co-nhieu-kha-nang-thua-can/ https://meyeucon.org/33899/tre-chap-chung-biet-di-ngu-it-hon-10-tieng-mot-ngay-co-nhieu-kha-nang-thua-can/#respond Sun, 30 Mar 2014 02:00:51 +0000 https://meyeucon.org/?p=33899 Một nghiên cứu mới cho thấy trẻ chập chững biết đi ngủ ít hơn 10 tiếng một ngày có nhiều khả năng thừa cân hơn so với những trẻ ngủ ít nhất 13 tiếng.

Vì thế, hãy khuyến khích bé của bạn ngủ nhiều hơn để có một trọng lượng cơ thể khỏe mạnh trong thời gian chập chững biết đi và cả sau này hơn nữa nhé.

Trong một bài viết được công bố trên Tạp chí Béo phì Quốc tế, các nhà nghiên cứu tại đại học London đã dành 5 tháng theo dõi chế độ ăn uống và ngủ nghỉ của 2.500 trẻ mới biết đi dưới 16 tháng tuổi. Họ đã nhận thấy những trẻ có lượng thời gian ngủ ít hơn sẽ hấp thụ nhiều hơn 105 calo mỗi ngày so với những trẻ ngủ có thời gian ngủ nhiều. Những trẻ ngủ ít hơn 10 tiếng mỗi ngày sẽ ăn trung bình 1087 calo, trong khi đó con số của các bé ngủ lâu hơn sẽ là 982 calo.
Điều đó có nghĩa lượng calo được hấp thụ trong những năm đầu đời khiến trẻ có nguy cơ béo phì cũng như những vấn đề sức khỏe khác về sau này.

71

Lý giải cho vấn đề này, các nhà nghiên cứu cho biết có thể những hooc-môn gây thèm ăn đã bị phá vỡ do thói quen ngủ ít của trẻ. Ngoài ra, việc không ngủ đủ thời gian sẽ khiến trẻ mệt mỏi và trẻ mệt mỏi thường có xu hướng cáu kỉnh, khó chịu. Trong khi đó, nhiều ông bố bà mẹ lại vô tình dùng đồ ăn thuốc uống dỗ dành với mong muốn xoa dịu được trẻ.

Vì vậy, công việc bạn nên làm là đảm bảo bé yêu của bạn ngủ đủ giấc – bé vừa hết bực bội, khó chịu trong người vừa có một cân nặng khỏe mạnh, đúng tiêu chuẩn.

Vậy ngủ bao nhiêu tiếng là đủ với con bạn? Bé 1 tuổi cần ngủ khoảng 14 tiếng mỗi ngày, với 11 tiếng cho giấc ngủ buổi tối, còn 3 tiếng còn lại chia đều cho 2 giấc ngủ ngắn vào ban ngày. Nếu con bạn tầm 18 tháng tuổi, bạn nên dành 12 đến 13 tiếng cho con ngủ mỗi ngày, 11 tiếng cho ngủ buổi tối, 1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng cho ngủ ban ngày.

Công thức này có thể được áp dụng kể cả khi con đi học mẫu giáo, nhưng nếu con không ngủ trưa, hãy bù vào giấc ngủ buổi tối để đảm bảo bé ngủ đủ thời gian.
Ngoài ra, bạn cần thực hiện một vài chiến lược để giúp con mình ngủ dễ dàng hơn. Thiết lập một giờ ngủ cố định và cố gắng bám sát giờ ngủ ấy, hoặc tạo thói quen thú vị trước giờ khi ngủ như đọc truyện, hát ru cho con nghe, hoặc mát xa cho con dễ ngủ. Tuy nhiên, nhớ chỉ bảo con đi ngủ khi bé bắt đầu buồn ngủ, đừng ép khi chúng vẫn tỉnh táo vì như vậy, con sẽ càng thấy khỏ ngủ hơn. Thêm vào đó, nên cố gắng đừng để con bỏ thói quen ngủ trưa nữa, các mẹ nhé.

]]>
https://meyeucon.org/33899/tre-chap-chung-biet-di-ngu-it-hon-10-tieng-mot-ngay-co-nhieu-kha-nang-thua-can/feed/ 0
Có nên bật đèn ngủ cho bé? https://meyeucon.org/33729/co-nen-bat-den-ngu-cho-be/ https://meyeucon.org/33729/co-nen-bat-den-ngu-cho-be/#respond Mon, 24 Mar 2014 03:00:21 +0000 https://meyeucon.org/?p=33729 Tiếp xúc với ánh sáng vào buổi đêm làm gia tăng nguy cơ ung thư, trầm cảm và suy giảm hoạt động của hoóc-môn.

Theo tiến sỹ Joyce Walsleben, phó giáo sư tại trường Đại học Y khoa New York, “ánh sáng ức chế việc tiết ra melatonin, một loại hoóc-môn thúc đẩy giấc ngủ một cách tự nhiên. Ngay cả khi bạn thiếp đi, ánh sáng vẫn lọt qua mí mắt của bạn, và bộ não sẽ không sản xuất melatonin nếu nó lẫn lộn giữa ngày và đêm”.

Một môi trường ban đêm lý tưởng (mát mẻ và tối) là cần thiết cho việc sản sinh hoóc-môn, trong khi bố mẹ lại thường để đèn trong phòng con cái họ. Chỉ trong vòng 100 năm trở lại đây mới tồn tại việc này. Trước đó, con người vẫn hưởng một chu kỳ ánh sáng và bóng tối tự nhiên và nếu họ có thắp nến hay đèn khi trời bắt đầu nhập nhoạng, thì ánh sáng đó cũng không kéo dài cả đêm.

ngu

Càng ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy sự liên quan giữa việc tiếp xúc với ánh sáng vào buổi đêm và các vấn đề về sức khỏe. Một báo cáo do Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh dịch Hoa Kỳ công bố đã chỉ ra việc thiếu ngủ có liên quan đến bệnh ung thư. Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ mắc bệnh ung thư vú ở những phụ nữ bị mù chỉ bằng gần một nửa so với những phụ nữ bình thường, cũng như nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt, phổi, ruột kết ở nam giới bình thường cao gấp đôi so với những người bị mù.

Thú vị hơn, tỉ lệ này lại không giảm đối với trường hợp những người được chẩn đoán là bị mù nhưng mắt vẫn có thể nhìn thấy ánh sáng.
Điều này đã dẫn các nhà khoa học đến việc nghiên cứu sự liên quan giữa việc tiếp xúc với ánh sáng đặc biệt là sau khi mặt trời đã lặn với tỉ lệ bệnh tật. Nghiên cứu sâu hơn cho thấy công nhân làm ca đêm có tỉ lệ bệnh tật cao hơn người làm ca ngày. Ánh sáng xanh dương và xanh lá (từ máy tính, TV, đồng hồ báo thức, điện thoại di động, v.v.) gây hại nhiều nhất, bởi đây là những màu sắc ánh sáng mà ban ngày cơ thể tiếp xúc nhiều nhất, do vậy chúng khiến não bộ nghĩ đang là ban ngày.

Tầm quan trọng đối với trẻ nhỏ:

Tiếp xúc với ánh sáng vào đêm có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ và gián đoạn quá trình ngủ, dẫn đến các vấn đề về sau. Theo bác sỹ Phyllis C.Zee, giám đốc Trung tâm điều trị rối loạn giấc ngủ tại Bệnh viện Northwestern Memorial, “có nhiều bằng chứng cho thấy độ dài giấc ngủ có liên quan đến chứng béo phì ở trẻ nhỏ…
Trường Y Harvard cũng đề cập đến những lý do chứng minh tầm quan trọng của việc ngủ đủ đến:

1. Học tập và trí nhớ: Ngủ giúp não bộ thu nạp thông tin mới vào bộ nhớ thông qua một quá trình gọi là củng cố trí nhớ. Trong các thí nghiệm, những người đi ngủ sau khi học bài có kết quả thi cao hơn.

2. Trao đổi chất và cân nặng: Mất ngủ mãn tính có thể khiến chúng ta tăng cân bằng cách gây ảnh hưởng đến việc xử lý và dự trữ carbohydrate của cơ thể, và bằng cách thay đổi nồng độ hoóc-môn tác động đến khẩu vị của chúng ta.

3. An toàn: Thiếu ngủ dẫn đến xu hướng không tỉnh táo vào ban ngày. Điều này có thể dẫn đến những cú ngã và sai lầm như sai sót y khoa, rủi ro không lưu, và tai nạn giao thông.

4. Tâm trạng: Mất ngủ dẫn đến khó chịu, thiếu kiên nhẫn, khó tập trung và ủ rũ. Ngủ quá ít có thể khiến ta không còn sức để làm bất cứ điều gì ta muốn.

5. Bệnh tim mạch: Những người mắc chứng rối loạn giấc ngủ nặng dễ bị huyết áp cao, tăng nồng độ hoóc-môn gây stress và nhịp tim thất thường.

6. Bệnh tật: Thiếu ngủ làm suy giảm hệ miễn dịch và hoạt động của các tế bào.

Biện pháp:

• Loại bỏ đèn ngủ, đồng hồ báo thức, v.v.
• Giữ nhiệt độ phòng mát mẻ vào buổi đêm để ngủ dễ dàng hơn.
• Che cửa sổ bằng rèm màu tối để ngăn chặn ánh sáng nhân tạo từ đèn đường.
• Sử dụng máy tạo âm thanh tự nhiên như tiếng mưa rơi, tiếng nước chảy, v.v. để giúp trẻ ngủ ngon hơn.
• Để đèn có sắc đỏ (như đèn đá muối Himalaya, có tác dụng làm sạch không khí, tham khảo tại đây) tại hành lang và nhà vệ sinh để trẻ có thể đi vệ sinh khi cần và đảm bảo vẫn không có ánh sáng xanh hay trắng nào làm gián đoạn giấc ngủ.

]]>
https://meyeucon.org/33729/co-nen-bat-den-ngu-cho-be/feed/ 0
3 bước đơn giản giúp mẹ cho con ngủ riêng https://meyeucon.org/33311/3-buoc-don-gian-giup-me-cho-con-ngu-rieng/ https://meyeucon.org/33311/3-buoc-don-gian-giup-me-cho-con-ngu-rieng/#respond Sat, 08 Mar 2014 06:00:34 +0000 https://meyeucon.org/?p=33311  

Bạn muốn cho con ngủ riêng bởi con đã 5, 6 tuổi, hoặc gia đình đón thành viên mới, nhưng tối nào bé cũng dính chặt lấy giường bố mẹ, không muốn ngủ riêng trên giường của mình.
Hãy ghi nhớ từng bước hướng dẫn dưới đây để bạn và con đều ngủ ngon trên giường của mình.

Cho con ngủ riêng có thể trở thành vấn đề đau đầu bởi nhiều bé chỉ thích ngủ chung với bố mẹ.
Cho con ngủ riêng có thể trở thành vấn đề đau đầu bởi nhiều bé chỉ thích ngủ chung với bố mẹ.

Trước giờ ngủ

Dù bạn có mệt mỏi đến mức nào, con có khiến bạn stress ra sao cũng đừng nóng vội, hãy chọn thời điểm thích hợp để thực thi kế hoạch của mình. Nếu bạn đang dạy con cách dùng bô, cả nhà đang đi nghỉ hoặc đang mong chờ một em bé sắp chào đời, hãy giải quyết những việc đó trước. Việc rèn con tự ngủ trên giường của mình sẽ diễn ra nhanh hơn nhiều khi lịch trình của bạn được đảm bảo.

Một khi bạn bắt đầu, hãy nói với con về việc ngủ riêng giường từ buổi chiều. Như vậy, khi tối đến, con sẽ biết bạn mong con có những hành động như thế nào. Bạn có thể nói rằng: “Các ông bố và bà mẹ ngủ trên giường của mình, trẻ con cũng như vậy”, Jill Spivack – đồng tác giả cuốn “The Sleepeasy Solution” gợi ý.

Cũng theo Spivack, các bậc cha mẹ có thể cùng con làm một “quyển sách giờ đi ngủ”. Rất đơn giản, chỉ cần đóng những tờ giấy trắng lại, vậy là bạn đã có một quyển sách tranh. Hãy cùng con vẽ những hình đơn giản trên đó và tô màu. Nếu gia đình bạn mới chuyển đến nhà mới và con bạn ngủ tại giường của bố mẹ trong thời gian làm quen, câu chuyện bằng tranh của bạn sẽ tập trung vào điều đó. Kết thúc của câu chuyện có thể là hình ảnh người con chìm vào giấc ngủ hạnh phúc trên giường của mình. Một quyển sách tranh có thể giúp trẻ nhỏ hiểu tình hình cụ thể tốt hơn những lời giải thích của bạn rất nhiều.

Hãy bắt đầu lịch trình trước giờ đi ngủ, sau đó chuẩn bị tinh thần bước vào một phần khó khăn hơn nhiều – giờ đi ngủ thực sự.

Sau khi tắt đèn

Một khi bạn quyết định “huấn luyện” con, bạn phải kiên quyết không cho con ngủ chung giường. Đó không phải một việc dễ dàng. “Ồ, 5 phút thôi đấy!” – Không. Hay “Tối nay thì được vì con đã phải trải qua một ngày dài” – Không. Chỉ đơn giản là đặt lên trán con một nụ hôn, chúc con ngủ ngon, sau đó quay về phòng mình. Không để con cố rúc vào mình, không cho con uống nước và không tạo cơ hội để con níu kéo mình. Có thể sẽ có những tiếng la hét và nức nở, có thể con sẽ kiên quyết không về, buộc bạn phải “hộ tống” con quay lại giường. Sau đó có thể con sẽ nhảy ra chỉ trong một giây. Rồi bạn sẽ tự hỏi liệu mình có được ngủ chút nào không. Có thể bạn sẽ được ngủ, nhưng cũng có thể không phải vào tối nay. Hãy cố gắng chịu đựng cho đến khi tạo thành nếp cho con tuân theo.

Nếu mỗi tối con cứ đến giường bạn đòi ngủ, bạn buộc phải đưa con về giường, an ủi con và ngủ dưới sàn – chứ không phải trên giường của con cả đêm. Dĩ nhiên bạn sẽ cảm thấy khó chịu khi làm như vậy, nhưng đó là một bước đi thông minh tính về lâu dài. “Nếu bạn ở trong phòng khi con buồn ngủ, sau đó lại biến mất khi con chợt tỉnh giấc, con sẽ gọi và đi tìm bạn”, Jennifer Waldburger, đồng tác giả cuốn “The Sleepeasy Solution” với Spivack cho biết. “Ngủ trong phòng con cả đêm tựa như việc bạn ấn nút thiết lập lại, giúp con thoát khỏi những nỗi sợ mơ hồ khi phải ở đó một mình. Mỗi lần tỉnh giấc, con lại thấy bạn bên cạnh và yên tâm ngủ tiếp”.

Sau 2 hay 3 đêm làm như vậy, hãy chuyển sang ngồi yên lặng trên một chiếc ghế gần đó cho tới khi con ngủ. Nhưng tuyệt đối không nói chuyện. Nếu con cứ không chịu ngủ, hãy tạm thời rời khỏi phòng. Con sẽ chịu nằm yên khi biết rằng chỉ có như vậy bạn mới ngồi trong phòng cùng mình.

Mỗi tối hãy di chuyển xa dần khỏi giường của con – ra cửa, ra hành lang và cuối cùng là đến phòng ngủ của bạn. “Nếu con lại theo bạn, hãy bình tĩnh, dứt khoát đưa con về giường mỗi lần con tỉnh giấc”, Waldburger nói thêm.

Sáng hôm sau

Nếu con bạn không có giấc ngủ ngon, hãy tiếp tục động viên và nhắc nhở con những quy tắc mới. Một khi con tiến bộ, hãy dành cho con những lời khen.

Bạn cũng có thể tặng con một phần thưởng nhỏ khi con có những biểu hiện xuất sắc. Có thể để con chọn phần thưởng từ những túi quà vào buổi sáng hoặc để một món quà dưới gối của con. Hãy kết hợp nhiều chiến thuật để lôi kéo con quay lại giường của mình. Nhưng nên nhớ, dù áp dụng chiến thuật gì, bạn cũng cần có sự kiên định và niềm tin.

]]>
https://meyeucon.org/33311/3-buoc-don-gian-giup-me-cho-con-ngu-rieng/feed/ 0
Làm thế nào để bé ngủ dễ dàng hơn? https://meyeucon.org/33329/lam-the-nao-de-be-ngu-de-dang-hon/ https://meyeucon.org/33329/lam-the-nao-de-be-ngu-de-dang-hon/#respond Sat, 08 Mar 2014 06:00:25 +0000 https://meyeucon.org/?p=33329 Hỏi:

Con tôi 6 tuổi. Vào buổi tối và cả ban ngày bé đều khó vào giấc ngủ, nhưng khi đã ngủ được thì bé rất say. Tôi thấy thương con lắm vì bé mới 6 tuổi mà thức khuya tới 23h đêm, có khi hơn. Thường buổi tối, khi cả nhà đã ngủ bé vẫn nằm im nhưng không ngủ. Buổi trưa ở trường con cũng vậy. Hiện sức khỏe của bé bình thường, phòng ngủ của cháu thoáng, sạch sẽ, có đèn ngủ, có ba mẹ ngủ chung. Xin bác sĩ tư vấn giùm. (Chúc)

Trả lời:

Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với tất cả mọi người. Đặc biệt, giấc ngủ đối với trẻ nhỏ không những đảm bảo cho việc phát triển thể chất mà còn làm cho bé được sảng khoái, vui vẻ, tích cực tham gia các hoạt động phù hợp lứa tuổi. Ở trẻ 6 tuổi, trung bình một ngày cần ngủ 10-12 tiếng hoặc hơn. Nếu bé khó ngủ bạn có thể lưu ý một số vấn đề sau:

bengu

– Hiện tại bé có vướng mắc gì về sức khỏe không, cân nặng chiều cao của bé phát triển như thế nào, có bị thiếu cân, thiếu chiều cao không, vì suy dinh dưỡng cũng là một nguyên nhân dẫn đến hiện tượng biếng ăn, làm bé mệt mỏi và khó ngủ…

– Chế độ ăn uống của bé có đầy đủ không, nếu bé ăn ít hoặc ăn quá no, sát giờ ngủ cũng khó ngủ do đói ăn hoặc do bụng ấm ách.

– Phòng ngủ ngoài việc thoáng đãng sạch sẽ, cần yên tĩnh, có ánh sáng tối thiểu.

– Bé cần có sự quan tâm vỗ về của người mẹ lúc ngủ.

Để khắc phục việc con khó đi vào giấc ngủ, bạn có thể:

– Nếu bé bị thiếu cân nặng, chiều cao, ăn uống không đủ cần quan tâm cho bữa ăn đa dạng thực phẩm, thay đổi món ăn. Trước khi ngủ khoảng 30 phút đến một tiếng, có thể uống thêm cốc sữa để tăng thêm năng lượng và chất dinh dưỡng trong đêm dài.

– Buổi tối sau bữa ăn cơm khoảng một tiếng, bạn có thể tắm cho bé để cháu có cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái và cơ thể sạch sẽ mát mẻ cũng làm bé mau buồn ngủ.

– Cố gắng thay đổi giờ ngủ cho bé, tất nhiên bây giờ bé lớn hơn nên việc thay đổi sẽ khó hơn với trẻ nhỏ, nhưng cần kiên trì. Cần có sự ủng hộ của các thành viên trong gia đình như phòng ngủ sạch sẽ, thoáng mát, tối và yên tĩnh. Nếu cho bé ngủ sớm mà các thành viên khác trong gia đình vẫn bật đèn sáng hoặc có nhiều tiếng ồn chắc chắn bé sẽ khó ngủ. Đặc biệt các bé đều rất mong muốn có sự vỗ về, massage của mẹ, hoặc bạn có thể đọc hoặc kể chuyện cho bé với giọng nhẹ nhàng thủ thỉ chắc bé sẽ cảm thấy bình yên và buồn ngủ.

– Cố gắng cho bé ngủ sớm trước 22h vì thời điểm đó cơ thể sẽ tiết ra nhiều hoóc môn kích thích tăng trưởng, giúp bé phát triển được tốt hơn. Bé đi ngủ sớm thời gian ngủ sẽ được nhiều hơn, sáng hôm sau chắc sẽ tỉnh dậy khỏe mạnh vui vẻ hơn.

]]>
https://meyeucon.org/33329/lam-the-nao-de-be-ngu-de-dang-hon/feed/ 0
Bí quyết giúp bé ngủ trưa lâu hơn https://meyeucon.org/33039/bi-quyet-giup-be-ngu-trua-lau-hon/ https://meyeucon.org/33039/bi-quyet-giup-be-ngu-trua-lau-hon/#respond Wed, 26 Feb 2014 06:00:40 +0000 https://meyeucon.org/?p=33039 Một phụ huynh hỏi: “Làm sao để con tôi ngủ trưa lâu hơn?”. Bạn hãy tham khảo những bí quyết sau:

Thời lượng ngủ trưa phụ thuộc vào nhu cầu của mỗi bé. Nếu bé tỉnh táo, vui vẻ khi thức giấc thì bạn không cần can thiệp vào giờ giấc ngủ trưa ở bé dù là dài hay ngắn. Giấc ngủ trưa ở bé có thể chia làm nhiều cữ ngắn. Một số bé có 2 “hiệp” mỗi trưa, mỗi “hiệp” dài 1 tiếng hoặc lâu hơn. Trong khi các bé khác, giấc ngủ trưa là 3 lần, mỗi lần ít hơn 45 phút. Cả hai đều là bình thường.

ngut

Tuy nhiên, nếu bé thường xuyên thức dậy cứ sau mỗi 20 phút thì có vài gợi ý dành cho bạn như sau:

1. Có thể do bạn cho con ngủ trưa quá sớm (khi bé chưa buồn ngủ) hoặc quá muộn (khi bé đã qua cơn buồn ngủ). Nên chọn thời điểm thích hợp, khi bé buồn ngủ để cho bé ngủ trưa. Tránh để bé mệt quá khi ngủ.

Làm sao để bé ngủ trưa lâu hơn – anh 1

2. Có âm thanh, tiếng động… làm cản trở giấc ngủ của bé; vì thế, bé hay bị giật mình tỉnh giấc sau một vài chục phút. Hãy chắc chắn bé được ngủ trưa ở nơi mát mẻ, yên tĩnh và thoải mái.

3. Đừng vội vã bế ru hoặc cho bé ti mẹ ngay khi bé chợt tỉnh giấc. Làm như thế, bé sẽ bị phụ thuộc vào mẹ mà không chịu tự mình rơi vào giấc ngủ được. Cứ để bé chợt tỉnh giấc trong ít phút và chờ xem bé có tự xoa dịu và đưa mình vào giấc ngủ không.

4. Có bé tỉnh giấc giữa chừng vì buồn đi tiêu hay đi tiểu. Vì thế, bạn nên cho bé đi vệ sinh trước rồi mới ngủ trưa.

]]>
https://meyeucon.org/33039/bi-quyet-giup-be-ngu-trua-lau-hon/feed/ 0
Làm thế nào để con ngủ ngon, thoái mái, không bị lạnh trong những đêm trở gió? https://meyeucon.org/32715/lam-the-nao-de-con-ngu-ngon-thoai-mai-khong-bi-lanh-trong-nhung-dem-tro-gio/ https://meyeucon.org/32715/lam-the-nao-de-con-ngu-ngon-thoai-mai-khong-bi-lanh-trong-nhung-dem-tro-gio/#respond Wed, 12 Feb 2014 04:00:39 +0000 https://meyeucon.org/?p=32715 Để đảm bảo giấc ngủ sâu và sức khỏe cho trẻ ngày hè không khó. Chỉ cần bật điều hòa và đắp cho bé một cái khăn mỏng là ổn thỏa. Vậy nhưng khi mùa đông đến thì mọi việc lại trở nên vô cùng khó khăn. Làm thế nào để con ngủ ngon, thoái mái, không bị lạnh, đặc biệt là mấy hôm nay, khi sau Tết trời bỗng nhiên trở gió? Mình hay áp dụng những mẹo nhỏ này

Trước tiên, hãy cân nhắc nhiệt độ phòng. Nếu để được mức nhiệt độ phòng hợp lý khi ngủ, mẹ sẽ bớt rất nhiều nỗi lo về nguy cơ bé bị cảm lạnh hay sốt đêm. Nhiệt độ phòng lý tưởng cho em bé là từ 16-20 độ. Đối với người lớn, mức nhiệt này có vẻ hơi lạnh. Nhưng nghiên cứu cho thấy, đây là nhiệt độ an toàn và thoải mái để trẻ ngủ ban đêm. Các nhà khoa học cũng không khuyến khích mẹ bật máy sưởi cả đêm. Tuy nhiên, nếu trời quá lạnh, ta có thể sử dụng máy sưới vài tiếng để làm ấm phòng. Mình luôn sử dụng nhiệt kế để đảm bảo phòng ngủ của hai mẹ con đang ở mức nhiệt hợp lý.

Để trẻ ngủ ngon ban đêm mẹ cần lưu ý về nhiệt độ phòng
Để trẻ ngủ ngon ban đêm mẹ cần lưu ý về nhiệt độ phòng

Tắm cho con trước khi ngủ cũng là một mẹo rất hay mà tôi học được. Bất kể là mùa đông hay hè, mình đều cho con tắm nước ấm rất nhanh để làm nóng cơ thể. Mình có đọc được một bài báo cho biết, tắm buổi tối không chỉ giúp bé cảm thấy ấm áp, dễ chịu mà còn là dấu hiệu để luyện cho trẻ biết đã đến giờ đi ngủ và ngủ được sâu hơn. Đương nhiên, khi tắm cho con xong, mẹ cần nhanh chóng lau khô người, thay bỉm mới và mặc đồ ngủ cotton thoáng cho trẻ ngay sau đó. Thường mình hay cho bé ngủ ngay khoảng 30 phút đến một tiếng sau khi tắm.

Việc đắp chăn cho trẻ vào ban đêm cũng khiến rất nhiều bà mẹ “đau đầu”. Mình cũng từng như vậy bởi trẻ nhỏ rất hay đạp chăn ra khi ngủ và nếu ủ quá kỹ, bé có thể bị thấm ngược mồ hôi gây phản tác dụng. Vì đã để nhiệt độ phòng ở mức hợp lý nên khi con đi ngủ đêm, mình thường cho bé mặc một bộ đồ liên thân có size hơn rộng hơn so với kích thước bình thường. Như vậy, tay chân của bé sẽ không bị thò ra ngoài và bị lạnh vào ban đêm. Đồ liền thân cũng giúp che bụng bé rất hiệu quả. Nếu mặc đồ rời, đối với quần, một mẹo nhỏ cho mẹ, đó là chọn loại quần liền tất hoặc quần có ống bo gấu sẽ kín gió hơn.

Kinh nghiệm cuối cùng, đó là bôi một chút dầu khuynh diệp vào ngực, lòng bàn chân, bàn tay, và trước mũi cho con trước khi đi ngủ. Dầu khuynh diệp sẽ giúp trẻ tránh bị cảm lạnh, ho gió trong những ngày đông.

Tuy nhiên, dù đã áp dụng mọi mẹo và kinh nghiệm, chị em cũng đừng bao giờ chủ quan. Hãy luôn nhớ kiểm tra lưng, bụng và gáy của bé thường xuyên để xem con có bị quá lạnh hay nóng toát mồ hôi không. Tay và chân của trẻ thường lạnh hơn người và không phải là vị trí thích hợp để kiểm tra thân nhiệt chính xác cho con

]]>
https://meyeucon.org/32715/lam-the-nao-de-con-ngu-ngon-thoai-mai-khong-bi-lanh-trong-nhung-dem-tro-gio/feed/ 0