Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 23 Dec 2024 14:55:04 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Giúp trẻ vượt qua căng thẳng https://meyeucon.org/18135/giup-tre-vuot-qua-cang-thang/ https://meyeucon.org/18135/giup-tre-vuot-qua-cang-thang/#respond Tue, 26 Jul 2011 13:37:52 +0000 https://meyeucon.org/?p=18135 Thế giới của trẻ em là một thế giới đầy hạnh phúc, ước mơ, những trò chơi và niềm vui. Nhưng có khi nào bạn nhìn thấy khuôn mặt u sầu hay lo lắng hay sự thay đổi hành vi và thể chất dẫn đến tình trạng bệnh tâm lý ở con mình? Hóa ra, điều kiện cả ở nhà và ở trường với sức ép học tập và sức ép xã hội có thể khiến con bạn bị căng thẳng.

Mức độ căng thẳng ở trẻ thường khác nhau, và phụ thuộc vào đặc tính môi trường, gia đình và trường học, tình huống và phương tiện học tập cả ở nhà, ở trường…

Cần giúp trẻ vượt qua stress càng sớm càng tốt

Triệu chứng căng thẳng ở trẻ

Nhìn chung, các triệu chứng hay dấu hiệu xuất hiện sự căng thẳng ở trẻ có thể được phân thành nhiều loại:

a) Các triệu chứng thể chất: chẳng hạn như đái dầm, mất ngủ, giảm sự thèm ăn, nói lắp, đau bụng, đau đầu, gặp ác mộng…

b) Các triệu chứng cảm xúc: tâm trạng chán nản, không muốn tham gia các hoạt động ở nhà và ở trường, tức giận, sợ hãi, khóc, nói dối, đối xử thô lỗ với người xung quanh, có hành vi nổi loạn, phản ứng thái quá với các vấn đề nhỏ, và những thay đổi quá rõ ràng trong thành tích học tập;

c) Các triệu chứng về nhận thức: không có khả năng tập trung hoàn thành việc học ở trường, thích được một mình trong một thời gian dài;

d) Triệu chứng về hành vi: không có khả năng kiểm soát cảm xúc, thái độ hung bạo và cứng đầu, và thay đổi hành vi ngắn hạn như tính khí thất thường và thay đổi trong giấc ngủ, xuất hiện những thói quen mới như mút ngón tay cái, quấn tóc, hoặc ngoáy mũi, đôi khi thậm chí là có ý định tự tử…

Đề phòng và kiểm soát căng thẳng ở trẻ em

Cha mẹ có thể giúp con trẻ đối phó với căng thẳng. Chiến lược kiểm soát căng thẳng phải được dựa trên mức độ phát triển của trẻ bởi vì điều này rất liên quan đến khả năng trẻ hiểu tình trạng của trẻ và làm theo các chiến lược của bố mẹ.

Có một số phương pháp để khắc phục những căng thẳng ở trẻ em.

1. Nghỉ ngơi và tiêu thụ đủ hàm lượng dinh dưỡng cần thiết

2. Dành thời gian chất lượng với trẻ mỗi ngày. Hãy để trẻ em thổ lộ rắc rối và ghi lại. Nói chuyện tâm tình với trẻ về những vấn đề trẻ vấp phải đối mặt và tìm cách giải quyết vấn đề cho trẻ. Dạy cho trẻ chiến lược kiểm soát căng thẳng với các tình huống khác nhau. Như vậy trẻ sẽ cảm thấy rằng chúng rất có ý nghĩa đối với cha mẹ.

3. Trước một sự kiện hiển nhiên trong gia đình, trẻ có thể bị căng thẳng, do đó phụ huynh cần chuẩn bị cho trẻ tâm lý về những điều sẽ xảy ra trong gia đình. Điều này sẽ giúp giảm bớt gánh nặng căng thẳng của con.

4. Cung cấp môi trường hỗ trợ cho trẻ, nơi trẻ có thể chơi hay thể hiện tài năng nghệ thuật của con.

5. Giúp đỡ con trẻ xác định chiến lược đối phó với sự căng thẳng trong các tình huống khác nhau (ví dụ như giúp đỡ nếu một người nào đó trêu chọc hoặc gây khó chịu đối với trẻ). Cha mẹ có thể giúp trẻ nhìn nhận vấn đề và thể hiện cảm xúc của mình một cách thích hợp.

6. Dạy kỹ thuật thư giãn cho trẻ. Đưa ra các gợi ý như: “hít thở sâu”, “đếm”, “kéo căng cơ bắp”, “chơi một cái gì đó”, “nhảy múa” hay “tưởng tượng những điểm du lịch ưa thích của trẻ “.

7. Kỹ năng tự nói chuyện như “Tôi sẽ cố gắng”, “tôi nghĩ tôi có thể làm điều đó”, điều này sẽ giúp trẻ em kiểm soát căng thẳng.

8. Đừng bắt trẻ phải giải quyết các vấn đề quá phức tạp. Nhưng nên nói cho con biết mục đích của cuộc sống gia đình và thảo luận về những khó khăn mà bố mẹ và cả gia đình phải vượt qua với một thái độ dễ chịu.

9. Hãy khen ngợi con khi chúng làm những điều tốt và đừng quên ôm và hôn con.

10. Sử dụng khả năng hài hước như là một biện pháp hỗ trợ để chống lại những cảm xúc và tình huống không tốt.

11. Hãy làm gương để trẻ bắt chước các hành vi tốt của cha mẹ. Chỉ cho trẻ những kỹ năng để tự kiểm soát bản thân và kỹ năng để kiểm soát căng thẳng.

12. Tìm một người bạn hoặc nhân viên tư vấn chuyên nghiệp để giúp bạn khi vấn đề của trẻ nằm ngoài khả năng xử lý của bạn.

]]>
https://meyeucon.org/18135/giup-tre-vuot-qua-cang-thang/feed/ 0
Dạy con đương đầu với stress https://meyeucon.org/17716/day-con-duong-dau-voi-stress/ https://meyeucon.org/17716/day-con-duong-dau-voi-stress/#respond Sun, 26 Jun 2011 11:33:24 +0000 https://meyeucon.org/?p=17716 Trẻ em ngày càng phải đối mặt với nhiều áp lực và kỳ vọng của cha mẹ, do vậy bạn đừng nghĩ rằng bé không bị stress nhé. Hãy cố gắng dạy bé để biết cách đối mặt với áp lực và giải tỏa căng thẳng không cần thiết.

Trẻ em cần được vui chơi nhiều hơn

1. Dạy con nhận biết các triệu chứng giận dữ: Khi con luôn nói: “Con lo lắng về…” được xem như một tín hiệu cảnh báo. Dù đó là bài kiểm tra toán, bữa tiệc hay buổi đá bóng, hãy tự hiểu mình và nhận biết những tín hiệu của căng thẳng qua cử chỉ: xoắn tóc, cắn móng tay, xếp chân…

2. Yêu cầu sự giúp đỡ: Nói với con không phải giải quyết mọi việc một mình. Hãy tìm sự giúp đỡ, hoặc trẻ có thể ủy thác một phần công việc khi thấy quá tải. Thậm chí tìm ai đó để trút bầu tâm sự về những áp lực, điều đó giúp trẻ cảm thấy được chia sẻ và khuyến khích.

3. Cùng con lập kế hoạch hành động để giải quyết công việc: Chia công việc thành những phần mà con có thể giải quyết. Giải pháp một lần một bước, ngắt thành nhiều đoạn để chế ngự sự lo lắng.

4. Xác định cách thư giãn: Nghe nhạc, gọi điện thoại cho bạn bè – đó là những kỹ thuật tiêu khiển có ích cho sức khỏe.

5. Phân tích lỗi lầm của con: Đổ lỗi và lãnh trách nhiệm là 2 điều hoàn toàn khác nhau. Kẻ bi quan tự buộc tội bản thân, người lạc quan thì không vậy. Đừng nói “con làm hỏng bài kiểm tra vì con ngu hay thiếu khả năng” mà hãy nói “con sai vì bài kiểm tra ra đề ở những đoạn con không tập trung kỹ”.

6. Ngủ đủ và ăn đúng giờ: Khi thời khóa biểu có những công việc thử thách, nên lưu ý đến những nhu cầu cơ bản của mình trước hết. Nếu con quá mệt hay dinh dưỡng không đầy đủ cho cơ thể thì ít có khả năng thực hiện tốt dưới áp lực.

7. Thanh lọc những cảm xúc khắc nghiệt của chính mình: Dạy con giữ thói quen ghi chép hằng ngày là cách hữu ích để giải bày sự giận dữ, nỗi buồn hay sự thất vọng. Khi viết ra là con đã chuyển những tình cảm tiêu cực vào trang giấy. Quá trình này giúp trẻ hiểu điều gì phía sau cảm xúc đó.

8. Vạch giới hạn hợp lý cho bản thân trẻ, vì đặt kỳ vọng cao, nhưng mục tiêu không thể với tới được thì dễ nản.

9. Đặt ưu tiên: Có những lúc con cảm thấy quá tải khi gặp quá nhiều điều cần làm, nói với con hãy bỏ bớt vài thứ vào sọt rác. Hoàn thành bài tập, học bài kiểm tra, chuẩn bị bài ở trường, chơi một nhạc cụ, mua sắm giày để khiêu vũ… học quyết định điều gì quan trọng nhất và tập trung ưu tiên cái nào trước. Sắp xếp danh sách những điều cần làm theo trình tự quan trọng.

10. Tập thể dục: Bài tập thể dục làm cho cơ thể trẻ cảm thấy tràn trề hy vọng và tiếp thêm sinh lực. Dù cho con trẻ có bận bao nhiêu, cũng nên tìm thời gian để ra ngoài và đi bộ, chạy nhảy, đạp xe, bơi lội, chơi tennis hay tham dự bất kỳ hoạt động thể chất nào mà con thích thú.

]]>
https://meyeucon.org/17716/day-con-duong-dau-voi-stress/feed/ 0
Mẹ ơi, con mệt! https://meyeucon.org/14262/me-oi-con-met/ https://meyeucon.org/14262/me-oi-con-met/#respond Tue, 30 Nov 2010 14:53:24 +0000 https://meyeucon.org/?p=14262 Cha mẹ lúc nào cũng mong muốn mang đến cho con những điều tốt đẹp nhất nhưng có lúc, có nơi vì vô tình họ đã tạo nên áp lực, căng thẳng cho con.

Đáng lưu ý, mỗi đứa trẻ là một vũ trụ riêng, hạnh phúc của trẻ có thể giống nhau nhưng nguyên nhân khiến trẻ đau khổ, căng thẳng và mệt mỏi tâm lý lại hoàn toàn khác nhau.

Trẻ cần có thời gian vui chơi và gắn bó với cha mẹ

Sự kỳ vọng của mẹ

Chồng mất khi con trai mới lên 3 tuổi, chị Minh quyết định ở vậy nuôi con dù không ít người đàn ông thật tâm mong muốn sẻ chia những khó khăn trong cuộc sống cùng chị.

Cật lực làm việc, hy sinh tuổi thanh xuân, chị đã tạo dựng được một sự nghiệp khá vững vàng song song với việc nuôi dạy con nên người. Hưng đẹp trai, thông minh, ngoan ngoãn, là niềm tự hào của người mẹ đơn thân như chị. Rồi đây chắc chắn con trai chị sẽ thành đạt và hạnh phúc hơn mẹ.

Để biến ước mơ thành sự thật, chị đầu tư công sức, tiền bạc để con được học hành tốt nhất và không giấu giếm chị kể cho con nghe sự kỳ vọng của mình.

Hưng được theo học ở trường điểm, trường chuyên và những trung tâm ngoại ngữ lớn nhất. Thương mẹ, Hưng đã rất cố gắng học hành. Em sợ phải nhìn thấy gương mặt đượm buồn, tiếng thở dài thườn thượt của mẹ mỗi khi em không đạt được điểm tối đa.

Tuy nhiên, càng học lên lớp cao hơn, điểm 10 đối với em càng khó kiếm. Lên cấp ba, Hưng có biểu hiện đuối sức ở những môn học tự nhiên. Khả năng tập trung và tiếp thu bài giảm, trong khi khối lượng bài tập ngày càng nhiều, Hưng hay than mệt mỏi và trở nên cáu bẳn.

Năm học lớp 12, Hưng đột ngột bỏ học. Chị đau đớn đưa con đi khám và không thể tin được rằng Hưng bị rối loạn chức năng thần kinh do stress nặng gây ra.

Gia đình không hạnh phúc

“Anh ra khỏi nhà tôi ngay!” – chị Tuyết chỉ tay vào mặt chồng hét lớn. Cũng hừng hực tức giận như chị, anh ném vỡ bình hoa trên bàn trước khi đóng sầm cửa bỏ đi. Sau một lúc ôm mặt khóc, chị sực nhớ đến cu Bon. Vẫn như mọi lần vợ chồng chị cãi nhau, cu Bon đang ngồi trốn thu lu dưới gầm bàn, gương mặt tái xanh, run rẩy, giương đôi mắt sợ hãi nhìn mẹ.

Đó là chuyện xảy ra cách nay đã 2 năm. Bây giờ anh chị đã ly hôn. Thời gian đầu, vì công việc, cuộc sống chưa ổn định, chị đành chấp nhận giao con cho anh và ông bà nội chăm sóc, hằng tuần chị ghé thăm.

Rồi Bon vào lớp 1, cao lớn, gương mặt thanh tú nhưng tiếp thu chậm, hay lo ra và không tập trung. Cô giáo mời lên làm việc, chị mới vỡ lẽ. “Vào lớp, cháu cứ nhìn ra cửa, gặng hỏi mãi, cháu mới bảo con nhớ mẹ quá. Có lẽ anh chị nên xem lại thế nào…”- cô giáo nói. Thương quá, chị năn nỉ anh và gia đình được nuôi cu Bon.

“Bây giờ, cháu vẫn là học sinh yếu nhất lớp, chậm chạp và thiếu tự tin. Vậy mà hồi 1-2 tuổi, ai trông thấy Bon cũng khen thông minh, lanh lợi.

Mình hỏi thăm một số bác sĩ tâm lý, họ bảo những tổn thương trong lòng đứa trẻ khi chứng kiến cha mẹ thường xuyên cãi nhau sẽ khiến trẻ bị rối loạn về tâm lý, chậm phát triển. Ngày ấy, mình đã quá vô tâm, cứ nghĩ rằng con còn nhỏ không hiểu biết gì. Bây giờ mới nhận ra thằng bé thay đổi từ ngày ấy… ”- chị xót xa.

Có thêm em bé

“Từ khi cha mẹ sinh em bé, bạn Trúc không được thương nữa. Bạn ấy tâm sự với con là chỉ muốn chết thôi!” – cô học trò nhỏ “méc” lại với cô Đức- giáo viên tiểu học. Lo lắng, chiều hôm ấy, cô Đức gọi Trúc ở lại, lựa lời khuyên giải. Trước hết, cô đề nghị gọi điện cho mẹ Trúc thông báo bé sẽ về trễ. Không ngờ, Trúc tỉnh bơ nói: “Cô không cần gọi đâu vì có gọi mẹ con cũng không thèm quan tâm”.

Biết sự việc có lẽ đã trầm trọng, cô Đức cố gắng gợi chuyện để Trúc tâm sự về những khúc mắc trong lòng. “Ngay từ khi em bé còn trong bụng mẹ, con không được ngủ cùng mẹ nữa vì mẹ sợ con đạp lung tung. Mẹ nói mệt nên ít đưa con đi chơi nhưng lại đi mua đồ này đồ kia cho em bé… Rồi mẹ sinh em, mọi người chỉ yêu em bé, không quan tâm đến con, không cần con nữa. Ba mẹ còn cấm con đụng vào em…” – Trúc tấm tức khóc.

Lau nước mắt cho cô học trò nhỏ, cô Đức nhẹ nhàng phân tích và nói: “Con và em là máu thịt của ba mẹ và đều quan trọng như nhau…”- Trúc lắc đầu: “Chỉ em thôi…”.

Ngay lúc ấy, trước cổng trường ồn ào, bác bảo vệ vào cho hay có một phụ huynh đang nóng ruột tìm con vì tan trường đã lâu mà bé chưa về nhà. Khi cô Đức bước ra cùng Trúc, người mẹ trẻ chạy đến ôm chầm lấy con: “Chỉ cần thấy con là mẹ yên tâm rồi. Nãy giờ mẹ lo quá”.

Kể lại câu chuyện này, cô Đức nói: “Cũng may mẹ Trúc đến đúng lúc nên những gì tôi khuyên bé là một minh chứng rõ ràng và con bé đã hiểu được mình quan trọng thế nào đối với mẹ”.

Trẻ bị stress từ khi còn rất nhỏ

Nhà văn, nhà báo Thúy Ái trong buổi nói chuyện chuyên đề “Giúp con giảm bớt căng thẳng trong cuộc sống” đã nói thông thường cha mẹ vẫn thường hay nghĩ và mong muốn con cái chúng ta hạnh phúc, sung sướng, có tuổi thơ đẹp hơn cha mẹ vì thế sẵn sàng trở thành “phân bón” để con được vươn cao, xanh tươi, bám rễ vững chắc vào cuộc sống.

Tuy nhiên, rất ít cha mẹ nhận ra rằng trẻ bị stress từ khi còn rất nhỏ. Đó có thể là những lần tan trường cha mẹ đến đón trễ khiến trẻ hoang mang, lo sợ bị bỏ rơi hay có thể là những buổi bị cô giáo ép ăn một cách thô bạo; nỗi sợ bị la mắng khi điểm kém hay đôi khi sự kỳ vọng, đặc biệt ngưỡng mộ con đã vô tình tạo sức ép cho con…

Mỗi ngày một ít, đến một lúc, trẻ bị dồn nén quá sẽ căng thẳng, dẫn đến bị trầm cảm, tâm thần. Ngoài ra, quá bảo bọc cho con cũng khiến trẻ dễ bị tổn thương và stress khi ra ngoài xã hội không gặp được người và việc như ý.

]]>
https://meyeucon.org/14262/me-oi-con-met/feed/ 0
Ngăn chặn bệnh tâm thần ở trẻ em – Hãy chữa bệnh cho người lớn trước https://meyeucon.org/4830/ngan-chan-benh-tam-than-o-tre-em-hay-chua-benh-cho-nguoi-lon-truoc/ https://meyeucon.org/4830/ngan-chan-benh-tam-than-o-tre-em-hay-chua-benh-cho-nguoi-lon-truoc/#respond Sat, 29 May 2010 10:45:45 +0000 https://meyeucon.org/?p=4830 Các chứng bệnh về tâm thần như tự kỷ, loạn thần, trầm uất xảy ra phổ biến ở lứa tuổi học sinh. Bệnh nhân ngày càng tăng, đặc biệt tăng cao vào các mùa thi.

Trong tháng 4/2010, tại phòng khám tâm thần nhi của Bệnh viện Tâm thần TP HCM, có 1.403 bệnh nhân là học sinh. Nhưng ngoài bác sĩ và phụ huynh của bệnh nhân, cả xã hội dường như chưa thực sự quan tâm đến điều nguy hiểm này

Các chuyên gia tâm lý và bác sĩ tâm thần khẳng định rằng trẻ bị bệnh tâm thần nhiều như hiện nay là do áp lực của việc học hành và sự lo lắng phải có kết quả học tập đáp ứng yêu cầu của thầy cô, cha mẹ. Nhiều em lo sợ đi học, lo sợ về nhà chỉ vì mình không đạt thành tích cao như mong muốn của cha mẹ. Tháng trước, có một em học sinh lớp 7 ở TP Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk treo cổ tự tử vì làm bài kiểm tra toán không tốt. Có thể hành động của em không bộc phát nhất thời do tức giận hay thất vọng, mà là do tâm lý bị dồn ép lâu ngày, bức xúc vì áp lực học tập và thành tích, đến lúc không chịu nổi nữa nên em tìm đến cái chết.

Không phải đó là trường hợp duy nhất mà có nhiều học sinh tự tử với cùng nguyên nhân như thế. Người lớn quá ích kỷ nên không hiểu được trẻ con. Người lớn đòi hỏi thành tích ở trẻ con là vì mình hơn là vì đứa trẻ. Thầy cô muốn có nhiều học sinh giỏi để mình trở thành giáo viên giỏi, cha mẹ cũng muốn con mình giỏi để thiên hạ khen mình là cha mẹ giỏi. Người lớn chạy theo hư danh hay sĩ diện nhưng che đậy bằng những điều như vì học sinh thân yêu, vì tương lai con cái. Những điều đó đánh lừa ngay cả người đã nghĩ ra nó, họ tưởng họ vì con cái nhưng sâu xa lại vì bản thân mình.

Cha mẹ lấy thành tích học tập của con cái để khoe khoang và hãnh diện, nhưng không mấy ai biết để thỏa mãn cái tôi của mình, con cái họ đã bị tước đoạt tuổi thơ, bị đe dọa sức khỏe và đôi khi mất đi tính mạng. Cha mẹ nào cũng mong con mình sau này thành đạt, làm ông nọ bà kia, nhưng họ quên rằng hạnh phúc của con người không chỉ là đỗ đạt cao, chức quyền lớn mà còn ở nhiều giá trị khác.

Say thành tích và thói hám lợi đang là căn bệnh trầm kha trong xã hội. Những đứa trẻ hồn nhiên vô tội trở thành nạn nhân. Các em có học hành  đến mấy cũng không có ý nghĩa gì khi thân xác mệt mỏi, tâm hồn khuyết tật và trí não bất bình thường. Xã hội sẽ như thế nào nếu cơn sốt thành tích học tập sẽ tiếp tục kéo hàng ngàn đứa trẻ vào bệnh viện tâm thần mỗi năm? Vì vậy, muốn ngăn chặn bệnh tâm thần ở trẻ em, hãy chữa bệnh cho người lớn trước.

]]>
https://meyeucon.org/4830/ngan-chan-benh-tam-than-o-tre-em-hay-chua-benh-cho-nguoi-lon-truoc/feed/ 0
Giúp trẻ vượt qua stress https://meyeucon.org/430/giup-tre-vuot-qua-stress/ https://meyeucon.org/430/giup-tre-vuot-qua-stress/#respond Mon, 22 Mar 2010 08:41:01 +0000 https://meyeucon.org/?p=430 Ở trẻ em, những ảnh hưởng của stress không dễ nhận thấy, tuy nhiên nếu kéo dài sẽ khiến trẻ trở nên trầm cảm, dễ bị tổn thương và luôn mệt mỏi. Cha mẹ cần lưu ý để kịp thời hỗ trợ con giải tỏa căng thẳng.

Nhẹ nhàng chia sẻ

Khi bạn nhận thấy có điều gì đó khiến trẻ lo lắng, hãy nhẹ nhàng tâm sự cùng trẻ. Đừng nên nói những câu như: “Nào, con làm sao?” khiến trẻ có cảm giác như mình đang bị buộc tội. Hãy để trẻ cảm nhận rằng bạn đang thực sự cảm thông và mong muốn được nghe mọi chuyện mà trẻ chia sẻ.

Lắng nghe

Khi trẻ chia sẻ hãy thể hiện bạn đang rất quan tâm tới vấn đề đó, lắng nghe với thái độ thật cởi mở và tôn trọng. Bạn không nên thúc giục, đổ lỗi hay giáo huấn trẻ. Ban nên tận dụng những câu hỏi mang tính gợi mở như “chuyện gì xảy ra tiếp theo vậy con?” để trẻ nhanh chóng đi đến phần kết của câu chuyện.

Tạo cảm giác an toàn

Bạn có thể nói: “Chắc chuyện đó khiến con rất bối rối” hay “Điều đó dường như không được công bằng với con lắm”. Điều này chứng tỏ bạn hiểu được cảm giác của trẻ, khiến trẻ thấy mình đang được ủng hộ và an tâm hơn.

Giúp trẻ diễn đạt cảm xúc

Đôi khi trẻ vẫn chưa thể tìm được những từ ngữ chính xác để diễn tả cảm xúc của mình. Khi diễn đạt giúp trẻ, bạn nên lồng thêm những sắc thái để trẻ nhận ra mình đang ở trạng thái tâm lý như thế nào.

Chung sức giải quyết

Hãy cùng bàn bạc với trẻ để tìm ra phương án giải quyết tối ưu. Bạn chỉ nên định hướng và khuyến khích trẻ đưa ra cách giải quyết vấn để chứ không nên thay trẻ quyết định mọi việc.

“Thổi bay” cảm giác căng thẳng

Sau khi chia sẻ cùng trẻ, bạn nên chuyển sang một chủ đề mới tích cực và thoải mái hơn, giúp trẻ quên đi những cảm giác nặng nề vừa phải trải qua.

Luôn là người đồng hành

Không phải lúc nào trẻ cũng muốn chia sẻ mọi chuyện với bạn, do vậy hãy để trẻ cảm thấy bạn luôn ở bên cạnh bất cứ khi nào trẻ cần. Cùng trẻ làm việc gì đó như xem phim, chơi trò chơi, đi dạo hay nấu ăn. Cảm giác gần gũi có thể giúp trẻ dễ dàng chia sẻ mọi chuyện.

Giải pháp lâu dài

Cố gắng tìm hiểu và hạn chế những nguyên nhân gây stress cho trẻ . Ví dụ như trẻ đang thấy lo lắng vì có quá nhiều bài vở thì bạn nên sắp xếp lại thời gian biểu, để trẻ rảnh tay làm bài tập hơn.

Làm cha mẹ ai cũng thấy “xót” khi con gặp phải rắc rối, xong bạn đừng nên nóng vội can thiệp. Nên cho trẻ có cơ hội tự điều hòa cuộc sống, học cách khống chế cảm xúc và tự đứng dậy sau khi vấp ngã.

Theo Dân Trí

Ở trẻ em, những ảnh hưởng của stress không dễ nhận thấy, tuy nhiên nếu kéo dài sẽ khiến trẻ trở nên trầm cảm, dễ bị tổn thương và luôn mệt mỏi. Cha mẹ cần lưu ý để kịp thời hỗ trợ con giải tỏa căng thẳng.

Nhẹ nhàng chia sẻ

Khi bạn nhận thấy có điều gì đó khiến trẻ lo lắng, hãy nhẹ nhàng tâm sự cùng trẻ. Đừng nên nói những câu như: “Nào, con làm sao?” khiến trẻ có cảm giác như mình đang bị buộc tội. Hãy để trẻ cảm nhận rằng bạn đang thực sự cảm thông và mong muốn được nghe mọi chuyện mà trẻ chia sẻ.

Lắng nghe

Khi trẻ chia sẻ hãy thể hiện bạn đang rất quan tâm tới vấn đề đó, lắng nghe với thái độ thật cởi mở và tôn trọng. Bạn không nên thúc giục, đổ lỗi hay giáo huấn trẻ. Ban nên tận dụng những câu hỏi mang tính gợi mở như “chuyện gì xảy ra tiếp theo vậy con?” để trẻ nhanh chóng đi đến phần kết của câu chuyện.

Tạo cảm giác an toàn

Bạn có thể nói: “Chắc chuyện đó khiến con rất bối rối” hay “Điều đó dường như không được công bằng với con lắm”. Điều này chứng tỏ bạn hiểu được cảm giác của trẻ, khiến trẻ thấy mình đang được ủng hộ và an tâm hơn.

Giúp trẻ diễn đạt cảm xúc

Đôi khi trẻ vẫn chưa thể tìm được những từ ngữ chính xác để diễn tả cảm xúc của mình. Khi diễn đạt giúp trẻ, bạn nên lồng thêm những sắc thái để trẻ nhận ra mình đang ở trạng thái tâm lý như thế nào.

Chung sức giải quyết

Hãy cùng bàn bạc với trẻ để tìm ra phương án giải quyết tối ưu. Bạn chỉ nên định hướng và khuyến khích trẻ đưa ra cách giải quyết vấn để chứ không nên thay trẻ quyết định mọi việc.

“Thổi bay” cảm giác căng thẳng

Sau khi chia sẻ cùng trẻ, bạn nên chuyển sang một chủ đề mới tích cực và thoải mái hơn, giúp trẻ quên đi những cảm giác nặng nề vừa phải trải qua.

Luôn là người đồng hành

Không phải lúc nào trẻ cũng muốn chia sẻ mọi chuyện với bạn, do vậy hãy để trẻ cảm thấy bạn luôn ở bên cạnh bất cứ khi nào trẻ cần. Cùng trẻ làm việc gì đó như xem phim, chơi trò chơi, đi dạo hay nấu ăn. Cảm giác gần gũi có thể giúp trẻ dễ dàng chia sẻ mọi chuyện.

Giải pháp lâu dài

Cố gắng tìm hiểu và hạn chế những nguyên nhân gây stress cho trẻ . Ví dụ như trẻ đang thấy lo lắng vì có quá nhiều bài vở thì bạn nên sắp xếp lại thời gian biểu, để trẻ rảnh tay làm bài tập hơn.

Làm cha mẹ ai cũng thấy “xót” khi con gặp phải rắc rối, xong bạn đừng nên nóng vội can thiệp. Nên cho trẻ có cơ hội tự điều hòa cuộc sống, học cách khống chế cảm xúc và tự đứng dậy sau khi vấp ngã.

]]>
https://meyeucon.org/430/giup-tre-vuot-qua-stress/feed/ 0
Yoga giúp giải tỏa stress cho trẻ em https://meyeucon.org/196/yoga-giup-giai-toa-stress-cho-tre-em/ https://meyeucon.org/196/yoga-giup-giai-toa-stress-cho-tre-em/#respond Fri, 19 Mar 2010 16:24:19 +0000 https://meyeucon.org/?p=196 Trong xã hội hiện đại, không chỉ người lớn mà cả trẻ em cũng ngày càng phải đối mặt với những áp lực về thời gian biểu. Hầu như đứa trẻ nào cũng bận rộn với việc học ở trường, bài tập về nhà, các buổi học ngoại khóa… Chính vì vậy mà stress dường như không còn là điều xa lạ đối với trẻ em.

Thậm chí, không ít trẻ em bị “nhồi nhét” quá nhiều bài tập về nhà hoặc tham gia quá nhiều lớp học ngoại khóa mà trở nên mệt mỏi, uể oải đến nỗi không thể tập trung vào việc học chính khóa ở trường. Câu hỏi đặt ra là: Phụ huynh phải làm gì để giúp con mình phòng tránh và xua tan stress? Bên cạnh việc cắt giảm một vài buổi học ngoại khóa không cần thiết để thời khóa biểu của con bạn trở nên “dễ thở” hơn, bạn cũng có thể giúp con mình bằng một phương pháp đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả: đó là yoga.

Yoga được xem như là một bộ môn khoa học rèn luyện sức khoẻ, không chỉ được thực hiện bằng cách tư thế, động tác mà còn là sự thư giãn và giải tỏa tinh thần hiệu quả nhất đối với cả người lớn và trẻ em. Có thể nói, yoga không có sự phân biệt về độ tuổi và giới tính, tất cả mọi người đều có thể tìm được nguồn năng lượng và sự cân bằng nhờ vào yoga. Theo các chuyên gia, trẻ em từ vài tuổi cho đến thiếu niên hay người trưởng thành đều nên tập yoga để khỏe mạnh về thể chất và tinh thần. Tất nhiên, mỗi độ tuổi sẽ đòi hỏi những bài tập và cách thức tập luyện riêng phù hợp.

Đối với những đứa trẻ đang ở vào độ tuổi mà cơ thể có nhiều biến đổi hay những đứa trẻ đang gặp phải những biến động về cuộc sống, yoga chính là một công cụ hiệu quả giúp chúng đối phó lại với những tình huống khó khăn nhất. Chính vì những ích lợi tuyệt vời như vậy mà các chuyên gia trên khắp thế giới đã đưa ra lời khuyên rằng trẻ em nên bắt đầu làm quen với yoga từ rất sớm và duy trì sự tập luyện này cho đến khi trưởng thành.

Yoga – liệu pháp kỳ diệu đối với trẻ em

Yoga mang lại nhiều điều hơn chúng ta vẫn nghĩ. Đặc biệt, đối với những đứa trẻ “bận rộn” trong cuộc sống hiện đại, yoga được xem như một “công cụ” giúp chúng đối mặt và vượt qua được những áp lực. Laurie Jodan – một chuyên gia về Yoga cho biết: “Yoga mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ em. Về cơ bản, nó tạo ra nền tảng cho một cuộc sống khỏe mạnh và mang lại cho trẻ em nguồn năng lượng để đối phó với áp lực và stress do cuộc sống hiện đại mang lại”.

Trẻ em có thể sử dụng các phương pháp mà chúng học được trong yoga để vượt qua các tình huống căng thẳng trong cuộc sống như việc học quá tải, xung đột với bạn bè, thất vọng về gia đình…và rất nhiều những trường hợp khác.

Trẻ em luôn thích vận động cả về thể chất lẫn trí óc. Dường như không có đứa trẻ nào chịu “ngồi yên” một cách thụ động, chúng luôn cố tìm mọi cách để làm cho cuộc sống của mình trở nên mới mẻ hơn. Sự gấp gáp này của bọn trẻ sẽ được cân bằng hơn khi chúng đến với yoga. Các chuyên gia khẳng định rằng yoga chính là công cụ tuyệt vời giúp trẻ em thoát khỏi stress và “sống chậm lại” để tìm thấy sự cân bằng và thoải mái hơn trong cuộc sống của chính mình.

Đặc biệt, trong các giai đoạn phát triển của một đứa trẻ, yoga còn góp phần tạo ra sự ổn định về mặt tâm lý, giúp bọn trẻ tránh được những suy nghĩ tiêu cực hoặc những hành động bộc phát do không thích nghi kịp với những thay đổi quá nhanh của cơ thể mình. Ngoài ra, yoga còn giúp các cơ quan trong cơ thể bọn trẻ phát triển cân bằng và khỏe mạnh.

Yoga làm tăng khả năng tập trung. Khi tham gia vào những tư thế hay các chuyển động cụ thể của yoga, cơ thể con người phát ra những tín hiệu thần kinh, mang lại sự thư thái cho não bộ, đồng thời phá vỡ tất cả mọi rào cản tinh thần do áp lực hay stress gây ra.

Trẻ em trong cuộc sống hiện đại sẽ khó tránh được những áp lực hay stress do lượng bài vở quá nhiều, những chiếc cặp đi học dường như ngày càng nặng trĩu, những giờ học vất vả, những buổi học ngoại khóa đòi hỏi nhiều kỹ năng… sẽ khiến bọn trẻ mệt mỏi và căng thẳng. Tất cả những điều này sẽ được loại bỏ bởi yoga.

Lớp học yoga cho trẻ em

Các lớp học yoga dành cho trẻ em ngày càng phổ biến và không quá khó để bạn có thể tìm cho con mình một lớp học phù hợp. Trên thế giới thậm chí còn có rất nhiều lớp học dành riêng cho những người mẹ có con nhỏ, họ có thể mang các em bé của mình đến lớp học và bước đầu cho trẻ làm quen với những động tác yoga đơn giản nhất. Điều này sẽ mang lại nhiều ích lợi cho trẻ về sau. Các chuyên gia còn dự đoán rằng, theo xu thế của cuộc sống hiện đại, sẽ ngày càng có nhiều người ở nhiều độ tuổi khác nhau tìm đến với yoga.

Điều tuyệt diệu nhất ở yoga đối với trẻ em mà các môn thể thao khác không có được? Đó là bất cứ đứa trẻ nào cũng có thể tham gia tập yoga – nó không đòi hỏi con bạn phải mà một vận động viên khỏe mạnh hay khéo léo. Bọn trẻ chỉ việc tập luyện theo đúng tình trạng và độ tuổi của mình. Ích lợi của yoga chắc chắn sẽ khiến các phụ huynh hài lòng.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp các bé lớn tuổi vẫn theo mẹ tới lớp yoga dành cho người lớn chứ nhất quyết không chịu đến các lớp dành riêng cho mình. Điều này cũng không thành vấn đề, bởi lớp học yoga cũng là nơi thư giãn và tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn. Nếu gia đình bạn có thể đến lớp yoga cùng nhau, điều này sẽ thật tuyệt vời, người hướng dẫn sẽ giúp mỗi người có những cách tập luyện phù hợp với từng độ tuổi.

Tự tập yoga tại nhà

Kể cả trong trường hợp con bạn chưa sẵn sàng để đến với các lớp tập yoga, chúng hoàn toàn có thể bắt đầu luyện tập tại nhà. Các động tác yoga đơn giản như gập người và hít thở sẽ tốt cho mọi đứa trẻ. Bạn có thể tham khảo các tài liệu, các chương trình học yoga đang ngày càng phổ biến hiện nay để giúp con mình tự tập yoga tại nhà một cách nhẹ nhàng và chủ động về thời gian

]]>
https://meyeucon.org/196/yoga-giup-giai-toa-stress-cho-tre-em/feed/ 0