Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Apr 2024 02:47:02 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Giúp bé ngủ ngon hơn bằng thực phẩm https://meyeucon.org/24876/giup-be-ngu-ngon-hon-bang-thuc-pham/ https://meyeucon.org/24876/giup-be-ngu-ngon-hon-bang-thuc-pham/#respond Sun, 30 Sep 2012 03:00:59 +0000 https://meyeucon.org/?p=24876 Bé có thể bị mất ngủ vào ban đêm vì nhiều lý do khác nhau: bé đang mọc răng, bé sợ bóng tối, bé ngủ nhiều trong ngày… Việc bị mất ngủ trong đêm sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe cũng như sự phát triển trí não của bé.

Dưới đây là một số thực phẩm giúp bé ngủ ngoan hơn vào ban đêm. Mẹ sẽ không còn vất vả để dỗ dành hay “thức trắng” vì bé nữa.

1. Các sản phẩm từ sữa

Theo các nghiên cứu về dinh dưỡng, sữa có chứa nhóm Axit amin Tryptophan đặc biệt hữu ích cho việc gây buồn ngủ. Chất này còn có vai trò sản sinh các chất dẫn truyền thần kinh Serotonin. Không chỉ sữa, các sản phẩm từ sữa như sữa chua, pho mát… cũng là những loại thực phẩm dồi dào Tryptophan. Ngoài ra, sữa còn chứa canxi với vai trò chuyển hóa Melatonin hữu ích trong việc điều trị bệnh khó ngủ đối với bé.

Vì vậy trước khi đi ngủ, mẹ đừng quên cho bé uống một ly sữa nóng hoặc ăn một chút phô mai nhé. Điều này sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái, thư thái và dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

2. Nhiều ngũ cốc, ít chất đạm

Giống như sữa, ngũ cốc cũng chứa Tryptophan có vai trò gây buồn ngủ. Ngoài những bữa ăn chính trong ngày, mẹ nên cùng cấp thêm một lượng ngũ cốc nhất định cho bé bằng cách nấu cho bé những bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ như bánh bột mỳ, bánh mỳ đen, bánh mỳ nướng, ngũ cốc nguyên hạt… hay một lát nhỏ bánh táo, bơ đậu phộng. Một phần nhỏ kem ít béo cũng là một sự lựa chọn “thân thiện” với giấc ngủ của bé.

Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý không cho bé ăn quá nhiều đồ ăn nhẹ bởi chúng có thể ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của bé, đặc biệt đối với những bé mới biết đi.

Đối với thực phẩm chứa nhiều đạm, bộ máy tiêu hóa của bé phải làm việc “cật lực” để “xử lý” hết chúng. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến bé trằn trọc, khó ngủ. Vì vậy, mẹ nên cân nhắc các thành phần trong thực đơn. Quá nhiều thức ăn chứa đạm không phải là lựa chọn tốt cho giấc ngủ của bé.

3. Bột kiều mạch

Bột kiều mạch kết hợp với sữa cũng được coi là “ thần dược” đối với giấc ngủ của bé yêu. Mẹ nên cho bé “măm” món này trước khi đi ngủ. Chúng sẽ “phát huy” tác dụng một cách rõ rệt

4. Chuối

Chuối là nguồn thực phẩm rất thông dụng và bổ dưỡng cho sức khỏe. Trong chuối có hai chất Melatonin và Serotonin có khả năng điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ của bé. Ngoài ra, Magie trong chuối là chất giúp cơ thể thư giãn, dễ đi sâu vào giấc ngủ. Tuy nhiên, thay vì để bé ăn nguyên một quả chuối, mẹ có thể xay chúng cùng với một ít kem bơ và sữa để bé dễ ăn hơn. Canxi và Tryptophan có trong sữa cũng tăng cường tác dụng của Melatonin và Serotonin.

5. Mật ong

Mật ong mang lại rất nhiều công dụng cho sức khỏe con người. Những vấn đề liên quan tới giấc ngủ cũng luôn cần “ trợ thủ đắc lực” như chúng. Cách làm rất đơn giản: Mẹ hãy pha một chút mật ong vào nước ấm rồi cho bé uống. Đây không chỉ là một thức uống tuyệt ngon mà còn giúp cơ thể bé thoải mái và dễ ngủ hơn nhiều.

Vài lưu ý khác để mẹ giúp bé ngủ ngoan hơn:

Những đồ uống có chứa caffein là “kẻ thù nguy hiểm” đối với giấc ngủ của bé. Đôi khi, mẹ vô tình cho bé sử dụng các loại đồ uống này mà không hề biết bởi chúng thường có mặt trong các loại trà đóng chai, sô cô la, cà phê… Vì vậy, mẹ cần hết sức cẩn trọng và hạn chế cho bé sử dụng những loại thực phẩm này.

Một lưu ý nữa là các mẹ nên cho các bé ăn trước khi ngủ ít nhất 30 phút. Tốt nhất, bữa ăn nên được kết thúc trước 8h tối (trừ bú mẹ).

]]>
https://meyeucon.org/24876/giup-be-ngu-ngon-hon-bang-thuc-pham/feed/ 0
Các tư thế ngủ và sức khỏe của bé https://meyeucon.org/20539/cac-tu-the-ngu-va-suc-khoe-cua-be/ https://meyeucon.org/20539/cac-tu-the-ngu-va-suc-khoe-cua-be/#comments Fri, 09 Dec 2011 22:54:09 +0000 https://meyeucon.org/?p=20539 Được nhìn bé ngủ ngon lành là hạnh phúc của mỗi người làm cha làm mẹ. Dù với tư thế nào, bé cũng rất đáng yêu, nhưng các bà mẹ nên biết rằng tư thế nằm của bé cũng rất quan trọng, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con bạn. Xin hãy tham khảo những thông tin dưới đây nhé!

1. Tư thế nằm ngửa

Nằm ngửa là tư thế tự nhiên. Hai tay dang ra hướng lên trên đầu là tư thế ngủ yêu thích của cả mẹ và bé, vì những lúc thế này, trông bé không khác gì một thiên thần bé con hạnh phúc trong giấc ngủ.

Ưu điểm của nằm ngửa:

– Giúp bé toàn thân thư giãn, thả lỏng, tự nhiên, tạo cảm giác rất thoải mái.

– Độ an toàn cao, khi bé nằm ngửa, mũi và miệng của bé không gặp phải các chướng ngại vật cản trở đến quá trình hô hấp.

– Giảm áp lực tác động từ bên ngoài: Tim, phổi, dạ dày, bàng quang sẽ được giảm thiểu các áp lực từ bên ngoài tác động vào.

– Dễ dàng trong việc chăm sóc bé. Với tư thế nằm ngửa, chỉ cần liếc qua, người mẹ có thể thấy rõ mọi biểu hiện, cử động đang diễn ra ở bé.

Nhược điểm của nằm ngửa:

– Nằm ngửa nhiều sẽ khiến đầu của bé sơ sinh bị dẹt.

– Dù với tư thế này, độ an toàn cho sức khỏe bé sẽ cao, nhưng bản thân bé có thể sẽ cảm thấy chông chênh khi không có gì để dựa vào.

Mách bạn:

– Khi bé bị nghẹt mũi, hô hấp sẽ khó hơn. Lúc này, không nên để bé nằm ngửa.

2. Tư thế nằm sấp:

Bé con thường rất thích nằm sấp, vì cảm giác ấm cúng, dễ chịu khi ngủ.

Ưu điểm của nằm sấp:

– Bé có cảm giác an toàn. Khi còn là bào thai nằm trong tử cung, bé cũng có tư thế gần như vậy. Đây là tư thế ngủ tự nhiên với bản năng tự vệ của bé.

– Với tư thế nằm sấp, dịch hòa tan của dạ dày không thích hợp nằm ở thực quản – nguyên nhân dẫn đến sự nôn trớ sẽ được từ từ di chuyển xuống phần ruột non, giúp hạn chế sự nôn trớ ở bé.

– Nằm sấp giúp bé nhanh phát triển hơn, do thường xuyên phải luyện tập các động tác như lật người, xoay người, ngẩng đầu, bên cạnh đó, chân tay của bé cũng nhanh cứng cáp hơn.

Nhược điểm của nằm sấp:

– Dễ dẫn đến nghẹt thở. Với trẻ dưới 1 tuổi và trẻ sơ sinh, phần đầu to và nặng, trong khi sức đỡ của gáy chưa được phát triển tương ứng, bé chưa thể tự linh hoạt xoay trở, do đó, rất dễ bị những vật dụng như chăn, gối chặn 2 lỗ mũi dẫn đến nghẹt thở.

– Dễ tích nhiệt và khó tản nhiệt. Điều này sẽ khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn, mồ hôi ra nhiều. Nếu không chú ý lau mình cho bé thường xuyên sẽ dẫn đến bị cảm.

– Với tư thế này, cha mẹ sẽ khó quan sát động tĩnh của bé hơn.

Mách bạn:

– Khi bé nằm ở tư thế này, không mặc cho bé những trang phục có cúc, nơ buộc, nút thắt…

3. Tư thế nằm nghiêng

Đây là tư thế đem đến nhiều lợi ích mà các chuyên gia khuyên rằng, các bậc cha mẹ nên tập luyện để bé quen với tư thế này.

Ưu điểm của nằm ngiêng:

– Tránh việc nghẹt thở. Ngay cả khi bé bất ngờ nôn trớ, tư thế nằm nghiêng giúp đẩy những thứ trong khoang miệng của bé ra ngoài nhanh chóng mà không bị đẩy ngược vào trong.

– Giúp bé không ngủ ngáy, thở khò khè khi ngủ. Nếu trong các tư thế khác, bé có hiện tượng ngáy ngủ, các bà mẹ nên chuyển bé sang tư thế này.

Nhược điểm nằm nghiêng:

– Dễ làm bẹp tai bé, trong khi nhiều người rất coi trọng hình dáng của đôi tai.

Mách bạn:

– Với tư thế này, không nên mặc cho bé những trang phục có cài cúc, buộc dây bên cạnh.

]]>
https://meyeucon.org/20539/cac-tu-the-ngu-va-suc-khoe-cua-be/feed/ 1
Giúp con không đái dầm ban đêm https://meyeucon.org/17366/giup-con-khong-dai-dam-ban-dem/ https://meyeucon.org/17366/giup-con-khong-dai-dam-ban-dem/#respond Wed, 08 Jun 2011 22:10:19 +0000 https://meyeucon.org/?p=17366 Đái dầm là hiện tượng hết sức bình thường ở trẻ em dưới 6 tuổi. Nếu em bé nhà bạn đang mắc chứng đái dầm ban đêm và bạn muốn trẻ ngừng đái dầm thì hãy tìm hiểu và áp dụng những biện pháp đơn giản sau nhé!


Nguyên nhân khiến trẻ đái dầm ban đêm

Đái dầm ban đêm luôn là hiện tượng phổ biến ở trẻ nhỏ. Bình thường cứ 10 trẻ ở lứa tuổi dưới 5 thì có 1 trẻ bị đái dầm. Những bé trai sẽ có nhiều khả năng bị đái dầm ban đêm hơn các bé gái.

Một số trẻ đái dầm vì đơn giản là cơ thể chúng có bọng đái nhỏ hoặc dây thần kinh hay cơ bắp của chúng không đủ “chín chắn” để kiểm soát bàng quang của mình suốt cả đêm.

Ngoài ra, một số ít những em bé khác lại do không có đủ kích thích tố giúp giữ nước tiểu của thận cũng có thể gây nên triệu chứng này.

Bên cạnh đó, đái dầm ở trẻ cũng là do di truyền. Nếu cha mẹ chúng trước đó cũng thường đái dầm ban đêm khi còn là đứa trẻ thì con của bạn cũng có nhiều nguy cơ bị triệu chứng này.

Phân biệt đái dầm ban đêm bình thường với đái dầm do bệnh tật

  • Nếu con của bạn trước đó không đái dầm ban đêm nhưng thời gian này trẻ lại đột nhiên bắt đầu làm ướt giường thì đó có thể là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường hoặc nhiễm trùng bàng quang. Hoặc nó cũng có thể là một phản ứng của trẻ nhằm đối phó lại với một sự kiện căng thẳng gần đây tác động đến trẻ như chuyển nhà, mất đi anh chị em ruột thịt…
  • Nếu con bạn đã 6 tuổi hoặc hơn mà vẫn ít khi không đái dầm ban đêm.
  • Nếu con bạn đái dầm mà không hề liên quan đến gien di truyền ngày trước của bạn.
  • Đôi khi một đứa trẻ có thể đái dầm trong mơ khi đang mơ một giấc mơ như trẻ đang ở trong phòng tắm đi tiểu. Và sau khi giấc mơ kết thúc, trẻ có thể tự nhận ra rằng trẻ đã đái dầm khi đang mơ.

Một số mẹo phòng ngừa đái dầm ở trẻ

  • Không la mắng trẻ đái dầm ban đêm vì điều này có thể làm trầm trọng thêm vấn đề.
  • Hãy thử tạo thói quen chịu đựng cho bàng quang non nớt của trẻ bằng cách khi con bạn buồn đi tiểu, bạn hãy động viên con kìm nén đi tiểu trong một vài phút. Hãy kiên nhẫn thực hiện điều này vì nó có thể mất một vài tháng để cho trẻ có thể kiểm soát và làm chủ bàng quang của mình.
  • Nhắc nhở con bạn đi tiểu trước khi đi ngủ mỗi đêm.
  • Hạn chế số lượng đồ uống của con trước khi đi ngủ.
  • Không cho con uống caffeine, coca và các loại trà vì đó là những thức uống lợi tiểu, làm tăng dòng chảy của nước tiểu.
  • Nếu con bạn đã ngủ được trong hơn 1 giờ vào ban đêm, bạn hãy đánh thức trẻ dậy đi tiểu một lần nữa trước khi tiếp tục đi ngủ.
  • Khen ngợi con những hôm con không đái dầm để con cảm thấy tốt hơn.
  • Nếu các biện pháp tự nhiên trên không thể chữa khỏi, hãy gọi cho bác sĩ nhi khoa khi trẻ có những biểu hiện sau: trẻ bị đau đớn khi đi tiểu; trẻ bị đau bụng; trẻ cảm thấy thất vọng với tình trạng này…
]]>
https://meyeucon.org/17366/giup-con-khong-dai-dam-ban-dem/feed/ 0
Trẻ em cũng ngáy khi ngủ https://meyeucon.org/17361/tre-em-cung-ngay-khi-ngu/ https://meyeucon.org/17361/tre-em-cung-ngay-khi-ngu/#respond Wed, 08 Jun 2011 21:39:12 +0000 https://meyeucon.org/?p=17361 Thông thường, hiện tượng ngáy khi ngủ hay gặp ở người trưởng thành.Tuy nhiên, khi trẻ em ngủ ngáy, điều đó có liên quan tới các rối loạn và bệnh lý trong cơ thể trẻ.

Bé cũng có thể ngáy khi ngủ

Nguyên nhân

Ngáy xảy ra do luồng không khí đi từ ngoài vào mũi, miệng làm rung lên màn hầu và lưỡi gà, từ đó phát ra âm thanh. Luồng không khí đi vào càng mạnh, càng nhiều, màn hầu và lưỡi gà càng che hẹp đường thở thì chúng rung lên càng mạnh và ngáy càng to. Thông thường, màn hầu và lưỡi gà (nhìn thấy rất rõ ở vòm họng khi soi gương và há to miệng) không được che lấp đường thở. Nhưng vì một lý do nào đó, chúng chùng xuống và che hẹp đường thở gây ra tiếng ngáy.

Ngoài lý do về lưỡi gà và màn hầu thì ngủ ngáy còn do một số nguyên nhân nữa, như: quá phát a-mi-đan, béo phì, polip mũi, u vòm họng… Ở trẻ em, vì trương lực cơ của trẻ em là cao và mạnh, lưỡi gà và màn hầu khó có thể chùng xuống được nên nguyên nhân ngủ ngáy thiên về các yếu tố sau nhiều hơn, trong đó đáng lưu ý là quá phát a-mi-đan, lưỡi gà quá to và béo phì.

Đáng ngại nhất của ngủ ngáy là nguy cơ tiềm tàng gây ngừng thở đột ngột trong khi ngủ, có thể dẫn đến tử vong. Ngừng thở khi ngủ là hiện tượng mà cơ thể đột ngột ngưng thở kéo dài trên 10 giây, xảy ra nhiều lần trong đêm. Khi kéo dài hơn thì cơ thể sẽ mất oxy. Trong ngủ ngáy, màn hầu, lưỡi gà, cuống họng đều có vấn đề và đều dễ dàng làm cho đường thở bị chít hẹp, nhất là trẻ em béo phì.

Nên làm gì?

Khi trẻ bị ngủ ngáy, các bà mẹ cần biết cách chăm sóc con mình để hạn chế ngủ ngáy và lường trước biến chứng có thể xảy ra. Cần đưa bé đi kiểm tra về tai mũi họng ngay, đặc biệt là mũi và họng, nhằm loại trừ những nguyên nhân gây ra viêm đường hô hấp trên dễ gây ra ngủ ngáy. Kiểm tra mũi để loại trừ hiện tượng polip hay viêm mũi gây ra tắc mũi, nghẹt mũi, chảy mũi gây ngáy. Khi ngủ, cần cho bé nằm nghiêng để màn hầu và lưỡi gà không chùng xuống ép vào đường thở. Nằm nghiêng sẽ làm giảm sự che hẹp đường thở của những bộ phận này, nhờ đó trẻ sẽ bớt ngáy. Nên cho bé gối đầu hơi cao một chút, khoảng 10-15 cm so với mặt giường (đây chỉ là một giải pháp tình thế nhằm làm giảm mức độ ngáy và giảm nguy cơ xảy ra hiện tượng ngừng thở khi ngủ). Nằm đầu hơi cao có tác dụng làm màn hầu và lưỡi gà không bị “rơi” vào cuống họng.

]]>
https://meyeucon.org/17361/tre-em-cung-ngay-khi-ngu/feed/ 0
Giấc ngủ trưa của con https://meyeucon.org/16214/giac-ngu-trua-cua-con/ https://meyeucon.org/16214/giac-ngu-trua-cua-con/#respond Mon, 28 Mar 2011 11:53:52 +0000 https://meyeucon.org/?p=16214 Giấc ngủ trưa vô cùng cần thiết và quan trọng đối với sự phát triển của trẻ.

Giấc ngủ là một điều hoàn toàn cần thiết cho sự phát triển của bé vì nó giúp cơ thể trẻ nghỉ ngơi đầy đủ sau khi được đáp ứng chế độ dinh dưỡng hợp lí. Khi bé ngủ đủ sẽ giúp cho sự phát triển của não bộ, giấc ngủ của trẻ cũng có nghĩa là mẹ được nghỉ ngơi. Ban đầu, một em bé sơ sinh sẽ ngủ khoảng 16 đến 17 giờ trong ngày, trẻ sẽ ngủ các giấc ngủ ngắn vào ban ngày (ngủ trưa) và ngủ vào ban đêm.

Giờ ngủ trưa của bé

Bé một tháng tuổi bé sẽ ngủ trung bình khoảng 5 đến 6 giờ vào ban ngày, ở ba tháng tuổi, trẻ sẽ ngủ trong khoảng 5 giờ. Khi bé được một tuổi sẽ có những giấc ngủ ngắn khoảng 2,5 giờ trong ngày.

Giấc ngủ rất cần thiết cho sự phát triển não của em bé, và giấc ngủ trưa sẽ giúp cải thiện trí nhớ, di chuyển thông tin đến bộ nhớ của trẻ. Ngủ trưa giúp trẻ nghỉ ngơi, và nghỉ ngơi đầy trẻ sẽ ít quấy khóc hoặc cáu kỉnh và mẹ không gặp phải khó khăn khi nuôi con. Ngủ trưa cũng cũng giúp trẻ bắt kịp với những giấc ngủ trẻ có thể đã bỏ lỡ đêm hôm trước.

Lịch trình giấc ngủ trưa của em bé

Khi trẻ mới sinh ra lịch trình ngủ sẽ bao gồm những giấc ngủ ngắn trong ngày bất cứ lúc nào trẻ muốn, nhưng khi lớn hơn, trẻ sẽ bắt đầu hình thành thói quen ngủ trưa theo thời gian nhất định. Điều này có thể tuân theo do kế hoạch của mẹ.

Giấc ngủ trưa của trẻ tốt nhất nên thực hiện sau bữa ăn trưa. Trẻ có thể ngủ trưa từ 1 đến 2 tiếng mỗi lần, mặc dù một số trẻ có xu hướng có những giấc ngủ ngắn khoảng 45 phút sau đó thức dậy và lại ngủ tiếp khi được ăn no. Lúc này, mẹ nên lưu ý về khoảng thời gian ngủ của con để tìm ra cách chính xác và cố gắng đảm bảo rằng một lịch trình phù hợp cho giấc ngủ của trẻ.

Các dấu hiệu bé muốn ngủ

Điều quan trọng là các mẹ phải nhận biết dấu hiệu bé muốn ngủ, vì nếu không chúng và chúng trở nên mệt mỏi và cáu kỉnh. Trẻ sơ sinh cần ngủ khi trẻ bắt đầu dụi mắt; ngáp; trở nên chậm chạp hơn, đôi khi trẻ mong muốn được bú mẹ mút ngón tay cái của chính mình.

Đôi khi để bé ngủ dễ dàng và nhanh hơn, theo thói quen, trẻ có thể đòi mẹ đọc một câu truyện ngắn, nghe mẹ hát ru, hoặc đơn giản là bàn tay vỗ về nhẹ nhàng của mẹ.

]]>
https://meyeucon.org/16214/giac-ngu-trua-cua-con/feed/ 0
Bé ngủ ngon sẽ thông minh hơn https://meyeucon.org/16182/be-ngu-ngon-se-thong-minh-hon/ https://meyeucon.org/16182/be-ngu-ngon-se-thong-minh-hon/#comments Thu, 17 Mar 2011 11:58:46 +0000 https://meyeucon.org/?p=16182 Đối với trẻ em, giấc ngủ đóng vai trò quan trọng. Vì nó giúp trẻ phát triển chiều cao, khoẻ mạnh và có được một trí não minh mẫn.

Con đã ngủ đủ giấc một ngày chưa?

Các bé sơ sinh ngủ từ 16 – 17 tiếng một ngày. Khi các con càng lớn, thời gian ngủ càng giảm xuống. Đến khi con tròn 3 tuổi, con sẽ ngủ khoảng 11 -12 tiếng một ngày. Đến 6 tuổi, con ngủ khoảng 10 tiếng/ngày và khi con từ 12 tuổi trở lên, con sẽ ngủ khoảng 9 tiếng. Tuy nhiên, tuy theo hoàn cảnh và môi trường, bố mẹ có tập cho con đi ngủ đúng giờ và số giờ không.

Hiện nay ở thành phố, nhịp sống và số buổi học thêm đang cuốn dần đi giờ ngủ của các con. Hơn thế, nhiều bé ngủ chung giường với bố mẹ. Nếu bố mẹ còn thức, bé cũng thức và chơi cho đến khi bố mẹ đi ngủ mới thôi.

Cứ tưởng tượng một thời gian biểu bình thường của một bé cấp 1: Ngày đi học ở trường, tối về học tiếp đến 9 – 10 giờ đêm để hoàn thành bài vở ngày hôm sau. Chắc hẳn, không ít bố mẹ nhận ra rằng mỗi sáng gọi con dậy đi học, con gật gà gật gù và thậm chí “tranh thủ” ngủ khi bố mẹ chở đến trường.

Theo khuyến cáo, các bé ở độ tuổi cấp 1, nên đi ngủ từ khoảng 9h – 9h30. Như vậy, sáng hôm sau bé mới đủ sức dậy từ 6h – 6h30 để chuẩn bị đi học.

Bố mẹ lưu ý một số biểu hiện để nhận ra rằng các bé chưa ngủ đủ số thời gian nhé! Bố mẹ rất khó để đánh thức con dậy vào buổi sáng. Nếu bé có dậy thì rất mệt mỏi và uể oải cả ngày. Bé con rất ít chơi đùa, hiếu động. Có thể ngủ gà ngủ gật bất cứ lúc nào. BÉ hay cáu gắt và rất khó tính. Khả năng tập trung của con rất kém. Tất cả những yếu tố trên sẽ dẫn tới khiến kết quả học tập của bé bị giảm sút.

Với các bé dưới 7 tuổi, giấc ngủ trưa được đánh giá là đặc biệt quan trọng. Nó sẽ giúp trẻ không bị mệtmỏi và buồn ngủ. Bố mẹ nên duy trì giấc ngủ trưa cho bé. Chỉ cần ngủ khoảng nửa tiếng cũng sẽ giúp cho bé thoải mái suốt thời gian còn lại trong ngày.

Các bé không hề ngáy khi ngủ. Nếu phát hiện các con ngáy khi ngủ, bố mẹ nên xem con có bị vấn đề về đường thở, hô hấp hay ngạt mũi không nhé! Nếu bé đêm nào ngủ cũng ngáy thì mẹ cũng cần phải đưa bé đi khám bác sỹ.

Giúp bé ngủ ngon

Bố mẹ hãy thiết lập một thời khoá biểu sinh hoạt đều đặn trong cả gia đình. Ví dụ như 9h tối, cả nhà cùng nhau đánh răng và lên giường đi ngủ. Đừng xem tivi quá khuya rồi kéo con cùng thức đêm với bố mẹ. Cũng không nên cho con đi chơi quá khuya nữa nhé!

Bố mẹ cũng nên làm gương đi ngủ sớm cho con theo. Nếu khi con đã ngủ rồi, bố mẹ có dậy xem tivi hay làm việc, hãy chú ý về âm thanh và ánh sáng để con không bị đánh thức khi đang ngủ.

Nếu bé bị rối loạn giấc ngủ hoặc không chịu ngủ đúng giờ, bố mẹ hãy xem xét lại căn phòng của bé của sạch sẽ, ồn ào, nhiệt độ phòng có nóng hay lạnh quá? Tất cả những yếu tố đó có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ ngon của bé. Thậm chí bé lên giường lúc đói cũng rất khó ngủ.

Đừng bao giờ dùng các loại thuốc bổ, thậm chí là thuốc thảo dược để mong con có thể ngủ ngon!

Nếu bé ngủ ngon và sâu giấc, bé sẽ dễ lên cân, tăng trưởng chiều cao nhanh chóng. Sự phát triển trí não của bé cũng được kích thích tối đa do các hormon tăng trưởng được phóng t hích. Giấc ngủ còn giúp bé minh mẫn hơn, học tốt hơn, có hệ miễn dịch mạnh hơn để tránh những bệnh cảm cúm thông thường

]]>
https://meyeucon.org/16182/be-ngu-ngon-se-thong-minh-hon/feed/ 9
Giúp bé ngủ một mình https://meyeucon.org/16001/giup-be-ngu-mot-minh/ https://meyeucon.org/16001/giup-be-ngu-mot-minh/#respond Tue, 22 Feb 2011 11:04:35 +0000 https://meyeucon.org/?p=16001 Nếu bé khó ngủ một mình, bạn cần thiết lập thời gian ngủ đúng giờ mỗi ngày để khích lệ bé ngủ ngon.


Với những bé trên 6 tháng tuổi, những gợi ý dưới đây có thể giúp bé ngủ một mình an toàn và dễ dàng nhưng phải luôn để ý đến bé nhà bạn. 2 việc sau bạn cần ghi nhớ:

– Kiểm tra bé ngủ thường xuyên.

– Phương pháp rút lui dần dần.

1. Kiểm tra thường xuyên

Phương pháp này giúp “huấn luyện” bé ngủ một mình trong vòng 1 tuần liên tiếp. Do đòi hỏi thời gian nên chỉ áp dụng phương pháp này khi cả mẹ và bé đã sẵn sàng.

  • Nói với bé đến giờ đi ngủ, bạn sẽ rời khỏi phòng của con nhưng không đi xa. Sau đó, bạn bước ra khỏi phòng. Bé sẽ hiểu được lời nói của mẹ luôn đi đôi với hành động.
  • Nếu bé khóc, hãy đợi một vài phút rồi mới quay trở lại. Đừng vội vã bế hay đưa bé ra khỏi phòng. Cũng tránh bật đèn, vui chơi hay trấn an bé.
  • Nắm lấy tay, vỗ lưng cho đến khi bé bình tĩnh, ngủ tiếp. Còn mẹ lại rời khỏi phòng.
  • – Nếu bé tiếp tục khóc, đợi lâu hơn một chút rồi mới quay lại phòng. Tiếp tục các gợi ý trên cho đến khi bé ngủ lại.

2. Rút lui dần dần

Phương pháp này hiệu quả hơn nếu bạn từng thường xuyên ôm con khi ngủ hoặc ở lại với bé cho đến khi bé ngủ thiếp đi.

  • Ngồi bên cạnh cũi của con, nắm lấy tay cho đến khi bé ngủ. Tiếp tục áp dụng điều này trong một tuần.
  • Đối với các tuần tiếp theo, ngồi trước cũi mà không chạm vào tay bé, cho đến khi bé chìm vào giấc ngủ.
  • Tuần sau, ngồi xa cũi hơn cho đến khi bé ngủ.
  • Tiếp tục ngồi xa hơn, cho đến khi bạn ngồi ở vị trí gần cửa ra vào. Ngồi ở cửa mở trong một tuần. Và bây giờ bé có thể chìm vào giấc ngủ mà không có mẹ trong phòng.
]]>
https://meyeucon.org/16001/giup-be-ngu-mot-minh/feed/ 0
Tạo giấc ngủ “vàng” cho cho trẻ https://meyeucon.org/15291/tao-giac-ngu-vang-cho-cho-tre/ https://meyeucon.org/15291/tao-giac-ngu-vang-cho-cho-tre/#respond Sat, 01 Jan 2011 16:01:55 +0000 https://meyeucon.org/?p=15291 Ai thường xuyên bị mất ngủ sẽ nhận thấy được giấc ngủ quan trọng đối với cơ thể và tâm trạng của chúng ta như thế nào. Đối với trẻ nhỏ, giấc ngủ còn có vai trò quan trọng hơn rất nhiều. Nếu bạn cho rằng, giấc ngủ đơn thuần chỉ là trạng thái nghỉ ngơi và khi bé ngủ nghĩa là cơ thể và não cũng đang thư giãn hoàn toàn thì bạn đã nhầm.


Ngủ cũng bận rộn!

Sẽ có nhiều người cho điều trên là ngược ngạo: ngủ sao gọi là bận rộn?. Tuy nhiên, trên thực tế, khi bé ngủ sâu, não của bé lại đang rất bận rộn học hỏi. Các nhà khoa học đã nghiên cứu về sự hoạt động của não trong khi cơ thể đang ngủ và họ đã khám phá ra rằng, một số phần riêng biệt của não thậm chí còn hoạt động nhộn nhịp hơn so với lúc thức. Khi ngủ, tình trạng giảm hoạt động vận động cộng với trạng thái vô thức đã giúp cho cho não thực hiện các công việc quan trọng một cách hiệu quả hơn so với lúc thức. Chính vì thế, lúc bé ngủ, đằng sau vẻ mặt bình yên kia là các hoạt động bận rộn của não bộ đang cố gắng kết nối và giải thích các khám phá thú vị trong ngày của bé.

Đặc biệt, các cuộc nghiên cứu đều cho thấy giấc ngủ không bị gián đoạn vào ban đêm (còn gọi là giấc ngủ trọn đêm) có một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển về thể chất lẫn tinh thần của trẻ em, đặc biệt là đối với trẻ dưới 2 tuổi. Vào ban đêm, sự phát triển não của bé được kích hoạt ở mức tối đa do các hormone tăng trưởng được phóng thích. Giấc ngủ còn giúp trẻ lên cân, thậm chí giúp tăng thêm 1/2mm chiều dài trong vài tháng đầu tiên. Ngoài ra, trẻ ngủ ngon cũng có nghĩa là chúng sẽ ăn uống ngon miệng hơn, đầu óc minh mẫn hơn, học hỏi tốt hơn và ở một mức độ nào đó là góp phần điều chỉnh hành vi về mặt xã hội. Bên cạnh đó, giấc ngủ đủ và sâu còn giúp bé có một hệ miễn dịch mạnh hơn, trẻ vui vẻ và khỏe hơn.

Trẻ em bị thiếu ngủ hoặc chất lượng ngủ kém sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của bé vì trẻ có thể trở nên mệt mỏi, cáu kỉnh và dẫn đến phát triển chậm hơn những đứa trẻ khác.

Đừng để giấc ngủ trẻ bị gián đoạn

Theo ông Guo Rui – Giám đốc nghiên cứu và phát triển, Phòng nghiên cứu và phát triển châu Á, Công ty P&G châu Á cập nhật những thông tin mới nhất về công trình nghiên cứu của P&G trong 2 năm qua; kết quả của cuộc khảo cứu với 1.500 bé tại châu Á (hơn 10.000 lần viếng thăm) cho thấy: một trong những yếu tố quan trọng liên quan đến sự phát triển toàn diện của trẻ là giấc ngủ và đặc biệt chất lượng của giấc ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Song trên thực tế, các bé từ sơ sinh đến 2 tuổi thường bị gián đoạn giấc ngủ ban đêm do nhiều lý do: môi trường, nhiệt độ, tiếng ồn, tã ướt… Trong đó, tã (bỉm) bị ướt, nhờn, thiếu khô thoáng… luôn là nguyên nhân phổ biến nhất.

Các chuyên gia cho biết, để đem lại giấc ngủ chất lượng cho con thì cha mẹ cũng nên chọn những loại tã có chất lượng. Được biết, hiện thị trường có trên 50 thương hiệu tã giấy và hơn 75% trẻ em VN sử dụng tã giấy. Tuy nhiên, có khoảng 80% bà mẹ chưa nhận thức đúng về cách sử dụng tã giấy sao cho an toàn cũng như ngộ nhận khi cho rằng: tã giấy loại nào cũng như nhau và không ảnh hưởng gì tới giấc ngủ của bé. Thực tế cho thấy, việc sử dụng loại tã thấm hút tốt sẽ giúp bé ngủ ngon hơn vì tã ướt sẽ khiến bé khó chịu và thức dậy vào ban đêm.

Theo các bác sĩ, nên thay tã sau mỗi 6 tiếng và tốt nhất là chỉ nên dùng tã cho bé vào ban đêm. Trường hợp dùng tã liên tục, ngoài việc chọn tã tốt, bạn còn phải sử dụng đúng cách như: nên lau sạch vùng bẹn, mông của trẻ bằng nước ấm trước khi thay tã, để khô hãy thay tã mới cho bé.

]]>
https://meyeucon.org/15291/tao-giac-ngu-vang-cho-cho-tre/feed/ 0
10 mẹo đưa bé vào giấc ngủ https://meyeucon.org/14265/10-meo-dua-be-vao-giac-ngu/ https://meyeucon.org/14265/10-meo-dua-be-vao-giac-ngu/#respond Tue, 30 Nov 2010 14:57:25 +0000 https://meyeucon.org/?p=14265 Nếu bạn luôn mệt mỏi vì dỗ bé đi ngủ thì duy trì thói quen ngủ cho bé với vài thủ thuật sau đây sẽ đỡ cho bạn phần nào.

1. Tạo môi trường ngủ yên tĩnh

Môi trường thanh bình giúp con của bạn thấy thoải mái và kết quả, bé rơi vào giấc ngủ nhanh hơn so với một môi trường ồn ào. Một bộ đồ chơi phát ra âm thanh lúc ngủ cũng giúp bé cảm thấy an toàn hơn. Đừng quên thú nhồi bông yêu thích của con bạn hoặc một chiếc gối ôm.

2. Duy trì thói quen

Trong nhiều gia đình, thói quen ngủ ở bé gắn với một số hoạt động cụ thể gồm đánh răng, đi vệ sinh và đọc một câu chuyện trước khi đi ngủ. Vài người mẹ khác chọn bài hát ru, âm nhạc giúp bé ngủ ngon và ôm ấp con. Khi bé biết có những thứ được mong đợi mỗi tối, bé sẽ dễ chịu hơn với lịch trình này và không có ý định chống lại nó.

3. Cho bé đưa ý kiến về quá trình đi ngủ

Không ít phụ huynh cho phép bé nhà mình quyết định sẽ mặc đồ ngủ nào và chọn những câu chuyện nào để mẹ đọc. Bằng cách này, bé được tham gia vào quá trình đi ngủ và hiểu rằng, sau đó bé phải ngoan ngoãn lên giường và nhắm mắt lại.

4. Chọn một câu chuyện yêu thích

Đọc không chỉ mang lại lợi ích cho bé phát triển mà còn là cách tuyệt vời dụ bé vào giấc ngủ sau một ngày bận rộn. Để câu chuyện thú vị, hãy khuấy động trí tưởng tượng của chính bạn và tạo nên những câu chuyện cổ tích riêng cho bé.

5. Thiết lập ranh giới

Đưa việc cho bé đi ngủ vào thói quen sinh hoạt và tuân theo một số quy tắc. Ví dụ, trong khi kể chuyện, có thể nói cho bé biết bao nhiêu cuốn sách mẹ sẽ đọc. Trong khi đọc, cần nhắc bé bao nhiêu phút nữa thì xong, phải tắt đèn để bé không shock khi thấy mẹ rời khỏi phòng.

6. Âm nhạc kết thúc

Một bài hát đáng nhớ là cách kết thúc việc ru con ngủ hiệu quả vì âm điệu của nó còn vang mãi. Một số người mẹ có bài hát ru đặc biệt, tung vào những phút bé đã líu ríu hai mắt. Với một số người mẹ khác, đơn giản là bật một đĩa CD êm dịu lên và xoa lưng cho con.

7. Bật mí vài bí mật

Giấc ngủ ngắn phải đủ xa so với giờ đi ngủ buổi tối để bé nhà bạn ngủ thiếp đi một cách nhanh chóng. Nếu bé có giấc ngủ ngắn vào buổi chiều, hạn chế để nó không quá 2 tiếng đồng hồ.

8. Đi trước một bước

Khi quá mệt mỏi, bé hầu như rất khó để đi ngủ theo thời gian quy định. Vì thế, hãy đi trước một bước, bắt đầu ru bé ngủ trước khi bé quá mệt.

9. Khi bé tỉnh giấc lúc nửa đêm

Bạn có thể bế bé trên tay nhưng nhớ là hãy ngồi xuống, đừng đi bế con rồi đi bộ lòng vòng quanh nhà để tránh kiệt sức. Bé sẽ nhanh chóng bình tĩnh và ngủ lại nhanh.

10. Ăn nhẹ trước giờ đi ngủ 1-2 tiếng

Có ít bằng chứng cho thấy, uống sữa ấm sát giờ đi ngủ giúp bé chìm vào giấc ngủ dễ dàng. Thực tế, không có loại thức ăn nào trợ giấc ngủ cả. Ăn nhẹ trước 1 tiếng rồi đi ngủ giúp bé giảm đói lúc nửa đêm và có giấc ngủ ngon.

]]>
https://meyeucon.org/14265/10-meo-dua-be-vao-giac-ngu/feed/ 0
Đưa bé yêu vào giấc ngủ ngon https://meyeucon.org/14213/dua-be-yeu-vao-giac-ngu-ngon/ https://meyeucon.org/14213/dua-be-yeu-vao-giac-ngu-ngon/#respond Mon, 29 Nov 2010 13:26:14 +0000 https://meyeucon.org/?p=14213 Đưa bé vào giấc ngủ mỗi tối không phải một việc đơn giản, nhất là khi bé mới biết đi. Làm thế nào để trẻ đi ngủ đúng giờ mà không cần bố mẹ phải “dỗ dành”, nịnh nọt, hay thậm chí dọa nạt? Hình thành thói quen đi ngủ theo giờ giấc cho trẻ là rất quan trọng. Một vào mẹo sau đây có thể giúp bé yêu của bạn ngoan ngoãn đi ngủ sau mỗi chương trình “Chúc bé ngủ ngon”.

Đi ngủ theo đúng giờ quy định

Bố mẹ nên học cách cho trẻ đi ngủ vào một giờ cố định trong ngày. Nếu duy trì được thói quen này, đảm bảo giờ giấc ngủ của bé sẽ như một “chiếc đông hồ”, rất đều đặn.

Nhắc nhở bé “Đã đến giờ đi ngủ rồi đấy con yêu!”

Bởi vì bé còn quá nhỏ để có thể phân biệt được đêm và ngày hay là lúc nào thì cần đi ngủ. Do đó, nhắc nhở bé đi ngủ là việc làm rất cần thiết. Bạn có thể nhắc bé bằng cách thu dọn đồ chơi, không cho bé chơi nữa.

Ngoài ra, bạn có thể hẹn giờ đi ngủ cho bé. Khi tiếng chuông reo lên tức là đã đến giờ cần đi ngủ, làm như vậy nhiều lần, bé sẽ hình thành một phản xạ, nghe thấy tiếng chuông là đi ngủ. Với cách này, bé không có “cơ hội” để mè nheo hay nũng nịu vì chiếc máy hẹn giờ không thể nói.

Cho bé ăn trước khi đi ngủ

Hãy cho bé ăn nhẹ trước khi đi ngủ với một miếng pho mát nhỏ hoặc nửa lát bánh mỳ. Đây là những thực phẩm cung cấp cho bé protein và carbohydrate giúp bé nhanh buồn ngủ và ngủ ngon. Carbohydrate giúp duy trì lượng đường trong máu trong suốt buổi tối.

Lưu ý: Bố mẹ nhớ nhắc bé đánh răng sau khi ăn.

Cho bé tắm nước nóng

Bằng cách tăng nhiệt độ cơ thể cho bé một cách từ từ, bạn sẽ giúp bé ngủ dễ dàng hơn. Trong khi tắm cho bé, bạn có thể cùng bé chơi đồ chơi để thư giãn.

Mặc đồ ngủ cho bé

Đồ ngủ đóng một vai trò quan trọng đem lại cho bé một giấc ngủ ngon. Do đó, các mẹ cũng cần quan tâm đến việc chọn đồ ngủ cho bé, vừa thoải mái lại đảm bảo không quá chật, quá nóng hay quá lạnh.

Đọc một câu chuyện mà bé yêu thích

Nhiều bé có thói quen phải nghe kể chuyện thì mới ngủ được. Bạn có thể dụ bé lên giường, sau đó đọc một câu chuyện mà bé thích nghe (những câu chuyện liên quan đến giấc ngủ buổi tối là tốt nhất).

Bố mẹ nên tìm hiểu và mua một số sách truyện dành cho thiếu nhi hay tham khảo từ những người thân.

Cho bé nghe một bản nhạc du dương

Một bản nhạc du dương có thể thay thế mẹ để “ru” bé ngủ. Bạn đã thử phương pháp này chưa? Nó có thể đem lại hiệu quả không ngờ đối với bé “cứng đầu” nhà bạn đấy.

Hãy để thú bông làm bạn cùng bé

Có thể bé sẽ dễ đi vào giấc ngủ hơn khi ôm một vật gì đó vào lòng. Một nàng búp bê xinh đẹp hay một con gấu nhồi bông giúp tạo cảm giác an toàn và ấm áp hơn cho bé.

Không nên cho bé ngậm bình

Trong trường hợp trẻ cần phải ngậm bình mới có thể “thiu thiu” được, bạn vẫn có thể chiều theo sở thích này của con. Tuy nhiên, chỉ nên cho bé ngậm bình nước vì sữa hay nước hoa quả có thể gây sâu răng.

Nói “chúc ngủ ngon” với bé

Sau khi bạn đã đọc hết một câu chuyện cổ tích cho bé nghe, đã đến lúc bạn cần rời khỏi phòng và “chúc con yêu ngủ ngon!”. Nếu bé vẫn không chịu ngủ và tiếp tục đòi mẹ, bạn hãy cố gắng không quay trở lại phòng.

Điều này nghe có vẻ khó khăn với các mẹ, nhưng nếu bạn quay lại phòng với bé, bé sẽ hình thành suy nghĩ “Chỉ cần gọi mẹ, mẹ sẽ đến ngay lập tức”, thói quen này thật sự không tốt.

Trên đây là 10 mẹo nhỏ để giúp bé có một giấc ngủ ngon mà bố mẹ có thể tham khảo, tuy nhiên, điều quan trọng nhất đó là bố mẹ phải thật sự nghiêm túc trong khi hình thành thói quen đi ngủ đúng giờ giấc cho con.

]]>
https://meyeucon.org/14213/dua-be-yeu-vao-giac-ngu-ngon/feed/ 0