Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Jul 2024 02:18:03 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Dinh dưỡng như thế nào để trẻ thông minh hơn? https://meyeucon.org/22927/dinh-duong-nhu-the-nao-de-tre-thong-minh-hon/ https://meyeucon.org/22927/dinh-duong-nhu-the-nao-de-tre-thong-minh-hon/#comments Sun, 13 May 2012 01:43:38 +0000 https://meyeucon.org/?p=22927 Trong thực tế không hề có một loại thực phẩm nào có thể giúp trẻ thông minh một cách đột biến. Các chất dinh dưỡng cung cấp cho trẻ chỉ có tác dụng hỗ trợ để phát huy tối đa những tiềm năng di truyền sẵn có.

Sự phát triển trí thông minh ở trẻ phụ thuộc vào ba yếu tố: di truyền (gene), chế độ dinh dưỡng và sự rèn luyện, học tập, môi trường sống. Trong đó, chế độ dinh dưỡng là yếu tố được nhắc đến nhiều nhất vì khả năng chủ động đáp ứng không quá khó khăn.

Dinh dưỡng có vai trò trợ giúp để bé phát triển tối đa những tiềm năng của mình

Bốn dưỡng chất quan trọng cho não

– Chất đạm: đạm là vật liệu xây dựng nên các tế bào mô, cơ quan, cung cấp các nguyên liệu cần thiết cho sự hình thành các dịch tiêu hóa, nội tiết tố, men và vitamin. Khi thiếu chất đạm sẽ ảnh hưởng đến phát triển của cơ thể nói chung và não bộ nói riêng.

– Chất iod: khi thiếu iod thì không những lượng iod trong thực phẩm di chuyển qua nhau thai của người mẹ, sang bào thai sẽ không đủ để đáp ứng sự phát triển não bộ tối ưu, mà nguy cơ hàm lượng iốt trong sữa mẹ cũng sẽ rất thiếu, dẫn đến suy giảm phát triển não bộ và làm xuất hiện bệnh đần độn do thiểu năng tuyến giáp.

– Chất sắt: trẻ bị thiếu máu, thiếu sắt có chỉ số phát triển tâm thần và vận động thấp hơn trẻ cùng trang lứa trong cùng môi trường sống. Khi trẻ đã lớn, nếu bị thiếu máu, thiếu sắt cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí nhớ và kết quả học tập.

– Các acid béo không no chuỗi dài: thành phần của não bộ có đến 60% là chất béo. Trong đó DHA (Docosahexaenoic Acid) và ARA (Arachidonic Acid) là các thành phần lipit chính của não. Trong thời gian có thai, người mẹ huy động DHA và ARA để hỗ trợ cho sự phát triển não bộ thai nhi. Người mẹ tiếp tục cung cấp hai dưỡng chất quan trọng này qua nguồn sữa của mình nên nuôi con bằng sữa mẹ sẽ làm tăng chỉ số thông minh của trẻ. Trẻ được bú sữa mẹ có chỉ số thông minh (IQ) cao hơn trẻ bú bình từ 3 – 5 điểm.

Ngoài 4 chất dinh dưỡng quan trọng kể trên, còn nhiều các vi chất dinh dưỡng khác như: kẽm, magiê, đồng, crom, selen… cũng rất quan trọng cho sự phát triển cơ thể của trẻ cũng như não bộ.

Lúc mang bầu nên ăn nhiều cá

Muốn hỗ trợ cho trí thông minh của con, trước và trong thời kỳ mang thai, thời gian cho con bú người mẹ phải ăn uống đầy đủ các dưỡng chất quan trọng để phát triển não tốt: đạm, iod, sắt, acid folic, các acid béo chưa no (DHA, ARA) có trong các loại thực phẩm như thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, rau xanh và quả chín. Người mẹ nên ăn nhiều cá, nhất là các loại cá biển có chứa nhiều acid béo chưa no, uống thêm dầu gan cá, ăn các loại dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu ôliu…) cũng cung cấp các tiền DHA và ARA, đó là các anpha linolenic, axit linoleic… khi vào trong cơ thể sẽ được tổng hợp thành DHA và ARA. Nhiều nghiên cứu đã được công nhận kết quả cho thấy khi có thai bà mẹ ăn cá thường xuyên hơn 5 lần/tuần sinh ra con có chỉ số IQ cao hơn tám điểm so với các bà mẹ không ăn cá trong thời kỳ mang thai.

Tiếp tục trong hai năm cho con bú nếu bà mẹ thường xuyên ăn cá, dầu thực vật thì nguồn DHA và ARA trong sữa mẹ sẽ cao, giúp cho sự phát triển thị lực và trí não của trẻ. Ở thời kỳ ăn dặm (từ bảy tháng đến ba tuổi), trẻ cần được ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để cung cấp đủ đạm, sắt, iod… qua nguồn thức ăn động vật như thịt, cá, trứng, sữa; ăn muối, nước mắm có bổ sung iod; các acid béo không no từ dầu ăn, dầu gan cá, cá biển, các loại vitamin và muối khoáng khác từ nguồn rau xanh và quả chín; uống các loại sữa có bổ sung DHA, ARA, iod, sắt, taurin và các vi chất dinh dưỡng khác.

Như vậy, muốn có đứa con khỏe mạnh các bà mẹ phải chuẩn bị trước khi mang thai từ 1 – 3 tháng. Ăn uống đầy đủ khi mang thai, nuôi con bằng sữa mẹ, cho trẻ ăn bổ sung đầy đủ và hợp lý thì trẻ sẽ phát triển tốt về thể lực và trí não, kết hợp với việc giáo dục và môi trường sống tốt chúng ta sẽ có những trẻ em thông minh và khỏe mạnh.

]]>
https://meyeucon.org/22927/dinh-duong-nhu-the-nao-de-tre-thong-minh-hon/feed/ 1
Thực phẩm nào hữu ích cho não trẻ? https://meyeucon.org/21632/thuc-pham-nao-huu-ich-cho-nao-tre/ https://meyeucon.org/21632/thuc-pham-nao-huu-ich-cho-nao-tre/#respond Sat, 10 Mar 2012 01:50:26 +0000 https://meyeucon.org/?p=21632 Con trẻ luôn luôn tỉnh táo, đầu óc linh hoạt và suy nghĩ nhanh nhẹn trong cả ngày- đó là niềm mơ ước của mọi phụ huynh. Vậy thì bạn hãy chọn các thực phẩm sau đây để đạt được mong muốn đó.

1. Trứng

Trong trứng có hàm lượng choline cao, là một chất dinh dưỡng cần thiết cho phát triển não và chức năng của não cũng như các chức năng thần kinh thích hợp. Vậy nên, để con thông minh và linh hoạt, hãy cho con ăn trứng luộc vào buổi sáng. Nếu con không thích ăn trứng, mẹ có thể “ngụy trang” trứng trong những món ăn khác nhau, ví dụ như ăn cùng bánh mì.

2. Các loại quả mọng

Quả mọng có chứa các chất chống oxy hóa, nó sẽ giúp giữ cho bộ nhớ của con bạn trong trạng thái tốt nhất. Liều lượng của vitamin C có trong quả mọng không những không có hại mà còn giữ cho hệ thống miễn dịch của con bạn khỏe mạnh. Hàng ngày nên cho con ăn thêm các loại hoa quả này để tăng cường “nguyên nhiên liệu” cho não làm tốt nhất các chức năng vốn có của nó.

3. Bông cải xanh

Rau xanh như bông cải xanh có nhiều sinh tố B và chất chống oxy hóa giúp tăng cường trí tuệ. Bông cải xanh còn rất giàu canxi, sắt, cũng như acid folic, là những chất quan trọng cho sự phát triển tế bào não, giúp chức năng nhận thức tốt hơn, chẳng hạn như bộ nhớ, suy nghĩ và sự chú ý. Trẻ em bị thiếu hụt acid folic có thể bị rối loạn thần kinh.

Dù bạn cho bé ăn thực phẩm gì thì vẫn nhớ một điều: không được bỏ qua bữa sáng của bé.

4. Sữa chua

Sữa chua là một nguồn tuyệt vời của protein và vitamin B, có tác dụng giúp đỡ với sự phát triển của mô não. Thêm một hộp nhỏ sữa chua vào mỗi bữa ăn trưa của con sẽ vừa tốt cho hệ tiêu hóa của con, lại giúp con luôn tỉnh táo và nhanh nhẹn.

5. Bơ hạch

Con của bạn cần chất béo “tốt” cho sự phát triển não bộ và sức khỏe tổng thể. Hạt bơ tự nhiên (không chứa chất béo hydro hóa hay trans, hoặc đường) sẽ là lựa chọn tuyệt vời hơn cả. Chất béo tốt này còn có trong hạnh nhân, đậu phộng, hạt điều, là các nguồn tuyệt vời của chất béo lành mạnh.

6. Thịt nạc

Thịt nạc giàu chất sắt không chỉ cần cho phát triển cơ thể của trẻ mà còn với não bộ của trẻ. Thịt nạc cũng là nguồn cung cấp tổ hợp vitamin nhóm B, kẽm, đồng giúp cải thiện hệ thần kinh, tăng cường chức năng bộ nhớ và ngăn ngừa rối loạn giấc ngủ.

7. Các loại ngũ cốc

Ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp trẻ em của bạn duy trì một mức độ glucose thậm chí suốt cả ngày, giúp giữ năng lượng của con và sự tập trung chú ý khoảng thời gian dài. Hãy nhớ để làm cho bánh mì của trẻ em của bạn trên bánh mì ngũ cốc nguyên hạt thay vì bánh mì trắng.

8. Nước cam

Nước cam cung cấp vitamin C và acid folic cho trẻ em. Cam có chỉ số glycemic thấp, có tác dụng điều chỉnh mức độ đường trong máu. Thực phẩm có chỉ số glycemic thấp, như cam còn giúp trẻ thực hiện và điều chỉnh hành vi ở trường tốt hơn.

Và: Luôn luôn nhớ cho con cái ăn sáng. Nghiên cứu cho thấy trẻ em ăn sáng luôn tỉnh táo hơn khi đến trường và đầu óc nhạy bén hơn.

]]>
https://meyeucon.org/21632/thuc-pham-nao-huu-ich-cho-nao-tre/feed/ 0
Trò chuyện giúp trẻ thông minh hơn https://meyeucon.org/862/tro-chuyen-giup-tre-thong-minh-hon/ https://meyeucon.org/862/tro-chuyen-giup-tre-thong-minh-hon/#respond Sat, 27 Mar 2010 03:50:15 +0000 https://meyeucon.org/?p=862 Nhiều tháng trước khi bé bắt đầu nói, trò chơi ngôn ngữ đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển trí não của trẻ. Thậm chí, khi bé từ tháng tuổi thứ 3, những từ ngữ đã tác động tới tâm trí của trẻ mạnh hơn cả âm nhạc.

Nghe những từ ngữ giúp trẻ phân loại hình ảnh tốt hơn những trẻ chỉ nghe các tiếng động đơn giản

Hầu như cả 50 cô bé cậu bé đều có thể nhận ra một loạt hình ảnh về cá dù tiếng nói có lẫn tạp âm là tiếng còi xe. Nhiều bé chỉ ra được các bức tranh của 1 con cá dù đặt ngay cạnh bức tranh khủng long.

Theo báo cáo đăng tải trên tạp chí Child Development, sau khi đo lượng thời gian trẻ quan sát mỗi hình ảnh, các nhà nghiên cứu nhận thấy, trẻ tiếp xúc với ngôn ngữ sớm nhìn con cá lâu hơn con khủng long và điều này được giải thích là trẻ đang tập trung phân loại con cá trong tâm trí mình.

Các nhà nghiên cứu cho biết những kết quả này là rất ấn tượng. Những trẻ được “tắm” trong ngôn ngữ hay các nhóm âm thanh khác đều có thể nhìn chính xác một bức ảnh trong cùng 1 khoảng thời gian, nhưng chỉ nhóm được nghe nhiều từ ngữ là nhìn ảnh con cá lâu hơn.

Nhà nghiên cứu Susan Hespos, ĐH Northwestern (Illinois, Mỹ) cho biết: “Đối với trẻ 3 tháng tuổi, những từ ngữ sẽ có ảnh hưởng đặc biệt đối với khả năng phân biệt loại vật trong trí não trẻ”.

Những phát hiện này là bằng chứng sơ khai nhất về sự liên quan giữa từ ngữ và phân loại đồ vật ở con người.

Đồng tác giả Sandra Waxman cho biết: “Chúng tôi cảm thấy ngôn ngữ của con người có ảnh hưởng tới khả năng diễn đạt ở trẻ nhỏ, gây ra cho trẻ 1 sự chú ý đối với các đồ vật xung quanh và từ đó kích thích, nâng tầm khả năng phân loại đồ vật trong trí não trẻ.

Chúng tôi nghĩ rằng theo thời gian, những tác động đáng chú ý này sẽ phát triển lên, ngày càng tinh tế và trẻ bắt đầu lựa chọn từng từ, biết phân biệt giữa các từ và rồi ghép chúng thành những nhóm từ có nghĩa”.

Khả năng đáng chú ý này của não bộ trẻ không dừng ở đó. Nghiên cứu trước đó cho thấy chúng còn có thể giao tiếp bằng những suy nghĩ phức tạp khi ở 12 tháng tuổi.

Một thử nghiệm đã gây tiếng vang lớn là các nhà nghiên cứu ở Đức đã chỉ ra rằng những cô cậu bé 1 tuổi có khả năng hiểu được suy nghĩ của người lớn.

Trong nghiên cứu được thực hiện bởi Viện Max Planck năm 2008, trẻ nhỏ có thể tìm giúp đồ vật bị rơi trên sàn nhà.

Phát hiện này trái với những nghiên cứu khác cho rằng khả năng hiểu những gì người khác biết và không biết chỉ phát triển ở năm thứ 2 của cuộc đời.

Một nghiên cứu khác cũng cho thấy trẻ mới sinh khóc với “giọng” giống hệt người mẹ. Phát hiện này cho thấy trẻ có thể “nghe lén” bố mẹ trò chuyện khi còn ở trong bụng và rồi “học lỏm”.

Theo Dân Trí

]]>
https://meyeucon.org/862/tro-chuyen-giup-tre-thong-minh-hon/feed/ 0