Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Sat, 27 Apr 2024 13:40:12 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Khám thai ở các viện lớn tăng lên vì lo tai biến https://meyeucon.org/23303/do-xo-kham-thai-vi-lo-tai-bien/ https://meyeucon.org/23303/do-xo-kham-thai-vi-lo-tai-bien/#respond Sun, 03 Jun 2012 01:00:22 +0000 https://meyeucon.org/?p=23303 Sau khi có hàng loạt các sản phụ bị tử vong khi đi sinh nở diễn ra dồn dập trong 2 tháng qua, tỷ lệ thai phụ đến các phòng khám tại các bệnh viện phụ sản và phòng khám chuyên sản khoa ở TPHCM đang gia tăng đáng kể.

Khám ở tuyến trên cho chắc ăn

Trong một tuần qua, số phụ nữ mang thai đến khám lần đầu tại bệnh viện Từ Dũ tăng lên đột biến, với hơn 500 ca/ngày. Hiện tại trung bình mỗi ngày tiếp nhận hơn 2.000 trường hợp đến khám sản phụ khoa, 70% trong số này đến từ các tỉnh.

Chị Hồ Thị Lý, mang thai 17 tuần tuổi ở Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương cho biết, trước đây chị thường khám ở phòng khám sản tư ở Bình Dương nhưng từ nay quyết định về khám ở BV Hùng Vương TPHCM.

“Em muốn khám thai định kỳ ở đây vì họ có chuyên môn sâu, với lại đến thời kỳ sinh nở nhờ bác sĩ theo dõi sinh luôn cho chắc ăn”- chị Lý cho biết.

Sau vụ sản phụ tử vong ở BV đa khoa Hóc Môn, TPHCM vào tháng 3 vừa qua, nhiều sản phụ lâu nay khám thai định kỳ lần đầu tại đây cũng “tháo chạy” lên Từ Dũ, Hùng Vương và khoa sản ĐH Y Dược TPHCM để “yên tâm”.

Chị Hà, mang thai 32 tuần tuổi, ở huyện Hóc Môn lo lắng: “Ở tuyến dưới lỡ có chuyện gì xảy ra không xử lý kịp nên em quyết sẽ vượt tuyến lên trên sinh con”. Mới đây chị Hà đăng ký khám và dự kiến sẽ sinh tại khoa Phụ sản BV ĐH Y Dược TPHCM.

Tâm lý lo lắng khiến cho các sản phụ ở các tỉnh đổ về TPHCM ngày càng nhiều. Hầu hết họ về thăm khám thai kỳ và tìm cơ sở để “vượt cạn” tại đây.

Tại phòng khám của bác sĩ Hoàng L. ở quận 1 mỗi ngày từ 5-9 giờ tối trung bình tiếp nhận hơn 300 sản phụ đến siêu âm, khám thai. Nhiều sản phụ cho biết, mặc dù thai nhi phát triển ổn nhưng vẫn đi khám thường xuyên.

Nhiều người quá lo lắng trước những tai biến xảy ra thời gian gần đây nên tập trung nhiều về các viện lớn để được thăm khám thai

Tai biến rình rập

Theo thống kê của Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, trung bình mỗi ngày nơi đây tiếp nhận đỡ sanh cho hơn 100 thai phụ. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng mẹ tròn con vuông, bởi tai biến trong sản khoa thường xảy ra một cách chóng vánh mà bác sĩ rất khó tiên lượng.

Bác sĩ Trần Ngọc Hải- Trưởng Phòng Kế hoạch Tổng hợp BV Phụ sản Từ Dũ cho biết, tại Việt Nam cứ 100 nghìn ca sinh có 75 ca tai biến tử vong và thường là những tai biến xảy ra ngoài ý muốn, nhanh và khó can thiệp do không tiên lượng được.

PGS- TS Vũ Thị Nhung- Chủ tịch Hội Phụ sản TPHCM, cho biết ngoài tai biến do nhau cài răng lược, băng huyết, tiền sản giật… thì thuyên tắc ối được xem nguy hiểm bởi tỷ lệ tử vong do tai biến này là 61%-80%, tỷ lệ sinh sống sót là 79%. Tỷ lệ tử vong cao bởi theo bác sĩ Nhung không thể dự phòng và xảy ra bất kể lúc nào.

Mặc dù thuyên tắc ối là bệnh lý rất hiếm gặp nhưng tai biến này lại xảy ra đột ngột và không có dấu hiệu báo trước và phòng ngừa được.

Theo bác sĩ Nhung, tai biến sản khoa là một thách thức đối với y khoa, không ai khẳng định có thể can thiệp 100%, bởi ngay cả những thai phụ khỏe mạnh nhưng chỉ trong tích tắc chuyển dạ cũng xảy ra tai biến. Đó là chưa kể với những sản phụ bản thân mang bệnh lý như suy thận, bệnh tim… thì nguy cơ tai biến tăng gấp nhiều lần.

Kiểm soát cả mẹ lẫn con

Theo bác sĩ Đặng Lê Dung Hạnh – BV phụ sản Hùng Vương, việc khám thai định kỳ là cách chăm sóc thai tích cực nhất và đem lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và con.

Theo bác sĩ Hạnh khám thai cũng là cách giúp các bác sĩ tiên lượng các vấn đề của mẹ và thai trong thai kỳ hay xa hơn, tiên lượng cuộc sanh sẽ xảy ra như thế nào, có gì bất lợi cần can thiệp y tế sớm hơn không.

Thai phụ nên thực hiện tối thiểu 3 lần siêu âm vào các thời gian từ 10-12 tuần, 20-24 tuần và 30-32 tuần của thai kỳ. Ngoài việc siêu âm ở thời điểm này, việc đo khoảng mờ sau gáy có giá trị tiên lượng cho các bệnh lý tim mạch hay bất thường về nhiễm sắc thể về sau và các bệnh lý khác của thai nhi… Lúc gần sanh cũng có thể có thêm một lần siêu âm để xác định kích thước thai, mức độ trưởng thành của bánh nhau và lượng nước ối.

Ngoài ra, thai phụ cũng nên thực hiện các xét nghiệm tầm soát trước sinh do bác sĩ chuyên khoa chỉ định.

]]>
https://meyeucon.org/23303/do-xo-kham-thai-vi-lo-tai-bien/feed/ 0
Phát hiện con bị down, sản phụ khiếu nại bệnh viện https://meyeucon.org/21606/phat-hien-con-bi-down-san-phu-khieu-nai-benh-vien/ https://meyeucon.org/21606/phat-hien-con-bi-down-san-phu-khieu-nai-benh-vien/#respond Wed, 07 Mar 2012 06:50:17 +0000 https://meyeucon.org/?p=21606 Trưa ngày 06/3, sản phụ Nguyễn Thị Vương Khánh đưa đơn lên Sở Y tế TP HCM để khiếu nại là Bệnh viện quận Bình Thạnh. Lý do là chị đã khám thai đầy đủ, các xét nghiệm thai kỳ đều được bác sĩ xác định không có dấu hiệu bất thường nhưng đến khi sinh xong, chị Khánh mới tá hỏa vì bé bị down.

Bệnh viện quận Bình Thạnh, nơi đã thực hiện toàn bộ các lần khám thai, trong đó có cả kỹ thuật đo độ mờ gáy nhằm chẩn đoán dấu hiệu thai nhi mắc chứng down cho chị Nguyễn Thị Vương Khánh.

Kết luận siêu âm độ mờ da gáy của sản phụ Nguyễn Thị Vương Khánh.

Sản phụ 39 tuổi nhà ở đường Vạn Kiếp, quận Bình Thạnh cho biết, chị bắt đầu khám thai và thực hiện các xét nghiệm tại Bệnh viện quận Bình Thạnh từ ngày 19/4/2011, khi ấy thai nhi chỉ mới là túi thai. Từ đó đến trước khi sinh, chị còn khám lần lượt ở tuần thứ 6, 13, 21, 27, 32, 38. Mỗi lần kết quả đều không có gì đáng cảnh báo.

Đặc biệt, ở tuần thứ 13, kết quả đo độ mờ da gáy cho thấy độ mờ gáy là 1,8 mm. Kết quả được các bác sĩ khẳng định “Tử cung có một thai 13 tuần đang tiến triển. Độ mờ da gáy trong giới hạn bình thường”.

Từ các kết quả trên, ngày 7/12/2011, chị Khánh cho biết khi chuyển dạ, chị yên tâm đến Bệnh viện Nhân dân Gia Định sinh. Tuy nhiên sau khi sinh thì đã nhìn thấy con có diện mạo khác thường.

“Nghi ngờ bé bị down, các bác sĩ ở đây tư vấn tôi đến Bệnh viện Từ Dũ xét nghiệm. Như phán đoán, con tôi bị kết luận mắc hội chứng down”, chị Khánh nói.

Theo kết quả xét nghiệm di truyền Karyotype thực hiện tại Bệnh viện Từ Dũ, bé được kết luận mắc hội chứng down. Biểu hiện cụ thể là có nhiễm sắc 47 nhiễm sắc thể, thừa một nhiễm sắc thể số 21. Trong khi trẻ bình thường chỉ có 46 nhiễm sắc thể.

“Tôi hoàn toàn bất ngờ trước kết quả bởi trước đó, bác sĩ khám thai cho tôi không có cảnh báo gì”, chị Hoa nói.

Về việc chẩn đoán down trong thai kỳ, một tiến sĩ chuyên khoa sơ sinh tại Bệnh viện Từ Dũ cho rằng, nếu căn cứ vào kết quả xét nghiệm, độ mờ gáy 1,8 mm đúng là ở mức bình thường không có gì cảnh báo.

“Tuy nhiên việc chẩn đoán độ mờ gáy chính xác phụ thuộc vào tay nghề của người làm xét nghiệm và ngoài độ mờ gáy người thực hiện cần phải làm thêm các test về máu. Không chỉ ở tuần thứ 13, đo độ mờ gáy còn có thể thực hiện ở lần khám sau”, tiến sĩ này nói.

Cũng theo vị bác sĩ này, nếu chỉ căn cứ vào việc đo độ mờ gáy thì xác suất chính xác cũng chỉ khoảng 90%.

Giám đốc một bệnh viện tuyến quận tại TP HCM cũng cho biết, hầu hết các trường hợp bất thường độ dày da gáy đều có thể được phát hiện tại bệnh viện tuyến này. “Tất nhiên điều này phụ thuộc vào tay nghề của người thực hiện chẩn đoán”, bác sĩ này nói.

Kết quả xét nghiệm hội chứng Down của bé Lan Nhi, con chị Khánh.

Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Phạm Kim Bình, Phó chánh thanh tra Sở Y tế TP HCM, người tiếp nhận đơn khiếu nại của chị Khánh cho biết, về phía chuyên môn, hiện chưa thể kết luận đúng sai.

“Chúng tôi sẽ yêu cầu Bệnh viện Bình Thạnh tường trình sự việc, sau đó nếu cần thiết, sẽ lập hội đồng khoa học để xác định xem bác sĩ có làm sai không. Từ đó mới có hướng xử lý chấn chỉnh”, ông Bình nói.

Nếu chẩn đoán của bệnh viện không chính xác, gia đình sản phụ có thể trực tiếp yêu cầu bệnh viện bồi thường theo thỏa thuận. Nếu không chấp nhận, có thể nhờ đến tòa án hoặc cấp cao hơn.

Hội chứng down là một điều kiện nhiễm sắc thể gây ra bởi sự hiện diện của tất cả hay một phần của nhiễm sắc thể 21 thêm. Tên hội chứng được đặt theo John Langdon Down, một thầy thuốc đã mô tả hội chứng này vào năm 1866.

Hội chứng down thường gặp nhất trong số các bệnh do rối loạn nhiễm sắc thể. Cứ 800-1.000 trẻ mới sinh thì có 1 trẻ bị hội chứng down.

Bình thường, người ta có 46 nhiễm sắc thể, đi thành từng cặp. Một nửa số này được thừa hưởng từ cha, nửa kia được thừa hưởng từ mẹ. Còn trẻ bị down lại có 47 nhiễm sắc thể. Nhiễm sắc thể thừa nằm ở cặp số 21.

Sản phụ ở tuổi nào cũng có nguy cơ sinh con down, tuy nhiên nguy cơ sẽ cao hơn ở những trẻ sinh ra từ người mẹ ngoài 35 tuổi. Các thống kê cho thấy, cứ 350 phụ nữ tuổi này có người sinh con bị down. Ở tuổi 40, tỷ lệ này tăng vọt lên 1/100 và tuổi 45 là 1/30.

Hầu hết người bị down bị thiểu năng trí tuệ và vận động. Nhiều năm gần đây, việc đo độ mờ da gáy và các can thiệp chuyên sâu trong thai kỳ có thể giúp xác định thai nhi có mắc hội chứng down không. Từ đó sản phụ quyết định có giữ con hay không.

]]>
https://meyeucon.org/21606/phat-hien-con-bi-down-san-phu-khieu-nai-benh-vien/feed/ 0
Sản phụ kiện bệnh viện sau khi sinh con bị down https://meyeucon.org/20810/san-phu-kien-benh-vien-sau-khi-sinh-con-bi-down/ https://meyeucon.org/20810/san-phu-kien-benh-vien-sau-khi-sinh-con-bi-down/#respond Mon, 26 Dec 2011 04:55:47 +0000 https://meyeucon.org/?p=20810 Một sản phụ ở Bình Phước đã đâm đơn đòi bác sĩ khám thai phải bồi thường vì cho rằng bác sĩ kém chuyên môn, không chẩn đoán ra con bị Down khiến khiến con chị bị bệnh khi chào đời.

Theo các bác sĩ chuyên khoa khám sản, nếu xác định chính xác thai nhi bị down, sản phụ sẽ được tư vấn để tự đưa ra quyết định cuối cùng.

Người vừa khởi kiện lên Tòa án quận 1, TP HCM, là chị Nguyễn Thị Mộng Tuyền, sinh năm 1984, nhà ở Bù Đăng, Bình Phước. Bên bị kiện là một bệnh viện phụ sản tư nhân trên địa bàn quận 1.

Theo chị Tuyền, cuối năm 2010 khi mang thai con thứ hai, dù nhà ở tỉnh Bình Phước nhưng chị vẫn đến bệnh viện này khám thai và sinh. Người trực tiếp khám là bác sĩ phó giám đốc của bệnh viện.

Cho dù được khám thai định kỳ nhưng chi vẫn sinh ra bé bị down!

Qua 3 lần siêu âm, gồm lần đầu đo độ mờ da gáy lúc 12 tuần tuổi, siêu âm bốn chiều khi thai lúc 21,5 tuần và siêu âm thai doppler màu khi thai được 33,5 tuần. Kết quả cho thấy thai nhi nằm trong nhóm nguy cơ thấp mắc hội chứng Down.

Cuối tháng 4, khi đang ở Bình Phước, chị Tuyền có dấu hiệu đau bụng. Qua điện thoại, sản phụ được bác sĩ từng khám cho mình hướng dẫn đến Bệnh viện Từ Dũ sinh cấp cứu vì chị đang trong tình trạng nguy hiểm. Sau khi sinh, nghi ngờ bé mắc hội chứng Down, các bác sĩ cho làm xét nghiệm và xác định cháu bị Down thật.

Cho rằng bác sĩ kém chuyên môn, thiếu trách nhiệm trong việc tư vấn khiến gây hậu quả nghiêm trọng đến cháu bé và gia đình, chị Tuyền đòi bệnh viện phải bồi thường số tiền 500 triệu đồng.

Trao đổi với chúng tôi sáng nay, vị bác sĩ trực tiếp khám cho chị Tuyền từ chối trả lời vụ việc. Bác sĩ này cho rằng, kiện cáo là quyền của sản phụ, còn kết luận đúng sai đến nay chưa thể trả lời.

Hiện tòa án quận 1 đã thụ lý đơn kiện của chị Tuyền. Theo quy trình, vụ việc sẽ chuyển đến Thanh tra Sở Y tế TP HCM làm rõ trước khi được phân xử.

Bình thường, con người có 46 nhiễm sắc thể (23 cặp), một nửa số này thừa hưởng từ cha, nửa kia nhận từ mẹ. Trẻ bị bệnh Down có 47 nhiễm sắc thể vì đến 3 nhiễm sắc thể thứ 21 (hiện tượng nhiễm sắc thể tam đồng). Chính nhiễm sắc thể này đã phá vỡ sự phát triển bình thường về thể chất và trí tuệ.

Theo các nhà khoa học, những thai phụ ngoài 35 tuổi có nhiều nguy cơ sinh con bị Down hơn những thai phụ còn trẻ tuổi. Thống kê cho thấy, cứ 350 cuộc sinh của những phụ nữ ở tuổi này thì có một trẻ sinh ra bị hội chứng Down (tỷ lệ 1:350); Còn ở phụ nữ tuổi 40, tỷ lệ khoảng 1:100; ở tuổi 45 tỷ lệ là 1:30.

Hiện nay, các phương pháp chẩn đoán có thể giúp nghi ngờ nguy cơ bệnh Down từ tuần thai thứ 12. Cùng với các xét nghiệm tiếp theo, các bác sĩ sẽ xác định chính xác hơn để có lời khuyên cho sản phụ, từ đó đưa ra quyết định để hay bỏ con.

]]>
https://meyeucon.org/20810/san-phu-kien-benh-vien-sau-khi-sinh-con-bi-down/feed/ 0
Tuần thứ tám của thai kỳ https://meyeucon.org/20410/tuan-thu-tam-cua-thai-ky/ https://meyeucon.org/20410/tuan-thu-tam-cua-thai-ky/#comments Fri, 02 Dec 2011 02:04:29 +0000 https://meyeucon.org/?p=20410 Tính đến thời điểm này, bạn đã chậm tới 2 lần kinh nguyệt nên khả năng chưa có thai được loại trừ. Ngay sau khi phát hiện ra mình có thai (do thử nước tiểu hay thử máu), bạn nên đến bác sĩ để khám thai lần đầu tiên.

Sự phát triển của thai

Tuổi thai nhi của bạn lúc này được tính là tuần thứ 6 và chiều dài từ đầu đến mông của bé vào khoảng từ 1,4cm đến 2cm. Kích thước này của thai nhi gần bằng một hạt đậu nhỏ.

Lúc này, não đã thành hình rõ, tuyến sinh dục đang phát triển để hình thành bộ phận sinh dục nam hoặc nữ.

Ở phần trung tâm, động mạch chủ và cuống phổi đã hình thành, có biểu hiện đặc trưng riêng. Các ống nối từ cổ họng đến phần chức năng của phổi được phân nhánh, giống như cành cây.

Hệ thống tiêu hóa tiếp tục phát triển. Hậu môn được hình thành và ruột ngày càng dài hơn.

Tuần này, bộ xương của bé bắt đầu hình thành. Các khớp khuỷu tay và các rãnh ngón chân đang bắt đầu lộ rõ. Ngón chân, ngón tay đang bắt đầu tạo hình. Cổ tay và khuỷu tay bắt đầu tạo thành chỗ gấp khúc hai cánh tay. Cánh tay kéo dài hơn, chúng chúc xuống phần khuỷu tay và hơi uốn cong xung quanh phần tim.

Khuôn mặt, mũi, môi trên của bé cũng đang được hình thành. Da đã bắt đầu phát triển trên mắt, tạo thành mí mắt. Đặc biệt, máu bắt đầu chảy trong một hệ thống tuần hoàn sơ khai. Lúc này, bé bắt đầu có một số cử động.

Bạn nên đi khám thai trong tuần này

Những thay đổi của bạn

Tử cung của bạn ngày một to lên. Đến tuần thai này, nó đã to bằng quả bưởi. Tử cung to lên có thể khiến bạn có cảm giác bị thiết chặt, hoặc co cơ trong suốt thời gian thai kỳ. Tuy nhiên, nếu bạn bị co cơ, lại kèm theo xuất huyết thì nên đến bác sĩ để được tư vấn.

Trong tuần thai này, một số phụ nữ lại có những cơn đau nhức, ngắt quãng ở phần hông, phía dưới lưng và bên cạnh đùi khi thai phát triển. Bệnh này được gọi là đau dây thần kinh hông. Dây thần kinh hông chạy dọc phía sau dạ con trong phần khung chậu đến chân. Các bác sĩ cho rằng, cơn đau này là do áp lực của dây thần kinh từ phía tử cung đang lớn dần. Bạn nên có chế độ thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý để giảm thiểu các cơn đau này. Tốt nhất là nên có sự tư vấn của bác sĩ.

Khám thai

Tuy chỉ mới tuần thứ 8, nhưng bạn cũng nên bắt đầu chăm sóc cho bản thân và thai nhi. Bạn nên chọn một bác sỹ (hoặc y sỹ nếu ở nông thôn không có điều kiện) để quản lý thai nghén cho mình.

Bạn phải ưu tiên dành thời gian đi khám thai, vì việc theo dõi, quản lý thai nghén rất quan trọng đối với sức khỏe của bé. Lần đầu đi khám thai, bạn nên chuẩn bị một số thông tin để cung cấp cho bác sỹ, ví dụ: tiểu sử bệnh lý của bản thân và gia đình.

Ngoài ra, bạn hãy nghĩ đến các câu hỏi như: Bạn thấy kinh nguyệt lần cuối cùng vào ngày nào? Vòng kinh của bạn có đều không? Bạn có bệnh gì mãn tính không? Bạn có bị dị ứng gì không? Trước đây, bạn đã bị phẫu thuật lần nào chưa? Bạn có đang sử dụng một loại thuốc nào không? Gia đình bạn có bệnh tật di truyền gì đặc biệt không? Trước đây bạn đã từng có thai chưa? Bạn có hút thuốc, uống rượu không? Bạn đang chơi môn thể thao gì?…

Khám thai lần đầu thường gồm:

  • Thử nước tiểu.
  • Cân nặng của bạn.
  • Khám/siêu âm tử cung, thăm khám cổ tử cung.
  • Hỏi lịch sử bệnh lý trong gia đình…
]]>
https://meyeucon.org/20410/tuan-thu-tam-cua-thai-ky/feed/ 4
Ký hiệu khi khám thai có thể bạn chưa biết https://meyeucon.org/19849/ky-hieu-khi-kham-thai-co-the-ban-chua-biet/ https://meyeucon.org/19849/ky-hieu-khi-kham-thai-co-the-ban-chua-biet/#comments Sun, 06 Nov 2011 23:37:42 +0000 https://meyeucon.org/?p=19849 Khi đi khám thai, bạn sẽ nhận được một số thông tin về tình trạng sức khỏe của mẹ và con, tuy nhiên có rất nhiều ký hiệu mà bạn không hiểu nổi. Bạn cũng luôn mong muốn hỏi bác sĩ thật nhiều về tình trạng của mình nhưng không phải bác sĩ nào cũng có thời gian giải đáp cặn kẽ cho bạn. Có một cách đơn giản hơn đó là bạn tham khảo các ký hiệu khi khám thai và “tự nghiên cứu” kết quả khám thai của mình…

Một số ký hiệu để chỉ các thông số quan trọng của thai nhi có lẽ rất nhiều bà mẹ đã quen thuộc:

  • GS : gestational sac diameter (đường kính túi thai)
  • CRL : crown rump length (chiều dài đầu mông)
  • BPD : biparietal diameter (đường kính lưỡng đỉnh)
  • HC : head circumference (chu vi đầu)
  • AC : abdominal circumference (chu vi bụng)
  • FL : femur length (chiều dài xương đùi)
  • AF : amniotic fluid (nước ối)
  • AFI : amniotic fluid index (chỉ số nước ối)
  • OFD : occipital frontal diameter (đường kính xương chẩm)
  • BD : binocular distance (khoảng cách hai mắt)
  • CER : cerebellum diameter (đường kính tiểu não)
  • THD : thoracic diameter (đường kính ngực)
  • TAD : transverse abdominal diameter (đường kính cơ hoành)
  • APAD : anteroposterior abdominal diameter (đường kính bụng từ trước tới sau)
  • FTA : fetal trunk cross-sectional area (thiết diện ngang thân thai)
  • HUM : humerus length (chiều dài xương cánh tay)
  • Ulna : ulna length (chiều dài xương khuỷu tay)
  • Tibia : tibia length (chiều dài xương ống chân)
  • Radius: Chiều dài xương quay
  • Fibular: Chiều dài xương mác
  • TDD: Đường kính ngang bụng
  • APTD: Đường kính trước và sau bụng
  • EFW : estimated fetal weight (khối lượng thai ước đoán)
  • GA : gestational age (tuổi thai)
  • EDD : estimated date of delivery (ngày sinh ước đoán)

Các thuật ngữ liên quan khác

  • LMP : last menstrual period (giai đoạn kinh nguyệt cuối)
  • BBT : basal Body Temperature (nhiệt độ cơ thể cơ sở)
  • FBP : fetus biophysical profile (sơ lược tình trạng lý sinh của thai)
  • FG : fetal growth (sự phát triển thai)
  • OB/GYN : obstetrics/gyneacology (sản/phụ khoa)
  • FHR : fetal heart rate (nhịp tim thai)
  • FM : fetal movement (sự di chuyển của thai)
  • FBM : fetal breathing movement (sư dịch chuyển hô hấp)
  • FT : fetal tensionPL : placenta level (đánh giá mức độ nhau thai)

Thêm các thuật ngữ cần thiết

  • HBSAg: Xét nghiện về viêm gan.
  • AFP: Alpha FetoProtein.
  • Alb: Albumin (một protein) trong nước tiểu.
  • HA: Huyết áp.
  • Ngôi mông: Đít em bé ở dưới.
  • Ngôi đầu: Em bé ở vị trí bình thường (đầu ở dưới).
  • MLT: Mổ lấy con.
  • Lọt: Đầu em bé đã lọt vào khung xương chậu.
  • DS: Dự kiến ngày sinh.
  • Fe: Kê toa viên sắt bổ sung.
  • TT:Tim thai.
  • TT(+): Tim thai nghe thấy.
  • TT(-): Tim thai không nghe thấy.
  • BCTC: Chiều cao tử cung.
  • Hb: Mức Haemoglobin trong máu (để kiểm tra xem có thiếu máu không).
  • HAcao: Huyết áp cao.
  • KC: Kỳ kinh cuối.
  • MNT: Mẫu nước tiểu lấy phần giữa (của một lần đi tiểu).
  • NTBT: Không có gì bất thường phát hiện trong nước tiểu.
  • KL: Đầu em bé chưa lọt vào khung xương chậu.
  • Phù: Phù (sưng).
  • Para 0000: Người phụ nữ chưa sinh lần nào (con so).
  • TSG: Tiền sản giật.
  • Ngôi: Em bé ở ví trí xuôi, ngược, xoay trước, sau thế nào.
  • NC: Nhẹ cân lúc lọt lòng.
  • TK: Tái khám.
  • NV: Nhập viện.
  • SA: Siêu âm.
  • KAĐ: Khám âm đạo.
  • VDRL: Thử nghiệm tìm giang mai.
  • HIV(-): Xét nghiệm AIDS âm tính.

Những chữ viết tắt được dùng để mô tả tư thế nằm của em bé trong tử cung. Đây là một số tư thế:

  • CCPT: Xương chẩm xoay bên phải, đưa ra đằng trước.
  • CCTT: Xương chẩm xoay bên trái, đưa ra đằng trước.
  • CCPS: Xương chẩm xoay bên phải đưa ra đằng sau
  • CCTS: Xương chẩm xoay bên trái đưa ra đằng sau.
]]>
https://meyeucon.org/19849/ky-hieu-khi-kham-thai-co-the-ban-chua-biet/feed/ 5
Xét nghiệm thai kỳ để hạn chế dị tật thai nhi https://meyeucon.org/19602/xet-nghiem-thai-ky-de-han-che-di-tat-thai-nhi/ https://meyeucon.org/19602/xet-nghiem-thai-ky-de-han-che-di-tat-thai-nhi/#respond Fri, 21 Oct 2011 20:27:35 +0000 https://meyeucon.org/?p=19602 Dị tật khi mang thai thường để lại những nỗi đau và sự hối hận cho cha mẹ, thậm chí là những nguy cơ nguy hiểm không đáng có. Tuy nhiên các bạn cũng nên biết rằng có khá nhiều khuyết tật có thể phát hiện trong thời gian bà mẹ mang thai. Tuy nhiều khuyết tật không thể chữa được, nhưng một số có thể điều trị bằng thuốc, phẫu thuật, hay chế độ ăn uống của bà mẹ…

Thông thường, các khuyết tật ở thai nhi được phát sinh bởi một lỗi trong quá trình hình thành và phát triển của các cơ quan chức năng như tim, thận, gan, não, ống tủy sống, xương, cơ, hệ nội tiết hay tiêu hóa. Phần lớn các khuyết tật bẩm sinh xảy ra trong thời kỳ 3 tháng đầu thai nghén của bà mẹ.

Những yếu tố nguy cơ tương đối rõ ràng bao gồm:

  • Mẹ lớn tuổi trên 35 khi sinh con
  • Bố trên 50 tuổi khi sinh con
  • Tiền sử cá nhân hay gia đình có khuyết tật bẩm sinh
  • Có con trước bị khuyết tật bẩm sinh
  • Sử dụng một số loại thuốc vào thời điểm mang thai
  • Đái tháo đường khi mang thai
  • Và một số nguyên nhân khác

Để phát hiện dị tật ở thai nhi, các bác sĩ chuyên khoa có thể đưa ra nhiều câu hỏi tập trung vào: Tuổi của bố mẹ, tiền sử gia đình, bệnh của mẹ khi mang thai hay tiền sử tiếp xúc với một số hóa chất độc hại…

Khi sản phụ có tiền sử gia đình khuyết tật, cần làm một số xét nghiệm tầm soát. Khi các xét nghiệm tầm soát chỉ ra nguy cơ, các xét nghiệm chẩn đoán sẽ được tiến hành để xác định tình trạng bệnh tật. Nếu các kết quả của xét nghiệm tầm soát chỉ ra rằng: Người phụ nữ có nguy cơ cao dẫn đến khuyết tật bẩm sinh cho thai nhi, bà mẹ sẽ được yêu cầu các xét nghiệm chẩn đoán. Xét nghiệm chẩn đoán bao gồm: Siêu âm thai nhi chi tiết trên siêu âm 3 chiều, sinh thiết mẫu gai rau thai, chọc dò nước ối và xét nghiệm máu cuống rốn của thai.

Hãy luôn ghi nhớ để làm đầy đủ các xét nghiệm và khám thai định kỳ để giúp tầm soát các dị tật của thai nhi và yên tâm đợi chờ đến ngày đón bé yêu chào đời.

]]>
https://meyeucon.org/19602/xet-nghiem-thai-ky-de-han-che-di-tat-thai-nhi/feed/ 0
Khám thai và vai trò của từng giai đoạn https://meyeucon.org/17172/kham-thai-va-vai-tro-cua-tung-giai-doan/ https://meyeucon.org/17172/kham-thai-va-vai-tro-cua-tung-giai-doan/#comments Tue, 24 May 2011 20:59:48 +0000 https://meyeucon.org/?p=17172 Khám thai định kỳ rất quan trọng đối với bà bầu bởi không chỉ giúp bác sĩ nắm vững thông tin sức khỏe của mẹ và bé, đồng thời còn bổ sung các thông tin cần thiết cho mẹ trong quá trình dưỡng thai, chuẩn bị “mẹ tròn con vuông”.

Khám thai định kỳ hết sức quan trọng

Tuy vậy, không chắc bạn đã nắm được vai trò khám thai đối với từng giai đoạn thai kỳ. Bác sĩ Jean Claude Tissot – Bệnh viện Việt Pháp đã cho biết về ý nghĩa của mỗi lần khám thai định kỳ như sau.

Khám thai lần đầu

Thông thường, sau 3 tuần bị chậm kinh (khoảng 7 tuần kể từ kỳ kinh cuối) cùng với sự xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng, người mẹ cần đi khám để khẳng định thai nhi đang phát triển. Cũng trong lần khám đầu này, người mẹ sẽ bắt buộc phải làm xét nghiệm máu.

Khám thai lần thứ 2

Sản phụ cần đi khám lần 2 ở giữa tuần 11 – 12. Trong lần khám này, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm để tính ngày thụ thai chính xác và xem thai nhi có phát triển hay không? Ngoài ra giai đoạn này cũng để giúp phát hiện dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Khám thai lần thứ 3

Ở tuần 16, sản phụ sẽ được thăm khám thông thường và theo dõi thai nhi. Dựa vào tình trạng sức khoẻ của thai phụ mà bác sĩ yêu cầu phải làm thêm một số xét nghiệm nếu cần. Đây là giai đoạn bạn có thể biết được giới tính của bé.

Khám thai lần thứ 4

Bước sang tuần 21 – 22, dù sản phụ vẫn cảm nhận được sự lớn lên từng ngày của thai nhi nhưng vẫn cần được thăm khám và siêu âm hình thể của thai nhi nhằm phát hiện những dấu hiệu bất thường (nếu có) của thai nhi.

Khám thai lần thứ 5

Sản phụ cần khám lần 5 ở tuần 26. Ngoài việc thăm khám như những lần khám trước, người mẹ sẽ được tiêm phòng uốn ván mũi đầu tiên hoặc mũi nhắc lại.

Khám thai lần thứ 6

Ở tuần 31 đến 32, sản phụ vẫn tiến hành khám, theo dõi và làm siêu âm lần cuối cùng. Cũng trong lần khám này, người mẹ sẽ được tiêm mũi uốn ván lần 2.

Khám thai lần thứ 7

Bước sang tuần 36, sản phụ bắt buộc phải đi khám theo dõi. Trong lần khám này, ngoài bác sĩ sản, sản phụ sẽ được bác sĩ gây mê khám. Đây cũng là lần khám để đưa ra tiên lượng về phương pháp sinh: sinh thường hay phải mổ đẻ.

Lần khám thứ 7 này có ý nghĩa rất quan trọng. Ngoài xác định cách thức sinh, bác sĩ sẽ khám xem cổ tử cung sản phụ có luôn được đóng kín không? Sản phụ có nguy cơ dọa đẻ non không? Xem xét các cử động thai, tim thai có bình thường không và làm xét nghiệm dịch âm đạo tìm khuẩn liên cầu nhóm B.

Ngoài ra, tuỳ từng trường hợp mà bác sĩ yêu cầu sản phụ khám, xét nghiệm, siêu âm thêm để theo dõi các biến chứng thai nghén, theo dõi nước ối, ngôi thai, tình trạng bám của rau thai…

Vì vậy, sản phụ cần đi khám thai theo đúng định kỳ và ngay từ khi mang thai phải luôn được bác sĩ sản khoa khám, theo dõi thai định kỳ.

]]>
https://meyeucon.org/17172/kham-thai-va-vai-tro-cua-tung-giai-doan/feed/ 15
Lưu ý khi bà bầu khám thai https://meyeucon.org/15372/luu-y-khi-ba-bau-kham-thai/ https://meyeucon.org/15372/luu-y-khi-ba-bau-kham-thai/#comments Tue, 04 Jan 2011 22:48:07 +0000 https://meyeucon.org/?p=15372 Yếu tố quan trọng giúp thai kỳ khỏe mạnh là tuân thủ lịch khám thai theo định kỳ. Xuyên suốt những lần khám thai, bác sĩ sẽ theo dõi sự tăng trưởng của bé và sức khỏe của mẹ để xử lý bất kỳ vấn đề nào ngay khi chúng phát sinh.


Lần khám thai đầu tiên

Buổi khám thai đầu tiên thường được tiến hành ngay lúc bạn đang nghi ngờ mình có thai. Bạn được bác sĩ kiểm tra về lịch sử kinh nguyệt, đã từng mang thai chưa, các bệnh rối loạn di truyền có tiền sử gia đình…?

Bạn cũng cần nói về những thói quen có thể gây nguy hiểm cho bé như hút thuốc, uống rượu hoặc sử dụng chất kích thích.

Ngoài ra, bác sĩ cũng kiểm tra sức khỏe cho bạn, làm một số xét nghiệm, dự tính tuổi thai và gợi ý biểu đồ tăng cân. Bạn có thể nhận được lời khuyên về việc sử dụng vitamin, cùng với dinh dưỡng và luyện tập hợp lý.

Các buổi khám thai tiếp theo

Tần suất khám thai phụ thuộc vào từng cá nhân người mẹ. Một thai kỳ kéo dài khoảng 40 tuần và chia làm 3 quý. Bạn có thể khám thai một lần mỗi tháng trong quý I và quý II. Đến tuần thứ 28, số lần khám thai tăng lên 2 tuần/lần; và từ tuần thứ 36, bạn nên khám thai hàng tuần.

Những thai phụ có nguy cơ sức khỏe thì cần khám thai thường xuyên hơn, như trên 35 tuổi, mang song thai, có nguy cơ khuyết tật bẩm sinh, bệnh tiểu đường…

Tại mỗi lần khám, bác sĩ có thể làm xét nghiệm nước tiểu cho bạn để đảm bảo lượng đường và protein trong nước tiểu ở mức độ thích hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ được đánh giá về cân nặng, kiểm tra huyết áp, mức độ phù, kích thước tử cung, nhịp tim của bé…

]]>
https://meyeucon.org/15372/luu-y-khi-ba-bau-kham-thai/feed/ 5
Cần khám bao nhiêu lần khi mang thai? https://meyeucon.org/12585/can-kham-bao-nhieu-lan-khi-mang-thai/ https://meyeucon.org/12585/can-kham-bao-nhieu-lan-khi-mang-thai/#comments Thu, 23 Sep 2010 15:36:04 +0000 https://meyeucon.org/?p=12585 Khi mang thai, có nhiều người muốn đi khám thật nhiều lần để được nhìn thấy con, để biết con phát triển như thế nào trong bụng mẹ, nhưng cần khám bao nhiêu lần trong suốt thai kỳ?

Nhìn chung, việc khám thai không gây ảnh hưởng gì đến thai nhi, nhưng không nên quá lạm dụng để đi khám quá nhiều. Trung bình, mỗi bà mẹ mang thai chỉ nên đi khám khoảng 7 lần trong suốt thai kỳ.

Cụ thể, các lần khám đó như sau:

– Lần khám đầu tiên: Vào thời điểm sau khi bạn biết mình có thai, khoảng 7 tuần từ ngày kinh cuối cùng của kỳ kinh, các bác sỹ sẽ kiểm tra xem thai nhi đã vào tử cung chưa, có tim thai chưa và thai có bình thường hay không.

– Lần khám thứ hai: Vào khoảng tuần thứ 12, đây là thời điểm quan trọng để các bác sỹ đo độ dày da gáy để xác định sớm dị tật bẩm sinh.

Khi mang thai, bạn sẽ phải đi khám tất cả 7 lần.

– Lần khám thứ ba: Vào tuần thứ 16 của thai kỳ, lần khám này chỉ nhằm kiểm tra xem em bé phát triển có bình thường hay không. Vào thời điểm này, các bác sỹ đã có thể xác định giới tính của thai nhi.

– Lần khám thứ tư: Khám thai vào tuần thứ 22, kiểm tra thông thường, siêu âm hình thể và xét nghiệm nước tiểu.

– Lần khám thứ năm: Vào tuần thứ 26, khám thông thường và tiêm ngừa uốn ván.

– Lần khám thứ sáu: Vào tuần thứ 30, khám theo dõi, siêu âm, xét nghiệm nước tiểu và tiêm ngừa uốn ván mũi thứ hai.

– Lần khám thứ bảy: Vào tuần thứ 36, lần khám này bạn sẽ được kiểm tra kỹ tình hình thai nhi, xét nghiệm dịch âm đạo, dự đoán về cân nặng của thai nhi và dự định về phương pháp sinh, ngôi thai, tình trạng nhau thai…. Các thông số của lần khám này được dùng để sử dụng khi bạn nhập viện đẻ.

Không nên thường xuyên đi siêu âm quá nhiều, nhất là hiện nay biện pháp siêu âm 4D rất phổ biến, nhiều bà mẹ thường đi siêu âm để nhìn thấy con thường xuyên. Các bác sỹ cho rằng siêu âm 4D có tác động ít nhiều lên thai nhi nên bạn chỉ hạn chế, tránh siêu âm quá nhiều.

Nên áp dụng và thực hiện đầy đủ các lần đi khám thai để biết rõ quá trình thai nhi phát triển.

]]>
https://meyeucon.org/12585/can-kham-bao-nhieu-lan-khi-mang-thai/feed/ 1
Có bầu, nên đi khám như thế nào là hợp lý? https://meyeucon.org/9265/co-bau-nen-di-kham-nhu-the-nao-la-hop-ly/ https://meyeucon.org/9265/co-bau-nen-di-kham-nhu-the-nao-la-hop-ly/#comments Sat, 24 Jul 2010 10:30:02 +0000 https://meyeucon.org/?p=9265 Đây cũng là thắc mắc chung của nhiều bà mẹ khi lần đầu mang thai, khám thai vào thời điểm nào và các mốc ra sao để theo dõi tình trạng thai nhi được tốt nhất?

Theo các bác sỹ, không nên siêu âm quá nhiều trong thời kỳ mang thai, dễ ảnh hưởng tới thai nhi nhưng có một số mốc quan trọng thì các sản phụ không nên bỏ qua:

Đi khám lần đầu tiên: Sau khi chậm kinh khoảng 1 tháng

Lúc này, thai đã hình thành được khoảng 6 – 7 tuần, bắt đầu đi vào tử cung và “làm tổ” nên để xác định chính xác xem bạn đã mang thai hay chưa (ngoài phương pháp dùng que thử) thì nên đi siêu âm ở thời điểm này. Kết quả siêu âm cũng cho bạn biết chính xác tuổi thai và ngày dự kiến sẽ sinh em bé.

Siêu âm lần đầu này cũng sẽ giúp bạn xác định được một số bất thường xảy ra (như thai không vào trong tử cung) để bác sỹ có hướng can thiệp sớm mà không làm ảnh hưởng tới cả mẹ và bé.

Cũng trong lần khám này, bạn nên khám luôn cả phụ khoa để nếu có viêm nhiễm gì thì có hướng điều trị luôn, không để ảnh hưởng sau này.

Trong lần siêu âm này, bạn chỉ có thể siêu âm 2D được thôi nhưng đã có thể biết được kích thước của em bé cũng như nghe được tim thai rồi đấy!

Bạn có thể bắt đầu uống vitamin tổng hợp theo liều chỉ định của bác sỹ sau khi khám xong.

Khám thai thường xuyên để theo dõi quá trình phát triển của thai nhi.

Lần khám thứ 2: Tuần thai thứ 11 – 12

Bắt đầu đi siêu âm 4D lần đầu tiên, đây là lần khám thai vô cùng quan trọng bởi vì bác sỹ đã có thể xác định rõ sự phát triển và trọng lượng cơ thể của trẻ.

Việc siêu âm 4D sẽ giúp bác sỹ xác định được khoảng sáng sau gáy, xem bé có nguy cơ mắc bệnh Down hay không. Nếu để qua tuần thứ 12, bước sang tuần thứ 13 thì chỉ số không chính xác và không còn giá trị nữa.

Sau lần khám thai này, bạn có thể bắt đầu uống sữa bầu, sữa tươi hoặc sữa đậu nành để bổ sung canxi cho con.

Lần khám thứ 3: Tuần thai thứ 15 – 17

Khi đến ngưỡng này, bạn sẽ phải thực hiện kiểm tra Triple Test để xác định nguy cơ trẻ mắc bệnh Down, dị tật ống thần kinh…

Để thực hiện kiểm tra này, bạn sẽ phải thực hiện ở bệnh viện Đại học Y Hà nội (Đường Tôn Thất Tùng) hoặc tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội (Viện C).

Làm các xét nghiệm cần thiết nhằm phát hiện dị tật sớm.

Lần khám thứ 4: Tuần thai thứ 22 – 24

Đến giai đoạn này, giới tính của thai nhi đã có thể được phát hiện chính xác. Lần khám thai này, việc siêu âm nhằm xác định các dị tật bẩm sinh của em bé, chủ yếu là về tim và xương.

Nếu thiếu sắt hay canxi, bạn sẽ được bác sỹ chỉ định uống bổ sung ngay.

Đến khi thai được khoảng 26 – 28 tuần, bạn có thể đi tiêm phòng theo chỉ định của bác sỹ.

Lần khám thứ 5: Tuần thai thứ 30 – 32

Đi siêu âm và kiểm tra lần cuối cùng trước khi chuẩn bị sinh.

Từ tuần thai thứ 36

Bạn có thể đến bệnh viện để làm các xét nghiệm cần thiết, bổ sung vào hồ sơ đăng ký đẻ tại viện đó.

Lúc này, bạn có thể chọn bệnh viện để đẻ, đăng ký hồ sơ và đi làm các xét nghiệm theo yêu cầu để sẵn sang lúc “lâm bồn”.

Từ tuần này trở đi, bạn sẽ phải đi khám thai thường xuyên hơn, mỗi tuần 1 lần cho tới khi sinh.

Mang thai, ai cũng mong con được khỏe mạnh, bình yên, chính vì vậy việc theo dõi quá trình thai nhi phát triển theo các dấu mốc chính xác là điều vô cùng quan trọng. Tốt nhất là bạn nên theo 1 bác sỹ duy nhất, để bác sỹ theo dõi được chính xác nhất tiến trình thai nhi phát triển.

Hãy luôn ghi nhớ

Khám thai định kỳ giúp bạn:

  • Phát hiện bệnh tật của mẹ khi mang thai
  • Phát hiện dị tật, bất thường của thai nhi
  • Theo dõi sự phát triển của thai nhi
  • Xác định cơ thể của mẹ và thai nhi có thích nghi với nhau hay không
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống của thai phụ
  • Xác định khoảng thời gian sinh con
]]>
https://meyeucon.org/9265/co-bau-nen-di-kham-nhu-the-nao-la-hop-ly/feed/ 8