Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 23 Dec 2024 14:55:04 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Chứng loạn khuẩn đường ruột ở trẻ https://meyeucon.org/22533/chung-loan-khuan-duong-ruot-o-tre/ https://meyeucon.org/22533/chung-loan-khuan-duong-ruot-o-tre/#respond Mon, 23 Apr 2012 02:17:22 +0000 https://meyeucon.org/?p=22533 Loạn khuẩn đường ruột rất phổ biến ở trẻ, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Đảm bảo cho trẻ có một chế độ ăn hợp lý, khoa học và hợp vệ sinh là việc làm cần thiết để phòng tránh tình trạng này. Ngoài ra, cha mẹ cũng không nên tự ý cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh vì loại thuốc này không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa.

Nguyên nhân

Thông thường sau khi sinh, từ 10 đến 20 giờ, dạ dày và ruột của trẻ hầu như không có vi khuẩn. Nhưng sau khi tiếp xúc với môi trường, kết hợp việc được cho ăn uống nên các vi khuẩn xâm nhập qua đường miệng, đường hô hấp, trực tràng và hình thành một hệ thống vi khuẩn trong đường tiêu hoá gọi là hệ vi khuẩn chí đường ruột. Các vi khuẩn này được chia làm 2 loại đó là loại vi khuẩn có lợi cho và vi khuẩn có hại.

Bình thường các loại vi khuẩn này luôn ở thế cân bằng, trẻ sẽ có đường ruột khoẻ mạnh, tiêu hoá hấp thu tốt. Nhưng vì một lý do nào đó như trẻ bị suy dinh dưỡng, ăn uống không hợp lý, dùng thuốc kéo dài hoặc dùng kháng sinh, khi thay đổi thời tiết… có thể gây nên rối loạn hệ vi khuẩn chí gọi là loạn khuẩn đường ruột.

Khi dùng kháng sinh để điều trị các bệnh viêm họng, viêm amidal, viêm phổi… thì kháng sinh lại tiêu diệt luôn cả những vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa gây ra tình trạng loạn khuẩn đường ruột.

Đảm bảo một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học và hợp vệ sinh là việc làm cần thiết để phòng tránh chứng loạn khuẩn đường ruột ở trẻ

Điều trị

Các chế phẩm vi sinh

Để điều trị loạn khuẩn đường ruột có thể dùng các chế phẩm vi sinh (Probiotic là các vi khuẩn lành tính) như Antibio, Lactomin Plus, Biolactin (liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ)… Trong 1 vài tuần bệnh sẽ ổn định. Điều quan trọng là khi trẻ bị loạn khuẩn đường ruột làm rối loạn tiêu hoá, ảnh hưởng đến khả năng tiêu hoá và hấp thu thức ăn, vì thế ngoài cho uống chế phẩm vi sinh thì cần cho trẻ có một chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Chế độ ăn

Không nên cho bé ăn nhiều đồ ngọt. Nếu trẻ còn bú thì nên tiếp tục cho bú mẹ bình thường, trong khi đó mẹ cũng phải kiêng ăn đồ ngọt. Nếu trẻ phải ăn sữa ngoài chọn sữa không có đường lactoza (free lactose).

Bữa ăn của trẻ cần đầy đủ các chất dinh dưỡng và năng lượng, nên cho trẻ ăn những thực phẩm dễ tiêu hoá như: thịt gà, thịt lợn nạc, sữa chua, sữa đậu nành, bí đỏ, cà rốt, chuối tiêu, hồng xiêm… nên thay mỡ bằng dầu ăn. Tránh không nên cho trẻ ăn những loại thức ăn khó tiêu như ngô, đỗ nguyên hạt, thực phẩm nhiều chất xơ. Ngoài ra có thể cho trẻ uống nước táo ép, hồng xiêm xay, chuối xay. Chú ý đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và giữ vệ sinh ăn uống. Nên cho trẻ ăn thêm 1 – 2 cốc sữa chua mỗi ngày.

Tác dụng của sữa chua đậu nành

Do dễ hấp thu và giữ được sự cân bằng vi khuẩn, sữa chua đậu nành có thể giúp những bệnh nhân loạn khuẩn đường ruột khỏi bệnh và hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Nghiên cứu cho thấy, sau 30 ngày dùng sữa chua loại này, hơn 90% bệnh nhân (cả người lớn và trẻ em) tăng 0,5-3 kg trọng lượng.

– Trẻ em 13-20 tháng tuổi dùng 150 ml, thời gian như trên. Các bữa ăn khác của trẻ vẫn được duy trì bình thường.

Có thể chế biến sữa chua này từ hạt đậu tương hoặc bột đậu tương sống.

Làm từ hạt đậu tương: Đậu hạt 100-150 g, đường 50-70 g, men Lactobacillus 20 g, nước 1 lít. Chọn những hạt đâu tương chắc và tốt, ngâm nước ấm 20-30oC trong 6-8 giờ, đãi sạch vỏ rồi xay nước (có thể xay bằng máy sinh tố, máy xay thịt quay tay hoặc cối đá). Sau đó lọc bỏ bã qua vải phin mỏng, cho đường vào. Đun sôi dịch sữa, để nguội 30-40oC rồi cho men (đã đánh nhuyễn) vào. Đổ sữa vào cốc sạch, cho vào tủ ấm ở nhiệt độ 40-50oC trong 2 giờ (nếu không có tủ ấm có thể ủ trong nước ấm 40-50oC). Khi mặt sữa đông mịn, đều là được.

Làm từ bột đậu tương sống: Bột đậu tương sống từ 60 – 65g, đường từ 50 – 70g, men Lactobacillus 20g, nước 1 lít.

Hòa tan bột đậu tương trong nước ấm 30-35oC rồi lọc qua phin mỏng. Các bước tiếp theo được thực hiện giống như cách trên.

Sản phẩm đạt yêu cầu có màu trắng, đông mịn, đông đều từ đáy cốc lên mặt sữa, vị hơi chua, béo ngậy. Có thể bảo quản sữa trong tủ lạnh 1-2 ngày.

Phòng tránh loạn khuẩn đường ruột cho trẻ

Để trẻ không bị rối loạn tiêu hóa, bạn cần chú ý đến chế độ ăn hợp lý và đúng giờ, cho trẻ ăn đồ ăn tươi và dễ tiêu hóa, uống nhiều nước, ăn nhiều rau quả, sữa chua. Hạn chế những thức ăn nhiều chất béo, chất đạm cũng như những thức ăn để lâu ngày, dễ ôi thiu.

Khi phát hiện bé có những triệu chứng rối loạn tiêu hóa tránh tự ý dùng kháng sinh, vì kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà các vi khuẩn có lợi cũng bị tiêu diệt khiến bệnh của bé càng nặng thêm.

]]>
https://meyeucon.org/22533/chung-loan-khuan-duong-ruot-o-tre/feed/ 0
Bé 5 tháng đi ngoài phân sống từ khi ăn dặm có đáng ngại không? https://meyeucon.org/15923/be-5-thang-di-ngoai-phan-song-tu-khi-an-dam-co-dang-ngai-khong/ https://meyeucon.org/15923/be-5-thang-di-ngoai-phan-song-tu-khi-an-dam-co-dang-ngai-khong/#comments Tue, 15 Feb 2011 22:47:11 +0000 https://meyeucon.org/?p=15923 Hỏi: Chào các bác sĩ. Con em 5,5 tháng bị đi phân lúc vàng lúc xanh, lỏng, mùi chua, có bọt và nhiều hạt xanh xanh đen đen, kéo dài 2 tuần rồi, ngày 1 lần. Tình trạng này bắt đầu khi cháu ăn dặm 1 bữa 30ml/ngày (bột ăn liền hoặc bột gạo xay nấu chín pha sữa, chuối chín). Xét nghiệm phân cho thấy phân sống và loạn khuẩn. Em cho uống Biolac 1 tuần không đỡ, từ hôm qua chuyển sang uống Enterogemina. Xin hỏi em nên cho cháu ăn uống thế nào và dùng thuốc gì?

Trả lời: Chào bạn, nếu bé đi tiêu phân lỏng 1 ngày 1 lần là chưa phải dấu hiệu tiêu chảy, nhưng cần hỏi thêm con bạn có kèm triệu chứng sốt, bỏ bú, sụt kí. Nếu không có các triệu chứng này và bé vẫn lên kí thì không phải lo lắng gì.

Cảm ơn bạn

]]>
https://meyeucon.org/15923/be-5-thang-di-ngoai-phan-song-tu-khi-an-dam-co-dang-ngai-khong/feed/ 7
Uống kháng sinh dài ngày ảnh hưởng thế nào đến tiêu hóa? https://meyeucon.org/15922/uong-khang-sinh-dai-ngay-anh-huong-the-nao-den-tieu-hoa/ https://meyeucon.org/15922/uong-khang-sinh-dai-ngay-anh-huong-the-nao-den-tieu-hoa/#respond Tue, 15 Feb 2011 22:43:17 +0000 https://meyeucon.org/?p=15922 Hỏi: Xin bac si vui long cho biet khi be dieu tri bang khang sinh nhieu thi co anh huong duong tieu hoa cua be khong? Co thuc an nao cai thien duoc duong tieu hoa cua be? Cam on bac si.

Trả lời: Chào bạn, nếu con bạn dùng kháng sinh dài ngày liên tục (thường 3-4 tuần trở lên) thì có thể gây rối loạn vi khuẩn đường ruột. Nghĩa là vi khuẩn có lợi sẽ giảm và vi khuẩn có hại sẽ tăng về số lượng và có thể gây tiêu chảy cho trẻ. Trong trường hợp này bạn nên tăng cường vi khuẩn có lợi cho trẻ bằng cách dùng Yaourt, cung cấp một số vi khuẩn lên men đường ruột. Nếu trẻ nhỏ đang bú sữa ngoài, bạn nên chọn loại sữa có Prebiotic vì Prebiotic rất cần thiết cho sự phát triển của vi khuẩn có lợi.

Thân ái,

]]>
https://meyeucon.org/15922/uong-khang-sinh-dai-ngay-anh-huong-the-nao-den-tieu-hoa/feed/ 0
Trẻ đi ngoài, phân máu, dịch nhầy thì phần lớn là bị lỵ https://meyeucon.org/15138/tre-di-ngoai-phan-mau-dich-nhay-thi-phan-lon-la-bi-ly/ https://meyeucon.org/15138/tre-di-ngoai-phan-mau-dich-nhay-thi-phan-lon-la-bi-ly/#comments Fri, 24 Dec 2010 23:24:44 +0000 https://meyeucon.org/?p=15138 Hỏi: Em có 1 bé gái 8,5 tháng nặng 8,1kg dài 70cm, mọc được 4 răng, đứng vững và đang tập đi, nói bi bô được vài từ như vậy bé có gầy không? Lúc được 6 tháng bé bị đi phân ra máu và hay nôn trớ em cho bé đi bệnh viện nhi đồng khám thì BS cho xét nghiệm phân và chỉ có ít khuẩn E.coli BS nói bị Kiết lỵ và cho thuốc điều trị cộng một số loại men tiêu hóa và uống sữa Lactofree nhưng uống mãi vẫn không khỏi, 1,5 tháng sau em lại cho bé đi xét nghiệm phân lại và cũng chỉ có ít khuẩn E.Coli thôi hỏi BS thì BS nói theo dõi triệu chứng lỵ và lại cho thuốc uống tiếp nhưng uống mãi cũng vẫn đi phân ra dịch nhầy máu.
Em đọc một số thông tin ở trên mạng thì được biết bé bị dị ứng với đạm sữa bò cũng có biểu hiện như vậy nên em đổi sữa ProSobee làm từ đạm đậu nành và không đường Lacto bé uống rất tốt và đi phân tốt thỉnh thoảng chỉ có tí dịch nhầy màu trắng thôi. vậy BS cho em hỏi như vậy là bé bị dị ứng đạm sữa bò đúng không, nếu bị dị ứng thì bao lâu bé mới uống lại sữa bò được, và các chế phẩm từ bò là bé hoàn tòan khôntg ăn được đúng không, em lo lắng lắm vì như thế bé sẽ không đủ dinh dưỡng và em có cần phải ho bé đi bệnh viện để khám nữa không? Đối với bé bị dị ứng sữa bò thì có phát triển bình thường như những bé không bị dị ứng không? Mong nhận được sự tư vấn của BS.

Trả lời: Nếu trẻ bị dị ứng với đạm bò thì chỉ đi ngoài phân lỏng thôi, chứ không thể có máu được, và đặc biệt trẻ hay bị nôn, bị đỏ mẩn quanh miệng khi uống sữa. Còn đi ngoài phân máu, dịch nhầy thì phần lớn là bị lỵ. Nhưng nếu ăn sữa đậu nành mà cháu hết đi ngoài thì cứ tiếp tục cho ăn, không sao cả, vì sữa đậu nành vẫn cung cấp đầy đủ chất đạm và các chất dinh dưỡng khác cho bé. Cũng có thể khi bé lớn lên hiện tượng dị ứng sẽ hết đi, chứ không phải là dị ứng mãi, ngoài ra chất đạm còn còn được cung cấp từ thịt, cá, tôm, cua, trứng… chứ đâu có phải chỉ từ sữa bò.

Bác sỹ Lê Thị Hải – Viện Dinh dưỡng Quốc gia

]]>
https://meyeucon.org/15138/tre-di-ngoai-phan-mau-dich-nhay-thi-phan-lon-la-bi-ly/feed/ 8
Bé viêm đường ruột do dùng nhiều kháng sinh https://meyeucon.org/14677/be-viem-duong-ruot-do-dung-nhieu-khang-sinh/ https://meyeucon.org/14677/be-viem-duong-ruot-do-dung-nhieu-khang-sinh/#respond Wed, 15 Dec 2010 23:03:00 +0000 https://meyeucon.org/?p=14677 Trẻ dùng nhiều kháng sinh sẽ nảy sinh nhiều tác dụng phụ không mong muốn như nhiệt miệng, nóng trong, da dẻ bị mẩn ngứa… đặc biệt loạn khuẩn đường ruột do lạm dụng kháng sinh là phổ biến nhất.


Trẻ dùng nhiều kháng sinh sẽ nảy sinh nhiều tác dụng phụ không mong muốn như nhiệt miệng, nóng trong, da dẻ bị mẩn ngứa… đặc biệt loạn khuẩn đường ruột do lạm dụng kháng sinh là phổ biến nhất.

Tiêu chảy có thể do nhiều nguyên nhân như: do vi trùng hoặc ký sinh trùng đường ruột, do chế độ ăn uống, hoặc có thể là loạn khuẩn đường ruột do lạm dụng kháng sinh… Nếu bé bị tiêu chảy khi đang điều trị một bệnh nào đó như viêm phổi, mà đã loại trừ hết các nguyên nhân khác thì có thể là loạn khuẩn đường ruột do kháng sinh. Đây là một tác dụng phụ không mong muốn khi dùng kháng sinh cho trẻ.

Bình thường trong đường ruột luôn tồn tại một quần thể vi khuẩn lành tính với nhiều loài khác nhau. Các vi khuẩn này luôn duy trì ở thế cân bằng, nhằm tăng cường quá trình tiêu hoá, hấp thụ chất dinh dưỡng, thải trừ các chất độc hại, kìm hãm và làm mất tác dụng của các vi khuẩn gây bệnh ở đường ruột. Khi sử dụng một hoặc nhiều loại kháng sinh mạnh có tác dụng lên nhiều loại vi khuẩn, với liều cao và kéo dài, thì các loài vi khuẩn lành tính nói trên cũng bị kháng sinh tiêu diệt, phá vỡ thế cân bằng gây ra hiện tượng loạn khuẩn, do đó thúc đẩy sự phát triển của các chủng vi khuẩn gây bệnh có sẵn hoặc mới xâm nhập, dẫn tới chứng tiêu chảy hoặc viêm ruột do kháng sinh.

Khi bị loạn khuẩn đường ruột, bé có triệu chứng phân lỏng, phân sống, đôi khi có lẫn chất nhày hoặc ít máu, đôi khi có cảm giác chướng bụng, sốt nhẹ. Nếu dùng thuốc chống tiêu chảy, thì các triệu chứng trên thuyên giảm, nhưng nếu ngừng thuốc thì lại tái phát trở lại. Với các trường hợp nhẹ, khi ngừng kháng sinh đang sử dụng thì triệu chứng thuyên giảm rõ rệt hoặc có thể khỏi hẳn. Trong trường hợp loạn khuẩn mà vẫn phải sử dụng kháng sinh hoặc bị loạn khuẩn nặng thì phải điều trị hỗ trợ thêm các thuốc “men tiêu hoá” chứa các loại vi khuẩn lành tính như: Antibio, Biosubtyl, Probio, Lacteol fort,… (có tác dụng cân bằng lại các chủng vi khuẩn đường ruột).

Nếu chứng loạn khuẩn không được điều trị sớm, có thể dẫn đến hiện tượng mất nước, rối loạn điện giải, duy dinh dưỡng, suy kiệt…

Nên cho bé đi khám lại nếu có dấu hiệu loạn khuẩn để được bác sĩ điều chỉnh lại kháng sinh, đồng thời thêm các loại thuốc hỗ trợ tiêu hoá khác.

]]>
https://meyeucon.org/14677/be-viem-duong-ruot-do-dung-nhieu-khang-sinh/feed/ 0
Sữa chua đậu nành chữa loạn khuẩn đường ruột https://meyeucon.org/14668/sua-chua-dau-nanh-chua-loan-khuan-duong-ruot/ https://meyeucon.org/14668/sua-chua-dau-nanh-chua-loan-khuan-duong-ruot/#respond Wed, 15 Dec 2010 16:48:27 +0000 https://meyeucon.org/?p=14668 Loạn khuẩn đường ruột là kết quả của việc dùng kháng sinh kéo dài. Các biểu hiện đặc trưng là đi ngoài phân lỏng, phân sống, lổn nhổn những thức ăn không tiêu hoặc có nhiều chất lầy nhầy như mũi. Bệnh nhân dễ bị suy dinh dưỡng; sức chống đỡ của niêm mạc ống tiêu hóa giảm, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại hoạt động.


Nhiệm vụ được đặt ra là phải điều trị tiêu chảy, lập lại cân bằng vi khuẩn đường ruột và khôi phục tiêu hóa. Đây là một công việc khá khó khăn. Tuy nhiên, trong những trường hợp này, việc bổ sung sữa chua đậu nành vào chế độ ăn của người bệnh lại có tác dụng rất tốt. Bệnh nhân sẽ hết đau bụng và đầy hơi, phân thành khuôn, đại tiện ngày 1 lần.

Do dễ hấp thu và giữ được sự cân bằng vi khuẩn, sữa chua đậu nành có thể giúp những bệnh nhân loạn khuẩn đường ruột khỏi bệnh và hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Nghiên cứu cho thấy, sau 30 ngày dùng sữa chua loại này, hơn 90% bệnh nhân (cả người lớn và trẻ em) tăng 0,5-3 kg trọng lượng.

Liều lượng cụ thể:

– Người lớn dùng 500 ml/ngày, chia làm 2 lần vào lúc 8h và 15h.

– Trẻ em 13-20 tháng tuổi dùng 150 ml, thời gian như trên. Các bữa ăn khác của trẻ vẫn được duy trì bình thường.

Cách làm sữa chua đậu nành

Có thể chế biến sữa chua này từ hạt đậu tương hoặc bột đậu tương sống.

Làm từ hạt đậu tương: Đậu hạt 100-150 g, đường 50-70 g, men Lactobacillus 20 g, nước 1 lít.

Đậu nhặt sạch tạp chất, ngâm nước ấm 20-30 độ C trong 6-8 giờ, đãi sạch vỏ rồi xay nước (có thể xay bằng máy sinh tố, máy xay thịt quay tay hoặc cối đá). Sau đó lọc bỏ bã qua vải phin mỏng, cho đường vào. Đun sôi dịch sữa, để nguội 30-40 độ C rồi cho men (đã đánh nhuyễn) vào. Đổ sữa vào cốc sạch, cho vào tủ ấm ở nhiệt độ 40-50 độ C trong 2 giờ (nếu không có tủ ấm có thể ủ trong nước ấm 40-50 độ C). Khi mặt sữa đông mịn, đều là được.

Làm từ bột đậu tương sống: Bột đậu tương sống 60-65 g, đường 50-70 g, men Lactobacillus 20 g, nước 1 lít.

Hòa tan bột đậu tương trong nước ấm 30-35 độ C rồi lọc qua phin mỏng. Các bước tiếp theo được thực hiện giống như cách trên.

Sản phẩm đạt yêu cầu có màu trắng, đông mịn, đông đều từ đáy cốc lên mặt sữa, vị hơi chua, béo ngậy. Có thể bảo quản sữa trong tủ lạnh 1-2 ngày.

]]>
https://meyeucon.org/14668/sua-chua-dau-nanh-chua-loan-khuan-duong-ruot/feed/ 0
Nguy cơ từ loạn khuẩn đường ruột ở trẻ https://meyeucon.org/1694/nguy-co-tu-loan-khuan-duong-ruot-o-tre/ https://meyeucon.org/1694/nguy-co-tu-loan-khuan-duong-ruot-o-tre/#comments Tue, 13 Apr 2010 02:59:38 +0000 https://meyeucon.org/?p=1694 Tất cả các bậc làm cho làm mẹ đều luôn luôn mong muốn con mình phát triển khỏe mạnh. Nhưng trong quá trình phát triển của mình trẻ vẫn có thể gặp phải các vấn đề nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và một trong các vấn đề nghiêm trọng đó là tình trạng loạn khuẩn đường ruột.

Khi còn trong bụng mẹ phôi thai pháp triển trong môi trường vô trùng đến khi ra đời, sau đó hệ vi khuẩn sẽ nhanh chóng xâm nhập vào cơ thể. Trong vòng 12 – 24 giờ sau khi đẻ, ống tiêu hóa của trẻ sơ sinh vẫn hoàn toàn vô khuẩn. Nhưng trong các ngày kế tiếp, kể từ ngày thứ 3 trở đi do tiếp xúc với môi trường xung quanh, do điều kiện ăn uống, vệ sinh mà các loài vi khuẩn bên ngoài sẽ xâm nhập qua mồn, mũi, họng, trực tràng và dần hình thành một hệ vi khuẩn phong phú trong ống tiêu hóa của trẻ.

Các vi khuẩn này tạo nên một hệ vi sinh vật trong điều kiện bình thường, chúng sống cộng sinh hay đối kháng với nhau và có lợi cho vấn đề tiêu hóa ở trẻ. Chúng pháp triển trên thức ăn đã được tiêu hóa hay trên những hợp chất được vật chủ (cơ thể trẻ) bài tiết vào trong hệ tiêu hóa.

Tác dụng tích cực của vi khuẩn đường ruột ở trẻ

Những vi khuẩn ký sinh tại đường ruột này đã góp phần tích cực trong quá trình chuyển hóa dinh dưỡng và cả trong vai trò bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của kẻ thù bên ngoài và có thể tạo ra các chất: ngăn cản các khối ung thư, bất hoạt virus, tạo ra các kháng thể và vitamin, làm giảm cholesterol…

a. Tác dụng tiêu hóa và chuyển hóa

Hệ vi khuẩn này đóng vai trò tiêu hóa chất bột và các chất xơ, xúc tiến quá trình “giáng hóa”  (phân hủy) protid, sản xuất các amin, thủy phân urê. Chúng còn giữ vai trò quan trọng làm chuyển hóa tại chỗ các chất cholesterol.

b. Tổng hợp vitamin

Các nhà khoa học đã chứng minh được qua các thực nghiệm rằng một số vi khuẩn sống trong ruột có khả năng tổng hợp các loại vitamin B1 và vitamin K ở manh tràng và đại tràng. Do vậy, sự có mặt của các loại vi khuẩn này là rất cần thiết giúp cơ thể trẻ hấp thụ các vitamin.

c. Vai trò chống khuẩn

Chính sự có mặtcác loại vi khuẩn đường ruột trong điều kiện bình thường đã giúp cơ thể trẻ chống lại các vi khuẩn gây bệnh khi chúng mới xâm nhập vào cơ thể trẻ qua ống tiêu hóa. Bên cạnh đó còn có tác dụng ức chế sự phát triển của virus đường ruột.

Các loại vi khuẩn đường ruột có các “khả năng” này là do chúng kích thích sản xuất ra kháng thể đồng thời kích hoạt hệ liên võng nội mạc là một tổ chức quan trọng tham gia vào cơ chế miễn dịch của trẻ.

d. Phân hủy các chất độc

Khi có sự xâm nhập của các chất gây độc cho cơ thể thì dưới tác dụng của các loại vi khuẩn này các chất độc một phần được phân hủy thành các nhóm ít gây độc hơn hay không gây độc cho cơ thể.

Tác dụng không mong muốn

Trong các điều kiện bất thường nào đó, hay trong những điều kiện bệnh lý, thì cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột này bị phá vỡ gây nên một trạng thái hoãn loạn làm thay đổi các quá trình chuyển hóa dinh dưỡng và sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể trẻ.

Từ một tạp khuẩn vô hại mà chúng đột nhiên trở nên có hại và gây hại cho cơ thể trẻ. Bởi khi có sự pháp triển quá độ của vi khuẩn có hại trong ống tiêu hóa của trẻ thì sẽ dẫn đến các rối loạn về gan, thận, gây xơ vữa động mạch, cao huyết áp, ung thư và lão hóa…

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng loạn khuẩn này ở trẻ trong đó có các nguyên nhân quan trọng nhất là việc trẻ dùng kháng sinh đường ruột nhiều và trong thời gian dài. Khi đó, trẻ sẽ có các biểu hiện sớm của loạn khuẩn như:

  • Rối loạn tiêu hóa kéo dài dẫn đến tình trạnh rối loạn dinh dưỡng nghiên trọng
  • Có dấu hiệu ỉa chảy kéo dài, phân lỏng, có bọt
  • Xuất hiện hội chứng lỵ do tụ cầu khuẩn.

Phòng ngừa và điều trị loạn khuẩn

Biện pháp phòng ngừa chủ yếu để đề phòng loạn khuẩn bạn nên áp dụng như:

  • Chế độ ăn hàng ngày đầy đủ dinh dưỡng.
  • Nếu có biểu hiện của loạn khuẩn ban đầu,bạn nên cho trẻ ăn cho trẻ ăn nhiều các loại thực phẩm chế biến từ đậu lành như đậu phụ, sữa đậu lành, sữa chua đậu lành…
  • Thận trọng khi dùng thuốc kháng sinh đường ruột cho trẻ em, không nên dùng các loại kháng sinh này quá 5 – 7 ngày và cần theo chỉ định của bác sĩ nếu bắt buộc phải sử dụng đến những loại kháng sinh này.
]]>
https://meyeucon.org/1694/nguy-co-tu-loan-khuan-duong-ruot-o-tre/feed/ 1