Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 23 Dec 2024 14:55:04 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Thai 32 tuần tuổi rồi, em nên làm gì? https://meyeucon.org/19831/thai-32-tuan-tuoi-roi-em-nen-lam-gi/ https://meyeucon.org/19831/thai-32-tuan-tuoi-roi-em-nen-lam-gi/#comments Fri, 04 Nov 2011 09:12:51 +0000 https://meyeucon.org/?p=19831 Hỏi: Em chào bs Thanh Hương. Em vừa đi khám thai theo định kỳ về, thai 32 tuần tuổi rồi ạ, cân nặng của em vẫn là 50kg không tăng cân, còn em bé được 1915g, bác sĩ nói con em phát triển tốt, em vẫn ăn uống rất tốt và thường uống sữa trước khi đi ngủ. Nhưng em có chút lo lắng không biết như vậy em có sao không nữa? bs cho em lời khuyên thêm nhé.

Trả lời: BS khám cho bạn đã nói đúng, ở 32 tuần tuổi như vậy là bé vẫn phát triển tốt, nhưng mẹ không lên cân nghĩa là cơ thể bạn đã rút dự trữ của mẹ để nuôi con đấy. Bạn cần bổ sung chế độ dinh dưỡng tinh hơn 1 chút, ăn chia nhỏ nhiều bữa, tăng cường Prôtein (đạm), tăng sữa 2 cốc/ngày.

Bạn đã làm xét nghiệm máu đánh giá thiếu máu do thiếu sắt chưa? Giai đoạn cuối thai kỳ thì xét nghiệm máu và huyết áp là cần thiết, bạn cần bổ sung viên sắt và can-xi phù hợp. Bạn nên duy trì tập thể dục nhẹ nhàng và tối đi dạo 30 phút để ngủ ngon hơn, tháng cuối hay mất ngủ lắm.

Chúc 2 mẹ con mạnh khỏe, mẹ tròn con vuông

]]>
https://meyeucon.org/19831/thai-32-tuan-tuoi-roi-em-nen-lam-gi/feed/ 17
Uống Obimin có cần uống thêm viên sắt ở 3 tháng cuối thai kỳ? https://meyeucon.org/19791/uong-obimin-co-can-uong-them-vien-sat-o-3-thang-cuoi-thai-ky/ https://meyeucon.org/19791/uong-obimin-co-can-uong-them-vien-sat-o-3-thang-cuoi-thai-ky/#comments Thu, 03 Nov 2011 11:28:14 +0000 https://meyeucon.org/?p=19791 Hỏi: Chào Mẹ Yêu Con và BS Thanh Hương. Xin cho tôi hỏi, tôi có thai được 25 tuần. Hàng ngày uống Obimin plus và Briozcal. Nay tôi muốn uống thêm sắt thì có được không? Nếu muốn xét nghiệm máu xem có thiếu sắt thì có cần phải nhịn đói ko? Khi uống 3 loại như thế thì uống như thế nào cho hợp lý. Vì tính tôi hay quên, nên tôi hay uống Obimin và Briozcal cùng 1 lúc sau buổi ăn trưa có tác hại nào không? Xin cám ơn BS Thanh Hương.

Trả lời: Obimin là tổng hợp nhiều loại vi chất và có hàm lượng sắt ferrous fumarate 90mg, tuy nhiên hàm lượng sắt và can-xi như vậy không đủ cho thai phát triển ở giai đoạn 3 tháng cuối. Do vậy nếu bác sĩ kê đơn cho bạn uống như trên thì bạn nên dùng thuốc theo đơn BS để phù hợp với nhu cầu phát triển thời kỳ này.

Viên sắt gây kích ứng dạ dầy vì vậy nên uống ngay cùng bữa ăn. Bạn xét nghiệm định lượng Hemoglobin trong máu thì không cần nhịn đói.

Chúc bạn mạnh khỏe

]]>
https://meyeucon.org/19791/uong-obimin-co-can-uong-them-vien-sat-o-3-thang-cuoi-thai-ky/feed/ 7
Chứng đau khung xương chậu khi mang thai và cách đối phó https://meyeucon.org/19443/chung-dau-khung-xuong-chau-khi-mang-thai-va-cach-doi-pho/ https://meyeucon.org/19443/chung-dau-khung-xuong-chau-khi-mang-thai-va-cach-doi-pho/#comments Sat, 08 Oct 2011 22:14:02 +0000 https://meyeucon.org/?p=19443 Theo các số liệu thống kê thì cứ 35 phụ nữ mang thai sẽ có một người mắc chứng đau khung xương chậu (rối loạn mu khớp xương). Nếu bạn chuẩn bị mang thai hoặc đang mang thai thì hãy tham khảo những kiến thức cơ bản về hiện tượng này.

Đau khung xương chậu là gì?

SPD (symphysis pubis dysfunction – đau khung xương chậu) là tình trạng rối loạn khung xương và có thể ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai. Triệu chứng này xuất hiện chỉ trong vòng 12 tuần đầu.

Hai nửa xương chậu trước của bạn được nối với nhau bằng một khớp nối gọi là mu khớp xương. Khớp nối này đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho khung xương chậu vững chắc khi bạn cử động cẳng chân. Nếu khớp này không chắc chắn, nó làm cho tất cả khớp nối còn lại trong khung xương chậu bị căng quá mức, gây đau khi cử động cẳng chân.

Suốt thời gian mang thai, dây chằng quanh khung xương chậu bớt căng ra cùng với lượng hooc-môn do nhau thai tiết ra và hooc-môn giới tính duy trì thai cho phép xương chậu cử động tự do hơn nhằm thích ứng với việc mang thai và chuẩn bị cho cơn trở dạ.

Chưa ai chứng minh được vì sao cùng mang thai nhưng ở một số phụ nữ gặp phải vấn đề này nhưng một số khác thì không. Tuy nhiên theo lý thuyết, khung xương chậu rất có thể bị trật khỏi sự liên kết, làm cho cử động bị giới hạn và kéo căng sụn ở mu khớp xương.

Triệu chứng

Phần trước khung xương chậu bị đau dữ dội, có thể vô cùng nhức nhối khi chạm vào. Đồng thời, bạn cũng bị đau hông, háng, bụng dưới và thậm chí thỉnh thoảng bạn còn nghe được tiếng lách cách đâu đó. Cơn đau còn tồi tệ hơn khi đi bộ hoặc cử động, đặc biệt là khi leo cầu thang.

Cách điều trị

Phải tính đến việc xem xét những vấn đề cơ bản để giải quyết triệu chứng như lệch liên kết. Nghiên cứu cho thấy rằng cách điều trị khác như thuật nắn xương hay còn gọi là phương pháp nắn khớp xương có thể cũng mang lại kết quả tốt nhất. Liệu pháp phản xạ này có thể giúp cải thiện triệu chứng nhưng không điều trị tận gốc nguyên nhân gây ra.

Những liệu pháp đối phó với SPD

–  Đặt một chiếc gối giữa hai cẳng chân và dưới bụng lúc ngủ giúp ổn định khung xương chậu.

– Bơi lội (tránh bơi ếch) và tập thể dục nhịp điệu dưới nước sâu.

– Tránh cúi người xuống bất cứ khi nào có thể, thử dùng cái gì đó để nhặt đồ vật và khi mặc đồ nên ở tư thế ngồi trên ghế.

– Trong trường hợp nghiêm  trọng, có thể  bạn cần dùng nạng để di chuyển.

Đau khung xương chậu có ảnh hưởng đến sinh sản?

Nếu tình trạng của bạn không trầm trọng, bạn vẫn có thể sinh con bình thường, nhưng bạn cần nhận biết khả năng mình có thể lựa chọn được khoảng cách giữa hai đầu gối được bao xa. Có lẽ bạn cũng nên thử những tư thế khác để xem tư thế nào là an toàn nhất cho bạn. Cơn đau có biến mất sau khi sinh không? Đối với hầu hết phụ nữ, vấn đề này sẽ biến mất ngay sau khi sinh hoặc sau sinh 6 tháng.

]]>
https://meyeucon.org/19443/chung-dau-khung-xuong-chau-khi-mang-thai-va-cach-doi-pho/feed/ 4
Nguy hiểm cuối thai kỳ: trúng độc khi mang thai https://meyeucon.org/19301/can-benh-o-cuoi-thai-ky-trung-doc-do-mang-thai/ https://meyeucon.org/19301/can-benh-o-cuoi-thai-ky-trung-doc-do-mang-thai/#comments Fri, 30 Sep 2011 22:28:12 +0000 https://meyeucon.org/?p=19301 Đây là bệnh dễ mắc nhất trong các loại bệnh ở cuối thai kỳ, và cũng là bệnh đáng lo ngại nhất. Nhưng nhờ đã áp dụng các biện pháp dự phòng sớm, dự phòng, điều trị sớm nên tỉ lệ tử vong của mẹ và thai nhi đã giảm đi rất nhiều.

Nguyên nhân

Tuy trúng độc khi mang thai là bệnh có tính nguy hiểm cao, nhưng đến nay, nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa rõ. Có thể giải thích đơn giản là khi mang thai cơ thể người mẹ không chịu nổi gánh nặng khi mang thai nên sinh ra rất nhiều trở ngại cho các chức năng khác của cơ thể, biểu hiện ra như một chứng bệnh kèm theo.

Triệu chứng

Trúng độc mang thai biểu hiện sau tháng thai thứ 7 – 8, chủ yếu có ba triệu chứng là phù thũng, cao huyết áp và nước tiểu abumin. Tuy nhiên, biểu hiện triệu chứng ở mỗi người cũng khác nhau, có người xuất hiện cả ba triệu chứng, nhưng cũng có người chỉ xuất hiện một triệu chứng.

Phù thũng là do nước có trong máu lọt qua mao mạch ra ngoài, tích tụ lại ở các tổ chức dưới da gây ra. Nếu thai phụ đứng cả ngày chỉ ở một tư thế cũng sinh ra phù thũng. Khi bạn bị phù thũng bình thường, hiện tượng này sẽ khỏi ngay sau khi bạn ngủ dậy. Nhưng, nếu sáng dậy bạn vẫn không thấy hết phù ở chân mà còn lan ra bàn tay, mặt, bụng… thì có khả năng là bạn đã trúng độc mang thai.

Do tuần hoàn máu bị trở ngại cũng có thể gây ra huyết áp cao. Nếu áp suất đo được khi đè ép trên 18,6kpa, khi thả lỏng trên 12kpa thì đặc biệt phải chú ý. Khi bị cao huyết áp, mạch máu có thể gây ra bong nhau thai sớm, vì vậy bạn nên hết sức cẩn thận.

Lúc mang thai, thận không phát huy hết được tác dụng, dù không phải là trúng độc mang thai thì cũng có lúc có hiện tượng nước tiểu abumin. Nếu bị trúng độc mang thai, trong nước tiểu sẽ có nhiều abumin và căn cứ vào thử nước tiểu có thể phán đoán chính xác.

Thông qua tín hiệu cân nặng tăng đột ngột, có lúc cũng chẩn đoán ngay là trúng độc mang thai. Nếu chứng độc mang thai bị nặng, cơ thể sẽ không đem đủ máu tới nhau thai, làm hạn chế sự phát triển của thai nhi. Khi người mẹ bị chứng này dễ bị đẻ non, dù có thể giữ thai tới gần ngày dự định sinh thì thậm chí khi sinh ra bé cũng chỉ giống như thai nhi mới được 8 tháng. Trẻ bị trúng độc mang thai sẽ yếu hơn so với trẻ thiếu tháng bình thường, tỉ lệ tử vong cao hơn, não kém phát triển hơn và tỉ lệ các chứng phát sinh do di chứng cũng cao hơn. Nếu triệu chứng này phát triển thêm một bước nữa, trong lúc mang thai hoặc trong lúc đẻ có thể dẫn tới co giật do mạch máu, não của trẻ bị co hẹp lại và khả năng tử vong của cả mẹ và thai nhi đều cao.

Hiện nay, chúng ta đã biết trúng độc mang thai có thể dẫn đến bệnh biến mạch máu DIC (máu đông trong các mạch máu) và bệnh máu không đông.

Mẹ trúng độc do mang thai thì tỷ lệ giữ được thai rất nhỏ hoặc khi sinh ra trẻ rất yếu, chậm phát triển toàn diện.

Chữa trị

Ngày nay, vẫn chưa có phương pháp nào có thể chữa được khỏi hẳn chứng trúng độc mang thai. Vì thế, các bà bầu nên chú ý:

– Đảm bảo trạng thái an toàn và yên tĩnh trong sinh hoạt hàng ngày.

– Chú ý ăn uống, đặc biệt phải hạn chế ăn muối (một ngày nên ăn dưới 7g muối).

– Dùng thuốc lợi tiểu, thuốc hạ huyết áp theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Khi triệu chứng tương đối nhẹ, nếu ở mức độ “có khuynh hướng trúng độc” thì phải hạn chế ăn muối và giữ yên tĩnh trong nghỉ ngơi, có thể sẽ làm các triệu chứng chuyển biến theo chiều hướng tốt. Mức độ hạn chế ăn muối, độ yên tĩnh trong nghỉ ngơi tuỳ theo triệu chứng để có cách quyết định điều chỉnh hợp lí. Tốt nhất người bệnh nên sinh hoạt và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Nếu triệu chứng phát triển thêm một bước nữa, bạn buộc phải dùng thuốc lợi tiểu và thuốc hạ huyết áp, hoặc lúc cần thiết phải dùng cả hai theo hướng dẫn của bác sĩ. Bạn cần vừa hạn chế ăn muối, giữ yên tĩnh, vừa phải uống các loại thuốc trên mới có thể điều trị bệnh này.

Khi triệu chứng nặng hơn nữa, thai phụ phải nằm viện để điều trị. Khi bạn nằm viện, bạn sẽ thoát khỏi áp lực trong các công việc hàng ngày nên sẽ giữ được yên tĩnh. Lượng muối ăn cũng sẽ được bác sĩ kiểm soát chặt chẽ nên đây là phương pháp tốt nhất để chữa trị chứng trúng độc mang thai.

Nếu chữa trị mà triệu chứng không chuyển biến tốt, hoặc sự phát triển của thai nhi không giống như dự định thì lúc đó không nên đợi đến tuần thứ 40 mới sinh. Thời gian sinh, phương pháp sinh nên căn cứ theo chỉ định của bác sĩ.

Dự phòng

Để dự phòng bệnh này, trước tiên phải kiểm tra định kì đều đặn bằng các phương pháp kiểm tra nước ối, nước tiểu… Khi bạn có các triệu chứng sau đây, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra:

– Phù bàn chân, bàn tay: Hàng ngày, vào mỗi buổi sáng khi thức dậy, bạn phải lưu ý xem mu bàn chân, ống chân có bị phù hay không. Nếu thấy phù, dùng ngón tay ấn, da thịt không hồi phục lại như cũ thì phải chú ý lập tức đến bệnh viện để kiểm tra. Nếu bạn bị phù ở cả mu bàn tay, có thể bệnh của bạn đã tương đối nặng.

– Tăng cân nhanh: Ở thời kì cuối mang thai, thường mỗi tuần cân nặng của người phụ nữ thường tăng khoảng 250 – 450g. Nếu vượt qua phạm vi này, bạn nên chú ý. Nếu trọng lượng hàng tuần tăng quá 500g là dấu hiệu báo động bị trúng độc mang thai.

– Đau đầu, chóng mặt: Ngoài ra, nếu bạn còn thấy cảm giác nặng đầu, mất ngủ, toàn thân mệt mỏi…

– Đau dạ dầy, buồn nôn, nôn mửa: giống triệu chứng đau dạ dày, ruột thừa khi phản ứng thai nghén.

– Nhìn không rõ: Có thể do huyết áp gây ra.

Điều quan trọng là hàng ngày bạn phải chú ý nghỉ ngơi và ngủ đầy đủ. Thai phụ nên ăn ít đồ mặn và cay, biết khống chế sử dụng các thức ăn có tính kích thích mạnh. Với người phụ nữ mang thai lần đầu, phụ nữ trên 35 tuổi mang thai, bà bầu quá mập, người có khuynh hướng cao huyết áp, người trước kia đã bị bệnh thận… là những người có khuyh hướng dễ bị trúng độc mang thai.

Hậu di chứng

Triệu chứng trúng độc mang thai sẽ giảm rất nhanh sau khi sinh đẻ, nhưng lại khó khỏi hoàn toàn, rất dễ để lại di chứng. Những chứng phù thũng, huyết áp cao, nước tiểu nhiễm abumin vẫn có thể xuất hiện nếu bạn không chú ý. Do đó, những người đã từng mắc bệnh trúng độc mang thai, sau khi sinh nên đi kiểm tra định kì để tiến hành chữa trị triệt để. Nếu không chữa trị triệt để thì lần mang thai sau có thể bị trúng độc mang thai sau có thể bị trúng độc mang thai ngay từ đầu thời kì mang thai.

]]>
https://meyeucon.org/19301/can-benh-o-cuoi-thai-ky-trung-doc-do-mang-thai/feed/ 1
Những chi phí cần chuẩn bị để đón bé yêu chào đời https://meyeucon.org/19256/nhung-chi-phi-can-chuan-bi-de-don-be-yeu-chao-doi/ https://meyeucon.org/19256/nhung-chi-phi-can-chuan-bi-de-don-be-yeu-chao-doi/#respond Wed, 28 Sep 2011 03:33:21 +0000 https://meyeucon.org/?p=19256 Khi dự định mang thai bạn thường suy nghĩ về thai kỳ, nghĩ đến đứa con trong tương lai của bạn. Có bao giờ bạn nghĩ đến việc cần phải chuẩn bị chi phí như thế nào để chào đón bé yêu chào đời trong điều kiện hiện nay? Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số gợi ý về những khoản chi phí trong thai kỳ, khi sinh con và những gì bạn cần chi tiêu trong thời gian ở cữ, từ đó bạn hãy lên kế hoạch tài chính cho mình thật hợp lý nhé!

Có nhiều khoản phải chi tiêu khi chuẩn bị đón bé chào đời

Chi phí thăm khám sức khỏe

Mặc dù rất dễ bị kích động về số lượng vô số các mặt hàng cũng như các dịch vụ chăm sóc cho thai kỳ của bạn, nhưng bạn cần tập trung tài chính cho việc chăm sóc sức khỏe của bạn và em bé trong thai kỳ là việc làm quan trọng nhất, bạn cần thường xuyên đi khám thai định kỳ và tuân theo chỉ dẫn của bác sỹ vì vậy bạn cũng cần dành dụm một khoản tiền nhất định để chi tiêu cho việc này. Tốt nhất bạn nên mua bảo hiểm Y tế trước khi có thai như thế bạn sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể, còn nếu bạn chưa mua được bảo hiểm y tế thì bạn cần phải có kế hoạch chi tiêu tiết kiệm để dành tiền ưu tiên cho vấn đề này.

Chi phí chăm sóc sức khỏe

Một trong những yếu tố quan trọng nhất của việc chăm sóc trước khi sinh là các loại vitamin trước khi sinh, trong đó có 400 mcg axit folic góp phần quan trọng trong việc ngăn ngừa một số khuyết tật bẩm sinh, giống như các khuyết tật ống thần kinh. Đây là một trong những chi phí cần thiết mà bạn cần phải làm trước khi bạn có ý định có thai. Tuy nhiên nếu bạn có thai mà chưa kịp thời bổ sung vitamin và axit folic thì bạn cần kịp thời bổ sung ngay khi phát hiện có thai, việc bổ sung các vitamin này cũng phải tuân theo sự chỉ dẫn của bác sỹ. Vì vậy bạn cần đầu tư tài chính cho việc này là một trong những khoản đầu tư quan trọng trong thai kỳ của bạn.

Chi phí cho việc ăn uống

Bên cạnh đó cũng còn một khoản chi phí rất cần thiết cho thai kỳ của bạn đó là chi phí cho việc ăn uống bồi dưỡng sức khỏe của bạn trong thời gian mang thai, nếu tài chính của bạn còn hạn hẹp bạn không nên chạy theo những món ăn đắt tiền mà bạn nên quan tâm đến chất lượng dinh dưỡng mà các thực phẩm có thể cung cấp cho bạn, có nhiều thực phẩm không đắt tiền, dễ kiếm tìm nhưng lại cung cấp cho bạn rất nhiều dinh dưỡng tốt cho thai kỳ của bạn như thịt nạc, cá, trứng, tôm, tim cật… một điều không thể thiếu la bạn cần ăn nhiều rau xanh và hoa quả để bổ sung vitamin cần rất cần thiết cho thai kỳ của bạn, những chi phí cho việc mua rau xanh và hoa quả không quá đắt, bạn không cần thiết phải tìm những hoa quả lạ và đắt để bồi dưỡng mà tốt nhất nên mùa nào thức ấy.

Bên cạnh đó là chi phí cho uống sữa trong thai kỳ, hiện nay trên thị trường có rất nhiều những loại sữa và các sản phẩm từ sữa dành cho bà bầu, nếu bạn có điều kiện để sử dụng các loại sữa đó cũng rất tốt nhưng nếu bạn không có điều kiện thì bạn có thể sử dụng sữa tươi, sữa chua… và ăn nhiều thực phẩm tự nhiên cũng rất có lợi cho thai kỳ.

Việc ăn uống có thể tùy vào tình trạng tài chính và sức khỏe của bạn để bạn lựa chọn món ăn nhưng bạn phải luôn luôn nghĩ đến việc ăn uống thế nào để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bạn và thai nhi của bạn.

Chi phí cho trang phục bà bầu

Các chi phí khác liên quan đến thai kỳ là trang phục trong thời gian mang thai, 3 tháng đầu thì hầu như bạn chưa có sự thay đổi gì đáng kể nên bạn hoàn toàn có thể sử dụng các trang phục như khi chưa mang thai, bạn chỉ cần mặc đồ không quá bó chật làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn nhưng từ tháng thứ 3 thì cơ thể của bạn dần dần thay đổi càng ngày sự thay đổi càng nhanh và rõ nét vì vậy lúc này bạn cần phải sử dụng những trang phục vừa phù hợp với tình trạng mang thai của mình, vừa đảm bảo thẩm mỹ lại đảm bảo sức khỏe của bạn và bé yêu. Hiện nay trên thị trường hãng thời trang cho bàu bầu đang ngày càng nhiều và đa dạng, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn được những bộ trang phục phù hợp với bạn, tuy nhiên điều bạn cần quan tâm là chất liệu của những trang phục này và kiểu dáng của nó phải đảm bảo sự thoải mái cho bạn. Khi mua sắm những trang phục này bạn cần lưu ý là cơ thể bạn thay đổi rất nhanh trong 6 tháng cuối của thai kỳ nên trang phục của bạn cũng cần linh hoạt, rất có thể bạn mua rất nhiều trang phục đắt tiền nhưng có những thứ chỉ dùng được một lần. Nếu bạn còn eo hẹp về tài chính thì bạn có thể tiết kiệm được những chi phí cho vấn đề này bằng cách bạn có thể sửa lại những quần áo cũ của mình hoặc tận dụng lại trang phục bầu của những người thân của bạn vừa mới sinh, đặc biệt không nên mua những trang phục quá vừa người khi bạn ở tháng thứ 3 đến thứ 6 vì sau đó có thể bạn không sử dụng được nó. Nếu bạn cần tiết kiệm thì quan tâm đến vấn đề này có thể giúp bạn tiết kiệm được khoản tiền cần thiết.

Chuẩn bị cho bé

Mua sắm chuẩn bị cho việc chào đón bé yêu là một việc làm cần thiết nhưng bạn cũng cần lên kế hoạch cụ thể về những gì là cần thiết cho em bé để bạn mua, tốt nhất trước khi đi mua bạn lên kế hoạch cụ thể về những đồ cần mua, bạn cần tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm về vấn đề này để tránh không mua phải những món đồ không cần thiết, có thể những món đồ có trị giá thấp nhưng không có tác dụng gì với bạn và bé yêu thì cũng rất lãng phí.

]]>
https://meyeucon.org/19256/nhung-chi-phi-can-chuan-bi-de-don-be-yeu-chao-doi/feed/ 0
Chọn ngày, giờ để sinh con để lại nhiều nguy cơ https://meyeucon.org/19093/chon-ngay-gio-de-sinh-con-de-lai-nhieu-nguy-co/ https://meyeucon.org/19093/chon-ngay-gio-de-sinh-con-de-lai-nhieu-nguy-co/#respond Sun, 18 Sep 2011 08:15:38 +0000 https://meyeucon.org/?p=19093 Yếu tố tâm linh là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến ngày càng nhiều sản phụ chọn phương pháp phẫu thuật thay vì sinh đẻ tự nhiên. Họ (và gia đình) quan niệm rằng việc phẫu thuật giúp họ lựa chọn được ngày sinh, tháng đẻ, giờ sinh, bác sĩ mát tay và số giường, số phòng… để sinh con quý tử, hợp tuổi với bố mẹ…

Nhưng có thật sự là ai sinh vào ngày, giờ “vàng” cũng tốt không? Và việc chọn ngày, giờ để sinh con có những ảnh hưởng như thế nào đến thai phụ và thai nhi?

 

Chọn giờ, ngày sinh tiềm ẩn nhiều nguy cơ với trẻ

Những con số đáng báo động

Theo nghiên cứu mới đây của nhóm bác sĩ Bệnh viện phụ sản TƯ và Trường Đại học Y Hà Nội, tỷ lệ mổ lấy thai ở nước ta đang có xu hướng tăng dần. Hiện, tỷ lệ này ở Bệnh viện phụ sản TƯ là gần 41%, Bệnh viện phụ sản Hà Nội là hơn 43%. Trong số 423 bà mẹ (ở hai quận Hoàn Kiếm, Gia Lâm) tham gia nghiên cứu, có 30,3% bà mẹ mổ lấy thai, trong đó, 14% muốn mổ lấy thai để chọn được ngày, giờ sinh tốt cho đứa trẻ và 16,7% là do chịu sự tác động từ phía gia đình…

Tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long có nhiều thời điểm tỷ lệ mổ đẻ chiếm tới 60% các ca sinh nở.

Con số thấp hơn, như ở Bệnh viện TP Hồ Chí Minh các ca mổ đẻ cũng chiếm trên 30%. Tại Bệnh viện Đà Nẵng, tỷ lệ này cũng trên 40% ca mổ đẻ. Trong khi đó, mức trung bình trên thế giới chỉ chiếm trên 10% tổng số các ca sinh.
Sinh mổ mang lại nhiều nguy cơ cho mẹ và con.

Nhiều nguy cơ cho mẹ và con

Theo các bác sĩ, có thể tiến hành các ca mổ đẻ trước từ mấy tuần tuổi, miễn sao đảm bảo theo tiêu chuẩn, chỉ định của ngành y tế. Nhưng việc can thiệp thai nhi sớm, chắc chắn làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của bào thai cũng như đứa trẻ sau này và cả người mẹ nữa.

Theo đó, dù nguyên nhân nào thì việc đứa trẻ chào đời do không được ra bằng đường tự nhiên (trẻ không đi qua ống âm đạo, phổi không bị ép để tống xuất các chất dịch) nên dạ dày và phổi có thể vẫn còn nước ối. Sự tồn ứ dịch trong phổi trẻ làm tăng nguy cơ suy hô hấp, gây bệnh màng trong.

Đây là các bệnh lý rất nặng ở trẻ sơ sinh, việc điều trị đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Ngoài ra, sự chuyển dạ của người mẹ sẽ sản sinh ra nhiều hormon giúp trẻ đề kháng tốt. Những trẻ sinh mổ không trải qua quá trình này sẽ thiếu những hormon cần thiết nên thường yếu hơn những trẻ sinh thường.

Việc sinh mổ còn có thể dẫn đến những biến chứng cho người mẹ trong lần mang thai sau, nhất là nguy cơ chửa ngoài dạ con, vỡ tử cung ở mẹ, nhau thai bám vào vết mổ cũ… rồi lần sinh con sau hầu như đều phải mổ, quá trình mang thai sau cũng phải theo dõi sát sao, căng thẳng hơn.

Vì vậy, trước khi đề nghị chọn ngày giờ sinh mổ, sản phụ cần tìm hiểu kỹ những ích lợi và tác hại của nó, lắng nghe những tư vấn của bác sĩ. Nếu bác sĩ không chỉ định mổ lấy thai, sản phụ nên sinh con theo cách tự nhiên. Bác sĩ sẽ chỉ định cho sinh mổ trong một số trường hợp như: thai quá to, người mẹ có bệnh nhiễm khuẩn có thể gây lây nhiễm cho bé trong khi sinh thường hay dị tật về cơ thể, mẹ mang thai nhiều bé cùng một lúc, trẻ bị tràng hoa quấn cổ có nguy cơ tử vong, thai ngược…

]]>
https://meyeucon.org/19093/chon-ngay-gio-de-sinh-con-de-lai-nhieu-nguy-co/feed/ 0
Thời kỳ “vàng” của trẻ https://meyeucon.org/14729/thoi-ky-vang-cua-tre/ https://meyeucon.org/14729/thoi-ky-vang-cua-tre/#comments Thu, 16 Dec 2010 14:37:52 +0000 https://meyeucon.org/?p=14729 Đó là thời gian 3 tháng cuối thai kỳ và 12 tháng sau khi sinh. Nếu người mẹ biết cách tác động thì sẽ có tác dụng rất tốt trong việc phát triển trí não, giúp trẻ thông minh hơn về sau

Người mẹ nào cũng muốn con mình sinh ra phải thông minh nhưng làm gì để đạt mục đích này thì họ thường lúng túng. Đó cũng là lý do khiến gần đây những tranh luận về “Phát triển trí não ngay từ khi mang thai” và “Di truyền có phải là yếu tố duy nhất quyết định trí thông minh của trẻ?” thu hút sự quan tâm của đông đảo bà mẹ trẻ mang thai.

Đặc biệt lưu ý 3 tháng cuối thai kỳ

Trước hết, cần khẳng định quan niệm trẻ thông minh là do di truyền, thừa hưởng thông minh từ bố hoặc mẹ là đã cũ bởi bên cạnh di truyền, dinh dưỡng và các kích thích từ môi trường bên ngoài đã được chứng minh là tác động không hề nhỏ đến trí não của trẻ.

Não của trẻ bắt đầu phát triển từ khoảng tuần thứ 8 của thai kỳ và nhanh nhất ở 3 tháng cuối thai kỳ cho tới lúc 1 tuổi. Ở 3 tháng cuối thai kỳ, não của trẻ có thể đạt đến 25% trọng lượng não người trưởng thành. Nếu lúc này thai phụ không quan tâm tác động thì sẽ phí mất cơ hội giúp con thông minh hơn trong tương lai.

Tất nhiên, để làm được điều này, không thể hoàn toàn gạt vai trò người cha và những người thân trong việc hỗ trợ cho người mẹ cả về thể chất lẫn tinh thần nhưng vai trò người mẹ vẫn là quyết định.

Do đó, việc thai phụ nắm rõ chu trình phát triển trí não của thai nhi sẽ rất có ích trong việc tác động giúp phát triển trí não của trẻ một cách tối đa. Do trí não của trẻ sẽ lần lượt đạt 25% đến 75% não người trưởng thành trong khoảng thời gian 3 tháng cuối thai kỳ và 12 tháng sau khi sinh nên đây là “thời điểm vàng” quyết định trực tiếp đến sự thông minh và các kỹ năng sống của trẻ sau này.

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng

Trí thông minh của trẻ không phải là thứ để có thể nhìn thấy ngay lập tức như cân nặng hay chiều cao mà cần quá trình hình thành và liên tục nuôi dưỡng, kích thích hợp lý và khoa học.

Điều này có thể làm được thông qua các kích thích từ môi trường và chế độ dinh dưỡng của mẹ lúc mang thai. Trong đó, dinh dưỡng là quyết định và là việc mà các bà mẹ có thể thực hiện dễ dàng.

Có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển trí não của trẻ chính là các dưỡng chất như docosa dexaenoic acid (DHA), choline, axít folic, sắt, kẽm, i-ốt, vitamin B12. Trong đó, DHA và choline là hai dưỡng chất đặc biệt quan trọng và tác động rất lớn đến sự phát triển trí não thai nhi.

Ở 3 tháng cuối thai kỳ, DHA tích tụ vào não của trẻ rất nhiều, tăng đến khoảng 3 – 5 lần cho tới khoảng 12 tuần đầu sau khi sinh. Những bào thai nhận DHA từ mẹ ít thì sau này sẽ có chỉ số IQ thấp hơn đến 20 điểm so với các thai nhi được cung cấp DHA nhiều hơn ngay từ khi trong bụng mẹ.

Còn với choline, đây là một dưỡng chất giúp phát triển cấu trúc não của trẻ, hỗ trợ trí nhớ và khả năng học hỏi của trẻ sau này. Ở giai đoạn gần sinh, choline có vai trò đặc biệt quan trọng với phát triển não và tủy sống, giúp trẻ “lấy đi” lượng dự trữ choline lớn từ mẹ thông qua nhau thai.

Cung cấp dưỡng chất theo giai đoạn

Thai phụ đừng nghĩ rằng bổ sung càng nhiều dưỡng chất thì con sẽ thông minh hơn. Nên nhớ là các dưỡng chất chỉ thực sự tốt khi người mẹ cung cấp theo lượng phù hợp ở từng giai đoạn, vì thời kỳ mang thai khác thời kỳ cho con bú. Ngay cả với 2 dưỡng chất quan trọng nhất như DHA và choline thì Hiệp hội Quốc tế về nghiên cứu axít béo và lipid và Viện Y khoa Hoa Kỳ cũng đều có các khuyến cáo về lượng sử dụng.

Thai phụ có thể tham khảo khuyến cáo sau đây của Bộ Y tế và các chuyên gia dinh dưỡng về nhu cầu một số dưỡng chất cần áp dụng mỗi ngày trong thai kỳ và thời gian con bú: Năng lượng cần: 300 kcal và 500 kcal; DHA dạng tạo sẵn: 300 mg (chung cho cả 2 giai đoạn); choline: 450 mg và 550 mg; axít folic: 600 mcg và 500 mcg; sắt: 60 mg và 48 mg; đạm: 25 g (chung cho cả 2 giai đoạn); kẽm: 3,4 mg – 20 mg và 4,3 mg -19 mg.

TS-BS Huỳnh Thị Thu Thủy (Phó Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ)

]]>
https://meyeucon.org/14729/thoi-ky-vang-cua-tre/feed/ 1
Mang thai 3 tháng cuối – các dấu hiệu thường gặp https://meyeucon.org/12565/mang-thai-3-thang-cuoi-cac-dau-hieu-thuong-gap/ https://meyeucon.org/12565/mang-thai-3-thang-cuoi-cac-dau-hieu-thuong-gap/#comments Wed, 22 Sep 2010 11:34:07 +0000 https://meyeucon.org/?p=12565 Ba tháng cuối thai kỳ là “tổng hòa của những mâu thuẫn”. Bạn tăng tốc cho giai đoạn về đích của thai kỳ nhưng lại quá mệt. Bạn khát nước nhưng lại thường xuyên phải vào nhà vệ sinh. Hãy nuông chiều bản thân – cả tâm trí nữa – theo cách thật nhẹ nhàng. Đây là những thay đổi bạn có thể gặp và cách để chăm sóc cho chính mình trong “tam cá nguyệt” quyết định của thai kỳ.

Mệt mỏi tăng dần

Không chỉ tải trọng cơ thể của bạn tăng từ 10-15kg (có khi còn hơn), mà tử cung đang nở lớn của bạn cũng khiến cho các cơ quan trong cơ thể phải sắp xếp lại, khiến bạn càng thêm căng thẳng. Bạn có thể sẽ cảm thấy suy kiệt một chút, nhưng bạn cũng muốn giữ được năng lượng của mình, vậy đây là những giải pháp cho bạn:

– Tập các bài tập thể dục nhỏ. Đi bộ quanh nhà là một cách; bơi lội hay yoga cho bà bầu cũng là lựa chọn tốt; nhưng hãy chắc rằng bạn luôn lắng nghe cơ thể mình, nếu bạn thấy nhanh mệt, hãy giảm cường độ xuống. Nếu bạn thấy quá mệt, đơn giản là cứ ngồi yên.

– Nghỉ ngắn trong lúc làm việc. Hãy kê cao chân và nếu có thế, hãy chợp mắt vài phút.

– Ăn ít một, chia làm nhiều bữa và ăn vặt (nhưng đủ chất). Thai phụ đi làm nên dự trữ một ít đồ ăn vặt tại nơi làm việc.

– Nếu bạn cảm thấy mức năng lượng của bạn vẫn quá thấp, hãy đến thăm khám bác sĩ vì bạn có thể bị thiếu máu và cần bổ sung sắt.

Đau lưng

Chiếc bụng lớn có thể phá tướng của bạn, và nội tiết tố relaxin có tác dụng làm lỏng gân khớp để phục vụ cho quá trình sinh nở, cộng hưởng làm tăng căng thẳng cho cơ thể của bạn. Có vài cách giúp bạn đánh lừa trọng lực và làm dịu các cơn đau:

– Bài tập khung chậu: Quỳ gối và chống cả hai tay xuống sàn, đẩy người bạn tới lui trong khi giữ lưng thẳng.

– Sử dụng đai đỡ bụng dưới và quần đặc biệt cho thai phụ.

– Khi ngủ, sử dụng thêm đệm hoặc gối đỡ bụng và lưng. Nếu bạn nằm ngủ nghiêng, chèn thêm gối vào giữa hai chân để tạo cân bằng cho hông. Đầu tư thêm gối chuyên dụng cho bà bầu không phải là quá xa xỉ, nhất là khi đệm nằm của bạn không khiến bạn thoải mái.

– Đề nghị mọi người xung quanh giúp đỡ và đừng ngại nhận lời nếu ai đó đề nghị giúp bạn mang vác thứ gì đó.

Tiểu tiện thường xuyên

Tử cung của bạn ép lên bàng quang nặng nề nhất vào 3 tháng cuối thai kỳ, điều này có nghĩa là bạn sẽ phải đi thăm nhà vệ sinh nhiều hơn hẳn trước đây. Điều này thực sự phiền toái nhiều hơn bạn nghĩ, tình trạng khó kiểm soát tiểu tiện (gọi nôm na là “són tiểu”) được ghi nhận ở hơn 40% thai phụ mang thai lần đầu. Cố gắng đặt ra ra thói quen đi tiểu theo giờ (mỗi 1-2 giờ), dù có thể lúc đó bạn chưa thực sự cần đi. Sau một tuần hoặc hơn, kéo dài quãng thời gian giữa những lần tiểu tiện lên 3 giờ. Một điều cũng rất quan trọng là bạn cần uống đủ 8 ly nước (khoảng 250ml / ly) mỗi ngày để giữ nước và ăn nhiều thức ăn giàu chất xơ để ngăn ngừa táo bón. Bạn cũng nên tránh thức uống chứa cafein, tác dụng lợi tiểu của chất này có thể khiến tình trạng “són tiểu” trầm trọng hơn.

Ợ nóng

Gần một nửa số thai phụ có biểu hiện ợ nóng. Do các nội tiết tố lưu chuyển khắp cơ thể bạn trong suốt thai kỳ, cơ phía trên bao tử – có nhiệm vụ ngăn chặn axit tiêu hóa bị đẩy lên thực quản – nới lỏng ra, khiến các chất dịch trào ngược trở lại. Hơn nữa, hiện tử cung của bạn đã chiếm gần hết khoang bụng và đẩy bao tử lên cao hơn về phía cổ, do vậy càng làm tăng thêm chứng ợ hơi. Làm thế nào để ứng phó với điều này? Hãy thử một vài gợi ý sau:

– Xác định rõ loại thực phẩm gây ra chứng ợ nóng của mình, thông thường là các thực phẩm giàu chất béo hoặc axit, sữa và các chế phẩm sữa đôi khi cũng là nguyên nhân làm tăng ợ nóng.

– Chia 3 bữa ăn chính thành 6 bữa nhỏ cho dễ ăn, ngồi thẳng khi ăn và tránh đi nằm ngay sau khi ăn hoặc ăn quá gần giờ đi ngủ.

– Tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ nhưng thường thì các thuốc kháng axit có ích bạn để ứng phó với chứng ợ nóng khi mang thai.

Sưng phù chân & giãn tĩnh mạch

Phù chân và bàn chân, cùng với chứng giãn tĩnh mạch do chất lỏng tập trung ở nửa dưới cơ thể. Trong giai đoạn mang thai các van mạch máu trở nên mềm hơn, khiến cho máu dồn ứ gây sưng đau, đó là tình trạng giãn tĩnh mạch. Cả khi những vết sưng mất đi, một số tĩnh mạch bị giãn sẽ vẫn còn đó và có thể phải nhờ đến phẫu thuật để loại bỏ. Để làm dịu cả hai tình trạng khó chịu này:

– Thường xuyên đặt cao chân, chuyển tư thế giữa đứng và ngồi, và không bao giờ bắt chéo chân. Tranh thủ nằm nghỉ khi có thế, tốt hơn là nên nằm nghiêng.

– Mang tất (vớ) chuyên biệt để phòng tránh và điều trị giãn tĩnh mạch chân.

– Không nên hạn chế lượng nước uống vào với mong muốn giảm thiểu sưng phù, cơ thể bạn sẽ càng tích nước nhiều hơn.

– Ngâm bồn: một số nghiên cứu chỉ ra rằng áp lực nước lên bàn chân có thể giúp bạn thấy dễ chịu hơn.

Co thắt tiền sản (dọa sinh)

Ở tháng thứ tám hoặc chín, bạn có thể cảm thấy các cơn gò Braxton-Hicks, tương tự như sự khởi động chuẩn bị cho quá trình sinh nở thực sự của bạn. Làm thế nào để phân biệt giữa dọa sinh và chuyển dạ? Những cơn co thắt giả có xu hướng bắt đầu từ phần bụng trước, cơn co chuyển dạ bắt đầu từ phía sau và lan vòng lên phía trước, thỉnh thoảng di chuyển từ trên xuống dưới. Cơn cơ chuyển dạ cũng tăng nếu bạn di chuyển vị trí, vì vậy thử di chuyển xung quanh để xác định lúc nào đến vào viện. Nếu bạn vẫn không thể biết có phải là cơn chuyển dạ hay không, tốt nhất là đến bác sĩ.

Những giấc mơ gây xúc động mạnh

Nhiều bà mẹ tương lai cho biết mình trải qua những giấc mơ đêm kỳ lạ về việc sinh nở. Bạn nhớ những giấc mơ nhiều hơn vì trong “tam cá nguyệt” này, bạn thức dậy giữa đêm nhiều hơn (để đi vệ sinh hay do em bé đạp trong bụng). Một số giấc mơ thường gặp ở các thai phụ trong giai đoạn cuối thai kỳ là:

  • Sợ mất con
  • Đau đẻ
  • Trở thành một người mẹ không tốt
  • Mất kiểm soát bản thân

Một vài hình ảnh trong giấc mơ có thể khiến bạn lo lắng, nhưng chúng hoàn toàn bình thường. Giấc mơ là sự tái hiện những gì bạn thấy sợ hãi và lo âu. Đừng căng thẳng vì những cảm xúc kỳ lạ này – hãy nói chuyện với bạn đời hoặc bạn thân để giải tỏa lo lắng. Chúng đơn giản chỉ là một cách thể hiện tâm trí khác với những thay đổi lớn mà bạn sắp đối mặt.

Kết luận

Khi bé yêu sắp ra đời, cơ thể bạn trải qua những thay đổi lớn nhất trong suốt thai kỳ. Đây là giai đoạn đầy xúc cảm, khi bạn chuẩn bị cho một thành viên mới của gia đình mình. Đừng quá gắng sức, hãy tập trung chăm sóc cho bản thân, nghỉ ngơi thật nhiều và chia sẻ âu lo với những người thân thiết, và cả bác sĩ của bạn nữa.

]]>
https://meyeucon.org/12565/mang-thai-3-thang-cuoi-cac-dau-hieu-thuong-gap/feed/ 54
Dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng cuối https://meyeucon.org/11590/dinh-duong-khi-mang-thai-3-thang-cuoi/ https://meyeucon.org/11590/dinh-duong-khi-mang-thai-3-thang-cuoi/#comments Sat, 21 Aug 2010 03:43:47 +0000 https://meyeucon.org/?p=11590 3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn thai nhi lớn nhanh nhất và mẹ cũng tăng cân nhiều nhất. Vì vậy dinh dưỡng trong 3 tháng cuối rất quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và bé.

Ăn uống khi mang thai 3 tháng cuối

Giai đoạn này bà bầu có thể tăng tới 6-7kg và cũng là giai đoạn thai nhi lớn nhanh nhất. Chế độ dinh dưỡng của mẹ trong giai đoạn này cũng phải tăng tương ứng, nhưng cũng phải hết sức hợp lý để tránh các nguy cơ tiểu đường, phù nề hoặc tăng cân quá mức. 4 nhóm thực phẩm cơ bản vẫn phải được đảm bảo đầy đủ:

  • Nhóm chất bột gồm: gạo, mì, ngô, khoai, sắn…
  • Nhóm chất đạm gồm: thịt, cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ…
  • Nhóm chất béo gồm: dầu, mỡ, vừng, lạc…
  • Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ gồm: rau xanh và quả chín.

Mỗi ngày, cơ thể mẹ cần khoảng 2550 kcal (giống giai đoạn 3 tháng giữa), do vậy khẩu phần ăn vẫn cần phải duy trì tốt như giai đoạn trước.

  • Khẩu phần ăn trong 2 tháng đầu trong giai đoạn này cần giữ tương tự như giai đoạn 3 tháng giữa, tuy nhiên khẩu phần đạm cần tăng hơn để bảo đảm sự phát triển của thai nhi. Có thể bổ sung đạm từ hải sản (nếu không bị dị ứng) thì rất tốt.
  • Tiếp tục cung cấp lượng axit béo cần thiết cho sự phát triển của não bộ thai nhi
  • Không nên thiếu rau xanh, quả chín trong mỗi bữa ăn
  • Cung cấp lượng vitamin dồi dào cho cơ thể gồm: chất sắt, canxi, magiê, kẽm, vitamin B, acid folic, vitamin A, C, E, D và beta-caroten bằng việc ăn uống đa dạng
  • Cần uống đủ nước mỗi ngày theo nhu cầu
  • Cố gắng duy trì các bữa ăn đều đặn, khoảng 4 giờ ăn một bữa và tránh bỏ bữa
  • Trong quá trình dinh dưỡng, cần có sự điều chỉnh ăn uống và dinh dưỡng theo sự yêu cầu của bác sĩ (đặc biệt là tháng cuối trước sinh) tránh tăng cân quá nhiều làm thai nhi quá to hoặc ăn uống thiếu chất dẫn tới thai nhi kém phát triển.
  • Bổ sung vitamin D từ thức ăn đặc biệt là trong giai đoạn mùa đông để đảm bảo đủ Canxi cho bé.

Việc sử dụng thuốc bổ, các viên vitamin là cần thiết, nhưng cần theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Vai trò của một số chất dinh dưỡng trong quá trình mang thai

  • Chất đạm (Protein): tăng trưởng tế bào và tạo máu có trong các thực phẩm như: thịt nạc, cá, thịt gia cầm, trứng, đậu đỗ, lạc, đậu phụ. Nhu cầu chất đạm cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai 3 tháng cuối là 70gr/ngày.
  • Chất bột đường: cung cấp năng lượng hàng ngày. Có trong bánh mì, ngũ cốc, khoai tây, hoa quả, rau, mì.
  • Canxi: làm cho răng và xương chắc khỏe, chống co cơ, chức năng thần kinh. Mỗi ngày thai phụ cần khoảng 1500mg canxi. Có trong sữa, bơ, cá ăn cả xương.
  • Chất béo (lipid): tốt cho hệ thần kinh, phụ nữ mang thai cần 70-80g/ngày. Chất béo có trong bơ, sữa, lòng đỏ trứng, dầu thực vật, thịt, cá béo (cá hồi, cá thu).
  • Chất sắt: vai trò của chất sắt trong việc phòng chống bệnh thiếu máu do thiếu sắt: Thiếu máu được coi là một yếu tố đe dọa sản khoa. Khi bị thiếu máu, người mẹ thường có nước da xanh, môi, mi mắt nhợt nhạt, người mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, khó thở khi gắng sức, gặp nhiều rủi ro khi đẻ; tỷ lệ đẻ non và tử vong sơ sinh cũng cao hơn. Chất sắt có nhiều trong các loại đậu đỗ, rau xanh (rau ngót, rau giền, rau khoai, rau bí), phủ tạng (tim, gan, bầu dục…), rất tốt để đề phòng thiếu máu.

Trong bữa ăn hằng ngày của người mẹ, ngoài gạo, ngô, các loại củ, rau quả tươi nên có thêm thịt, cá hoặc đậu, lạc, vừng… Trong 3 tháng cuối, mỗi ngày nên ăn thêm 1 quả trứng.

Những gì nên tránh?

  • Ăn kiêng: Đây là giai đoạn quan trọng, cần cung cấp đủ năng lượng cho mẹ và thai nhi, vì vậy tuyệt đối không được ăn kiêng.
  • Các chất kích thích, các loại nước giải khát công nghiệp tiếp tục được khuyến cáo không sử dụng
  • Lưu ý tới vấn đề tiểu đường khi các bà bầu tăng khẩu phần ăn, đây là bệnh rất thường gặp do các mẹ không kiểm soát được việc ăn uống.
  • Tránh ăn quá mặn, giảm bớt các loại gia vị cay
  • Ăn chín, uống sôi, hạn chế ăn ngoài đường, tránh các loại thực phẩm được khuyến cáo có nhiều chất bảo quản, thủy ngân…
  • Tránh đu đủ xanh, lô hội, mướp đắng, nhãn, nhân sâm, dưa hấu ướp lạnh… hay một số loại thức ăn được khuyến cáo ít sử dụng
  • Tránh uống nước lạnh, ăn nhiều kem khi mang thai bởi dễ gây co thắt huyết mạch
]]>
https://meyeucon.org/11590/dinh-duong-khi-mang-thai-3-thang-cuoi/feed/ 152
Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng cuối https://meyeucon.org/11588/nhung-dieu-can-biet-khi-mang-thai-3-thang-cuoi/ https://meyeucon.org/11588/nhung-dieu-can-biet-khi-mang-thai-3-thang-cuoi/#comments Sat, 21 Aug 2010 03:05:48 +0000 https://meyeucon.org/?p=11588 3 tháng cuối thai kỳ có nhiều biến đổi hơn so với 2 quý đầu, đặc biệt là sự tăng cân nhanh chóng của trẻ và những sự chuẩn bị của mẹ để đón con chào đời. Trong giai đoạn này, bạn nên bắt đầu nghĩ đến cách cho con bú, học cách phát hiện những dấu hiệu báo sinh và tìm hiểu những thông tin về sinh mổ.


Những thay đổi ở người mẹ

Một số khó chịu mà bạn gặp phải trong 3 tháng giữa thai kỳ sẽ tiếp tục xuất hiện ở giai đoạn này. Ngoài ra, nhiều thai phụ còn cảm thấy thở khó khăn hơn và cần phải vào phòng vệ sinh nhiều hơn trước. Nguyên nhân của hiện tượng này là do thai nhi phát triển lớn hơn và đè ép nhiều hơn vào các cơ quan trong cơ thể mẹ. Đừng lo lắng gì cả, đứa trẻ trong bụng bạn vẫn ổn và những vấn đề trên sẽ giảm bớt đi khi bạn sinh con. Các biến đổi liên quan đến thời kỳ này gồm:

Bụng

Tử cung to, đè vào nhiều cơ quan (như bàng quang, thận, dạ dày, ruột, cơ hoành, các mạch máu lớn trong ổ bụng) và ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan này. Tới cuối thai kỳ, bụng mang thai càng xệ xuống. Có thể cảm thấy thai đã vào vùng tiểu khung.

Tăng cân

Mọi sản phụ đều tăng cân ở những mức độ khác nhau. Trung bình, một sản phụ bình thường sẽ tăng khoảng nửa kg mỗi tuần, hoặc 2 đến 2,5 kg mỗi tháng trong 3 tháng cuối mang thai. Vào cuối thai kỳ, bạn có thể tăng trung bình khoảng từ 6 đến 7,5 kg. Trẻ sẽ nặng khoảng 3,4kg.

Vết giãn da

Một số phụ nữ dễ có vết giãn da (màu đỏ tía hay hơi đỏ tía) trên bụng, ngực, cánh tay, mông và đùi. Các vết rạn nứt thường nhạt đi, chuyển thành những dải dọc trên da, có màu xám nhạt nhưng thường không biến mất hoàn toàn.

Trứng cá

Nếu thai phụ từng có mụn trứng cá trong các thời kỳ hành kinh thì cũng có thể nổi trứng cá khi thai nghén. Trứng cá thực sự có thể tăng lên khi có thai vì nồng độ progesterone tăng đã kích thích sự bài tiết chất dầu của các tuyến dưới da.

Thay đổi các sắc tố ở da

Màu sắc da thay đổi ở một số vùng như cằm, má, mũi và trán. Da sẫm màu hơn do lượng oestrogen và progesterone tăng. Da ở những khu vực vốn đã sẫm màu nay càng sẫm hơn, nhất là quầng vú, núm vú, môi lớn và ít thay đổi kể cả sau khi sinh.

Nám da

Da mặt có màu sẫm rất đặc trưng của người có thai, hay gặp và càng rõ ở những phụ nữ da trắng và tóc đen, thường xuất hiện ở trán, vùng thái dương và giữa mắt. Vùng nám càng nặng hơn khi phơi nhiễm với nắng. Nám da thường hết hoàn toàn sau sinh.

Giảm bài tiết mật

Chứng tỏ chức năng gan có biến đổi liên quan đến thai nghén và có thể gây ngứa, thậm chí còn gây buồn nôn, nôn, mất khẩu vị, mỏi mệt và vàng da. Nếu bị ngứa nghiêm trọng vào cuối kỳ thai nghén thì cần kiểm tra chức năng gan. Có thể dùng thuốc nhưng tình trạng ứ trệ mật thường qua đi sau sinh.

Nổi mạch máu

Những mạch máu nhỏ nổi rõ, trông giống như những chân nhện có thể xuất hiện ở nhiều phụ nữ có thai. Nguyên nhân do tăng tuần hoàn máu và có thể do tăng oestrogen, thường thấy ở mặt, cổ, ngực hoặc cánh tay. Sau sinh vài tuần, hiện tượng này biến mất.

Cẳng chân hơi xanh và trông như bẩn

Nhất là khi thời tiết lạnh, da tạm thời biến màu do tăng bài tiết oestrogen ở một số người; Không đáng ngại vì sẽ hết sau sinh.

Giãn tĩnh mạch

Những tĩnh mạch ở khắp cơ thể sẽ giãn to hơn khi có thai để thích ứng với tăng thể tích máu. Với một số phụ nữ, sự thay đổi này có thể thấy rõ ở các tĩnh mạch nông cẳng chân; thường không nghiêm trọng nhưng gây khó chịu vì có thể lở loét, đau ở cẳng chân.

Ra mồ hôi và nổi ban đỏ

Phụ nữ có thai thường ra mồ hôi nhiều vì tác dụng của hormone đến các tuyến mồ hôi trên khắp cơ thể. Ra mồ hôi làm các ban đỏ dễ xuất hiện hơn. Có điều lạ là các vùng như nách, vú và cơ quan sinh dục lại ít ra mồ hôi khi có thai.

Phù nề

Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, nhiều phụ nữ thấy chân tay, mí mắt và mặt sưng húp, nhất là vào buổi sáng. Nguyên nhân chỉ đơn giản là do tăng lượng máu lưu thông. Tuy nhiên, nếu mắt sưng húp nhiều và tăng cân từ 2 kg mỗi tuần thì cần gặp bác sỹ. Tăng cân đột ngột và sưng húp mặt là dấu hiệu giữ nước quá nhiều (phù) thường kèm theo huyết áp cao hoặc có thể là dấu hiệu của tiền sản giật hoặc nhiễm độc thai nghén.

Tóc và lông

Về cuối thai kỳ, tóc có vẻ dày hơn và sau thời kỳ thai nghén có thể tạm thời bị rụng tóc. Khi có thai, giai đoạn nghỉ của quá trình mọc tóc có xu hướng kéo dài, lượng tóc rụng mỗi ngày ít hơn nên tóc dày ra. Sau khi sinh, giai đoạn nghỉ của tóc ngắn lại, tóc rụng nhiều hơn và bắt đầu mọc tóc mới. Khoảng 6-12 tuần sau sinh, tóc rụng nhiều hơn rõ rệt. Chỉ trong vài tháng, mái tóc trở nên mỏng hơn nhưng sau 6-12 tháng thì trở lại như cũ. Ở một số phụ nữ, nhất là những người vốn có nhiều lông trên cơ thể, lông sẽ mọc nhiều hơn khi có thai, rõ rệt nhất là ở mặt và các chi. Các hoóc môn do nhau thai bài tiết và sự tăng nồng độ cortisone đã kích thích tuần hoàn máu tới các nang lông. Hiện tượng mọc lông nhiều thường giảm đi trong khoảng 6 tháng nhưng có thể lập lại ở những lần thai nghén sau.

Một số cơ đau và khó chịu

Ngoài ra giai đoạn này có thể xảy ra một số cơn đau và khó chịu khác như ợ nóng, căng vú, khó ngủ…

Giấc ngủ trong 3 tháng cuối thai kỳ

Nguồn năng lượng của bạn sẽ có thể giảm xuống khi bạn ở tháng thứ 9 của thai kỳ. Do đó, bạn có thể bắt đầu hoạt động chậm lại. Đây là một hiện tượng bình thường. Điều quan trọng là bạn cần phải nghỉ ngơi đủ ngay cả khi có thể việc chìm vào giấc ngủ đối với bạn sẽ trở nên khó khăn hơn khi cơ thể bạn lớn hơn. Những cử động của thai nhi, việc phải chạy vào toilet thường xuyên và sự tăng chuyển hóa của cơ thể có thể làm giấc ngủ trở nên khó khăn hơn. Hãy thử những cách sau để có thể ngủ được trong 3 tháng cuối thai kỳ:

  • Tránh ăn nhiều trong vòng 3 giờ trước khi ngủ.
  • Tập những bài vận động nhẹ nhàng, chẳng hạn như đi bộ.
  • Tránh ngủ quá lâu vào ban ngày
  • Hãy nói chuyện với chồng, bạn, bác sĩ, hoặc nữ hộ sinh để làm giảm stress.

Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng cuối

Dinh dưỡng và ăn uống

  • Nhu cầu năng lượng của mẹ lúc này là 2550 kcal/ngày, tăng 350 kcal so với mức bình thường.
  • Bổ sung đạm, tinh bột, chất béo từ các nguồn thức ăn như đậu tương, đậu xanh, vừng lạc, thịt cá… để tăng đủ lượng dưỡng chất cho cơ thể
  • Tiếp tục duy trì chế độ ăn uống sạch sẽ, tránh chất kích thích (caffein, cồn…) và các thực phẩm có nguy cơ nhiễm thủy ngân, nhiễm chất độc hại.
  • Nên uống nhiều nước lọc, hạn chế đồ uống ngọt hoặc có ga
  • Nên ăn đều và có bữa phụ, tránh bỏ bữa hoặc ăn kiêng
  • Bổ sung vitamin D từ thức ăn, đặc biệt là mùa đông

Thuốc và vitamin

  • Các loại vitamin, khoáng chất vẫn có vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là để phát triển cho thai nhi, vì vậy các loại vitamin A,B,C,D…, các khoáng chất như canxi, sắt, kẽm… vẫn hết sức cần thiết.
  • Sử dụng thuốc vẫn phải theo chỉ định, không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả Đông Y.
  • Tránh những loại thuốc nhuộm tóc, thuốc bôi mặt…
  • Có thể bổ sung vitamin, khoáng chất theo nhu cầu, chẳng hạn vitamin D vào mùa đông, magiê nếu bị chuột rút, mất ngủ…

Khám thai

Tiếp tục đi khám thai đều đặn. Trong ba tháng cuối thai kỳ, các thai phụ thường đến gặp bác sĩ thường xuyên hơn. Từ tuần thứ 30 đến 38 của thai kỳ, hầu hết các bác sĩ sẽ đề nghị các thai phụ đến khám vào mỗi 2 tuần một lần. Sau 38 tuần, các thai phụ sẽ đến khám thai mỗi tuần 1 lần cho đến lúc sinh.

Khi sắp đến ngày sinh, hãy nêu những thắc mắc và những mối lo lắng của mình về quá trình sinh nở. Bạn và bác sĩ sẽ thảo luận với nhau về cách sinh của bạn. Một số thai phụ cần phải được mổ lấy thai. Đây là một phẫu thuật rạch một đường trên bụng và tử cung của bạn để lấy em bé ra.

Nếu bạn quyết định không sinh mổ mà sinh qua đường âm đạo, bạn nên trao đổi với bác sĩ về những mặt phải và trái của việc giảm đau. Một số thai phụ chọn cách giảm đau và một số khác lại muốn sinh con một cách tự nhiên, không cần giảm đau.

Quan hệ tình dục khi mang thai 3 tháng cuối

Hầu hết phụ nữ có thai không có thay đổi về nhu cầu và cảm xúc tình dục. Giao hợp không ảnh hưởng đến thai trừ một số trường hợp nên tránh, ví dụ như đang bị ra máu, ra nước (nghi do tổn thương màng ối), nhiễm khuẩn âm đạo, đau bụng do có cơn co. Cần có tư thế tình dục thích hợp trong 3 cuối thai kỳ để không ảnh hưởng đến thai. Trong thời gian sắp sinh cũng cần tránh quan hệ bởi khiến người mẹ mất sức, hơn nữa thai to cũng không thoải mái cho 2 người.

Trong vài tuần sau sinh, do người phụ nữ còn mỏi mệt, còn đau do tổn thương ở tầng sinh môn, thay đổi về nội tiết nên không ham muốn. Nhưng thông thường, 6-8 tuần lễ sau sinh, họ đã có thể quan hệ tình dục vì lúc này các cơ quan trong tiểu khung (tử cung, âm đạo) đã trở lại hình thể và vị trí như trước lúc có thai và sức khỏe người phụ nữ đã bình thường.

Giục sinh

Bạn có biết chỉ khoảng 5% trẻ được sinh ra đúng ngày dự sinh? Do đó, ngày sinh thật sự xảy ra sau ngày dự sinh là bình thường và hay gặp và không phải là một biểu hiện bất thường nào cả. Nhưng đôi khi, bác sĩ sẽ cảm thấy lo lắng về em bé và/hoặc sức khỏe của bạn. Trong những trường hợp này, các bác sĩ sẽ đề nghị bạn thực hiện những biện pháp giục sinh. Giục sinh là kỹ thuật làm cơn chuyển dạ xảy ra bằng những biện pháp nhân tạo. Hầu hết các bác sĩ sẽ chờ đợi 1 đến 2 tuần sau ngày dự sinh trước khi quyết định sử dụng biện pháp giục sinh. Một số lý do khiến các bác sĩ phải giục sinh bao gồm:

  • Mẹ bị những bệnh mạn tính như tăng huyết áp hoặc đái tháo đường có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của thai nhi.
  • Trẻ không phát triển bình thường
  • Mẹ bị vỡ ối, có nghĩa là màng bao quanh thai nhi bị vỡ nhưng hiện tượng co bóp để tống thai nhi ra ngoài không xuất hiện sau một khoảng thời gian được xem là an toàn.

Hầu hết các bác sĩ thực hiện các biện pháp giục sinh trong bệnh viện để bảo đảm sức khỏe của mẹ và bé. Có nhiều cách để làm tăng co bóp. Các bác sĩ có thể làm vỡ màng bao quanh thai nhi (màng ối). Họ cũng có có thể đặt thuốc có chứa hormon vào âm đạo của thai phụ. Cách thường dùng nhất là dùng một loại thuốc có tên là Pitocin để giục sinh. Pitocin là một loại hormon gây co bóp. Các thai phụ sẽ được tiêm Pitocin vào tĩnh mạch ở cánh tay hoặc bàn tay.

Quyết định nuôi con bằng sữa mẹ hay sữa bình

Nếu bạn vẫn chưa nghĩ đến việc mình sẽ nuôi con bằng sữa mẹ hay sữa bình thì đây là thời điểm bắt đầu nghĩ đến nó. Bạn nên tìm hiểu nhiều hơn về cả 2 lựa chọn trên để tự quyết định. Nuôi con bằng sữa mẹ tốt hơn nhiều so với sữa bột đối với sức khỏe của trẻ và của bạn.

Tìm hiểu những thông tin về nuôi con bằng sữa mẹ hoặc trao đổi với bác sĩ sản hoặc bác sĩ nhi khoa về đề tài này. Sau đó lựa chọn quyết định đúng cho bản thân mình.

Khi nào cần gọi bác sĩ

Trước ngày sinh, hãy bảo đảm rằng bạn đã nói chuyện với bác sĩ về cách thức liên lạc khi bạn chuyển dạ. Cũng rất cần thiết nếu như bạn làm quen trước với bệnh viện hoặc nơi bạn sẽ sinh con, cách đăng ký vào đó trước thời hạn. Bạn cũng nên biết rằng đôi khi bạn tưởng rằng mình đang chuyển dạ nhưng thật sự không phải như vậy (đây được gọi là hiện tượng chuyển dạ giả). Điều này xảy ra với nhiều sản phụ, do đó không nên cảm thấy xấu hổ khi đi đến bệnh viện và bảo đảm rằng mình đang chuyển dạ nhưng rốt cuộc lại được cho về. Luôn luôn là tốt hơn nếu bạn được khám bởi bác sĩ sớm hết mức có thể khi chuyển dạ bắt đầu xảy ra. Dưới đây là một số dấu hiệu của cơn chuyển dạ thật sự:

  • Cơn co bóp diễn ra thường xuyên hơn và mạnh hơn, những khoảng nghỉ giữa các cơn cũng ngắn dần đi.
  • Đau vùng thắt lưng không giảm. Bạn cũng có thể cảm thấy những triệu chứng tương tự như trong giai đoạn trước khi có kinh kèm với co thắt.
  • Vỡ ối (có thể làm nước ối chảy ào ạt hoặc nhỏ giọt liên tục) và bạn sẽ cảm thấy các cơn co bóp.
  • Xuất tiết dịch có lẫn máu (màu nâu hoặc đốm máu). Đây là nút dịch chẹn ở cổ tử cung. Cơn chuyển dạ có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào hoặc vài ngày sau.
  • Cổ tử cung sẽ dãn ra (mở cổ tử cung) và trở nên mỏng hơn và mềm hơn (còn được gọi là xóa cổ tử cung). Khi khám khung chậu, bác sĩ có thể phát hiện được khi hiện tượng này xảy ra.
]]>
https://meyeucon.org/11588/nhung-dieu-can-biet-khi-mang-thai-3-thang-cuoi/feed/ 105