Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Jul 2024 02:18:03 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Ăn uống và bổ sung dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng đầu https://meyeucon.org/11098/an-gi-khi-mang-thai-3-thang-dau/ https://meyeucon.org/11098/an-gi-khi-mang-thai-3-thang-dau/#comments Fri, 17 Oct 2014 00:00:01 +0000 https://meyeucon.org/?p=11098 Muốn thai nhi khỏe mạnh, muốn con giỏi thông minh thì khi mang thai chị em phải có một chế độ dinh dưỡng thật hợp lí và khoa học, nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu. Vậy cần có một chế độ ăn uống như thế nào là tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi? Xin mời các chị em cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu trong lĩnh vực này khuyên rằng trong bữa ăn hàng ngày của chị em cần bổ sung đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng chính sau:

  • Chất bột: có nhiều trong gạo, ngũ cốc, khoai, các loại đậu…
  • Chất đạm (protein): có nhiều trong các loại thịt, cá, sữa, các loại đậu đỗ…
  • Chất béo: mỡ, dầu thực vật, bơ…
  • Vitamin và chất xơ: các loại rau xanh, trái cây…

Khi bổ sung dinh dưỡng thì một trong những điều chị em cần chú ý nhất là phải cân đối hài hòa giữa chất bột, chất đạm và chất béo cho cơ thể:

  • Nếu khi mang thai chị em có sức khỏe tốt và đủ chất thì nên không nên bổ sung quá nhiều dinh dưỡng vào thời điểm này. Tuy nhiên, nếu chị em có sức khỏe không tốt lắm thì phải cố gắng ăn nhiều hơn bình thường để đảm bảo sức khỏe cua mẹ và sự phát triển của thai nhi.
  • Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều chất xơ từ rau, củ, quả.
  • Cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, mỗi ngày chị em nên uống ít nhất khoảng 2 lít.
  • Để tránh tình trạng sợ ăn, nôn hoặc là buồn nôn chị em nên nhiều bữa trong ngày.

Bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể

  • Canxi: Giúp hoạt động hệ thần kinh và đông máu bình thường cho mẹ, hình thành hệ xương và răng vững chắc cho bé. Có nhiều trong sữa, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ…
  • Axit folic: Giảm nguy cơ bị khuyết tật bẩm sinh hệ thần kinh và cột sống ở trẻ sơ sinh. Có nhiều trong, súp lơ xanh, măng tây, quả bơ…
  • Sắt: Là thành phần không thể thiếu trong việc sản sinh hồng cầu, ngăn ngừa thiếu máu. Chứa nhiều trong thịt đỏ, thịt bò, thịt gà, trứng… Chị em cần bổ sung thêm ít nhất 15gr sắt mỗi ngày.
  • Các vitamin: Các vitamin giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng, chống loãng xương, tránh việc còi xương ở trẻ, hạn chế tình trạng xuất huyết ở mẹ bầu… Các vitamin chứa nhiều trong các loại rau xanh và hoa quả tươi.
  • Nếu muốn bổ sung vitamin và khoáng chất thông qua thuốc thì chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước nhé!

Chế độ ăn uống nên tránh

  • Không nên uống rượu và đồ uống có cồn.
  • Không nên dùng nhiều đồ uống có ga, có chứa cafein và cocain.
  • Thay đổi thói quen thường xuyên ăn mặn vì khi có thai ăn nhiều muối sẽ dẫn đến huyết áp cao và phù, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ và con.
  • Tránh ăn các loại rau sống không rõ nguồn gốc.
  • Nên tránh các sản phẩm từ sữa, bơ, phomat chưa qua tiệt trùng;,cá, thịt, trứng còn tái, thức ăn ôi thiu, mốc, có mùi lạ…
  • Hạn chế sử dụng các loại cá có nguy cơ chứa thủy ngân cao (cá thu, cá mập, cá kiếm). Thủy ngân nhiễm trong cá nếu tích lũy quá nhiều có thể gây tổn thương đến não của thai nhi.
  • Ăn ít những loại thực phẩm có khả năng gây động thai, sinh non như đu đủ xanh, táo mèo, long nhãn, đào, gừng, ớt, rau sam…
]]>
https://meyeucon.org/11098/an-gi-khi-mang-thai-3-thang-dau/feed/ 268
Tuần thứ tư của thai kỳ https://meyeucon.org/20299/tuan-thu-tu-cua-thai-ky/ https://meyeucon.org/20299/tuan-thu-tu-cua-thai-ky/#respond Mon, 28 Nov 2011 03:55:00 +0000 https://meyeucon.org/?p=20299 Đây chính là tuần thứ 2 của thai nhi tính từ khi bạn chính thức thụ thai. Lúc này, em bé của bạn đang là một phôi thai và sẽ di chuyển từ vòi trứng vào tử cung. Phôi sẽ tìm một vị trí phù hợp để bám vào thành tử cung. Khi đã “chắc chân”, phôi bắt đầu tách thành 2 nhóm tế bào: một nhóm phát triển thành nhau thai còn nhóm kia sẽ phát triển thành cơ thể em bé.

Tại thời điểm này, kích thước của phôi chỉ to bằng cái đầu kim. Những thai nhi khác nhau thì có kích thứơc khác nhau từ 0,36 mm đến 1mm. Phôi có 3 lớp, lớp trong cùng gọi là lá phôi trong, phần này sẽ phát triển thành phổi, gan và hệ thống tiêu hóa… của bé. Phần giữa gọi là lá phôi giữa, phần này sẽ phát triển thành xương, cơ, thận, bộ phận sinh dục và tim… Phần ngoài cùng là lá phôi ngoài, sẽ tạo nên các mô và các cơ quan như: da, tóc, mắt và hệ thần kinh.

Nếu phôi không tìm được chỗ nào an toàn để bám vào thành tử cung, trứng đã thụ tinh sẽ thoát ra ngoài khi bạn có kinh nguyệt (vào khoảng cuối tuần thứ 4 này). Đôi khi, điều này xảy ra nhưng bạn không hề biết là mình đã có thai. Ngược lại, nếu phôi đã bám được vào thành tử cung, nhưng sau đó vì lý do nào đó phôi lại không bám được nữa, bạn có thể sẽ thấy như bị băng kinh (ra máu rất nhiều), có thể kéo dài đến 10 ngày. Hiện tượng này gọi là bị sẩy thai.

Thể vàng

Khi bạn rụng trứng, trứng rời khỏi buồng trứng. Khu vực trên buồng trứng, nơi chứa trứng được gọi là thể vàng. Nếu bạn có thai thì nó được gọi là thể vàng của thai kỳ. Thể vàng được hình thành ngay sau khi trứng rụng tại vị trí nang bị vỡ và nhả trứng ra. Nhìn bề ngoài, nó giống như túi chất lỏng, trên buồng trứng. Nó trải qua một sự phát triển nhanh về các mạch máu trong quá trình chuẩn bị sản sinh ra các hoocmon, chẳng hạn như progesteron nhằm hỗ trợ quá trình mang thai trước khi nhau thai tiếp quản.

Thể vàng được cho rằng rất cần thiết trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, vì nó có chức năng sản xuất ra progesteron. Vào khoảng tuần thứ 8 cho đến tuần thứ 12 của thai kỳ, nhau thai mới tiếp quản chức năng này. Thể vàng chỉ có thể kéo dài trong khoảng thời gian là 6 tháng của thai kỳ, tuy nhiên khi chúng teo lại thì vẫn có thể tìm thấy được trong suốt thai kỳ. Các ca mang thai vẫn có thể thành công khi thể vàng được tiêu đi do có những túi nang đã vỡ trong thời gian của ngày thứ 20 sau một chu kỳ kinh hoặc trong thời gian của quá trình cấy ghép.

Đây là lúc bạn thử thai

Lúc này, nếu bạn tiến hành thử máu, hoặc thử nước tiểu sẽ cho kết quả dương tính, vì phôi thai sẽ tiết ra chất hCG (human Chorionic Gonadotropin) là hoóc môn sinh sản. Thử nước tiểu chính là thử sự có mặt của hoóc môn này, tuy nhiên phương pháp thử nước tiểu thường không chính xác bằng thử máu.

Có phải bạn đang thực sự có thai không?

Nếu bạn cảm thấy xuất hiện các triệu chứng như: Ngực căng, đau xương, mệt mỏi, buồn nôn và nhiều dấu hiệu khác giống như lúc bạn có kinh nguyệt, hoặc bạn cảm thấy rất thèm ăn một loại thực phẩm nào đó thì cũng là dấu hiệu báo cho bạn biết là mình đã có thai.

Vào thời điểm này, việc mang thai của bạn vẫn chưa thể hiện ra bề ngoài cơ thể. Bạn chưa tăng cân và các vòng đo cũng chưa có gì thay đổi.

Bạn nên kiêng kị như thế nào vào thời gian này?

Bạn đặc biệt cần tránh ăn phomát mềm, thịt hun khói và các loại thức ăn chưa được nấu chín, vì các thức ăn này thường chứa nhiều vi khuẩn, gây tổn hại đến phôi thai và thậm chí có thể dẫn đến sảy thai. Ngoài ra, bạn cũng không nên uống rượu, bia, các loại nước có ga và không sử dụng ma túy, hút thuốc lá, hạn chế sử dụng cà phê, chè, tránh làm việc quá sức…

]]>
https://meyeucon.org/20299/tuan-thu-tu-cua-thai-ky/feed/ 0
Túi ối nhỏ hơn tuổi thai có nguy hiểm gì không? https://meyeucon.org/19834/tui-oi-nho-hon-tuoi-thai-co-nguy-hiem-gi-khong/ https://meyeucon.org/19834/tui-oi-nho-hon-tuoi-thai-co-nguy-hiem-gi-khong/#comments Fri, 04 Nov 2011 11:25:37 +0000 https://meyeucon.org/?p=19834 Hỏi: Em chào Meyeucon.org, chào BS Thanh Hương. Tính theo ngày đầu của kỳ kinh cuối thì đến nay em đã chậm kinh 7 tuần nhưng đi siêu âm thì kết quả là thai được 6 tuần 3 ngày, như vậy là kết quả siêu âm sai ạ hay do chu kỳ kinh của từng người? Kết quả siêu âm cũng cho biết đã có tim thai, túi ối tròn đều nhưng túi ối nhỏ hơn tuổi thai. Bác sỹ cho em hỏi túi ối nhỏ hơn tuổi thai thì có nguy hiểm không ạ? Em phải làm những gì ạ? Mong nhận được lời khuyên từ bác sỹ! Em xin cảm ơn!

Trong giai đoạn đầu thai kỳ cần lưu ý đặc biệt các bệnh truyền nhiễm

Trả lời: Chào bạn. Bạn không nên quá lo lắng vì bạn mới đang ở giai đoạn đầu thai kỳ, việc siêu âm thì máy đã lập trình sẵn nên khi đo kích thước túi ối sẽ tính tương ứng tuổi thai, như vậy túi ối con bạn nhỏ hơn 3-4 ngày nhưng đã có tim thai là tốt rồi (chưa kể còn do sai số kỹ thuật đặt con chỏ vào vị trí đo) bạn không cần phải lo lắng gì nhiều.

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ này bạn cần chú ý nhất là các bệnh truyền nhiễm như cúm, Rubella v.v… rất nguy hiểm đối với thai nhi, cần tránh xa những nơi đông người nhất là giai đoạn có dịch bệnh, giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ và rửa tay bằng xà phòng. Lưu ý thêm tới dinh dưỡng vì giai đoạn nghén rất khó chịu và không ăn được nhiều. Bạn cũng cần tìm hiểu thêm các thông tin để chuẩn bị thật tốt cho giai đoạn sau của thai kỳ nữa nhé.

Chúc 2 mẹ con vui khỏe

]]>
https://meyeucon.org/19834/tui-oi-nho-hon-tuoi-thai-co-nguy-hiem-gi-khong/feed/ 1
Những lưu ý khi khám thai lần đầu https://meyeucon.org/18698/nhung-luu-y-khi-kham-thai-lan-dau/ https://meyeucon.org/18698/nhung-luu-y-khi-kham-thai-lan-dau/#comments Thu, 25 Aug 2011 03:57:20 +0000 https://meyeucon.org/?p=18698 Một số phụ nữ không đi khám thai sớm khi đã phát hiện mình có bầu vì nghĩ thai còn nhỏ, chưa quan sát được gì. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên sản phụ khoa, việc bạn không đi khám thai sớm có thể dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc như sẩy thai sớm, thai lưu do bất thường ở tử cung hay do gien.

Để tránh tình trạng trên, bạn nên đi khám thai sớm để biết thai kì phát triển khỏe mạnh hay không để can thiệp kịp thời.

Khi phát hiện có thai, bạn cần đi khám càng sớm càng tốt.

Khám thai lần đầu khi nào?

Bác sĩ Hồ Thị Ngọc, chuyên khoa sản, Bệnh viện FV, tư vấn: “Ngay khi nghi ngờ mình có thai với các dấu hiệu như trễ kinh và dùng que thử thai thấy có hai vạch hồng, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt. Điều này giúp chẩn đoán thai bình thường hay có vấn đề như nằm ngoài tử cung, không có tim thai… để có biện pháp xử lý. Lần khám này nên thực hiện trước khi thai kỳ được tám tuần.”

Lần khám thai đầu tiên rất quan trọng vì bác sĩ sẽ dự đoán tuổi thai, xác định ngày dự sinh. Việc khám thai trong ba tháng đầu thai kỳ giúp chẩn đoán được ngày dự sinh chính xác hơn những tháng giữa và cuối thai kỳ.

Những vấn đề mà bạn cần quan tâm

Bên cạnh việc cung cấp các thông tin về sức khỏe bản thân cho bác sĩ biết, bạn còn được chỉ định thực hiện một số thăm khám và xét nghiệm quan trọng gồm:

– Khám tổng quát về sức khỏe như cân nặng, đo huyết áp, khám phụ khoa. Nếu gần đây bạn chưa làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung (Pap smear), có thể bác sĩ sẽ cho bạn làm xét nghiệm này để kiểm tra phát hiện tế bào bất thường. Xét nghiệm huyết trắng để kiểm tra xem bạn có mắc các bệnh lây qua đường tình dục như Chlamydia và bệnh lậu để điều trị kịp thời.

– Thử nước tiểu để kiểm tra bạn có bị nhiễm trùng đường tiểu và một số bệnh khác.

Xét nghiệm máu để biết nhóm máu và xem bạn có thể bị thiếu máu hay không. Xét nghiệm này còn giúp tầm soát các bệnh viêm gan B hay HIV. Nếu phát hiện có vi-rút, bác sĩ sẽ có biện pháp can thiệp, chữa trị trong lúc bạn mang thai để giảm thiểu khả năng lây bệnh cho con.

Bạn có thể hỏi bác sĩ một số vấn đề như:

– Tôi nên ăn loại thực phẩm và cần tránh loại nào? Tôi có thể đi du lịch vào lúc này không? Tùy tình trạng sức khỏe của bạn và thai nhi, bác sĩ sẽ tư vấn những điều nên làm.

– Quan hệ vợ chồng trong lúc mang thai cần sự nhẹ nhàng và đúng tư thế. Nếu cảm thấy lo lắng, bạn đừng ngại hỏi bác sĩ để được tư vấn cách quan hệ đảm bảo an toàn cho bạn và thai nhi.

Chuẩn bị trả lời câu hỏi của bác sĩ

Trong lần khám đầu tiên, bạn cần chuẩn bị thông tin để trả lời một số câu hỏi của bác sĩ như:

– Bạn có triệu chứng hay vấn đề gì bất thường kể từ kỳ kinh nguyệt cuối hay từng có vấn đề gì về sản phụ khoa không?

– Đây là lần mang thai thứ mấy? Nếu là lần thứ hai, bác sĩ sẽ hỏi bạn lần mang thai trước có gặp vấn đề như bỏ thai, sẩy thai không? Lần trước sinh thường hay mổ?

– Bạn có bệnh mãn tính nào không? Bạn dùng thuốc gì để chữa bệnh?

– Bạn có uống thuốc, thực phẩm chức năng nào trước khi mang thai?

– Gia đình bạn có người nào bị bệnh hiểm nghèo có khả năng lây hoặc di truyền không?

Mách bạn

Nếu bạn đang sống và làm việc trong môi trường có nhiều rủi ro như hóa chất, bụi, bạn nên hỏi bác sĩ về mức độ nguy hại cho thai nhi và cách phòng tránh. Bạn đi khám thai ở khoa sản tại bệnh viện tuyến quận, huyện hoặc bệnh viện chuyên sản phụ khoa.

]]>
https://meyeucon.org/18698/nhung-luu-y-khi-kham-thai-lan-dau/feed/ 4
Tiêm phòng rubella khi có bầu: tiến thoái lưỡng nan https://meyeucon.org/18742/tiem-phong-rubella-roi-moi-biet-co-bau-tien-thoai-luong-nan/ https://meyeucon.org/18742/tiem-phong-rubella-roi-moi-biet-co-bau-tien-thoai-luong-nan/#comments Tue, 23 Aug 2011 23:09:29 +0000 https://meyeucon.org/?p=18742 Sau khi tiêm văcxin phòng rubella được mấy tuần thì chị Mỹ Hạnh mới biết mình có bầu. Chị đành đến viện khám nhờ tư vấn nhưng mỗi bác lại đưa ra một câu trả lời riêng, người thì khuyên bỏ vì sợ trẻ sinh ra bị dị tật, chỗ khác thì lại bảo có thể giữ lại.

Nghe nói có mấy chị cùng cơ quan đã phải bỏ thai vì nhiễm rubella trong 3 tháng đầu, chị Mai cũng thấy lo. Vì thế, chị quyết định đi tiêm phòng trước để nhỡ có mắc khi mang thai cũng không phải sợ. Điều chị không ngờ là vừa tiêm văcxin được mấy ngày thì chị biết mình dính bầu.

“Lúc tiêm, mấy chị y tá đã dặn kỹ là phải kiêng ít nhất một tháng mới được có bầu, nếu không thì con sinh ra sẽ dễ bị dị tật. Thế mà đùng một cái mình lại có bầu. Hoảng quá, không biết xử lý thế nào đành đến bệnh viện”, chị Mai chia sẻ.

Nếu dự định có bầu, chị em nên tiêm văcxin ngừa rubella trước tối thiểu một tháng.

Dù vậy, chị vẫn không biết mình nên làm gì vì mỗi bác sĩ tư vấn một kiểu. Đi bệnh viện này thì bác sĩ bảo là nên bỏ vì như thế có khác nào mắc bệnh trong 3 tháng đầu mang thai, chỗ kia lại bảo không sao, cứ để lại.

Phó giáo sư Lê Anh Tuấn, Phó giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương – Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán trước sinh cho biết, một ngày sau kỳ kinh cuối cùng, bệnh nhân Mỹ Hạnh đã tiêm phòng. Đến lúc hội chẩn thai được 12 tuần thế nhưng kết quả siêu âm lại chỉ tương ứng với thai 8 tuần. Thai có biểu hiện kém phát triển. Trường hợp này, các bác sĩ tư vấn nguy cơ, rủi ro, còn quyết định như thế nào là tùy thuộc vào gia đình bệnh nhân.

Dịch rubella bùng phát từ đầu năm và đạt đỉnh điểm vào tháng 5 khiến các bác sĩ đau đầu việc giữ hay bỏ thai vì số lượng thai phụ mắc lớn. Nhưng khi dịch tạm lắng thì lại nổi cộm chuyện chị em tiêm phòng khi mang thai trong tháng đầu.

Những trường hợp như chị Mỹ Hạnh ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương không phải là hiếm gặp. Cùng tuần với chị, các bác sĩ đã phải hội chẩn cho một số thai phụ khác ở Nghệ An, Phú Thọ, Hà Nội… Trong đó, trường hợp nào nhỏ thì thai được 7 tuần, còn lớn hơn là 18 tuần.

“Cũng vì sợ con sinh ra bị dị tật nếu không may nhiễm rubella khi có thai mà nhiều chị em quyết định đi tiêm phòng. Thế nhưng sau đó, không ít trường hợp đã phải tìm đến bệnh viện để tư vấn vì tiêm xong mới biết có bầu, có trường mang thai trong một tháng đầu sau tiêm. Không ít gia đình đã chọn giải pháp an toàn là phá thai”, phó giáo sư Tuấn nói.

Tiêm văcxin nghĩa là tiêm một liều lượng virus vào cơ thể, để từ đó cơ thể tự sinh ra kháng thể. Với văcxin phòng rubella, các bác sĩ thường khuyến cáo sau tiêm 2-3 tháng, tối thiểu là sau 1 tháng chị em mới nên có thai, khi đấy cơ thể đã sản sinh ra kháng thể.

Theo phó giáo sư Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, về nguyên tắc, phụ nữ mang thai không nên tiêm văcxin rubella. Lý do là về lý thuyết, văcxin rubella là văcxin sống, đã giảm độc lực nhưng vẫn có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, như dẫn đến dị dạng bẩm sinh giống như nhiễm virus rubella.

“Tuy nhiên, trên thực tế người ta không có bằng chứng về vấn đề này. Qua theo dõi 1.000 bà bầu – đã tiêm văcxin rubella trong thời kỳ đầu mang thai mà không biết mình có thai – cho thấy không ai sinh con bị dị dạng bẩm sinh”, phó giáo sư Hiển nhấn mạnh.

Vì thế, theo ông, không có chỉ định nạo phá thai trong trường hợp đã tiêm khi mang thai ở tháng đầu. Chị em cần đi khám thai thường xuyên để được tư vấn và chăm sóc thai tốt hơn.

“Dù thế, chúng tôi vẫn khuyên nên tiêm văcxin rubella 1 tháng trước khi có dự định mang thai. Văcxin rubella là an toàn và có hiệu quả phòng bệnh cao. 95-100% phát triển kháng thể sau 3-4 tuần sau khi tiêm, 95% người được tiêm vẫn còn kháng thể sau 15 năm”, phó giáo sư Hiển khuyến cáo.

Rubella hay còn gọi là bệnh sởi Đức, ở người bình thường thì không nghiêm trọng, thường không để lại biến chứng. Biểu hiện bên ngoài gần giống sởi: sốt cao, nổi hạch, phát ban (từ mặt xuống đến ngực, tay, chân, khi xuống đến chân là ban ở mặt bắt đầu bay). Bệnh chỉ nguy hiểm với thai phụ vì dễ gây dị tật thai nhi. Nếu thai phụ nhiễm rubella trong 3 tháng đầu thì khả năng trẻ chào đời nhiễm Hội chứng rubella bẩm sinh (với các dị tật như: mù, điếc, chậm phát triển, tim bẩm sinh…) rất lớn.

Trong thời gian qua, tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương cũng có 28 trẻ sinh ra bị hội chứng rubella bẩm sinh, 4 trường hợp tử vong. Trong số này, phần lớn nặng dưới 2,4 kg, suy dinh dưỡng bào thai, cạn ối, thiếu máu…

]]>
https://meyeucon.org/18742/tiem-phong-rubella-roi-moi-biet-co-bau-tien-thoai-luong-nan/feed/ 3
Mang thai: 4 điều nên làm trong những tháng đầu https://meyeucon.org/18616/mang-thai-4-dieu-nen-lam-trong-nhung-thang-dau/ https://meyeucon.org/18616/mang-thai-4-dieu-nen-lam-trong-nhung-thang-dau/#comments Thu, 18 Aug 2011 02:20:03 +0000 https://meyeucon.org/?p=18616 Mệt mỏi là một trong những triệu chứng phổ biến trong giai đoạn đầu mang thai. Mức tăng progesterone, tình trạng ốm nghén và những thay đổi nội tiết tố trong cơ thể sẽ khiến thai phụ cảm thấy mệt mỏi và không còn nội lực trong cơ thể. Tuy nhiên, chúng ta chưa có bất cứ cách nào để chữa trị triệu chứng này.

Dù vậy, việc áp dụng một lối sống lành mạnh và khoa học có thể làm tăng mức năng lượng của bạn trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Bạn nên chọn những môn thể thao nhẹ nhàng không mất sức lực như đi bộ, tập yoga hoặc tham gia một lớp học thể thao trước khi sinh.

Ngủ đúng cách

Để chống lại mệt mỏi khi mang thai giai đoạn đầu, ngủ là một phương án an toàn. Ngủ thêm nửa giờ so với thói quen hàng ngày có thể giúp tăng cường sinh lực làm bạn thoải mái hơn. Nếu bạn cảm thấy giấc ngủ bị làm phiền do chứng buồn tiểu đêm, bạn nên giảm lượng chất lỏng bổ sung vào cơ thể trước khi đi ngủ, tránh đồ uống có chứa cafein như cà phê, trà vì những đồ uống này sẽ khiến bạn thường xuyên đi tiểu hơn.

Bạn cũng nên ăn nhiều chuối để bổ sung kali để tránh triệu chứng chuột rút khi mang thai, có thể quấy rối giấc ngủ của bạn. Ngoài ra, bạn cũng nên mua một chiếc gối dành riêng cho thai phụ để quấn quanh người nếu bạn gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ.

Ăn uống khoa học

Trong thời gian mang thai, bạn nên bổ sung đủ 300 calo mỗi ngày. Bổ sung calo từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau có thể cải thiện được mức năng lượng trong cơ thể bạn. Bạn cũng nên tập trung vào những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như trái cây, rau, ngũ cốc, các loại hạt và sữa ít chất béo.

Các chuyên gia khoa sản cũng khuyên chị em nên bổ sung 27 mg sắt mỗi ngày để ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Ăn nhiều bữa ăn nhỏ hàng ngày và uống đủ nước đồng thời tránh ăn đồ vặt như bánh kẹo, thực phẩm chiên nướng để làm giảm chứng buồn nôn, giúp bạn đỡ mệt mỏi hơn trong giai đoạn đầu mang thai.

Tập thể dục đều đặn

Điều này có thể hơi mâu thuẫn vì khi mệt mỏi bạn khó có thể đủ sức lực để tập thể thao nhưng nếu cố gắng gượng dậy và tập luyện được, bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy thoải mái hơn. Bạn nên chọn những môn thể thao nhẹ nhàng không mất sức lực như đi bộ, tập yoga hoặc tham gia một lớp học thể thao trước khi sinh. Bơi lội cũng là môn thể thao hữu ích và phù hợp với bà bầu.

Bạn nên thực hiện những môn thể thao này ngoài trời với không khí trong lành để có thêm sinh lực. Nếu bạn không có thời gian để tập luyện, bạn nên đi bộ nhiều hơn trong ngày bằng cách dừng việc đi lại bằng thang máy, không đi xe với quãng đường ngắn…

Thư giãn

Căng thẳng khiến năng lượng trong cơ thể bạn giảm đáng kể vì vậy việc tìm kiếm những phương pháp để thư giãn sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn. Bạn nên giới hạn lại những công việc căng thẳng không cần thiết và giành thời gian cho những sở thích cá nhân như đi shopping, massage, ngâm mình trong bồn tắm, có một kỳ nghỉ ngắn…

Tuy vậy, không thể nói rằng bà bầu đừng lo lắng trong thai kỳ vì họ có rất nhiều điều phải bận tâm về sức khỏe của bé và mẹ… Trong trường hợp này, bạn nên chia sẻ với người nào đó tin tưởng hoặc bác sĩ chuyên khoa để giải tỏa tâm lý, áp lực khi mang bầu.

]]>
https://meyeucon.org/18616/mang-thai-4-dieu-nen-lam-trong-nhung-thang-dau/feed/ 2
Điều trị mụn trứng cá: các liệu pháp bà bầu cần tránh https://meyeucon.org/18288/dieu-tri-mun-trung-ca-cac-lieu-phap-ba-bau-can-tranh/ https://meyeucon.org/18288/dieu-tri-mun-trung-ca-cac-lieu-phap-ba-bau-can-tranh/#respond Sun, 07 Aug 2011 22:52:05 +0000 https://meyeucon.org/?p=18288 Trong thời kỳ mang bầu bạn thấy da mình xấu đi, có cả mụn trứng cá nữa? Điều đó làm bạn sốt ruột, lo lắng, mong được điều trị dứt điểm, nhất là điều trị mụn trứng cá. Tuy nhiên, với bà bầu không phải liệu pháp nào cũng an toàn.

Mụn trứng cá xuất hiện khá phổ biến ở phụ nữ mang thai nhưng điều trị triệu chứng này không phải dễ dàng. Nguyên nhân khiến bạn bị nhiều mụn khi mang bầu là do thay đổi hormone, thay đổi nội tiết tố da. Việc điều trị mụn trứng cá cũng trở lên khó khăn hơn vì khi bầu bí bạn không được tùy tiện sử dụng bất cứ loại thuốc nào ngay cả những loại thuốc bôi da.Dừ biết rằng việc điều trị mụn là cần thiết để bà bầu đẹp hơn nhưng giai đoạn này chỉ diễn ra trong 9 tháng 10 ngày và vì sự an toàn của trẻ, bạn không nên quá mạo hiểm trong việc điều trị mụn.

Thai phụ nên chăm sóc da bằng các biện pháp tự nhiên

Dưới đây là những phương pháp điều trị mụn trứng cá phổ biến nhưng bà bầu tuyệt đối không được áp dụng:

• Liệu pháp nội tiết tố hormon: Liệu pháp này có chứa flutamide, spirolactone và estrogen rất bất lợi cho sức khỏe của mẹ bầu cũng như sự phát triển của thai nhi.

• Sử dụng Isotretinoin: Đây là mối đe dọa hàng đầu cho sức khỏe của phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Bên cạnh đó, phương pháp này còn ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thai nhi.

• Uống nhóm hợp chất kháng sinh: Hợp chất này có thể bao gồm doxycycline, minocycline và tetracycline không nên sử dụng để điều trị mụn ở phụ nữ mang thai. Sử dụng phương pháp này không những không phù hợp mà còn gây nguy hiểm cho tính mạng mẹ bầu. Phương pháp này có thể gây biến chứng cho sương và làm răng đổi màu.

Những phương pháp điều trị mà chúng tôi nói đến ở trên chỉ là một số cách bà bầu không được áp dụng vì chúng có thể trực tiếp gây hại cho em bé. Bạn nên nhớ rằng mụn trứng cá khi mang thai chỉ là vấn đề tạm thời và không nhất thiết phải quá quan trọng trong việc chữa trị. Nếu có bạn chỉ nên áp dụng những phương pháp tự nhiên, đơn giản không gây tác dụng phụ cho làn da như đắp mặt nạ hoa quả hoặc rửa mặt bằng nước chanh…

]]>
https://meyeucon.org/18288/dieu-tri-mun-trung-ca-cac-lieu-phap-ba-bau-can-tranh/feed/ 0
Bơi lội có an toàn với bà bầu? https://meyeucon.org/18419/ba-bau-di-boi-co-an-toan/ https://meyeucon.org/18419/ba-bau-di-boi-co-an-toan/#comments Sun, 07 Aug 2011 16:05:07 +0000 https://meyeucon.org/?p=18419 Hỏi: Hiện tại tôi đang mang thai tháng thứ 5 và rất yêu thích bơi lội. Đọc sách báo được biết bơi lội là an toàn cho bà bầu nhưng tôi vẫn chưa thực sự an tâm. Rât mong được tư vấn về lợi ích và độ an toàn của môn thể thao này với bà bầu?

Trả lời: Chào bạn!

Bơi lội hoàn toàn an toàn với bà bầu.

Câu hỏi của bạn cũng là thắc mắc chung của rất nhiều mẹ bầu. Chúng ta đều biết rằng tập thể dục khi mang thai rất có lợi cho bà bầu. Theo nhiều nghiên cứu, phụ nữ tập thể dục thường xuyên trong thời gian mang thai sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh, tích cực và năng động hơn những người ít luyện tập.

Lý do mà nhiều chị em bầu chọn bơi lội khi mang thai là do hình thức của môn thể thao này rất đơn giản, bạn sẽ không cảm thấy nặng nề như những môn thể theo khác vì được vận động dưới nước. Bên cạnh đó, bơi lội còn giúp bạn mát mẻ và không bị mất sức như những môn thể thao khác, đặc biệt là trong mùa hè này.

Những lợi ích từ việc tập bơi lội với bà bầu:

– Cải thiện lưu thông máu trong cơ thể.

– Tăng cường chức năng tim và phổi.

– Tăng cường sức mạnh và độ dẻo dai của cơ bắp.

– Tăng khả năng chịu đựng.

– Giảm sưng phù chân tay trong thời gian bầu bí.

– Đốt cháy calo.

– Giúp ngủ tốt hơn.

– Giảm mệt mỏi.

Tuy nhiên, trước khi tập bất cứ môn thể thao nào cũng như bơi lội, bạn cần được sự cho phép của bác sĩ khoa sản và khi đã được phép, bạn nên thực hiện môn thể thao này đều đặn trong suốt thai kỳ.

Nếu bạn đã từng học bơi lội trước đó hoặc là một vận động viên bơi lội, hãy tiếp tục tập luyện. Trong trường hợp bạn chưa từng tập luyện, bạn vẫn có thể đến với môn thể thao này ngay khi bắt đầu thai kỳ. Khi mới tập luyện, bạn nên học từ từ và tránh vận động quá mạnh hoặc dùng quá nhiều thời gian luyện tập mỗi ngày. Hãy đi ra khỏi hồ bơi bất cứ lúc nào bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc có dấu hiệu lạ.

Tốt hơn hết là bạn nên tập luyện với một chuyên gia để được hướng dẫn chi tiết và an toàn nhất.

Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn!

]]>
https://meyeucon.org/18419/ba-bau-di-boi-co-an-toan/feed/ 2
9 rắc rối với bà bầu: giải quyết bằng cách nào? https://meyeucon.org/18219/9-rac-roi-voi-ba-bau-giai-quyet-bang-cach-nao/ https://meyeucon.org/18219/9-rac-roi-voi-ba-bau-giai-quyet-bang-cach-nao/#comments Thu, 04 Aug 2011 03:28:21 +0000 https://meyeucon.org/?p=18219 Mang bầu là người phụ nữ phải mang trên mình trách nhiệm cao cả, họ phải ăn uống, đi lại, suy nghĩ… vì đứa con sắp chào đời. Sự khó nhọc của họ khổng chỉ được thể hiện ở việc trọng lượng cơ thể tăng lên nhanh chóng, “bụng vượt mặt” mà còn nhiều vấn đề rắc rối khác.

Phụ nữ mang thai phải vượt qua nhiều vấn đề về thẩm mỹ và sức khỏe

Đau khắp nơi

Háng, bẹn, mông, lưng đau do các dây chằng bị kéo căng để chống đỡ sức nặng đang ép vào tử cung và do hoóc-môn progesterol tăng tiết để bôi trơn dây chằng. Các cơn đau ở cạnh sườn có thể xuất hiện do vị trí nằm của thai nhi. Nhũ hoa đặc biệt nhạy cảm (nhất là trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ) dưới tác động của hóc môn HCG.

Lời khuyên: Với nhũ hoa, tốt nhất là chọn một chiếc áo ngực phù hợp. Hãy tìm đến các môn thể thao như bơi lội, yoga để kích thích sự vận động của em bé trong bụng và kiểm soát “cơ thể mới” tốt hơn. Nên mát xa thư giãn cơ thể.

Nếu tình trạng đau trở nên tồi tệ hơn, hãy đến gặp bác sĩ để được kê paracétamol không gây hại với em bé.

Ngứa ngáy

Khi da bị giãn căng (như giãn rộng ở vùng bụng), hiện tượng ngứa ngáy xuất hiện. Điều này chẳng có gì là trầm trọng hay bất bình thường cả!

Lời khuyên: Đừng gãi liên tục nếu không muốn ngứa ngáy lan rộng. Đắp khăn đã dấp nước lạnh hay xoa kem dưỡng ẩm dành cho bà bầu có thể làm dịu đi những cơn nóng nực khó chịu. Lựa chọn sữa tắm dịu nhẹ và trang phục bằng chất liệu tự nhiên.

Nếu tình trạng ngứa lan rộng hơn hay mất đi, hãy đến hỏi ý kiến bác sĩ da liễu.

Tiểu dắt

Trọng lượng của em bé trong bụng đè nặng lên vùng đáy xương chậu của bạn. Kết quả: Bàng quang bị ép lại và bạn liên tục có cảm giác buồn đi tiểu, thậm chí có thể kèm theo đau buốt.

Lời khuyên: Để tránh tiểu dắt, tốt nhất trước khi lên kế hoạch sinh con, hãy tăng cường sức mạnh cho vùng xương chậu bằng những bài tập đơn giản. Năng đi tiểu và tránh nâng vật nặng làm tăng sức ép bên trong.

Đau răng

Một mặt, dưới tác động của các loại hóc môn trong thời kỳ bầu bí, lợi trở nên nhạy cảm hơn nên bạn dễ có nguy cơ bị viêm lợi. Mặt khác, do chế độ ăn uống bị thay đổi (thường xuyên ăn vặt, ăn nhiều đồ ngọt) nên dễ bị sâu răng “thăm hỏi”.

Lời khuyên: Vệ sinh răng miệng sạch sẽ (đánh răng 3 lần/ngày với kem đánh răng chứa flo, lấy cao răng 1 lần/năm). Tuân thủ một chế độ ăn uống cân bằng. Với những dấu hiệu đau răng đầu tiên (chảy máu, sưng lợi), hãy đến gặp bác sĩ nha khoa để được kê đơn thuốc kịp thời!

Mụn trứng cá

Các hoóc-môn “bầu bí” có thể làm xáo trộn tuyến bã nhờn. Bã nhờn bị tiết ra quá nhiều làm bít lại các lỗ chân lông. Mụn trứng cá ngay lập tức xuất hiện. Đặc biệt, chị em từng bị mụn trứng cá (tuổi dậy thì, thời kỳ thanh niên hay trong lần bầu bí trước ) là những người có nguy cơ cao nhất.

Lời khuyên: Hãy bắt đầu bằng những qui tắc nền tảng: chế độ ăn giàu các chất chống ôxy hoá (hoa quả và rau xanh), ít mỡ động vật và đường; rửa sạch mặt trước khi đi ngủ; trang điểm nhẹ nhàng, thoa kem cân bằng da và bảo vệ da khỏi sự xâm hai của ánh nắng mặt trời.

Không chạm vào mụn trứng cá để tránh mụn lây lan rộng hơn. Nếu mụn quá nhiều, có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu!

Chuột rút

Chuột rút ở bắp chân, ngón chân thường xuất hiện nhiều vào 3 tháng đầu thai kỳ. Nguyên nhân là do mệt mỏi, stress, magie bị thiếu nên gây ra hiện tượng chuột rút khó chịu.

Lời khuyên: Để thoát khỏi tình trạng này một cách nhanh chóng, hãy kéo căng nhất có thể phần cơ bắp bị chuột rút. Bên cạnh đó, hãy theo dõi nguồn cung cấp ma-giê cho cơ thể. Ma-giê có thể được tìm thấy trong nước khoáng, trong chế độ ăn (ngũ cốc thô, trái cây sấy khô, socola đen, chuối…).

Táo bón

Nhiều nguyên nhân gây táo bón: các cơ quan bị ép lại nhường vị trí cho em bé, hoóc-môn progesteron cản trở chức năng tiêu hoá, ít vận động. Táo bón đặc biệt trầm trọng vào 3 tháng cuối thai kỳ.

Lời khuyên: Tăng khẩu phần chất xơ (rau xanh, trái cây, ngũ cốc thô), uống nước nhiều hơn (2 lít nước/ngày, nước ép, súp…), hạn chế các thức ăn khó tiêu hoá, duy trì ít nhất một hình thức vận động cơ thể (chẳng hạn như đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày)…

Nếu táo bón không thuyên giảm, có thể đến gặp bác sĩ để xin đơn thuốc nhuận tràng phù hợp cho bà bầu.

Trĩ

Khi mang thai, lượng máu lưu thông trong cơ thể tăng lên, tử cung phát triển lớn sẽ chèn lên tĩnh mạch làm cản trở quá trình tuần hoàn máu và giãn nở các tĩnh mạch. Do đó, những tĩnh mạch yếu ớt ở hậu môn cũng sẽ bị yếu đi và phình lên. Hơn thế, trong thời kỳ mang thai tổ chức khung chậu cũng rất lỏng lẻo, dễ dàng cho bệnh trĩ phát sinh và trở nên nặng hơn.

Lời khuyên: Giảm áp lực đè lên bụng bằng cách: Nếu có thể thì cứ sau vài giờ lại nằm nghiêng qua bên trái. Gác chân cao lên trong khoảng 20 phút cũng giúp ích khá nhiều.

Tránh sử dụng xà bông thơm, sữa tắm hoặc khăn ướt. Rửa sạch hậu môn bằng nước thường sau mỗi lần đi vệ sinh, rồi lau khô. Mặc quần lót cot-ton rộng rãi cũng sẽ giúp bạn thấy dễ chịu. Tránh việc gắng sức rặn khi đi vệ sinh và chứng bệnh táo bón.

Nếu chứng trĩ gây ngứa, nên thoa kem làm dịu hoặc chườm đá. Tuyệt đối không ngâm nước nóng, như vậy càng làm tăng lượng máu dẫn tới và gây ngứa ngáy khó chịu thêm. Sau khi sinh, nếu trĩ lòi ra ngoài, có thể lấy tay ấn vào. Sau một thời gian, trĩ sẽ mất đi.

Chảy dãi

Khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân gây ra chứng chảy dãi trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, sau khi sinh nở, hiện tượng này sẽ chấm dứt..

Lời khuyên: Thật không may, có rất ít giải pháp giúp giải toả sự khó chịu này. Bạn có thể tránh tất cả các loại thức ăn chứa nhiều axit (chanh, dấm, kiwi…) và nhai kẹo cao su (thủ phạm làm chứng chảy nước dãi nặng nề hơn).

]]>
https://meyeucon.org/18219/9-rac-roi-voi-ba-bau-giai-quyet-bang-cach-nao/feed/ 2
Vợ mang bầu: 20 điều chồng cần biết và làm https://meyeucon.org/18224/vo-mang-bau-20-dieu-chong-can-biet-va-lam/ https://meyeucon.org/18224/vo-mang-bau-20-dieu-chong-can-biet-va-lam/#comments Tue, 02 Aug 2011 03:42:07 +0000 https://meyeucon.org/?p=18224 Mang bầu là thiên chức đầy khó nhọc của mỗi người phụ nữ. Trong thời gian này, người chồng cần đặc biệt quan tâm, chăm sóc để những xáo trộn, khó nhọc trong cuộc sống của vợ khi mang bầu được giảm bớt và vẫn duy trì được cuộc sống vợ chồng tuyệt vời.

Vợ mang bầu, chồng cần nỗ lực nhiều hơn

Dưới đây là 20 điều các đấng mày râu cần phải biết khi ‘bà xã’ bạn mang bầu.

1. Nhiều người cho rằng việc ‘yêu’ khi mang bầu sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Điều này hoàn toàn sai lầm. Các chàng hãy cứ vô tư thể hiện nhưng nên nhớ nhẹ nhàng một chút vì vợ bạn đang mang bầu mà!

2. Dù vậy, việc ‘yêu’ sau sinh là một chuyện khác. Theo các chuyên gia, các cặp đôi chỉ được quan hệ trở lại sau ít nhất một tháng nếu vợ bạn đẻ thường và hai tháng nếu mổ đẻ.

3. Chính các anh cũng rất mong vợ mang bầu. Đó là điều đương nhiên.

4. Đàn ông thường ít sợ hãi hơn phụ nữ chính vì vậy, khi vợ mang bầu bạn trở thành điểm tựa vững chắc cho vợ chứ không nên lo tới riêng bản thân mình.

5. Đừng nghe quá nhiều thông tin từ mẹ mình mà hãy lắng nghe chính người vợ của bạn.

6. Đừng vì vợ đang mang thai mà cung phụng cô ấy như một công chúa.

7. Khi vợ mang thai, điều quan trọng nhất với cô ấy là thai nhi trong bụng. Đây là lúc bạn cần đặc biệt quan tâm đến đứa con trước đó của hai người.

8. Không chỉ vợ mà chính các anh cũng phải chăm chỉ đọc báo, xem tivi về vần đề tiền sản để có những hiểu biết nhất định chăm sóc thai nhi.

9. Đảm bảo sau này, ‘cánh mày râu’ sẽ thấy day dứt khi không đi cùng vợ trong lần siêu âm đầu tiên.

10. Khi bà xã nói thèm ăn một thứ gì đó có nghĩa là cô ấy đang rất muốn ăn. Lúc này, bạn phải ‘vắt chân lên cổ’ mà đi mua. Đừng bắt cô ấy chờ quá 5 phút.

11. Nếu được cho biết vào phòng sinh, các đấng mày râu đừng có ngất nhé!

12. Dù có bị đau một ngón chân thì nó cũng chỉ bằng một phần nhỏ vợ đau đẻ thôi.

13. Bụng của vợ đang lớn lên từng ngày cùng với đó là những thay đổi trong suốt 9 tháng 10 ngày khiến vợ trở nên xấu xí hơn. Hãy nhớ là đừng bao giờ chê bai khiến vợ thêm tự ti. Hãy thường xuyên động viên, nói chuyện cùng vợ. Đó là liều thuốc tinh thần vô cùng quý giá với cô ấy.

14. Dù có đắt đỏ nhưng bạn vẫn hãy mua những đồ cho trẻ sơ sinh nếu vợ bạn thích.

15. Phụ nữ rất thích được chồng massage, xoa bóp chân tay, đặc biệt khi đang bầu bí.

16. Bạn sẽ phải từ bỏ những cuộc nhậu nhẹt cuối tuần cùng bạn bè để giành thời gian trở vợ đi mua sắm hoặc ở nhà tán ngẫu với cô ấy.

17. Vì vợ và con, đây là cơ hội rất tốt cho bạn từ bỏ thuốc lá và rượu. Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến bà bầu và thai nhi, thuốc lá và rượu còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chính bạn.

18. Bạn cần phải có trách nhiệm hơn với gia đình đặc biệt là về vấn đề tài chính vì khi một đứa trẻ ra đời, bạn sẽ phải chuẩn bị thêm rất nhiều tiền để chi phí.

19. Việc trở thành một người bố đích thực cũng quan trọng như việc vợ bạn đang lên chức mẹ.

20. Đừng nghĩ rằng thời kì bầu bí vợ không còn muốn lãng mạn. Hãy thường xuyên trở vợ đi ngắm cảnh, dạo phố… nàng sẽ rất cảm động đấy!

]]>
https://meyeucon.org/18224/vo-mang-bau-20-dieu-chong-can-biet-va-lam/feed/ 4