Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Thu, 25 Apr 2024 11:06:55 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Khi thai quá nhỏ hoặc quá to https://meyeucon.org/19220/khi-thai-qua-nho-hoac-qua-to/ https://meyeucon.org/19220/khi-thai-qua-nho-hoac-qua-to/#comments Mon, 26 Sep 2011 21:03:04 +0000 https://meyeucon.org/?p=19220 Cho đến giữa thai kỳ, khoảng tháng thứ 6 – 7, thai nhi phát triển rất nhanh trong dạ con. Cho đến khi sinh, thể trọng của thai nhi trung bình vào khoảng 2800 – 3000g. Tuy nhiên, cũng có một số thai nhi khi sinh chỉ nặng chưa đầy 2500g hoặc lại nặng hơn 4000g.

Thai quá nhỏ

Những bé khi sinh có trọng lượng chưa đầy 2500g, thậm chí là nhỏ hơn chủ yếu do thai nhi khi còn trong dạ con sinh trưởng chậm. Những đứa trẻ sinh ra như vậy thường có tỉ lệ tử vong cao, sự phát triển của cơ thể và trí lực trong vòng 1 năm không đuổi kịp những đứa trẻ bình thường và còn có thể bị rối loạn chức năng trong cơ thể. Một số trường hợp nghiêm trọng còn dẫn đến liệt não.

Nguyên nhân

– Người mẹ: Người mẹ mang thai mắc các bệnh như: thiếu máu, bệnh tim bẩm sinh, bệnh tiểu đường và các chứng tai biến về sinh sản như ngộ độc thai nghén, thai già tháng…  Những người mẹ bị biến chứng ở dạ con, chảy máu âm đạo ở thời kì đầu và giữa khi mang thai hoặc dị tật ở tử cung.

Trường hợp này cũng có thể xảy ra khi các bà bầu không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, nhất là những người lao động chân tay. Thể trọng của người mẹ quá yếu, quá nhẹ, dáng vóc thấp lùn… cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong dạ con.

Ngoài ra, những người mẹ trong thời kì mang thai có tiếp xúc với tia phóng xạ, chất độc hại, hoặc hút thuốc, uống rượu đều tác động xấu đến thai nhi.

– Thai nhi:  Do quy luật phân bào của thai nhi rối loạn, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của bản thân thai nhi hoặc do thiếu hụt 1 gen nào đó, làm ảnh hưởng đến quá trình tạo thành chất protein và gây dị dạng bẩm sinh.

– Nhau thai: Nhau phát triển không bình thường, nhau thai quá nhỏ hoặc chia thành nhiều nhánh. Vì thế ảnh hưởng đến khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho thai, gây ra các chứng viêm nhau, tắc nhau…

Phòng ngừa

Để tránh thai nhi sinh ra bị thiếu cân, người ta thường dùng các biện pháp như: đo vòng bụng, đo cổ tử cung, siêu âm để phát hiện những thai nhi phát triển chậm. Khi đã phát hiện thì cần nhanh chóng chữa trị. Hiện nay, với những thai nhi phát triển chậm, ngoài việc điều trị bệnh nguyên phát ở mẹ, người ta còn có thể tiêm đường glucô 25%, tiêm dung dịch axitamin vào tĩnh mạch, uống vitaminB1… Đặc biệt quan trọng , người phụ nữ sắp sinh cần được tăng cường bảo vệ và cung cấp dinh dưỡng.

Thai quá nhỏ hoặc quá to đều không tốt

Thai quá to

Thông thường, đứa trẻ khi sinh ra có trọng lượng khoảng 3000g, nhưng có trường hợp trẻ sinh ra nặng hơn 4000g, khi đó được gọi là thai to. Thai quá to thường gây khó khăn cho người mẹ và bác sĩ trong quá trình sinh.

Nguyên nhân

– Bản thân người mẹ vốn đã cao lớn nên đứa trẻ được di truyền.

– Người mẹ mang thai mắc bệnh tiểu đường, nhất là tiểu đường mãn tính. Khi đó lượng đường trong cơ thể người mẹ cao, thông qua nhau sẽ làm đường huyết của thai nhi liên tục tăng, kích thích tiết ra nhiều insulin. Đó là nguyên nhân gây tích đọng nhiều mỡ trong cơ thể thai nhi, khiến thai nhi to.

Chú ý

Nếu thai quá to, cho dù âm đạo đã mở hết trong quá trình sinh nhưng bé vẫn khó ra. ngoài được. Lúc này, bác sĩ thường yêu cầu sản phụ dùng sức rặn mạnh để đẩy bé ra ngoài, vì thế sẽ làm mất sức của người mẹ. Ngoài ra, thai to cũng ảnh hưởng đến quá trình co lại của dạ con và khi sinh, sản phụ mất máu quá nhiều nên sức khoẻ cũng hồi phục chậm hơn.

Nếu quá trình sinh kéo dài, nhịp tim của thai nhi chậm lại sẽ gây nguy hiểm nên các bác sĩ thường phẫu thuật hoặc dùng kẹp bé lôi ra. Do vậy, một số trẻ sinh ra trên đầu  có hằn vết dài. Đứa trẻ sinh khó, cần phải được theo dõi thường xuyên để tránh chảy máu trong não, giảm trọng lượng sau khi sinh do trớ sữa.

Thai nhi quá to hoặc quá nhỏ đều không tốt, vì vậy phụ nữ mang thai cần chú ý để thai nhi phát triển khoẻ mạnh, bình thường để tốt cho cả mẹ và con.

]]>
https://meyeucon.org/19220/khi-thai-qua-nho-hoac-qua-to/feed/ 1
Điều trị mụn trứng cá: các liệu pháp bà bầu cần tránh https://meyeucon.org/18288/dieu-tri-mun-trung-ca-cac-lieu-phap-ba-bau-can-tranh/ https://meyeucon.org/18288/dieu-tri-mun-trung-ca-cac-lieu-phap-ba-bau-can-tranh/#respond Sun, 07 Aug 2011 22:52:05 +0000 https://meyeucon.org/?p=18288 Trong thời kỳ mang bầu bạn thấy da mình xấu đi, có cả mụn trứng cá nữa? Điều đó làm bạn sốt ruột, lo lắng, mong được điều trị dứt điểm, nhất là điều trị mụn trứng cá. Tuy nhiên, với bà bầu không phải liệu pháp nào cũng an toàn.

Mụn trứng cá xuất hiện khá phổ biến ở phụ nữ mang thai nhưng điều trị triệu chứng này không phải dễ dàng. Nguyên nhân khiến bạn bị nhiều mụn khi mang bầu là do thay đổi hormone, thay đổi nội tiết tố da. Việc điều trị mụn trứng cá cũng trở lên khó khăn hơn vì khi bầu bí bạn không được tùy tiện sử dụng bất cứ loại thuốc nào ngay cả những loại thuốc bôi da.Dừ biết rằng việc điều trị mụn là cần thiết để bà bầu đẹp hơn nhưng giai đoạn này chỉ diễn ra trong 9 tháng 10 ngày và vì sự an toàn của trẻ, bạn không nên quá mạo hiểm trong việc điều trị mụn.

Thai phụ nên chăm sóc da bằng các biện pháp tự nhiên

Dưới đây là những phương pháp điều trị mụn trứng cá phổ biến nhưng bà bầu tuyệt đối không được áp dụng:

• Liệu pháp nội tiết tố hormon: Liệu pháp này có chứa flutamide, spirolactone và estrogen rất bất lợi cho sức khỏe của mẹ bầu cũng như sự phát triển của thai nhi.

• Sử dụng Isotretinoin: Đây là mối đe dọa hàng đầu cho sức khỏe của phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Bên cạnh đó, phương pháp này còn ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thai nhi.

• Uống nhóm hợp chất kháng sinh: Hợp chất này có thể bao gồm doxycycline, minocycline và tetracycline không nên sử dụng để điều trị mụn ở phụ nữ mang thai. Sử dụng phương pháp này không những không phù hợp mà còn gây nguy hiểm cho tính mạng mẹ bầu. Phương pháp này có thể gây biến chứng cho sương và làm răng đổi màu.

Những phương pháp điều trị mà chúng tôi nói đến ở trên chỉ là một số cách bà bầu không được áp dụng vì chúng có thể trực tiếp gây hại cho em bé. Bạn nên nhớ rằng mụn trứng cá khi mang thai chỉ là vấn đề tạm thời và không nhất thiết phải quá quan trọng trong việc chữa trị. Nếu có bạn chỉ nên áp dụng những phương pháp tự nhiên, đơn giản không gây tác dụng phụ cho làn da như đắp mặt nạ hoa quả hoặc rửa mặt bằng nước chanh…

]]>
https://meyeucon.org/18288/dieu-tri-mun-trung-ca-cac-lieu-phap-ba-bau-can-tranh/feed/ 0
Phù nề ở thai phụ: nguyên nhân, hậu quả và cách hạn chế https://meyeucon.org/18289/phu-ne-o-thai-phu-nguyen-nhan-hau-qua-va-cach-khac-phuc/ https://meyeucon.org/18289/phu-ne-o-thai-phu-nguyen-nhan-hau-qua-va-cach-khac-phuc/#respond Sun, 07 Aug 2011 22:14:37 +0000 https://meyeucon.org/?p=18289 Vẫn biết rằng phù nề khi mang thai là khá phổ biến nhưng tôi vẫn vô cùng lo lắng. Chẳng biết các mẹ khác khi bầu bí thế nào chứ riêng mình hồi mang thai cu Tý đã phải rất vất vả với chứng bệnh phù nề chân tay.

Chứng bệnh này không chỉ làm mình gặp khó khăn trong việc đi lại mà còn lo sợ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Khi mang thai cu Tý những tháng cuối lại đúng vào mùa hè nóng nực khiến bệnh tình của mình càng thêm trầm trọng. Hôm nay, tôi xin chia sẻ một chút kiến thức về vấn đề này mà tôi đã gom nhặt được trong khi mang thai cu Tý. Mong rằng nó sẽ hữu ích với các chị em bầu.

Tập thể dục thường xuyên giúp bà bầu giảm phù nề.

Nguyên nhân khiến chân bị phù nề khi mang thai?

Theo những kiến thức mà tôi đã tìm hiểu được thì nguyên nhân gây chứng phù nề chân tay ở bà bầu là do khi bầu bí, trọng lượng cơ thể của chúng ta tăng lên chóng mặt, có người tăng đến gần 20kg trong vòng 9 tháng. Việc này gây sức ép nặng nề lên đôi chân, khiến bàn chân của các bà bầu bị sưng phù lên.

Nguyên nhân khác nữa là do nội tiết tố trong cơ thể của bà bầu thay đổi, làm thay đổi lượng máu, máu ít dồn về chân hơn nên tay chân nặng nề hơn. Thêm vào đó khi thai quá to, dễ chèn vào tĩnh mạch, gây cản trợ sự lưu thông máu cũng khiến chân tay bị sưng to lên.

Có ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi không?

Rất nhiều bạn bè đã hỏi tôi rằng không biết chứng bệnh này có ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi hay không (vì tôi đã từng có kinh nghiệm trong việc bầu bí) và đây cũng là những lo lắng của tôi khi mang bầu cu Tý. Theo các bác sĩ, sưng chân, tay và ngay cả cánh tay là vấn đề phổ biến khi bầu bí do đó chúng ta không nên lo lắng quá nhiều. Tuy nhiên, có một số trường hợp sưng phù bạn cần đặc biệt lưu tâm vì nó có thể nguy hiểm khi mang thai. Bạn cần đến ngay bệnh viện để được khám bệnh khi gặp những dấu hiệu sưng phù dưới đây:

– Sưng trên mặt hoặc sưng phù quanh mắt.

– Sưng phù quá nặng ở bàn tay.

– Sưng phù quá mức hoặc quá đột ngột ở bàn chân, bàn tay.

– Sưng phù không đều ở chân này so với chân kia.

– Sưng kết hợp với đau nhức chân tay (đặc biệt là ở bắp chân, bắp đùi)

Làm thế nào để giảm phù nề khi bầu bí?

Khi bị phù nề, việc đầu tiên các chị em nghĩ đến là cách để chữa trị nó. Biết rằng chứng bệnh này không gây hại cho mẹ bầu và thai nhi nhưng những ai đã và đang phải đối phó với nó thì mới hiểu chẳng dễ dàng để chấp nhận nó. Cùng với nhiều triệu chứng như trĩ, đau đầu, đau lưng cộng với bệnh phù nề nữa sẽ khiến chúng ta vô cùng khó chịu. Dưới đây là những phương pháp đơn giản giảm phù nề khi bầu bí tôi đã thực hiện và cũng thấy có hiệu quả, xin chia sẻ với các mẹ bầu:

– Dành thời gian nghỉ ngơi cho đôi chân của bạn bất cứ lúc nào.

– Uống nhiều nước và đi tiểu thường xuyên.

– Nghỉ ngơi và nằm về bên trái của bạn trên giường hoặc trên ghế.

– Duỗi thẳng bàn chân bất cứ khi nào có thể.

– Không đứng thẳng trong một thời gian dài.

– Tập thể dục thường xuyên (đặc biệt là đi bộ và bơi lội).

– Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học.

– Massage bàn chân thường xuyên.

“Mẹo” che khuyết điểm sưng phù chân

Chắc chắn các bạn cũng như tôi sẽ cảm thấy một chút gì đó ngượng ngùng khi đi làm hoặc đi dạo trên phố với đôi bàn chân ngoại cỡ do sưng phù. Dù biết rằng chắc chắn mọi người sẽ thông cảm với một bà bầu nhưng tôi lại không muốn mình trở lên xấu xí như thế. Nều bạn cũng muốn trở thành một bà bầu quyến rũ, hãy thử những mẹo nhỏ che khuyết điểm này của tôi nhé:

– Tìm dép rộng hơn kích cỡ chân của mình.

– Chọn giày bệt để vừa thoải mái, vừa không để lộ đôi bàn chân phù nề.

– Tránh đi giày cao gót.

– Mặc váy bầu để không bị lộ bắp chân cũng như đôi bàn chân sưng phù.

Sưng phù chân tay sẽ kết thúc khi bạn sinh nở và chỉ biểu hiện rõ rệt ở những tháng cuối thai kỳ, vì vậy bạn đừng nên quá lo lắng. Trong những trường hợp bình thường thì đây còn là dấu hiệu chứng tỏ thai kỳ khỏe mạnh. Bạn nên có một tâm lý lạc quan và chấp nhận hiện tượng này như một điều hiển nhiên khi mang thai, lúc đó bạn sẽ cảm thấy thoải mái để chấp nhận nó hơn.

]]>
https://meyeucon.org/18289/phu-ne-o-thai-phu-nguyen-nhan-hau-qua-va-cach-khac-phuc/feed/ 0
Bơi lội có an toàn với bà bầu? https://meyeucon.org/18419/ba-bau-di-boi-co-an-toan/ https://meyeucon.org/18419/ba-bau-di-boi-co-an-toan/#comments Sun, 07 Aug 2011 16:05:07 +0000 https://meyeucon.org/?p=18419 Hỏi: Hiện tại tôi đang mang thai tháng thứ 5 và rất yêu thích bơi lội. Đọc sách báo được biết bơi lội là an toàn cho bà bầu nhưng tôi vẫn chưa thực sự an tâm. Rât mong được tư vấn về lợi ích và độ an toàn của môn thể thao này với bà bầu?

Trả lời: Chào bạn!

Bơi lội hoàn toàn an toàn với bà bầu.

Câu hỏi của bạn cũng là thắc mắc chung của rất nhiều mẹ bầu. Chúng ta đều biết rằng tập thể dục khi mang thai rất có lợi cho bà bầu. Theo nhiều nghiên cứu, phụ nữ tập thể dục thường xuyên trong thời gian mang thai sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh, tích cực và năng động hơn những người ít luyện tập.

Lý do mà nhiều chị em bầu chọn bơi lội khi mang thai là do hình thức của môn thể thao này rất đơn giản, bạn sẽ không cảm thấy nặng nề như những môn thể theo khác vì được vận động dưới nước. Bên cạnh đó, bơi lội còn giúp bạn mát mẻ và không bị mất sức như những môn thể thao khác, đặc biệt là trong mùa hè này.

Những lợi ích từ việc tập bơi lội với bà bầu:

– Cải thiện lưu thông máu trong cơ thể.

– Tăng cường chức năng tim và phổi.

– Tăng cường sức mạnh và độ dẻo dai của cơ bắp.

– Tăng khả năng chịu đựng.

– Giảm sưng phù chân tay trong thời gian bầu bí.

– Đốt cháy calo.

– Giúp ngủ tốt hơn.

– Giảm mệt mỏi.

Tuy nhiên, trước khi tập bất cứ môn thể thao nào cũng như bơi lội, bạn cần được sự cho phép của bác sĩ khoa sản và khi đã được phép, bạn nên thực hiện môn thể thao này đều đặn trong suốt thai kỳ.

Nếu bạn đã từng học bơi lội trước đó hoặc là một vận động viên bơi lội, hãy tiếp tục tập luyện. Trong trường hợp bạn chưa từng tập luyện, bạn vẫn có thể đến với môn thể thao này ngay khi bắt đầu thai kỳ. Khi mới tập luyện, bạn nên học từ từ và tránh vận động quá mạnh hoặc dùng quá nhiều thời gian luyện tập mỗi ngày. Hãy đi ra khỏi hồ bơi bất cứ lúc nào bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc có dấu hiệu lạ.

Tốt hơn hết là bạn nên tập luyện với một chuyên gia để được hướng dẫn chi tiết và an toàn nhất.

Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn!

]]>
https://meyeucon.org/18419/ba-bau-di-boi-co-an-toan/feed/ 2
9 rắc rối với bà bầu: giải quyết bằng cách nào? https://meyeucon.org/18219/9-rac-roi-voi-ba-bau-giai-quyet-bang-cach-nao/ https://meyeucon.org/18219/9-rac-roi-voi-ba-bau-giai-quyet-bang-cach-nao/#comments Thu, 04 Aug 2011 03:28:21 +0000 https://meyeucon.org/?p=18219 Mang bầu là người phụ nữ phải mang trên mình trách nhiệm cao cả, họ phải ăn uống, đi lại, suy nghĩ… vì đứa con sắp chào đời. Sự khó nhọc của họ khổng chỉ được thể hiện ở việc trọng lượng cơ thể tăng lên nhanh chóng, “bụng vượt mặt” mà còn nhiều vấn đề rắc rối khác.

Phụ nữ mang thai phải vượt qua nhiều vấn đề về thẩm mỹ và sức khỏe

Đau khắp nơi

Háng, bẹn, mông, lưng đau do các dây chằng bị kéo căng để chống đỡ sức nặng đang ép vào tử cung và do hoóc-môn progesterol tăng tiết để bôi trơn dây chằng. Các cơn đau ở cạnh sườn có thể xuất hiện do vị trí nằm của thai nhi. Nhũ hoa đặc biệt nhạy cảm (nhất là trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ) dưới tác động của hóc môn HCG.

Lời khuyên: Với nhũ hoa, tốt nhất là chọn một chiếc áo ngực phù hợp. Hãy tìm đến các môn thể thao như bơi lội, yoga để kích thích sự vận động của em bé trong bụng và kiểm soát “cơ thể mới” tốt hơn. Nên mát xa thư giãn cơ thể.

Nếu tình trạng đau trở nên tồi tệ hơn, hãy đến gặp bác sĩ để được kê paracétamol không gây hại với em bé.

Ngứa ngáy

Khi da bị giãn căng (như giãn rộng ở vùng bụng), hiện tượng ngứa ngáy xuất hiện. Điều này chẳng có gì là trầm trọng hay bất bình thường cả!

Lời khuyên: Đừng gãi liên tục nếu không muốn ngứa ngáy lan rộng. Đắp khăn đã dấp nước lạnh hay xoa kem dưỡng ẩm dành cho bà bầu có thể làm dịu đi những cơn nóng nực khó chịu. Lựa chọn sữa tắm dịu nhẹ và trang phục bằng chất liệu tự nhiên.

Nếu tình trạng ngứa lan rộng hơn hay mất đi, hãy đến hỏi ý kiến bác sĩ da liễu.

Tiểu dắt

Trọng lượng của em bé trong bụng đè nặng lên vùng đáy xương chậu của bạn. Kết quả: Bàng quang bị ép lại và bạn liên tục có cảm giác buồn đi tiểu, thậm chí có thể kèm theo đau buốt.

Lời khuyên: Để tránh tiểu dắt, tốt nhất trước khi lên kế hoạch sinh con, hãy tăng cường sức mạnh cho vùng xương chậu bằng những bài tập đơn giản. Năng đi tiểu và tránh nâng vật nặng làm tăng sức ép bên trong.

Đau răng

Một mặt, dưới tác động của các loại hóc môn trong thời kỳ bầu bí, lợi trở nên nhạy cảm hơn nên bạn dễ có nguy cơ bị viêm lợi. Mặt khác, do chế độ ăn uống bị thay đổi (thường xuyên ăn vặt, ăn nhiều đồ ngọt) nên dễ bị sâu răng “thăm hỏi”.

Lời khuyên: Vệ sinh răng miệng sạch sẽ (đánh răng 3 lần/ngày với kem đánh răng chứa flo, lấy cao răng 1 lần/năm). Tuân thủ một chế độ ăn uống cân bằng. Với những dấu hiệu đau răng đầu tiên (chảy máu, sưng lợi), hãy đến gặp bác sĩ nha khoa để được kê đơn thuốc kịp thời!

Mụn trứng cá

Các hoóc-môn “bầu bí” có thể làm xáo trộn tuyến bã nhờn. Bã nhờn bị tiết ra quá nhiều làm bít lại các lỗ chân lông. Mụn trứng cá ngay lập tức xuất hiện. Đặc biệt, chị em từng bị mụn trứng cá (tuổi dậy thì, thời kỳ thanh niên hay trong lần bầu bí trước ) là những người có nguy cơ cao nhất.

Lời khuyên: Hãy bắt đầu bằng những qui tắc nền tảng: chế độ ăn giàu các chất chống ôxy hoá (hoa quả và rau xanh), ít mỡ động vật và đường; rửa sạch mặt trước khi đi ngủ; trang điểm nhẹ nhàng, thoa kem cân bằng da và bảo vệ da khỏi sự xâm hai của ánh nắng mặt trời.

Không chạm vào mụn trứng cá để tránh mụn lây lan rộng hơn. Nếu mụn quá nhiều, có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu!

Chuột rút

Chuột rút ở bắp chân, ngón chân thường xuất hiện nhiều vào 3 tháng đầu thai kỳ. Nguyên nhân là do mệt mỏi, stress, magie bị thiếu nên gây ra hiện tượng chuột rút khó chịu.

Lời khuyên: Để thoát khỏi tình trạng này một cách nhanh chóng, hãy kéo căng nhất có thể phần cơ bắp bị chuột rút. Bên cạnh đó, hãy theo dõi nguồn cung cấp ma-giê cho cơ thể. Ma-giê có thể được tìm thấy trong nước khoáng, trong chế độ ăn (ngũ cốc thô, trái cây sấy khô, socola đen, chuối…).

Táo bón

Nhiều nguyên nhân gây táo bón: các cơ quan bị ép lại nhường vị trí cho em bé, hoóc-môn progesteron cản trở chức năng tiêu hoá, ít vận động. Táo bón đặc biệt trầm trọng vào 3 tháng cuối thai kỳ.

Lời khuyên: Tăng khẩu phần chất xơ (rau xanh, trái cây, ngũ cốc thô), uống nước nhiều hơn (2 lít nước/ngày, nước ép, súp…), hạn chế các thức ăn khó tiêu hoá, duy trì ít nhất một hình thức vận động cơ thể (chẳng hạn như đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày)…

Nếu táo bón không thuyên giảm, có thể đến gặp bác sĩ để xin đơn thuốc nhuận tràng phù hợp cho bà bầu.

Trĩ

Khi mang thai, lượng máu lưu thông trong cơ thể tăng lên, tử cung phát triển lớn sẽ chèn lên tĩnh mạch làm cản trở quá trình tuần hoàn máu và giãn nở các tĩnh mạch. Do đó, những tĩnh mạch yếu ớt ở hậu môn cũng sẽ bị yếu đi và phình lên. Hơn thế, trong thời kỳ mang thai tổ chức khung chậu cũng rất lỏng lẻo, dễ dàng cho bệnh trĩ phát sinh và trở nên nặng hơn.

Lời khuyên: Giảm áp lực đè lên bụng bằng cách: Nếu có thể thì cứ sau vài giờ lại nằm nghiêng qua bên trái. Gác chân cao lên trong khoảng 20 phút cũng giúp ích khá nhiều.

Tránh sử dụng xà bông thơm, sữa tắm hoặc khăn ướt. Rửa sạch hậu môn bằng nước thường sau mỗi lần đi vệ sinh, rồi lau khô. Mặc quần lót cot-ton rộng rãi cũng sẽ giúp bạn thấy dễ chịu. Tránh việc gắng sức rặn khi đi vệ sinh và chứng bệnh táo bón.

Nếu chứng trĩ gây ngứa, nên thoa kem làm dịu hoặc chườm đá. Tuyệt đối không ngâm nước nóng, như vậy càng làm tăng lượng máu dẫn tới và gây ngứa ngáy khó chịu thêm. Sau khi sinh, nếu trĩ lòi ra ngoài, có thể lấy tay ấn vào. Sau một thời gian, trĩ sẽ mất đi.

Chảy dãi

Khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân gây ra chứng chảy dãi trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, sau khi sinh nở, hiện tượng này sẽ chấm dứt..

Lời khuyên: Thật không may, có rất ít giải pháp giúp giải toả sự khó chịu này. Bạn có thể tránh tất cả các loại thức ăn chứa nhiều axit (chanh, dấm, kiwi…) và nhai kẹo cao su (thủ phạm làm chứng chảy nước dãi nặng nề hơn).

]]>
https://meyeucon.org/18219/9-rac-roi-voi-ba-bau-giai-quyet-bang-cach-nao/feed/ 2
Vợ mang bầu: 20 điều chồng cần biết và làm https://meyeucon.org/18224/vo-mang-bau-20-dieu-chong-can-biet-va-lam/ https://meyeucon.org/18224/vo-mang-bau-20-dieu-chong-can-biet-va-lam/#comments Tue, 02 Aug 2011 03:42:07 +0000 https://meyeucon.org/?p=18224 Mang bầu là thiên chức đầy khó nhọc của mỗi người phụ nữ. Trong thời gian này, người chồng cần đặc biệt quan tâm, chăm sóc để những xáo trộn, khó nhọc trong cuộc sống của vợ khi mang bầu được giảm bớt và vẫn duy trì được cuộc sống vợ chồng tuyệt vời.

Vợ mang bầu, chồng cần nỗ lực nhiều hơn

Dưới đây là 20 điều các đấng mày râu cần phải biết khi ‘bà xã’ bạn mang bầu.

1. Nhiều người cho rằng việc ‘yêu’ khi mang bầu sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Điều này hoàn toàn sai lầm. Các chàng hãy cứ vô tư thể hiện nhưng nên nhớ nhẹ nhàng một chút vì vợ bạn đang mang bầu mà!

2. Dù vậy, việc ‘yêu’ sau sinh là một chuyện khác. Theo các chuyên gia, các cặp đôi chỉ được quan hệ trở lại sau ít nhất một tháng nếu vợ bạn đẻ thường và hai tháng nếu mổ đẻ.

3. Chính các anh cũng rất mong vợ mang bầu. Đó là điều đương nhiên.

4. Đàn ông thường ít sợ hãi hơn phụ nữ chính vì vậy, khi vợ mang bầu bạn trở thành điểm tựa vững chắc cho vợ chứ không nên lo tới riêng bản thân mình.

5. Đừng nghe quá nhiều thông tin từ mẹ mình mà hãy lắng nghe chính người vợ của bạn.

6. Đừng vì vợ đang mang thai mà cung phụng cô ấy như một công chúa.

7. Khi vợ mang thai, điều quan trọng nhất với cô ấy là thai nhi trong bụng. Đây là lúc bạn cần đặc biệt quan tâm đến đứa con trước đó của hai người.

8. Không chỉ vợ mà chính các anh cũng phải chăm chỉ đọc báo, xem tivi về vần đề tiền sản để có những hiểu biết nhất định chăm sóc thai nhi.

9. Đảm bảo sau này, ‘cánh mày râu’ sẽ thấy day dứt khi không đi cùng vợ trong lần siêu âm đầu tiên.

10. Khi bà xã nói thèm ăn một thứ gì đó có nghĩa là cô ấy đang rất muốn ăn. Lúc này, bạn phải ‘vắt chân lên cổ’ mà đi mua. Đừng bắt cô ấy chờ quá 5 phút.

11. Nếu được cho biết vào phòng sinh, các đấng mày râu đừng có ngất nhé!

12. Dù có bị đau một ngón chân thì nó cũng chỉ bằng một phần nhỏ vợ đau đẻ thôi.

13. Bụng của vợ đang lớn lên từng ngày cùng với đó là những thay đổi trong suốt 9 tháng 10 ngày khiến vợ trở nên xấu xí hơn. Hãy nhớ là đừng bao giờ chê bai khiến vợ thêm tự ti. Hãy thường xuyên động viên, nói chuyện cùng vợ. Đó là liều thuốc tinh thần vô cùng quý giá với cô ấy.

14. Dù có đắt đỏ nhưng bạn vẫn hãy mua những đồ cho trẻ sơ sinh nếu vợ bạn thích.

15. Phụ nữ rất thích được chồng massage, xoa bóp chân tay, đặc biệt khi đang bầu bí.

16. Bạn sẽ phải từ bỏ những cuộc nhậu nhẹt cuối tuần cùng bạn bè để giành thời gian trở vợ đi mua sắm hoặc ở nhà tán ngẫu với cô ấy.

17. Vì vợ và con, đây là cơ hội rất tốt cho bạn từ bỏ thuốc lá và rượu. Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến bà bầu và thai nhi, thuốc lá và rượu còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chính bạn.

18. Bạn cần phải có trách nhiệm hơn với gia đình đặc biệt là về vấn đề tài chính vì khi một đứa trẻ ra đời, bạn sẽ phải chuẩn bị thêm rất nhiều tiền để chi phí.

19. Việc trở thành một người bố đích thực cũng quan trọng như việc vợ bạn đang lên chức mẹ.

20. Đừng nghĩ rằng thời kì bầu bí vợ không còn muốn lãng mạn. Hãy thường xuyên trở vợ đi ngắm cảnh, dạo phố… nàng sẽ rất cảm động đấy!

]]>
https://meyeucon.org/18224/vo-mang-bau-20-dieu-chong-can-biet-va-lam/feed/ 4
Mang thai 3 tháng giữa – các dấu hiệu thường gặp https://meyeucon.org/12181/mang-thai-3-thang-giua-cac-dau-hieu-thuong-gap/ https://meyeucon.org/12181/mang-thai-3-thang-giua-cac-dau-hieu-thuong-gap/#comments Sat, 11 Sep 2010 13:50:48 +0000 https://meyeucon.org/?p=12181 Ba tháng giữa – từ tuần thai 13 đến tuần 27 – có tên gọi mỹ miều là “trăng mật của thai kỳ” vì lúc này các triệu chứng nghén hầu như biến mất, xúc cảm ổn định và cảm hứng tình dục đã quay lại. Đây còn là lúc bạn bắt đầu cảm nhận được những cử động đầu tiên của con yêu. Vậy còn những thay đổi nào đang đợi bạn? Hãy xem nhé!

Những cơn buồn nôn biến mất

Ở quý thứ hai của thai kỳ, đa số phụ nữ nhận thấy các triệu chứng ốm nghén giảm dần hoặc mất hẳn. Nếu bạn vẫn cảm thấy nôn nao, hãy đề nghị bác sĩ tăng liều vitamin B6 – được chứng minh là có tác dụng làm dịu bao tử. Trong thời gian này, bạn bắt đầu trải qua các triệu chứng khó chịu khác ở vùng bụng như đau bụng, đây là kết quả của việc tử cung của bạn đang lớn dần và làm căng các dây chằng xung quanh.

Dấu hiệu của sự sống

Trong hầu hết 3 tháng đầu thai kỳ, em bé phát triển thầm lặng bên trong cơ thể bạn. Vào khoảng tuần thai thứ 12, bác sỹ đã có thể nhận biết được nhịp tim của bé. Nhưng lúc này đây, bạn sẽ cảm nhận được những dấu hiệu lý tính cho thấy bé đang lớn như thổi:

– Khoảng giữa tuần 16 đến tuần 20, bạn bắt đầu cảm thấy bé đang chuyển động bên trong mình, còn gọi là “thai máy”.

– Đến cuối kỳ “tam cá nguyệt” này, bạn có thể cảm thấy có những tiếng “lụp bụp” lặp đi lặp lại trong bụng mình – không sao đâu, chỉ là bé có vài cú nấc vô hại mà thôi.

Khó thở

Cả những hoạt động bình thường nhất như đi bộ đến phòng tắm cũng có thể khiến bạn hụt hơi. Điều này hoàn toàn bình thường. Khi tử cung nở lớn, nó bắt đầu chèn lên phổi, khiến cho không khí lưu chuyển bên trong phổi khó khăn hơn chút ít. Cố gắng hít thở sâu, và nếu bạn thấy khó thở nghiêm trọng hơn, hãy đến gặp bác sĩ.

Thay đổi ngoại hình

Ở tuần thai thứ 16, bạn đã trông ra dáng một bà bầu với vòng eo phình ra và hông lớn. Ở tuần thai thứ 27, bạn tăng từ 8-11 kg, nhưng em bé chỉ nặng khoảng 1 kg mà thôi. Bạn hẳn cũng sẽ bắt đầu thấy hiện tượng rạn da thai kỳ, hầu hết sẽ mờ dần và gần như bạc mất hoặc thành vệt trắng sau khi bạn sinh con.

Thay đổi cảm xúc

Mặc dù các nội tiết tố vẫn ở mức quá cao, nhưng cơ thể bạn đã có đến ba tháng để điều chỉnh chúng, do vậy bạn cũng không đến mức quá dễ xúc động và tủi thân nữa. Thay vào đó, với sự thay đổi ngoại hình, bạn có thể sẽ lo lắng về ảnh hưởng của thời kỳ mang thai này lên vóc dáng của bạn về lâu dài. Để dẹp bỏ những nỗi buồn về cơ thể, bạn hãy:

  • Mua một bộ quần áo đẹp (lúc này bạn đã có thể diện đầm bầu rất đẹp rồi!)
  • Làm đẹp cho mình một chút nào, chẳng hạn như chăm sóc móng tay để móng khỏe và đẹp.
  • Tận hưởng cảm giác tuyệt vời khi làm mẹ.

Những giấc mơ xấu

Khi em bé trở nên hiện hữu hơn, những giấc mơ của bạn trở nên kỳ quặc hơn. Bạn có thể bị ám ảnh với việc sinh ra một đứa trẻ khác thường. Đừng hoảng sợ nếu bạn choàng tỉnh và toát mồ hôi hột – đó chỉ là cảm xúc bình thường, đừng quá lo lắng, bởi bạn không biết em bé sinh ra sẽ thế nào nên mới hoang mang thế thôi. Hãy thư giãn, nghỉ ngơi, trò chuyện với bạn bè về em bé và nghĩ đến tương lai tuyệt vời khi bạn được làm mẹ, đó sẽ là một chuyến hành trình diệu kỳ.

Ham muốn tình dục

Trong tháng thứ 4 hoặc tháng thứ 5, bạn có thể đột ngột thấy ham muốn hơn. Trong ba tháng giữa thai kỳ, cơ thể bạn sản xuất ra quá nhiều estrogen. Trong một ngày, tử cung của thai phụ sản sinh ra một lượng nội tiết tố tính dục nữ bằng với lượng sản sinh trong ba năm của một phụ nữ không mang thai. Và, từ lúc những cơn buồn nôn và mệt mỏi của “tam cá nguyệt” thứ nhất biến đi, bạn sẽ cảm thấy như được khơi thông – một vài phụ nữ có thể trải qua những cơn cực khoái dồn dập ngay từ lần đầu tiên.

Vận động thể chất

Nếu như cảm giác buồn nôn và mệt mỏi khiến bạn phải từ bỏ thói quen tập thể dục trong 3 tháng đầu thai kỳ, đây là lúc để bạn bắt đầu lại. Hãy cố lên nào!

  • Bài tập đáy chậu kegel sẽ giúp bạn trong quá trình rặn đẻ khi lâm bồn và giảm thiểu nguy cơ són tiểu sau đó. Tập co xiết các cơ đáy chậu như khi bạn cố nhịn tiểu giữa chừng, giữ rồi thả và lặp lại.
  • Yoga thai kỳ. Đây là chương trình Yoga được thiết kế dành riêng cho các thai phụ, và tại lớp Yoga này, bạn còn có thể gặp những bà mẹ mang thai khác như mình.
  • Bơi lội. Bơi lội và thể dục dưới nước ít tác động, và cảm giác không trọng lực sẽ giúp cho đôi chân mệt mỏi của bạn được nghỉ ngơi.
  • Đi bộ. Chỉ cần đi bộ loanh quanh khu phố nhà mình cũng giúp máu huyết lưu thông tốt hơn và đem lại sinh khí cho bạn.

Lưu ý khi tập thể dục:

  • Tránh nâng vác vật nặng, hoặc bất kỳ bài tập nào đòi hỏi bạn phải thở mạnh – điều này có thể làm tăng huyết áp của bạn đến mức nguy hiểm.
  • Sau tháng thứ tư và năm, hãy bỏ qua các bài tập đòi hỏi nằm ngửa. Tư thế này có thể gây chèn ép tĩnh mạch chủ, là mạch máu chính cung cấp máu cho em bé.
  • Ăn nhẹ khoảng một giờ trước khi tập thể dục, lượng calo hấp thụ sẽ giải phóng thành năng lượng cho buổi tập của bạn.
  • Uống nước ít một trong suốt buổi tập. Việc giữ nước trong khi đang mang thai là hết sức quan trọng.
  • Hết sức cẩn trọng với các bài tập đòi hỏi giữ thăng bằng. Cơ thể bạn lúc này đang thay đổi nhanh chóng, và trong khi chạy hoặc thực hiện các bước aerobic bạn có thể cảm thấy mất thăng bằng nghiêm trọng.

Kết luận

Ba tháng giữa thai kỳ là thời gian tuyệt vời nhất của cả thai kỳ, vậy hãy tận hưởng nó bạn nhé! Hãy tập thể dục, đi mua sắm cho con yêu, chăm sóc bản thân một chút và hài lòng với những thay đổi lẫn niềm phấn khích mà bạn cảm nhận được trong cơ thể mình mỗi ngày.

]]>
https://meyeucon.org/12181/mang-thai-3-thang-giua-cac-dau-hieu-thuong-gap/feed/ 30
Dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng giữa https://meyeucon.org/11276/dinh-duong-khi-mang-thai-3-thang-giua/ https://meyeucon.org/11276/dinh-duong-khi-mang-thai-3-thang-giua/#comments Thu, 12 Aug 2010 09:50:03 +0000 https://meyeucon.org/?p=11276 Vào 3 tháng giữa thai kỳ, những mệt mỏi và vất vả trong ăn uống sẽ qua đi bởi bạn sẽ không (hoặc ít) chịu tác động của ốm nghén, đây là giai đoạn các bà mẹ có thể “tăng tốc” để cung cấp một lượng dinh dưỡng cần thiết cho cả hai mẹ con.

Ăn uống khi mang thai 3 tháng giữa

“Mục tiêu” đặt ra cho bạn trong giai đoạn này là phải tăng từ 3-4 kg, đồng thời phải bảo đảm đủ các dưỡng chất, vi chất cần thiết. 4 nhóm thực phẩm cơ bản vẫn tiếp tục được các chuyên gia dinh dưỡng yêu cầu đó là:

  • Nhóm chất bột gồm: gạo, mì, ngô, khoai, sắn…
  • Nhóm chất đạm gồm: thịt, cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ…
  • Nhóm chất béo gồm: dầu, mỡ, vừng, lạc…
  • Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ gồm: rau xanh và quả chín.

Giai đoạn này, cơ thể người mẹ cần khoảng 2550 kcal/ngày, cao hơn mức bình thường 300-350 kcal, bởi vậy các yêu cầu về dinh dưỡng cũng cao hơn:

  • Tăng khẩu phần ăn so với giai đoạn đầu và giữ tỷ lệ cân đối calo giữa đạm/béo/bột-đường là 14:31:55.
  • Cung cấp một lượng axit béo cần thiết cho sự phát triển não bộ của thai nhi
  • Không nên thiếu rau xanh, quả chín trong mỗi bữa ăn
  • Cung cấp lượng vitamin dồi dào cho cơ thể gồm: chất sắt, canxi, magiê, kẽm, vitamin B, acid folic, vitamin A, C, E, D và beta-caroten bằng việc ăn uống đa dạng
  • Cần uống đủ nước mỗi ngày theo nhu cầu
  • Cố gắng duy trì các bữa ăn đều đặn, khoảng 4 giờ ăn một bữa và tránh bỏ bữa
  • Thỉnh thoảng có thể ăn đồ ngọt (bánh kẹo, mứt…)

Việc sử dụng thuốc bổ, các viên vitamin là cần thiết, nhưng cần theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, hãy kiểm soát tốc độ tăng cân của cơ thể sao cho hợp lý để tránh những nguy cơ do thừa/thiếu cân gây ra.

Những gì nên tránh?

  • Ăn kiêng: Đây là giai đoạn quan trọng, cần cung cấp đủ năng lượng cho mẹ và thai nhi, vì vậy tuyệt đối không được ăn kiêng.
  • Các chất kích thích, các loại nước giải khát công nghiệp tiếp tục được khuyến cáo không sử dụng
  • Lưu ý tới vấn đề tiểu đường khi các bà bầu tăng khẩu phần ăn, đây là bệnh rất thường gặp do các mẹ không kiểm soát được việc ăn uống.
  • Tránh ăn quá mặn, giảm bớt các loại gia vị cay
  • Ăn chín, uống sôi, hạn chế ăn ngoài đường, tránh các loại thực phẩm được khuyến cáo có nhiều chất bảo quản, thủy ngân…
  • Tránh đu đủ xanh, lô hội, nhãn, nhân sâm, dưa hấu ướp lạnh… hay một số loại thức ăn được khuyến cáo ít sử dụng
  • Tránh uống nước lạnh, ăn nhiều kem khi mang thai bởi dễ gây co thắt huyết mạch
]]>
https://meyeucon.org/11276/dinh-duong-khi-mang-thai-3-thang-giua/feed/ 84
Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng giữa https://meyeucon.org/11251/nhung-dieu-can-biet-khi-mang-thai-3-thang-giua/ https://meyeucon.org/11251/nhung-dieu-can-biet-khi-mang-thai-3-thang-giua/#comments Thu, 12 Aug 2010 04:01:19 +0000 https://meyeucon.org/?p=11251 Mang thai 3 tháng giữa thường là giai đoạn đẹp nhất của thai kỳ. Triệu chứng buồn nôn và mệt mỏi (thường gặp ở 3 tháng đầu) đã biến mất và bạn cảm thấy khỏe hơn và thoải mái hơn. Ðây là thời gian tuyệt vời vì bạn cảm thấy em bé di động bên trong bạn và cuối cùng bạn bắt đầu lộ ra dáng vẻ có thai rõ ràng.

Trong 3 tháng giữa thai kỳ, các xét nghiệm máu, xét nghiệm tiền thai, và siêu âm có thể xác nhận em bé khỏe mạnh và phát triển bình thường. Nhiều phụ nữ nhận thấy rằng cuối cùng họ đã có thể nắm chắc việc sắp có em bé. Thời điểm này cũng là lúc bạn bắt đầu chia sẻ các tin tức tuyệt vời với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.

Những thay đổi ở cơ thể mẹ

Hầu hết các bà bầu đều thấy giai đoạn này dễ chịu hơn giai đoạn 3 tháng đầu nhưng cũng cần phải được thông tin đầy đủ về thai kỳ trong những tháng này.

Bạn có thể thấy những triệu chứng như nôn ói và mệt mỏi biến mất. Nhưng những thay đổi khác, gây chú ý hơn của cơ thể có thể xuất hiện. Bụng của bạn sẽ lớn ra trong lúc bạn tiếp tục tăng cân và em bé tiếp tục lớn. Và trước khi giai đoạn này kết thúc, bạn sẽ cảm thấy em bé bắt đầu chuyển động và có thể cảm thấy nhiều cơn đau nhức.

Một số triệu chứng cần lưu tâm trong giai đoạn này:

  • Đau ở bụng, háng, và bắp đùi
  • Đau lưng
  • Chóng mặt – Khó thở
  • Nổi vân da – Thay đổi ở da
  • Ngứa ran ở bàn và ngón tay
  • Ngứa ở bụng, lòng bàn tay, và lòng bàn chân.
  • Táo bón
  • Hệ miễn dịch kém

Hãy đến gọi cho bác sĩ nếu bạn bị nôn ói, ăn mất ngon, vàng da, hoặc mệt mỏi kèm với ngứa ngáy. Đây có thể là những dấu hiệu của một bệnh gan nặng được gọi là ứ mật thai kỳ.

Tăng cân

Mọi thai phụ đều tăng cân ở những mức độ khác nhau. Trung bình, một thai phụ bình thường có thể tăng khoảng 0,5kg mỗi tuần, hoặc 1,5 đến 2 kg mỗi tháng trong ba tháng giữa thai kỳ.

Tâm lý người mẹ

Em bé đã lớn lên từng ngày và bạn có thể cảm nhận được điều đó. Bạn sẽ cảm thấy yêu đời hơn, hào hứng hơn khi hướng đến giải pháp tương lai khi em bé chào đời. Bạn sẽ có những tưởng tượng về mối quan hệ với em bé trong bụng, những giao tiếp đầu tiên với bé…

Em bé

Vào cuối giai đoạn này, thai nhi nặng khoảng 0,8 kg và dài khoảng 33 cm kèm theo sự phát triển của ngón tay, ngón chân, lông mi, và lông mày. Trong khoảng tháng thứ 5, bạn có thể cảm thấy thai nhi chuyển động. Vào cuối giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, toàn bộ những cơ quan cơ bản của thai nhi như tim, phổi và thận đều được hình thành

Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng giữa

Dinh dưỡng và ăn uống

  • Nhu cầu năng lượng của mẹ lúc này là 2550 kcal/ngày, tăng 350 kcal so với mức bình thường.
  • Tăng cường ăn uống trong đó ưu tiên các nhóm chất bột và giữ tỷ lệ cân đối với nhóm khác Đạm:Béo:Bột-đường = 14:31:55
  • Cung cấp một lượng acid béo cần thiết để phát triển não bộ cho thai nhi
  • Tiếp tục cung cấp thường xuyên lượng vitamin và chất xơ cho cơ thể thông qua rau quả.
  • Tránh các chất kích thích: caffein, cồn, nicotin
  • Duy trì chế độ ăn uống sạch sẽ, ăn chín uống sôi.
  • Tránh những thực phẩm nhiều cholesterol và có thủy ngân

Thuốc và vitamin

  • Tiếp tục bổ sung các loại vi chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là: sắt, canxi, Vitamin A,B,C,D, axit folic… Uống theo chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng
  • Luôn tránh các loại thuốc nhuộm tóc, thuốc bôi mặt trong suốt giai đoạn thai kỳ
  • Sử dụng thuốc Đông y phải có chỉ định của bác sĩ
  • Việc điều trị các bệnh trong giai đoạn này cũng cần theo chỉ định, không tự ý điều trị

Siêu âm

  • Siêu âm được thực hiện để giúp phát hiện các dị tật của thai nhi giúp các bác sĩ có phương án điều trị
  • Siêu âm hỗ trợ cho các xét nghiệm cần thiết khác
  • Siêu âm giúp cho bạn biết được cân nặng, các chỉ số, sự phát triển của thai nhi

Các xét nghiệm cần thiết

Có nhiều xét nghiệm cần thiết được thực hiện trong giai đoạn này, khi đi khám thai tại cơ sở chuyên môn bạn sẽ được các bác sĩ tư vấn thực hiện các xét nghiệm. Các xét nghiệm có thể gồm:

  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Xét nghiệm dung nạp glucô
  • Xét nghiệm chọc dò nước ối
  • Xét nghiệm chọc hút gai nhau

Các xét nghiệm sẽ giúp bạn biết được những vấn đề đang mắc phải trong giai đoạn thai kỳ và có phương án điều trị cần thiết. Các xét nghiệm chuyên sâu hơn sẽ được thực hiện nếu bác sĩ yêu cầu.

Quan hệ tình dục khi mang thai 3 tháng giữa

Đây là giai đoạn bạn có thể yên tâm hơn khi quan hệ tình dục, tuy nhiên vẫn phải giữ sự cẩn trọng và lựa chọn các tư thế an toàn cho mẹ và con.

Tập thể dục

Đi bộ, Yoga hay các bài aerobic nhẹ nhàng sẽ giúp cho các bà mẹ sảng khoái tinh thần, đẩy lùi bệnh tật và sẵn sàng cho sự chào đời của bé yêu.

]]>
https://meyeucon.org/11251/nhung-dieu-can-biet-khi-mang-thai-3-thang-giua/feed/ 61
Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 28 https://meyeucon.org/11868/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-28/ https://meyeucon.org/11868/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-28/#comments Wed, 28 Jul 2010 12:03:36 +0000 https://meyeucon.org/?p=11868 Sự phát triển của bé

Thai nhi giờ đã cân nặng khoảng 1.100 gram và dài khoảng 35-38 centimet. Ngay ở thời điểm trước khi sanh, BS sẽ cho Bạn biết ngôi thai, đó là tư thế nằm của thai nhi bên trong tử cung. Bé có thể có ngôi đầu – đầu quay xuống dưới cổ tử cung, ngôi mông – chân quay xuống phía dưới, hoặc ngôi ngang – lưng bé quay xuống cổ tử cung.

Thai nhi 28 tuần tuổi

Nếu Bạn cảm thấy đầu bé trì nặng ở vị trí cổ tử cung, bé có thể có ngôi đầu. Những bé có ngôi bất thường, thường phải can thiệp bằng phẫu thuật khi sanh để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên từ tuần lễ này đến khi sanh, bé vẫn còn đến hai tuần lễ để thay đổi tư thế nằm trong tử cung, vì vậy Bạn chớ quá lo lắng khi hiện giờ bé có ngôi thai bất thường. Hầu hết các bé có thể tự xoay tư thế nằm của mình để chuẩn bị cho ngày chào đời.

Các nếp nhăn và các rãnh trên não bộ của bé vẫn tiếp tục phát triển và dài ra. Thêm vào đó, trong cơ thể bé tiếp tục hình thành lớp mỡ dự trữ và tóc bé vẫn đang dài thêm từng ngày.

Sự thay đổi trong cơ thể Bạn

Bạn hãy chuẩn bị tinh thần cho việc sẽ phải đi khám thai một cách thường xuyên hơn. Bắt đầu từ tuần này, Bạn sẽ khám thai mỗi tuần thay vì mỗi tháng như ở giai đoạn đầu của thai kỳ. BS cũng sẽ cho Bạn thực hiện một vài xét nghiệm để kiểm tra nhóm máu của Bạn trong tuần lễ này. Nếu Bạn có nhóm máu “Rh-“, Bạn sẽ được tiêm một mũi globulin miễn dịch Rh, mũi thứ hai sẽ được tiêm ngay cho bé sau khi sinh. Globulin miễn dịch Rh giúp ngăn ngừa các rắc rối có thể xảy ra, như bệnh vàng da hoặc bệnh thiếu máu ở trẻ sơ sinh, trong truờng hợp bé có nhóm máu ” Rh+”, đây là hiện tượng bất đồng về nhóm máu giữa mẹ và bé, có thể là nguyên nhân các tế bào hồng cầu của bé bị vỡ dẫn đến vàng da do thiếu máu tán huyết.

Bảng theo dõi sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ

Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng
Thai 1 tuần – Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành.

– Dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng

Thai 20 tuần 25,6 cm 300 g
Thai 2 tuần Thai 21 tuần 26,7 cm 360 g
Thai 3 tuần Thai 22 tuần 27,8 cm 430 g
Thai 4 tuần Thai 23 tuần 28,9 cm 500 g
Thai 5 tuần – Hệ thần kinh hình thành.

– Đã có dấu hiệu mang thai

Thai 24 tuần 30 cm 600 g
Thai 6 tuần Thai 25 tuần 34,6 cm 660 g
Thai 7 tuần – Phôi thai hoàn thiện Thai 26 tuần 35,6 cm 760 g
Thai 8 tuần 1,6 cm 1 g Thai 27 tuần 36,6 cm 875 g
Thai 9 tuần 2,3 cm 2 g Thai 28 tuần 37,6 cm 1005 g
Thai 10 tuần 3,1 cm 4 g Thai 29 tuần 38,6 cm 1150 g
Thai 11 tuần 4,1 cm 7 g Thai 30 tuần 39,9 cm 1320 g
Thai 12 tuần 5,4 cm 14 g Thai 31 tuần 41,1 cm 1500 g
Thai 13 tuần 7,4 cm 23 g Thai 32 tuần 42,4 cm 1700 g
Thai 14 tuần 8,7 cm 43 g Thai 33 tuần 43,7 cm 1920 g
Thai 15 tuần 10,1 cm 70 g Thai 34 tuần 45 cm 2150 g
Thai 16 tuần 11,6 cm 100 g Thai 35 tuần 46,2 cm 2380 g
Thai 17 tuần 13 cm 140 g Thai 36 tuần 47,4 cm 2620 g
Thai 18 tuần 14,2 cm 190 g Thai 37 tuần 48,6 cm 2860 g
Thai 19 tuần 15,3 cm 240 g Thai 38 tuần 49,8 cm 3080 g
Thai 20 tuần 16,4 cm 300 g Thai 39 tuần 50,7 cm 3290 g
20 tuần đầu, chiều dài của thai nhi được tính từ đỉnh đầu tới mông. Thai 40 tuần 51,2 cm 3460 g
Chiều dài tính từ đầu tới chân thai nhi
]]>
https://meyeucon.org/11868/su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-tuan-thu-28/feed/ 15